bài tiểu luận pháp luật về cạnh tranh

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
bài tiểu luận pháp luật về cạnh tranh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Pháp luật cạnh tranh Việt Nam đã có những quy định cụ thể để điều chỉnh cáchoạt động cạnh tranh trên thị trường, trong đó các quy định kiểm soát vị tríthống lĩnh thị trường của doanh ngh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂNKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

-Đà Nẵng -

BÀI TIỂU LUẬN

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu NaSVTH: Nhóm 8

Lớp: LAW 403 AQ

Trang 2

MỤC LỤC

I.MỞ ĐẦU 3

II NỘI DUNG 3

2.1 Khái quát về cạnh tranh 3

2.1.1 Khái niệm 3

2.1.2 Đặc điểm 3

2.1.3 Vai trò 3

2.2 Quy định của pháp luật về cạnh tranh 3

2.2.1 Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 3

Trang 3

I MỞ ĐẦU

Cạnh tranh là một trong những quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường,đồng thời là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển Trong bối cảnhhội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động cạnh tranh diễn ra trên quy mô rộng hơn vớimức độ gay gắt trên mọi lĩnh vực

Chính vì vậy việc xây dựng hành lang pháp lý tạo khuôn khổ cho hoạtđộng cạnh tranh là điều tất yếu Để xây dựng kinh tế thị trường với chủ trươngchủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực phát huy tối đa nội lực, nâng caohiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủnghĩa, đòi hỏi Nhà nước với tư cách là chủ thể có quyền và trách nhiệm quản lýkinh tế - xã hội phải đảm bảo sự lành mạnh của thị trường.

Sự đa dạng về thành phần kinh tế và sự đông đảo chủ thể tham gia kinhdoanh hiện nay đã làm cho cuộc sống thị trường trở nên sôi động, tình hình cạnhtranh diễn ra ngày càng phức tạp và gay gắt Vì vậy Nhà nước cần phải xâydựng những thiết chế để ổn định thị trường, đảm bảo cho hoạt động cạnh tranh Pháp luật cạnh tranh Việt Nam đã có những quy định cụ thể để điều chỉnh cáchoạt động cạnh tranh trên thị trường, trong đó các quy định kiểm soát vị tríthống lĩnh thị trường của doanh nghiệp Giữ vị trí thống lĩnh thị trường không cógì là xấu cả, pháp luật không có lí do gì dễ ngăn chặn hay cấm đoán sự phát triểncủa doanh nghiệp Nhưng không thể đảm bảo một doanh nghiệp tham gia thịtrường lành mạnh lúc nào cũng tuân thủ pháp luật, các doanh nghiệp rất dễ lợidụng vị trí của mình để đưa ra các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, từ đó triệttiêu khả năng cạnh tranh của bất kỳ đối thủ nào ngay khi vừa nhen nhóm hìnhthành Và các quy định này phần nào đã đáp ứng được nhu cầu bảo đảm pháp lývề môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng của một nền kinh tế vận hànhtheo cơ chế thị trường.

Hiện nay, với các quy định của Luật cạnh tranh 2018 đã được thi hành vàáp dụng rộng rãi ở nước ta cũng với các văn bản hướng dẫn thi hành là nền tảngquan trọng để thực thi quy định về cạnh tranh Với các lý do đó chúng em lựachọn đề tài: “Pháp luật về cạnh tranh" để làm đề tài với mong muốn sẽ góp một

Trang 4

phần nhỏ tìm ra những nguyên nhân của bất cập trong các quy định của phápluật cạnh tranh

II NỘI DUNG

2.1 Khái quát về cạnh tranh 2.1.1 Khái niệm

Với đặc trưng của nền kinh tế chuyển đổi, Việt Nam thực sự thực thi nhữngnguyên lý của cơ chế thị trường chưa từng được biết đến trong nền kinh tế kếhoạch hoá tập trung Chúng ta đã dần quen với việc vận dụng một động lực mớicủa sự phát triển là cạnh tranh Cạnh tranh đã đem lại cho thị trường và cho đờisống xã hội một diện mạo mới, linh hoạt, đa dạng, phong phú và ngày càngphát triển, đồng thời cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội mà trước đây ngườita chỉ tìm thấy trong sách vở, như phá sản, kinh doanh gian dối, cạnh tranh không lành mạnh

Qua hơn 20 năm phát triển nền kinh tế thị trường, cạnh tranh không cònmới mẻ trong đời sống kinh tế - xã hội và trong khoa học pháp lý của Việt Nam.Song, trong công tác lập pháp và thực thi pháp luật cạnh tranh, chúng ta còn quáít kinh nghiệm Vì thế, việc hệ thống hóa các lý thuyết cạnh tranh mà các nhàkinh tế học, các nhà khoa học pháp lý đã xây dựng qua gần 5 thế kỷcủa nền kinh tế thị trường là điều cần thiết.

Cho đến nay, các nhà khoa học dường như chưa thể thoả mãn với bất cứkhái niệm nào về cạnh tranh Bởi lẽ với tư cách là một hiện tượng xã hội riêngcó của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh xuất hiện ở mọi lĩnh vực, mọi côngđoạn của quá trình kinh doanh và gắn liền với bất cứ chủ thể nào đang hoạt độngtrên thị trường Do đó, cạnh tranh được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau tùy thuộc vào ý định và hướng tiếp cận của các nhà khoa học

Theo K Marx: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhàtư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùnghàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch’’

Trang 5

Theo Từ điển Bách khoa VN (tập 1): Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạtđộng tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, cácnhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằmgiành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất

Như vậy Cạnh tranh được hiểu là hành vi tranh đua của hai hoặc nhiềuchủ thể với mục đích giành cho mình vị trí nổi bật và ưu thế cao nhất trên thịtrường

2.1.2 Đặc điểm của cạnh tranh

Thứ nhất: Cạnh tranh là hiện tượng xã hội diễn ra giữa các chủ thể kinhdoanh, cạnh tranh chỉ có thể tồn tại nếu như các chủ thể kinh doanh có quyền tựdo hành xử trên thị trường.

Với tư cách là một hiện tượng xã hội, cạnh tranh chỉ xuất hiện khi tồn tạinhững tiền lệ nhất định sau đây:

Có sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và cáchình thức sở hữu khác nhau Kinh tế học đã chỉ rõ cạnh tranh là hoạt động củacác chủ thể kinh doanh nhằm tranh giành hoặc mở rộng thị trường, đòi hỏi phảicó sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp trên thị trường Một khi trong một thịtrường nhất định nào đó chỉ có một doanh nghiệp tồn tại thì chắc chắc nơi đó sẽkhông có đất cho cạnh tranh nảy sinh và phát triển Mặt khác, khi có khi có sựtồn tại của nhiều doanh nghiệp, song chúng chỉ thuộc về một thành phần kinh tếduy nhất thì sự cạnh tranh chẳng có ý nghĩa gì Cạnh tranh chỉ thực sự trở thànhđộng lực thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn nếu các doanh nghiệpthuộc thành phần kinh tế khác nhau với những lợi ích và tính toán khác nhau.

Cạnh tranh chỉ có thể tồn tại nếu như các chủ thể có quyền tự do hành xửtrên thị trường Tự do khế ước, tự do lập hội và tự chịu trách nhiệm sẽ đảm bảocho các doanh nghiệp có thể chủ động tiến hành các cuộc tranh giành để tìm cáccơ hội phát triển trên thương trường Mọi kế hoạch sắp đặt và các hành vi ứngxử cho dù được thực hiện với mục đích gì đi nữa đều hạn chế khả năng sáng tạotrong kinh doanh.

Trang 6

Thứ hai: Về mặt hình thức cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữacác doanh nghiệp.

Nói cách khác cạnh tranh suy cho cùng là các phương thức giải quyết mâuthuẫn về lợi ích tiềm năng giữa các nhà kinh doanh với vai trò quyết định củangười tiêu dùng Trong kinh doanh, lợi nhuận là động lực cho sự gia nhập thịtrường, là thước đo sự thành đạt và là mục đích hướng đến của các doanhnghiệp Hình ảnh của cạnh tranh sẽ được minh họa bằng quan hệ tay ba giữa cácdoanh nghiệp với nhau và với khách hàng Các doanh nghiệp đua nhau lấy lòngkhách hàng Khách hàng là người có quyền lựa chọn người sẽ cung ứng sảnphẩm cho mình Quan hệ này cũng sẽ được mô tả tương tự khi các doanh nghiệpcùng nhau tranh giành một nguồn nguyên liệu Hiện tượng tranh đua như vậyđược kinh tế học gọi là cạnh tranh trong thị trường Từng thủ đoạn được sử dụngđể ganh đua được gọi là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thứ ba: Mục đích của các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh là cùng tranhgiành thị trường mua hoặc bán sản phẩm.

Với sự giục giã của lợi nhuận, nhà kinh doanh khi tham gia vào thị trườngluôn ganh đua để có thể tranh giành các cơ hội tốt nhất nhằm mục đích mở rộngthị trường Với sự giúp đỡ của người tiêu dùng, thị trường sẽ chọn ra ngườithắng cuộc và trao cho họ lợi ích mà họ mong muốn

Do đó, cạnh tranh luôn thể hiện tính hai mặt

- Một là thúc đẩy sự phát triển kinh tế, cạnh tranh buộc các doanh nghiệpphải hoạt động có hiệu quả, đưa ra nhiều lựa chọn hơn về sản phẩm vàdịch vụ với giá cả, chất lượng tốt hơn cho khách hàng Trong một nềnkinh tế thị trường cạnh tranh, giá cả và lợi nhuận không bị bóp méo sẽ tạođộng lực cho doanh nghiệp cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, sử dụng hiệuquả nguồn nhân lực, kích thích sự sáng tạo, tăng cường sáng kiến cải tiếnkỹ thuật, đổi mới công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế cao

Trang 7

- Hai là, sự chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp có thể bằng cách:dựng lên các hàng rào thương mại, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, tậptrung kinh tế mang lại những hệ quả bất lợi cho nền kinh tế.

2.1.3 Vai trò của cạnh tranh

Có thể nói, cạnh tranh là yếu tố cần có để tạo động lực phát triển, đi lêncho chủ thể trong các lĩnh vực khác nhau.

Xét trong lĩnh vực kinh tế:

- Cạnh tranh không những là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển màcòn là yếu tố điều tiết hệ thống thị trường, khiến cho các mối quan hệ xãhội trở nên lành mạnh hơn.

- Cạnh tranh còn thúc đẩy các nhà kinh doanh cần không ngừng sáng tạo,đổi mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh

- Bên cạnh đó, cần sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, áp dụng khoahọc – kĩ thuật trong sản xuất -> có nhiều sản phẩm tốt hơn.

Xét về tầm vi mô: Cạnh tranh khiến nhà sản xuất phải tìm mọi cách để làm rasản phẩm có chất lượng tốt hơn để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng.

Đối với người tiêu dùng:

- Khi có sự cạnh tranh, họ sẽ dễ dàng so sánh mặt hàng để tìm ra những sảnphẩm có chất lượng tốt hơn, mẫu mã đa dạng, phong phú hơn.

- Cạnh tranh dẫn đến giá thấp hơn cho người tiêu dùng và làm thoả mãnnhu cầu của người tiêu dùng.

2.2 Quy định của pháp luật về cạnh tranh

Khái niệm Pháp luật Cạnh Tranh

Pháp luật cạnh tranh bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vicạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trên thương trường đồng thời bao gồmcả các quy định đảm bảo thực thi luật cạnh tranh trong thực tế Đó là các quyđịnh về; Tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước thi hành luật cạnh tranh;

Trang 8

trình tự thủ tục xử lí vụ việc cạnh tranh; các biện pháp xử lí vi phạm pháp luậtvề cạnh tranh.

Phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh Tranh 2018

Luật Cạnh tranh 2018 mở rộng phạm vi điều chỉnh so với Luật Cạnh Tranh2004, là bao gồm cả hành vi hạn chế cạnh tranh và tập trung kinh tế gây tácđộng hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường của ViệtNam, bất kể hành vi này được thực hiện ở trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam;hành vi cạnh tranh không lành mạnh; tố tụng cạnh tranh; xử lý vi phạm phápluật về cạnh tranh; quản lý nhà nước về cạnh tranh.

Theo Điều 2 Luật Cạnh tranh 2018 thì có 3 loại đối tượng được áp dụngtrong cạnh tranh:

1.Tổ chức, cá nhân kinh doanh; bao gồm cả Doanh nghiệp sản xuất, cungứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnhvực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nướcngoài hoạt động tại Việt Nam.

2 Hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam.

3 Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan (đâycũng là điểm mới so với Luật cạnh tranh 2004)

Theo quy định tại Điều 4 Luật Cạnh Tranh 2018 Áp dụng luật về cạnh tranh:

1 Luật này điều chỉnh chung về các quan hệ cạnh tranh Việc điều tra, xử lývụ việc cạnh tranh, miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm vàthông báo tập trung kinh tế phải áp dụng quy định của Luật này (Đây là điểmkhác so với Luật Cạnh Tranh 2004)

2 Trường hợp luật khác có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hìnhthức tập trung kinh tế, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và việc xử lý hành vicạnh tranh không lành mạnh khác với quy định của Luâ †t này thì áp dụng quyđịnh của luật đó.

Trang 9

Về Quyền và Nguyên tắc cạnh tranh trong kinh doanh cũng được Pháp luậtquy định tại Điều 5 Luật Cạnh Tranh 2018 như sau:

Doanh nghiệp có quyền tự do cạnh tranh theo quy định của pháp luật Nhànước bảo đảm quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh.

Hoạt động cạnh tranh được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, côngbằng và lành mạnh, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích côngcộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng (so vớiLuật Cạnh Tranh 2004 thì Luật Cạnh Tranh 2018 bổ sung thêm 1 điểm là Côngbằng và lành mạnh)

Vai trò của pháp luật cạnh tranh

Tạo lập môi trường kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng, tự do.

Cơ sở pháp lý quan trọng tạo điều kiện và bảo đảm cho cạnh tranh tồn tại làcác quy định về tự do kinh doanh và quyền được tồn tại bình đẳngcủa các doanh nghiệp Chỉ khi nào được tự do gia nhập thị trường, tự do giao kếtvà bảo đảm quyền sở hữu thì lúc đó các chủ thể tham gia thị trường mới có đủnăng lực để quyết định phương thức kinh doanh Lúc đó, cạnh tranh mới có đấtđể tồn tại và phát huy tác dụng.

Với tư cách là lĩnh vực pháp luật đặc thù của nền kinh tế thị trường, phápluật cạnh tranh bảo vệ cạnh tranh bằng cách chống lại các hành vi cạnh tranhkhông lành mạnh và loại bỏ mọi hạn chế cạnh tranh trên thị trường

Bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp.

Pháp luật cạnh tranh có mục đích đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt độngkinh doanh tự do trên một thị trường tự do Với mục đích bất chính và vớinhững thủ pháp không đàng hoàng, tất cả các hành vi bất chính trong cạnh tranhđều là những biến tướng của cạnh tranh, lợi dụng tự do để xâm hại đến trật tựcạnh tranh trên thị trường Lúc này, cần có sự hiện diện của pháp luật cạnhtranh để lập lại trật tự thị trường, giải phóng các doanh nghiệp khác ra khỏisự kiềm tỏa của những biểu hiện không lành mạnh.

Trang 10

Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Trên thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng và khả năng của các doanhnghiệp cùng nhau giải quyết ba vấn đề cơ bản: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai?và sản xuất như thế nào? Giống như việc bỏ phiếu của cử tri trong các cuộcbầu cử, hành vi lựa chọn hàng hoá và dịch vụ có chất lượng, phù hợp với nhucầu và túi tiền của người tiêu dùng là những hướng dẫn quan trọng liên quan đếnhoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp Quyền bỏ phiếu và lựa chọn đượcgọi là quyền tối cao, quyết định vị trí trung tâm của người tiêu dùng trên thịtrường mà bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại đều phải cung phụng.

Để có thể tồn tại, các doanh nghiệp luôn tìm mọi phương cách và mọi thủđoạn để lôi kéo khách hàng mua sản phẩm của mình Từ đó pháp luật cạnh tranhra đời cũng là để bảo vệ người tiêu dùng Vai trò này được thể hiện qu các nộidung như bảo vệ người tiêu dùng trước những hợp đồng không trung thực vàkhông công bằng theo hướng phải sửa đổi lại các điều khỏan không công bằng;đặt ra các quy định trong việc đảm bảo thông tin về sản phẩm, kiểm soát hoạt động quảng cáo, khuyến mãi và ngăn cấm các biểu hiện bất chính trong các lĩnh vực này; quy định trách nhiệm đối với những vi phạm có thể đe dọa đến quyền lợi của người tiêu dùng.

Thúc đẩy tiến trình toàn cầu hoá diễn ra nhanh chóng và có hiệu quả.Với tư cách là công cụ pháp lý được sử dụng để loại bỏ các biểu hiện khônglành mạnh trên thị trường quốc gia, pháp luật cạnh tranh có ý nghĩa quan trọngtrong việc bảo vệ sự lành mạnh và khả năng phát triển tự thân của nền kinh tếnội địa, thúc đẩy tiến trình toàn cầu hoá diễn ra nhanh chóng, hiệu quả trên tinhthần phát triển lợi thế so sánh của từng thị trường thành viên.

2.2.1 Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018, Thỏa thuận hạn chế

cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác độnghoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh

Trang 11

Theo quy định tại điều 11 Luật cạnh tranh năm 2018 quy định về Thỏa thuậnhạn chế cạnh tranh, cụ thể bao gồm các hành vi sau:

1 Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc giántiếp.

2 Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồncung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

3 Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua,bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

4 Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi thamgia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

5 Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham giathị trường hoặc phát triển kinh doanh.

6 Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải làcác bên tham gia thỏa thuận.

7 Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.8 Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hànghóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanhnghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng củahợp đồng.

9 Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.10 Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hànghóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.

11 Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chếcạnh tranh.

Đối với Luật Cạnh Tranh 2004 thì Luật Cạnh Tranh 2018 có điểm mới nằmtại Khoản 9,10,11.

Bên cạnh các thỏa thuận về hạn chế cạnh tranh thì tại Điều 12 Luật Cạnhtranh 2018, pháp luật còn quy định các Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bịcấm trong các trường hợp cụ thể như sau:

Ngày đăng: 10/05/2024, 14:40

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan