đánh giá hiệu quả phối hợp của các nguồn thức ăn đến sinh trưởng và nhiệt độ đến tồn trữ bọ xít mắt to geocoris ochropterus hemiptera geocoridae

90 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
đánh giá hiệu quả phối hợp của các nguồn thức ăn đến sinh trưởng và nhiệt độ đến tồn trữ bọ xít mắt to geocoris ochropterus hemiptera geocoridae

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --- ∞0∞--- NGUYỄN THỊ THU NGÂN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHỐI HỢP CỦA CÁC NGUỒN THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NHIỆT ĐỘ ĐẾN TỒN TRỮ BỌ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - ∞0∞ -

NGUYỄN THỊ THU NGÂN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHỐI HỢP CỦA CÁC NGUỒN THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NHIỆT ĐỘ ĐẾN

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - ∞0∞ -

NGUYỄN THỊ THU NGÂN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHỐI HỢP CỦA CÁC NGUỒN THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NHIỆT ĐỘ ĐẾN

TỒN TRỮ BỌ XÍT MẮT TO Geocoris ochropterus

(Hemiptera: Geocoridae)

Mã số sinh viên: 1853010105 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Giảng viên hướng dẫn: TS NGUYỄN NGỌC BẢO CHÂU

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúcKHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

GIẤY XÁC NHẬN

Tôi tên là: Nguyễn Thị Thu Ngân

Ngày sinh: 11/06/2000 Nơi sinh: Lâm Đồng

Chuyên ngành: Nông Nghiệp – Khoa Công nghệ sinh học Mã sinh viên: 1853010105 Tôi đồng ý cung cấp toàn văn thông tin khóa luận tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền cho Thư viện Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Thư viện Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối toàn văn thông tin khóa luận tốt nghiệp vào hệ thống thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Ký tên

Trang 4

Ý KIẾN CHO PHÉP BẢO VỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Ngọc Bảo Châu

Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu Ngân Lớp: DH18NN01

Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả phối hợp của các nguồn thức ăn đến sinh trưởng và nhiệt

độ đến tồn trữ bọ xít mắt to Geocoris ochropterus (Hemiptera: Geocoridae).

Ý kiến của giáo viên hướng dẫn về việc cho phép sinh viên được bảo vệ khóa luận trước Hội đồng:

Sinh viên đã hoàn thành các mục tiêu của Khoá luận tốt nghiệp và đã chỉnh sửa KLTN theo góp ý của phản biện Giảng viên hướng dẫn đồng ý cho sinh viên được bảo vệ khoá luận trước Hội đồng

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 09 năm 2022

Người nhận xét

TS Nguyễn Ngọc Bảo Châu

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu này là kết quả của quá trình tìm hiểu, học hỏi và nỗ lực của nhóm em Bên cạnh đó để thực hiện đề tài này không thể thiếu sự chỉ bảo giúp đỡ từ các thầy cô đã hướng dẫn cho em Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Cô TS Nguyễn Ngọc Bảo Châu, giảng viên hướng dẫn chúng em thực hiện đề tài này, là một người tận tình giúp đỡ, cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian thực hiện đề tài

Quý thầy cô khoa Công nghệ Sinh học – Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói chuyện, thảo luận về lĩnh vực sáng tạo trong nghiên cứu khoa học

Các anh chị khóa 2017; các bạn lớp DH18NN01 của khoa Công nghệ Sinh học – Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh đã động viên, nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài

Cảm ơn các bạn chung nhóm nghiên cứu đã cùng nhau nỗ lực để hoàn thành tốt các thí nghiệm

Cuối cùng con xin cảm ơn ba mẹ và anh chị là người luôn chăm sóc, yêu thương cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho con trong suốt quá trình học tập

Bình Dương, ngày tháng năm 2022

Nguyễn Thị Thu Ngân

Trang 6

1.2 Sự phân bố của bọ xít mắt to Geocoris spp 15

1.3 Các tích cực mà bọ xít mắt to Geocoris spp mang lại 15

2 BỌ XÍT MẮT TO Geocoris ochropterus 16

2.1 Đặc điểm về hình thái 16

2.2 Đặc tính sinh học của bọ mắt to Geocoris ochropterus 17

2.3 Một số khả năng kiểm soát phòng trừ sinh học của bọ xít mắt to Geocoris ochropterus 18

3 CÁC NGUỒN THỨC ĂN CỦA BỌ XÍT MẮT TO Geocoris ochropterus 18

CHƯƠNG II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN 23

2.2 VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM 23

2.2.1 Thiết bị và dụng cụ 23

2.2.2 Các loại thức ăn được sử dụng 23

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.4 NỘI DUNG THÍ NGHIỆM 25

A Chuẩn bị thí nghiệm: 25

Trang 7

B Tiến hành thí nghiệm: 25

C Xử lý số liệu, thống kê 34

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 35

3.1 THÍ NGHIỆM 1: KHẢO SÁT CÁC NGUỒN THỨC ĂN DẠNG BỘT CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI TUỔI THỌ, KÍCH THƯỚC ĐỰC CÁI VÀ QUÁ TRÌNH LỘT XÁC CỦA BỌ MẮT TO Geocoris ochropterus 36

3.1.1 Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tỉ lệ sống của bọ 36

3.1.2 Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tỉ lệ đực và cái 37

3.1.3 Tác động của các loại thức ăn đến thời gian phát triển các độ tuổi của bọ mắt to Geocoris ochropterus 38

3.1.4 Tác động của các loại thức ăn đến kích thước bọ 40

3.2 THÍ NGHIỆM 2: KHẢO SÁT TỶ LỆ TĂNG TỰ NHIÊN CỦA BỌ XÍT MẮT TO Geocoris ochropterus 42

3.3 THÍ NGHIỆM 3: KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHIỆT ĐỘ ĐẾN TỶ LỆ TRỨNG NỞ CỦA BỌ XÍT MẮT TO Geocoris ochropterus 44

3.4 THÍ NGHIỆM 4: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG TIÊU DIỆT RỆP SÁP CỦA BỌ XÍT MẮT TO Geocoris ochropterus Ở CÁC NHIỆT ĐỘ KHÁC NHAU 46

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52

Trang 8

Hình 5: Bố trí thí nghiệm với 5 nghiệm thức 27

Hình 6: Cách đo chiều dài cơ thể của con đực và cái 29

Hình 7: Cách đo chiều rộng đầu của con đực và cái 29

Hình 8: Các giai đoạn phát triển trứng bọ xít mắt to Geocoris ochropterus 30

Hình 9: Rệp sáp tuổi 3 32

Hình 10: Rệp sáp sau khi bị bọ mắt to hút chích 32

Hình 11: Bố trí thí nghiệm khảo sát khả năng ăn rệp 33

Trang 9

MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Bố trí nghiệm thức phối trộn thức ăn 27

Bảng 2: Bố trí thí nghiệm khảo sát khả năng tăng tự nhiên của bọ 29

Bảng 3: Bố trí thí nghiệm nhiệt độ 31

Bảng 4: Bố trí thí nghiệm tiêu diệt rệp sáp 33

Bảng 5: Tỉ lệ đực và cái của bọ khi ăn 5 loại thức ăn (con) 37

Bảng 6: Tác động của các loại thức ăn đến kích thước con đực 40

Bảng 7: Tác động của các loại thức ăn đến kích thước con cái 41

Bảng 8: Thời gian sống và sinh sản của bọ mắt to 42

Bảng 9: Tỷ lệ tăng sinh tự nhiên của bọ xít mắt to 43

Bảng 10: Tỷ lệ trứng nở của bọ mắt to 44

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Tỉ lệ sống của bọ khi ăn 5 loại thức ăn (%) 36

Biểu đồ 2: Tác động của các loại thức ăn đến thời gian phát triển các độ tuổi của bọ mắt to 38

Biểu đồ 3: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian phát triển của bọ 44

Biểu đồ 4: Hiệu suất ăn rệp sáp của bọ xít mắt to ở ngày 1 (%) 46

Biểu đồ 5: Hiệu suất ăn rệp sáp của bọ xít mắt to ở ngày 2 (%) 47

Biểu đồ 6: Hiệu suất ăn rệp sáp của bọ xít mắt to ở ngày 3 (%) 47

Biểu đồ 7: Hiệu suất ăn rệp sáp của bọ xít mắt to ở ngày 4 (%) 48

Biểu đồ 8: Hiệu suất ăn rệp sáp của bọ xít mắt to ở ngày 5 (%) 49

Biểu đồ 9: Hiệu suất ăn rệp sáp của bọ xít mắt to ở ngày 6 (%) 49

Biểu đồ 10: Hiệu suất ăn rệp sáp của bọ xít mắt to ở ngày 7 (%) 50

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngành nông nghiệp giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết trên cả nước Bên cạnh đó cũng là ngành chủ yếu sản xuất ra lương thực, thực phẩm cho cả nước Tuy nhiên việc canh tác và trồng trọt cũng gặp rất nhiều rủi ro như: sâu bệnh hại, thị trường tiêu thụ, giá sản phẩm sau thu hoạch Để phòng trừ thì người ta thường sử dụng rất nhiều biện pháp như: thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật canh tác truyền thống, cải tạo đất, sử dụng giống chống chịu, sử dụng các biện pháp sinh học…

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thuốc hoá học lại có tác dụng tiêu cực là gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng có hại đến sức khoẻ con người Quan trọng hơn thuốc trừ sâu còn có thể tiêu diệt nhiều loài thiên địch, một mắt xích quan trọng của các hệ sinh thái nông nghiệp, dẫn đến sự đảo lộn làm mất những mối cân bằng sinh thái Trong tự nhiên, tạo ra tính kháng thuốc của nhiều loài dịch hại, gây ra hiện tượng tái phát quần thể của một số loài sâu hại dẫn đến một số loài sâu hại thứ yếu trở thành chủ yếu Để khắc phục những vấn đề nêu trên, ở nước ta cuối thế kỷ XX các nhà khoa học đã nghiên cứu và khuyến cáo việc sử dụng biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp (IPM), trong đó bảo vệ cây trồng bằng cách sử dụng các loài thiên địch để khống chế số lượng các loài dịch hại được chú trọng hơn cả Lấy biện pháp sinh học làm nòng cốt, sử dụng các loài thiên địch trong phòng trừ sâu hại và tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm tối thiểu ô nhiễm môi trường mà vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo sản phẩm nông nghiệp an toàn Con người cũng đã chủ động nhân nuôi nhiều loại thiên địch có lợi theo nhu cầu để thả ra môi trường trồng trọt bảo vệ cây trái (Cục bảo vệ thực vật, 2010) Có nhiều loài thiên địch được nghiên cứu và ứng dụng trong quản lý sâu hại trên cây

trồng Bọ xít mắt to Geocoris spp là một trong những loài côn trùng có ích được tìm

thấy ở khắp nơi trên thế giới Chúng rất có lợi vì chúng ăn những con côn trùng gây hại cho cây trồng và chúng có khả năng kiểm soát sinh học tốt Chúng rất có lợi cho nền nông nghiệp nên chúng cần được bảo tồn và được phát triển Tamaki và Weeks (1972), Naranjo và Stimac (1985) cũng đã nghiên cứu về các loại thức ăn cho một số loài

Geocoris spp và đã sử dụng nhộng kiến làm thức ăn cho Geocoris ochropterus giúp hỗ

trợ sự phát triển và khả năng sinh sản Từ năm 2016 trong nước cũng đã có nhiều nghiên

cứu về loài Geocoris spp đặc biệt là loài bọ xít mắt to Geocoris ochropterus được phát

hiện có mặt nhiều tại huyện Củ Chi, Tp.HCM Theo Lê Thụy Tố Như, 2021 bọ xít mắt

to Geocoris ochropterus có thể kiểm soát tốt các loài sâu hại như bọ trĩ, bọ phấn trắng,

Trang 12

ấu trùng bọ phấn trắng, rầy mềm trên cây dưa leo trồng theo mô hình nhà lưới kết hợp các loài hoa Vì vậy chúng tôi đã quyết định thực hiện đề tài “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHỐI HỢP CỦA CÁC NGUỒN THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NHIỆT ĐỘ

ĐẾN TỒN TRỮ BỌ XÍT MẮT TO Geocoris ochropterus (Hemiptera: Geocoridae).”

nhằm mục tiêu đánh giá được hiệu quả khả năng ăn mồi và nhiệt độ khác nhau trong lưu trữ cho phù hợp với mục đích nhân nuôi trong phòng thí nghiệm và phóng thích ra tự nhiên để phòng trừ sâu hại phục vụ cho việc phát triển nền nông nghiệp bền vững và an toàn.

Trang 13

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

Trang 14

1 TỔNG QUAN VỀ BỌ XÍT MẮT TO Geocoris spp

1.1 Giới thiệu

Hình 1: Bọ xít mắt to Geocoris spp

(Nguồn: Internet)

Bọ mắt to Geocoris spp (Hemiptera: Geocoridae) là loài côn trùng ăn tạp, phổ

biến, chúng có thể ăn thực vật câu hỏi đặt ra liệu chúng có lợi hay gây hại cho cây trồng

Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã cho biết tiềm năng của Geocoris spp đóng vai trò là

tác nhân kiểm soát sinh học trong nông nghiệp và tầm quan trọng của chúng như tác nhân bảo vệ gián tiếp thực vật trong tự nhiên Những nghiên cứu này đã chứng minh

rằng Geocoris spp làm giảm hiệu quả quần thể động vật ăn cỏ và tăng năng suất cây

trồng (Schuman và Baldwin, 2013)

Bọ xít mắt to Geocoris spp thuộc họ Geocoridae, bộ Hemiptera là loại côn trùng

ăn tạp xuất hiện trên toàn thế giới (Tamaki và Weeks, 1972) Chúng là loài côn trùng có lợi cho cây trồng, nó ăn vô số những con côn trùng gây hại trên cây trồng như: cây công nghiệp, cỏ Một số loài côn trùng gây hại cũng được cho là ăn hạt và các bộ phận

của thực vật (Eubank & Denno, 1999, và Sweet, 2000) Geocoris spp là một trong

những côn trùng được chú ý nghiên cứu ở Florida và một số nơi khác vì chúng là loài thiên địch ăn thịt có lợi ích to lớn cho cây trồng (Mead, 2001)

Theo Ramirez R và Patterson R (2011) Geocoris spp là loài côn trùng săn mồi

chúng ăn những côn trùng nhỏ như: Ve, rệp, sâu bướm nhỏ,… Những con bọ này có thể được tìm thấy trong cảnh quan, khu vườn, nhiều loại rau và đồng ruộng hoa màu

Trang 15

1.2 Sự phân bố của bọ xít mắt to Geocoris spp

Những con bọ mắt to Geocoris spp (Hemiptera: Geocoridae) là động vật ăn tạp, có thể ăn một số loài côn trùng và bọ ve (Schuman et al 2013 ) Bọ xít mắt to Geocoris

spp phân bố ở các vùng Assam., Borneo, Burma, Ceylon, China, Formosa, India, Sumatra (Slater 1964); Ấn Độ, Lào, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam (Kobor 2018); Trung

Quốc, Đài Loan, Khu vực Phương Đông (Péricart 2001) Bọ mắt to Geocoris spp Có

khoảng 19 loài được tìm thấy ở Mỹ và Canada

Chú thích: A: Loài Geocoris bullatus,

B: Loài Geocoris uliginosus, C: Loài Geocoris punctipes, D: Loài Geocoris ochropterus

Trong đó, Loài Geocoris bullatus phân bố rộng rãi tại Hoa Kỳ và Canada và có rất nhiều ở phía Nam Florida Loài Geocoris uliginosus phân bố khắp Hoa Kỳ và phía Nam Canada chúng thường xuất hiện ở các bãi cỏ Loài Geocoris punctipes xuất hiện

ở khắp Florida và nhiều nơi khác như: phía Tây New Jersey, miền Nam Indiana, phía

Nam Colorado, Tây Nam Texas, Arizona, California và Mexico Loài Geocoris

punctipes cũng được tìm thấy trong vườn cây cảnh, vườn rau và dâu tây hệ thống nhà

kính (Mead, 2001) Ngoài ra, Geocoris ochropterus là một loài rất phổ biến được tìm

thấy trong bông, linh lăng, ngô, hướng dương, chè, và các loại thực vật có hoa và ăn

quả khác Geocoris ochropterus được phân bố rộng rãi khắp mọi nơi và tập trung chủ

yếu ở Iran, Tây Azarbaijan, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam,…

1.3 Các ảnh hưởng tích cực mà bọ xít mắt to Geocoris spp mang lại

Chúng có lợi vì chúng có thể ăn vô số côn trùng gây hại trong nông nghiệp Bọ

mắt to Geocoris spp là loài côn trùng nhận được sự quan tâm nghiên cứu ở Florida và Hình 2: Một số loài Geocoris spp

(Nguồn: Internet)

Trang 16

các nơi khác vì những lợi ích mà nó mang lại cho cây trồng (Mead, 2001) Tiềm năng

cho Geocoris spp Là có các biện pháp kiểm soát sinh học được thành lập tốt Con

trưởng thành và con non có thể tiêu thụ hàng chục con mồi mỗi ngày (Hagler và Cohen 1991) Tuy nhiên, do kích thước nhỏ nên việc định lượng động vật ăn thịt trên đồng ruộng rất khó khăn (Hagler và Naranjo 1994) Các loại cây che phủ như cỏ ba lá và đậu tằm có thể tăng cường quần thể bọ mắt to và cải thiện khả năng săn mồi chống lại sâu

bệnh ở một số loại cây trồng (Bugg et al 1991) Các nghiên cứu khác đã chứng minh

tiềm năng hiệu quả của bọ mắt to đối với các loài gây hại khác nhau trên cây trồng trong nhà kính (Tamaki và Weeks 1972, Pendleton 2002)

2 BỌ XÍT MẮT TO Geocoris ochropterus

Hình 3: Bọ xít mắt to Geocoris ochropterus

(Dưới kính soi nổi LABOMED vật kính 3.5X)

Geocoris ochropterus là một loài phổ biến sống kí chủ hoa hướng dương, bông,

hoa màu… (Kapadia và Puri, 1991), linh lăng, ngô và chè (Sannigrahi và Mukhopadhyay, 1992) Ở Việt Nam, bọ thường xuất hiện ở cây hoa màu, ké hoa đào, cúc nhám…

2.1 Đặc điểm về hình thái

Trứng: Hình trụ, thường được đẻ riêng lẻ trên bề mặt lá hoặc cành, lúc mới đẻ có màu vàng nhạt, khi gần nở chuyển qua màu sẫm Một vài ngày sau khi trứng được đẻ ra có xuất hiện điểm mắt màu đỏ tươi phát triển bên trong trứng (Sue O’Brien, 2010)

Chiều dài và chiều rộng trung bình của trứng G ochropterus là 0,90 mm và 0,35 mm

(Varshney R và Chandish R Ballal, 2017)

Ấu trùng: Hình bầu dục, thân có màu xám đen Đầu bọ xít bắt mồi mắt to rộng lớn, mắt lớn và nhô lên, miệng giống như kim giấu bên dưới đầu và cơ thể và có thể được

Trang 17

đưa ra phía trước bắt mồi rất linh hoạt Ấu trùng phát triển vào kích thước khác nhau qua từng ngày Ấu trùng được phân ra 5 tuổi: ấu trùng tuổi 1, 2, 3, 4 và 5 Khi chuyển từ tuổi 5 sang trưởng thành cơ thể bọ xít bắt mồi mắt to có màu nâu đỏ và chuyển thành màu xám đen hoặc màu nâu sẫm sau đó 1 ngày

Trưởng thành: Con cái có kích thước lớn hơn con đực, con đực có phần cuối bụng nhỏ và dài hơn con cái Trưởng thành có hình dạng thuôn nhỏ tương tự như ấu trùng, có thêm hai cánh, hình elip Đầu của chúng có chiều ngang lớn hơn chiều dọc và nổi bật với đôi mắt hình lồi phía sau chỗ tiếp nối giữa đầu và mảnh lưng (đây là đặc điểm hình thái đặc trưng) Bọ xít bắt mồi mắt to trưởng thành có màu nâu đỏ

Râu đầu: Hình gậy có 4 đốt, chân ngắn nhất, cuống râu dài nhất, đốt ngoài cùng to nhất và có màu vàng (phần còn lại có màu nâu sẫm), trên râu đầu có nhiều nhánh lông nhỏ

Vòi hút: Vòi hút của bọ xít bắt mồi mắt to có 5 đốt, vòi hút có kích thước nhỏ dần từ trong ra ngoài, đốt thứ tư có kích thước dài nhất, đốt thứ năm có chiều dài ngắn nhất và nhỏ nhất dùng để chích vào con mồi hút dịch

2.2 Đặc tính sinh học của bọ mắt to Geocoris ochropterus

Quá trình sinh trưởng và phát triển của bọ xít thuộc kiểu biến thái không hoàn toàn

(trứng-ấu trùng-thành trùng) Bọ xít mắt to Geocoris ochropterus sinh sản nhiều thế hệ

trong năm Vào mùa xuân thành trùng bắt đầu đẻ trứng trên các đọt lá non trên cây kí chủ

Theo Schuman và Baldwin (2013) Tốc độ phát triển từ trứng thành con trưởng thành tương quan thuận với nhiệt độ từ 21oC đến 37oC; ngoài phạm vi này, trứng không thể sống được Ngoài ra chu kỳ chiếu sáng cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bọ xít

Theo James Hagler và Nicole Sanchez (2011), trứng được đẻ đơn lẻ trên lá hoặc thân cây và nở trong khoảng một tuần

Ấu trùng có 5 tuổi (James Hagler và Nicole Sanchez, 2011; trường Đại học Arizona, 2011)

Thành trùng sống khoảng một tháng, từ lúc thành trùng vũ hóa đến chết con cái có thể đẻ 300 trứng (James Hagler và Nicole Sanchez, 2011) Nhiệt độ và độ dài ngắn của ngày đêm cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình và thời gian sinh sản của bọ mắt to (Mead, 2001)

Trang 18

Theo McGregor và McDonough (1917), bọ xít mắt to có thời gian phát triển trung bình từ trứng đến thành trùng khoảng 30 ngày

2.3 Một số khả năng kiểm soát phòng trừ sinh học của bọ xít mắt to Geocoris

ochropterus

Bọ xít mắt to Geocoris ochropterus là loài côn trùng nhận được nhiều sự quan

tâm, nghiên cứu ở Florida và các nơi khác bởi lợi ích mà loài thiên địch này mang lại cho cây trồng (Mead, 2001) Bọ mắt to là loài có phổ ăn mồi rất rộng (Ricardo Ramirez, 2011), kiểm soát sinh học hiệu quả, giúp duy trì quần thể dịch hại dưới ngưỡng thiệt hại (Funderbuck, 2003) Bọ mắt to sinh trưởng và phát triển trong các đám cỏ, bụi hoa dại, bụi rậm Thành trùng cái bọ mắt to đẻ trứng trên lá, chồi của cây chủ Việc ứng dụng bọ mắt to trong phòng trừ sinh học sâu hại trong thời gian lâu dài là hết sức cần thiết

Chúng có thể ăn các con mồi có kích thước nhỏ hơn chúng và là loài thiên địch quan trọng đối với sâu hại trên cây trồng Theo John Jackman (1999), ghi nhận ấu trùng và thành trùng đều săn mồi tìm thức ăn, chúng ăn nhiều loài côn trùng như: ăn sâu, bướm nhỏ, trứng sâu, nhện, bọ trĩ, rầy mềm…Khi thiếu thức ăn chúng sẽ ăn các hạt giống khác tuy nhiên chúng không gây hại cho cây trồng Chúng xuất hiện chủ yếu ở trong các khu vực cây trồng Chúng rất có lợi cho nền nông nghiệp

Theo Addotn, Lingren và cộng sự, (1968) ghi nhận rằng ấu trùng bọ xít mắt to có thể ăn trung bình 47 con nhện và bọ mắt to trưởng thành ăn khoảng 83 con nhện đỏ mỗi ngày Nghiên cứu cho rằng chúng có thể ăn khoảng 1600 con nhện từ giai đoạn ấu trùng phát triển cho đến khi trưởng thành

3 CÁC NGUỒN THỨC ĂN CỦA BỌ XÍT MẮT TO Geocoris ochropterus

3.1 Nhộng tằm

Trong 100g nhộng tằm có 79,7g nước, 13g protein; 6,5g lipid và cung cấp tới 206 calo Bên cạnh đó, nhộng tằm còn là một loại thức ăn nhiều vitamin (vitamin A, B1, B2, PP, C Đặc biệt, thực phẩm này còn có nhiều acid amin thiết yếu như valin, tyrosin, tryptophan và các chất khoáng, nhất là canxi (40mg) và photpho (109mg)

(WU, Xuli, et al (2021) Food Science & Nutrition)

Trang 19

3.2 Hạt hướng dương

Hạt hướng dương chứa rất nhiều các chất vitamin và chất khoáng bổ dưỡng bao gồm axit amin, axit folic, sắt, canxi, và các vitamin E, B1, B5 Là nguồn cung cấp lành mạnh các axit béo thiết yếu ở dạng linoleic

Trong hạt hướng dương còn có chứa magie giúp phát triển xương làm cho xương chắc khỏe và hoạt động linh hoạt hơn Là nguồn cung cấp lành mạnh các axit béo thiết yếu ở dạng linoleic axit Ngoài ra, hạt hướng dương có chứa các chất xơ, axit amin đặc biệt là tryptophan Tryptophan là một loại axit amin giúp sản xuất serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng Serotonin làm giảm căng thẳng và thúc đẩy thư giãn

3.3 Dế

Một nghiên cứu bởi tiến sĩ Valerie Stull, tại Đại học Wisconsin-Madison thuộc Viện nghiên cứu môi trường Nelson (Mỹ) là việc ăn dế đã được chứng minh là rất tốt cho đường ruột

Dế được xem là nguồn cung cấp protein, vitamin, khoáng chất và chất béo khá tốt Ngoài ra, dế cũng có chứa chất xơ, chitin (kitin) Loại chất xơ này rất khác so với chất xơ trong trái cây và rau quả Chất xơ này đóng vai trò nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột, thậm chí một số loại chất xơ ví dụ như probiotics còn thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa (Valerie Stull, tạp chí Scientific Report, 2018)

3.4 Nhộng kiến vàng

Nhộng kiến là nguồn dinh dưỡng to lớn chứa nhiều protein và carbohydrate

Protein trong nhộng kiến giúp cho bọ Geocoris spp có sức mạnh và tăng trưởng nhanh

do kiến chúa lấy nguồn dinh dưỡng protein từ các động vật không xương sống

Carbohydrate trong nhộng kiến giúp bọ Geocoris spp phát triển tốt đường tiêu hóa được

lấy từ mật ong, đường, mứt trái cây, quả, hạch…

Trong nhộng kiến còn chứa 42-67% đạm, có hơn 28 loại axit amin tự do và 8 loại axit amin không thay thế Ngoài ra còn có chứa nhiều nguyên tố vi lượng rất tốt cho cơ thể

3.5 Rệp sáp

Rệp còn được gọi là bọ rầy, chúng là loài côn trùng rất nhỏ, sống trên cây và thu thập các chất lỏng giàu đường từ cây ký chủ bằng vòi hút của mình Bao gồm rệp vừng và rệp sáp

Trang 20

Rệp cũng là mối đe dọa của nhà nông trên toàn thế giới, chúng được biết đến là kẻ hủy diệt cây trồng Rệp phải tiêu thụ một lượng lớn thực vật để đạt được nguồn dinh dưỡng thích hợp

4 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh bọ xít mắt to Geocoris spp có thể nuôi bằng thức

ăn nhân tạo có hiệu quả như côn trùng ăn thịt trong tự nhiên (Hagler và Cohen, 1991; Cohen, 2000; Pendleton, 2002)

Tác giả Sannigrahi và Mukopadhyay (1992) đã nghiên cứu và đánh giá hiệu quả ăn

thịt bọ trĩ hại chè của loài Geocoris ochropterus Fieber tại Srilanka, ông cho biết chúng có mối tương quan nghịch chặt chẽ, Geocoris ochropterus Fieber có khả năng phòng

trừ bọ trĩ hại chè đạt hiệu quả cao

Mukhopadhyay và Sannigrahi (1993) đã nuôi thành công động vật ăn thịt Geocoris

ochropterus trên nhộng kiến được bảo quản Và ông cũng đánh giá khả năng săn mồi

và vòng đời của Geocoris ochropterus bằng cách sử dụng rệp (Toxoptera aurantia) làm con mồi Và ông cho rằng bọ xít mắt to Geocoris ochropterus có hiệu quả như một tác

nhân kiểm soát sinh học đối với rệp

Meredith C Schuman, Danny Kessler và Ian T Baldwin (2013) đã nói Geocoris

spp là loài côn trùng ăn tạp, xuất hiện nhiều trên thế giới Tốc độ phát triển từ trứng đến trưởng thành tương quan thuận với nhiệt độ từ 21°C đến 37°C; ngoài phạm vi này, trứng không sống được Trứng nở tùy thuộc vào nhiệt độ (nhiệt độ cao hơn = phát triển nhanh hơn)

Theo Ricardo Ramirez (2011), đã đưa ra kết quả rằng thành trùng và ấu trùng của bọ mắt to có thể ăn con mồi có kích thước nhỏ như rầy mềm, nhện, trứng côn trùng, ấu trùng nhỏ, sâu non, …Chúng dùng vòi chích đâm xuyên qua cơ thể và hút dịch cơ thể của con mồi

Ở việt nam, các nhà nghiên cứu đã cố gắng nhân lên quần thể Geocoris sp trong

phòng thí nghiệm và nghiên cứu đặc tính sinh học của nó với một quy mô lớn mà không đòi hỏi quá nhiều chi phí trong việc phát triển mô hình nuôi và nguồn thức ăn cho chúng Năm 2007, lần đầu tiên nông dân ở Gia Lâm - Hà Nội đã thử nghiệm thả bọ xít bắt mồi vào ruộng dưa chuột, kết quả thu được rất khả quan, gần như toàn bộ bọ trĩ hại dưa đều

Trang 21

swirskii, Orius spp., Geocoris spp trong phương pháp phòng trừ sinh học có thể thay

thế thuốc trừ sâu, trừ nhện hóa học trong phòng trừ bọ trĩ, bọ phấn, rệp đào và nhện đỏ gây hại trên cây dưa và các cây trồng trong hệ thống nhà kính nhà lưới trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh

Trong đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh của Lê Thụy Tố Như và Nguyễn Thị Mỹ Hằng (2021) cũng đã nhắc đến việc nhân nuôi bọ mắt to bằng các nguồn thức ăn nhân tạo khác nhau (nhộng kiến, dế và hạt hướng

dương) để theo dõi các chỉ tiêu Nghiên cứu cho thấy khi bọ mắt to Geocoris

ochropterus ăn các loại thức ăn khác nhau sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ đực – cái, sự phát

triển các giai đoạn tuổi và nhiệt độ thích hợp để tồn trữ bọ mắt to

Trong bài báo được đăng trên tạp chí quốc tế của Nguyễn Ngọc Bảo Châu và Lê Thụy Tố Như (2019) cũng đã thảo luận về một số khẩu phần ăn ảnh hưởng đến tổng số

trứng, tỷ lệ trứng nở và tỷ lệ sống sót của G ochropterus Nghiên cứu cũng cho thấy rằng tất cả nhộng kiến Oecophylla smaragdina (AP), nhộng tằm Bombyx mori (BM) có thể được sử dụng cho việc áp dụng nuôi đại trà Geocoris spp và nghiên cứu đặc điểm

sinh học của bọ mắt to để đáp ứng yêu cầu của động vật ăn thịt đối với việc phóng sinh Bên cạnh đó cũng ứng dụng các nghiên cứu chế phẩm, các loài thiên địch để phòng trừ côn trùng gây hại cho cây trồng hướng tới nền nông nghiệp đảm bảo năng suất, chất lượng, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học hướng tới nền nông nghiệp bền vững

Nguyễn Thị Phương Thảo và Nguyễn Thị Hồng Vân (2013) đã nghiên cứu các ngưỡng nhiệt độ ảnh hưởng đến một số đặc điểm sinh học của loài bét bắt mồi

Amblyseius longispinosus.Kết quả đã chỉ ra rằng, nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến các

đặc tính sinh học cũng như thời gian sống của A longispinosus Khi nhiệt độ tăng từ 25 đến 35°C, vòng đời của cả con đực và cái A longispinosus, thời gian trước đẻ trứng,

thời gian đẻ trứng, thời gian sau đẻ trứng cũng như tuổi thọ của con cái càng ngắn lại

Trang 22

CHƯƠNG II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 23

2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN

- Thời gian: 6 tháng

- Địa điểm: Đề tài được thực hiện từ tháng 3/2021 đến tháng 9/2022 tại phòng thí nghiệm trường đại học Mở TP Hồ Chí Minh cơ sở 3 Bình Dương

2.2 VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM 2.2.1 Thiết bị và dụng cụ

- Tủ sấy - Tủ lạnh - Kẹp gắp dài - Becher

- Thước kẻ, thước đo kỹ thuật Mitutoyo 505 – 683

- Hộp nhựa trên nắp hộp nhựa được đục lỗ dán tấm lưới mỏng để thoáng khí - Sổ ghi chép, bút

2.2.2 Các loại thức ăn được sử dụng

- Bột nhộng tằm

Quy trình làm bột nhộng tằm

1 Mua nhộng tằm tại các cửa hàng

2 Cắt vỏ nhộng, lấy con tằm bên trong vỏ

3 Bỏ vào ngăn đông tủ lạnh 15 phút để nhộng chết 4 Sau đó đem ra ngoài rã đông, rửa sạch

5 Đun nhộng với nước sôi 100oC, 15 phút cho nhộng chín 6 Lấy nhộng ra để ráo nước

7 Đem sấy ở 100oC trong 2 giờ (sấy 2 lần) trong tủ sấy

8 Sau khi sấy khô, đem xay nhuyễn bằng máy xay Nếu thấy bột nhộng còn chưa khô thì sấy bột ở 90oC trong 1 giờ

9 Sau khi bột nhộng đã khô thì thì đem bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh - Bột dế

Quy trình làm bột dế

1 Mua dế tại cửa hàng bán mồi chim cảnh, cá cảnh 2 Bỏ vào ngăn đông tủ lạnh 15 phút để dế chết 3 Sau đó đem ra ngoài rã đông, rửa sạch

Trang 24

4 Đun dế với nước sôi 100oC, 15 phút cho dế chín 5 Lấy dế ra để ráo nước

6 Đem sấy ở 100oC trong 2 giờ (sấy 2 lần) trong tủ sấy

7 Sau khi sấy khô Đem xay nhuyễn bằng máy xay và bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh

- Hạt hướng dương xay nhuyễn Quy trình xay hạt hướng dương

1 Mua hạt hướng dương tại các cửa hàng 2 Bóc vỏ lấy hạt

3 Xay nhuyễn bằng thiết bị xay, xay đến khi nhẵn mịn 4 Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khi không sử dụng - Bông gòn, dưa chuột, vỏ nhộng

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quá trình nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp như: Thu thập mẫu, nuôi bọ, quan sát, khảo sát, phân tích dữ liệu, thống kê, …

▪ Geocoris ochropterus được thu thập ở huyện Củ Chi, Tp.HCM Sau đó nhân

nuôi trong phòng thí nghiệm Động vật học, Khoa Công nghệ Sinh học, cơ sở 3 Bình Dương

▪ Tiến hành nuôi bọ, tách bọ từ trừng mới nở ra và quan sát tách bọ theo từng độ tuổi khác nhau Đối với bọ thành trùng nuôi bọ theo từng cặp (đực-cái)

▪ Cho bọ ăn theo các nguồn thức ăn: Bột dế, bột nhộng tằm sẽ được phối trộn với hạt hướng dương xay nhuyễn theo tỉ lệ 1:1, trứng kiến và ghi nhận số liệu thống kê

▪ Quan sát tỷ lệ đẻ trứng và trứng nở

▪ Bảo quản trứng theo các nhiệt độ 10oC, 20oC, nhiệt độ phòng và theo dõi mỗi ngày nhằm đánh giá khả năng bảo quản của trứng bọ xít mắt to Sau mỗi thí nghiệm, các mẫu trứng ở các nhiệt độ sẽ được chuyển về nhiệt độ phòng để theo dõi sự nở của trứng và sống sót của bọ sau khi trứng nở

▪ Cho bọ từ tuổi 1 đến trưởng thành (đực-cái) ăn rệp sáp ở các nhiệt độ 200C, 300C và nhiệt độ phòng trong 7 ngày, ghi nhận số liệu và đánh giá hiệu suất ăn rệp sáp của bọ xít mắt to

Trang 25

2.4 NỘI DUNG THÍ NGHIỆM A Chuẩn bị thí nghiệm:

- Nguồn bọ xít mắt to Geocoris ochropterus được thu thập và lưu trữ tại phòng thí

nghiệm Động vật học, Khoa Công nghệ Sinh học, cơ sở 3 Bình Dương - Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho suốt quá trình làm nghiên cứu

- Chuẩn bị các loại thức ăn, bông thấm nước, dưa chuột trong suốt quá trình nuôi

B Tiến hành thí nghiệm:

- Thí nghiệm được bố trí trong phòng thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD)

- Cách nuôi bọ xít mắt to Geocoris ochropterus

1 Chuẩn bị hũ nhựa, trên nắp đục lỗ và dán lưới để giúp thoáng khí

2 Để bông gòn (dài khoảng 3cm, rộng 2cm) và dưa leo (cắt lát tròn rồi cắt làm bốn) cho vào hũ

3 Tiếp theo cho các loại thức ăn vào

4 Để bông gòn (cắt khoảng 1,5cm) vào hũ để bọ đẻ trứng lên 5 Thả bọ mắt to vào hũ

- Cứ 48 giờ thay thức ăn, bông ẩm và dưa leo Quan sát và ghi nhận số liệu

Thí nghiệm 1: Khảo sát các nguồn thức ăn dạng bột có ảnh hưởng tới tuổi thọ,

khả năng đẻ trứng và quá trình lột xác của bọ mắt to Geocoris ochropterus

- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại, Mỗi lần lặp lại bố trí 3 hộp (mỗi hộp chứa 3 con), tổng 9 con/lần lặp lại và thức ăn theo 5 nghiệm thức

- Bột nhộng tằm, bột dế sẽ được phối trộn lần lượt với hạt hướng dương xay nhuyễn theo tỉ lệ 1:1, mỗi loại thức ăn tương ứng với 1 nghiệm thức

Trang 26

- Thức ăn được bỏ vào tủ lạnh bảo quản từng loại Cách hai ngày bọ sẽ được cho ăn một lượng thức ăn tương ứng với mỗi nghiệm thức

Chú thích: A: Bột nhộng tằm

B: Bột nhộng tằm trộn bột hạt hướng dương C: Bột dế

D:Bột dế trộn bột hạt hướng dương ĐC: Nhộng kiến vàng

- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại:

• Nghiệm thức 1: 5g bột dế + dưa leo

• Nghiệm thức 2: 5g bột nhộng tằm + dưa leo

• Nghiệm thức 3: 5g bột nhộng tằm trộn bột hạt hướng dương theo tỉ lệ 1:1 theo gram + dưa leo

• Nghiệm thức 4: 5g bột dế trộn bột hạt hướng dương theo tỉ lệ 1:1 theo gram + dưa leo

Hình 4: Thức ăn của bọ xít mắt to

Trang 27

• Nghiệm thức 5: 5g nhộng kiến + dưa leo (đối chứng)

Chú thích: A: Bột nhộng tằm;

B: Bột nhộng tằm trộn bột hạt hướng dương; C: Bột dế;

D: Bột dế trộn bột hạt hướng dương ĐC: Nhộng kiến vàng

Bảng 1: Bố trí nghiệm thức phối trộn thức ăn Nghiệm thức Kí hiệu

Nghiệm thức 1 A (NT) 9 bọ + bột nhộng tằm xay nhuyễn / 1 lần lặp lại

Nghiệm thức 2 B (NT trộn HHD) 9 bọ + bột nhộng tằm trộn bột hạt hướng dương xay nhuyễn với tỉ lệ 1:1 theo gram / 1 lần lặp lại

Nghiệm thức 3 C (Dế) 9 bọ + bột dế xay nhuyễn / 1 lần lặp lại Nghiệm thức 4 D (D trộn HHD) 9 bọ + bột dế trộn bột hạt hướng dương

xay nhuyễn với tỉ lệ 1:1 theo gram / 1 lần lặp lại

Nghiệm thức 5 ĐC (Nhộng kiến) 9 bọ + nhộng kiến vàng / 1 lần lặp lại - Thí nghiệm được tiến hành trong hộp nhựa trong suốt có nắp đậy (trên nắp có

đục lỗ và dán lưới thoáng khí)

❖ Chỉ tiêu theo dõi (ghi nhận chỉ tiêu sau 48h/ lần)

Hình 5: Bố trí thí nghiệm với 5 nghiệm thức

Trang 28

- Tỉ lệ sống - Tỉ lệ chết

- Thời gian phát triển qua các độ tuổi - Tỉ lệ trứng đẻ ra

- Kích thước của trưởng thành cái và đực (chiều dài cơ thể, chiều rộng cơ thể, dài cánh, trọng lượng)

▪ Chiều rộng đầu (Head width): Là khoảng cách giữa 2 mắt kép

▪ Chiều dài cánh (Forewing length): Được tính từ điểm tiếp xúc của cánh và thân cho tới điểm cuối cùng của cánh

Khối lượng bọ xít mắt to:

▪ Con đực và con cái sau khi hóa trưởng thành khoảng 2 - 3 ngày được đem cân bằng cân phân tích

▪ Thời gian phát dục ở giai đoạn ấu trùng của bọ xít mắt to (ngày)

Kích thước bọ xít mắt to trưởng thành: Kích thước được đo bằng thước đo kỹ thuật

Mitutoyo 505 – 683

Trang 29

- Chiều dài cơ thể (Body length): Được tính bằng khoảng cách từ điểm đầu tiên của đầu tới điểm cuối cùng của bụng

- Chiều rộng đầu (Head width): Là khoảng cách giữa 2 mắt kép

Hình 7: Cách đo chiều rộng đầu của con đực và cái

Thí nghiệm 2: Khảo sát tỷ lệ tăng tự nhiên của bọ xít mắt to Geocoris ochropterus

- Thí nghiệm được bố trí trong phòng thí nghiệm với 2 nghiệm thức và 3 lần lặp lại Sau đó lấy giá trị trung bình của mỗi nghiệm thức

- Mỗi lần lập lại là 30 cá thể thể cái bọ xít mắt to Geocoris ochropterus với 2

nguồn thức ăn (nhộng kiến vàng và nhộng tằm trộn hạt hướng dương) ứng với 2

nghiệm thức

Bảng 2: Bố trí thí nghiệm khảo sát khả năng tăng tự nhiên của bọ

1 A (Nhộng kiến vàng) 30 cá thể cái bọ xít mắt to / 1 lần lặp lại Hình 6: Cách đo chiều dài cơ thể của con đực và cái

Trang 30

2 B (Nhộng tằm trộn hạt hướng dương)

30 cá thể cái bọ xít mắt to / 1 lần lặp lại

- Ghi nhận các chỉ tiêu sau 48 giờ

- Chỉ tiêu theo dõi: Tổng số trứng thành trùng cái đẻ, tỉ lệ trứng nở, tỉ lệ đực – cái

Công thức tính tỷ lệ tăng sinh tự nhiên:

𝑟𝑚 =ln (𝑅0)𝑇

d Trứng bọ chuẩn bị nở sau 15 ngày

Hình 8: Các giai đoạn phát triển trứng bọ xít mắt to Geocoris ochropterus

Trang 31

- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 3 nghiệm thức với 3 lần lặp lại

▪ Nghiệm thức 1: 10 trứng bọ xít mắt to vừa đẻ bảo quản với nhiệt độ 10oC / 1 lần lặp lại

▪ Nghiệm thức 2: 10 trứng bọ xít mắt to vừa đẻ bảo quản với nhiệt độ 20oC / 1 lần lặp lại

▪ Nghiệm thức 3: 10 trứng bọ xít mắt to vừa đẻ bảo quản với nhiệt độ phòng (đối chứng) / 1 lần lặp lại

❖ Thí nghiệm được tiến hành trong hộp nhựa trong suốt có nắp đậy (trên nắp có đục lỗ và dán lưới thoáng khí) Bên trong hộp có bông gòn khô chứa trứng bọ Trứng sau khi được đẻ trên bông di chuyển trứng sang hộp mới sao cho đủ 10 trứng/hộp Gồm 9 hộp, mỗi hộp 10 trứng đem bảo quản ở 3 nhiệt độ: 10oC, 20oC, nhiệt độ phòng và theo dõi nhằm đánh giá khả năng bảo quản của trứng

bọ xít mắt to

Bảng 3: Bố trí thí nghiệm nhiệt độ Nghiệm thức Kí hiệu Nhiệt độ

1 T1 (100C) 10 trứng bọ xít mắt to bảo quản với nhiệt độ 10oC / 1 lần lặp lại

2 T2 (200C) 10 trứng bọ xít mắt to bảo quản với nhiệt độ 200C / 1 lần lặp lại

3 T3 (Nhiệt độ phòng)

10 trứng bọ xít mắt to bảo quản với nhiệt độ phòng / 1 lần lặp lại

❖ Chỉ tiêu theo dõi: Ghi nhận chỉ tiêu sau 48h/ lần

▪ Theo dõi thời gian trứng nở từ lúc bắt đầu bảo quản cho đến khi nở ▪ Ghi nhận tỷ lệ trứng nở và trứng không nở

▪ Khả năng sống sót và số ngày lột xác của bọ xít mắt to ở mỗi độ tuổi, tuổi thọ của trưởng thành đực và cái khi trứng lưu ở các nhiệt độ và thời gian lưu trữ khác nhau

▪ Số trứng đẻ của bọ cái ở các nhiệt độ khác nhau

Trang 32

Thí nghiệm 4: Khảo sát khả năng tiêu diệt rệp sáp của bọ xít mắt to Geocoris ochropterus ở các nhiệt độ khác nhau

Hình 9: Rệp sáp tuổi 3

(Dưới kính soi nổi LABOMED vật kính 3.5X)

Hình 10: Rệp sáp sau khi bị bọ mắt to hút chích

(Dưới kính soi nổi LABOMED vật kính 3.5X)

- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên nhằm khảo sát khả năng ăn rệp của bọ xít mắt to từ tuổi 1 đến tuổi trưởng thành (đực – cái) được tiến hành trong hộp nhựa trong suốt có nắp đậy (trên nắp có đục lỗ và dán lưới thoáng khí) Bên trong mỗi hộp có 1 bọ mắt to và bổ sung thêm 10 con rệp sáp vào mỗi hộp (đếm và bổ sung số lượng rệp đủ 10 con mỗi ngày) Sử dụng 3 bọ xít mắt to ở mỗi độ tuổi (3 lần lặp lại) đem bảo quản ở 3 nhiệt độ: 20oC, 30oC, nhiệt độ phòng và theo dõi trong 7 ngày sau khi thả nhằm đánh giá khả năng ăn rệp sáp của bọ xít mắt to

Trang 33

Hình 11: Bố trí thí nghiệm khảo sát khả năng ăn rệp Bảng 4: Bố trí thí nghiệm tiêu diệt rệp sáp Nghiệm thức Kí hiệu Nhiệt độ

1 X1 (200C) 3 bọ xít mắt to ở mỗi độ tuổi (từ tuổi 1 đến trưởng thành) + rệp sáp bảo quản với nhiệt độ 20oC / 1 lần lặp lại

2 X2 (300C) 3 bọ xít mắt to ở mỗi độ tuổi (từ tuổi 1 đến trưởng thành) + rệp sáp bảo quản với nhiệt độ 30oC / 1 lần lặp lại

3 X3 (Nhiệt độ phòng)

3 bọ xít mắt to ở mỗi độ tuổi (từ tuổi 1 đến trưởng thành) + rệp sáp bảo quản với nhiệt độ phòng (đối chứng) / 1 lần lặp lại

- Đánh giá khả năng ăn mồi của bọ xít mắt to theo công thức Abbot (1925): H(%) =𝐶 − 𝑇

𝐶 × 100 Trong đó: H (%) là hiệu suất ăn mồi của bọ mắt to

C là số rệp sáp còn sống ở nghiệm thức đối chứng

T là số rệp sáp còn sống ở nghiệm thức thí nghiệm nhiệt độ

Xử lý số liệu: tất cả số liệu của thí nghiệm được thống kê bằng phần mềm EXCEL và xử lý thống kê bằng phần mềm STATGRAPHICS Plus

❖ Chỉ tiêu theo dõi (ghi nhận chỉ tiêu trong 7 ngày)

▪ Hiệu suất ăn mồi của bọ xít mắt to ở các nhiệt độ khác nhau

Trang 34

C Xử lý số liệu, thống kê.

- Xử lý số liệu bằng phần mềm EXCEL - Xử lý thống kê bằng phần mềm Statgraphics

Trang 35

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Trang 36

3.1 THÍ NGHIỆM 1: KHẢO SÁT CÁC NGUỒN THỨC ĂN DẠNG BỘT CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI TUỔI THỌ, KÍCH THƯỚC ĐỰC CÁI VÀ QUÁ TRÌNH

LỘT XÁC CỦA BỌ MẮT TO Geocoris ochropterus

3.1.1 Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tỉ lệ sống của bọ

Biểu đồ 1: Tỉ lệ sống của bọ khi ăn 5 loại thức ăn (%)

Trong đó: A (NT): Nhộng tằm xay nhuyễn

B (NT trộn HHD): Nhộng tằm trộn hạt hướng dương xay nhuyễn C (Dế): Bột dế

D (D trộn HHD): Bột dế trộn hạt hướng dương xay nhuyễn ĐC (NK): Nhộng kiến vàng

Có sự khác biệt rất có ý nghĩa giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm qua thống kê (P=0.00) Tỉ lệ sống ở tuổi 1 của nghiệm thức ĐC (NK) và B (NT trộn HHD) là cao nhất với 100% và 96.29%, tiếp đến là nghiệm thức D (D trộn HHD) có tỉ lệ sống là 81.48% Cuối cùng là nghiệm thức A (NT) và C (Dế) là 2 nghiệm thức có tỉ lệ sống thấp nhất với tỉ lệ lần lượt là 70.37% và 62.97%

Có sự khác biệt rất có ý nghĩa giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm qua thống kê (P=0.00) Tỉ lệ sống ở tuổi 2 của nghiệm thức B (NT trộn HHD) và ĐC (NK) là cao nhất với 85.19% và 88.89%, tiếp đến là nghiệm thức A (NT), D (D trộn HHD) có tỉ lệ

Trang 37

sống là 51.85% Cuối cùng là nghiệm thức C (Dế) là nghiệm thức có tỉ lệ sống thấp nhất với tỉ lệ là 33.33%

Có sự khác biệt rất có ý nghĩa giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm qua thống kê (P=0.00) Tỉ lệ sống ở tuổi 3 của nghiệm thức ĐC (NK) là cao nhất với 81.48%, tiếp đến là nghiệm thức B (NT trộn HHD), A (NT) và D (D trộn HHD) có tỉ lệ sống lần lượt là 66.67%, 40.74% và 29.63% Cuối cùng là nghiệm thức C (Dế) là nghiệm thức có tỉ lệ sống thấp nhất với tỉ lệ là 18.52%

Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm qua thống kê (P=0,00) Tỉ lệ sống ở tuổi 4 và tuổi 5 của nghiệm thức ĐC (NK) là cao nhất, tiếp đến là nghiệm thức B (NT trộn HHD), A (NT) Cuối cùng là nghiệm thức D (D trộn HHD) và C (Dế) là nghiệm thức có tỉ lệ sống tương đương và thấp nhất

Yokoyama (1980) đã nghiên cứu phương pháp nuôi Geocoris pallens (Hemiptera: Lygaeidae), động vật ăn thịt ở bông California và chỉ định rằng Geocoris

pallens là một loài lygaeid có khả năng ăn thịt, đã được nuôi thành công trong phòng

thí nghiệm trên chế độ ăn gồm hạt hướng dương và nhộng của bọ bông sữa lớn

3.1.2 Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tỉ lệ đực và cái

Bảng 5: Tỉ lệ đực và cái của bọ khi ăn 5 loại thức ăn (con) Nghiệm thức Tỉ lệ đực Tỉ lệ cái

Trong đó: A (NT): Nhộng tằm xay nhuyễn

B (NT trộn HHD): Nhộng tằm trộn hạt hướng dương xay nhuyễn C (Dế): Bột dế

D (D trộn HHD): Bột dế trộn hạt hướng dương xay nhuyễn

Trang 38

Có sự khác biệt rất có ý nghĩa giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm qua thống kê (P=0,0023) Tỉ lệ cái của nghiệm thức ĐC (NK) là cao nhất với 4.00 con, tiếp đến là nghiệm thức B (NT trộn HHD) có tỉ lệ cái là 3.33 con Cuối cùng là nghiệm thức A (NT), D (D trộn HHD) và C (Dế) là nghiệm thức có tỉ lệ cái thấp nhất với tỉ lệ là 1.33 con, 0.33 con và 0.00 con

Từ bảng 5 cho thấy tỷ lệ đực của bọ mắt to ở nghiệm thức ĐC (NK) là cao nhất; tỷ lệ cái của bọ xít mắt to ở nghiệm thức ĐC (NK) và B (NT trộn HHD) là cao hơn so với nghiệm thức A (NT), D (D trộn HHD) và C (Dế)

3.1.3 Tác động của các loại thức ăn đến thời gian phát triển các độ tuổi của bọ mắt

to Geocoris ochropterus

Biểu đồ 2: Tác động của các loại thức ăn đến thời gian phát triển các độ tuổi của bọ mắt to

Trang 39

Kết quả được trình bày ở biều đồ 2 cho thấy:

- Tuổi 1: có sự khác biệt rất có ý nghĩa giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm qua thống kê (P= 0,0005) Thời gian phát triển tuổi 1 của nghiệm thức C (Dế) là lâu nhất với 8.54 ngày, tiếp đến là nghiệm thức D (D trộn HHD) (7.46 ngày) và cuối cùng là nghiệm thứcĐC (NK), A (NT) và B (NT trộn HHD) lần lượt với 6.14 ngày, 6.19 ngày, 6.29 ngày có số ngày tương đương nhau cũng là nghiệm thức có thời gian phát triển tuổi nhanh nhất

- Tuổi 2: có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm qua thống kê (P= 0,0561) Thời gian phát triển tuổi 2 của nghiệm thức C (Dế) là lâu nhất với 6.68 ngày, tiếp đến là nghiệm thức A (NT), B (NT trộn HHD) và D (D trộn HHD) lần lượt là 5.76 ngày, 5.88 ngày và 5.62 ngày các nghiệm thức có số ngày tương đương nhau Cuối cùng là nghiệm thức ĐC (NK) với 4.37 ngày là nghiệm thức có thời gian phát triển tuổi nhanh nhất

- Tuổi 3: có sự khác biệt rất có ý nghĩa giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm qua thống kê (P= 0,0003) Thời gian phát triển tuổi 3 của nghiệm thức B (NT trộn HHD) là lâu nhất với 5.88 ngày, tiếp đến là nghiệm thức C (Dế), A (NT), và D (D trộn HHD) lần lượt là 5.64 ngày, 4.78 ngày và 3.94 ngày các nghiệm thức có số ngày tương đương nhau Cuối cùng là nghiệm thức ĐC (NK) với 3.3 ngày là nghiệm thức có thời gian phát triển tuổi nhanh nhất

- Tuổi 4: có sự khác biệt rất có ý nghĩa giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm qua thống kê (P= 0.0001) Thời gian phát triển tuổi 4 của nghiệm thức D (D trộn HHD) là lâu nhất với 7.14 ngày, tiếp đến là nghiệm thức C (Dế), A (NT) lần lượt là 6.28 ngày, 5.68 ngày các nghiệm thức có số ngày tương đương nhau Cuối cùng là nghiệm thức B (NT trộn HHD) và ĐC (NK) với 4.83 ngày và 4.03 ngày là nghiệm thức có thời gian phát triển tuổi nhanh nhất

- Tuổi 5: có sự khác biệt rất có ý nghĩa giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm qua thống kê (P= 0.00) Thời gian phát triển tuổi 5 của nghiệm thức C (Dế), A (NT) và D (D trộn HHD) lần lượt với 7.17 ngày, 6.75 ngày và 6.74 ngày có số ngày tương đương nhau là nghiệm thức có thời gian phát triển tuổi chậm nhất Cuối cùng là nghiệm thức B (NT trộn HHD) và ĐC (NK) là nghiệm thức có thời gian phát triển tuổi nhanh nhất là 4.56 ngày và 4.4 ngày)

- Tuổi trưởng thành: có sự khác biệt rất có ý nghĩa giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm qua thống kê (P= 0.00) Thời gian phát triển tuổi trưởng thành của nghiệm thức

Trang 40

C (Dế) là lâu nhất với 8.67 ngày, tiếp đến là nghiệm thức A (NT), D (D trộn HHD) và ĐC (NK) lần lượt là 7.17 ngày, 6.22 ngày và 5.47 ngày Cuối cùng là nghiệm thức B (NT trộn HHD) với 5.13 ngày là nghiệm thức có thời gian phát triển tuổi nhanh nhất

Có sự khác biệt rất có ý nghĩa giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm qua thống kê (P=0.00) Tổng số ngày từ lúc trứng nở cho đến thành trùng của nghiệm thức C (Dế) chậm nhất với 42.98 ngày, tiếp theo là 2 nghiệm thức A (NT), D (D trộn HHD) và B (NT trộn HHD) có số ngày phát triển tương đương lần lượt là 37.14 ngày, 36.33 ngày và 32.57 ngày Cuối cùng là nghiệm thức ĐC (NK) có số ngày phát triển nhanh nhất là 27.74 ngày

Từ biểu đồ 2 cho thấy thời gian phát triển của bọ xít mắt to ở nghiệm thức ĐC (NK) là nhanh nhất tiếp đến là nghiệm thức B (NT trộn HHD) Cuối cùng là nghiệm thức D (D trộn HHD), A (NT) và C (Dế) có thời gian phát triển lâu nhất

Theo Danks (1987); Cymborowski and Giebultowicz (1976) sự khác biệt các nghiệm thức ở các loại thức ăn khác nhau còn chịu ảnh hưởng bởi đặc tính riêng của từng cá thể bọ mắt to trong quá trình sống hàng ngày, ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm phòng thí nghiệm

Theo nghiên cứu của Funderburk (2003) cho rằng giai đoạn ấu trùng có 5 tuổi kéo dài khoảng 20 ngày James Hagler và Nicole Sanchez (2011) cũng cho biết giai đoạn ấu trùng trải qua 5 tuổi, mỗi tuổi kéo dài khoảng 4-6 ngày Qua thí nghiệm đã chứng minh giai đoạn ấu trùng trải qua 5 tuổi với 5 lần lột xác thành con trưởng thành và không có giai đoạn nhộng Thời gian phát triển độ tuổi của bọ mắt to từ tuổi 1 đến trưởng thành có sự khác biệt có ý nghĩa khi cho ăn các nguồn thức ăn khác nhau

3.1.4 Tác động của các loại thức ăn đến kích thước bọ

Bảng 6: Tác động của các loại thức ăn đến kích thước con đực Nghiệm thức Chiều dài cơ

thể (mm)

Chiều rộng đầu (mm)

Chiều dài cánh (mm)

Khối lượng (mg) A 2.57±0.14 1.55±0.03 1.57±0.23 1.1±0.0 B 2.89±0.18 1.63±0.03 1.49±0.03 1.4±0.0 C 2.77±0.06 1.54±0.04 1.47±0.04 1.0±0.0 D 2.94±0.03 1.53±0.001 1.48±0.02 1.0±0.0

Ngày đăng: 10/05/2024, 07:19

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan