nghiên cứu quy trình chế biến trà hòa tan từ lá cóc đỏ lumnitzera littorea và khảo sát hoạt tính sinh học của sản phẩm

123 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
nghiên cứu quy trình chế biến trà hòa tan từ lá cóc đỏ lumnitzera littorea và khảo sát hoạt tính sinh học của sản phẩm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

MSSV: 1553010235 Khóa: 2015 – 2019

Bình Dương, tháng 05 năm 2019

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

MSSV: 1553010235 Khóa: 2015 – 2019

GVHD ký xác nhận:

………

Bình Dương, tháng 05 năm 2019

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quãng đường học tập và rèn luyện, em luôn nhận được sự dạy dỗ, quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy Cô, bạn bè cũng như gia đình Từ những sự dạy bảo quý báu đó đã giúp em có cơ hội nâng cao nhận thức, hiểu rộng hơn các vấn đề, từ đó rút ra được nhiều bài học quý báu cho công việc sau này của mình

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu nhà trường, toàn thể quý Thầy Cô khoa Công nghệ sinh học Trường Đại học Mở Tp HCM đã tâm huyết truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em trong quá trình học tập ở trường và trang bị cho em nhiều kiến thức bổ ích làm nền tảng để em thực hiện đề tài

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến cô ThS Nguyễn Thị Lệ Thủy là người trưc tiếp hướng dẫn tận tình cho em, chỉ bảo em trong suốt thời gian em học và thực tập

Và nhân dịp này em xin gửi lời cảm ơn đến ba mẹ người đã sinh thành dưỡng dục và nuôi dạy em nên người để em có được ngày hôm nay

Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình và những người bạn thân thương đã quan tâm, động viên, và giúp đỡ em trong suốt thời gian qua, đặc biệt là trong thời gian thực tập và hoàn thành đề tài thực tập tốt nghiệp này

Kính chúc quý thầy cô, những người thân thương và các bạn luôn có sức khỏe, may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

1.1.1.Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 5

1.2 Tổng Quan Về Đông Trùng Hạ Thảo 5

1.5.Tổng Quan Về Trà Hòa Tan 15

1.5.1.Giới thiệu chung 15

1.5.2.Lợi ích việc uống trà 16

1.5.3.Một số sản phẩm 16

1.6.Tổng Quan Về Phương Pháp Tách Chiết 18

1.6.1 Nguyên tắc tách chiết 18

1.6.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết nguyên liệu 18

1.7.Tổng Quan Bệnh Đái Tháo Đường 20

1.7.1 Khái niệm 20

1.7.2.Phân loại 20

1.7.3 Phương pháp điều trị 21

1.8.Tổng Quan Về Enzyme α- Glucosidase 22

1.9.Tổng Quan Về Quá Trình Oxy Hóa 23

1.9.1.Khái niệm 23

Trang 7

1.9.2.Sự hình thành gốc tự do 24

1.9.3.Vai trò của gốc tự do trong cơ thể 24

1.10.Tổng Qua Về Một Số Vi Khuẩn Gây Bệnh 28

1.10.1.Trực khuẩn Escherichia Coli 28

1.10.2.Trực khuẩn Salmonella 30

PHẦN II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

2.1.VẬT LIỆU 32

2.1.1.Đối tượng nghiên cứu 32

2.1.2.Địa điểm nghiên cứu 32

2.1.3.Hóa chất và thiết bị thí nghiệm 32

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

2.2.1.Phương pháp xác định hàm lượng polyphenol 33

2.2.2.Phương pháp xác định hàm lượng flavonoid 33

2.2.3.Phương pháp ức chế enzyme α- glucosidase 33

2.2.4.Phương pháp khảo sát khả năng kháng oxy hóa. 34

2.2.5.Phương pháp khảo sát khả năng kháng khuẩn 34

2.2.6.Phương pháp sấy thăng hoa 35

2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 37

2.3.1.Sơ đồ nghiên cứu 37

2.3.2.Quy trình điều chế cao tổng từ lá cây Cóc đỏ (Lumnitzera littorea) 38

2.3.3 Quy trình sãn xuất trà hòa tan 39

2.3.5.Khảo sát thành phần hóa lý trong nguyên liệu 42

2.3.6.Nghiên cứu hoạt tính sinh học trong nguyên liệu ban đầu 45

2.3.7.Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan 50

2.3.8.Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian cô đặc 56

PHẦN III : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 66

3.1.KẾT QUẢ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA NGUYÊN LIỆU 66

3.1.1.Kết quả thử độc tính cấp ở nguyên liệu lá Cóc đỏ 66

3.1.2 Kết quả khảo sát thành phần hóa lý nguyên liệu 67

3.1.3.Kết quả khảo sát hàm lượng polyphenol và flavonoid trong nguyên liệu 68

3.1.4.Kết quả nghiên cứu hoạt tính sinh học trong nguyên liệu 69

3.2.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT TRÀ HÒA TAN 73

3.2.1.Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của quá trình sao đến chất lượng trà 73

3.2.2.Kết quả khảo sát quá trình trích ly 74

Trang 8

3.2.3 Tỷ lệ phối trộn dịch trích lá Cóc đỏ với dịch trích Atiso, Cam thảo và đế Đông trùng

hạ thảo 79

3.1.1.Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian cô đặc 80

3.2.4.Kết quả khảo sát quá trình lọc sau cô đặc 81

3.2.5.Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ maltodextrin phối trộn đến chất lượng sản phẩm 82

3.3KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 84

3.3.1.Kết quả chỉ tiêu hóa lý 84

3.4.1Kết quả khảo sát hoạt tính sinh học trên thành phẩm 86

3.3.2.Kết quả chỉ tiêu vi sinh vật 90

3.4.2Kết quả chỉ tiêu cảm quan 91

IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92

Trang 9

Hình 1 6 : Vai trò của α-glucosidase trong quá trình hình thành glucose 23

Hình 1 7 Tác nhân bên ngoài gây ra gốc tự do 24

Hình 1 8 Các bệnh do gốc tự do gây ra 25

Hình 1 10 Vi khuẩn E Coli 28

Hình 1 11 Vi khuẩn Salmonella 30

Hình 2 2 Sự chuyển hóa chất nền khi bị enzyme α-glucosidase ức ch 33

Hình 2 3 Giản đồ trạng thái của nước 36

Hình 3 1: Khán khuẩn của trà hoa tan cóc đỏ tại nồng độ 400 mg/ml 89

Trang 10

Danh Mục Bảng

Bảng 2 1: Mức tác động dựa vào đường kính vòng kháng khuẩn 35

Bảng 2 2: Bố trí thí nghiệm khảo sát khả năng ức chế enzyme α-glucosidase 45

Bảng 2 3: Bố trí thí nghiệm khảo sát sự kháng oxy hóa 47

Bảng 2 4 Bố trí thí nghiệm khảo sát khả năng kháng khuẩn từ cao chiết từ lá Cóc đỏ 49

Bảng 2 5 Sự ảnh hưởng của quá trình sao đến chất lượng sản phẩm 51

Bảng 2 6 Chỉ tiêu đánh giá cảm quan về nhiệt độ và thời gian sao đến chất lượng trà 51

Bảng 2 7 Bảng bố trí thí nghiệm khảo sát tỉ lệ nguyên liệu: nước 52

Bảng 2 8 Bảng bố trí thí nghiệm khảo sát nhiệt độ trích ly 53

Bảng 2 9 Bảng bố trí thí nghiệm khảo sát thời gian trích ly 54

Bảng 2 10 Chỉ tiêu đánh giá quá trình phối trộn 55

Bảng 2 11: Bảng bố trí thí nghiệm khảo sát nồng độ chất tan dịch cần đạt sau cô đặc 56

Bảng 2 12: Bảng điểm cảm quan của dịch trà theo nồng độ chất tan dịch sau cô đặc 57

Bảng 2 13: Thí nghiệm khảo sát quá trình lọc 58

Bảng 2 14 Bảng bố trí thí nghiệm khảo sát tỷ lệ maltodextrin phối trộn 58

Bảng 2 15 Bảng điểm cảm quan của dịch trà theo tỷ lệ phối trộn maltodextrin 59

Bảng 2 16 Bảng khảo sát sự ảnh hưởng của bao bì 60

Bảng 2 17 Phương pháp khảo sát chỉ tiêu hóa lý của trà hòa tan Cóc đỏ 61

Bảng 2 18 Bố trí thí nghiệm khảo sát khả năng ức chế enzyme α-glucosidase 61

Bảng 2 19: Gía trị IC50 của trà hòa tan cóc đỏ và các sản phẩm trên thị trường 62

Bảng 2 20 Bố trí thí nghiệm khảo sát khả năng kháng oxy hóa từ cao chiết 62

Bảng 2 21 So sánh giá trị IC50 của quá trình oxi hóa của trà hòa tan cóc đỏ và các sản phẩm tren thị trường 63

Bảng 2 22 Bố trí thí nghiệm nghiên cứu khả năng kháng khuẩn từ trà hòa tan Cóc đỏ 63

Bảng 2 23 Phương pháp khảo sát các chỉ tiêu vi sinh vật 65

Bảng 2 24: Bảng cho điểm cảm quan sản phẩm trà hòa tan 64

Bảng 2 25 Bảng điểm chất lượng sản phẩm theo TCVN 3215-79 65

Bảng 4 1: Kết quả thể hiện khả năng kháng oxy hóa và ức chế enzyme α – glucosidase từ cao chiết 93

Bảng 4 2: Khả năng kháng oxy hóa của cao chiết và trà hòa tan lá cóc đỏ 93

Bảng 4 3: Khả năng kháng khuẩn của cao chiết và trà hòa tan cóc đỏ thể hiện qua đường kính vòng kháng 94

Trang 11

Danh Mục Sơ Đồ

Sơ đồ 2 1 Sơ đồ nghiên cứu 37

Sơ đồ 2 2: Quy trình điều chế cao chiết lá cóc đỏ 38

Sơ đồ 2 3 Quy trình sãn xuất trà hoà tan 40

Sơ đồ 2 5 Quy trình xác định hàm lượng pholyphenol 43

Sơ đồ 2 7: Xác định hàm lượng flavonoid trong cao chiết 44

Sơ đồ 2 8: Phản ứng ức chế enzyme α-glucosidase 46

Sơ đồ 2 9: Quy trình thử hoạt tính bắt gốc tự do DPPH• 48

Sơ đồ 2 10: Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn 49

Trang 12

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sức khoẻ không phải chỉ đơn thuần là không có bệnh mà còn phải có một tình trạng thoải mái về tinh thần, thể chất và xã hội Sức khoẻ là tài sản quý giá nhất của mỗi con người và là nguồn động lực cho phát triển xã hội “Sức khỏe nhân sinh, tạo phúc xã hội” Từ vài thập kỷ qua, thực phẩm chức năng phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới Chúng ta đã biết, sự phát hiện sử dụng năng lượng và vai trò các thành phần dinh dưỡng thiết yếu đã giúp loài người từng bước hiểu được các bí mật của thức ăn và kiểm soát được nhiều bệnh tật và vấn đề sức khoẻ liên quan

Cùng với sự già hoá dân số, tuổi thọ trung bình tăng, lối sống thay đổi, các bệnh mãn tính liên quan đến dinh dưỡng và thực phẩm, lối sống ngày càng tăng Việc chăm sóc, kiểm soát các bệnh đó đặt ra nhiều vấn đề lớn cho y học, y tế và phúc lợi xã hội Người ta thấy rằng, chế độ ăn có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và xử lý với nhiều chứng, bệnh mạn tính Một trong những căn bênh được quan tâm nhiều khi sử dụng các dòng sản phẩm chức năng để hỗ trợ đó là căn bệnh đái tháo đường Chính vì những lợi ích thiết thực mà sản phẩm thực phẩm chức năng mang lại cho con người nói chung và với bênh đái tháo đường nói riêng mà nhu cầu được sử dụng các sản phẩm đó ngày một tăng cao cả về chất lượng và số lượng

Trà là một loại sản phẩm rất quen thuộc với người Việt Nam nói riêng và người Á Đông nói chung Trà được sử dụng trên toàn thế giới và được xem là một loại nước uống mang tính toàn cầu Do đó đây là loại thức uống phổ biến thứ hai sau nước lọc Hiện nay, việc dùng trà không chỉ là thói quen ẩm thực mà còn dùng để hỗ trợ cho sức khỏe vì thế trên thị trường sản phẩm trà rất đa dạng và nguyên liệu chế biến trà không còn bó hẹp trong lá trà xanh mà đã được đa dạng hóa từ các nguyên liệu khác như khổ qua, hoa cúc, hoa artiso, cây cỏ ngọt, diệp hạ châu, hà thủ ô, v.v…

Cóc đỏ (Lummnitzera littorea) là một cây thuộc họ Bàng, trong cây Cóc đỏ có một

hàm lượng lớn flavonoid là các hợp chất có hoạt tính sinh học như chất chống oxy hóa, ức chế enzyme, có tác dụng bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến mạnh,

não hóa, thoái hóa gan, tổn thương do bức xạ

Trên cơ sở đó, đề tài: “NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHẾ BIẾN TRÀ HÒA

TAN TỪ LÁ CÓC ĐỎ (LUMNITZERA LITTOREA) VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH

SINH HỌC CỦA SẢN PHẨM” được thực hiện góp phần phát triển các loại dòng sản

phẩm trà có hoạt tính sinh học

Trang 13

PHẦN I: TỔNG QUAN

1.1 Tổng quan về chi Lumnitzera 1.1.1 Đặc điểm chung

1.1.1.1 Phân loại

Chi Lumnitzera là một chi sống trong rừng ngập mặn Theo tác giả Phạm Hoàng

chi này có hai loài có hình dạng thực vật tương tự nhau là hai cây Cóc đỏ (Luminitzera

littorea) và cây Cóc trắng (Lumnitzera racemosa) có đặc điểm giống nhau, chỉ khác về

màu cánh hoa, mùa lá và màu của vỏ cây

Thân

Cây thân gỗ, cao 10 – 20 m, vỏ màu nâu thẫm, có vết nứt, mặt trong vỏ màu nâu đỏ,phần giác màu vàng,lõi màu nâu thẫm, cành nhánh hình khúc khuỷu, vuông, khi non màu đỏ nhạt, có nhiều mặt do những vết sẹo của lá rụng để lại.[15]

Lá mọc cách, tập trung ở đầu cành,phiến lá hình trứng ngược, mặt trên lá bóng, dài 2 – 8 cm, rộng 1- 2.5cm, đỉnh tròn có khía tai bèo, gốc hình nêm, ít gân, cuống đài 0.5 – 1 cm, lá tích nhiều muối.[3]

Rể

Rễ có khả năng đâm sâu vào lớp mùn dày Rễ khí thường không phát triển thành hệ rễ trên mặt đất như các cây khác Tuy nhiên trong môi trường ẩm thấp, rễ khí có thể phát triển thành hệ rễ vòng trên mặt đất dạng mẫu rễ nhỏ

Trang 14

Hoa

Cụm hoa hình chum ở đầu cành, dài 1.5 – 3 cm Hoa có cuống ngắn, đài 1.5 – 2cm Đài hình ống tạo thành đĩa chứa mật Tràng 5 thùy, hình bầu dục thuôn, dài 5 – 6 mm, đứng, màu đỏ, rụng Một cặp bao hoa dạng vảy đính vào ống đài Nhị 5 – 10, dài gấp đôi cánh hoa, nhụy hơi nhô ra khi hoa nở, vòi nhụy và đài bền Bầu lô 5 lá noãn hợp, noãn nhỏ 3 – 5, đính noãn treo Hoa thụ phấn nhờ chim đặc biệt là chim hút mật và

hạch, 1 hạt, hình trứng dài 3 – 4cm, với nhiều sự cương mô của vỏ quả nằm rải rác, vỏ quả trong cứng Quả non màu nâu đỏ, quả chín rụng, mùa ra hoa vào tháng 6 đến tháng 8, mùa quả chín vào tháng 8 đến tháng 10

1.1.1.3 Phân bố

Cây Cóc đỏ (Lumnitzera littorea) và cây Cóc trắng (Lumnitzera racemosa) là loài

loài cây này phân bố ở các rừng ngập mặn cửa đông, ven biển nơi chỉ ngập triều cao hoặc ít ngập mặn như Cần Giờ, Cà Mau, Phú Quốc,

Trước năm 2001, Cóc đỏ đã bị nhiều người dân khai thác rất nhiều Vì thân cây Cóc đỏ khi già thường bị rỗng hoặc mối ăn, nên trước khi chặt cây, người ta thường đục lỗ trên thân cây để kiểm tra Nhiều cây Cóc đỏ già nhưng không bị chặt, nhưng cũng bị chết do các vết đục quá sâu Sau khi Vườn Quốc Gia Phú Quốc và khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ được thành lập thì công tác bảo vệ rừng đã thực hiện khá tốt, phần nào ngăn chặn được việc khai thác cây Cóc đỏ tại Phú Quốc và Cần Giờ

Hiện nay, tại Phú Quốc và khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ đang tiến hành một số dự án ươm và trồng Cóc đỏ để nhân giống phát triển loài cây này Điều kiện thiên nhiên của hai địa điểm này có môi trường rất phù hợp phát triển Cóc đỏ

Vì những tác động của các yếu tố tự nhiên và con người mà các quần thể của các loài cây này đã bị thay đổi, bị chia cắt và hủy diệt ngày càng cao Ở Trung Quốc, loài Lumnitzera littorea, là một loài đang bị đe dọa, và chúng đã được trồng lại với một vùng nhỏ ở đảo Hainan Ở Việt Nam, loài Lumnitzera littorea là loài có tên trong sách đỏ với cấp báo động V Hiện nay, cây Cóc đỏ được chính thức phát hiện

Trang 15

Cần Giờ - thành phố Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Rạch Giá – Kiên Giang, Côn

1.1.1.4 Giá trị

Màu cánh hoa đẹp có tiềm năng trong nghệ thuật, trang trí Gỗ tốt, có thể nằm trong bùn và nước ngập mặn lâu năm mà không bị mục nên sử dụng làm cột, cừ hay

đình, ngoài ra, nếu loài cây này được đem vào hầm than sẽ cho nhiệt cao và chưa ít NaCl hơn nên không làm hư máy móc Trong chiến tranh thế giới thứ 2, than của loài

Chiết xuất từ lá dùng để chữa nấm vòm họng ở trẻ con Lá còn được sử dụng như một phương thuốc để chữa bệnh tiêu chảy ở xứ nóng, bệnh viêm ruột, loét miệng Còn ở các vùng miền Nam nước ta người dân dùng chòi non để làm rau ăn

Hình 1.1: Cây Cóc đỏ

Trang 16

1.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 1.1.1.1 Trong nước:

từ lá và thân của Lumnitzera littorea: including β-sitosterol, quercetin), stigmasterol,

dihydroxy-2-methyl-5-tridecylbenzene, dihydroxy-5-nonadecyl benzene,

anosyl-2′,3′,4′,6′-tetra-O-acethyl-β-D-glucopyranosyl and 1,3,4,5-tetra-O-acethyl fruc topyranose

glycoside mới là lumnitzerone cùng với chín flavonoid được phân lập từ lá của

Lumnitzera littorea: lumnitzerone, quercetin, quercitrin, myricetin, myricitrin,

-O-galloyl)-α-L-rhamnopyranoside, tất cả các hợp chất đều có khả năng ức chế enzyme α-glucosidase cao hơn so với Arbose là đối chứng dương, trong đó cao nhất là naringenin với IC50 là 1.9 µg/ml

1.1.1.2 Ngoài nước

từ lá cây Cóc đỏ (Lumnitzera littorea) có khả năng kháng khuẩn Khả năng ức chế sự

tăng trưởng của vi khuẩn tại nồng độ 0.04 mg/ml

1.2 Tổng Quan Về Đông Trùng Hạ Thảo

1.2.1.1 Phân loại [9]

Đông trùng hạ thảo (Chinese caterpillar fungus),

còn gọi là trùng thảo, hạ thảo đông trùng hay đông trùng thảo, là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký

sinh của loài nấm Cordyceps sinensic (thuộc nhóm

Ascomycetes) trên cơ thể sâu Hepialus fabricius Phần

dược tính của đông trủng hạ thảo đã được chứng minh là

do các chất chiết xuất từ nấm Cordyceps sinensic

Hình 1 2: Đông trùng hạ thảo

Trang 17

Tên gọi "đông trùng hạ thảo" là xuất phát từ quan sát thực tế khi thấy vào mùa hè

nấm Cordyceps sinensic mọc chồi từ đầu con sâu nhô lên khỏi mặt đất Vào mùa đông

thì nhìn cặp cá thể này giống con sâu (côn trùng), còn đến mùa hè thì chúng trông giống một loài thực vật (thảo mộc) hơn

Riêng tên “Đông trùng hạ thảo” được ghi chép là vị thuốc xuất hiện lần đầu tiên trong cuốn “Bản thảo cương mục” vào đời nhà Minh của danh y Lý thời Trân (năm 1575), Đông Trùng Hạ Thảo được xếp ngang với nhân sâm về công năng chữa bệnh – thuộc vào loại toàn

1.2.1.2 Nguồn gốc hình thành: [9]

Đông trùng hạ thảo là hiện tượng loài sâu thuộc chi Hepialus trong tổng Họ Cánh bướm (Lepidoptera) bị kí sinh bởi một loài nấm túi có tên khoa học là Cordyceps

sinensis (Berk.) thuộc tổng họ Nang Khuẩn (Ascomycetes) Thường gặp nhất là sâu non

của loài Hepialus Fabricius hoặc Hepialus Armoricanus Ngoài ra còn 40 loài khác thuộc chi Hepialus cũng có thể bị Cordyceps sinensis ký sinh Các loài nấm này phân

bố rộng ở châu Á và châu Úc với trung tâm đa dạng là vùng Đông Á, đó là các vùng cao nguyên cao hơn mặt biển từ 4000 đến 5000m như: Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hi, Cam Túc, Vân Nam

1.2.1.3 Ứng dụng đông trùng hạ thảo trong lâm sàng:

Đông trùng hạ thảo được dùng để điều trị ho, viêm phế quản mạn tính, bệnh thận, tiểu đêm, suy nhược sinh dục nam, thiếu máu, tăng cholesterol, rối loạn chức năng gan, mệt mỏi, ù tai, sụt cân…

Tăng chức năng hệ miễn dịch, tăng lực cho vận động viên, chống lão hoá sớm, cải thiện chức năng gan với người viêm gan siêu vi B

Một số người dùng đông trùng hạ thảo như một “adaptogen” để tăng thể lực và chống mệt mỏi

Trên hệ tim mạch: đông trùng hạ thảo tốt cho hoạt động của tim và mạch máu, điều hoà nhịp tim, hạ cholesterol máu, ức chế kết tụ tiểu cầu, có tác dụng chống viêm, cải thiện tuần hoàn bàng hệ

Myriocin và thermozymocidin (1 acid amin không điển hình) ức chế hữu hiệu serine palmitoyltransferase, chất hình thành trong giai đoạn đầu của sự sinh tổng hợp sphingosin (Zhao et al., 2013)

Myriocin có tác dụng ức chế miễn dịch (immunosuppressant) gấp 10-100 lần cyclosporine

Trang 18

1.2.2 Thành phần hóa học [9]

Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối (biomass) của đông trùng hạ thảo có 17 đến 19 loại acid amin khác nhau, có D-mannitol, có lipid, có nhiều nguyên tố vi lượng (Na, K, Ca, Mg, Al, Mn, Cu, Zn, Bo, Fe trong đó cao nhất là phospho)

Quan trọng hơn là trong sinh khối đông trùng hạ thảo có nhiều chất hoạt động sinh học mà các nhà khoa học đang khám phá dần, nhờ tiến bộ của ngành hoá học các hợp chất tự nhiên

Nhiều hoạt chất trong đông trùng hạ thảo có giá trị dược liệu thần kỳ Trong đó phải kể đến là cordiceptic acid, cordycepin, adenosine, hydroxyethyl-adenosine Đáng chú ý hơn cả là nhóm hoạt chất HEAA ( Hydroxy-Ethyl-Adenosine- Analogs)

Đông trùng hạ thảo còn chứa nhiều loại vitamin (trong 100g đông trùng hạ thảo có 0,12 g vitamin B12; 19 mg vitamin A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K ), ngoài ra còn có khoảng 25 - 30 % protein, 8% chất béo và đường mannitol

Theo Holiday và Cleaver (2004), đông trùng hạ thảo đã được sử dụng như một loại “thần dược” từ những năm 620 sau CN, vào thời nhà Đường ở Trung Quốc (618-907)

Năm 1994, Trung Quốc đã chính thức xếp loại đông trùng hạ thảo như một dược phẩm Sau đó, đông trùng hạ thảo được sử dụng rất nhiều khi dịch SARS xuất hiện ở Trung Quốc vào năm 2003

Gần đây, đông trùng hạ thảo được chứng minh có tác dụng trong điều trị các bệnh về tim mạch, hô hấp, gan, thận, ức chế sự hình thành khối u, …(Chen et al., 2006; Kuo, Sua, Yang, Huang, & Chen, 2006; Wang & Shiao, 2000)

1.2.3 Hoạt tính sinh học [9]

1.2.3.1 Chống oxy hoá:

Trên thực nghiệm: dịch chiết bằng nước và rượu, cả cordyceps tự nhiên và nuôi cấy cho thấy tác dụng chống oxy hoá:

Khử hoạt tính của chất 1,1-diphenyl-2-picryl hydrazyl (DDPH), hydrogen peroxide, gốc tự do hydroxyl, anion superoxide, hoạt tính bắt giữ kim loại

Trang 19

1.2.3.2 Tác dụng kháng tế bào ung thư:

Nghiên cứu trên các loại tế bào ung thư khác nhau như: hạch, gan, đại tràng, tuyến tiền liệt, và vú, cho thấy dịch chiết rượu từ cordyceps có tác dụng chống tăng sinh của các loại tế bào ung thư này

Một nghiên cứu khác cho thấy cordyceps ức chế tăng sinh tế bào ung thư đại tràng qua con đường ức chế sự thoái giáng của chất I-kappa B-alpha trong tế bào và ức chế hoạt tính của NF-Kappa B

1.2.3.3 Tác dụng chống mệt mỏi và stress:

Dịch chiết bằng nước nóng của Cordyceps sinensis có tác dụng chống mệt mỏi và stress trên chuột ICR và chuột Sprague-Dawly

1.2.3.4 Tác dụng trên hệ hô hấp:

Dịch chiết bằng cồn cho kết quả:

1.2.3.5 Tác dụng chống sợi hoá gan:

Trên mô hình chuột Sprague –Dawly, gây sợi hóa gan bằng Dimethyl nitrosamine, cho uống Cordyceps sinensis, kết quả cho thấy giảm đáng kể sợi hóa ở gan, bởi nó thúc đẩy sự thoái giáng chất collagen như Hydroxyproline, ức chế metalloproteinase – 2 ở mô, collagen loại IV và loại I

1.2.3.6 Tác dụng chống sợi hoá phổi:

Nghiên cứu được thực hiện trên người bệnh SARS đã phục hồi, chia 2 nhóm:

3 gr Cordyceps mỗi ngày

Interleukin – 2 Receptor (SIL – 2R): nhóm thử thuốc cải thiện tốt trên CT-scanner và giảm nồng độ SIL – 2R, trong khi nhóm chứng không có được kết quả này

1.2.3.7 Tác dụng kích thích hệ miễn dịch:

Tính chất điều hòa hệ miễn dịch của polysaccharides từ cordyceps sinensis đã được khảo qua xét nghiệm máu ngoại vi

Trang 20

Kết quả: dịch chiết có khả năng gây sản xuất yếu tố hoại tử bướu alpha alpha), Interleukin (IL) -6, và IL-10

(TNF-1.3 Tổng Quan Về Atiso

1.3.1 Giới thiệu chung[13]

- Tên tiếng Anh: Artichoke

- Tên Khoa học: Cynara scolymus

- Tên thường dùng: Atiso

Là loại cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải) đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn Hiện nay, người ta trồng atisô không những chỉ dùng lá bắc và đế hoa để ăn mà còn dùng làm thuốc

Hoa

Hoa atiso hình đầu dạng tim, to, mọc ở ngọn, màu đỏ tím hoặc tím lơ nhạt, lá bắc ngoài của cụm hoa rộng, dày và nhọn, đế cụm hoa nạc phủ đầy lông tơ, mang toàn hoa hình ống Cụm hoa và lá bắc có phần gốc nạc, ăn được, thường được dùng làm rau ăn và làm thuốc Nụ hoa actiso là một khối hình quả tim có kích thước khoảng 8-15 cm, bao gồm các lá đài, cánh hoa và nhị hoa xếp chặt như bắp cải, chứa nhiều chất bổ dưỡng và là phần chính yếu được dùng làm rau ăn

Thân

Acisô là cây thảo lớn, cao 1 - 1,2m, có thể đến 2m Thân cao, thẳng và cứng, có khía dọc, phủ lông trắng như bông Lá to, dài, mọc so le; phiến lá xẻ thùy sâu và có răng không đều, mặt trên xanh lục mặt dưới có lông trắng, cuống lá to và ngắn Cụm hoa hình

Trang 21

đầu, to, mọc ở ngọn, màu đỏ tím hoặc tím lơ nhạt, lá bắc ngoài của cụm hoa rộng, dày và nhọn, đế cụm hoa nạc phủ đầy lông tơ, mang toàn hoa hình ống Quả nhẵn bóng, màu nâu sẫm có mào lông trắng Trong quá trình nấu phần thân cây Atiso non chuyển từ màu xanh sang màu nâu do các enzym oxy hóa chất diệp lục, để chống sự đổi màu có thể cho thêm chất chua như chanh, dấm

1.3.1.2 Nguồn gốc

Cây có từ miền Nam Châu Âu ( được trồng quanh Địa Trung Hải) được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn Từ Actiso đã xuất hiện trong các tài liệu tiềng Pháp từ năm 1530 Ngày nay, Actiso được trồng chủ yếu ở Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Mỹ, các nước Mỹ Latin và Ý là quốc gia trồng Atisô hàng đầu thới giới, ở mức thu hoạch hơn 750 ngàn tấn/năm Atiso được người Pháp đưa vào Việt Nam đầu thế ký 20, hiện nay trông Sa Pa, Tam Đảo, Nghệ An, Hải Dương và nhiều nhất là ở Đa Lạt Tại đây đất đai, khí hậu, thời tiết, độ cao rất thích hợp cho loại cây nay Trên độ cao 1200m cây Actiso trổ hoa, còn dưới 1200m cây tăng trưởng được nhưng không trổ hoa Vùng trồng nhiều Actiso ở Đà Lạt là Thái Phiên và Sào Nam

1.3.1.3 Gieo trồng và thu hái:

Có 2 cách trồng Atiso là gieo hạt (tiến hành khoản tháng 10-11) hoặc tách cây non từ cây mẹ (khoản tháng 1-2), cay trổ nụ khoảng 90-100 ngày sau khi trồng

Tất cả các bộ phận của Atiso đều được thu hái và sử dụng như một loại dược liều Là được thu hái trước khi ra hoa vì khi khi trổ hoa hàm lượng hoạt chất sẽ giảm đi, hoa thu hoạch muộn nụ sẽ bị cứng như gỗ nên thu hoạch trước khi lá của hoa nở

Hình 1 3 Cây atiso

Trang 22

1.3.2 Thành phần hóa học [11]

Trước đây người ta cho rằng hoạt chất là Cynarrin Những nghiên cứu gần đây chứng minh rằng có nhiều hoạt chất khác nhau chứ không riêng gì Cynarrin (Ernst E Naturamed 1995)

Trong Atisô chứa 1 chất đắng có phản ứng Acid gọi là Cynarin (Acid 1 - 4 Dicafein Quinic) Còn có Inulin, Tanin, các muối kim loại K (tỉ lệ rất cao) Ca, Mg, Na

Hoạt chất trong phiến lá cao gấp 10 lần trong cuống lá

Lá non chứa nhiều hoạt chất (0,84%) hơn lá mọc thành hình hoa thị ở mặt đất (0,38) Nếu sấy ở nhiệt độ cao thì lá mau khô nhưng lại mau mất hoạt chất Ở nhiệt độ thấp, việc làm khô sẽ lâu hơn Lá cần được ổn định trước rồi mới chuyển thành dạng bào chế Ngọn có hoa chứa inulin, protein (3,6%), dầu béo (0,1%), Cacbohydrat (16%), chất vô cơ (1,8%0, Ca (0,12%), P (0,10%), Fe (2,3 mg/100g), Caroten (60 đơn vị/100 g, tính ra Vitamin A)

Thân và lá còn chứa muối hữu cơ của các kim loại K, Ca, Mg, Na Hàm lượng Kali rất cao

Hoa

Hoa ác ti sô ăn rất tốt cho sức khỏe, nó cung cấp khoảng 9,3% carbohydrate, 1,5% chất xơ, rất ít chất béo và protein Năng lượng cung cấp rất thấp, chỉ khoảng 40 đến 50 kcal nhưng lại rất giàu vitamin và chất khoáng như kali, phốt pho, canxi, natri, lưu huỳnh

Trang 23

và magiê.Hoa đặc biệt thích hợp cho người bị đái tháo đường do có rất ít đường Hoa cũng giúp thải bớt chất độc cho những người mất cân bằng do uống nhiều rượu

Rễ

Rễ: hầu như không có dẫn chất của axit caffeic, bao gồm cả axit Clorogenic và Sesquiterpen lacton Rễ chỉ đều thông tiểu chứ không có tác dụng tăng tiết mật (theo Herbal Medicine, 1999)

Các chất trong atiso còn giúp ngăn ngừa và điều trị bênh ung thư nhờ loại bỏ các tế bào tế bào chết ra khỏi mô mà không ảnh hưởng tới các tế bào khác Ngoài ra còn hạn chế sự nảy nở của các tế bào thành nhiều dạng ung thư khác nhau như ung thư tiền liệt, bệnh bạch cầu và ung thư vú Tăng cholesterol tốt và hạ thấp cholesterol xấu Tốt cho người tiểu đường vì có tác dụng ổn định lượng đường trong máu

Lá atisô vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng trong điều trị bệnh phù và thấp khớp Lá tươi hoặc khô sắc hoặc nấu thành cao chữa bệnh về gan (gan viêm mạn, da vàng), thận viêm cấp và mạn, sưng khớp xương Thuốc có tác dụng nhuận trường và lọc máu nhẹ đối với trẻ em

Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn kiêng của người bệnh đái tháo nhạt vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột, phần Carbon Hydrat gồm phần lớn là Inlin

Lá atisô vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng trong điều trị bệnh phù và thấp khớp

Lá tươi hoặc khô sắc hoặc nấu thành cao chữa bệnh về Gan (gan viêm mạn, da vàng), thận viêm cấp và mạn, sưng khớp xương Thuốc có tác dụng nhuận trường và lọc máu nhẹ đối với trẻ em Thân và rễ atisô thái mỏng, phơi khô, công dụng giống lá atisô

Trang 24

được dùng trị bệnh ở Châu Âu từ lâu như vị thuốc làm mát gan, nhuận trường, thông tiểu

1.4 Giới Thiệu Về Cam Thảo

1.4.1 Đặc điểm chung 1.4.1.1 Phân loại

Tên khoa học: Glycyrrkyza uralensis Fisch

Phân loại khoa học:

Cam thảo còn được gọi là cam thảo bắc, sinh cam thảo, quốc bảo Cam có nghĩa là ngọt, thảo là cây cỏ Cam thảo là cây có vị ngọt vì vậy dùng để gọi tên

1.4.1.2 Phân bố

Cây cam thảo trước đây không có ở nước ta Tại Liên Xô cũ, Trung Quốc và nhiều nước khác cây cam thảo mọc hoang và trở thành một thứ cỏ khó diệt trừ, chỉ một mẫu thân rễ có thể trở thành một bụi cam thảo và cứ như vậy lan ra rộng mãi Những khu vực cam thảo mọc hoang là những nơi có đất khô, đất có canxi, đất cát và đất cát vàng Những nơi có đất đen cứng chắc, kiềm tính và ẩm thấp thì chất lượng cam thảo kém hơn, nhiều xơ, ít bột, ít ngọt [11]

Trang 25

Qủa

Quả giáp cong hình lưỡi liềm dài 3-4 cm, rộng 6-8 cm, màu nâu đen, mặt quả có nhiều lông Trong quả có 2-8 hạt đỏ dẹt, đường kính 2-2,5 mm màu xám nâu hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng Tại Trung Quốc mùa quả tháng 7-9

Trong y học, ngoài công dụng làm cho thuốc ngọt dễ uống, làm tá dược chế thuốc viên, thuốc ho, thuốc giải độc, hiện nay cam thảo có 2 công dụng chủ yếu: chữa loét dạ dày và ruột và chữa bệnh Addison. [12]

1.4.2 Thành phần hóa học

Trong cam thảo người ta đã phân tích thấy có 3-8% glucoza, 2,4-6,5% sacaroza, 25-30% tinh bột, Rễ chứa carbohydrat 4,7-10,97%, tinh bột 4,17-5,92%, glycyrizin 5,49-10,04% flavonoid có khoảng 20 chất, trong đó những chất chính là liquiritin, isoliquiritin…

Những hoạt chất chính trong cam thảo là chất glyxyridin ( glycyrrhizin) có tỷ lệ từ 6-14% có khi lên tới 23%

Hình 1 4 Cam thảo

Trang 26

Tác dụng khác

Một số tác giả khác còn cho rằng cam thảo có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, chữa táo bón

1.5 Tổng Quan Về Trà Hòa Tan 1.5.1.Giới thiệu chung [6]

Bên các sản phẩm từ trà (chè) đã được sử dụng lâu đời thì hiện nay tại nước ta và trên thới giới xuất hiện một dòng sản phẩm mới gọi là trà thảo mộc Từ xưa con người đã biết sử dụng các loại thảo mộc để làm thuốc hay thức ăn, hoặc có thể chế biến các loại nước uống bằng phương pháp thủ công Hiện nay cac sản phẩm trà thảo mộc đã được sản xuất trên quy mô công nghiệp được sản xuất rộng rải

Trà thảo mộc là loại trà được sản xuất từ lá, hoa, quả hay rể cây từ thiên nhiên Chúng có rất nhiều công dung tốt cho sức khỏe nhờ chứa nhiều nhóm polyphenol là một chất chống oxy hóa, phòng ngừa các bệnh ung thư và nhiều hợp chât có lợi khác

Cuộc sống ngày càng phát triển, con người ngày càng bận rộn hơn, do đó một loại trà có thể pha và uống liền ra đời Trong thời gian gần đây, một loại trà đang phổ biến đó là trà hòa tan Ưu điểm của loại này là có thể pha và uống ngay, không mất nhiều thời gian để trà ngấm nước như trà truyền thống Loại trà hòa tan này được phát triển trong những năm 1930, nhưng không được sử dụng rộng rãi như hiện nay và trong thời kỳ đổi mới và mở cửa (1986 – 1996), thị trường tiêu thụ chè trong nước trở nên sôi động, phát triển nhanh chóng về chủng loại, mẫu mã, bao bì, phân phối,… Đã xuất hiện các mặt hàng trà mới, như trà túi lọc (tea bag), trà hòa tan, trà đặc sản, trà hoa (nhài, sen,…)

Trang 27

Và loại trà hòa tan được ưa chuộng, sử dụng rộng rãi hiện nay là trà Lipton Người đầu tiên sáng lập ra thương hiệu số 1 thế giới là Thomas Lipton, một người Châu Âu Những công nghệ mới đã góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm trà Lipton với các loại trà túi, trà hòa tan và cả trà trong lon uống ngay Vị đậm đà của trà truyền thống được kết hợp với rất nhiều hương vị khác nhau tùy theo sở thích và khẩu vị của người tiêu dùng như trà chanh, trà đào, trà dâu, trà bạc hà

1.5.2 Lợi ích việc uống trà[6]

Trà không chỉ là một loại nước uống dùng để thưởng thức mà còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

Ngừa ung thư giúp ngăn chặn quá trình lão hóa, bão vệ tế bào cơ thể nhờ trong trà có chứa hợp chất polyphenol và flavonoid

Giúp cho quá trìnhtrao đổi năng lượng không tốn calo: Một trong nhưng yếu tố gây béo phì la do các chất trong cơ thể không được chuyển hóa tốt, dư thùa calo trong co thể Trà thảo mộc sẽ giúp cơ thể trai đổi chất tốt hơn

Uống trà thảo mộc giúp giảm nguy cơ đột qụy và tim mạch: Một nghiên cứu tại Hà Lan nhận thấy nếu ta uống 2-3 tách tà đen mỗi ngày thì nguy cơ đâu tom đột tử thấp hơn tới 70% Uống trà có thể giữa cho huyết mạch trơn mượt và không bị nghẽn

Bảo vệ hệ miễn dịch: Một cuộc thử nghiệm 21 gười tình nguyện uống 5 tách trà mỗi ngày trong 4 tuần, người ta nhận ra rằng hệt thống miễn dịch trong máu của người uống trà cao hơn

Giúp răng chắc khỏe do trong trà có chứa tamin và fluoride cóthể làm răng sát lại gần nhau Ngoài ra uống trà còn giúp sương cứng cáp, vững chắc hơn

1.5.3 Một số sản phẩm

Trên thị trường hiện nay, sản phẩm trà hòa tan được làm từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau và khá phong phú về mẫu mã, hình thức Nhiều sản phẩm trà đã tạo nên dấu ấn và sự tin dùng của khách hàng như trà Lipton hòa tan, trà Gừng, Atiso, hoa Cúc hòa tan,…

Ngoài chức năng giúp giải khát, thanh nhiệt, mỗi sản phẩm trà thảo dược có tác dụng bồi bổ hoặc chữa trị một hay một vài chứng bệnh khác nhau tùy vào nguyên liệu sử dụng Một số sản phẩm trà thảo dược hòa tan có tính năng dược lý như sau:

Trang 28

- Trà khổ qua (Gohyah tea): được làm từ 100% khổ qua với công dụng bổ mật, nhuận gan, lợi tiểu

giúp giải nhiệt, bổ máu, giảm đau đầu và giảm huyết áp

- Trà Actiso (Actiso tea): từ thân, rể, hoa và lá Actiso, giúp mát gan, thông mật, lợi tiểu, tăng bài tiết mật và mịn da

trị bứu cổ

thận, cao huyết áp, tiểu đường, ho cảm, đau lưng, dau khớp, nhuận tràng

nào, chứa chất tan được trích từ nguyên liệu, mang hương vị tự nhiên và đặc trưng cho loại nguyên liệu sử dụng

hương như: vitamin C, acid citric, hương trái cây,…

Hình 1 5 Một số sản phẩm trà hòa tan

Trang 29

1.6 Tổng Quan Về Phương Pháp Tách Chiết 1.6.1 Nguyên tắc tách chiết

Khi cho nguyên liệu và dung môi tiếp xúc với nhau, ban đầu dung môi sẽ thấm vào nguyên liệu sau đó những chất trong tế bào nguyên liệu cây sẽ hòa tan vào dung môi rồi khuếch tán ra ngoài tế bào Trong quá trình tách chiết sẽ xảy ra một số quá trình sau: Khuếch tán, thẩm thấu, thẩm tích Trong thực nghiệm , việc chiết rắn-lỏng được áp dụng nhiều hơn gồm ngâm kiệt, ngâm dầm, chiết với máy Soxhlet,… Sự chiết bằng cách nấu nguyên liệu cây với nước còn được gọi là nước sắc Ngoài ra còn có sự chiết với phương pháp lôi cuốn bằng hơi nước, phương pháp sử dụng chất lỏng siêu tới hạn,… [24]

Có nhiều cách để chiết xuất các hợp chất hữu cơ ra khỏi cây cỏ, các kỹ thuật đều xoay quanh hai phương pháp chiết lỏng – lỏng và chiết rắn – lỏng Chiết tách là sử dụng một loại dung môi hữu cơ thích hợp có khả năng hòa tan chất cần tách, tinh chế và cô lập hợp chất mong muốn

1.6.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết nguyên liệu Lựa chọn dung môi để tách chiết

Do cấu tạo hóa học của cây cỏ hoặc sinh khối thường là những chất liệu đại phân tử (polymer, cellulose, nấm mốc, thành tế bào vi sinh vật,…) tương đối trơ, không hòa tan trong dung môi hữu cơ, vì thế việc khảo sát hoạt chất tự nhiên nghĩa là chiết lấy và khảo sát các chất biến dưỡng thứ cấp có trọng lượng phân tử nhỏ[24]

Thông thường muốn nghiên cứu các hợp chất tự nhiên có tính ái dầu có mức độ phân cực khác nhau Tuy nhiên, đôi khi cũng nghiên cứu các hợp chất có tính ái nước Điều này được thực hiện bằng cách chiết những hợp chất tự nhiên có trong cây lần lượt bằng các dung môi có tính phân cực tăng dần hay chiết một lần lấy tất cả các hợp chất bằng cách sử dụng dung môi vạn năng methanol (có thể chiết hầu hết các hợp chất tự nhiên trong mẫu cây) [4]

Nguyên tắc của sự tách chiết là dung môi không phân cực (ví dụ: eter dầu hỏa, hexan, heptan, benzen, toluen,…) sẽ hòa tan tốt các hợp chất có tính không phân cực (ví dụ: các alcol béo, ester béo,…), dung môi phân cực trung bình (ví dụ: diethyl ether, chloroform,…) hòa tan tốt các hợp chất có tính phân cực trung bình (các hợp chất có chứa nhóm chức eter –O–, aldehyde –CH=O, cetone –CO–, ester – COO–…) và dung

Trang 30

môi phân cực mạnh (ví dụ: metanol, ethanol,…) hòa tan tốt các hợp chất có tính phân

Muốn chiết hợp chất ra khỏi cây cỏ cần chọn dung môi phù hợp, sử dụng kỹ thuật chiết tách phù hợp bằng cách ngâm dầm, bằng máy chiết Soxhlet,… Sau khi chiết, phần bã cây còn lại lọc bỏ, dung môi qua thu hồi bằng máy cô quay chân không ở nhiệt độ

nhiệt[18]

Chọn dung môi phải có tính trung tính, không độc, không quá dễ cháy, hòa tan được các hợp chất cần khảo sát Sau khi chiết tách xong, dung môi đó có thể được loại bỏ dễ dàng Cần tránh các dung môi quá độc như benzen hoặc dễ cháy do nhiệt độ sôi thấp như diethyl ether, cacbon tetraclorur,…

Nhiệt độ tách chiết

Khi nhiệt độ tăng thì độ nhớt của dung môi giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tách chiết Tuy nhiên, khi nhiệt độ tăng sẽ gây bất lợi cho quá trình tách chiết trong các trường hợp sau: Đối với những hợp chất bền nhiệt khi nhiệt độ tăng cao sẽ gây biến đổi hoặc làm mất tính chất hóa học của chúng Ví dụ: alkaloid, vitamin, glycosid,…

Đối với tạp chất: Khi nhiệt độ tăng không chỉ độ tan của hoạt chất tăng mà độ tan của tạp chất cũng tăng theo làm cho dịch chiết thu được sẽ nhiều tạp chất như gôm, chất nhày… ngoài ra khi nhiệt độ tăng sẽ làm cho một số chất trong nguyên liệu bị trương nở, tinh bột bị hồ hóa, độ nhớt của dịch chiết tăng, gây khó khăn cho quá trình chiết[24] Đối với dung môi dễ bay hơi nhiệt độ sôi thấp, khi tăng nhiệt độ thì dung môi sễ bị hao hụt, có thể gây cháy nổ trong quá trình chiết nên thiết bị phải kín và có bộ phận hồi lưu dung môi

Thời gian tách chiết

Khi bắt đầu chiết, các chất có phân tử lượng nhỏ (thường là hoạt chất) sẽ được hòa tan và khuếch tán vào dung môi trước, sau đó đến các phân tử lớn hơn (thường là tạp chất như nhựa, keo,…) Do đó, nếu thời gian chiết ngắn sẽ không chiết hết hoạt chất trong nguyên liệu cây, nhưng nếu thời gian chiết dài quá thì dịch chiết sẽ lẫn nhiều tạp gây bất lợi cho quá trình tinh chế và bảo quản[18]

Trang 31

Độ mịn của nguyên liệu

Khi kích thước của nguyên liệu cây thô quá dung môi sẽ khó thấm ước nguyên liệu, hoạt chất khó chiết nguyên liệu, hoạt chất khó chiết vào dung môi nên thời gian sẽ lâu hơn Khi nguyên liệu cây mịn quá thì bề mặt tiếp xúc giữ nguyên liệu và dung môi tăng lên, lượng chất khuếch tán vào dung môi tăng, do đó thời gian chiết sẽ ngắn hơn

Tuy nhiên nếu nguyên liệu quá mịn, khi ngấm vào dung môi bột nguyên liệu bị dính vào nhau nhiều tế bào thực vật bị phá hủy, dịch chiết lẫn nhiều tạp[24]

1.7 Tổng Quan Bệnh Đái Tháo Đường 1.7.1 Khái niệm

Đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường) là bệnh trạng khi lượng đường (glucose) trong máu tăng quá cao Đường là nguồn năng lượng chính của cơ thể, nhưng khi lượng đường này trong máu quá cao trong thời gian dài có thể làm tổn hại một số cơ quan trong cơ thể[8]

Đường glucose này có từ các loại thức ăn gọi là carbohydrate, được phân hủy và đi vào máu Các thức ăn carbohydrate bao gồm có bánh mì, cơm, khoai tây, trái cây, sữa… Tuyến tụy, một bộ phận nằm sau dạ dày, tiết ra hooc-môn gọi là insulin vào dòng máu Insulin cho phép glucose di chuyển từ máu vào các tế bào nhất định của cơ thể để chuyển hóa thành năng lượng chúng ta sử dụng năng lượng này để đi lại, nói chuyện, suy nghĩ và thực hiện nhiều hoạt động khác

Bệnh tiểu đường xảy ra khi không có insulin, hoặc không đủ insulin hay insulin được tạo ra không hoạt động đúng chức năng để chuyển glucose ra khỏi máu

Những người mắc bệnh tiểu đường không những có luộng đường trong máu cao mà cả trong nước tiểu nữa Chính vì thế mà bệnh đáo tháo đường có tên gọi chuyên môn là Diabetes mellitus, theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là mật ong

Hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi bệnh tiểu đường

1.7.2.Phân loại

Một cách tổng quát bệnh tiểu đường chia làm hai loại: bệnh đái tháo đường loại 1 và bệnh đái tháo đường loại 2

Bệnh đái tháo đường loại 1

Thường xảy ra ở trẻ em từ 10 tuổi trở lên và chiếm 10% trong số các trường hợp bị bệnh Nguyên nhân do cơ thể không sản xuất được insulin vì hệ thống miễn dịch của

Trang 32

cơ thể nhầm lẫn đã tân công vào các tế bào của tuyến tụy làm cho tuyến tụy không sản xuất insulin Khi không có insulin, tế bào sẽ không chuyển hóa được glucose làm cho lượng glucose trong máu tăng cao.[18]

Bệnh đái tháo đường loại 2

Thường xảy ra ở người trên 50 tuổi, chiếm khoảng gần 90% trong tổng số trường hợp bị đái tháo đường Đối với những người bị đái tháo đường loại 2, mặc dù cơ thể vẩn sản xuất được insulin nhưng các tế bào không hoặc kém nhạy cảm với sự có mặt của insulin Lượng đường trong máu do không được chuyển hóa thành năng lượng nên giữ ở mức cao Khi đó, cơ thể phản ứng bằng cách tăng sản xuất insulin lên và gây quá tải trong tuyến tụy Theo thời gian lượng insulin được tiết ra dần dần giảm Bệnh đái tháo đường loại 2 còn có nguyên nhân tiềm ẩn trong cấu tạo gen, điều này làm cho bệnh phát triển nhanh hơn Nếu những người mang gen tiềm ẩn được phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa bằng cách ăn uống hợp lí thì bệnh có thể không xuất hiện hoặc phát triển chậm, nhưng bệnh vẫn giữ ở dạng tiềm ẩn Trong trường hợp ngược lại bệnh sẽ phát triển rất nhanh.[8]

1.7.3 Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị đái tháo đường loại 1:

Với những người mắc bệnh đái tháo đường loại 1, họ sẽ phải tiêm insulin thường xuyên trong cả cuộc đời vì cơ thể họ không có khả năng tạo ra hormon này Insulin có nhiều loại nhưng nằm trong hai dạng chính tùy theo tác dụng nhanh hay chậm: dạng tác dụng nhanh dùng ngay trước bữa ăn để tăng lượng insulin trong cơ thể phù hợp với lượng carbohydrate sắp nhập vào, dạng tác dụng chậm dùng vào buổi tối đễ giữ lượng trong máu không tăng vọt trong nhiều giờ vào hôm sau[15]

Hiện nay, việc uống insulin dạng viên là không thể vì insulin trong môi trường dạ dày dễ bị phân hủy Do đó, các nhà khoa học đang nghiên cứu bọc insulin trong một vỏ nang thích hợp để thuốc có thể qua được dạ dày, giải phóng ra trong ruột non và ngấm vào máu Thời gian gần đây, ta thấy xuất hiện insulin dưới dạng bột, nó được đưa vào máu bằng đường phổi Qua nhiều năm nghiên cứu, người ta phát hiện được dạng thuốc bột này có hiệu quả rất cao[15]

Trang 33

Phương pháp điều trị đái tháo đường loại 2

Phụ thuộc tình trạng của bệnh nhân, phương pháp chữa trị gắn liền với việc ăn uống thích hợp, tăng cường hoạt động, chỉ bệnh nhân đái tháo đường loại 2 mới dùng thuốc kết hợp với những chất đặc hiệu nhằm làm giảm lượng đường huyết Bệnh nhân có thể dùng riêng thuốc viên hoặc kết hợp với phương pháp tiêm insulin[15]

Thuốc sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường loại 2 chủ yếu chia ba nhóm:

- Nhóm thuốc thúc tụy tạng tiết thêm insulin như nhóm sulfonylurea: glyburide (Micronase, Diabeta, Glynase), glipizide (Glucotrol, Glucotrol XL), glimepiride (Amaryl); và nhóm meglitinide: repaglinide (Pradin)

metformin (Glucophage, Glucophage XR, Metformin XR, nhóm thiazolidinedione: glitazone, rosiglitazone (Avandia), pioglitazone (Actos)

- Nhóm ngăn ruột bớt hấp thu chất đường khi ăn bằng chất ức chế enzyme glucosidase: acarbose (Precose, Glucobay), miglitol (Glyset)

được ưu tiên sử dụng vì cơ chế đơn giản, an toàn, chỉ xảy ra trong bộ phận tiêu hóa chứ không tham gia vào quá trình chuyển hóa đường hay cải thiện chức năng của insulin cũng như kích thích sự sản sinh insulin… như các phương pháp khác

1.8 Tổng Quan Về Enzyme α- Glucosidase 1.8.1 Enzyme α-Glucosidase

Enzyme α- glucosidase với những tên khác như maltase, glucoinvertase, glucosidoinvertase, glucosidosucrase, maltase- glucoamylase, nitrophenyl α-D-glucosidase, transglucosidase, α-glucosidase, glucosidoinvertase, α-D-glucosidase, α-glucosidase hydrolase, α-1,4-glucosidase, thuộc nhóm hydrolase ( nhóm enzyme xúc tác các phản ứng thủy phân) [23]

1.8.2 Cơ chế hoạt động Enzyme α- Glucosidase

α-glucosidase là một enzyme nằm ở tế bào biểu mô niêm mạc ruột non đảm

nhận việc phân giải các đường disaccharide và carbohydrate Hiện nay, xu hướng sử dụng các loại thuốc ức chế enzyme α-glucosidase trong việc điều trị đái tháo đường

như acarbose, migliton đã trở nên phổ biến

Trang 34

Hình 1 6 : Vai trò của α-glucosidase trong quá trình hình thành glucose

Dưới tác dụng của α-amylase, tinh bột sẽ bị thủy phân thành maltose Sau đó, dưới tác dụng của α-glucosidase, đường maltose sẽ tiếp tục bị thủy phân thành đường

glucose Ngoài sự hấp thu tinh bột, cơ thể còn hấp thu saccharose Dưới tác động của

α-glucosidase, đường saccharose cũng bị thủy phân thành đường glucose và fructose

Do đó, ức chế α-glucosidase làm cho quá trình thủy phân maltose và saccharose diễn

ra chậm Do đó, hàm lượng glucose không tăng mạnh sau khi ăn

Saccharose Tinh bột

(Glucose + Fructose) Amylase

Maltose

(Glucose + Glucose)

α-glucosidase

Glucose huyết tăng

1.9 Tổng Quan Về Quá Trình Oxy Hóa

1.9.1.Khái niệm [1]

Năm 1954, bác sĩ Denham Harman thuộc đại học Berkeley (California), là nhà khoa học đầu tiên nhận ra sự hiện hữu của gốc tự do trong cơ thể với nguy cơ gây ra những tổn thương cho tế bào Trước đó, người ta cho rằng gốc này chỉ có ở ngoài cơ thể

Gốc tự do (free radical) là những nguyên tử, nhóm nguyên tử hoặc phân tử ở lớp ngoài cùng có những electron không ghép đôi Gốc tự do có thể tồn tại độc lập, tuy nhiên thời gian tồn tại của các gốc tự do thường rất ngắn Các electron này có năng lượng cao,

Trang 35

rất kém bền nên dễ dàng tham gia vào nhiều phản ứng hóa học như phản ứng oxi hóa - khử, phản ứng polymer hóa…

1.9.2.Sự hình thành gốc tự do

Các gốc tự do được sinh ra và tích lũy và tạo ra quá trình sinh sống của con người, đó chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật và làm tăng tốc độ quá trình lão hoá cơ thể con người Trong các quá trình phản ứng hóa học, đôi khi một electron bị kéo ra khỏi phân tử, và phân tử đó trở thành một gốc tự do, với số điện tử lẻ Các gốc tự do luôn tìm cách chiếm đoạt các electron của các phân tử khác để đạt trạng thái cân bằng Quá trình này hình thành nên một chuỗi các gốc tự do liên tiếp nhau, gây rối loạn hoạt động của tế bào

Các gốc tự do trong cơ thể sinh vật sinh ra có 2 nguồn gốc, đó là nguồn nội sinh và nguồn ngoại sinh

ngoại lai như ô nhiễm môi trường, tác động của tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời, thuốc lá, rượu, thuốc chữa bệnh

1.9.3 Vai trò của gốc tự do trong cơ thể

1.9.3.1 Tác dụng có hại của gốc tự do[1]

quả là phát sinh nhiều loại bệnh của tuổi già như Parkinson, Alzheimer và một số bệnh

Hình 1 7 Tác nhân bên ngoài gây ra gốc tự do

Trang 36

− Quá trình peroxid hóa lipid: Màng tế bào giàu acid béo chưa bão hòa nên đễbị tấn công bởi tác nhân oxy hóa, quá trình này gọi là sự peroxid hóa lipid Việc làm hư hại lipid làm ảnh hưởng đến tính linh động của màng dẫn đến một số bệnh như đái tháo

chúng có thể khuyếch tán trong tế bào và mô trong thời gian dài, vì thế chúng có thể

nhóm đường deoxyribose và base nitơ của nhóm purin và pirimidin hình thành thể đột biến.

hóa đóng vai trò rất quan trọng Các phản ứng sinh hóa bên trong tế bào tạo ra các gốc tự do hoạt động, các gốc này nhanh chóng phản ứng với các phân tử quanh nó là nguyên nhân chính gây xáo trộn hoạt động của các ty lạp thể, bám vào các ADN gây đột biến bên trong các tế bào Vì thế, các gốc tự do là nguyên nhân của sự tự hủy hoại và lão hóa ở cấp tế bào.

1.9.3.2 Tác dụng có lợi của gốc tự do

Khi nồng độ tồn tại ở nồng độ trung bình, gốc tự do rất có lợi và cần thiết cho các hoạt động của cơ thể sống.

Hình 1 8 Các bệnh do gốc tự do gây ra

Trang 37

Vai trò của gốc tự do trong quá trình trao đổi chất và trong chuỗi hô hấp tế bào, hầu hết các dạng sống đều cần đến gốc tự do cho các quá trình diễn ra trong cơ thể ở mức độ vi mô Trong tế bào của sinh vật sống, hàng triệu các phản ứng hóa học diễn ra mỗi giây nhằm tạo năng lượng cho hoạt động sống và tạo nên những chất cần thiết để xây dựng cơ thể Rất nhiều phản ứng trong số đó đòi hỏi sự di chuyển của các điện tử từ phân tử này sang phân tử khác, đặc biệt trong chuỗi hô hấp tế bào.

Các gốc tự do luôn đóng vai trò trung gian quan trọng cho sự di chuyển điện tử này

Vai trò của gốc tự do trong hệ thống miễn dịch, cơ thể chúng ta rất dễ bị các sinh vật lạ hoặc vi khuẩn từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào, do đó một hệ thống miễn dịch nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các vi sinh vật là điều cần thiết Gốc tự do, phần lớn được tạo ra bởi sự hoạt hóa của các đại thực bào góp phần cùng với bạch cầu tiêudiệt các vi sinh vật có hại.

Bên cạnh tác dụng giúp tiêu diệt các vi sinh vật lạ, gốc tự do còn góp phần quét dọn những tế bào già, chết trong cơ thể tạo điều kiện cho những tế bào mới sinh sôi và phát triển Đồng thời gốc tự do còn góp phần tiêu diệt các tế bào bất thường như tế bào ung thư.

Ngoài hai vai trò trên gốc tự do còn tham gia vào nhiều quá trình có lợi khác cho cơ thể như đóng vai trò là chất dẫn truyền thần kinh, hoặc làm nhiệm vụ là tế bào tín hiệu (cell signalling) và cần thiết cho việc hình thành một số hormon nhưthyroxin

1.9.3.3 Cơ chế kháng oxy hóa

Chất kháng oxy hóa là những chất có khả năng ngăn ngừa và loại bỏ tác dụng độc hại của các gốc tự do một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Chất kháng oxy hóa có thể trực tiếp phản ứng với các gốc tự do hoạt động để tạo ra những gốc tự do mới kém hoạt động hơn, từ đó có thể ngăn cản chuỗi phản ứng dây chuyền được khơi mào bởi các gốc tự do

Chất kháng oxy hóa cũng có thể gián tiếp tạo phức với các ion kim loại chuyển tiếp trong phản ứng fenton hoặc ức chế các enzym xúc tác cho các quá trình sinh ra gốc tự do nhằm ngăn cản sự hình thành gốc tự do trong cơ thể

Trang 38

Cơ chế khơi mào các phản ứng oxy hóa của kim loại:

+ H+

+ OH- FC2+ +RH → FC1+ + R● + H+

Hình 1 6: Cơ chế kháng oxy hóa của chất kháng oxy hóa

Các chất kháng oxy hóa

Có nhiều cách phân loại các chất kháng oxy hóa như dựa trên nguồn gốc, một trong những cách đó là dựa trên bản chất enzyme hoặc không enzyme của chất kháng oxy hóa

Chất kháng oxy hóa có bản chất enzyme

Đây là hệ thống kháng oxy hóa nội sinh tồn tại trong tế bào và giữ vai trò quan tự do sinh ra trong các quá trình sinh lý như hô hấp và các bệnh lý Hệ thống bao gồm các enzyme sau: superoxid dismutase, catalase, glutathion peroxidase, peroxid hữu cơ

Chất kháng oxy hóa không có bản chất enzyme

Chất kháng oxy hóa không có bản chất enzyme là những hợp chất do cơ thể sinh ra (nguồn gốc nội sinh) như vitamin A, glutathion, glycin, methionin,… hoặc các chất kháng oxy có trong rau quả gồm có các nhóm vitamin C, vitamin E, flavonoid, lignan, alkaloid, courmarin, terpen, carotenoid,… Các chất này được xếp vào nhóm

Trang 39

1.10 Tổng Qua Về Một Số Vi Khuẩn Gây Bệnh[11]

1.10.1 Trực khuẩn Escherichia Coli

Vi khuẩn E.coli thuộc nhóm vi trùng đường ruột Enterobacteriaceae, có nhiều

trong tự nhiên, trong đường ruột của người và gia súc Trong đường ruột, chúng hiện

diện nhiều ở đại tràng nên còn gọi là vi khuẩn đại tràng Vi khuẩn E.coli nhiễm vào đất,

nước… từ phân của động vật Chúng trở nên gây bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chúng

Hình dạng:

Vi khuẩn thuộc loại trực khuẩn gram âm, di động bằng tiêm mao quanh tế bào, không tạo bào tử, loại có độc lực thì có capsul, loại không có độc lực không có capsul Kích th ước trung bình (0,5µ x 1-3µ) hai đầu tròn Một số dòng có lông bám (pili)

Đặc điểm nuôi cấy và sinh hóa:

Là loại hiếu khí hay hiếu khí tùy nghi Nhiệt độ thích hợp 370C nhưng có thể mọc trên 400C, pH 7,4

Trên môi trường thạch dinh dưỡng NA , Trên thạch máu, Trên môi trường chẩn đoán chuyên biệt EMB (Eozin Methyl Blue) ,Trên môi trường Rapid’ E.coli,Trên môi trường Macconkey, Endo,Trên các môi trường đường

Các phản ứng sinh hóa:

Indol dương tính, Methyl Red (phản ứng MR) dương tính, Voges-Proskauer (phản ứng VP) âm tính và Citrat âm tính, H2S âm tính, hoàn nguyên nitrat thành nitrit, Lysine decarboxylaza dương tính

Hình 1 9 Vi khuẩn E Coli

Trang 40

Đặc điểm kháng nguyên và độc tố

Gồm 4 loại kháng nguyên: O, K, H, F và nội độc tố gây tiêu chảy, ngoại độc tố gây tan huyết và phù thủng

Độc tố của E.coli: Loại E.coli có giáp mô (kháng nguyên K) gây ngộ độ mạnh

hơn loại không giáp mô

Nội độc tố đường ruột: Gồm 2 loại chịu nhiệt và không chịu nhiệt Cả hai loại này đều gây tiêu chảy Loại chịu nhiệt ST (Thermostable), Loại không chịu nhiệt LT

(Thermolabiles).Những dòng E.coli sản sinh độc tố (ETEC)

Tính chất gây bệnh

Cơ chế gây ngộ độc: khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn với số lượng nhiều kèm theo

độc tố của chúng E.coli gây tiêu chảy thường gặp các nhóm sau: Nhóm EPEC (Enteropathogenic E.coli), Nhóm ETEC

trầm trọng và kéo dài

Chủng này đã gây ra những vụ ngộ độc lớn trên thế giới trong những năm gần đây (theo CDC, Center for Disease Control and prevention của Mỹ) :

- Năm 1982, lần đầu tiên người ta ghi nhận được nguồn bệnh do E.coli O157:H7

chủng O157:H7

E.colimO157:H7

chưa diệt khuẩn

Sức đề kháng

- Escherichia coli có thể sống ở điều kiện ngoại cảnh từ vài tuần đến vài

tháng, có khả năng chịu được các yếu tố lý hóa khắc nghiệt

1/200 giết chết vi khuẩn sau 2-4 phút

Ngày đăng: 10/05/2024, 07:19

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan