cảm nghĩ của của bản thân trước trong sau khi học đàn tranh

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
cảm nghĩ của của bản thân trước trong sau khi học đàn tranh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trên mặt đàn có 2 đồng tiền tượng trungtruyền â-Đáy đàn: dưới đáy đàn ở đầu rộng, phía tay phải người đánh đàn có một lỗ thoát âm hìnhbán nguyệt để lắp dây, ở giữa có 1 lỗ hình chữ nhật

Trang 1

HỌC KÌ SPRING 2023

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Khắc Bình TânHọ và tên: Lê Võ Minh Ngọc

Mã số sinh viên: CS180885Lớp: ĐTR 102.1.H1

Trang 2

MỤC LỤC

I Quá trình xuất hiện ở Việt Nam: 3

II Đặc điểm về hình thức – cấu tạo: 3

III Âm vực – Âm sắc: 4

1 Âm vực: 4

2 Âm sắc: .4

IV Tư thế biểu diễn: 5

V Kĩ thuật biểu diễn: 5

1 Kỹ thuật tay phải: 5

2 Kỹ thuật bàn tay trái: 7

Trang 3

I Quá trình xuất hiện ở Việt Nam:

Đàn tranh xuất hiện ở Việt Nam ta vào khoảng thế kỉ XIII thời nhà Trần Trải qua dòng chảycủa thời gian, người Việt đã thay đổi để tạo ra những đặc điểm phù hợp với thang âm, ngữ điệu của nềnâm nhạc cũng như đời sống tinh thần của dân ta.

II Đặc điểm về hình thức – cấu tạo:

Đàn tranh Việt Nam bao gồm các bộ phận:

+ Đầu nhỏ: khoảng 15 – 20 cm, có các trục để cố định dây.

-Mặt đàn: uốn cong hình vòm để tạo ra âm vang Trên mặt đàn có 2 đồng tiền tượng trung

truyền â

-Đáy đàn: dưới đáy đàn ở đầu rộng, phía tay phải người đánh đàn có một lỗ thoát âm hình

bán nguyệt để lắp dây, ở giữa có 1 lỗ hình chữ nhật để cầm đàn khi di chuyển và ở đầu hẹpcó một lỗ tròn nhỏ để treo đàn.

-Cầu đàn: Ở đầu rộng, một cầu đàn bằng gỗ, hơi nhô lên và uốn cong theo mặt đàn có các

lỗ nhỏ xếp hàng ngang có nạm hoặc cẩn kim loại để xỏ dây.

Trang 4

-Nhạn đàn: Trên mặt đàn có các con nhạn (chevalet) tương ứng với số dây, để đỡ dây đàn

và có thể di chuyển được để điều chỉnh độ cao thấp của dây trong lúc đang đàn, các connhạn có thể làm bằng nhựa, xương, ngà, đồng thau,

- Trục đàn: trục đàn đặt trên mặt đàn còn để giữ một đầu dây xếp hàng chéo do độ ngắn

dài của dây, tạo âm thanh cao thấp, trục đàn có thể làm bằng nhựa, đồng thau, gỗ trắc hoặccẩm lai.

-Dây đàn: dây đàn bằng đồng thau, thép hoặc inox với các cỡ dây khác nhau như 20mm,

25mm, 30mm đến 50mm.

-Móng đàn: móng gảy thường được làm bằng đồi mồi, inox.

III Âm vực – Âm sắc:

1 Âm vực: Đàn Tranh có âm vực rộng từ 3 quãng 8 trở lên nên có thể diễn đạt nhiều cung bậc

cảm xúc cũng như kiêm nhiều nhiệm vụ khi hòa tấu.

- Tầm âm của Đàn Tranh 16 dây rộng 3 quãng 8: từ Sol lên Sol 3.

- Tầm âm của Đàn Tranh 17 dây rộng 3 quãng 8: từ Sol lên La 3.

- Tầm âm của Đàn Tranh 19 dây rộng 3 quãng 8 rưỡi: từ Do lên Sol 3 (hoặc Re lên La 3)điều này phụ thuộc vào cách lên dây đàn.

- Ngoài ra trong Đờn ca tài tử hoặc tác phẩm viết cho Đàn Tranh thì có thể lên dây theo từngbài.

2 Âm sắc: Dây đàn được cang rất chắc kết hợp với độ dày rất nhỏ nên tiếng Đàn Tranh mảnh

mai, trong trẻo, sáng sủa thể hiện tốt những nhịp điệu vui tươi Ở những nốt cao nhất mà đàncó thể tạo ra, âm thanh nghe réo rắt như tiếng suối chạy, cực kì bay bổng

Trang 5

IV Tư thế biểu diễn:

-Ngồi chiếu: Nghệ nhân ngồi trên sàn diễn và xếp chân trên chiếu.

-Ngồi ghế: Nghệ nhân ngồi thẳng trên ghế hoặc vắt chéo chân trên ghế, một đầu đàn đặt

trên đùi, một đầu đàn gác trên giá hoặc đôn Hoặc đàn được đặt trên giá cao ngang tầm taynên ngồi ghế cao vừa phải, hai chân chạm đất, hai cánh tay mở vừa phải.

-Đứng: Nghệ nhân đàn với tư thế đứng và đàn được đặt trên giá cao ngang bằng tầm tay

khi đứng.

V Kĩ thuật biểu diễn:

1 Kỹ thuật tay phải:-Tư thế chơi đàn:

Trang 6

Bàn tay phải nâng lên, ngón tay khum lại, thả lỏng ra Khi đánh các dây đàn cao, giảm dần theochiều cong của đàn Cánh tay thu gọn lại Đánh các dây thấp, cổ tay tròn lại và giảm dần về phía trướcđàn Ngón tay cần phải thả lỏng, mềm mại, nhẹ nhàng nâng lên hạ xuống theo chiều tự nhiên của bàntay, tránh móc dây, vẫy tay.

Móng vào dây không nên quá sâu hay lơ lửng trên dây

- Kỹ thuật:

- Ngón Á (Glissando): Lối gảy phổ biến của đàn tranh Kỹ thuật gảy ngón á là

cách gảy lướt trên hàng dây xen kẽ các câu nhạc Ngón Á hay vào ở phách yếuđể chuẩn bị vào một phách mạnh ở đầu hoặc cuối câu nhạc.

+ Á lên: Kỹ thuật lướt qua hàng dây Kỹ thuật này vuốt bằng ngón 2 hoặc

ngón 3 từ 1 âm thấp lên những âm cao.

+ Á xuống: Đây là lối gảy cổ truyền, gảy liền những âm liền bậc, từ 1 âm

cao xuống những âm thấp Có nghĩa dùng ngón cái tay phải lướt nhanh vàđều qua các hàng dây, từ cao xuống thấp.

+ Á vòng: là kỹ thuật được kết hợp từ Á lên và Á xuống Kỹ thuật này

thường dùng để mở đầu hoặc kết thúc một câu nhạc Một số trường hợp, Ávòng được dùng để tả cảnh gió thổi, mưa rơi, sóng nước hoặc dùng ngón Ávòng liên tiếp với nhiều âm.

- Ngón vê: dùng ngón tay phải ngón 2 hoặc kết hợp ngón 1 – 2 – 3, 1 – 3, 1- 2 Gảy

trên dây liên tục, những ngón khác phải khum tròn lại Cổ tay cần kết hợp vớingón tay đánh xuống và hất lên đều đặn Cần lưu ý, móng gảy không nên đặt quáxuống xuống gây khi về đề móng gảy Bởi sẽ tạo ra tiếng đàn không đều đặn vàêm ái.

Trang 7

- Song thanh: Tức 2 nốt cùng phát một lúc Kỹ thuật song thanh truyền thống chỉ

dùng quãng 8 Hiện nay, các nhạc sĩ còn kết hợp dùng những quãng khác.

2 Kỹ thuật bàn tay trái:

- Tư thế chơi đàn:

Ba đầu ngón tay giữa đặt lên trên dây nhẹ nhàng, bàn tay mở tự nhiên, ngón tay hơikhum Hai hoặc 3 ngón tay gồm trỏ, giữa và ngón áp út chụm lại Ngón tay cái và ngónút tách rời, dáng của bàn tay vươn về phía trước tựa như cánh chim đang bay.

Mỗi khi rung, nhấn, bàn tay nâng lên mềm mại, ba ngón chụm lại cùng di chuyển từdây này sang dây khác.

- Kỹ thuật:

- Ngón rung: Sử dụng 1, 2 hoặc 3 ngón tay trái rung nhẹ lên sợi dây đàn mà tay

phải mới gảy.

-Ngón nhấn: Dùng để đánh thêm được các âm khác mà hệ thống của dây đàn tranh

không có Sử dụng 3 đầu ngón tay trái

- Ngón nhấn luyến: Dùng những ngón nhấn để luyến 2 – 3 âm có độ cao khác

nhau Âm thanh khi sử dụng kỹ thuật này nghe mềm mại, mượt mà và uyểnchuyển gần với thanh điệu của tiếng nói Ngón nhấn luyến có hai loại, gồm:

Trang 8

+ Nhấn luyến lên: Gảy vào 1 dây để vang lên Tay trái nhấn dần lên dây đó để

âm thanh được cao hơn hoặc tiếp tục nhấn để cao hơn nữa.

+ Nhấn luyến xuống: Kỹ thuật này cần phải mượn nốt Chẳng hạn như nếu

bạn muốn có âm Fa luyến xuống âm Rê thì cần phải mượn dây Rê nhấn mạnhtrước rồi mới gảy Âm Fa ngân lên, ngón tay trái nới dần để âm Rê của dây đóvang theo luyến tiếng cùng với âm Fa.

- Để đánh âm nhấn luyến xuống hay lên thì chỉ cần gảy một lần Độ ngân củacác âm nhấn luyến được ghi như những nốt nhạc bình thường.

- Ngón nhún (hoặc ngón nhấn láy): Nhấn liên tục trên 1 dây nào đó để âm

thanh cao lên không quá 1 cung liền bậc Kỹ thuật ngón nhún sẽ tạo thành cáclàn sống có dao động lớn hơn ở ngón rung giúp âm thanh được mềm mại, tìnhcảm sâu lắng hơn.

- Ngón vỗ: Dùng 2 – 3 đầu ngón tay trỏ, giữa và áp út vỗ lên một dây nào đó bên

trái nhạn đàn vừa được gảy Sau đó nhấc ngay các ngón tay lên để âm thanh caolên đột ngột từ 1/2 cung – 1 cung Có 2 loại vỗ, gồm:

+ Vỗ đồng thời: Cùng lúc tay phải gảy dây, tay trái vỗ để nghe được 2 âm Âm

phụ do ngón ta trái vỗ sẽ cao hơn 1/2 – 1 cung luyến nhanh ngay xuống âm chính

Trang 9

+ Vỗ sau: Tay phải gảy dây đàn xong, tay trái mới vỗ lên dây Như vậy sẽ tạo ra 3

âm luyến, âm luyến 1 do tay phải gảy lên dây Âm luyến 2 do ngón vỗ tạo nên và caohơn âm luyến 1 từ 1/2 – 1 cung, âm luyến thứ 3 do ngón tay vỗ xong rồi nhấc lên ngay,dây đàn trở lại trạng thái cũ Âm thanh còn lại sẽ vang lên dựa trên độ căng của dây đólúc ban đầu.

- Ngón vuốt: Tay phải gảy đàn sau đó dùng 2 – 3 ngón tay trái vuốt lên dây đàn

đó từ nhạn ra đến trục dây hoặc người lại Cách đánh này sẽ làm tăng sức căngcủa 1 dây liên tục và đều đặn Âm thanh của đàn tranh khi đánh theo kỹ thuậtnày sẽ được nâng lên từ 1/2 – 1 cung.

- Ngón gảy tay trái: Ngón tay trái có thể gảy dây trong phạm vi phía bên tay phải

của nhạn đàn để thay đổi màu sắc, âm thanh Tay trái không đeo móng gảy nênkhi gảy âm thanh sẽ êm và không vang bằng âm tay phải gảy Để tạo chồng âmcó thể gảy bằng cả hai tay Tuy nhiên, tay trái gảy âm rãi trong khi tay phải dùngngón vê hoặc đang nghỉ.

Trang 10

- Ngón bịt (pizzicato): chính là ngón vừa dùng ngón tay phải gảy dây, vừa dùng

đầu ngón tay trái đặt nhẹ lên trên dây đàn hoặc chặn tay trái lên trên đầu nhạnđàn khi gảy 1 nốt Nếu gảy cả 1 đoạn nhạc với âm bịt thì người gảy dùng cạnhbàn tay phải chặn nhẹ lên đầu đàn, sử dụng tay trái gảy thay cho tay phải Khigảy ngón bịt thì âm thanh mờ đục, không vang Điều này sẽ gây được ấn tượngtương phản sắc nét với đoạn nhạc đánh bình thường.

VI Vị trí – Sử dụng trong các dàn nhạc:

- Đàn tranh thường dùng để đệm cho Ngâm thơ, Dân ca, Ca Huế… tham gia trong các ban nhạcĐờn ca Tài tử, Dàn Sân khấu Tuồng Chèo, Cải lương… Ngày nay, Đàn tranh được sử dụngrộng rãi như: độc tấu, song tấu, tam tấu, hòa tấu cùng Dàn nhạc Dân tộc tổng hợp.

- Ngoài ra, Đàn Tranh còn độc tấu cho các tác phẩm mới viết cho Đàn Tranh với phần đệm Piano,hoặc cùng với Dàn nhạc Giao hưởng Đàn Tranh còn được sử dụng như một nhạc cụ màu sắctrong nhạc nhẹ Âu – Mỹ: Pop, Jazz, nhạc điện tử, …

VII Nhạc cụ tương tự ở các nước khác (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Mông Cổ …):

1 Đàn Guzheng (Đàn Cổ Tranh) – Trung Quốc:

Trang 11

- Đàn cổ tranh Trung Quốc hay được gọi là đàn Guzeng tiêu chuẩn dài 1,63m, có 21 dây Mặt đànthường được chế tác từ gỗ cây ngô đồng Giá đàn làm bằng gỗ tùng trắng, thành đàn, đáy đàn vàthùng đàn làm bằng gỗ lim đỏ, gỗ lim già, gỗ lim vàng hoặc gỗ tử đàn

- Dây của Đàn Cổ Tranh Trung Quốc là dây thép loại dày bọc nhựa dẻo nên riêng ngón tay gảycủa cổ tranh là gảy kiểu móc dây Sử dụng lực ở tay mạnh hơn so với đàn tranh Việt Nam.- Âm sắc đàn Guzheng thánh thót như nước chảy mây trôi Tự nhiên mà thanh nhã chứ không

dồn dập dung tục Có người đã miêu tả tiếng đàn tranh: “Âm đàn trầm lắng uyển chuyển, nhưmột bản nhạc quyến rũ vọng lại của đất trời Tiếng đàn như mưa bụi trên lá chuối, xa nghe mờảo dường không, lặng im lại thấy như vẫn bên tai.

Trang 12

- Gayageum là đàn tranh của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Đại Hàn Dân quốc.Theo Tam quốc sử ký của Đại Hàn ghi lại về xuất xứ của đàn tranh 12 dây Gayageum.

4 Đàn Yatga – Mông Cổ:

Đàn tranh Yatga – Yatuga có thể khác nhau về kích thước, điều chỉnh số lượng ngựa đàn và dây,thân đàn là một hộp gỗ dài, một đầu của nó được đặt nghiêng xuống.

VIII Cảm nghĩ của của bản thân trước – trong – sau khi học đàn tranh:

Trước khi học đàn tranh, em có từng nhìn thấy loại nhạc cụ này qua các bộ phim và em nghĩrằng đây là một nhạc cụ rất khó để chơi vì có quá nhiều dây Nhưng khi nghe tiếng đàn cũng như cácbản nhạc được biểu diễn trên đàn thì em cảm thấy âm nhạc rất có hồn và cũng rất hay Đến khi đượcđăng kí học nhạc cụ dân tộc tại trường em nghe nói về môn đàn tranh em liền không do dự mà đăng kívì tính tò mò, cũng như háo hức muốn học về một loại nhạc cụ dân tộc của Việt Nam Lần đầu tiênđược tiếp xúc với Đàn Tranh em rất mong chờ và tưởng tượng rằng khi mình chơi đàn có hay giốngnhư từng thấy các nghệ nhân chơi hay không Khi được học từ những nốt nhạc, kĩ thuật đầu tiên trênđàn em đã nhận ra rằng chơi Đàn Tranh không hề khó như tưởng tượng Ít nhất em vẫn có thể tiếp thucũng như đánh được những nốt nhạc, kĩ thuật cơ bản Sau khi học đàn và chơi được 5 bản nhạc cơ bản

Trang 13

em cảm nhận được rằng mỗi khi tiếng đàn vang lên thì tự động trong đầu em sẽ có thể tưởng tượng racách gảy như thế nào và những nốt nhạc bắt đầu chạy trong em Nên em cảm thấy rằng đây là một mônhọc rất thú vị và giúp em được xả stress cũng như có thể thoải mái tận hưởng nó.

IX Phụ lục:

Trang 18

X Nguồn tham khảo:

- (TI U LU N) t ng quan vềề đàn tranh đ c đi m vềề hình th c cấấu t o đàn tranh (123docz.net)Ể Ậ ổ ặ ể ứ ạ- Nh c c c truyềền VN – Đàn Tranh/Th p L c | Đ t Chuốấi Non (dotchuoinon.com)ạ ụ ổ ậ ụ ọ

- Đàn tranh – Wikipedia tềấng Vi tệ

- Koto (nh c c ) – Wikipedia tềấng Vi tạ ụ ệ

- Gayageum - Wikipedia

Ngày đăng: 09/05/2024, 11:02

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan