MỐI QUAN HỆ GIỮA XU HƯỚNG CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ NHẬN THỨC VỀ NGHỀ NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

138 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
MỐI QUAN HỆ GIỮA XU HƯỚNG CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ NHẬN THỨC VỀ NGHỀ NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC************************

ĐỀ TÀI: MỐI QUAN HỆ GIỮA XU HƯỚNG CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ NHẬN THỨC VỀ NGHỀ

NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Sinh viên: Lâm Khánh Huyền Mã số sinh viên: 210173104030085

Ngành: Tâm lý học Giáo dục

Hà Nội – 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC************************

ĐỀ TÀI: MỐI QUAN HỆ GIỮA XU HƯỚNG CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ NHẬN THỨC VỀ NGHỀ

NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Sinh viên: Lâm Khánh Huyền Mã số sinh viên: 210173104030085 Ngành: Tâm lý học Giáo dục

Hà Nội – 2024

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Giả thuyết khoa học 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp mới của nghiên cứu 6

7 Kết cấu của báo cáo 6

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 8

CHƯƠNG 1 8

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA XU HƯỚNG NGHỀ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ NHẬN THỨC VỀ NGHỀ NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 8

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 8

1.2 Khái niệm công cụ được sử dụng trong đề tài 16

1.3 Mối quan hệ giữa xu hướng chọn nghề và nhận thức của học sinh Trung học phổ thông về nghề nghiệp trong cách mạng công nghiệp 4.0 23

1.3.1 Những đặc điểm tâm lý và nhân cách của học sinh Trung học phổ thông 23

1.3.2 Nhận thức về nghề nghiệp của học sinh Trung học phổ thông trong bối cảnh cách mạng công nghiệp4.0 28

1.3.3 Xu hướng chọn nghề của học sinh Trung học phổ thông 36

Trang 4

1.3.4 Mối quan hệ giữa xu hướng chọn nghề của học sinh Trung học phổ thông và nhận thức về nghề trongbối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 43

Tiểu kết chương 1 44CHƯƠNG 2 45KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA XU HƯỚNG CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH VỀ NGHỀ NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNGCÔNG NGHIỆP 4.0 452.1 Vài nét về địa bàn, phương pháp và mẫu nghiên cứu 452.2 Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa xu hướng cho nghề của học sinh Trung học phổ thông và nhận thức về nghề nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 50

2.2.1 Đặc điểm về xu hướng chọn nghề của học sinh Trung học phổ thông 50

2.2.2 Nhận thức của học sinh Trung học phổ thông về nghề nghiệp trongbối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 52

2.2.3 Mối quan hệ giữa xu hướng nghề nghiệp và nhận thức của học sinh Trung học phổ thông về nghề nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 55

CHƯƠNG 3 66CHƯƠNG TRÌNH TƯ VẤN CHỌN NGHỀ 66CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 663.1 Cơ sở đề xuất chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông 66

Trang 5

3.2 Chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông

Module 01: Cách mạng công nghiệp 4.0 và thị trường lao động 78

Module 02: Những đặc điểm của công việc và lao động trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 82

Module 03: Hướng nghiệp và chọn nghề đối với học sinh Trung học phổ thông 85

Module 04: Các biến số trong quá trình chọn nghề hiệu quả 88

Module 05: Xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển nghề nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 94

Tiểu kết chương 3 99

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

PHỤ LỤC 107

Trang 6

CNH - HDH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóaĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang 7

Bảng 2.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu

Bảng 2.2 Đặc điểm xu hướng chọn nghề của học sinh Trung học phổ thôngBảng 2.3 Nhận thức của học sinh Trung học phổ thông về Cách mạng côngnghiệp 4.0

Bảng 2.4 Nhận thức của học sinh Trung học phổ thông về nghề nghiệp trongCách mạng công nghiệp 4.0

Bảng 2.5 Mối quan hệ giữa nhận thức của học sinh Trung học phổ thông vềCách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng nghề nghiệp

Bảng 2.6 Mối quan hệ giữa nhận thức của học sinh THPT với tác động củacách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng nghề nghiệp

Bảng 2.7 Mối quan hệ giữa nhận thức của sinh viên về nghềnghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướngnghề nghiệp

Trang 8

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong cuộc đời của mỗi con người, chọn nghề, học nghề và hành nghề có ýnghĩa quan trọng Ý nghĩa cuộc đời phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó nhữnggiá trị của mỗi cá nhân tạo ra trong quá trình lao động có ý nghĩa đặc biệt quantrọng, quyết định giá trị, sự thành công của mỗi cá nhân trong quá trình sống vàhoạt động của họ.

Xét tổng thể, sự phát triển văn minh của loài người gắn liền với sự phát triểncủa lực lượng sản xuất và sự chinh phục thiên nhiên của nhân loại Ngày ngay,loài người đã phát triển lực lượng sản xuất trong giai đoạn đại công nghiệp, gắnliền với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Trong thực tế,mỗi cuộc CMCN diễn ra đều dẫn tới thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu nguồn nhânlực, việc làm và phương thức lao động Giống như ba cuộc CMCN trước đó,CMCN 4.0 có tiềm năng lớn đem lại lợi ích cho người lao động thông qua việctăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ, giúp nâng cao chấtlượng cuộc sống, mở cửa thị trường lao động, tạo ra xu hướng việc làm mới.Tuy nhiên, điểm mấu chốt của CMCN là mọi ngành nghề, lĩnh vực đều liênthông gắn kết với nhau trên không gian số Vì vậy, nếu người lao động khôngnhận thức đầy đủ về những đặc điểm, thuận lợi, thách thức và không thích nghikịp thời với lao động, việc làm trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ trởnên lạc lõng, thất nghiệp và thất bại.

Định hướng nghề nghiệp của mỗi cá nhân có thể được bắt đầu từ rất sớm,trong đó lứa tuổi học sinh THPT là một giai đoạn quan trọng Học sinh THPT làmột lực lượng tiềm năng, là giai đoạn chuẩn bị quan trọng của nguồn nhân lực,là giai đoạn học tập định hướng nghề nghiệp, do đó có ý nghĩa lớn với việc địnhhình chất lượng nguồn nhân lực cho lực lượng lao động trong tương lai Địnhhướng đúng quá trình hướng nghiệp; lựa chọn đúng trong ngành nghề ở học

Trang 9

sinh THPT không chỉ tạo hứng thú học tập, mà còn quyết định cả sự thành đạtcủa các em trong quá trình lao động sau này

Thực tế hiện nay, việc định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT ở nước tavẫn chưa được quan tâm đúng mức Theo kết quả khảo sát của báo Người laođộng, có hơn 60% học sinh thừa nhận rằng mình không được hướng nghiệp khichọn ngành nghề đăng ký dự thi đại học Việc chưa được được định hướng rõràng ngay từ khi còn học trong trường phổ thông làm nhiều học sinh đã chọnngành, chọn nghề chưa phù hợp Kết quả là, sau 4 – 5 năm học ở trường ĐHnhưng khi ra trường vẫn có một lượng lớn sinh viên thất nghiệp, hoặc làmkhông đúng ngành dẫn lao động kém hiệu quả Việc thiếu định hướng nghề chohọc sinh THPT đã gây ra lãng phí lớn không chỉ cho bản thân, gia đình của họcsinh mà còn cho cả xã hội

Theo thống kê gần đây, hàng năm, nước ta có hơn một triệu học sinh THPTdự thi tốt nghiệp Trong số đó có tới 90% học sinh tốt nghiệp THPT thi vào cáctrường ĐH, CĐ Tuy nhiên, hệ thống các trường ĐH, CĐ chỉ tiếp nhận khoảng20% – 30% số học sinh Nhiều học sinh cho rằng, vào đại học như là một sựbảo hành cho tương lai Trượt đại học coi như cuộc đời mất phương hướng Đólà nỗi buồn của bản thân và của cả gia đình Theo khảo sát của Trung tâm dựbáo nhân lực, năm 2019, có đến 65,4% sinh viên năm thứ nhất tại một số trườngđại học chưa hiểu hết về mục đích, ý nghĩa của ngành học mình lựa chọn;50,8% không biết học xong ra làm việc gì và nơi nào tuyển dụng [29] Chính vìthế, có đến 75,6% sinh viên cho biết, họ ít thỏa mãn với sự lựa chọn của bảnthân trong việc lựa chọn ngành, trường theo học Điều đó đã dẫn tới áp lực nặngnề cho học sinh trong các kỳ thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ Do vậy, việc địnhhướng nghề cho học sinh THPT là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm

Hiện nay, thế hệ trẻ đang đứng trước sự thay đổi nhanh chóng của khoa học,đặc biệt chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0 Đây vừa là cơ hội,nhưng cũng là thách thức lớn đối với thanh nhiên, học sinh khi chuẩn bị thamgia vào lực lượng lao động Những công nghệ 4.0 như Internet vạn vật (ToT),

Trang 10

Trí tuệ nhân tạo (AI), In 3D, Robot hiện đại, Công nghệ tăng cường thực tế vàthực tế ảo (AR/VR) đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi CMCN4.0 sẽ tạora nhiều cơ hội, nhưng đồng thời cũng tạo ra không ít thách thức đối với ngườilao động Sẽ có những ngành/nghề bị tác động tiêu cực, hoặc thậm chí là biếnmất, song cũng sẽ có những ngành/nghề mới, hình thức việc làm mới, quan hệlao động mới xuất hiện và phát triển Một số báo cáo của các tổ chức quốc tếnhư ILO, WB, ICISCO đưa ra các dự báo về rủi ro giảm việc làm đối với laođộng kỹ năng thấp, lao động phổ thông, lao động lắp ráp trên các dây chuyềnsản xuất trong ngành chế biến chế tạo Báo cáo của ILO năm 2016 ước tính đến2025, 86% lao động trong ngành may mặc của Việt Nam có nguy cơ cao bị mấtviệc dưới tác động của tự động hóa Các nghiên cứu cũng thống nhất nhận địnhcác kỹ năng nghề nghiệp của người lao động, cách thức tương tác giữa Cung-Cầu lao động (người lao động-người sử dụng lao động)… cũng sẽ thay đổi, dẫntới sự thay đổi (để thích ứng với tình hình mới) tất yếu của hệ thống giáo dụcđào tạo, cơ sở hạ tầng thị trường lao động và cả chính sách thị trường lao động[41].

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, trong một hệ sinh thái giáo dục,học sinh vừa là đối tượng, vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của giáo dục trongthế giới phẳng, không thể không nhận thức đầy đủ và có định hướng phù hợpvới xu thế này Vấn đề hướng nghiệp cần được tiếp cận dưới góc nhìn mới, phùhợp với bối cảnh mới Con người, đặc biệt là học sinh THPT thực hiện quá trìnhhọc tập, trau dồi kỹ năng, năng lực bản thân cũng phải thay đổi thái độ, nhậnthức cho phù hợp với những cơ hội và thách thức mà CMCN 4.0 đã tạo ra Tại các trường THPT, việc học sinh nhận thức về CMCN 4.0 và công việc,lao động trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 có ảnh hưởng trực tiếp đếnxu hướng nghề nghiệp của các em, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượngcủa nguồn nhân lực trong tương lai Trang bị cho học sinh THPT những kiếnthức về ảnh hưởng của CMCN 4.0 sẽ có tác động mạnh đến động cơ học tập vàđịnh hướng nghề nghiệp Vì vậy, nghiên cứu nhận thức và những đánh giá cơ

Trang 11

bản của học sinh về lao động và việc làm trong bối cảnh cách mạng công nghiệp4.0 và mối quan hệ của những xu hướng nhận thức này với định hướng nghềnghiệp vừa là vấn đề nghiên cứu có tính nền tảng, vừa là nghiên cứu theo hướngứng dụng, giúp điều chỉnh nhận thức và đưa ra những định hướng nghề nghiệpphù hợp cho học sinh THPT, đồng thời xác định các giải pháp hiệu quả nhằmphát triển kế hoạch nghề nghiệp phù hợp của học sinh, đáp ứng nhu cầu giáodục và đào tạo trong thời kỳ CMCN 4.0, góp phần giải quyết hiệu quả vấn đềlao động và việc làm của thanh niên trong bối cảnh hiện nay.

Với những lí do trên, đề tài “Mối quan hệ giữa xu hướng chọn nghề của

học sinh THPT và nhận thức về nghề nghiệp trong bối cảnh cách mạng côngnghiệp 4.0” được lựa chọn và giải quyết dưới góc độ tâm lý học giáo dục nhằm

làm rõ đặc điểm của nhận thức của học sinh về nghề nghiệp trong bối cảnh cáchmạng công nghiệp 4.0; đặc điểm trong xu hướng nghề nghiệp của học sinh thiênnay và mối quan hệ giữa hai biến số này để dựng chương trình giáo dục hướngnghiệp và tư vấn hướng nghiệp phù hợp cho học sinh Trung học phổ thôngtrong bối cảnh hiện nay.

2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1.Mục đích nghiên cứu

Đánh giá xu hướng chọn nghề của học sinh Trung học phổ thông; điểm nhậnthức của học sinh về nghề nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 vàmối quan hệ của xu hướng chọn nghề của học sinh với nhận thức của học sinhvề xu hướng nghề nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, từ đó xâydựng chương trình tư vấn chọn nghề phù hợp cho học sinh trong bối cảnh cáchmạng công nghiệp 4.0.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Xây dựng cơ sở lí luận về mối quan hệ giữa xu hướng chọnnghề của học sinh THPT với nhận thức của học sinh về nghề nghiệp trongbối cảnh CMCN 4.0.

Trang 12

Đánh giá thực trạng về xu hướng lựa chọn nghề nghiệp củahọc sinh THPT, xác định đặc điểm nhận thức của học sinh vềnghề nghiệp trong bối cảnh CMCN 4.0 và mối quan hệ giữa xuhướng chọn nghề của học sinh với nhận thức của học sinh về xu hướng nghềnghiệp trong bối cảnh CMCN 4.0.

Xây dựng chương trình tư vấn chọn nghề phù hợp cho học sinh Trung họcphổ thông trong bối cảnh CMCN 4.0.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Mối quan hệ giữa xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinhTHPT và nhận thức về nghề nghiệp trong bối cảnh CMCN 4.0.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1.Phạm vi về địa bàn nghiên cứu

Trong phạm vi đề tài này, nghiên cứu được tiến hành tại 2trường THPT bao gồm: Trường THPT Quang Trung, tỉnh NamĐịnh; trường THPT Hoàng Cầu, thành phố Hà Nội.

3.2.2.Phạm vi về khách thể nghiên cứu

250 học sinh của trường THPT Quang Trung và trường THPTHoàng Cầu, được lựa chọn mang tính đại diện cho 3 khối:10,11,12

4 Giả thuyết khoa học

Nghiên cứu được triển khai để kiểm định những giả thuyết khoahọc sau:

H1: Học sinh Trung học phổ thông nhận thức chưa đầy đủ

về công việc và nghề nghiệp trong bối cảnh cách mạng côngnghiệp 4.0 Xu hướng chọn nghề của học sinh Trung học phổthông tập trung vào các khối ngành kinh tế, kỹ thuật và dịchvụ

Trang 13

H2: Có mối quan hệ giữa đặc điểm nhận thức của học sinh

Trung học phổ thông về nghề nghiệp và công việc trong bốicảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng chọn nghề Xuhướng chọn nghề chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đónhận thức của học sinh Trung học phổ thông về công việc, nghềnghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 là yếu tố cótác động quan trọng.

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được triển khai với các phương pháp nghiên cứu cụ thểsau:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận- Phương pháp trắc nghiệm

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi- Phương pháp thống kê toán học- Phương pháp phỏng vấn sâu

6 Đóng góp mới của nghiên cứu

6.1 Về lí luận

Trên cơ sở phân tích, hệ thống hoá và kế thừa các lí thuyếtvề hướng nghiệp, giáo dục hướng nghiệp, tham vấn nghề,nghiên cứu bổ sung và làm sáng tỏ thêm một số khái niệmdưới góc độ lý luận như: tư vấn nghề nghiệp trong bối cảnhcách mạng công nghiệp 4.0; xu hướng nghề trong bối cảnhcách mạng công nghiệp 4.0, mối quan hệ giữa xu hướngnghề và nhận thức nghề nghiệp, qua đó góp phần bổ sungcho lí thuyết về GDHN ở THPT của Việt Nam hiện nay

- Xây dựng chương trình tư vấn nghề trong GDHN với mụctiêu, nội dung, cách thức và hình thức tiến hành phù hợp với

Trang 14

mục tiêu GDHN trong nhà trường THPT để hướng nghiệp hiệuquả cho học sinh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 6.2 Về thực tiễn

Nghiên cứu đã phân tích làm rõ xu hướng chọn nghề vànhận thức của học sinh THPT về nghề nghiệp trong bối cảnhCMCN 4.0 Thực trạng cho thấy các em học sinh đã bắt đầucó nhận thức về cuộc CMCN 4.0 và tác động của nó đến thịtrường lao động và việc làm, tuy nhiên nhận thức còn chưahoàn toàn chính xác Kết quả này làm cơ sở quan trọng choviệc đổi mới và nâng cao hiệu quả GDHN cho học sinh THPTở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

7 Kết cấu của báo cáo

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nộidung báo cáo gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa xu hướng chọn nghề nghiệp củahọc sinh Trung học phổ và nhận thức về nghề nghiệp trong bối cảnh cách mạngcông nghiệp 4.0

Chương 2: Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa xu hướng chọn nghề của họcsinh Trung học phổ thông và nhận thức về nghề nghiệp trong bối cảnh cáchmạng công nghiệp 4.0.

Chương 3: Chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh Trung học phổthông trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

\

Trang 16

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Trang 17

CHƯƠNG 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA XU HƯỚNG NGHỀCỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ NHẬN THỨCVỀ NGHỀ NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG

NGHIỆP 4.01.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1.Trên thế giới

Những tư tưởng về định hướng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ đã có từ thời cổđại, thể hiện bằng việc phân chia, phân cấp lao động tuỳ thuộc vào địa vị vànguồn gốc xuất thân của mỗi người trong xã hội Điều này thể hiện rõ tính ápđặt của giai cấp thống trị và sự bất bình đẳng trong phân công lao động xã hội.Đến thế kỷ XIX, khi nền sản xuất xã hội phát triển cùng với những tư tưởng tíchcực về giải phóng con người trên khắp thế giới, khoa học hướng nghiệp đã thựcsự trở thành một khoa học độc lập

Cuốn sách “Hướng dẫn chọn nghề” xuất bản năm 1948 ở Pháp được xem làcuốn sách đầu tiên nói về hướng nghiệp Nội dung cuốn sách đã đề cập đến sựphát triển đa dạng của các ngành nghề trong xã hội do sự phát triển của côngnghiệp, từ đó đã rút ra kết luận: coi giáo dục hướng nghiệp là một vấn đề quantrọng không thể thiếu khi xã hội ngày càng phát triển và cũng là nhân tố thúcđẩy xã hội phát triển.

Hướng nghiệp là vấn đề căn bản, đã được nghiên cứu dưới nhiều phươngdiện, đặc biệt từ tiếp cận khoa học tâm lý, khoa học giáo dục Năm 1980, JamesMcKeen Cattell - một trong những người tiên phong của khoa học hướngnghiệp, đã xây dựng các test đầu tiên để đo lường và đánh giá các thành cônghọc đường của sinh viên Năm 1909, Frank Parsons xuất bản cuốn “Chọn nghề”(Choosing Vocation), sau đó, thế giới phương Tây đã tôn vinh cuốn sách nàynhư là một công trình nền tảng của ngành tư vấn hướng nghiệp Cuốn sách đã

Trang 18

trình bày cơ sở tâm lý học của hướng nghiệp và chọn nghề, các tiêu chí về sựphù hợp nghề của mỗi cá nhân để từ đó có sự lựa chọn phù hợp

Vào năm 1940, nhà tâm lý học Mỹ J.L Holland đã nghiên cứu và thừa nhậnsự tồn tại của các loại nhân cách và sở thích nghề nghiệp Tác giả đã chỉ ratương ứng với mỗi kiểu nhân cách nghề nghiệp là một số những nghề nghiệpmà cá nhân có thể chọn để có được kết quảlàm việc cao nhất Lý thuyết này củaJ.L Holland đã được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn hướng nghiệp trên thế giới[25]

Tại các quốc gia thuộc Liên bang Xô Viết, ngay từ những năm 29, 30 của thếkỷ XX, vấn đề hướng nghiệp cho học sinh được các nhà khoa học và lãnh đạochính quyền Xô viết đặc biệt quan tâm V.I Lênin đã có chỉ thị yêu cầu trongquá trình giáo dục phải cho học sinh làm quen với khoa học kỹ thuật, làm quenvới cơ sở của nền sản xuất hiện đại trước khi các em chính thức tham gia vàolực lượng sản xuất N.K Crupxkaia – nhà giáo dục học lỗi lạc đã từng nêu lênluận điểm: “Tự do chọn nghề” cho mỗi thanh, thiếu niên Theo bà, thông quahướng nghiệp, mỗi trẻ em phải có nhận thức sâu sắc xu hướng phát triển kinh tếcủa đất nước, những nhu cầu của nền sản xuất, yêu cầu mà xã hội đề ra trướccác em trong lĩnh vực lao động sản xuất Mặt khác, công tác hướng nghiệp phảigiúp trẻ em phát triển được hứng thú và năng lực nghề nghiệp, giáo dục cho cácem thái độ lao động đúng đắn, động cơ chọn nghề trong sáng Từ đó, học sinhcần có thái độ tự giác, chủ động trong chọn nghề.

Trong giai đoạn hiện nay, trên thế giới nền sản xuất công nghiệp đã pháttriển cao, xuất hiện nhiều ngành nghề mới, sự phân hóa lao động đã khiến hầuhết các quốc gia trên thế giới phải quan tâm đến công tác hướng nghiệp Đẩymạnh nghiên cứu khoa học hướng nghiệp, mở các trung tâm tư vấn hướngnghiệp và đào tạo giáo viên, chuyên gia tư vấn hướng nghiệp trong và ngoàitrường học là những xu hướng nghiên cứu chính được các nhà nghiên cứu tậptrung tiếp cận khi xem xét vấn đề hướng nghiệp cho học sinh Kết quả của

Trang 19

những công trình nghiên cứu này là nền tảng cho các hoạt động hướng nghiệpcho học sinh trong các nhà trường hiện nay.

Lý thuyết mật mã Holland – Công cụ trắc nghiệm Sở thích nghề nghiệp đượcxây dựng trên nền tảng lý thuyết đặc tính nghề của Tiến sĩ John Holland, đãđược sử dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia từ những năm của thập niên 1960 vàtại Việt Nam hơn 10 năm qua Công cụ giúp người sử dụng bắt đầu tìm hiểu vềđặc tính nghề nghiệp của mình qua sở thích tự nhiên Nhờ kiến thức này màngười sử dụng sẽ từ từ kết nối vào sự hiểu biết thế giới nghề nghiệp để ra quyếtđịnh nghề nghiệp phù hợp nhất cho bản thân tại từng thời điểm Holland đã pháttriển sáu mã màu nghề nghiệp cơ bản, bao gồm:

1 Realistic (R): Người có mã màu này thích làm việc với các công việc

thực tế, thường là các công việc kỹ thuật hoặc công việc liên quan đếnviệc làm với máy móc hoặc thiết bị.

2 Investigative (I): Những người có mã màu này thích giải quyết các vấn

đề phức tạp bằng cách nghiên cứu và phân tích thông tin Họ thường cókỹ năng về lý luận và phân tích.

3 Artistic (A): Cá nhân có mã màu này thích sáng tạo và tự do trong công

việc của họ Họ thích thể hiện bản thân thông qua nghệ thuật và sáng tạo.

4 Social (S): Những người có mã màu này thích làm việc với người khác và

thường chọn các công việc trong lĩnh vực giáo dục, y tế, hoặc các dịch vụxã hội.

5 Enterprising (E): Cá nhân có mã màu này thích lãnh đạo, làm chủ và

thường chọn các công việc trong lĩnh vực kinh doanh hoặc doanh nhân.

6 Conventional (C): Người có mã màu này thích làm việc với dữ liệu và

thông tin, thường chọn các công việc liên quan đến sắp xếp, tổ chức vàquản lý thông tin.

Nghiên cứu đặc tính nghề nghiệp của tác giả John Holland giúp một người hiểubản thân, rồi từ đó hiểu thế giới nghề nghiệp, để cuối cùng kết nối được giữamình và nghề nghiệp phù hợp Trong phát triển nghề nghiệp, bước đầu tiên và

Trang 20

quan trọng nhất là hiểu sở thích nghề nghiệp của bản thân trước khi tìm hiểukhả năng tự nhiên và tìm hiểu thế giới ngành nghề [34].

Năm 1848, trong cuốn sách "Hướng nghiệp chọn nghề" xuất hiện ở Pháp,các tác giả đã đề cập tới xu thế phát triển đa dạng của nghề nghiệp do sự pháttriển của công nghiệp tạo nên và việc nhất thiết phải giúp đỡ thanh niên trong sựlựa chọn nghề nghiệp Người ta nhận thấy hệ thống nghề nghiệp đã phức tạp, sựchuyên môn hóa đã vượt lên hẳn so với giai đoạn sản xuất công nghiệp và thủcông nghiệp Theo đó khẳng định tính cấp thiết phải định hướng, giúp thanhthiếu niên, học sinh đi vào “thế giới nghề nghiệp” nhằm sử dụng lực lượng laođộng trẻ có hiệu quả.

Ở Mỹ vào năm 1883, nhà tâm lý học Ph Ganton đã nghiên cứu thử nghiệm(Test) với mục đích lựa chọn nghề Vào đầu thế kỷ XX, đã xuất hiện các cơ sởdịch vụ hướng nghiệp ơt Anh, Mỹ, Pháp Đặc biệt vào năm 1908 F.Pason thuộcđại học tổng hợp Garvared (Mỹ) đã tổ chức ở Boston lần đầu tiên ở Mỹ hộiđồng nghề nghiệp giúp đỡ việc chọn nghề cho người lao động và được xem làcha đẻ của thuật ngữ “hướng nghiệp”.

Ở Nga trong cuốn sách về hướng nghiệp “Lựa chọn Khoa và điểm quachương trình đại học tổng hợp” của một giáo sư trường đại học tổng hợpPetecbua- B.F.Kpeev, xuất bản năm 1897 có nêu rõ ý nghĩa về lựa chọn nghềkhi thi vào trường đại học Nhưng việc chọn nghề chỉ giới hạn trong sự bất bìnhđẳng xã hội Tất cả các tác phẩm nghiên cứu về hướng nghiệp chỉ nhằm vàomục đích tăng cường lợi nhuận thông qua việc bóc lột tối đa sức lực của ngườilao động

Các nhà khoa học: N.K.Krupxkaia, A.V.Lunasatsky, M.I.Kalinin,N.O.Bionxkii, MZ.Akmaliv, P.R.Atutov trong những năm 70 của thế kỷ XXđã có nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực giáo dục lao động KTTH Cácnhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu ý tưởng "học tập kết hợp với lao động sảnxuất" để hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh, những ý tưởng đó có giá

Trang 21

trị lớn cả mặt chính trị lẫn kinh tế - xã hội Các nhà giáo dục Xô Viết đã làm nổibật vai trò to lớn của giáo dục KTTH trong nhà trường nước Nga Giáo dụcKTTH được xem là một trong những bộ phận quan trọng nhất của giáo dụcCộng sản chủ nghĩa, giúp học sinh tiếp nhận về mặt lý thuyết và thực tiễn vềnhững nguyên lý cơ bản của nền sản xuất hiện đại, hình thành kỹ năng, kỹ xảolao động và hướng nghiệp cho học sinh; Nhờ đó tạo cho học sinh khả năng lựachọn có ý thức con đường lao động, xây dựng cơ sở cho việc đào tạo nghề vềsau Đặc biệt, N.K.Krupxkaia đã nhấn mạnh yêu cầu phải quán triệt nguyên lýhọc tập kết hợp với lao động sản xuất vào quá trình dạy học các môn học củanhà trường; tác giả này cho rằng giữa các môn học phải có quan hệ mật thiết vớinhau, liên hệ với hoạt động thực tiễn và nhất là đối với học môn kỹ thuật.

N.K.Krupxkaia trong cuốn sách "Hoàn thiện quá trình dạy học" đã chỉ ra rằng:

"Mối liên hệ giữa học tập và lao động cần phải thực hiện sao cho học tập lýthuyết soi sáng con đường thực hành vào lao động sản xuất, còn lao động làmgiàu kiến thức giúp nắm kiến thức một cách có ý thức"; "Giáo viên dạy lao độngcần trang bị cho học sinh những kiến thức kỹ năng, KTTH đại cương cần thiếtcho người lao động các nghề khác nhau để lao động sản xuất" Chính vì vậy,qua các lần cải cách, giáo dục Xô Viết luôn chú trọng tăng cường giáo dục laođộng với hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên cơ sở gắn với lao động sảnxuất.

Với quan điểm học tập là quá trình kéo dài suốt cả cuộc đời, tổ chức quốc tếUNESCO khuyến cáo phải nhìn nhận lại cả nội dung và cách tổ chức giáo dụctrung học Sự phát triển vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ đòi hỏi mộtthị trường lao động lớn, cần phải có những giải pháp nhằm huy động các lựclượng xã hội tham gia vào công tác giáo dục, đặc biệt là GDHN để phân luồnghọc sinh từ đầu cấp THPT Quan điểm chủ đạo của UNESCO là tạo điều kiệnvà cơ hội tốt nhất để mọi người đều có thể tham gia ở những loại hình học tậpphù hợp, đặc biệt quan tâm đến các đối tượng có điều kiện, hoàn cảnh khó khăn.Đồng thời, phải tạo ra nhiều chương trình học tập liên thông để mọi người có

Trang 22

thể chia quá trình tích lũy kiến thức của mình ra làm nhiều giai đoạn (học tậpsuốt đời) và có cơ hội để thường xuyên cập nhật, bổ sung kiến thức về tất cảlĩnh vực mà mình có nhu cầu tìm hiểu Theo quan điểm này, lực lượng lao độngsẽ không ngừng được đào tạo ở tất cả mọi cấp độ, được giáo dục một cách toàndiện với những kiến thức, kỹ năng và tri thức khoa học luôn luôn được cập nhật,đáp ứng yêu cầu nhân lực của xã hội.

1.1.2.Các nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, giáo dục hướng nghiệp tuy được xếp ngang tầm quan trọng vớicác mặt giáo dục khác như đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục nhưng bản thânhoạt động này vẫn còn chưa được nhìn nhận đúng vai trò trong nhà trường Vìvậy, việc triển khai thực hiện chưa mang lại nhiều hiệu quả mong muốn Vấn đềhướng nghiệp chỉ thực sự nóng lên và được xã hội quan tâm khi nền kinh tế đấtnước bước sang cơ chế thị trường với sự đa dạng của các ngành nghề và nhucầu rất lớn về chất lượng nguồn nhân lực Nếu so với sự ra đời của nền giáo dụcXHCN sau cách mạng tháng Tám năm 1945, thì những tư tưởng về hướngnghiệp cho học sinh cũng xuất hiện khá sớm Cho đến trước những năm 1970,những tư tưởng này chủ yếu dừng lại ở các quan điểm, chỉ thị, nghị quyết mangtính chỉ đạo lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh chứ chưaphải là luận điểm mang tính khoa học hay những nghiên cứu khoa học thực sự Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể là người đầu tiên quan tâm đến công tác hướngnghiệp cho học sinh Trong bài viết “Học sinh và lao động” (bài viết tay năm

1975 hiện lưu giữ ở bảo tàng Hồ Chí Minh), Bác viết: “Thi đỗ tiểu học rồi thì

muốn lên trung học, đỗ trung học rồi thì muốn lên đại học Riêng về mỗi cánhân của người học sinh thì ý muốn ấy không có gì lạ Những chung đối vớiNhà nước thì ý muốn ấy thành vô lý Vì ở bất kỳ nước nào số trường trung họccũng ít hơn trường tiểu học, trường đại học lại càng ít hơn trường trung học.Thế thì những học trò tiểu học và trung học không được chuyển cấp thì sẽ làmgì?” Câu hỏi này của Bác thực sự trở thành một vấn đề khoa học và mang tính

thời sự cho đến ngày nay Bác đã gạch chân câu trả lời “họ sẽ lao động” để

Trang 23

khẳng định một cách chắc chắn rằng con đường lao động là con đường đúngđắn nhất để các em tiếp tục phấn đấu vươn lên chứ không nhất thiết là phải vàotrường đại học Trong bài báo “Học hay, cày giỏi”, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũngđã đề cập đến một yếu tố kỹ thuật sản xuất công nghiệp và nông nghiệp” và“những ngành sản xuất chủ yếu” trong xã hội [24].

Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới công tác hướng nghiệp Điều này đượcthể hiện qua các nghị quyết, chỉ thị, văn kiện, các nguyên lý giáo dục của Đảngvà nhà nước Nghị định 126/CP ngày 19/03/1981 của chính phủ đã chỉ rõ côngtác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý nguồn nhânlực trẻ này khi tốt nghiệp ra trường Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã ghi rõ,

“Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị

cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp, phù hợp với sự chuyểndịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương” [15] Luật giáo dục năm

2005 đã khẳng định: “Giáo dục THPT nhằm giúp cho học sinh củng cố và phát

triển những kết quả của THCS, hoàn thiện học vấn để tiếp tục học đại học, caođẳng, trung học nghề nhiệp, học nghề, và đi vào cuộc sống lao động” [16].

Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010 đã xác định rõ: “Thực

hiện chương trình phân ban hợp lý nhằm đảm bảo cho học sinh có học vấn phổthông, cơ bản theo một chuẩn thống nhất, đồng thời tạo điều kiện cho sự pháthuy năng lực của mỗi học sinh, giúp học sinh có những hiểu biết về kỹ thuật,chú trọng hướng nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân luồng sauTHPT, để học sinh vào đời hoặc chọn ngành nghề học tiếp sau khi tốt nghiệp”

[2]

Về mặt nghiên cứu, khoa học hướng nghiệp ở Việt Nam, theo các chuyên gia

hướng nghiệp tại Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ vào nhữngnăm 1970, 1980 Những nhà khoa học tiên phong phải kể đến như: Phạm TấtDong, Đặng Danh ánh, Phạm Huy Thụ, Nguyễn Văn Hộ

Tác giả Phạm Tất Dong là người có những đóng góp rất lớn cho giáo dụchướng nghiệp Việt Nam, đã dày công nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực tiễn

Trang 24

cho giáo dục hướng nghiệp như xác định mục đích, ý nghĩa, vai trò của hướngnghiệp; hứng thú, nhu cầu và động cơ nghề nghiệp; hệ thống các quan điểm,nguyên tắc hướng nghiệp, các nội dung, phương pháp, biện pháp giáo dụchướng nghiệp Điều này được thể hiện ở rất nhiều các báo cáo, bài báo, sách,giáo trình của ông như bài: “hướng nghiệp cho thanh niên”, đăng trên tạp chíThanh Niên số 8 năm 1982; Báo cáo: “Một con đường hình thành lý tưởng nghềnghiệp cho học sinh lớn”; các tác phẩm như: “Nghề nghiệp tương lai - giúp bạnchọn nghề” Trong một công trình nghiên cứu gần đây ông đã chỉ ra rằng:“Công tác hướng nghiệp góp phần điều chỉnh việc chọn nghề của thanh niêntheo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế” Bởi vì theo tác giả, đất nước đang tronggiai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH, trong quá trình CNH - HĐH, cơcấu kinh tế sẽ chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọngcông nghiệp, dịch vụ Xu hướng chọn nghề của thanh niên phù hợp với xuhướng chuyển cơ cấu kinh tế là một yêu cầu của công nghiệp [8].

Tác giả Nguyễn Văn Hộ cũng là một trong những tác giả có nghiên cứuchuyên sâu về giáo dục hướng nghiệp Trong luận án tiến sĩ của mình tác giả đãđề cập đến vấn đề: “Thiết lập và phát triển hệ thống hướng nghiệp cho học sinhViệt Nam” Tác giả đã xây dựng được luận chứng cho hệ thống GDHN trongđiều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Gần đây (2006), ông cũng đãcho xuất bản cuốn sách: “Hoạt động giáo dục hướng nghiệp và giảng dạy kĩthuật trong trường THPT” Cuốn sách đã trình bày một cách hệ thống về cơ sở líluận của giáo dục hướng nghiệp, vấn đề tổ chức giáo dục hướng nghiệp trongtrường THPT và giảng dạy kĩ thuật ở nhà trường THPT trong điều kiện kinh tếthị trường và sự nghiệp CNH - HĐH đất nước hiện nay.

Trong thời gian gần đây, nhằm hiện thực hoá những phương hướng, mục tiêumà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra về giáo dục hướng nghiệp vàphân luồng học sinh phổ thông Đã có rất nhiều những nghiên cứu về hướngnghiệp ở nhiều cách tiếp cận khác nhau tạo nên một giai đoạn mới với sự đadạng trong nghiên cứu khoa học hướng nghiệp ở Việt Nam Tác giả Trần Quốc

Trang 25

Thành có bài: “Định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh lớp 12 THPT mộtsố tỉnh miền núi phía Bắc”, đăng trên tạp chí tâm lí học (2002) Bài: “Nhữngnguyên nhân ảnh hưởng tới sự định hướng trong việc học tập, chọn nghề ở họcsinh THPT”, của tác giả Phạm Thị Đức đăng trên tạp chí giáo dục (2002) Bài:“Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông với việc phát triển nguồn nhânlực” của tác giả Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê đăng trên tạp chí phát triểnGD (2004) Các tác giả trên đã có những nghiên cứu mang tính thực tiễn, tậptrung vào các vấn đề nóng bỏng của công tác hướng nghiệp hiện nay đó là xuhướng, động cơ lựa chọn nghề của lớp trẻ, những định hướng giá trị của thanhniên, nguyên nhân dẫn đến xu hướng, động cơ chọn nghề và định hướng giá trị,đồng thời nghiên cứu mối quan hệ giữa giáo dục hướng nghiệp và vấn đề pháttriển nguồn nhân lực phục vụ đất nước trong thời kì CNH – HĐH, từ đó cónhững biện pháp, giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Cho đến nay, hàng loạt các công trình nghiên cứu được triển khai theohướng: nền tảng lý thuyết của hoạt động hướng nghiệp; chương trình giáo dụchướng nghiệp; hoạt động tư vấn hướng nghiệp; chương trình giáo dục trảinghiệp hướng nghiệp; các phương pháp và quy trình hướng nghiệp… Đây chínhlà nền tảng khoa học quan trọng cho các hoạt động tư vấn hướng nghiệp, giáodục hướng nghiệp và giáo dục trải nghiệm hướng nghiệp trong các nhà trườngtrong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội cách mạng côngnghiệp 4.0, khi đặc điểm về nghề nghiệp và công việc có những thay đổi cănbản Việc chọn nghề và hướng nghiệp cần mang tư duy mới, trong bối cảnhmới Vì vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa nhận thức của học sinh Trunghọc phổ thông về nghề trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và địnhhướng nghề nghiệp có ý nghĩa không chỉ từ phương diện lý luận, mà còn là cơsở quan trọng cho việc thiết kế, xây dựng các chương trình tư vấn hướng nghiệpcho học sinh phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

1.2 Khái niệm công cụ được sử dụng trong đề tài

1.2.1.Khái niệm xu hướng

Trang 26

Xu hướng là một thuật ngữ được dùng phổ biến trong cuộcsống để chỉ một trào lưu theo một tuyến tính nhất định Theođại từ điển Tiếng Việt, “xu hướng” được hiểu là hướng đi tới,thể hiện khá rõ thực chất của nó Ví dụ: Xu hướng chính trị, xuhướng nghề nghiệp [17].

Trong tâm lý học, hu hướng là khái niệm phức tạp, có nhiềucách tiếp cận khác nhau.

Trước hết, xu hướng là sự hướng tới một mục tiêu, một đốitượng nào đó Đó là hệ thống các nhân tố thúc đẩy bên trong,quy định tính tích cực của con người trong hoạt động của mình.Theo lý thuyết hoạt động, nhân cách của con người có bốnnhóm thuộc tính tâm lý điển hình: Xu hướng, tính cách, khíchất, năng lực Xu hướng nói lên chiều hướng phát triển củanhân cách con người, vì hoạt động của cá nhân trong xã hộibao giờ cũng hướng về một mục tiêu nào đó Không thể có hoạtđộng không có phương hướng (Tức là không có mục tiêu, khôngcó đối tượng) Sự hướng tới này được phản ánh trong tâm lý mỗingười như là xu hướng của nhân cách Cá nhân có thể hướnghoạt động của mình vào một sự vật cụ thể, một tri thức khoahọc, hoặc một tư tưởng chính trị, đồng thời thúc đẩy hoạt độngnhằm từng bước chiếm lĩnh chúng Chính vì vậy nhà tâm lý họcLiên Xô X.L Rubinstein đã khẳng định: “Vấn đề xu hướng trướchết là câu hỏi về khuynh hướng thúc đẩy như là động cơ quyđịnh hoạt động của con người” Mỗi người hướng hoạt động củamình vào cái gì, điều đó phụ thuộc chủ yếu vào trình độ pháttriển của nhận thức và tình cảm đối với cái đó [6].

Nói tóm lại, xu hướng là sự xác định mục đích mà cá nhânhướng tới, đồng thời xác định hệ thống động cơ tương ứng với

Trang 27

hoạt động của con người nhằm đạt mục đích Xu hướng của conngười được biểu hiện ở các mặt sau:

Nhu cầu: Là sự đòi hỏi tất yếu mà con người cần được thoả

mãn để tồn tại và phát triển Nhu cầu của con người rất đadạng: Nhu cầu vật chất gắn liền với sự tồn tại của cơ thể nhưnhu cầu ăn, ở, mặc Nhu cầu tinh thần gắn liền với sự phát triểncủa cá nhân như nhu cầu nhận thức, lao động, giao tiếp

Hứng thú: Là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối

tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa mang lạikhoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động Hứng thúlàm nảy sinh khát vọng hành động, tăng tính tự giác và tích cựctrong hành động, vì vậy có thể nói hứng thú làm tăng hiệu quảcủa hoạt động Cùng với nhu cầu, hứng thú là một thành phầntrong hệ thống động cơ của nhân cách

Lý tưởng: Là một mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẫu

mực, tương đối hoàn chỉnh, có sức lôi cuốn con người vươn tớinó Có nghĩa là, ý tưởng thể hiện ý muốn của con người vươn tớimột cái gì đó hoàn chỉnh và mẫu mực nhưng chưa đạt được

Thế giới quan: Là hệ thống các quan điểm về tự nhiên, xã

hội và bản thân, xác định phương châm hành động của conngười Nói một cách cụ thể thì thế giới quan của cá nhân làcách nhìn nhận, xem xét, hiểu biết, đánh giá về thế giới của cánhân

Niềm tin: Là một sản phẩm của thế giới quan, là kết tinh

các quan điểm, tri thức, rung cảm, ý chí được con người thểnghiệm, trở thành chân lý bền vững trong mỗi cá nhân Niềmtin tạo cho con người nghị lực, ý chí để hành động theo quanđiểm của mình, là lẽ sống của con người [6].

Trang 28

Xu hướng của cá nhân có quan hệ rất chặt chẽ với năng lực.Xu hướng đối với một hoạt động nào đó thường ăn khớp vớinăng lực trong lĩnh vực hoạt động đó Xu hướng có ảnh hướngtới sự phát triển của năng lực Sự lôi kéo, hấp dẫn đối với conngười càng cao, thì con người càng thường xuyên hướng sức lựccủa mình vào hoạt động Lịch sử phát triển của khoa học chothấy, sự say mê, hứng thú đối với công việc là điều kiện của sựthể hiện các năng lực, là điều kiện hình thành tài năng Nhu cầuđối với một hoạt động nào đó được con người ý thức góp phầnhình thành năng lực Xu hướng của hoạt động dẫn đến việc hìnhthành năng lực Có năng lực rồi thì dễ đạt kết quả cao tronghoạt động Chính kết quả cao này lại góp phần củng cố xuhướng hoạt động nói chung và hứng thú nói riêng Tuy nhiên, cóhứng thú chưa chắc đã có năng lực trong lĩnh vực hoạt độngnào đó Bởi vì có hứng thú nhưng không có điều kiện để thựchiện hứng thú Ngược lại, có năng lực về cái gì đó thì sớm muộncũng hình thành hứng thú tương ứng.

Như vậy, xu hướng và năng lực có quan hệ chặt chẽ vớinhau nhưng không đồng nhất Việc nắm được mối quan hệ nàylà rất có ý nghĩa đối với nhà giáo dục trong công tác phát hiệnvà bồi dưỡng những học sinh có năng lực, làm cơ sở cho côngtác tư vấn và định hướng nghề nghiệp cho học sinh [5].

1.2.2 Khái niệm nghề nghiệp

Theo từ điển tiếng Việt, nghề được hiểu là công việc chuyênlàm theo sự phân công của xã hội” Nghề nghiệp là nghề nóichung Tác giả Văn Tân trong từ điển Tiếng Việt lại định nghĩa,nghề là công việc hàng ngày làm để sinh nhai Nghề nghiệp: lànghề làm để mưu sống Từ điển Larousse của Pháp định nghĩa,

Trang 29

nghề nghiệp là hoạt động thường ngày được thực hiện bởi conngười nhằm tự tạo nguồn thu nhập cần thiết để tồn tại [10] Theo E.A Klimôp, nghề nghiệp là một lĩnh vực sử dụng sứcmạnh vật chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn,cần thiết cho xã hội (do sự phân công lao động xã hội mà có).Nó tạo cho mỗi con người khả năng sử dụng phương tiện cầnthiết cho việc tồn tại và phát triển [4].

Theo quan điểm của Tâm lý học, nghề nghiệp là một lĩnhvực hoạt động lao động mà trong đó nhờ được đào tạo, conngười có những tri thức, kỹ năng để làm ra các loại sản phẩmvật chất, hay tinh thần nào đó, đáp ứng được nhu cầu xã hội Theo điều 13, Luật lao động quy định, việc làm là mọi hoạtđộng lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm.Nghề nghiệp là việc làm nhưng không phải việc làm nào cũng lànghề nghiệp Những việc làm nhất thời, không ổn định do conngười bỏ sức lao động và được trả công thì chưa phải là nghềnghiệp Nghề nghiệp và việc làm có điểm chung, tuy vậy, khácnhau ở chỗ “nghề nghiệp” là sự gắn bó lâu dài với công việcchuyên môn, có trình độ, kỹ năng, kỹ xảo nhờ vào quá trình đàotạo

Từ một số quan niệm về nghề nghiệp nêu trên, có thể hiểu

nghề nghiệp là một dạng lao động đòi hỏi ở con người nhữngkiến thức, kỹ năng, kĩ xảo chuyên môn nhất định, có phẩmchất, đạo đức phù hợp với yêu cầu của dạng lao động có đượcthông qua quá trình đào tạo chuyên biệt Nhờ quá trình hoạtđộng nghề nghiệp, con người có thể tạo ra sản phẩm thoả mãnnhững nhu cầu vật chất, tinh thần của cá nhân và xã hội

1.2.3.Khái niệm hướng nghiệp

Trang 30

Các nhà tâm lý học cho rằng, hướng nghiệp là hệ thống cácbiện pháp sư phạm, y học giúp cho thế hệ trẻ chọn nghề có tínhđến nhu cầu của xã hội và năng lực của bản thân Tác giả PhạmTất Dong cho rằng, khái niệm hướng nghiệp được hiểu trên haibình diện:

Trên bình diện xã hội: hướng nghiệp là một hệ thống tác

động của xã hội về giáo dục, y học, xã hội học, kinh tế học nhằm giúp cho thế hệ trẻ chọn được nghề vừa phù hợp vớihứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường của cá nhân, đápứng được nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nềnkinh tế quốc dân

Trên bình diện trường phổ thông: Hướng nghiệp được coi là

công việc của tập thể giáo viên, tập thể sư phạm, có mục đíchgiáo dục học sinh trong việc chọn nghề, giúp các em tự quyếtđịnh nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học vềnăng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của cácngành sản xuất trong xã hội [7].

Tác giả Hoàng Trung Học cho rằng, hướng nghiệp là quátrình tác động có mục đích, mang tính hệ thống của gia đình,nhà trường, các tổ chức xã hội giúp cá nhân hiểu nghề, hiểumình, hiểu nhu cầu lao động của xã hội từ đó chọn được nghềphù hợp, học được nghề yêu thích và thích ứng với nghề, pháttriển tốt khi hành nghề Hoạt động hướng nghiệp được chia làm3 giai đoạn căn bản: hướng nghiệp trong trường phổ thông,hướng nghiệp trong giai đoạn học nghề và hướng nghiệp tronggiai đoạn hành nghề Hoạt động hướng nghiệp được thực hiệnvới nhiều hình thức khác nhau trong đó giáo dục hướng nghiệp

Trang 31

và tư vấn, tham vấn hướng nghiệp được coi là những hoạt độngtrung tâm.

Qua những quan điểm về khái niệm hướng nghiệp nêu trên,có thể hiểu một cách ngắn gọn, dưới góc độ giáo dục phổthông, hướng nghiệp là sự tác động của một tổ hợp các lựclượng xã hội, lấy hệ thống sư phạm làm trung tâm (nhà trường),tác động vào học sinh, giúp các em làm quen với thế giới nghềnghiệp, nhận thức đúng về bản thân và về một số ngành nghềphổ biến trong xã hội để có thể lựa chọn cho mình một nghềnghiệp tương lai phù hợp.

Lựa chọn nghề nghiệp là một công việc rất hệ trọng của tuổihọc trò Trong quá trình học tập và rèn luyện trong nhà trường,các em dần tự phát hiện ra chính mình và luôn tìm cách trả lờicâu hỏi: “Tôi có thể làm được việc gì?” Đó là một câu hỏi rấtnghiêm túc phản ánh tinh thần trách nhiệm của học sinh trướcnhững đòi hỏi của cuộc sống Các hình thức giáo dục hướngnghiệp của trường phổ thông sẽ góp phần tích cực vào việcgiúp thanh niên trả lời chính xác câu hỏi quan trọng này Thôngqua các hoạt động giáo dục trong nhà trường, hứng thú nghềnghiệp của học sinh dần được ổn định Điều đó đặc biệt quantrọng vì chính hứng thú nghề nghiệp là cái có ý nghĩa quyếtđịnh sự phát triển nhân cách của học sinh THPT Việc các em cóđược hứng thú tích cực đối với nghề nghiệp sẽ giúp tạo lập ởbản thân các em động cơ mạnh mẽ trong lựa chọn nghềnghiệp.

Nhận thức là một hoạt động quan trọng trong đời sống conngười, là khởi nguồn của mọi sự hiểu biết Nhận thức đúng sẽ

Trang 32

dẫn tới hành động đúng và ngược lại, nghĩa là nhận thức chỉđạo cho mọi hành động của con người.

Theo cuốn Giải thích thuật ngữ Tâm lý – Giáo dục học, “nhậnthức là toàn bộ những quy trình mà nhờ đó những đầu vào cảmxúc được chuyển hóa, được mã hóa, được lưu giữ và sử dụng”.Theo từ điển Giáo dục học, “nhận thức là quá trình hay là kếtquả phản ánh và tái tạo hiện thực vào trong tư duy của conngười”.

Như vậy, nhận thức là quá trình phản ánh sự vật hiện tượng của

thế giới khách quan và bộ óc của con người thông qua các giácquan để tạo nên những hiểu biết về chúng.

1.2.5.Khái niệm cách mạng công nghiệp 4.0

CMCN 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, mang lại nhiều thời cơcũng như thách thức cho các quốc gia Tâm điểm của cuộcCMCN 4.0 là công nghệ thông tin và nền tảng internet kết nốivạn vật, cùng với trí tuệ nhân tạo, đã và đang tác động sâu sắcđến môi trường kinh tế - xã hội, làm thay đổi căn bản nền sảnxuất thế giới, tối ưu hóa phương thức vận hành, kế hoạch sảnxuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

Thuật ngữ Công nghiệp 4.0 lần đầu tiên xuất hiện tại Hội chợcông nghiệp Hannover ở Đức năm 2011 và ngày càng nhậnđược nhiều sự chú ý khi “Chiến lược Công nghệ cao 2020” đượcthông qua tháng 3-2012 với mục đích phát triển các công nghệtiên tiến, bảo đảm tương lai của ngành sản xuất Đức Sự ra đờicủa CMCN 4.0 tại Đức đã thúc đẩy các nước tiên tiến trên thếgiới, trong đó có các quốc gia công nghiệp châu Âu phát triển

Trang 33

các chương trình tương tự nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh củamình.

Mặc dù mỗi quốc gia có tiến trình khởi xướng và phát triểncác ngành công nghiệp nền tảng của CMCN 4.0 với những ưutiên khác nhau, nhưng nhìn chung, CMCN 4.0 giúp tăng hiệuquả kinh tế, tăng năng suất lao động và tính linh hoạt, giảm chiphí sản xuất và tăng lợi tức đầu tư Dưới tác động của CMCN4.0, các bước trong quy trình sản xuất được tự động hóa, tạo racác sản phẩm chất lượng cao với tính năng ưu việt, đáp ứngđược tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của thị trường Với ít vốnxã hội hơn và nhiều vốn kỹ thuật hơn, các doanh nghiệp có thểđưa ra quyết định sản xuất nhanh hơn một cách tự động hoặcbán tự động Nhân công dần được thay thế bởi người máy khisự đột phá về công nghệ cho phép ứng dụng rộng rãi các robotthông minh với chi phí thấp hơn Sản xuất được tiến hành trêndây chuyền hiện đại, dưới sự giám sát chặt chẽ, theo một quytrình nghiêm ngặt Nhờ có công nghệ, năng suất lao động tănglên, mọi công đoạn sản xuất trở nên thông minh, linh hoạt vàchính xác hơn [21].

Như vậy, bản chất của cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộccách mạng diễn ra trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đượcđặc trưng bởi việc ứng dụng công nghệ vào mọi lĩnh vực của đờisống, trong đó có hoạt động nghề nghiệp, được dựa trên nềntảng của trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, kết nối vạn vật, tự độnghóa và công nghệ in 3D Cách mạng công nghiệp 4.0 tác độngmạnh đến sản xuất, hoạt động nghề nghiệp và phương thứcsống, lao động và tương tác trong xã hội loài người.

Trang 34

1.3 Mối quan hệ giữa xu hướng chọn nghề và nhận thứccủa học sinh Trung học phổ thông về nghề nghiệp trongcách mạng công nghiệp 4.0

1.3.1 Những đặc điểm tâm lý và nhân cách của học sinhTrung học phổ thông

Lứa tuổi học sinh THPT được xác định là những học sinhđang học trường THPT, có độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi (ở đây chỉđề cập đến đối tượng thanh niên học sinh trong trường THPT).Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt quan trọng trong các thời kỳphát triển của trẻ em Đây là giai đoạn phát triển và dần hoànthiện các cấu trúc tâm lý, các phẩm chất nhân cách và thểchất, chuẩn bị cho các em bước vào cuộc sống XH với tư cáchnhư một người trưởng thành.

1.3.1.1 Đặc điểm hoạt động học tập

Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh Trunghọc phổ thông Trong quá trình học tập, kinh nghiệm sống củahọc sinh THPT đã trở nên phong phú, các em đã ý thức đượcrằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời Do vậy tháiđộ có ý thức đối với học tập ngày càng phát triển và trở nên cólựa chọn hơn đối với mỗi môn học Ở các em, đã hình thànhnhững hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghềnghiệp Cuối bậc THPT, học sinh đã xác định được cho mìnhmột hứng thú ổn định với một môn học nào đó, đối với một lĩnhvực tri thức nhất định Hứng thú này thường liên quan với việclựa chọn một nghề nhất định của học sinh

Thái độ học tập của học sinh được thúc đẩy bởi động cơ họctập có cấu trúc khác với lứa tuổi trước Trong hệ động cơ thúcđẩy hoạt động học tập thường theo thứ bậc sau: động cơ thực

Trang 35

tiễn (ý nghĩa thực tiễn của môn học đối với cá nhân, có liênquan đến ngành nghề định chọn), động cơ nhận thức, sau đó làý nghĩa xã hội của môn học, rồi mới đến các động cơ cụ thểkhác Thái độ học tập ở học sinh có nhược điểm là: một mặt cácem rất tích cực học một số môn học có liên quan đối với nghềđã hoặc định chọn, mặt khác các em lại sao nhãng các môn họckhác, dẫn đến hiện tượng học lệch, học tủ, học chỉ vì mục đíchthi cử Thái độ học tập có ý thức đã thúc đẩy sự phát triển tínhchủ định của các quá trình nhận thức và năng lực điều khiểnbản thân của học sinh trong hoạt động học tập cũng như việclựa chọn nghề nghiệp cho tương lai.

1.3.1.2 Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ

Ở học sinh THPT, tính chủ định được phát triển mạnh ở tấtcả các quá trình nhận thức Tri giác có mục đích đã đạt tới mứcrất cao, ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt độngtrí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng và ghi nhớý nghĩa ngày một tăng rõ rệt

Do cấu trúc và chức năng của não bộ phát triển cùng với sựphát triển của các quá trình nhận thức và hoạt động học tập màhoạt động tư duy của các em có sự thay đổi quan trọng, các emđã có khả năng tư duy logic, tư duy lý luận, tư duy trừu tượngmột cách độc lập, sáng tạo, tư duy có sự chặt chẽ có căn cứ vànhất quán hơn Đồng thời, tính phê phán của tư duy cũng pháttriển Những đặc điểm đó tạo điều kiện cho học sinh Trung họcphổ thông thực hiện các tư duy toán học phức tạp, phân tíchnội dung cơ bản của khái niệm trừu tượng và nắm được các mốiquan hệ nhân quả trong tự nhiên và xã hội Đó là cơ sở đểhình thành thế giới quan Tuy nhiên, nhiều khi các em chưa chú

Trang 36

ý phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kếtluận vội vàng theo cảm tính [11], [3], [9].

Như vậy ở lứa tuổi này các em dễ mắc phải sai lầm trongviệc lựa chọn nghề, nhưng nếu được định hướng một cáchnghiêm túc, tư vấn một cách khoa học thì hoàn toàn có thểgiúp học sinh lựa chọn được những nghề nghiệp phù hợp.

1.3.1.3 Sự hình thành thế giới quan

Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi quyết định của sự hìnhthành thế giới quan - hệ thống quan điểm về xã hội, về tựnhiên, các nguyên tắc và qui tắc cư xử Chỉ số đầu tiên của sựhình thành thế giới quan là sự phát triển của hứng thú nhậnthức đối với những vấn đề thuộc nguyên tắc chung nhất của vũtrụ, những qui luật phổ biến của tự nhiên, xã hội và sự tồn tạicủa xã hội loài người Các em cố gắng xây dựng quan điểmriêng trong lĩnh vực khoa học, đối với các vấn đề xã hội, tưtưởng chính trị, đạo đức Chính nội dung các môn học ở phổthông trung học giúp các em xây dựng được thế giới quan tíchcực về tự nhiên, xã hội Việc hình thành thế giới quan không chỉgiới hạn ở tính tích cực nhận thức mà còn thể hiện ở phạm vinội dung nữa Vấn đề ý nghĩa cuộc sống chiếm vị trí trung tâmtrong suy nghĩ của học sinh THPT Tuy vậy, một bộ phận họcsinh chưa được giáo dục đầy đủ về thế giới quan, họ có nhữngquan niệm lệch lạc về lối sống do chưa chịu sự tác động từ mặttrái của thời mở cửa, hội nhập văn hoá với thế giới, mặt trái củacơ chế thị trường đã khiến các em có lối sống không lànhmạnh, đánh giá cao cuộc sống hưởng thụ, sống gấp, sống lại,ham chơi hơn là học hành Một bộ phận khác lại chưa chú ývấn đề xây dựng thế giới quan cho mình, sống thụ động.

Trang 37

1.3.1.4 Sự phát triển tự ý thức

Sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự pháttriển nhân cách của học sinh THPT Điểm quan trọng trong sự tựý thức của lứa tuổi này là tự ý thức xuất phát từ yêu cầu củacuộc sống và hoạt động - địa vị mới mẻ trong tập thể, nhữngquan hệ mới với thế giới xung quanh buộc các em phải ý thứcđược những đặc điểm nhân cách của mình Các em hay ghinhật ký so sánh mình với nhân vật được coi là tấm gương hay“thần tượng” Nội dung của tự ý thức cũng khá phức tạp Cácem không chỉ nhận thức về cái tôi của mình trong hiện tại nhưtuổi thiếu niên mà còn nhận thức về vị trí của mình trong xãhội, trong tương lai (Tôi cần trở thành người như thế nào, cầnlàm gì để tốt hơn ) học sinh THPT không chỉ có nhu cầu đánhgiá mà còn có khả năng đánh giá sâu sắc và tốt hơn tuổi thiếuniên về những phẩm chất, điểm mạnh, điểm yếu của nhữngngười xung quanh và của chính mình Nhưng nhận thức ngườikhác bao giờ cũng đỡ khó khăn hơn là nhận thức bản thân họcsinh THPT thường dễ có xu hướng cường điệu trong khi tự đánhgiá, hoặc các em đánh giá thấp cái tích cực, tập trung phê pháncái tiêu cực, hoặc là đánh giá quá cao nhân cách của mình - tỏra tự cao coi thường người khác Tuy nhiên, việc tự đánh giátrên cơ sở tự nhiên có mục đích là một dấu hiệu cần thiết củamột nhân cách đang trưởng thành, là tiền đề của sự tự giáo dụccó mục đích.

1.3.1.5 Đặc điểm đời sống tình cảm

Đời sống tình cảm của học sinh THPT rất phong phú và đadạng Đặc điểm đó được thể hiện rõ nhất trong tình bạn của cácem, vì đây là lứa tuổi mà những hình thức đối xử có lựa chọn

Trang 38

đối với mọi người trở nên sâu sắc Ở lứa tuổi này, nhu cầu vềtình bạn tăng lên rõ rệt so với tuổi thiếu niên Các em có yêucầu cao hơn đối với tình bạn (sự chân thật, lòng vị tha, tintưởng, hiểu biết và tôn trọng nhau, sẵn sàng giúp đỡ lẫnnhau ) Quan hệ với bạn bè chiếm vị trí lớn hơn hẳn so vớiquan hệ với người lớn tuổi hơn hoặc ít tuổi hơn, điều này dolòng khát khao muốn có vị trí bình đẳng trong cuộc sống Tìnhbạn lứa tuổi học sinh THPT rất bền vững, nó có thể vượt quamọi thử thách và có thể kéo dài suốt cuộc đời Quan hệ tình bạnkhác giới ở lứa tuổi này cũng đã được tích cực hoá một cách rõrệt, phạm vi quan hệ bạn bè được mở rộng, xuất hiện nhiều cácnhóm pha trộn (cả nam và nữ) bên cạnh những nhóm thuầnnhất Ở một số em bắt đầu xuất hiện “mối tình đầu”, đó là nhucầu chân chính về tình yêu và tình cảm sâu sắc Đó là mộttrạng thái mới mẻ, nhưng rất tự nhiên trong đời sống tình cảmcủa lứa tuổi học sinh THPT [11], [3], [9].

1.3.1.6 Hoạt động lao động và sự lựa chọn nghề nghiệp củahọc sinh THPT

Học sinh Trung học phổ thông về cơ bản đã bước qua giaiđoạn dạy thì Cơ thể các em đã phát triển tiệm cận với giảiphẫu ở người trường thành Do đó, các em có khả năng laođộng Hoạt động lao động tập thể có vai trò to lớn trong sự hìnhthành nhân cách học sinh THPT Hoạt động lao động được tổchức đúng đắn sẽ giúp các em hình thành tinh thần tập thể,lòng yêu lao động, tôn trọng lao động, người lao động và thànhquả lao động, đặc biệt là có nhu cầu và nguyện vọng lao động Đối với học sinh Trung học phổ thông, việc lựa chọn nghềnghiệp đã trở thành công việc khẩn thiết của các em (đặc biệt

Trang 39

là với học sinh lớp 12) Các em đang đứng trước ngưỡng cửacuộc đời tự lập, cho nên vấn đề tương lai có một vị trí rất lớnlao Cách nhìn về tương lai của các em cũng rất lạc quan họcsinh THPT tỏ thái độ của họ với học tập, với lao động và hoạtđộng xã hội và coi những hoạt động ấy là sự chuẩn bị nhữngđiều kiện cần thiết để bước vào cuộc sống, vào hoạt động nghềnghiệp Do hoàn cảnh sắp bước vào đời và đặc biệt là do thếgiới quan và tâm lý phát triển, xu hướng nghề nghiệp của họcsinh THPT hình thành rõ rệt, nhanh chóng và tương đối ổn định.Các em coi đây là một vấn đề nghiêm túc trong cuộc đời Đâychính là hoàn cảnh khách quan, là cơ sở để thúc đẩy các hiệntượng tâm lý phát triển Khi lựa chọn nghề nghiệp, học sinhTHPT bị chi phối bởi nhiều yếu tố: Những yếu tố bên trong (yếutố chủ quan) như: hứng thú, nguyện vọng, khả năng học tập;Những yếu tố bên ngoài (yếu tố khách quan) như: Dư luận xãhội, lời khuyên của người thân, hướng nghiệp của nhà trường Ngoài ra khi chọn nghề, học sinh THPT còn bị chi phối bởinhững đặc điểm về giới tính, sức khoẻ cùng với sự tác động củanhững điều kiện kinh tế xã hội.

Trong thực tế, học sinh THPT chọn nghề thường tập trung vàocác lĩnh vực đòi hỏi những tri thức mới, những nghề mới lạ,được xã hội chú ý đến nhiều Đặc biệt là các nghề trong lĩnhvực kinh tế, những nghề hoạt động sôi nổi, những nghề đangđược xã hội quan tâm Trong quá trình hình thành xu hướngnghề nghiệp, các em đã gặp phải rất nhiều khó khăn bởi nhữngtác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường, do sự cảntrở của dư luận xã hội Do vậy, các em rất cần được sự địnhhướng, sự tư vấn giúp đỡ thông qua giáo dục hướng nghiệp của

Trang 40

nhà trường để có thể lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp [11],[9].

Lựa chọn nghề nghiệp là một hiện tượng xã hội Nhiều côngtrình nghiên cứu về sự lựa chọn nghề nghiệp cho thấy rằng,hiện tượng này rất phức tạp và luôn thay đổi tuỳ thuộc vàonhững điều kiện xã hội, đặc biệt là những điều kiện kinh tế vănhoá và giáo dục Do đó, ở hai thời điểm khác nhau thườngkhông thấy sự giống nhau trong xu hướng chọn nghề Có nhữngnghề hiện không được thế hệ trẻ thích thú, nhưng chỉ sau mộtvài năm, có khi chúng lại ở vị trí hàng đầu trong sự lựa chọnnghề của học sinh Cần phải khẳng định rằng, không phải họcsinh nào cũng chọn cho bản thân nghề mà mình yêu thích Bởivì việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh là một hiện tượng xãhội cho nên nó chịu sự tác động và chi phối đồng thời của nhiềuyếu tố, các yếu tố cơ bản có thể kể đến là: gia đình học sinh,bạn bè, công tác hướng nghiệp của nhà trường, các phươngtiện thông tin đại chúng, sở thích và hứng thú của cá nhân

1.3.2 Nhận thức về nghề nghiệp của học sinh Trung họcphổ thông trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

1.3.2.1 Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đếnnghề nghiệp

“Nhân loại đang đứng bên bờ của một cuộc cách mạng côngnghệ sẽ thay đổi cơ bản cách chúng ta sống, làm việc và giaotiếp xã hội” Đây là nhận xét của Klaus Schwab, chủ tịch điềuhành Diễn đàn Kinh tế thế giới trong bài báo nói về cuộc cáchmạng công nghiệp lần thứ tư vào năm 2015 Đây cũng là nộidung chủ đề của cuộc họp của diễn đàn kinh tế thế giới năm2016 diễn ra ở Davos-Klosters, Thụy Sỹ.

Ngày đăng: 10/05/2024, 14:12

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan