chương viii nghiệp vụ hoàn thành thủ tục hải quan thông quan vi phạm và xử lý vi phạm trong hải quan

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
chương viii nghiệp vụ hoàn thành thủ tục hải quan thông quan vi phạm và xử lý vi phạm trong hải quan

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khái niệm về nghiệp vụ thông quanTheo khoản 1 Điều 4 Luật Hải quan năm 2014:“Thông quan là việc hoàn thành các thủ tục hải quan để hàng hóa được nhập khẩu,xuất khẩu hoặc đặt dưới chế độ

Trang 1

TRƯỜNG Đ I H C KINH TẾẾ QUỐẾC DÂNẠ Ọ

BÀI T P NHÓMẬ

L P H C PHÂẦN: Nghi p v h i quan 1-03ỚỌệụ ả

Đềề bài: “CHƯƠNG VIII – NGHIỆP VỤ HOÀN THÀNH

THỦ TỤC HẢI QUAN (THÔNG QUAN), VI PHẠM VÀXỬ LÝ VI PHẠM TRONG HẢI QUAN

Nhóm 2

Hà N i, 11/2023ộ

Trang 2

MỤC LỤC

8.1 Nghiệp vụ hoàn thành thủ tục hải quan 2

8.1.1 Khái niệm về nghiệp vụ thông quan 2

8.1.2 Vị trí, tầm quan trọng và sự cần thiết thực hiện thông quan 2

8.1.3.Trách nhiệm pháp lý của các bên với việc làm thủ tục thông quan 3

8.1.4 Thông quan hàng hóa, phương tiện vận tải 5

8.1.5 Yêu cầu cần thực hiện khi làm thủ tục thông quan 6

8.1.6 Nghiệp vụ hoàn thành thủ tục hải quan 6

8.2 Vi phạm và xử lý vi phạm hành chính trong hải quan 8

8.2.1 Khái niệm về vi phạm và xử lý vi phạm hành chính trong hải quan 8

8.2.2 Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong hải quan 9

8.2.3 Những hành vi bị xử phạt và không bị xử phạt hành chính về hải quan 9

1

Trang 3

CHƯƠNG VIII – NGHIỆP VỤ HOÀN THÀNH THỦ TỤC HẢI QUAN(THÔNG QUAN), VI PHẠM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG HẢI QUAN

Trong chương này giải thích các khái niệm về thông quan và vi phạm, xử lý viphạm trong hải quan; nêu rõ các trường hợp được thông quan, các vi phạm bị xửphạt và vi phạm không bị xử phạt; cách thức thực hiện các nghiệp vụ thông quanvà xử lý vi phạmđối với công chức hải quan

8.1 Nghiệp vụ hoàn thành thủ tục hải quan8.1.1 Khái niệm về nghiệp vụ thông quan

Theo khoản 1 Điều 4 Luật Hải quan năm 2014:

“Thông quan là việc hoàn thành các thủ tục hải quan để hàng hóa được nhập khẩu,xuất khẩu hoặc đặt dưới chế độ quản lý nghiệp vụ hải quan khác.”

Như vậy, thông quan là một thủ tục hành chính bắt buộc phải thực hiện khi giaodịch quốc tế về xuất nhập khẩu hàng hóa, phương tiện Thủ tục thông quan giúp cơquan quản lý nắm được thông tin và đảm bảo tính hợp pháp của hàng hóa

Hàng hóa được thông quan trong các trường hợp:Khi đã làm xong thủ tục hải quan;

Thiếu một số chứng từ nhưng được Chi cục trưởng Hải quan đồng ý cho chậmnộp có thời hạn;

Hàng hóa phải nộp thuế mà chưa nộp nhưng được tổ chức tín dụng bảo lãnh.Hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng được miễn thuế hoặxc thuế suất 0%;

8.1.2 Vị trí, tầm quan trọng và sự cần thiết thực hiện thông quan

Thông quan hàng hóa là yêu cầu bắt buộc, nhằm quyết hai vấn đề cơ bản trongcông tác quản lý thương mại của Nhà nước

Thứ nhất, việc thông quan Hải quan hỗ trợ Nhà nước trong công việc tính và thuthuế quan, đóng góp vào nguồn thu cho ngân sách quốc gia Đây là mục đích thiếtthực và quan trọng, đồng thời trả lời cho câu hỏi tại sao chúng ta lại phải tốn quánhiều thời gian, công sức của bao nhiêu người để giải quyết công việc này

Thứ hai, thông qua các nghiệp vụ Hải quan, nhà nước thực hiện công tác quản lýhàng hóa, đảm bảo hàng hóa ra hoặc vào lãnh thổ Việt Nam không thuộc danh mục

2

Trang 4

cấm theo như quy định của Pháp luật, đồng thời ngăn chặn việc buôn lậu, gian lậnthương mại và các hoạt động phi pháp khác

8.1.3.Trách nhiệm pháp lý của các bên với việc làm thủ tục thông quan

Quyền, trách nhiệm của Đại lý làm thủ tục hải quan

Quản lý, sử dụng mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan để tiến hành cáccông việc khai báo về làm thủ tục hải quan trong phạm vi được chủ hàng ủy quyền;Chịu trách nhiệm về việc giới thiệu, đề nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cấpmã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan cho người đáp ứng đủ điều kiện theo quyđịnh; đăng ký thông tin mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan vào hệ thống xửlý dữ liệu điện tử hải quan để cơ quan hải quan cấp tài khoản kết nối hệ thống xử lýdữ liệu hải quan điện tử

Yêu cầu chủ hàng cung cấp đầy đủ, chính xác các chứng từ, thông tin cần thiết choviệc làm thủ tục hải quan của lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các nghĩa vụtài chính theo hợp đồng đại lý.

Yêu cầu cơ quan hải quan hướng dẫn về thủ tục hải quan, thủ tục thuế đối vớihàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kỹ thuật trong việc kết nối mạng với cơ quan hải quanvà cung cấp các quy định mới của pháp luật về hải quan; tham dự các lớp tập huấn,bồi dưỡng pháp luật về hải quan; Được cung cấp dữ liệu điện tử liên quan đến tờ khaihải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu làm thủ tục hải quan qua đại lý làm thủtục hải quan.

Chịu trách nhiệm về các nội dung khai trên tờ khai hải quan trên cơ sở bộ chứngtừ, tài liệu liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do chủ hàng cung cấp và thựchiện đúng phạm vi được ủy quyền theo hợp đồng đại lý.

Thông báo cho Tổng cục Hải quan thực hiện thu hồi mã số nhân viên đại lý làmthủ tục hải quan đối với các trường hợp vi phạm quy định hoặc trường hợp đại lý làmthủ tục hải quan bị giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động.

Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu liên quan đến chủ hàng hoặc cáclô hàng do đại lý làm thủ tục hải quan đứng tên khai hải quan theo yêu cầu của cơquan hải quan.

Chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định kiểm tra, thanh tra thuế của cơ quan hảiquan.

Trường hợp đại lý làm thủ tục hải quan thay mặt chủ hàng hóa là thương nhânnước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu, nhậpkhẩu thì đại lý làm thủ tục hải quan phải chịu trách nhiệm thực hiện các quyền và

3

Trang 5

nghĩa vụ của chủ hàng hóa theo quy định của pháp luật về hải quan, pháp luật về thuếvà các pháp luật khác có liên quan.

Đại lý làm thủ tục hải quan có trách nhiệm:

Định kỳ vào ngày 05 của tháng đầu quý sau, báo cáo tình hình hoạt động đại lýlàm thủ tục hải quan

Báo cáo, đề nghị Tổng cục Hải quan thực hiện thu hồi mã số nhân viên đại lý làmthủ tục hải quan, tài khoản kết nối hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử đối trongthời hạn 05 ngày kể từ ngày phát sinh

Quyền, trách nhiệm của chủ hàng

Cung cấp đầy đủ, chính xác các chứng từ, thông tin cần thiết cho việc làm thủ tụchải quan của lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cho đại lý làm thủ tục hải quan.

Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan cung cấpcho đại lý làm thủ tục hải quan.

Giám sát, khiếu nại việc thực hiện các nghĩa vụ của Đại lý làm thủ tục hải quantrong phạm vi được ủy quyền và chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định xử lý củacơ quan hải quan trong trường hợp đại lý làm thủ tục hải quan vi phạm các quy địnhcủa pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế.

Đề nghị cơ quan hải quan chấm dứt làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuấtkhẩu, nhập khẩu trong trường hợp phát hiện Đại lý làm thủ tục hải quan không thựchiện đúng các nghĩa vụ trong hợp đồng.

Bố trí người làm thủ tục hải quan và các thủ tục hành chính trực tiếp với cơ quanhải quan theo quy định của pháp luật hải quan

Khi phát sinh hợp đồng đại lý làm thủ tục hải quan, chủ hàng thông báo danh sáchđại lý làm thủ tục hải quan được thay mặt chủ hàng khai và làm thủ tục hải quan đốivới hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quantrước khi đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện việc khai và làm thủ tục hải quan đốivới hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; trừ các trường hợp sau:

a) Khai và làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua dịchvụ bưu chính, chuyển phát nhanh theo quy định pháp luật về bưu chính và hải quan;

b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân không có mã số thuế;c) Hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổchức, cá nhân ở nước ngoài; hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc

4

Trang 6

tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này; hàng hóa việntrợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; hàng hóa là hàng mẫu không thanh toán; hànghóa là hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hóa mang theongười nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế.

Được cung cấp dữ liệu điện tử liên quan đến tờ khai hải quan của hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu làm thủ tục hải quan qua đại lý làm thủ tục hải quan trong trườnghợp chủ hàng có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng theo yêu cầu của cơ quan hảiquan.

8.1.4 Thông quan hàng hóa, phương tiện vận tải

Căn cứ vào Điều 16 Luật Hải quan 2014 quy định như sau:Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan

1 Hàng hóa, phương tiện vận tải phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sáthải quan; vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian qua cửa khẩu hoặc các địa điểm kháctheo quy định của pháp luật.

2 Kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro nhằm bảo đảmhiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu,nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

3 Hàng hóa được thông quan, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh sau khi đã hoànthành thủ tục hải quan.

4 Thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo đúng quyđịnh của pháp luật.

5 Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động xuất khẩu, nhậpkhẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

Theo như quy định trên thì hàng hóa, phương tiện vận tải làm thủ tục hải quan, chịu sự giámsát hải quan, kiểm tra hải quan phải đảm bảo vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gianqua cửa khẩu hoặc địa điểm khác theo quy định pháp luật.

Căn cứ vào Điều 17 Luật Hải quan 2014 quy định như sau:Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan

1 Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro để quyết định việc kiểm tra, giám sát hải quan đốivới hàng hóa, phương tiện vận tải; hỗ trợ hoạt động phòng, chống buôn lậu và vận chuyển tráiphép hàng hóa qua biên giới.

5

Trang 7

2 Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan bao gồm việc thu thập, xử lý thông tinhải quan; xây dựng tiêu chí và tổ chức đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hảiquan, phân loại mức độ rủi ro; tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hải quan phù hợp.3 Cơ quan hải quan quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để tự động tích hợp, xửlý dữ liệu phục vụ việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.

4 Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tiêu chí đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khaihải quan, phân loại mức độ rủi ro và việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụhải quan.

Theo như quy định trên thì cơ quan hải quan sẽ áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động hảiquan để kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải; hỗ trợ hoạt độngphòng chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

8.1.5 Yêu cầu cần thực hiện khi làm thủ tục thông quan

a Đối tượng được phép thông quan hàng hóa

Thủ tục thông quan áp dụng cho các hàng hóa và phương tiện, không bao gồm con người.Đối với hàng hóa, phải không thuộc danh mục cấm xuất nhập khẩu do pháp luật ViệtNam quy định Ngoài ra, hàng hóa cần đáp ứng các yêu cầu về chủng loại, mẫu mã, sốlượng, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Đối với phương tiện vận tải xuất nhập cảnh hoặc quá cảnh, cần tuân thủ các quy tắc cótrong Hồ sơ hải quan phương tiện Hồ sơ nêu rõ các loại phương tiện như máy bay, tàubiển, ô tô, đường sắt quốc tế và các loại phương tiện vận tải khác của cá nhân, cơ quan, tổchức tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập không nhằm mục đích thương mại.Do đó, hàng hóa và phương tiện sẽ được thông quan pháp lý khi đáp ứng đầy đủ các điềukiện về chứng từ, hóa đơn đi kèm.

b Đảm bảo quy trình thông quan

Để được phép thông quan, cần hoàn thành đầy đủ các thủ tục hải quan theo quy định.Việc thực hiện thủ tục thông quan phải tuân thủ nguyên tắc của pháp luật.

Cần chú ý đến việc xác định người chịu trách nhiệm tiến hành thủ tục thông quan và thựchiện các nghiệp vụ hải quan Người này cần có kiến thức và hiểu biết để đảm bảo quátrình thông quan diễn ra chính xác và hợp pháp.

8.1.6 Nghiệp vụ hoàn thành thủ tục hải quan

6

Trang 8

- Căn cứ vào Điều 22 Luật hải quan 2014 quy định về địa điểm làm thủ tục hải quan nhưsau:

1 Địa điểm làm thủ tục hải quan là nơi cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm trahồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.

2 Địa điểm tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan là trụ sở Cục Hải quan, trụ sởChi cục Hải quan.

3 Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm:

a) Địa điểm kiểm tra tại khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảnghàng không dân dụng quốc tế; bưu điện quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạtđộng xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩuhàng hóa được thành lập trong nội địa;

b) Trụ sở Chi cục Hải quan;

c) Địa điểm kiểm tra tập trung theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;d) Địa điểm kiểm tra tại cơ sở sản xuất, công trình; nơi tổ chức hội chợ, triển lãm;đ) Địa điểm kiểm tra tại khu vực kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hànglẻ;

e) Địa điểm kiểm tra chung giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan nước láng giềng tạikhu vực cửa khẩu đường bộ;

g) Địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trong trường hợpcần thiết.

4 Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi quy hoạch, thiết kế xây dựng cửa khẩuđường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển,cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; khu kinh tế, khu côngnghiệp, khu phi thuế quan và các địa điểm khác có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuấtcảnh, nhập cảnh, quá cảnh có trách nhiệm bố trí địa điểm làm thủ tục hải quan và nơi lưugiữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát hải quan theo quyđịnh của Luật này.

Sau khi đến địa điểm, căn cứ vào Điều 21 Luật hải quan 2014 quy định về việclàm thủ tục hải quan như sau:

1 Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan có trách nhiệm:

7

Trang 9

a) Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theoquy định tại Điều 24 của Luật này;

b) Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tếhàng hóa, phương tiện vận tải;

c) Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế,phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2 Khi làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan, công chức hải quan có trách nhiệm:a) Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan;

b) Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;

c) Tổ chức thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phívà quy định khác của pháp luật có liên quan;

d) Quyết định việc thông quan hàng hóa, giải phóng hàng hóa, xác nhận phương tiện vậntải đã hoàn thành thủ tục hải quan.

Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan cần chú ý đến thời hạn cơ quan hảiquan làm thủ tục hải quan, thời hạn nộp cũng như những nội dung, chi tiết quantrọng trong hồ sơ hải quan

8.2 Vi phạm và xử lý vi phạm hành chính trong hải quan

8.2.1 Khái niệm về vi phạm và xử lý vi phạm hành chính trong hải quan

Vi phạm pháp luật hải quan là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái với quyđịnh pháp luật hải quan do lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện,xâm phạm các quan hệ được pháp luật hải quan bảo vệ.

Vi phạm pháp luật hải quan theo mức độ được phân chia thành: vi phạm hành chính và viphạm hình sự (tội phạm) Trong đó, vi phạm hành chính về hải quan là hành vi trái phápluật, có lỗi, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước về hải quan mà chưa tới mức truycứu trách nhiệm hình sự và phải bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của phápluật hải

Vi phạm pháp luật hành chính về hải quan là hành vi trái pháp luật có mức độ nguy hiểmthấp hơn cho xã hội so với tội phạm hình sự Vi phạm hành chính về pháp luật hải quancó đặc điểm:

- Là hành vi trái pháp luật, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước về hải quan;- Hành vi do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách có ý hoặc vô ý

8

Trang 10

- Mức độ nguy hiểm của hành vi thấp hơn tội phạm:

- Theo quy định của pháp luật, hành vi đó phải bị xử phạt vi phạm hành chính về hảiquan.

Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xửphạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạmhành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.Xử phạt hànhchính trong lĩnh vực hải quan là một biện pháp cưỡng chế hành chính áp dụng đối với cánhân hoặc tổ chức vi phạm quy định trong quản lý nhà nước về hải quan

8.2.2 Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong hải quan

- Mọi hành vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (sau đây gọi chung là vi phạmhành chính) phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay Việc xử phạt vi phạmhành chính phải được tiến hành kịp thời, công minh, triệt đề Mọi hậu quả do vi phạmhành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

- Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính khi thực hiện hành vi vi phạm quyđịnh tại Nghị định này hoặc các Nghị định khác của Chính phủ

- Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan phải do người có thẩm quyềnxử phạt quy định tại Điều 28 Nghị định này tiền hành.

- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần Nhiều cá nhân, tổchức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi cá nhân, tổ chức vi phạmđều bị xử phạt Cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xửphạt về từng hành vi vi phạm.

-Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thâncủa người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ (Điều 3), tình tiết tăng nặng (Điều 4) đềquyết định hình thức xử phạt, mức xử phạt và các biện pháp xử lý thích hợp theo quyđịnh của Nghị định.

- Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp quy định tại Điều 7 của Nghịđịnh.

8.2.3 Những hành vi bị xử phạt và không bị xử phạt hành chính về hải quana, Các trường hợp bị xử phạt : xem thêm chi tiết nội dung và mức phạt tại Chương II

của Nghị định 128/2020/NĐ-CP, Điều 7-25

(1) Vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế9

Ngày đăng: 09/05/2024, 11:01

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan