giải pháp chống lạm phát của việt nam giai đoạn 2007 2011

38 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
giải pháp chống lạm phát của việt nam giai đoạn 2007 2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TRONG GIAIĐOẠN 2010-20201.1.Khái niệm Lạm phát Inflation là hiện tượng tiền tệ khi mà lượng tiền phát hành nhiều hơnlượng tiền cần

Trang 2

1.2 Đặc điểm và phân loại lạm phát 05

1.3 Nguyên nhân gây ra lạm phát 07

1.4 Ảnh hưởng của lạm phát đối với nền kinh tế 09

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007-20112.1 Thực trạng về lạm phát giai đoạn 2007- 2011 11

2.2 Nguyên nhân dẫn đến lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2007-2011… 14

2.3 Liên hệ thực trạng các nước khác 17

2.4 Đánh giá thực trạng… 19

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHỐNG LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007-20113.1 Giải pháp chống lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2007-2011… 21

3.2 Liên hệ giải pháp của các nước khác 24

3.3 Các biện pháp chống lạm phát đang được Việt Nam áp dụng hiện nay 25

3.4 Bài học kinh nghiệm 28

KẾT LUẬN 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

Trang 3

Danh mục bảng

Bảng 1 Thống kê và dự báo chỉ số lạm phát năm 2008… 14

Bảng 2 Tốc độ tăng trưởng của chỉ số CPI trong các tháng so với tháng trước năm 2008 14

Bảng 3 Chi phí hàng hóa tăng lên của các quốc gia trên thế giới 2007-2009 18

Bảng 4 Tăng trưởng GPD thế giới, 2009 – 2012, nguồn IMF 21

Danh mục hìnhHình 1 Định nghĩa về lạm phát… 04

Hình 2 Đồng tiền 100 nghìn tỷ mark 05

Hình 3 Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) cuối kỳ, giai đoạn 2001-2011, nguồn GSO… 11

Hình 4 Lạm phát Việt Nam, giai đoạn 1996-2010 11

Hình 5 Mức độ lạm phát và tốc độ tăng trưởng cung tiền M2, giai đoạn 2006-2010… 12

Hình 6 CPI theo tháng, giai đoạn 2007-2009… 13

Hình 7 Tăng trưởng CPI tính theo năm, giai đoạn 1992-2009… 13

Hình 8 Chỉ số giá một số mặt hàng, giai đoạn 2005-2009… 14

Hình 9 Lạm phát theo Dgdp và CPI, giai đoạn 1996-2009… 15

Hình 10 CPI Việt Nam qua các năm, giai đoạn 2000-2010… 15

Hình 11 Chỉ số giá tiêu dùng năm 2011, nguồn tổng cục thống kê 15

Hình 12 Mối tương quan giữa M2, vòng quay tiền, GDP, lạm phát Việt Nam… 16

Hình 13 Mối tương quan giữa lạm phát, tín dụng và cung tiền giai đoạn 2000-2011… 16

Hình 14 Mối tương quan giữa tăng trưởng dân số và lạm phát… 16

Hình 15 Tỷ lệ lạm phát giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển 17

Trang 4

Hình 16 Tỷ lệ lạm phát giữa một số nước Châu Á, giai đoạn 2009-2010 17

Hình 17 Tỷ lệ lạm phát của các nước trong khu vực Đông Nam Á, nguồn ASEANStats 17

Hình 18 Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2007-2021, nguồn tổng cục thống kê 23

Hình 19 CPI tổng thể và CPI cơ bản hàng tháng, giai đoạn 2019-2022, nguồn CEIC 23

Hình 20 CPI so với cùng kỳ của các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á 24

Hình 21 Lạm phát tổng thể theo ngành, giai đoạn 2019-2022, nguồn CEIC 24

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Với sự phát triển và tiến bộ của xã hội hiện nay, thì nhu cầu của con người ngày mộtnhiều hơn, chính vì thế các doanh nghiệp đã nắm được xu hướng tiêu dùng và lượngnhu cầu của khách hàng, mà đua nhau huy động vốn mở rộng kinh doanh gia tăng sảnxuất Nhưng đến một thời điểm nào đó, nhu cầu của người dùng đột ngột giảm đi hoặctăng lên mạnh mẽ do các hiện tượng tự nhiên, chính trị hoặc xã hội Điều này gópphần đẩy nền kinh tế của một quốc gia lâm vào suy thoái, kém phát triển, đời sốngngười dân của quốc gia đó cũng trở nên cơ cực Một trong những nguyên nhân gây ranhững cuộc khủng hoảng kinh tế của các quốc gia trên thế giới hay nền kinh tế bị suythoái là do lạm phát Vì vậy, có thể nói lạm phát là một vấn đề nhạy cảm của cácquốc gia, là một trong số chỉ tiêu để đánh giá trình độ kinh tế phát triển của một quốcgia song lạm phát cũng là công cụ gây trở ngại trong công cuộc xây dựng và đổi mớicủa đất nước Điều này được thể hiện rõ qua những số liệu thống kê được đo đạt từchính phủ Nguyên nhân sâu xa để dẫn đến tình trạng lạm phát và làm ảnh hưởng đếntoàn bộ nền kinh tế quốc dân, đời sống xã hội là do một phần ở chính sách tiền tệ củanhà nước Cũng giống như với các nước khác trên thế giới, tình hình lạm phát ở ViệtNam vẫn đang diễn ra Chỉ số đó đã được giảm xuống từ hai con số thành một con sốvà bình ổn trong giai đoạn 2010 - 2020 Vì vậy, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Lạmphát ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020” nhằm tìm hiểu rõ hơn về tình hình, nguyênnhân cũng như là một số giải pháp khắc phục tình trạng ở nước ta.

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TRONG GIAIĐOẠN 2010-2020

1.1.Khái niệm

Lạm phát (Inflation) là hiện tượng tiền tệ khi mà lượng tiền phát hành nhiều hơn

lượng tiền cần thiết trong lưu thông làm cho giá cả tăng nhanh, liên tục và kéo dài dẫnđến tiền tệ mất giá so với hàng hóa, ngoại tệ và vàng.

Lạm phát do cầu kéo (Demand-pull inflation) là sự gia tăng mức giá chung do tổng

cầu vượt quá khả năng cung ứng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế Tại mức sảnlượng toàn dụng (bằng tổng sản phẩm trong nước tiềm năng), tình trạng dư cầu đẩygiá lên cao trong khi khối lượng hiện vật không thay đổi.

1.2.Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020

Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam qua từng năm đều có sự thay đổi khác nhau Đặc biệt,trong giai đoạn 2010 - 2020 thì tỷ lệ lạm phát chuyển từ 2 con số thành 1 con số vàđạt được điểm ổn định ở mức 4% từ 2016 đến 2020 Nhìn chung ta thấy tỷ lệ lạm phátchạm mốc 18.58% đạt giá trị cao nhất vào năm 2011 Đây là mức lạm phát cao nhấttrong giai đoạn 2010-2020 và cao thứ hai chỉ sau năm 2008 là 23% trong giai đoạn2010- 2020.

Hình 1: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020

Trang 7

1.2.1 Giai đoạn 2011-2015

Năm 2011, lạm phát của Việt Nam ở mức 18,58%, cao nhất kể từ năm 2008 Ngoàira, đây cũng là mức cao nhất so với các nước trong khu vực ASEAN, cao gấp 2,4 lầncủa Lào - nước có mức lạm phát cao thứ 2 Lạm phát tăng cao là do việc điều chỉnhmức lãi xuất ngân hàng, khiến cho CPI tháng 4 so với tháng trước đạt mức kỷ lục3,32% và CPI tháng 8 so với cùng kỳ năm trước đạt mức cao nhất là 23,02%.

Hình 2: Chỉ số giá tiêu dùng năm 2011

Trong 10 tháng đầu năm 2013, nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu tăng trưởng tích cựcnên dẫn đến lạm phát được kiểm soát gần mức 6% Mặc dù mức lạm phát lúc này củaViệt Nam vẫn được coi là khá cao trong khu vực ASEAN, nhưng xét về tổng thể thìtrong giai đoạn 2011 - 2015 thì điều này thể hiện nỗ lực rất lớn của Việt Nam trongviệc kiểm soát giá cả.

Nhà nước Việt Nam đã áp dụng các chính sách tiền tệ, tài khóa, đồng thời thúc đẩyviệc sản xuất, gia tăng nhập khẩu - xuất khẩu… Từ đó làm cho tình hình lạm phát cóchuyển biến lớn Từ mức lạm phát cao nhất là 23% vào tháng 8/2011 xuống còn9.21% vào năm 2012, giảm dần còn 6.6 % vào năm 2013, 4.09% năm 2014 Đặc biệtvào nào 2015, tỷ lệ lạm pháp giảm xuống chỉ còn 0.63% - đạt tỷ lệ thấp nhất tronggiai đoạn 2010 - 2020.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã chủ động áp dụng các chính sách công cụ tiền tệ

Trang 8

(CSTT) một cách linh hoạt và phát triển Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ yếu làm chotỷ lệ lạm phát vào năm 2015 giảm xuống mức thấp nhất là do giá xăng dầu trên thếgiới giảm mạnh dẫn đến:

Nền kinh tế của Việt Nam ổn định.

Thị trường được phục hồi và giữ mức ổn định.Dự trữ ngoại hối có sự tăng lên đạt mức kỷ lục.

Tính thanh khoản của các hệ thống ngân hàng được thúc đẩy.1.2.2 Giai đoạn 2016-2020

Từ năm 2016 đến năm 2020 nền kinh tế của Việt Nam trở nên ổn định dẫn đến tỷ lệlạm phát luôn giữ mức trung bình là 4% Đáng chú ý là vào năm 2020 diễn ra đại dịchCovid - 19 khiến cho nền kinh tế diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến đếnsự phát triển của các ngành khác nhau Cụ thể hơn chính là tình hình đứt gãy thươngmại quốc tế gây ra những hệ lụy ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và xuất, nhập khẩucủa Việt Nam.

Tỷ lệ lạm phát năm 2020 là 3.23% - đạt mục tiêu quốc hội đề ra là dưới 4% Đâychính là kết quả của việc chính phủ Việt Nam luôn chỉ đạo đúng đắn, kịp thời nhằmkhống chế đà tăng CPI ngay từ đầu năm Kết thúc năm 2020, nền kinh tế Việt Nam đãcó những sự tăng trưởng khả quan, các chỉ số vĩ mô được đảm bảo Trong đó, mụctiêu kiềm chế lạm phát đã và sẽ được khống chế ở mức tăng dưới 4% như Quốc hộiđã đề ra từ đầu năm.

Trang 9

1.3.Nguyên nhân gây ra lạm phát

Tiền tệ được xem là hàng hóa đặc biệt, xuất hiện khi sản xuất hàng hóa đã phát triểnvà được xem là vật ngang giá chung trong trao đổi Một ví dụ như Đô la Mỹ (USD) làđồng tiền có giá được bảo chứng trên toàn cầu nên bạn có thể sử dụng ở bất cứ đâu.Đối lập với một quốc gia sản xuất yếu kém, nền kinh

tế và sản xuất vẫn chưa phát triển thì việc khan hiếmhàng hóa dẫn đến giá cả tăng Giá tăng thì đồng nghĩavới việc chúng ta cần có nhiều tiền hơn để mua hànghóa Từ đó, lạm phát bắt đầu xảy ra do nhiều nguyênnhân khác nhau Tuy nhiên, “cầu kéo” và “chi phíđẩy” là hai nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát.

Lạm phát do cầu kéo (demand-pull inflation)

Đây là một trong những nguyên nhân chính nhất dẫn đến tình trạng lạm phát của nềnkinh tế thị trường Theo đó, lạm phát do cầu kéo có thể hiểu là tình trạng tăng giá củamột mặt hàng nào đó và kéo theo đó giá cả của các mặt hàng khác cũng tăng theo.Ví dụ: Ngày 21/6/2022, giá xăng đã tăng đến gần 33.000 đồng/lít xăng Kéo theo đó,giá xe khách, cước xe taxi… tăng theo Đây chính là biểu hiện của lạm phát do cầukéo.

Lạm phát do chi phí đẩy (cost-push inflation)

Tiền lương, giá cả nguyên liệu, máy móc, … được xem là chi phí đầu vào của cácdoanh nghiệp Một khi những chi phí này tăng lên sẽ thúc đẩy doanh nghiệp tăng giásản phẩm bán ra thị trường để đảm bảo lợi nhuận.

Trang 10

Ví dụ: Trong giai đoạn từ 1972 – 1974, khi giá dầu quốc tế tăng 5 lần dẫn đến lạmphát tăng từ 4,6% lên 13,5% bình quân trên toàn thế giới.

Lạm phát do cơ cấu

Đây là vấn đề lạm phát từ các doanh nghiệp xuất phát từ việc tăng tiền công cho ngườilao động Đối với một số ngành kinh doanh kém hiệu quả, doanh nghiệp vẫn phải tăngtiền công cho người lao động nên cần tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo lợi nhuận.

Lạm phát do cầu thay đổi

Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, nhưng lại là mặt hàngđược cung cấp độc quyền Đồng thời, xảy ra khi một mặt hàng tăng giá sẽ kéo theomặt hàng thay thế cũng tăng giá theo.

Ví dụ: Giá xăng tăng cao, nhu cầu về xe điện tăng cao Từ đó, giá của xe điện cũngtăng theo.

Lạm phát do xuất khẩu

Là hiện tượng lạm phát do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng Xuất khẩu tăng, dẫnđến tổng Cầu tăng cao hơn tổng Cung (Cầu > Cung), khi đó sản phẩm được thu gomcho xuất khẩu khiến lượng cung trong nước giảm (Cầu < Cung) dẫn đến tình trạngmất cân bằng thị trường các sản phẩm thiếu hụt sẽ đẩy giá cả lên gây lạm phát.Ví dụ: Nhu cầu sản xuất chip trên toàn thế giới tăng cao, khiến lượng cung phốt photoàn thế giới tăng còn trong nước bị suy giảm nên đẩy giá nội địa lên cao.

Ví dụ: GDP năm 2009 đến 2019 là 5-7% nhưng lượng cung tiền đến 30-40%, dẫn đếnlạm phát phi mã đến 20%.

Trang 11

1.4.Ảnh hưởng của lạm phát đối với nền kinh tế

Lịch sử đã chứng minh rằng trong quá trình phát triển kinh tế, các quốc gia đều đãtừng đối mặt với lạm phát, nhưng không phải lúc nào lạm phát cũng gây ra những tácđộng tiêu cực, trong nền kinh tế thị trường, nhiều quốc gia còn sử dụng lạm phát mộtcon số làm động lực để kích thích nền kinh tế phát triển.

Tác động tích cực: Để lạm phát tác động tích cực thì cần duy trì lạm phát trongkhoảng 2-5% đối với các nước phát triển, và 5-10% với các nước đang phát triển.

Kích thích tiêu dùng, đầu tư, vay nợ và giảm tỉ lệ thất nghiệp

Cho phép chính phủ có thêm lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư thông quamở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu nhập và nguồn lực xã hội theo cácmục tiêu trong một khoảng thời gian nhất định.

Tác động tiêu cực: Lạm phát tạo ra sự gia tăng về giá cả của các mặt hàng trên thịtrường khiến đồng tiền mất giá, từ đó dẫn đến nhiều khó khăn cho đời sống kinh tế, ansinh và xã hội.

Lạm phát tác động lên lãi suất: Việc tăng lãi suất danh nghĩa gây nên hậu quả khiếnnền kinh tế suy thoái và thất nghiệp gia tăng Nhằm duy trì hoạt động ổn định, ngânhàng cần ổn định lãi suất thực Để lãi suất thực ổn định và thực dương thì lãi suất danhnghĩa phải tăng lên theo tỷ lệ lạm phát.

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát

Lạm phát và thu nhập thực tế: Khi lạm phát tăng cao, thu nhập không đổi làm cho thunhập thực tế giảm xuống Nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng như suy thoáikinh tế, thất nghiệp gia tăng, đời sống của người lao động trở nên khó khăn hơn, làmgiảm lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ.

Lạm phát tác động đến khoản nợ quốc gia: Chính phủ được lợi khi lạm phát tăng caodo thuế thu nhập đánh vào người dân, nhưng những khoản nợ nước ngoài sẽ trở nêntrầm trọng hơn Lý do là vì lạm phát đã làm tỷ giá gia tăng và đồng tiền trong nước trởnên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài tính trên cả khoản nợ.

Trang 12

Lạm phát không đơn thuần là một yếu tố vĩ mô trong nền kinh tế mà nó là căn bệnhmãn tính của nền kinh tế thị trường, tác động trực tiếp đến nhiều mặt trong đời sốngcủa người dân Khi nền kinh tế có thể suy trì, kiềm chế và điều tiết được lạm phát ởtốc độ vừa phải thì nó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trang 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007-2011

2.1 Thực trạng về lạm phát giai đoạn 2007- 2011

Theo lý thuyết kinh tế học, tăng trưởng, lạm phát, cán cân thanh toán, thất nghiệp lànhững yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến nền kinh tế, trong đó yếu tố lạm phát là vấnđề được quan tâm hàng đầu của bất kỳ một quốc gia nào Lạm phát luôn được Chínhphủ quan tâm và dành nhiều nỗ lực nhằm kiềm chế lạm phát ở mức hợp lý đồng thờibảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững.

Theo báo cáo số liệu của Tổng cục Thốngkê (GSO), tốc độ tăng bình quân chỉ số CPI(chỉ số CPI cuối kỳ) trong giai đoạn 2006-2010 đã ở mức 11,75%, và đạt 18,13% tínhđến cuối tháng 12/2011, cao hơn nhiều sovới mức tăng chỉ số CPI của các năm tronggiai đoạn 2001-2010 (nếu loại bỏ năm 2008)và mục tiêu Quốc hội đề ra cho cả năm 2011(7%).

Năm 2007

Lạm phát đã bùng nổ gây ảnh hưởng đời sống kinh tế - xã hội trong năm 2007 với tỷlệ lên tới 12,6% mặc dù tổng sản phẩm quốc nội GDP đạt mức tăng tới 8,5% và đedọa đến quá trình phát triển bền vững Có nhiều nguyên nhân được đưa ra như sự tănglên của giá cả trên thế giới, đặc biệt giá dầu mỏ, thiên tai liên tục diễn ra trong nước.Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân chủ yếu được đa số các nhà nghiên cứu vàtổ chức quốc tế thừa nhận là sự mở rộng cung tiền quá

mức tại Việt Nam.

Biểu đồ trên biểu thị mức độ lạm phát và tốc độtăng trưởng cung tiền M2 so với năm trước tạiViệt Nam giai đoạn 2006-2010 Điều đáng chúý trong giai đoạn này là mức độ tăng trưởng M2ở năm 2007 đạt 49.11% (mức độ cao nhất

Trang 14

trong

Trang 15

giai đoạn 2006-2010) và mức độ lạm phát ở năm 2007 đạt 8.3% Nhưng mức độ tăngcung tiền M2 tại năm 2008 là 20.70% (mức thấp nhất trong giai đoạn 2006-2010)nhưng lại đạt mức lạm phát cao nhất 20.70%.

Năm 2008:

Lạm phát thực sự bùng nổ và thực sự gây nên những bất ổn vĩ mô vào năm 2008 Lạmphát đỉnh điểm vào tháng 7 năm 2008 khi lên tới trên 30% (YoY) Kết thúc năm 2008,lạm phát lùi về còn 19.89%, đây là mức cao nhất trong vòng 17 năm qua Trong đóCPI của lương thực tăng cao nhất và đạt 49.16%.

Nhìn lại diễn biến lạm phát năm 2008 có nhiều điểm đáng lưu ý Tháng 5/2008, CPImột tháng tăng gần 4%, đó là thời điểm tăng đột biến của giá lương thực (CPI lươngthực tăng 22.19%) Trước đó tháng 3/2008 lạm phát cũng tăng 3.56% so với thángtrước Tính trung bình 6 tháng đầu năm 2008 lạm phát lên tới 2.86% cho mỗi tháng.

Năm 2009

Trang 16

Lạm phát cả năm 2009 được công bố chínhthức là 6.88% Những tháng đầu năm 2009lạm phát không còn là một vấn đề đáng longại Trung bình 7 tháng đầu năm lạm phátchỉ tăng 0.45%/ tháng, so với tháng 12/2008đến tháng 7/2009 lạm phát chỉ tăng 3.22%.ADO dự đoán rằng lạm phát trong năm 2008

và 2009 theo thứ tự sẽ là 25,0% và 17,5%, so với mức dự báo 18,3% và 10,2% đượccông bố hồi tháng 4 năm 2008 Thâm hụt tài khoản vãng lai năm 2008 được dự báo ởmức 13,5% GDP, tăng so với dự báo 10,3% GDP theo báo cáo ADO 2008 Thâm hụttài khoản vãng lai năm 2009 được dự báo ở mức 7% GDP, thấp hơn so với mức dựbáo 9,4% GDP trước đây.

Năm 2010

Trong năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng tăng 11.75% so với năm 2009, vượt xa chỉ tiêulạm phát Quốc hội thông qua đầu năm là không quá 7% và mục tiêu Chính phủ điềuchỉnh là không quá 8%.

Trang 17

Nhìn chung trong cả năm 2010, diễn biến CPI gần như song hành cùng những thay đổichính sách vĩ mô và can thiệp thị trường từ cơ quan chức năng Một năm lạm phátkhông đạt chỉ tiêu, dự đoán về hướng điều chỉnh chính sách có thể xuất hiện trong đầunăm tới.

2 Tuy nhiên, trong phiên họp Quốc hộitháng 6-2011, Chính phủ đề nghị nới lỏng chỉ tiêu CPI cả năm lên không quá 17%.Nhưng chỉ tiêu này cuối cùng cũng không đạt được khi CPI cả năm 2011 tăng18,12%.

2.2 Nguyên nhân dẫn đến lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2007-2011

Khi tỷ lệ lạm phát tăng cao sẽ gây ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống, kinh tế, chính trịvà xã hội của một quốc gia Lạm phát suy cho cùng là bức tranh phản ánh của sự mấtcân đối giữa tổng cung và tổng cầu Tuy nhiên cơ cấu cung và cơ cấu cầu trong môitrường thị hiếu biến đổi nhanh và quy luật khan hiếm tài nguyên thiên nhiên cho sảnxuất cũng tham gia gây hiệu ứng tới lạm phát.

Trang 18

Sau khi chính thức gia nhập WTO vào năm2007, vốn đầu tư nước ngoài tăng lên nhanhchóng Vốn viện trợ phát triển (ODA) nhậnđược khoảng 2 tỷ USD (năm 2007 là 2 tỷUSD, 2008 2.2 tỷ USD) Dự trữ ngoại tệ liêntục tăng cao (năm 2006 tăng 4.6 tỷ USD,năm 2007 tăng 10.6 tỷ USD, năm 2008 2.4tỷ USD) Dự trữ ngoại tệ của NHNN tăngđồng nghĩa với một lượng tiền được bơmvào nền

kinh tế, mặt khác NHNN không thực hiện biện pháp vô hiệu hóa lượng tiền bơm vàonền kinh tế do vậy tiền trong nền kinh tế tăng lên.

Giá cả các loại hàng hóa trên thế giới đã tăng nhanh, tỷ lệ nghịch với sự mất giá danhnghĩa của đồng USD đẩy mặt bằng giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào Tốc độ tăng giánăng lượng, đặc biệt là giá lương thực trong nửa cuối năm 2007 và đầu năm 2008 lànguyên nhân dẫn tới tình trạng lạm phát trên diện rộng ở tất cả các nước trên thế giới.Đến cuối năm 2007, lạm phát so với cùng kỳ năm trước của Việt Nam là 12,63% vàđến tháng 4-2008, tỷ lệ đã là 21,4%

Tuy nhiên, nguyên nhân do chi phí tănglên của hầu hết các hàng hóa trên thếgiới không thể giải thích hoàn toàn cholạm phát ở Việt Nam Quan sát bảng sauchúng ta thấy cùng chịu một sự tăng giánhư nhau nhưng hầu hết các hàng hóatrên thế giới đều không chịu mức lạmphát cao như Việt Nam.

Trang 19

Tác động của lạm phát do chi phí đẩy ở Việt Nam thường cao hơn gấp đôi các nướckhác trong khu vực là do Việt Nam thực thi chính sách neo giá đồng nội tệ với USD.Ngoài nguyên nhân do sự tăng giá của các hàng hóa (lạm phát do chi phí đẩy) nguyênnhân rất quan trọng gây nên bùng nổ lạm phát ở Việt Nam chính là lạm phát donguyên nhân cung tiền.

Một là, cung tiền tăng vừa phải nhưng nếu hiệu quả sử dụng vốn thấp sẽ tạo áp lựcdài hạn lên lạm phát, nhất là trong bối cảnh quy mô lượng cung tiền (M2) so với GDPcủa Việt Nam Hai là vòng quay tiền chậm lại song “đường đi” của tiền lại phức tạp, hơn Đây cũng là hiện tượng chung của nhiều nước trên thế giới, vòng quay tiền chậmlại trong nền kinh tế thực song tiền lại đang được luân chuyển khá nhanh trong cáckênh đầu tư rủi ro.

Theo nhà kinh tế học người Mỹ Irving Fisher, thì lượng tiền tệ đối với nền kinh tếđược xác định dựa trên công thức:

PY=MV (1) hay M’+V’=P’+Y’ (2), suy ra P’=M’+V’-Y’Trong đó:

M’: tốc độ tăng tiền tệ

V’: tốc độ tăng của vòng quay tiền tệP’: tốc độ tăng giá (lạm phát)

Ngày đăng: 10/05/2024, 14:40

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan