QUY TRÌNH QUẢN LÝ NƯỚC, ĐIỀU TIẾT NƯỚC VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG, TỈNH KIÊN GIANG

100 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
QUY TRÌNH QUẢN LÝ NƯỚC, ĐIỀU TIẾT NƯỚC VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG, TỈNH KIÊN GIANG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vườn Quốc gia (VQG) U Minh Thượng là khu vực triều thấp ven biển, được hình thành từ quá trình biển lùi và bồi tụ phù sa, chủ yếu là trầm tích ven biển và đầm lầy, hình thành nên một địa hình thấp và khá bằng phẳng, bị chia cắt bởi nhiều hệ thống kênh rạch. Lớp than bùn ở đây có hàm lượng hữu cơ bán phân giải lớn, khả năng giữ nước cao nhưng sau nhiều đợt cháy lớn nên đã bị mỏng đi khá nhiều, đặc biệt là ở khu vực phía Bắc VQG. Cháy rừng tràm trên than bùn đã trở thành mối quan tâm của nhiều ngành nhiều cấp và nhân dân cả nước, được xem là nhân tố chủ yếu đe doạ sự tồn tại của những bể than bùn cuối cùng tại Việt Nam với tất cả nguồn tài nguyên đa dạng sinh học quý giá trên đó. Cháy rừng xảy ra khi có mặt đồng thời của 3 yếu tố, hay còn gọi là tam giác cháy: nguồn nhiệt, ô xy và vật liệu cháy. Tuy nhiên, ô xy trong không khí thường ít thay đổi và luôn đủ cung cấp cho quá trình cháy rừng nên sự hình thành và phát triển của cháy rừng thường quyết định bởi đặc điểm của vật liệu cháy (trong đó quan trọng nhất là độ ẩm, khối lượng vật liệu) và khả năng xuất hiện nguồn lửa. Khối lượng vật liệu cháy càng nhiều, độ ẩm vật liệu cháy càng thấp và khả năng xuất hiện nguồn lửa càng lớn thì nguy cơ cháy rừng càng cao. Nguồn lửa gây cháy rừng chủ yếu do con người tạo ra, phụ thuộc vào các hoạt động kinh tế xã hội và là nhân tố khó dự báo. Vì vậy, đến nay việc dự báo nguy cơ cháy rừng, đặc biệt là dự báo cho những khu vực rộng lớn thường căn cứ chủ yếu vào độ ẩm và khối lượng vật liệu cháy. Đối với rừng Tràm, hai yếu tố này lại phụ thuộc vào diễn biến của thời tiết, kiểu rừng và mực nước ngầm. Thời tiết khô nóng càng kéo dài, kiểu rừng càng có nhiều vật liệu cháy, mực nước ngầm càng sâu thì cháy rừng càng dễ xảy ra, dập tắt càng khó khăn và mức nguy hiểm của cháy rừng càng lớn. Vì vậy, trong điều kiện thời tiết khô hạn kéo dài liên tục trong mùa khô tại U Minh Thượng thì nguy cơ cháy rừng chủ yếu phụ thuộc vào kiểu rừng và mực nước ngầm. Do đó, để phòng cháy rừng tràm trên than bùn, từ năm 2010, VQG U Minh Thượng đã bắt đầu tiến hành điều tiết nước nhằm giữ được mực nước cao cho khu vực than bùn, làm ẩm thảm mục để giảm nguy cơ cháy nhưng phải đảm bảo ít ảnh hưởng đến sinh trưởng rừng tràm. Theo đó, VQG đã chia vùng lõi thành 3 phân khu (A, B, C) theo độ cao trung bình và quản lý nước theo 2 bậc (phân khu C có độ cao mặt đất trung bình cao sẽ được giữ nước ở mức cao; hai phân khu A và B có độ cao mặt đất trung bình thấp được giữ cùng mực nước ở mức thấp hơn từ cuối mùa mưa và trong mùa khô). Chiến lược chung của quản lý nước là giữ nước để vật liệu cháy không quá khô, ít nguy cơ cháy rừng và nếu xảy ra cháy cũng dễ dàng dập tắt, đồng thời mặt than bùn phải có thời gian phơi trống từ 4 - 6 tháng đảm bảo cho sinh trưởng rừng tràm, duy trì những diện tích thường xuyên không ngập, những diện tích thường xuyên ngập và bán ngập tạo nên đa dạng sinh cảnh như điều kiện tự nhiên vốn có của rừng tràm, thúc đẩy phục hồi của các loài có nhu cầu về nước khác nhau trong hệ sinh thái. Như vậy, những yếu tố sinh thái phát sinh chủ yếu của hệ thống sinh thái rừng tràm tại U Minh Thượng được xác định là quần thể thực vật rừng tràm, chế độ nước ngập định kỳ theo mùa, lớp than bùn không hoàn toàn bằng phẳng và cháy rừng với chu kỳ lặp lại từ vài chục đến hàng trăm năm. Vì tính lệ thuộc lẫn nhau của các yếu tố trong rừng tràm mà quản lý nước sẽ không chỉ tính đến phòng chống cháy, mà còn phải đảm bảo sinh trưởng rừng tràm, bảo vệ các giống loài động thực vật đặc trưng khác và bảo vệ lớp than bùn – nhân tố sinh thái phát sinh quan trọng của rừng tràm. Do vậy, cần xem quản lý nước là biện pháp điều khiển hệ thống để tạo ra được trạng thái cân bằng giữa lửa, nước và sự tồn tại của các giống loài. Kiểm soát chúng ở mức ổn định tương đối, nhờ đó đảm bảo được sự phát triển bền vững của hệ sinh thái rừng tràm. Mặt khác, hệ thống công trình quản lý nước (hệ thống đê bao, kênh, đập ngăn, cống thoát nước, trạm bơm, thước đo nước) ở VQG ngày càng hoàn thiện, từ 2010 đến nay, VQG đã xây dựng bổ sung các đập và cống thoát nước, ngăn cách diện tích vùng lõi thành các phân khu riêng biệt… cho phép nâng cấp hệ thống quản lý nước từ 2 bậc trước đây nên nhiều bậc hơn để giảm thiểu nguy cơ cháy rừng và duy trì sinh trưởng rừng tràm tốt hơn. Chính vì vậy, việc xây dựng quy trình điều tiết nước Vườn Quốc gia U Minh Thượng là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì sinh cảnh của VQG, bảo tồn tốt các loài sinh vật đang sinh sống tại VQG và hạn chế nguy cơ cháy rừng.

Trang 1

SÔNG CỬU LONG

Đơn vị tư vấn thực hiện:Viện Sinh thái rừng và Môi trường

Tháng 09 năm 2023

Trang 2

QUY TRÌNH QUẢN LÝ NƯỚC VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG

THUỘC DỰ ÁN:

CẢI THIỆN CUỘC SỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI NGHÈOTHÔNG QUA CÁC SINH KẾ THAY THẾ THÂN THIỆN VỚI BẢOTỒN TẠI CÁC KHU ĐẤT NGẬP NƯỚC RAMSAR Ở ĐỒNG BẰNG

SÔNG CỬU LONG

VIỆN SINH THÁI RỪNGVÀ MÔI TRƯỜNG

U MINH THƯỢNG

Tháng 9 năm 2023

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Sự cần thiết xây dựng quy trình điều tiết nước 1

2 Mục tiêu 2

3 Nguyên tắc quản lý nước 2

Chương 1 CĂN CỨ PHÁP LÝ, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG QUYTRÌNH QUẢN LÝ NƯỚC 4

1.1 Căn cứ pháp lý 4

1.1.1 Các Luật 4

1.1.2 Các Nghị định, thông tư 4

1.1.3 Quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định, quy trình 5

1.2 NỘI DUNG THỰC HIỆN 6

1.2.1 Thu thập số liệu/tài liệu cần thiết, nghiên cứu, đánh giá điều kiện khí tượng thủyvăn và tài nguyên nước, tài nguyên rừng tại khu vực 6

2.2.2 Khảo sát hiện trường 6

2.2.3 Thiết lập phân khu quản lý nước và Tính toán cân bằng nước cho từng phân khutheo mùa (mùa mưa và mùa khô) 6

2.2.4 Xây dựng quy trình điều tiết nước 6

2.2.5 Xây dựng chương trình quản lý nước trên WebGIS và ứng dụng 7

2.2.6 Tổ chức hội thảo tham vấn các bên có liên quan về quy trình quản lý nước ởVườn Quốc gia U Minh Thượng và xây dựng hồ sơ đề nghị phê duyệt quy trình 7

1.3 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 7

1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu/tài liệu cần thiết, nghiên cứu, đánh giá điều kiệnkhí tượng thủy văn và tài nguyên nước, tài nguyên rừng trong khu vực 7

1.3.2 Phương pháp khảo sát hiện trường 8

1.3.3 Phương pháp thiết lập phân khu quản lý nước và Tính toán cân bằng nước chotừng phân khu theo mùa (mùa mưa và mùa khô) 11

1.3.4 Phương pháp xây dựng quy trình điều tiết nước 13

1.3.5 Phương pháp xây dựng chương trình quản lý nước trên WebGIS và ứng dụng 141.3.6 Phương pháp tổ chức hội thảo tham vấn các bên có liên quan về quy trình quảnlý nước ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng và xây dựng hồ sơ đề nghị UBND tỉnhKiên Giang phê duyệt quy trình 14

Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN RỪNG, HỆ THỐNG CÔNGTRÌNH VÀ PHÂN KHU QUẢN LÝ NƯỚC 15

2.1 THÔNG TIN CHUNG, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TẠI VQG U MINH THƯỢNG 15

2.1.1 Quyết định thành lập, chức năng, nhiệm vụ của VQG U Minh Thượng 15

Trang 4

2.1.2 Vị trí địa lý 16

2.1.3 Điều kiện địa hình VQG U Minh Thượng 18

2.1.4 Điều kiện khí hậu, thủy văn tại VQG U Minh Thượng 20

2.1.5 Điều kiện địa chất và thổ nhưỡng 24

2.2 HIỆN TRẠNG RỪNG TẠI VQG U MINH THƯỢNG 25

2.3 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH QUẢN LÝ NƯỚC TẠI VQG UMINH THƯỢNG 29

2.4.1 Phân khu quản lý nước tại Vườn quốc gia U Minh Thượng 33

Chương 3 ĐỘ CAO MỰC NƯỚC CẦN ĐIỀU TIẾT TẠI CÁC PHÂN KHU VÀQUY TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT NƯỚC 36

3.1 PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NƯỚC, ĐỘ CAO MỰC NƯỚC CẦN ĐIỀUTIẾT TẠI CÁC PHÂN KHU VÀ LỊCH ĐIỀU TIẾT THỦY VĂN 36

3.1.1 Phương trình cân bằng nước tại các phân khu 36

3.1.2 Độ cao mực nước cần điều tiết tại các phân khu quản lý nước 38

3.1.3 Lịch điều tiết thủy văn 38

3.2 Thời gian mùa mưa, mùa khô tại Vườn quốc gia U Minh Thượng 39

3.2.1 Thời gian mùa mưa 39

3.2.2 Thời gian mùa khô 39

3.3 Quy trình vận hành thiết bị quan trắc mực nước, quan trắc khí tượng thủy văn, xácđịnh mực nước và khối lượng nước cần thiết tại mỗi thời điểm ở mỗi công trình điềutiết nước 39

3.3.1 Quy trình vận hành thiết bị quan trắc mực nước mặt 39

3.3.2 Quy trình vận hành thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn 41

3.3.3 Quy trình xác định mực nước cần thiết tại mỗi thời điểm ở mỗi công trình điềutiết nước 42

3.4 Quy trình xác định lượng nước bơm vào hoặc tháo ra, vận hành đóng, mở cống,bơm nước 44

3.4.1 Quy trình xác định lượng nước bơm vào hoặc tháo ra tại mỗi công trình điều tiếtmực nước theo thời gian trong năm, theo mực nước và theo tình hình mưa ẩm 44

3.4.2 Quy trình vận hành đóng, mở cống; bơm nước theo yêu cầu bơm vào hoặc tháora 47

Trang 5

3.5 Vận hành các thiết bị thủy công, thiết bị thủy lực, bảo trì hệ thống kênh mương và

thiết bị quan trắc thủy văn 48

3.5.1 Vận hành các thiết bị thủy công, thiết bị thủy lực 48

3.5.2 Quy trình bảo trì kênh mương, hệ thống thiết bị quan trắc thủy văn 48

3.6 Hiệu lệnh thông báo xả nước 48

Chương 4 VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT TRONG MÙA MƯA 50

4.1 Quy định mực nước tại các phân khu trong mùa mưa 50

4.2 Nguyên tắc vận hành điều tiết nước trong mùa mưa tại VQG U Minh Thượng 50

4.3 Vận hành điều tiết nước trong mùa mưa tại VQG U Minh Thượng 50

4.4 Tích nước cuối mùa mưa để phòng cháy trong mùa khô 50

Chương 5 VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT NƯỚC TRONG MÙA KHÔ 52

5.1 Nguyên tắc vận hành điều tiết nước trong mùa khô tại VQG U Minh Thượng 52

5.2 Thẩm quyền quyết định điều tiết nước trong mùa khô tại VQG U Minh Thượng 525.3 Vận hành điều tiết nước trong mùa khô tại VQG U Minh Thượng 52

Chương 6 QUAN TRẮC CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN PHỤC VỤĐIỀU TIẾT NƯỚC 54

6.1 Chế độ quan trắc, dự báo và trách nhiệm cung cấp thông tin báo cáo trong mùamưa 54

6.2 Chế độ quan trắc, dự báo và trách nhiệm cung cấp thông tin báo cáo trong mùakhô 54

PHẦN PHỤ LỤC 56

Phụ lục 01 Điều kiện về địa hình, hiện trạng rừng, các công trình quản lý nước (kênh,đê, cống, máy bơm, thước đo nước…) tại từng phân khu quản lý nước Vườn quốc giaU Minh Thượng 56

Phụ lục 02 Bảng tính toán cân bằng nước cho từng phân khu 61

Phụ lục 03 Bảng tra mực nước cần giữ lại tại các phân khu theo thời gian trong mùakhô 65

Phụ lục 04 Lượng mưa hàng tháng/hàng năm giai đoạn 2000-2021 và diễn biến mựcnước lịch sử điều tiết trong mô hình 2 bậc tại U Minh Thượng 71

Phụ lục 05 Danh sách đơn vị, địa phương được gửi thông báo xả nước của VQG 92

Trang 6

WWF Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên toàn cầu

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Độ cao mặt đất tại VQG U Minh thượng 19

Bảng 2.2 Hiện trạng rừng và sinh cảnh tại VQG U Minh Thượng 26

Bảng 2.3 Tổng hợp bờ bao trong vùng lõi 29

Bảng 2.4 Độ cao mặt đất tại các phân khu quản lý nước ở VQG U Minh Thượng 34

Bảng 2.5 Hiện trạng sinh cảnh tại các phân khu của VQG 34

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp kết quả tính toán cân bằng nước cho từng phân khu 37

Bảng 3.2 Độ cao mực nước cần điều tiết tại các phân khu quản lý nước ở VQG UMinh Thượng 38

Bảng 3.3 Bảng theo dõi quan trắc mực nước tại mỗi phân khu 41

Bảng 3.4 Bảng theo dõi quan trắc lượng mưa tại VQG U Minh Thượng 42

Bảng 3.5 Độ cao mực nước cần điều tiết giữ tại các phân khu quản lý nước ở VQG UMinh Thượng theo thời gian trong năm 43

Bảng 3.6 Bảng theo dõi xác định lượng nước tháo ra tại mỗi phân khu/công trình điềutiết mực nước theo thời gian 46

Bảng 3.7 Bảng theo dõi xác định lượng nước bơm vào tại mỗi phân khu/công trìnhđiều tiết mực nước theo thời gian 46

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí VQG U Minh Thượng tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long 17

Hình 2.2 Vị trí vùng lõi và vùng đệm VQG U Minh Thượng 18

Hình 2.3 Bình đồ ảnh vệ tinh VQG U Minh Thượng năm 2021 18

Hình 2.4 Phân bố độ cao của vườn quốc gia U Minh Thượng 19

Hình 2.5 Phân bố diện tích theo độ cao ở vườn quốc gia U Minh Thượng 20

Hình 2.6 Hệ thống kênh và đê bao của VQG 24

Hình 2.7 Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng, sinh cảnh tại VQG U Minh Thượng 26

Hình 2.8 Một số hình ảnh hiện trạng rừng và mặt nước tại VQG U Minh Thượng 28

Hình 2.9 Hệ thống đê tại VQG U Minh Thượng 29

Hình 2.10 Hệ thống Cống tại VQG U Minh Thượng 31

Hình 2.11 Bản đồ vị trí hệ thống công trình thủy lợi tại VQG U Minh Thượng 31

Hình 2.12 Vị trí đặt thước đo mực nước mặt VQG U Minh Thượng 32

Hình 2.13 Vị trí 02 máy bơm nước tại VQG U Minh Thượng 32

Hình 2.14 Phân khu quản lý nước tại vùng lõi VQG UMT trong quy trình 33

Hình 3.1 Cao trình mực nước giữ lại cuối mùa mưa của từng phân khu 37

Hình 3.2 Tiến trình độ cao mực nước cần điều tiết giữ tại các phân khu quản lý nước ởVQG U Minh Thượng theo thời gian trong năm 44

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐIỀU TIẾT NƯỚC

Vườn Quốc gia (VQG) U Minh Thượng là khu vực triều thấp ven biển, đượchình thành từ quá trình biển lùi và bồi tụ phù sa, chủ yếu là trầm tích ven biển và đầmlầy, hình thành nên một địa hình thấp và khá bằng phẳng, bị chia cắt bởi nhiều hệthống kênh rạch Lớp than bùn ở đây có hàm lượng hữu cơ bán phân giải lớn, khả nănggiữ nước cao nhưng sau nhiều đợt cháy lớn nên đã bị mỏng đi khá nhiều, đặc biệt là ởkhu vực phía Bắc VQG

Cháy rừng tràm trên than bùn đã trở thành mối quan tâm của nhiều ngành nhiềucấp và nhân dân cả nước, được xem là nhân tố chủ yếu đe doạ sự tồn tại của những bểthan bùn cuối cùng tại Việt Nam với tất cả nguồn tài nguyên đa dạng sinh học quý giátrên đó Cháy rừng xảy ra khi có mặt đồng thời của 3 yếu tố, hay còn gọi là tam giáccháy: nguồn nhiệt, ô xy và vật liệu cháy Tuy nhiên, ô xy trong không khí thường ítthay đổi và luôn đủ cung cấp cho quá trình cháy rừng nên sự hình thành và phát triển

của cháy rừng thường quyết định bởi đặc điểm của vật liệu cháy (trong đó quan trọng

nhất là độ ẩm, khối lượng vật liệu) và khả năng xuất hiện nguồn lửa Khối lượng vật

liệu cháy càng nhiều, độ ẩm vật liệu cháy càng thấp và khả năng xuất hiện nguồn lửacàng lớn thì nguy cơ cháy rừng càng cao Nguồn lửa gây cháy rừng chủ yếu do conngười tạo ra, phụ thuộc vào các hoạt động kinh tế xã hội và là nhân tố khó dự báo Vìvậy, đến nay việc dự báo nguy cơ cháy rừng, đặc biệt là dự báo cho những khu vựcrộng lớn thường căn cứ chủ yếu vào độ ẩm và khối lượng vật liệu cháy Đối với rừngTràm, hai yếu tố này lại phụ thuộc vào diễn biến của thời tiết, kiểu rừng và mực nướcngầm Thời tiết khô nóng càng kéo dài, kiểu rừng càng có nhiều vật liệu cháy, mựcnước ngầm càng sâu thì cháy rừng càng dễ xảy ra, dập tắt càng khó khăn và mức nguyhiểm của cháy rừng càng lớn Vì vậy, trong điều kiện thời tiết khô hạn kéo dài liên tụctrong mùa khô tại U Minh Thượng thì nguy cơ cháy rừng chủ yếu phụ thuộc vào kiểurừng và mực nước ngầm Do đó, để phòng cháy rừng tràm trên than bùn, từ năm 2010,VQG U Minh Thượng đã bắt đầu tiến hành điều tiết nước nhằm giữ được mực nướccao cho khu vực than bùn, làm ẩm thảm mục để giảm nguy cơ cháy nhưng phải đảmbảo ít ảnh hưởng đến sinh trưởng rừng tràm Theo đó, VQG đã chia vùng lõi thành 3

phân khu (A, B, C) theo độ cao trung bình và quản lý nước theo 2 bậc (phân khu C có

độ cao mặt đất trung bình cao sẽ được giữ nước ở mức cao; hai phân khu A và B cóđộ cao mặt đất trung bình thấp được giữ cùng mực nước ở mức thấp hơn từ cuối mùamưa và trong mùa khô) Chiến lược chung của quản lý nước là giữ nước để vật liệu

cháy không quá khô, ít nguy cơ cháy rừng và nếu xảy ra cháy cũng dễ dàng dập tắt,đồng thời mặt than bùn phải có thời gian phơi trống từ 4 - 6 tháng đảm bảo cho sinhtrưởng rừng tràm, duy trì những diện tích thường xuyên không ngập, những diện tíchthường xuyên ngập và bán ngập tạo nên đa dạng sinh cảnh như điều kiện tự nhiên vốn

Trang 10

có của rừng tràm, thúc đẩy phục hồi của các loài có nhu cầu về nước khác nhau tronghệ sinh thái

Như vậy, những yếu tố sinh thái phát sinh chủ yếu của hệ thống sinh thái rừngtràm tại U Minh Thượng được xác định là quần thể thực vật rừng tràm, chế độ nướcngập định kỳ theo mùa, lớp than bùn không hoàn toàn bằng phẳng và cháy rừng vớichu kỳ lặp lại từ vài chục đến hàng trăm năm Vì tính lệ thuộc lẫn nhau của các yếu tốtrong rừng tràm mà quản lý nước sẽ không chỉ tính đến phòng chống cháy, mà cònphải đảm bảo sinh trưởng rừng tràm, bảo vệ các giống loài động thực vật đặc trưngkhác và bảo vệ lớp than bùn – nhân tố sinh thái phát sinh quan trọng của rừng tràm.Do vậy, cần xem quản lý nước là biện pháp điều khiển hệ thống để tạo ra được trạngthái cân bằng giữa lửa, nước và sự tồn tại của các giống loài Kiểm soát chúng ở mứcổn định tương đối, nhờ đó đảm bảo được sự phát triển bền vững của hệ sinh thái rừngtràm

Mặt khác, hệ thống công trình quản lý nước (hệ thống đê bao, kênh, đập ngăn,

cống thoát nước, trạm bơm, thước đo nước) ở VQG ngày càng hoàn thiện, từ 2010 đến

nay, VQG đã xây dựng bổ sung các đập và cống thoát nước, ngăn cách diện tích vùnglõi thành các phân khu riêng biệt… cho phép nâng cấp hệ thống quản lý nước từ 2 bậctrước đây nên nhiều bậc hơn để giảm thiểu nguy cơ cháy rừng và duy trì sinh trưởngrừng tràm tốt hơn.

Chính vì vậy, việc xây dựng quy trình điều tiết nước Vườn Quốc gia U MinhThượng là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì sinh cảnh củaVQG, bảo tồn tốt các loài sinh vật đang sinh sống tại VQG và hạn chế nguy cơ cháyrừng

2 MỤC TIÊU

Quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi đảm bảo duy trì mực nước đápứng yêu cầu phòng cháy chữa cháy rừng và bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm tăng cườngsử dụng và quản lý hiệu quả các nguồn nước địa phương ở Vườn Quốc gia U MinhThượng.

3 NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ NƯỚC

Thống nhất trong toàn hệ thống, không chia cắt theo địa giới hành chính;

b) Tuân thủ quy trình quản lý vận hành và sự chỉ đạo của các cơ quan có thẩmquyền.

c) Điều tiết nước ở VQG U Minh Thượng là biện pháp điều khiển hệ thống đểduy trì trạng thái cân bằng giữa lửa, nước và sự tồn tại của các giống loài của rừngtràm: yếu tố sinh thái phát sinh chủ yếu của hệ thống sinh thái rừng tràm U Minh làquần thể thực vật rừng tràm, chế độ nước ngập định kỳ theo mùa, lớp than bùn khônghoàn toàn bằng phẳng và cháy rừng với chu kỳ lặp lại từ vài chục đến hàng trăm năm.

Trang 11

Vì tính lệ thuộc lẫn nhau của các yếu tố trong rừng tràm mà điều tiết nước sẽ khôngchỉ tính đến phòng chống cháy, mà còn phải đảm bảo sinh trưởng rừng tràm, bảo vệcác giống loài động thực vật đặc trưng khác và bảo vệ lớp than bùn – nhân tố sinh tháiphát sinh quan trọng của rừng tràm Cần xem quản lý nước là biện pháp điều khiển hệthống để tạo ra được trạng thái cân bằng giữa lửa, nước và sự tồn tại của các giốngloài, kiểm soát chúng ở mức ổn định tương đối, nhờ đó đảm bảo được sự phát triển bềnvững của hệ sinh thái rừng tràm.

d) Việc quản lý nước không nhằm loại bỏ hoàn toàn yếu tố lửa ra khỏi hệ sinhthái rừng tràm: Trong điều kiện tự nhiên, lửa không chỉ tạo điều kiện thúc đẩy tái sinhvà phục tráng quần thể cây tràm, mà còn tạo nên những tiểu sinh cảnh để phục hồi vàduy trì đa dạng sinh học rừng tràm Do đó không cần thiết phải ngăn chặn hoàn toàncháy rừng tràm, ngược lại, còn phải duy trì nó ở mức độ nhất định như một nhân tốsinh thái cần thiết để bảo vệ và phục hồi hình mẫu tiêu biểu của cảnh quan thiên nhiênrừng tràm ở rừng U Minh Khi xây dựng những mô hình quản lý nước cần tính đếnviệc duy trì lửa rừng ở một xác suất nhất định nhưng không để xảy ra cháy lớn

e) Phương án quản lý nước ở VQG U Minh Thượng cần hướng đến bảo tồnđược lớp than bùn: Than bùn có vai trò quan trọng trong việc duy trì nét độc đáo củacảnh quan thiên nhiên, phục hồi và bảo vệ lâu dài nguồn tài nguyên đa dạng sinh họcquý giá của rừng tràm U Minh nói chung và U Minh Thượng nói riêng Vì vậy, cácphương án điều tiết nước phải được xây dựng không chỉ tính đến phòng chống cháyrừng và duy trì sinh trưởng của rừng tràm mà còn phải duy trì sự tồn tại lâu dài của lớpthan bùn đã được tích luỹ hàng nghìn năm.

f) Quy trình là cơ sở pháp lý để Vườn quốc gia U Minh Thượng tiến hành điềutiết nước đảm bảo phòng chống cháy và duy trì sinh trưởng rừng tràm, duy trì đa dạngcác hệ sinh thái rừng tại Vườn quốc gia.

g) Khi xuất hiện các tình huống đặc biệt chưa được quy định trong Quy trìnhnày, việc vận hành điều tiết nước tại Vườn quốc gia U Minh Thượng phải theo sự chỉđạo, điều hành thống nhất của UBND tỉnh Kiên Giang.

h) Tuân thủ quy trình vận hành, bảo trì của từng hạng mục công trình trong hệthống công trình quản lý nước tại Vườn quốc gia U Minh Thượng.

Trang 12

CHƯƠNG 1 CĂN CỨ PHÁP LÝ, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁPXÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ NƯỚC

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/06/2012;- Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/06/2013;- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014;- Luật Khí tượng Thủy văn số 90/2015/QH13 ngày 23/11/2015;- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/06/2017;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đêđiều số 60/2020/QH14 ngày 17/06/2020.

Trang 13

- Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/09/2018 về quản lý an toàn đập, hồchứa nước;

- Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/07/2021 quy định chi tiết thi hành mộtsố điều của Luật phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luậtphòng, chống thiên tai và Luật đê điều;

- Thông tư số 26/2012/TT-BTNMT ngày 28/12/2012 của Bộ Tài nguyên Môitrường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc thủy văn;

- Thông tư số 03/2012/TT-BTNMT ngày 12/04/2012 của Bộ Tài nguyên Môitrường quy định về quản lý, sử dụng đất vùng bán ngập lòng hồ thủy điện, thủy lợi;

- Thông tư số 64/2017/TT-BTNMT ngày 22/12/2017của Bộ Tài nguyên Môitrường ban hành quy định kỹ thuật xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạlưu các hồ chứa, đập dâng;

- Thông tư số 65/2017/TT-BTNMT ngày 22/12/2017 của Bộ Tài nguyên Môitrường quy định về xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và xây dựng quy trìnhvận hành liên hồ;

- Thông tư số 30/2018/TT-BTNMT ngày 26/12/2018 của Bộ Tài nguyên Môitrường quy định kỹ thuật về quan trắc và cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủyvăn đối với trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng;

- Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/05/2018 của Bộ Nông nghiệp vàphát triển nông thôn về Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

- Thông tư 17/2021/TT- BTNMT ngày 14/10/2021 của Bộ Tài Nguyên và Môitrường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

- Quyết định Của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT số 127/QĐ-BNN-KLngày 11/12/2000 ban hành quy định về dự báo, báo động và biện pháp tổ chức thựchiện phòng cháy, chữa cháy rừng; Quy định về cấp dự báo, báo động và các biện pháptổ chức thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng

1.1.3 Quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định, quy trình

- QCVN 04-05:2012 - Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế;- TCVN 8414:2010 - Công trình thủy lợi - Quy trình quản lý vận hành, khaithác và kiểm tra kho nước;

- TCVN 8412:2020: Công trình thủy lợi - Quy trình vận hành hệ thống côngtrình thủy lợi;

- TCVN 8414:2010 Công trình thủy lợi - Quy trình quản lý vận hành, khai thácvà kiểm tra hồ chứa;

- TCVN 8418:2010 Công trình thủy lợi - Quy trình quản lý vận hành, duy tubảo dưỡng cống;

Trang 14

- TCVN 8643: 2011- Công trình thủy lợi - Cấp hạn hán đối với nguồn nướctưới và cây trồng được tưới;

- TCVN 8304:2009 - Công tác thủy văn trong hệ thống thủy lợi;- TCVN 9845:2013 - Tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ;

- QCVN 47:2012/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc thủy văn.

1.2 NỘI DUNG THỰC HIỆN

Để xây dựng quy trình quản lý nước tại VQG U Minh Thượng đã triển khai cáchoạt động sau:

1.2.1 Thu thập số liệu/tài liệu cần thiết, nghiên cứu, đánh giá điều kiệnkhí tượng thủy văn và tài nguyên nước, tài nguyên rừng tại khu vực

- Thu thập số liệu thủy văn, tài nguyên nước trong khu vực vùng lõi, vùng đệmvà vùng lân cận ảnh hưởng/tác động qua lại đến chế độ thủy văn VQG U MinhThượng vùng đệm và vùng lân cận; Số liệu/tài liệu hiện trạng tài nguyên rừng, thanbùn ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng; Số liệu về tình hình kinh tế - xã hội vùng đệmvà khu vực chịu ảnh hưởng bởi chế độ thủy văn Vườn Quốc gia U Minh Thượng.

- Phân tích, đánh giá điều kiện khí tượng thủy văn và tài nguyên nước, tài

nguyên rừng trong khu vực (Bao gồm số hóa các loại bản đồ về hệ thống công trình

thủy lợi: bờ bao, kênh nước, đập ngăn; hệ thống quan trắc mực nước (nước mặt/nướcngầm trong than bùn); bản đồ địa hình vùng lõi của VQG)

- Dự báo những tác động của quy trình điều tiết nước đến phòng cháy chữacháy rừng, các hệ sinh thái, sinh trưởng rừng tràm và than bùn trong Vườn Quốc giavà sản xuất, sinh hoạt của cộng đồng dân cư bên ngoài vùng đệm của VQG

2.2.2 Khảo sát hiện trường

Phúc tra, hiệu chỉnh bản đồ địa hình Vườn Quốc gia U Minh Thượng; Khảo sáthệ thống công trình thủy lợi; Hệ thống quan trắc mực nước (nước mặt/nước ngầmtrong than bùn); Khảo sát điểm hiện trường phục vụ xây dựng bản đồ thảm thực vật tạiVườn Quốc gia U Minh Thượng.

2.2.3 Thiết lập phân khu quản lý nước và Tính toán cân bằng nước chotừng phân khu theo mùa (mùa mưa và mùa khô)

- Rà soát thiết lập phân khu quản lý nước

- Tính toán cân bằng nước cho từng phân khu theo mùa

2.2.4 Xây dựng quy trình điều tiết nước

Trang 15

Quy trình vận hành thiết bị quan trắc mực nước; Vận hành thiết bị quan trắc khítượng thủy văn.

- Quy trình xác định mực nước và khối lượng nước cần thiết tại mỗi thời điểm ởmỗi công trình điều tiết nước.

- Quy trình xác định lượng nước bơm vào hoặc tháo ra tại mỗi công trình điềutiết mực nước theo thời gian trong năm, theo mực nước và theo tình hình mưa ẩm.

- Quy trình vận hành đóng, mở cống; bơm nước theo yêu cầu bơm vào hoặctháo ra; bảo trì kênh mương, hệ thống thiết bị quan trắc thủy văn.

2.2.5 Xây dựng chương trình quản lý nước trên WebGIS và ứng dụng

- Xây dựng phần mềm cập nhật dữ liệu từ các thiết bị quan trắc mực nước vàthiết bị quan trắc khí tượng, phân tích dữ liệu xác định yêu cầu vận hành đóng, mở cáccống, vận hành máy bơm nước v.v

- Xây dựng trang WebGIS vận hành, ứng dụng trong quản lý nước ở VườnQuốc gia U Minh Thượng

2.2.6 Tổ chức hội thảo tham vấn các bên có liên quan về quy trình quảnlý nước ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng và xây dựng hồ sơ đề nghị phêduyệt quy trình

- Tổ chức 01 hội thảo với 50 đại biểu thành phần tham dự

- Hoàn thiện Quy trình quản lý nước trình UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt

1.3 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu/tài liệu cần thiết, nghiên cứu, đánhgiá điều kiện khí tượng thủy văn và tài nguyên nước, tài nguyên rừngtrong khu vực

Thu thập số liệu/tài liệu cần thiết, nghiên cứu, đánh giá điều kiện khí tượngthủy văn và tài nguyên nước, tài nguyên rừng trong khu vực: dữ liệu cần thiết gồm có(1) số liệu thủy văn, tài nguyên nước trong khu vực vùng lõi, vùng đệm và vùng lâncận ảnh hưởng/tác động qua lại đến chế độ thủy văn Vườn Quốc gia U Minh Thượngvùng đệm và vùng lân cận, được thu thập từ các trạm thủy văn tỉnh Kiên Giang; (2) sốliệu/tài liệu hiện trạng tài nguyên rừng, than bùn ở Vườn Quốc gia U Minh Thượngđược thu thập từ Ban Quản lý VQG và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang; (3) số liệuvề tình hình kinh tế - xã hội vùng đệm và khu vực chịu ảnh hưởng bởi chế độ thủy vănVườn Quốc gia U Minh Thượng được thu thập từ Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang vàBan Quản lý VQG Các số liệu sau khi thu thập được phân tích và đánh giá điều kiệnkhí tượng thủy văn và tài nguyên nước, tài nguyên rừng trong khu vực Từ đó dự báosơ bộ những tác động của quy trình điều tiết nước đến phòng cháy chữa cháy rừng, các

Trang 16

hệ sinh thái, sinh trưởng rừng tràm và than bùn trong Vườn Quốc gia và sản xuất, sinhhoạt của cộng đồng dân cư bên ngoài.

1.3.2 Phương pháp khảo sát hiện trường

1.3.2.1 Phương pháp phúc tra, hiệu chỉnh bản đồ địa hình Vườn Quốc gia U Minh Thượng

Phân bố độ cao là một trong những thông tin quan trọng cho quản lý nước Nócho phép từ phân bố độ cao và mực nước sẽ xác định được tình trạng ngập nước, mứckhô hạn ở mọi vị trí cũng như ảnh hưởng của nó đến nguy cơ cháy và sinh trưởng củarừng Đây là cơ sở để lựa chọn và tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý nước vàquản lý nói chung

Tập huấn cho cán bộ kỹ thuật của VQG U Minh Thượng về vận hành quy trìnhđiều tiết nước, hỗ trợ kế hoạch quản lý nước của VQG: Tập huấn chuyển giao quytrình và ứng dụng WebGIS bao gồm biên soạn tài liệu tập huấn và tổ chức tập huấn.Đơn vị tư vấn dự kiến tổ chức 1 lớp tập huấn cho 20 cán bộ kỹ thuật của VQG U MinhThượng, đảm bảo các cán bộ này sau khi tập huấn sẽ được nâng cao khả năng quản lýnguồn nước của VQG và nắm vững quy trình vận hành điều tiết nước VQG

Sau trận cháy rừng năm 2002, diện tích rừng bị cháy tập trung ở khu trung tâmđĩa than bùn với diện tích 2.300 ha Ở nhiều nơi đặc biệt là khu vực trung tâm, lớpthan bùn bị cháy từ 0,3 – 0,6m nhưng không đều, tạo ra những khu vực trũng xuống códiện tích từ vài chục mét vuông đến hàng trăm ha Những trũng sâu này là nơi tíchnước mưa với độ sâu từ 20 – 40cm, và do nước bị tích lại không tiêu thoát được nêntràm rất khó có thể tái sinh Như vậy, sau khi cháy địa hình vùng lõi đã thay đổi nhiềuvà ở tình trạng phức tạp hơn, đó là một trong những trở ngại rất lớn cho việc quản lýnước tại vườn quốc gia U Minh Thượng.

Điều tiết nước cho vườn thì việc thành lập bản đồ địa hình của vườn là rất quantrọng Từ trước đến nay vườn đã có một số đợt đo đạc địa hình, như đợt đo đạc năm1993 của Viện Thiết kế và đo đạc thủy lợi 2, đợt đo đạc năm 2000 của dự án CARE-UMT Bản đồ địa hình những đợt này cho thấy nơi cao nhất trong vườn có cao trình từ1,9 – 2,1m Song một điểm cần lưu ý là khi còn rừng do mật độ rừng rất dầy nên việcđo đạc địa hình rất khó khăn và khó có thể đạt độ chính xác cao Sau cháy rừng, caotrình trong vườn lại có nhiều thay đổi Như vậy, cao độ địa hình các đợt đo có nhiềusai biệt do nhiều nguyên nhân và rất khó tổng hợp chung Những sai biệt này chủ yếutập trung vào vùng trung tâm, nơi có lớp than bùn dầy và địa hình cao, nơi có rừng dầytrước đây và năm 2002 đã bị cháy rụi Vì thế, quan tâm chính về cao độ địa hình cũngsẽ được tập trung cho khu vực trung tâm, nơi có lớp than bùn dầy và địa hình cao Bảnđồ địa hình khu vực do CARE lập năm 2000, vùng lõi trung tâm của vườn có cao trìnhtừ 2,0 – 2,1m Sau đợt cháy rừng các điều tra cho thấy lớp than bùn giảm thấp xuốngtừ 0,3 – 0,6m nhưng không đều, như vậy có thể xem nơi cao nhất sau cháy chỉ còn caotrình từ 1,8 – 1,9m, song không được mô tả cụ thể Tuy nhiên, các tuyến đo của CARE

Trang 17

sau cháy (tháng 8 năm 2002) lại cho thấy địa hình nơi cao nhất chỉ còn cao trìnhkhoảng 1,4 – 1,5m và nơi thấp 0,3 – 0,4m, thậm chí có nơi dưới 0,3m Cao trình địahình này nhìn chung thấp hơn cao trình trước từ 0,4 – 0,5m Song đây mới chỉ ở mứccác tuyến đo chưa phải là bản đồ địa hình, nên khó kiểm chứng ở các vị trí khác nhau.Để thiết kế và điều tiết nước cho khu vực, trong báo cáo này sử dụng bản đồ địa hìnhcó hiệu chỉnh cao độ vùng trung tâm sau cháy bằng việc đo đạc thực tế tại các điểmkhác nhau trong toàn vườn.

Phúc tra bản đồ phân bố độ cao của vườn quốc gia được thực hiện qua haibước:

+ Đánh giá độ chính xác và tính thích hợp của các bản đồ hình kỹ thuật số phụcvụ xây dựng phương án điều tiết nước.

Độ chính xác của bản đồ địa hình kỹ thuật số của VQG được xác định qua sosánh độ cao thực ở các vị trí có vị trí điều tra với độ cao trên bản đồ Độ cao thực ở cácđiểm điều tra được xác định bằng máy đo thủy bình Tính thích hợp của bản đồ địahình hiện tại cho mục tiêu điều tiết nước và dự báo nguy cơ cháy rừng được xác địnhqua đối chiếu độ chính xác của bản đồ địa hình hiện tại với độ chính xác yêu cầu choxây dựng bản đồ điều tiết nước và bản đồ dự báo nguy cơ cháy rừng

+ Điều tra bổ sung và hoàn chỉnh bản đồ địa hình cho VQG: Ở những khu vựccó sai số về độ cao vượt quá 1 cấp đường đồng mực sẽ được điều tra bổ sung Theo kếtquả nghiên cứu ở vườn quốc gia U Minh Thượng thì có thể dự kiến tỷ lệ diện tích cầnđiều tra bổ sung về độ cao là khoảng 20-30%.

Việc khảo sát sẽ được thực hiện thành 2 đợt (1 đợt vào mùa mưa dự kiến làtháng 10-11/2022 và 1 đợt vào mùa khô dự kiến khoảng tháng 2-3/2023, cụ thể xemBảng Kế hoạch thực hiện).

1.3.2.2 Phương pháp khảo sát đánh giá hệ thống công trình thủy lợi

Hệ thống công trình thủy lợi gồm các kênh, và trảng mặt nước, ẽ được khảo sátbằng phương pháp lát cắt Thông tin về hệ thống công trình thủy lợi gồm sơ đồ phânbố, diện tích, kích thước đê ngăn, kích thước cống tiêu thoát, độ sâu chứa nước, dungtích chứa nước Những thông số này được xác định qua kế thừa tài liệu của vườnquốc gia và khảo sát hiện trường Diện tích của các kênh và hồ chứa được xác địnhqua kế thừa tài liệu của vườn quốc gia kết hợp với đoán đọc ảnh vệ tinh Kích thướccác đê bao được xác định qua khảo sát thực tế, độ sâu của kênh và hồ chứa được xácđịnh qua khảo sát dọc kênh và hồ Dung tích chứa nước được xác định qua độ sâu,diện tích kênh, hồ và độ cao các đê bao Những thông số về dung tích chứa nước đượchiệu chỉnh bởi số liệu quan trắc nhiều năm của vườn quốc gia.

1.3.2.3 Phương pháp khảo sát hệ thống quan trắc mực nước (nước mặt/nước ngầmtrong than bùn)

- Khảo sát các thiết bị thu thập thông tin giám sát mực nước mặt: Các thiết bị thu

Trang 18

thập thông tin giám sát mực nước mặt là công cụ quan trọng để thu thập thông tin về độ caonước mặt ở mọi nơi vào những thời điểm bất kỳ Chúng bao gồm hệ thống các thước đonước được phân bố ở những nơi thuận tiện nhất cho việc quan trắc mực nước mặt của từngphân khu Nhằm phục vụ mục đích quản lý nước lâu dài, các thước đo nước thường đượcxây bằng bê tông có gắn thước thép với vạch khắc chính xác tới mm Độ cao chuẩn của cácthước đo nước được xác định theo phương pháp do dẫn thuỷ bình.

Thông tin cần thu thập với các thiết bị thu thập thông tin giám sát mực nước mặt làvị trí địa lý, phân khu và hình ảnh thực địa.

- Khảo sát các thiết bị thu thập thông tin giám sát mực nước ngầm: Thiết bị thu thậpthông tin giám sát mực nước ngầm là hệ thống các giếng nước được phân bố theo nhữngtuyến đi qua các diện tích khác nhau của từng phân khu thủy văn Chúng giúp thu thập đượcthông tin về diễn biến độ sâu mực nước ngầm ở các vị trí khác nhau trong mỗi phân khu.Mỗi giếng thường là một ống nhựa PC phần dưới được đục nhiều lỗ nhỏ để nước có thể tựdo thấm vào Các giếng nước được bố trí chủ yếu ở phân khu có than bùn, dọc theo tuyến từngoài kênh nước vào sâu trong đĩa than bùn, độ sâu mực nước được xác định qua độ dàidây phao tính từ miệng giếng xuống mặt nước Thông tin về mực nước ở các giếng và toạđộ của chúng được sử dụng để nội suy độ sâu mực nước ngầm trong toàn lớp than bùn làthông tin cần được thu thập trong quá trình khảo sát.

Tính chỉ số thực vật khác biệt chuẩn (Normalised Difference Vegetation Index– NDVI) cho từng ảnh theo công thức:

NDVI=(NIR-RED)/(NIR+RED)

Trang 19

Tính chỉ số đất khác biệt chuẩn chuẩn (Normalised Difference Soil Index –NDVI) cho từng ảnh theo công thức:

Trong đó NIR là giá trị phản xạ phổ của kênh cận hồng ngoại gần; RED là giátrị phản xạ phổ của kênh đỏ; SWIR là giá trị phản xạ phổ của kênh hồng ngoại sóngngắn; G là giá trị phản xạ phổ của kênh GREEN.

* Điều tra khảo sát thu thập mẫu khóa ảnh giải đoán

Mẫu khóa ảnh được thu thập tại 2 thời điểm mùa mưa và mùa khô trong năm đảmbảo mẫu đại diện trên toàn bộ VQG U Minh Thượng;

1.3.3.1 Phương pháp rà soát thiết lập phân khu quản lý nước

Hiện nay, VQG U Minh Thượng đang thực hiện theo mô hình giữ nước hai bậc baogồm các yếu tố sau: các phân khu giữ nước bậc 1 và bậc 2 và hồ chứa nước dự phòng, biểuđồ về chế độ ngập nước cần thiết theo thời gian ở các phân khu và hồ chứa, hệ thống đê,cống, máy bơm, trạm điều hành, các thiết bị thu thập thông tin giám sát mực nước mặt,giám sát mực nước ngầm, giám sát độ ẩm vật liệu cháy và nguy cơ cháy rừng, giám sát sựcố của hệ thống đê, cống và trạm bơm, phần mềm và nguồn nhân lực vận hành các thiết bịthu thập thông tin, xử lý thông tin, điều tiết nước và xử lý sự cố.

Để dung hoà được nhu cầu phòng cháy với duy trì sinh trưởng của rừng tràm thì cácphân khu được thiết kế để đến cuối mùa khô mỗi phân khu vẫn có khoảng 80% diện tích cómực nước ngầm không thấp hơn 50cm dưới mặt than bùn và khoảng 10% diện tích còn bịngập nước Như vậy, sẽ không quá khô để gây nguy cơ cháy lớn và cũng không quá cạn đểlàm mất nơi ở của các loài thuỷ sinh

Hồ chứa nước phòng cháy là phân khu đặc biệt được thiết kế để dự trữ nước Diệntích tối thiểu là 5% diện tích cần được bảo vệ, có đê giữ được lượng nước đủ để bù vàolượng bốc thoát hơi gia tăng trong những năm hạn và lượng nước mất đi do sự cố với đêhoặc cống.

Căn cứ vào kết quả của mô hình giữ nước hai bậc, nhiệm vụ sẽ thiết kế mô hình giữnước nhiều bậc1 cho vườn quốc gia Các yếu tố của mô hình bao gồm thiết kế các phân khu

1 Mô hình giữ nước 2 bậc được duy trì tại VQG U Minh Thượng từ năm 2010 đến nay, theo đó đã phânchia vùng lõi VQG thành 3 phân khu: A, B, C Trong đó: phân khu C có độ cao mặt đất trung bình cao được giữnước ở mức cao; hai phân khu A và B có độ cao mặt đất trung bình thấp được giữ cùng mực nước ở mức thấphơn từ cuối mùa mưa và trong mùa khô Mô hình giữ nước nhiều bậc là mô hình trong đó vùng lõi VQG đượcchia thành nhiều phân khu hơn và mỗi phân khu có độ cao mặt đất trung bình và hiện trạng rừng khác nhau sẽđược giữ mực nước ở mức khác nhau từ cuối mùa mưa và trong mùa khô Bậc ở đây được hiểu là mực nước giữ

Trang 20

giữ nước ở các bậc khác nhau, hồ chứa nước dự phòng, biểu đồ về chế độ ngập nước cầnthiết theo thời gian ở các phân khu và hồ chứa, hệ thống đê, cống, máy bơm, trạm điềuhành, các thiết bị thu thập thông tin giám sát mực nước mặt, giám sát mực nước ngầm, giámsát độ ẩm vật liệu cháy và nguy cơ cháy rừng, giám sát sự cố của hệ thống đê, cống và trạmbơm và nguồn nhân lực vận hành các thiết bị thu thập thông tin, xử lý thông tin, điều tiếtnước và xử lý sự cố.

1.3.3.2 Phương pháp tính toán cân bằng nước cho từng phân khu theo mùa

Cân bằng nước, hay phương trình cân bằng nước là tổng đại số của các lượngnước đi vào và đi ra khỏi một diện tích nào đó Nghiên cứu cân bằng nước là một trongnhững cách tiếp cận phổ biến nhằm xây dựng phương pháp điều tiết chế độ nước chomột diện tích nhất định Đối với những khu rừng phân bố trên vùng đất thấp, bằngphẳng, việc phân tích cân bằng nước được xem là một trong những con đường để xâydựng giải pháp điều tiết nước giữ ẩm đất và vật liệu, làm giảm nguy cơ cháy rừng.Nguyên tắc chung của cách tiếp cận này như sau: Tổng lượng nước đi vào cân bằng vớitổng lượng nước đi ra cộng với chênh lệch trữ lượng nước Giải pháp điều tiết nướcgiảm nguy cơ cháy rừng là giải pháp duy trì mực nước để độ ẩm vật liệu cháy vượt quámột giới hạn nào đó không gây cháy lớn

Dạng phương trình cân bằng nước ở U Minh Thượng

Phân tích trường hợp ở vườn quốc gia U Minh Thượng cho phép viết phươngtrình cân bằng nước dưới dạng biểu thức sau:

R+P=E+S+K+D+I+UTrong đó:

R là lượng nước mưa trong thời gian nghiên cứu (m3)P là lượng nước bơm vào vườn quốc gia (m3)

E là lượng thoát hơi khỏi tán tầng cây cao (m3)S là lượng thoát hơi nước khỏi tán cây bụi (m3)

K là lượng bốc hơi khỏi lớp thảm khô và mặt đất dưới tán thảm thực vật (m3)D là lượng bốc hơi từ mặt nước tự do (m3)

I là lượng nước rò qua hệ thống đê bao (m3)

U là biến đổi trữ lượng nước ở vườn quốc gia trong thời gian nghiên cứu, làhàm của bốc thoát hơi và thấm (m3).

- Giá trị của các thành phần trong phương trình cân bằng nước

+ Lượng mưa (R): Để phân tích tương quan giữa lượng mưa với các đại lượngkhác trong phương trình cân bằng nước, nhiệm vụ này sẽ thống kê lượng mưa trongđợt tại khu vực trong vòng 1 năm từ 7.2022-6.2023, đồng thời cũng thu thập lượngmưa trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5 là thời kỳ có nguy cơ cháy rừng cao ở địa

lại.

Trang 21

phương từ năm 2005 đến nay Từ tổng lượng mưa, diện tích của khu vực (Phân khu)xác định được giá trị của R.

+ Lượng nước bơm vào vườn quốc gia (P) được thu thập từ Ban quản lý VQGU Minh Thượng

+ Lượng nước thoát hơi khỏi lá ở tán tầng cây cao (E): Lượng nước thoát khỏitán tầng cây cao được xác định theo phương pháp cân nhanh Ivanop trên các OTC tạmthời đại diện cho các trạng thái rừng khác nhau của VQG

+ Lượng nước thoát hơi khỏi lá cây bụi thảm tươi (S): được xác định theophương pháp cân nhanh Ivanop trên các ODB tạm thời đại diện cho các trạng thái thựcbì khác nhau của VQG

+ Lượng nước bốc hơi từ mặt đất dưới các thảm thực vật được xác định bằngphương pháp sử dụng bình đo bốc hơi.

+ Lượng nước bốc hơi mặt nước tự do (D) được xác định bằng phương pháp sửdụng bình đo bốc hơi.

+ Biến đổi trữ lượng nước ở vườn quốc gia trong thời gian nghiên cứu (U)Biến đổi trữ lượng nước ở vườn quốc gia trong thời gian nghiên cứu được tínhbằng công thức sau.

U = 10(dh*a1 +dh*a2*k)Trong đó:

dh là độ chênh mực nước tại thời điểm đầu và thời điểm cuối giai đoạn nghiêncứu

a1 là diện tích mặt nước tự do và diện tích mặt nước ở các khu vực có cây bụi,thảm tươi nhưng không có rừng trong thời gian nghiên cứu.

a2 là diện tích rừng tràm (mặt đất có than bùn ở các mức độ khác nhau) trongthời gian nghiên cứu.

k là chênh lệch tỷ lệ % lượng nước chứa trong than bùn khi ngập nước và khimực nước hạ thấp 20mm

+ Lượng nước rò rỉ qua đê bao (I)

Căn cứ vào phương trình cân bằng nước có thể xác định được lượng nước rò rỉqua đê bao như sau.

I= (R+P)- (E+S+K+D+U)

Căn cứ vào số liệu trên, xác định được lượng bốc thoát hơi và rò rỉ trung bình 1ngày trong mùa cháy

1.3.4 Phương pháp xây dựng quy trình điều tiết nước

Xây dựng Quy trình điều tiết nước: Quy trình điều tiết nước là quy định về trình tựcác công việc cần thực hiện ứng với lượng nước cần thiết đảm bảo cho hệ sinh thái sinhtrưởng và phát triển tốt, được xây dựng trên cơ sở phân tích biểu đồ về chế độ ngập nước

Trang 22

cần thiết ở các phân khu, cơ sở hạ tầng phục vụ điều tiết nước, năng lực của các cống thoátvà máy bơm, mực nước thực tế ở mỗi thời điểm và đặc điểm thời tiết Quy trình điều tiếtnước được xây dựng để phối hợp tốt nhất các cơ sở hạ tầng, thiết bị và nhân lực để điều tiếtnước theo biểu đồ về chế độ ngập nước Quy trình điều tiết nước VQG U Minh Thượng sẽgồm 6 phần (1) Quy trình vận hành thiết bị quan trắc mực nước; (2) Quy trình vận hànhthiết bị quan trắc khí tượng thủy văn; (3) Quy trình xác định mực nước và khối lượng nướccần thiết tại mỗi thời điểm ở mỗi công trình điều tiết nước; (4) Quy trình xác định lượngnước bơm vào hoặc tháo ra tại mỗi công trình điều tiết mực nước theo thời gian trong năm,theo mực nước và theo tình hình mưa ẩm; (5) Quy trình vận hành đóng, mở cống; bơmnước theo yêu cầu bơm vào hoặc tháo ra; (6) Quy trình bảo trì kênh mương, hệ thống thiếtbị quan trắc thủy văn.

1.3.5 Phương pháp xây dựng chương trình quản lý nước trên WebGIS vàứng dụng

Xây dựng chương trình quản lý nước trên WebGIS và ứng dụng: Xây dựng phầnmềm cập nhật dữ liệu từ các thiết bị quan trắc mực nước và thiết bị quan trắc khí tượng, tựđộng phân tích dữ liệu xác định yêu cầu vận hành đóng, mở các cống, vận hành máy bơmnước v.v

Phần mềm là công cụ được xây dựng để tự động hoá việc xác định công việc vậnhành hệ thống công trình thủy lợi theo quy trình đã xây dựng, dự kiến được viết trên 3 ngônngữ: WINDOWS FORM, ASP.NET, SQL Phần mềm đảm bảo việc cập nhật dữ liệu từ cáctrạm thủy văn, xử lý dữ liệu, gửi thông tin về công việc cần thực hiện từng ngày đến các nhàquản lý và người vận hành từng công trình thủy lợi, đồng thời cũng cho phép mọi ngườixem những công việc này trên một trang web của hệ thống, trên trang web này còn chophép mọi người truy cập, khai thác cơ sở dữ liệu thủy văn, dữ liệu liên quan đến quá trìnhvận hành hệ thống quản lý nước ở VQG U Minh Thượng Phần mềm này sẽ được ViệnSinh thái rừng và Môi trường xây dựng và cung cấp tên miền (hoặc địa chỉ IP) để truy cậpđến hệ thống Giải pháp vận hành máy chủ sẽ được thiết lập, vận hành, cập nhật, bảo trì trênhệ thống máy chủ của VQG và sẽ được tập huấn sử dụng khi hệ thống đã hoàn thiện.

1.3.6 Phương pháp tổ chức hội thảo tham vấn các bên có liên quan vềquy trình quản lý nước ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng và xây dựng hồsơ đề nghị UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt quy trình

Tổ chức hội thảo tham vấn các bên có liên quan về quy trình quản lý nước ở VườnQuốc gia U Minh Thượng và xây dựng hồ sơ đề nghị UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệtquy trình: Trước khi vận hành thử nghiệm quy trình điều tiết nước, Đơn vị tư vấn kết hợpvới VQG U Minh Thượng tổ chức hội thảo để thu nhận thêm ý kiến đóng góp của cácchuyên gia và những nhà quản lý cho việc hoàn thiện quy trình và từ đó xây dựng hồ sơ đềnghị UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt quy trình.

Trang 24

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN RỪNG, HỆTHỐNG CÔNG TRÌNH VÀ PHÂN KHU QUẢN LÝ NƯỚC

2.1 THÔNG TIN CHUNG, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TẠI VQG U MINHTHƯỢNG

2.1.1 Quyết định thành lập, chức năng, nhiệm vụ của VQG U MinhThượng

2.1.1.1 Quyết định thành lập

- Quyết định số 11/2002/QĐ-TTg ngày 14/01/2002 của Thủ tướng Chính phủvề việc chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang thànhVQG;

- Quyết định số 49/2002/QĐ-UBND ngày 08/7/2002 của UBND tỉnh KiênGiang về việc thành lập VQG U Minh Thượng;

- Quyết định số 1977/QĐ-UBND ngày 11/8/2021 của UBND tỉnh Kiên Giangvề việc quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của VQG U Minh Thượng.

2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của VQG U Minh Thượng

a Chức năng

VQG U Minh Thượng là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dântỉnh Kiên Giang có chức năng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, bảo vệ và pháttriển rừng; bảo tồn các HST tự nhiên, ĐDSH của Vườn di sản ASEAN, khu Ramsar;nghiên cứu khoa học; tổ chức các hoạt động dịch vụ DLST và giáo dục môi trường;cung ứng dịch vụ môi trường rừng; liên kết phát triển dịch vụ du lịch theo quy hoạchvà quy định của pháp luật.

VQG U Minh Thượng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theoquy định của pháp luật.

- Bảo vệ diện tích rừng và đất lâm nghiệp được quy hoạch, các sinh cảnh tựnhiên, phục vụ cho nghiên cứu khoa học, phát triển DLST mang lại lợi ích cho côngđồng dân cư và xã hội.

- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; triển khaithực hiện các chương trình, dự án bảo tồn động, thực vật rừng, các HST tự nhiên.

Trang 25

- Tổ chức lập quy hoạch, đề án, phương án, dự án bảo tồn, phát triển DLST; tổchức thực hiện cung ứng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn VQG theo quy định củapháp luật; tham gia thẩm định các dự án phát triển kinh tế - xã hội có liên quan và ảnhhưởng trực tiếp đến VQG.

- Tổ chức liên kết, cho thuê môi trường rừng; khoán bảo vệ rừng; tổ chức thuphí, lệ phí tham quan DLST trong VQG và các dịch vụ để kinh doanh DLST theo quyhoạch và theo quy định của pháp luật.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý khu bảo tồn đối vớicác tổ chức, cá nhân có hoạt động sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, nghiêncứu khoa học, du lịch và các hoạt động hợp pháp khác trong VQG; đề xuất các giảipháp ngăn chặn hoặc đình chỉ các hoạt động gây ảnh hưởng đến các HST tự nhiên, cácloài động thực vật quý hiếm và các loài thủy sản có giá trị khoa học, bảo tồn trongphạm vi quản lý.

- Tổ chức tiếp nhận, cứu hộ các loài động vật bản địa, phù hợp với sinh cảnh tựnhiên của VQG hoặc các loài được phép nghiên cứu khoa học trong đề tài do cơ quanNhà nước có thẩm quyền phê duyệt; tái thả sinh vật về môi trường sống tự nhiên củachúng sau khi cứu hộ; nuôi cứu hộ, nuôi bán hoang dã nhằm mục đích tái thả sinh vậtvề môi trường tự nhiên và phục vụ nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục môitrường; nghiên cứu, duy trì nguồn gen, cung cấp nguồn giống cho phát triển gây nuôitheo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Kiểm tra các hành vi vi phạm và tham mưu cho cấp có thẩm quyền xử lý theoquy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng.

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục trong cộng đồng dân cư, du khách đến thamquan du lịch nâng cao nhận thức pháp luật về bảo tồn thiên nhiên, ĐDSH và phát triểnbền vững VQG.

- Quản lý tài chính, tài sản được giao; thực hiện các quy định về chế độ tự chủ,tự chịu trách nhiệm về tài chính; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chốngtham nhũng; cải cách hành chính theo quy định của Nhà nước.

- Quản lý bộ máy tổ chức, viên chức, người lao động; chế độ tiền lương; khenthưởng, kỷ luật theo các quy định hiện hành.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhândân tỉnh giao theo quy định của pháp luật.

2.1.2 Vị trí địa lý

Vườn Quốc gia (VQG) U Minh Thượng nằm về phía Nam của tỉnh Kiên Giang,có diện tích tự nhiên 21.107 ha, trên địa bàn 2 xã An Minh Bắc và Minh Thuận, huyệnU Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang Trong đó, diện tích vùng lõi 8.038 ha và vùng đệm13.069ha

Trang 26

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí VQG U Minh Thượng tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Trang 27

- Từ 105003’06” đến 105007’59” kinh độ Đông

VQG nằm về phía Tây của bán đảo Cà Mau, cách thành phố Rạch Giá – trungtâm hành chính của tỉnh Kiên Giang khoảng 60 km về phía Nam, cách thành phố HồChí Minh khoảng 365 km về phía Tây Nam.

Hình 2.2 Vị trí vùng lõi và vùng đệmVQG U Minh Thượng

Hình 2.3 Bình đồ ảnh vệ tinh VQG UMinh Thượng năm 2021

Đây là vùng Đồng bằng triều thấp ven biển, được hình thành từ quá trình biển lùivà bồi tụ phù sa, chủ yếu là trầm tích ven biển và đầm lầy, hình thành nên một địa hìnhthấp và khá bằng phẳng, bị chia cắt bởi nhiều hệ thống kênh rạch Lớp than bùn đượchình thành nhiều năm ở đây có hàm lượng hữu cơ bán phân giải nhiều, khả năng giữnước cao Tuy nhiên, sau nhiều đợt cháy lớn, lớp than bùn này đã bị mỏng đi khánhiều, đặc biệt là ở khu vực phía Bắc VQG.

2.1.3 Điều kiện địa hình VQG U Minh Thượng

Điều kiện địa hình Vườn quốc gia U Minh Thượng: Phân bố độ cao là mộttrong những thông tin quan trọng cho quản lý nước Nó cho phép từ phân bố độ cao vàmực nước sẽ xác định được tình trạng ngập nước, mức khô hạn ở mọi vị trí cũng nhưảnh hưởng của nó đến nguy cơ cháy và sinh trưởng của rừng Đây là cơ sở để lựa chọnvà tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý nước và quản lý nói chung

Kết quả phúc tra, hiệu chỉnh bản đồ địa hình VQG U Minh Thượng cho thấy:Độ cao mặt đất vườn quốc gia phân bố chủ yếu trong phạm vi từ 0.6-1.8m Phân bố độ

cao của VQG U Minh Thượng thể hiện tại hình 2.4 (chi tiết có bản đồ số kèm theo).

Trang 28

Hình 2.4 Phân bố độ cao của vườn quốc gia U Minh Thượng

Số liệu thống kê diện tích theo độ cao mặt đất của vườn quốc gia U MinhThượng thể hiện tại bảng 2.1 và biểu đồ phân bố diện tích theo độ cao ở VQG U MinhThượng thể hiện tại hình 2.5.

Bảng 2.1 Độ cao mặt đất tại VQG U Minh thượng

2 0.6-0.8m 1.528,52 19,0 3 0.8-1.0m 2.259,65 28,1 4 1.0-1.2m 1.438,71 17,9 5 1.2-1.4m 1.156,9 14,4 6 1.4-1.6m 1.103,61 13,7

Trang 29

TTĐộ caoDiện tích (ha)Tỷ lệ (%)

7 1.6-1.8m 442,93 5,5 8 1.8-2.0m 91,43 1,1 9 2.0-2.2m 16,25 0,2

Diện tích (ha)

Hình 2.5 Phân bố diện tích theo độ cao ở vườn quốc gia U Minh Thượng

Như vậy, độ cao mặt đất tại VQG U Minh Thượng có sự biến động trongkhoảng từ 0,6 – 2,2m so với mặt nước biển Trong đó, trên 93% diện tích của VQG cóđộ cao từ 0,6-1,6m Diện tích có độ cao trên 1,6m chỉ chiếm khoảng 7% diện tích.

2.1.4 Điều kiện khí hậu, thủy văn tại VQG U Minh Thượng

2.1.4.1 Khí hậu

VQG nằm trong vùng vĩ độ thấp, chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa cậnxích đạo, một năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài trong 6 tháng, bắt đầu từ tháng 5đến tháng 10 với hướng gió chủ đạo là gió mùa Tây Nam đến Tây Tây Nam, mùa khôtừ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với hướng gió chủ đạo là gió Bắc đến Đông Bắc Đặctrưng khí hậu khu vực U Minh Thượng qua nhiều năm như sau:

(1) - Nhiệt độ

+ Nhiệt độ trung bình năm cao và khá ổn định ở khoảng 27,40C.

Trang 30

+ Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4, nhiệt độ cao nhất tuyệt đốilà 38,60C.

+ Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đốilà 16,50C.

+ Biên độ dao động nhiệt ngày đêm (8,20C) cao hơn biên độ dao động nhiệtnăm (2,90C).

(2) - Bức xạ mặt trời

+ Số giờ nắng trung bình năm khoảng 2.798 giờ.

+ Số giờ nắng trung bình tháng khoảng 240 giờ (số giờ nắng cực tiểu thángkhoảng 170 giờ, số giờ nắng cực đại tháng khoảng 290 giờ).

+ Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với lượng mưa xấp xỉ 10%tổng lượng mưa cả năm và cực tiểu rơi vào tháng 2 và tháng 3.

So với các khu vực khác thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long thì lượng mưakhu vực U Minh Thượng tập trung chủ yếu vào mùa mưa, đây cũng là khu vực ít chịuảnh hướng của bão hàng năm.

Trong năm, khu vực U Minh Thượng thịnh hành 2 hướng gió chính:

+ Gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 9 thổi từ vịnh Thái Lan vào mang theonhiều hơi nước, gây mưa.

+ Gió Đông Nam thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 01 năm sau thổi từ lục địanên khô và hanh

2.1.4.2 Thủy văn

Trang 31

Các hệ thống sông chính trong khu vực có ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn vùngU Minh Thượng như hệ thống sông Cái Lớn – Chắc Băng và hệ thống sông Ông Đốc –sông Trẹm Các kênh trục chính và đê bao có ý nghĩa rất quan trọng trong tiêu thoát,điều tiết nước giữa các nơi trong vùng và ngăn mặn xâm nhập xâu vào vùng trung tâm.

a Vùng U Minh Thượng

Chế độ thuỷ văn vùng U Minh Thượng chịu ảnh hưởng đồng thời triều biển Tâytừ nhiều phía, trong đó có 2 hướng chính là từ sông Cái Lớn (phía Bắc) chuyển xuốngvà từ sông Ông Đốc (phía Nam) truyền lên Sự gặp gỡ giữa 2 hướng triều này đã hìnhthành vùng giáp nước chính nằm ở vùng đất giáp ranh giữa 2 tỉnh Kiên Giang và CàMau.

Sự biến đổi nước ở vùng U Minh Thượng có liên quan mật thiết đến sự biến đổithuỷ triều và mưa nội đồng, cả hai yếu tố này có mối quan hệ chung là biến đổi theogió mùa Như vậy, biến đổi mực nước trong vùng vừa có tính chu kỳ, bao gồm chu kỳmưa và chu kỳ thuỷ triều biển Tây, vừa có tính ngẫu nhiên do sự bất thường của cácyếu tố gây mưa.

Trong năm, có một thời kỳ mực nước cao và một thời kỳ mực nước thấp Thờikỳ mực nước cao từ tháng 7 đến tháng 2 năm sau, tháng 7 ÷ 10 là thời kỳ lượng mưatập trung lớn nhất trong năm, từ tháng 11 ÷ 2 năm sau là thời kỳ triều cao trong năm.Thời kỳ mực nước thấp từ tháng 3 ÷ 6, từ tháng 3 ÷ 4 mực nước thấp nhất trùng vớithời kỳ khô hạn nên nguy có xảy ra cháy ra cháy rừng rất cao, từ tháng 5 ÷ 6 mặc dùtrong vùng đã có mưa nhưng mực nước còn ở mức thấp do đây là thời kỳ triều thấpnhất trong năm.

U Minh Thượng nằm trong vùng mưa lớn và sớm nhất đồng bằng sông CửuLong (lượng mưa tháng 5 trên 200 mm), đến cuối tháng 7 hầu hết diện tích trong vùngđều bị ngập, độ ngập sâu nhất thường xảy ra vào tháng 8 ÷ 9, thời gian ngập kéo dài từ3 ÷ 4 tháng (từ tháng 7 ÷ 10) Khu vực phía Bắc (ven sông Cái Lớn) ngập sâu từ 0,3 ÷0,6 m, phần trũng ngập sâu 0,8 ÷ 1,0 m, thời gian ngập kéo dài từ 2 ÷ 3 tháng (từ cuốitháng 7 đến hết tháng 9) Khu vực phía Nam ngập sâu trung bình từ 0,3 ÷ 0,6 m, nơiđất thấp ngập 0,8 ÷ 1,0 m, thời gian ngập từ 3 ÷ 4 tháng (từ tháng 7 ÷ 10).

Hàng năm, từ cuối tháng 11 trở đi do lượng mưa giảm nhanh chóng trên toànvùng, thuỷ triều hoạt động mạnh trở lại, nước mặn có điều kiện xâm nhập sâu vào cáckênh rạch nội đồng.

b Trong Vườn quốc gia U Minh Thượng

VQG U Minh Thượng là vùng khép kín, nguồn nước cung cấp chính là nướcmưa Chế độ thuỷ văn được điều tiết ở các thời điểm trong năm bằng hệ thống cống,đập trên đê:

Trang 32

- Từ tháng 4 mực nước mưa trong rừng tăng dần và dừng ở mức độ khá cao chotới tháng 12, số liệu quan trắc trong các năm từ 1999 – 2000 mực nước sâu nhất ởđiểm quan trắc C8 và C9 trên tuyến 6 là 1,91 m và 1,92 m.

- Sang tháng 1 mực nước giảm dần và thấp nhất vào tháng 3 và tháng 4 (trùngvới thời kỳ lượng mưa thấp nhất trong năm) Độ sâu nước ngầm sâu nhất vào tháng 2và tháng 3 sâu tới 0,8 ÷ 1,0 m (dưới mặt đất tự nhiên).

- Đầu mùa khô nước được giữ lại để giữ ẩm PCCCR, các cống chính ngoàivùng đệm cũng được đóng lại để giữ nước ngọt cung cấp nước tưới cho sản xuất nôngnghiệp và nước sinh hoạt của người dân

Chế độ thuỷ văn của VQG hiện nay được điều tiết qua hệ thống kênh và đê bao.Kênh ở VQG được phân chia thành 2 loại kênh chính và kênh nhánh Các kênh chínhgồm kênh bao quanh VQG và hai kênh trung tâm Giữa các kênh chính có một số kênhnhánh, có thể nối hai kênh chính, nhưng cũng có thể xuất phát từ một kênh chính và đisâu vào trong rừng Đặc điểm của 7 (bảy) kênh lớn bao xung quanh và trong VQGđược mô tả khái quát như sau:

(1) - Kênh đê bao xung quanh VQG (kênh bao trong):+ Tổng chiều dài 38.400 m

+ Đáy kênh rộng 8,0 m, độ cao đáy trung bình -2,5 m, mái kênh 1,5 m + Đê có bề mặt rộng 10,0 m, cao +2,4 m, mái đê rộng 2,0 m.

(2) - Kênh ngang trung tâm (hay còn gọi là kênh 19 nối dài)+ Tổng chiều dài 7.969 m

+ Đáy kênh rộng 6,0 m, độ cao đáy trung bình -2,5 m, mái kênh 1,5 m + Đê có bề mặt rộng 10,0 m, cao +2,5 m, mái đê rộng 1,5 m.

(3) - Kênh dọc trung tâm đoạn từ cầu KT2 đến hồ Hoa Mai.+ Tổng chiều dài 3.557 m

+ Đáy kênh rộng 6,0 m, độ cao đáy trung bình -2,5 m, mái kênh 1,5 m + Đê có bề mặt rộng 10,0m, cao +2,5 m, mái đê rộng 1,5 m.

(4) - Kênh dọc trung tâm đoạn từ hồ Hoa Mai đến kênh 14 + Tổng chiều dài 7.215 m

+ Đáy kênh rộng 6,0 m, độ cao đáy trung bình -2,5 m, mái kênh rộng 1,5 m + Đê có bề mặt rộng 10,0 m, cao +2,5 m, mái đê rộng 1,5 m.

(5) - Kênh KT2 đoạn 1 + Tổng chiều dài 6.000 m

+ Đáy kênh rộng 6,0 m, độ cao đáy trung bình -3,5 m, mái kênh rộng 1,5 m + Đê có bề mặt rộng 8,0 m, cao +2,5 m, mái đê rộng 1,5 m.

Trang 33

(6) - Kênh KT2 đoạn 2 + Tổng chiều dài 4.772 m

+ Đáy kênh rộng 6,0 m, độ cao đáy trung bình -3,5 m, mái kênh rộng 1,5 m + Đê có bề mặt rộng 8,0 m, cao +2,5 m, mái đê rộng 1,5 m.

(7) - Kênh KT1

+ Tổng chiều dài 6.396 m

+ Đáy kênh rộng 6,0 m, độ cao đáy trung bình -2,5 m, mái kênh rộng 1,5 m + Đê có bề mặt rộng 8,0 m, cao +2,5 m, mái đê rộng 1,5 m.

Phân bố hệ thống kênh trong VQG được mô tả ở hình 2.6.

Hình 2.6 Hệ thống kênh và đê bao của VQG

Nhìn chung các kênh có đáy từ 6,0 – 8,0 m, độ sâu từ 2,5 m đến 3,0 m Sốlượng kênh không nhiều nhưng được liên thông với nhau và liên thông với các trảngnước trong VQG, đảm bảo thoát nước nhanh là yếu tố góp phần quan trọng vào thayđổi hoàn cảnh sinh thái rừng Tràm ở VQG.

2.1.5 Điều kiện địa chất và thổ nhưỡng

Trang 34

Đất của vùng U Minh Thượng được hình thành do quá trình bồi đắp phù sa lấnbiển của hệ thống sông Cửu Long, song song với quá trình bồi lắng phù sa, nâng dầnđộ cao của mặt đất là quá trình tích tụ xác thực vật của thảm thực vật rừng Sát (với cácloài thực vật là Đước, Vẹt, Mắm ) và rừng Hậu sát; phân huỷ trong điều kiện ngậpnước và yếm khí Đất của VQG phân thành 2 nhóm đất chính:

(i) Đất than bùn:

Diện tích vào khoảng 4.000 ha, trữ lượng ước tính khoảng 40 triệu m3 Trong đóphân bố tập trung khoảng 3.000 ha dọc theo 2 bên kênh Trung tâm ở nơi tiếp giáp 4tiểu khu 49, 50, 58, 59 Còn lại 1.000 ha phân bố phân tán trong VQG Than bùn ở UMinh Thượng có tuổi hình thành cách đây trên 1.000 năm, dày từ 1,0 - 1,5 m.

Than bùn có màu nâu xốp, không bị nhiễm mặn, phèn, khả năng giữ nước rấtcao, chứa nhiều xác hữu cơ, ít Nitơ, Lân Do trong than bùn có hàm lượng hữu cơ bánphân giải nhiều nên rất dễ cháy trong mùa khô Đây là đĩa than bùn có diện tích và trữlượng lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long và Việt Nam.

(ii) Đất phèn:

Trước kia khu vực này là đất than bùn, sau nhiều năm do canh tác nông nghiệphoặc do cháy đã làm cháy lớp than bùn và hình thành nên đất phèn, thể hiện: địa hìnhcác khu này thấp hơn vùng có than bùn từ 0,3 - 0,5 m; tầng mùn mỏng từ 3 - 5 cm, loạiđất này thường có 3 tầng chính:

- Tầng 1 đất có màu xám tro, xám đen, ở tầng này có mùn nhiều, giàu đạm, độpH < 4, nghèo Phốt pho (P), Can xi (Ca) và Magiê (Mg).

- Tầng 2 là tầng sinh phèn hay tầng oxy hoá, ở tầng này do có sự thuỷ hoá nênmàu sắc rất phức tạp, chỗ nào ít chất hữu cơ thì tầng đất có màu vàng rất rõ, trong cáckẽ nứt thỉnh thoảng có những rỉ sắt Chỗ có chất hữu cơ nhiều nếu bị oxy hoá mạnh thìcó màu nâu sáng.

- Tầng 3 là tầng Pyrite (thường gọi là tầng sét xám) thường có màu xám lợt,xám trắng Tầng này đất dẻo dính, có mùi hôi tanh, trong tầng này thường diễn ra quátrình khử có sự tham gia của sinh vật rất phức tạp để tạo ra sản phẩm cuối cùng làH2S, FeS, đây là tầng dự trữ phèn.

Nhờ có thảm thực vật rừng che phủ nên bề mặt đất rừng thường được giữ ẩm,do vậy phèn không hoặc ít hoạt động mà ở dạng phèn tiềm tàng.

2.2 HIỆN TRẠNG RỪNG TẠI VQG U MINH THƯỢNG

Kết quả phúc tra, hiệu chỉnh và hoàn thiện bản đô hiện trạng tài nguyên rừng,sinh cảnh tại VQG U Minh Thượng thể hiện tại hình 2.7.

Trang 35

Hình 2.7 Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng, sinh cảnh tại VQG U Minh Thượng

Số liệu thống kê về hiện trạng rừng, sinh cảnh tại bảng 2.2.

Bảng 2.2 Hiện trạng rừng và sinh cảnh tại VQG U Minh Thượng

Trang 36

- Rừng tràm tái sinh rải rác: là khu vực có chiều cao trung bình trên 5 mét câymộc rải rác xen giữa đồng cỏ có mật độ < 1000 cây/ha.

- Rừng trồng:

Để phục hồi HST rừng tràm, nâng cao độ che phủ của rừng trong khu vực, thựchiện chương trình 661 và các dự án đầu tư, VQG U Minh Thượng đã triển khai trồnglại rừng trong giai đoạn 2009 - 2019 tại những khu vực rừng tràm trên đất sét đã bịchết do ngập nước trong thời gian dài Mật độ tràm khi trồng là 20.000 cây/ha, sau đómật độ giảm dần theo thời gian do quy luật cạnh tranh tự nhiên Dưới tán rừng thảmtươi phát triển mạnh như Sậy, dớn, choại, U du, ….

Nhiều khu vực đồng cỏ, thực vật Dớn (Blechnum indicum Burm f.) chiếm ưuthế trong kiểu thảm này, khoảng 60 - 70%, xen kẽ trong thảm thực vật này là nhữngđám Choại (Stenochlaena palustris (Burm.) Bedd.) với mật độ khoảng 15% Ngoài racòn ghi nhận một số loài khác như: Bòng bong (Lygodium scanden (L.) Sw.), Cương(Scleria sumatrensis Retz.), Mây nước (Flagellaria indica L.), Cỏ bắc (Leersiahexandra Swartz.), Hoà thảo (Leptochloa chinensis L.), U du (Cyperus digitatusRoxb.), Thúi địt (Paederia consimilis Pierre ex Pit.), … nhưng kém phong phú hơn.

Một số rạch nhỏ xuất hiện trong vùng lõi VQG Nước trong những con rạch nàykhông chảy được vì hệ thống đê xung quanh vùng lõi đã ngăn cản dòng chảy Rìa củacác rạch được bao phủ bởi những thực vật thủy sinh như: Năng (Eleocharis dulcis(Burm f.) Hensch.), Sậy (Phragmites vallatoria (L.) Veldk.), Mồm mỡ (Hymenachneacutigluma (Steud.) Gilliland.), Cỏ bấc (Sacciolepis interrupta (Willd.) Stapf.) Cácloài thực vật nổi chiếm không gian trống trên bề mặt của các con rạch là Súng ma(Nymphaea nouchali Burm f.), Bèo cái (Pistia stratiotes L.) và Bèo tai chuột (Salviniacucullata Roxb.) Tuy nhiên, các loài thực vật nổi này ít khi che phủ 100% diện tíchmặt nước Mặc dù cấu trúc cảnh quan khác nhau, những trảng trống và các rạch tựnhiên trong VQG U Minh Thượng có thành phần loài thực vật rất giống nhau.

- Kênh, rạch:

Kênh là những thủy vực nhân tạo Tuy nhiên, các quần xã thực vật sinh sốngtrong kênh rất đa dạng Dọc theo hai bờ kênh có các loài Đậu ma bông vàng (Vignaluteola (Jack.) Benth.), Nghể (Polygonum barbatum L.), Rau trai (Commelina diffusaBurm f.), U du (Cyperus elatus L.), Mồm mỡ (Hymenachne acutigluma (Steud.)Gilliland.), Bị chìm một phần hay nổi trên mặt nước kênh là các loài Rong trứng vàng(Utricularia aurea Lour.), Rong đá (Hydrilla verticillata (L f.) Royle.), Rong đuôi chồn(Ceratophyllum demersum L.), Bèo cái (Pistia stratiotes L.), Bèo tai chuột (Salviniacucullata Roxb.), Lục bình (Eichhornia crassipes (Maret) Solm.), Kèo nèo(Limnocharis flava (L.) Buch.), Bèo hoa dâu (Azolla pinnata Br.) Nhiều đoạn kênhtrong vùng lõi bị bao phủ hoàn toàn bởi những mảng nổi nặng nề được tạo thành bởiLục bình (Eichhornia crassipes (Maret) Solm.) và Bèo cái (Pistia stratiotes L.).

Trang 37

- Hệ thống đê bao và chòi quan sát kiên cố phục vụ công tác quản lý của VườnQuốc Gia U Minh Thượng.

Hình 2.8 Một số hình ảnh hiện trạng rừng và mặt nước tại VQG U Minh Thượng2.3 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH QUẢN LÝ NƯỚC TẠIVQG U MINH THƯỢNG

Trang 38

Hệ thống công trình quản lý nước ở VQG được phát triển qua nhiều thời kì, baogồm các công trình chính: Hệ thống kênh, đê bao khép kín, đê bao than bùn, cống tiêuthoát nước, trạm bơm nước bổ sung nước từ ngoài vào khi cần thiết.

2.3.1 Hệ thống kênh, đê

Hệ thống kênh và đê bao quanh vùng lõi có tổng chiều dài 38 km, tạo thành mộtđa giác bốn cạnh dạng hình thoi không cân.

Bảng 2.3 Tổng hợp bờ bao trong vùng lõi

Cao trình(m)

Hình 2.9 Hệ thống đê tại VQG U Minh Thượng

- Kênh đê bao xung quanh VQG (kênh bao trong):+ Tổng chiều dài 38.400 m

+ Đáy kênh rộng 8,0 m, độ cao đáy trung bình -2,5 m, mái kênh 1,5 m + Đê có bề mặt rộng 10,0 m, cao +2,4 m, mái đê rộng 2,0 m.

- Kênh ngang trung tâm (hay còn gọi là kênh 19 nối dài)+ Tổng chiều dài 7.969 m

Trang 39

+ Đáy kênh rộng 6,0 m, độ cao đáy trung bình -2,5 m, mái kênh 1,5 m + Đê có bề mặt rộng 10,0 m, cao +2,5 m, mái đê rộng 1,5 m.

- Kênh dọc trung tâm đoạn từ cầu KT2 đến hồ Hoa Mai.+ Tổng chiều dài 3.557 m

+ Đáy kênh rộng 6,0 m, độ cao đáy trung bình -2,5 m, mái kênh 1,5 m + Đê có bề mặt rộng 10,0m, cao +2,5 m, mái đê rộng 1,5 m.

- Kênh dọc trung tâm đoạn từ hồ Hoa Mai đến kênh 14 + Tổng chiều dài 7.215 m

+ Đáy kênh rộng 6,0 m, độ cao đáy trung bình -2,5 m, mái kênh rộng 1,5 m + Đê có bề mặt rộng 10,0 m, cao +2,5 m, mái đê rộng 1,5 m.

2.3.2 Hệ thống cống

Hiện tại Vườn quốc gia U Minh Thường có 21 cống điều tiết nước, trong đó có:15 cống hộp và 06 cống tròn (01 cống hộp kích thước 5x6m, 02 cống hộp kích thước2x3m và 8 cống tròn Ф1m) Tất cả các cống trong vùng lõi đều có phai đóng mở bằngthủ công, song hầu như chỉ có 2 cống hộp là đang hoạt động bình thường, các cốngtròn ít khi được sử dụng Có 4 cống đắp kiên cố không sử dụng và 2 cống kênh 1 và 6hạn chế sử dụng (khoanh màu trên bản đồ).

Trang 40

Hình 2.10 Hệ thống Cống tại VQG U Minh Thượng

Hình 2.11 Bản đồ vị trí hệ thống công trình thủy lợi tại VQG U Minh Thượng

2.3.3 Hệ thống thước đo mực nước mặt

- Hiện trạng thước đo nước tại VQG có tổng 09 thước đo nước gồm:

+ 03 thước đo mực nước tại các phân khu A, B, C đang được thực hiện để theodõi mức nước hàng ngày;

+ 06 thước đo mực nước: thước đo tại kênh 6 (02 thước phân khu B, C); trạm14 (02 thước phân khu C, D); trạm 18 (01 thước) và trạm 21 (01 thước);

Ngày đăng: 09/05/2024, 13:58

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan