Tiểu Luận - Thẩm Định Giá Doanh Nghiệp - Đề Tài - Báo Cáo Kết Quả Thẩm Định Giá - Bphân Tích Tình Hình Tài Chính Doanh Nghiệp Vinamilk

59 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tiểu Luận - Thẩm Định Giá Doanh Nghiệp - Đề Tài - Báo Cáo Kết Quả Thẩm Định Giá - Bphân Tích Tình Hình Tài Chính Doanh  Nghiệp Vinamilk

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂNMÔN: THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP

Đề tài

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH

Trang 2

MỤC LỤC

I) PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 6

1 Khái niệm 6

2 Ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp 6

3 Mục đích của việc phân tích tài chính doanh nghiệp 7

4 Các tỷ số tài chính doanh nghiệp 8

II)PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 8

1 Khả năng thanh toán ngắn hạn 8

1.1 Tỷ số thanh toán hiện thời 9

1.2 Tỷ số thanh toán nhanh 10

2 Chỉ số về hoạt động kinh doanh (tỷ số phản ánh hiệu quả vốn lưu động) 112.1 Tỷ số hoạt động tồn kho 11

2.2 Tỷ số hoạt động khoản phải thu 13

2.3 Tỷ số hoạt động khoản phải trả 15

2.4 Tỷ số hoạt động tổng tài sản 16

2.5 Tỷ số hoạt động của vốn lưu động 17

3 Các tỷ số đòn bẩy tài chính (tỷ số đòn cân nợ) 18

3.1 Tỷ số nợ so với tổng tài sản 18

3.2 Tỷ số nợ so với VCSH 19

4 Tỷ số về khả năng sinh lợi 19

4.1 Thu nhập trên mỗi cổ phần 19

4.2 Tỷ số khả năng sinh lợi so với doanh thu 20

Trang 3

4.3 Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản 20

4.4 Khả năng sinh lợi so với vốn chủ sở hữu (ROE) 22

5 Tỷ số phản ánh hiệu quả tài sản cố định 23

6 Tỷ số giá trị doanh nghiệp 24

6.1 Hệ số giá / Thu nhập 24

6.2 Tỷ số giá thị trường/giá trị kế toán ( giá trị số sách) P/B 24

III)CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 25

1 Phương pháp so sánh 25

2 Phương pháp phân tích tỷ số 25

3 Phương pháp phân tích Dupont 26

IV)ÁP DỤNG VÀO PHÂN TÍCH CÔNG TY VINAMILK 28

1.6 Thị trường hoạt động của Vinamilk 33

2 Phân tích cơ cấu công ty 34

2.1 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn 34

2.2 Cơ cấu tài sản của công ty 38

2.3 Cơ cấu nguồn vốn của công ty 41

2.4 Cơ cấu trong bảng kết quả kinh doanh 42

3 Phân tích tài chính của công ty Vinamilk 44

Trang 4

3.1 Tỷ số thanh toán ngắn hạn 44

3.2 Phân tích chỉ số về hiệu quả hoạt động 45

3.3 Tỷ số đòn bẩy tài chính 49

3.4 Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi 50

3.5 Tỷ số phản ánh sử dụng hiệu quả tài sản cố định 52

3.6 Tỷ số giá trị doanh nghiệp 53

4 Phân tích chính sách lợi nhuận 54

5 Phân tích dòng tiền của công ty 55

6 Đánh giá xếp hạng doanh nghiệp 57

7 Kết luận chung 62

7.1 Nhà tư vấn và quản lý doanh nghiệp 62

7.2 Nhà cung cấp, Ngân hàng cho vay 62

7.3 Nhà đầu tư 63

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Phân tích tình hình tài chính là một công cụ quan trọng trong hệ thống quản lýdoanh nghiệp Sau những năm đổi mới, hình thành và phát triển nền kinh tế thịtrường, khoa học phân tích hoạt động kinh doanh cũng có nhiều thay đổi, bổ sungtheo hướng phù hợp với nền kinh tế theo cơ chế thị trường Rất nhiều tài liệu vềphân tích họat động kinh doanh đã được ra đời Phân tích tình hình tài chính giúpcho các cá nhân và tổ chức có quan tâm đến doanh nghiệp đánh giá được doanhnghiệp đó có "tình trạng sức khỏe" như thế nào trong môi trường ngành, môitrường vi mô, môi trường vĩ mô và dự đoán được tương lai doanh nghiệp sẽ ở đâuđể đưa ra quyết định đầu tư, quyết định tài trợ cho phù hợp và đạt được lợi nhuậncao nhất với rủi ro thấp nhất.

Bài viết của chúng tôi gồm hai phần chính Phần 1 sẽ giới thiệu chung vềkhung lý thuyết bao gồm các khái niệm cơ bản và trình bày một cách cụ thể hơnnội dung của các chỉ số quan trọng trong phân tích tài chính doanh nghiệp (như chỉsố thanh khoản ngắn hạn, các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động sản kinhdoanh…), phần 2 sẽ tiến hành phân tích tài chính của một công ty cụ thể để cácbạn có thể hiểu rõ hơn cách phân tích, nhận định và đánh giá tình trạng hoạt độngcủa công ty như thế nào.

Nhóm chúng tôi đã tiến hành làm một ví dụ cụ thể về công ty cổ phần sữaViệt Nam ( Vinamilk) để các bạn có thể làm quen và tiếp cận với cách phân tíchtài chính của một công ty.

Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, vậy đểbài viết được hoàn thiện mong sẽ nhận được những lời đóng góp ý kiến của Thầynhằm để bài viết hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!!!

Trang 6

I) PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1 Khái niệm.

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là sử dụng một tập hợp các kháiniệm, phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và cácthông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp,đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó.

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp không chỉ là một quá trình tính toáncác tỷ số mà còn là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về cáckết quả tài chính hiện hành so với quá khứ nhằm đánh giá đúng thực trạng tàichính của doanh nghiệp, đánh giá những gì đã làm được, nắm vững tiềm năng, dựkiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để tận dụng triệt đểcác điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu của doanh nghiệp.

2 Ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp.

Việc phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp luôn mang đến một ýnghĩa rất quan trọng đối với riêng doanh nghiệp đó cũng như các chủ thể có liênquan.

Thông qua việc phân tích các tỷ số tài chính của doanh nghiệp, chúng ta có mộtcái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các năm Từ đó,các nhà đầu tư có thể nhận xét được tình hình tài chính của doanh nghiệp này cólành mạnh hay không, doanh nghiệp đang đứng ở vị trí nào trong môi trườngngành và tương lai sắp đến.

Phân tích tình hình tài chính để giúp ta có cơ sở so sánh "sức khỏe" của doanhnghiệp qua các thời kì và so sánh với các doanh nghiệp khác hay giá trị trung bìnhngành.

Tùy theo cái nhìn từ góc độ là người chủ nợ, chủ sở hữu hay các nhà quản trịcủa doanh nghiệp mà mục đích phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệpkhác nhau.

Trang 7

Nhưng dù phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp ở phương diện nào đichăng nữa thì chúng ta cũng cần phải so sánh các tỷ số tài chính của doanh nghiệpvới tỷ số của ngành và với các tỷ số quá khứ của doanh nghiệp hay so sánh với đốithủ cạnh tranh để có một cái nhìn toàn diện hơn.

3 Mục đích của việc phân tích tài chính doanh nghiệp.

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là một bước cực kì quan trọng, tạotiền đề cho chúng ta ra quyết định Còn quyết định đó có đúng đắn hay không còntùy thuộc vào rất nhiều yếu tố trong quá trình phân tích, yếu tố đó có thể là sự tácđộng của môi trường vĩ mô, vi mô đến doanh nghiệp trong hiện tại cũng như trongtương lai.

Có thể nói, mục đích phân tích tình hình tài chính được thế hiện như sau:+ Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ những thông tin hữu íchcho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác để họ có thể ra cácquyết định về đầu tư, tín dụng và các quyết định tương tự Thông tin phải dễ hiểuđối với những người có một trình độ tương đối về kinh doanh và về các hoạt độngkinh tế mà muốn nghiên cứu các thông tin này.

+ Phân tích tình hình tài chính cũng nhằm cung cấp thông tin quan trọng nhấtcho chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khácđánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của những khoản thu bằng tiền từ cổ tứchoặc tiền lãi Vì các dòng tiền của các nhà đầu tư liên quan với các dòng tiền củadoanh nghiệp nên quá trình phân tích phải cung cấp thông tin để giúp họ đánh giásố lượng, thời gian và rủi ro của các dòng tiền thu thuần dự kiến của doanh nghiệp.+ Phân tích tình hình tài chính cũng phải cung cấp thông tin về các nguồn lựckinh tế, vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của các quá trình, các tình huốnglàm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp Đồng thời qua đócho biết thêm nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các nguồn lực này và các tác

Trang 8

động của những nghiệp vụ kinh tế, giúp cho chủ doanh nghiệp dự đoán chính xácquá trình phát triển doanh nghiệp trong tương lai.

4 Các tỷ số tài chính doanh nghiệp

Phân tích tình hình tài chính dựa trên việc tính toán các tỷ số tài chính bằngcách lấy các số liệu từ các báo cáo tài chính Ta so sánh kết quả tính toán này quacác thời kì của doanh nghiệp hoặc với các đối thủ cạnh tranh hay trung bìnhngành Từ đó đưa ra những nhận xét toàn diện cho bộ mặt tài chính của một doanhnghiệp.

Các tỷ số tài chính doanh nghiệp bao gồm: Các tỷ số thanh toán (tỷ số lưu động) Các tỷ số hoạt động kinh doanh Các tỷ số đòn cân nợ (tỷ số đòn bẩy) Các tỷ số lợi nhuận

 Các tỷ số giá trị doanh nghiệp

II) PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1 Khả năng thanh toán ngắn hạn.

Khả năng thanh toán ngắn hạn là năng lực đáp ứng các nghĩa vụ thanh toántrong thời gian ngắn của doanh nghiệp Các chỉ số thanh toán ngắn hạn xác địnhnăng lực đáp ứng các nghĩa vụ tài chính đến hạn của doanh nghiệp Với dòng tiềnđủ lớn, doanh nghiệp có thể trang trải cho các nghĩa vụ tài chính, nhờ đó màkhông lâm vào tình cảnh vỡ nợ hay kiệt quệ tài chính Công việc kế toán thanhkhoản đo lường khả năng thanh toán ngắn hạn và thường gắn bó chặt chẽ với vốnlưu động ròng, là phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn Nợ ngắnhạn là các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong thời hạn dưới mộtnăm kể từ ngày ghi nhận gần nhất trên Bảng cân đối kế toán Nguồn cơ bản đểthanh toán các khoản nợ này là tài sản ngắn hạn.

Chỉ số đo lường khả năng thanh toán phổ biến nhất là: thanh toán ngắn hạn vàthanh toán nhanh.

Trang 9

1.1. Tỷ số thanh toán hiện thời

 Nếu Tỷ số thanh toán hiện thời >= 1=> Khả năng thanh toán của công ty là tốt. Nếu Tỷ số thanh toán hiện thời< 1 => Khả năng thanh toán của công ty là thấp. Tỷ số này thường được chấp nhận ở mức: 1<tỷ số thanh toán hiện thời<4.Thông thường tỷ số này là 2 thì tốt nhất Đứng ở góc độ ngân hàng: tỷ số nàycao thì tốt vì càng cao thì càng giảm được mức độ rủi ro không trả được nợ chongân hàng Đứng ở góc độ doanh nghiệp: tỷ số này cao chưa hẳn đã tốt Tỷ sốthanh toán hiện thời cao tương đương với việc doanh nghiệp đã đầu tư quánhiều vào tài sản lưu động hay việc quản trị tài sản lưu động của doanh nghiệpkhông hiệu quả, vì có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay có quá nhiều nợ phảiđòi.

 Chúng ta cần so sánh tỷ số thanh toán hiện thời của công ty với tỷ số thanhtoán hiện thời bình quân của ngành để đưa ra đánh giá chính xác hơn Nhưngviệc tìm tỷ số thanh toán hiện thời bình quân của ngành rất khó khăn và tốnnhiều chi phí, ta có thể thay thế bằng tỷ số thanh toán hiện thời bình quân củanhóm ngành mà đã niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc của công ty đối thủ.

Trang 10

 Tỷ số thanh toán hiện hành >1 tức là tài sản lưu động > nợ ngắn hạn, lúc nàycác tài sản ngắn hạn sẵn có lớn hơn những nhu cầu ngắn hạn, vì thế tình hìnhtài chính của công ty là lành mạnh ít nhất trong thời gian ngắn Thêm nữa, dotài sản lưu động > nợ ngắn hạn nên tài sản cố định < nợ dài hạn + vốn chủ sởhữu, và như vậy các nguồn vốn dài hạn của công ty không những đủ tài trợ chotài sản cố định mà còn dư để tài trợ cho tài sản lưu động.

 Trường hợp tỷ số thanh toán hiện hành < 1 tức tài sản lưu động < nợ ngắn hạn,lúc này các tài sản ngắn hạn sẵn có < nhu cầu ngắn hạn, vì thế công ty có khảnăng không trả hết các khoản nợ ngắn hạn đúng hạn Thêm nữa, do tài sản lưuđộng < nợ ngắn hạn nên tài sản cố định > nợ dài hạn + vốn chủ sở hữu, và nhưvậy công ty đang phải dùng các nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ tài sản dài hạn,đang bị mất cân đối tài chính.

Nhược điểm: Khi xác định tỷ số này, chúng ta đã tính cả hàng tồn kho tronggiá trị tài sản lưu động và đầu tư Tuy nhiên, trên thực tế hàng tồn kho kém thanhkhoản vì phải mất thời gian và chi phí tiêu thụ mới có thể chuyển thành tiền Dođó, trong nhiều trường hợp nó không phản ánh chính xác khả năng thanh toán củacông ty.

1.2. Tỷ số thanh toán nhanh

Trang 11

 Tỷ số thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn về khả năng thanhtoán thực sự của doanh nghiệp do nó không tính hàng tồn kho vào và điều nàyđã khắc phục được nhược điểm của tỷ số thanh toán hiện thời.

 Tài sản tanh toán nhanh là những tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanhchóng và dễ dàng thành tiền mặt Hàng tồn kho là tài khoản có khả năngchuyển đổi sang tiền mặt thấp nhất Đa số người phân tích tài chính coi trọngkhả năng thanh toán của doanh nghiệp với các khoản nợ ngắn hạn dựa trêntổng tài sản nhanh.

2 Chỉ số về hoạt động kinh doanh (tỷ số phản ánh hiệu quả vốnlưu động).

Các chỉ tiêu tài chính với hoạt động kinh doanh được xây dựng để đo lườnghiệu quả quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp Mức độ đầu tư vào tài sảncủa doanh nghiệp phụ thuộc nhiều yếu tố Điểm hợp lý để bắt đầu tìm lời giải đáplà so sánh giá trị tài sản với doanh số thu về trong cùng thời gian đầu tư và sửdụng tài sản Mục tiêu của việc này là xác định hiệu quả sử dụng tài sản để tạo radoanh thu.

Trang 12

Công thức tính:

Tỷ số v ò ng quay h à ng tồn kho=Gi á vốn h à ng b á nH à ng tồnkho b ình qu â n

Do đó, khi tính toán tỷ số này phải sử dụng mức tồn kho trung bình trong năm,dựa trên kết quả trung bình cộng mức tồn kho hàng tháng Do đó ta có thể tính nhưsau:

H à ng tồnkho trungb ì nh=H à ng tồnkho trong b á o c á o n ă mtr ư ớc+h à ng tồn kho n ă mnay

 Cần lưu ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nênkhông phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu.

Trang 13

 Nếu tỷ số này thấp: các loại hàng hóa tồn kho quá cao so với doanh số bán vàsố ngày hàng nằm trong kho càng cao, tức là hiệu quả quản trị vốn lưu độngcủa doanh nghiệp càng thấp vì vốn lưu động bị tồn đọng trong hàng hóa quálâu.

 Các chỉ số hàng tồn kho đo lường thời gian hàng hóa được sản xuất và bán đi.Các chỉ số này chịu tác động rõ rệt của công nghệ sản xuất Các chỉ số này cònchịu ảnh hưởng từ thời gian sử dụng của chính sản phẩm.

2.2. Tỷ số hoạt động khoản phải thu

Công thức tính:

Vòng quay khoản phải thu=Doanhthu bán chịuròng hàng nămBình quân giá trị khoản phảithuKỳ thu tiềnb ì nh qu â n=C á c khoản phảithu

Doanhthu bì nh qu â n ng à y=

C á c khoản phảithu∗360 ng à yTổng doanh thu =

Số ngày trong nămSố vòng quay khoản phảithu

Trong đó:

Các khoản phải thu là những hóa đơn bán hàng chưa thu tiền, có thể là hàngthanh toán, các khoản trả trước cho người bán,

Tiêu chuẩn đánh giá:

 Tỷ số này có thể chấp nhận được thường ở mức: 30 ngày< Kỳ thu tiền bìnhquân < 60 ngày.

Trang 14

 Trong nhiều trường hợp, do công ty muốn chiếm lĩnh thị phần thông qua bánhàng trả chậm hay tài trợ cho các chi nhánh, đại lý nên dẫn đến có số ngày thutiền bình quân cao.

 Ngoài ra: Thời gian thu hồi công nợ ngắn có thể cung cấp những thông tin sau: Chính sách tín dụng bán trả chậm cho khách hàng của doanh nghiệp quá

khắt khe: Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đặcbiệt khi mà doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp lớn, hoạt động lâudài, có thị phần lớn.

 Việc thu hồi công nợ của doanh nghiệp rất hiệu quả, tìm hiểu thêm về cáchthức thu hồi công nợ của công ty.

 Khả năng sinh lời và điều kiện tài chính của khách hàng tốt: Liên hệ với tỷsuất sinh lời, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận để kết luận Doanhnghiệp chỉ hoặc thường bán hàng trả ngay bằng tiền mặt, xem xét loại hìnhkinh doanh và phương thức bán hàng, mạng lưới phân phối của công ty. Thời gian thu hồi công nợ dài có thể cung cấp những thông tin sau:

 Chính sách bán hàng trả chậm của doanh nghiệp là dễ dàng: Xem xét cụ thểthị trường của hàng hóa doanh nghiệp đang kinh doanh, nếu doanh nghiệpmới gia nhập thị trường thì chính sách bán hàng linh hoạt là hợp lý Tuynhiên, nếu doanh nghiệp đang có thị phần vững chắc, khi thay đổi về chínhsách bán hàng phải xem xét cụ thể khả năng cạnh tranh của khách hàng, cácbiến động về giá cả, chất lượng của hàng hóa khách hàng đang kinh doanh,tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, khả năng bán hàng, tình hình tàichính và định hướng kinh doanh của doanh nghiệp cũng như xem xét tìnhhình tài chính của bạn hàng, các phát sinh phải thu chi tiết, tuổi nợ cáckhoản phải thu để xác định lý do thực chất của việc thay đổi chính sách bánhàng.

 Việc thu hồi công nợ của doanh nghiệp không hiệu quả: tìm hiểu về cáchthu hồi công nợ của công ty để có hướng tư vấn kịp thời.

Lưu ý:

Trang 15

Khi phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp theo tiêu thức này cũng cầnquan tâm đến tính mùa vụ của loại sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp kinhdoanh Do đó, cần so sánh tỷ số này với các tỷ số của các doanh nghiệp cùngngành.

 Chỉ tiêu doanh số phải thu và thời gian thu tiền bán hàng bình quân cung cấpthông tin về thành công của doanh nghiệp trong quản lý các tài khoản phải thu.Giá trị thực tế của các chỉ số này phản ánh chính sách tín dụng của doanhnghiệp Nếu doanh nghiệp có chính sách tín dụng tự do, khối lượng các khoảnphải thu sẽ lớn hơn các trường hợp khác Một nguyên tắc thường được nhữngngười phân tích tài chính áp dụng là thời gian thu tiền bán hàng bình quânkhông nên nhiều hơn thời gian trả chậm theo các điều khoản tín dụng trên 10ngày.

2.3. Tỷ số hoạt động khoản phải trả

Công thức tính:

Vòng quay khoản phải trả=Doanh thumua chịuròng hàng nămBình quân giá trị khoản phải trảKỳ trả tiền bìnhquân=Số ngày trong năm

Số vòng quay khoản phải trả

Trang 16

Ý nghĩa:

 Các tỷ số này đo lường uy tín công ty trong việc trả nợ đúng hạn.

 Kỳ trả tiền bình quân cho ta biết số ngày mà công ty phải thanh toán mộtkhoản phải trả.

 Vòng quay khoản phải trả và số ngày phải hoàn trả nợ là chỉ tiêu vừa phảnánh uy tín của doanh nghiệp đối với bạn hàng vừa phản ánh khả năng trả nợcủa doanh nghiệp

 Đối lập với vòng quay khoản phải thu và hàng tồn kho có xu hướng càngtăng càng tốt thì đối với các doanh nghiệp càng được chậm trả nợ càng tốtnên họ rất muốn kéo dài thời gian hoàn trả nợ dẫn đến vòng quay khoảnphải trả thấp Vòng quay khoản phải trả thấp, số ngày hoàn trả nợ kéo dàicó thể là dấu hiệu cho thấy công ty rất có uy tín và là khách hàng tốt củanhà cung cấp nên được cho chậm trả, nhưng cũng có thể là dấu hiệu chothấy khách hàng đang khó trả các khoản nợ đến hạn Để khẳng định đượckhả năng thanh toán nợ của khách hàng cần phân tích chi tiết các khoảnphải trả, các khách hàng cho nợ, doanh số phát sinh nợ có và tuổi nợ cáckhoản phải trả, đối chiếu với hợp đồng mua hàng, xem xét tốc độ tăngtrưởng doanh thu, lợi nhuận, khả năng thu hồi công nợ … để có kết luận vềviệc vòng quay khoản phải trả thấp là do khách hàng được cho chậm trảhay do khách hàng kinh doanh yếu kém mất khả năng thanh toán các khoảnnợ.

2.4. Tỷ số hoạt động tổng tài sản

Công thức tính :

Vòng quay tổng tài sản=Doanh thuròngBình quân giátrị tổng tài sản

Trang 17

Ý nghĩa:

Tỷ số này sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của tổng tài sản của công ty,nó cho biết bình quân mỗi đồng giá trị tài sản của công ty tạo ra được bao nhiêuđồng doanh thu.

2.5. Tỷ số hoạt động của vốn lưu động

 Vòng quay vốn lưu động khác nhau đối với các doanh nghiệp kinh doanhtrong các lĩnh vực khác nhau, ví dụ vòng quay vốn lưu động của các doanhnghiệp kinh doanh thương mại bao giờ cũng phải cao hơn vòng quay vốnlưu động của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, xâydựng cơ bản.

 Khi xem xét vòng quay vốn lưu động của 1 doanh nghiệp, cần so sánh vớimức bình quân chung của ngành cũng như các chính sách bán hàng, tiêuthụ hàng của doanh nghiệp để kết luận chu kỳ kinh doanh của doanhnghiệp là ở mức bình thường, tốt hay không tốt.

 Đặc biệt, đối với mặt hàng kinh doanh có tính thời điểm, mùa vụ cao thìviệc xác định vòng quay vốn lưu động thực chất khi tính toán hạn mức tíndụng cho khách hàng còn cần phải dựa vào các hợp đồng mua bán hànghoá, thời gian tồn kho thực tế của khách hàng.

Trang 18

3 Các tỷ số đòn bẩy tài chính (tỷ số đòn cân nợ).

Song hành cùng rủi ro trong kinh doanh là rủi ro về tài chính, mức độ rủi rotrong tài chính được xem xét dựa trên các tỷ số đòn bẩy tài chính, trong đó có cáctỷ số đòn cân nợ.

Tỷ số đòn cân nợ bao gồm: hệ số nợ, tỷ số nợ/vốn cổ phần, tỷ số khả năngthanh toán lãi vay.

3.1. Tỷ số nợ so với tổng tài sản

Công thức tính:

Tỷ số nợ=Tổng giá trị nợTổng gi á trị t à i sản

Trong đó:

 Tổng giá trị nợ gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Tổng tài sản gồm tài sản lưu động và tài sản cố định.

Tiêu chuẩn đánh giá:

 Tỷ số này càng cao thì độ rủi ro phá sản của doanh nghiệp càng cao.

 Phương diện người cho vay: tỷ số này của doanh nghiệp đi vay càng cao thìmức độ rủi ro không thu hồi được nợ càng cao.

 Đối với cơ quan quản lý nhà nước thì tỷ số này càng cao càng tiềm ẩn nguy cơxấu về kinh tế xã hội.

 Tuy nhiên, khi tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp trên lãi vay càng lớn thì nósẽ tạo nên tác dụng đòn bẩy của nợ vay và ngược lại.

Trang 19

4 Tỷ số về khả năng sinh lợi.

Các tỷ số lợi nhuận được dùng để đánh giá khả năng quản lí và khả năng sinhlợi của doanh nghiệp Các chỉ số này không chỉ được nội bộ doanh nghiệp quantâm mà còn được các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng quan tâm để cho ra quyết địnhđầu tư hoặc cho vay

Các tỷ số lợi nhuận đo lường quan hệ của lợi nhuận ròng đối với doanh thuthuần, tổng tài sản, vốn cổ phần và vốn đầu tư.

Các tỷ số lợi nhuận bao gồm: Thu nhập trên mỗi cổ phần, tỷ số lợi nhuậnthuần/doanh thu, tỷ số lợi nhuận thuần/tổng tài sản, tỷ số lợi nhuận/vốn cổ phầnthường.

4.1. Thu nhập trên mỗi cổ phần

EPS là thu nhập nhận được trên mỗi cổ phiếu của cổ đông thường.Công thức tính:

EPS=Thu nhập thườngSố lượng cổ phầnthường

Ý nghĩa:

Trang 20

Chỉ số này càng cao thì sẽ càng được đánh giá tốt vì khi đó khoản thu nhập trênmỗi cổ phiếu sẽ cao.

4.2. Tỷ số khả năng sinh lợi so với doanh thu

Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi so với doanh thu: một đồng doanh thuthu được thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

4.3. Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản

Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản đo lường hiệu suất hoạt động của công ty đótrong việc tạo ra lợi nhuận từ tài sản: mỗi đồng giá trị tài sản của công ty tạo rabao nhiêu đồng lợi nhuận, chưa tính đến ảnh hưởng của hoạt động tài trợ.

Trang 21

ROA=EBITTổng t à i sản

 Tùy theo góc độ đánh giá tỷ số mà người ta sử dụng lợi nhuận trước thuế haylợi nhuận sau thuế để tính toán ROA, đứng trên góc độ ngân hàng chúng tathường quan tâm đến tỷ số lợi nhuận trước thuế vì phần trả nợ gốc và lãi làphần chi trả trước khi nộp thuế, hay trong trường hợp những thương vụ mua lạimà bên mua và bên bán áp dụng hai mức thuế suất khác nhau, khi đó sử dụngtỷ số lợi nhuận trước thuế sẽ chính xác hơn.

ROA=Thu nhập thuần+Chi phí lã i vay∗(1−Thuế suất)Tổng t à i sản

Trong công thức tính này tác động tài chính được tách riêng ra khỏi tác độnghoạt động, ROA sẽ đo lường tỷ suất lợi nhuận thực sự trên tài sản chính xác hơn.

Ngoài ra ROA còn được phân tích theo công thức:

Tỷ suất sinh lợi tr ê n doanh thu=Thu nhập r ò ngDoanhthuHiệu suất sử dụng t à i sản=Doanhthu

T à i sản

Có hai yếu tố tác động đến ROA là tỷ suất sinh lợi trên doanh thu và hiệu suấtsử dụng tài sản Vì vậy có 2 cách tạo ra lợi nhuận hiệu quả (ROA cao) là làm cholợi nhuận biên tế cao và xoay vòng tài sản nhanh chóng, trong đó cách bền vữnghơn là cách thứ 2 làm cho hiệu suất sử dụng tài sản cao.

Tỷ số ROA thường có sự khác biệt rất lớn giữa các ngành.

 Doanh nghiệp có thể tăng ROA khi tăng biên lợi nhuận hoặc doanh thu tài sản.Tất nhiên, cạnh tranh hạn chế khả năng thực hiện đồng thời cả hai hướng trên.Do vậy, doanh nghiệp có xu hướng đối diện với việc đánh đổi doanh thu vàbiên lợi nhuận Ví dụ, ngành thương mại bán lẻ, bán hàng qua thư đặt hàng, có

Trang 22

biên lợi nhuận thấp và doanh thu cao Ngược lại, các cửa hàng trang sức caocấp có biên lợi nhuận cao và doanh thu thấp.

4.4. Khả năng sinh lợi so với vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ số khả năng sinh lợi so với VCSH đánh giá khả năng sinh lợi dựa trên quanđiểm của nhà đầu tư vốn cổ phần, tức mối quan hệ giữa lợi nhuận và giá trị sổ sáchcủa khoản đầu tư vốn cổ phần Doanh nghiệp thường chỉ quan tâm đến phần lợinhuận sau cùng mà họ có được, nên chỉ tiêu lợi nhuận ròng sau thuế được sử dụngtrong việc tính toán.

 Tuy nhiên tỷ số đòn bẩy cũng cần phải được xem xét tùy vào ngành của côngty đang xem xét Vì có thể tỷ lệ cao là không tốt đối với ngành này nhưng lại làbình thường đối với ngành khác.

 Tỷ số này rất có ý nghĩa đối với chủ doanh nghiệp hiện tại và tiềm tàng vì nócho biết khả năng thu nhập có thể nhận được nếu họ quyết định đầu tư vốn vàocông ty.

Ý nghĩa:

Thẩm định viên sử dụng tỷ số này để so sánh với tỷ lệ sinh lời cần thiết trên thịtrường (k).

Trang 23

 ROE>k: doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cao.

 ROE=k doanh nghiệp đạt mức hiệu quả có thể chấp nhận được. ROE<k: doanh nghiệp đạt mức hiệu quả thấp.

5 Tỷ số phản ánh hiệu quả tài sản cố định.

Hiệu quả tài sản cố định được đánh giá qua 2 chỉ tiêu sau:Công thức tính:

Sức sản xuất TSCĐ=DoanhthuGiá trị TSCĐSức sinh lợiTSCĐ=Lợi nhuận sau thuế

Giá trị TSCĐ

Ý nghĩa:

 Về nguyên tắc, các tỷ số càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng càng tốt Tuynhiên việc phân tích các tỷ số hiệu quả tài sản cố định không chỉ dừng lại ở 2kết quả trên mà vấn đề là phải xác định được cấu trúc của các tỷ số đó.

 Đối với doanh nghiệp vừa kinh doanh thương mại vừa sản xuất công nghiệp,hoạt động thương mại sẽ cho kết quả cao hơn, trong khi đó hoạt động sản xuấtsẽ thấp hơn Việc lấy số liệu từ bảng cân đối sẽ tổng hợp cả 2 lĩnh vực trên vàđưa ra kết quả không phản ánh chính xác thực tế kinh doanh của Công ty Vìvậy đối với những trường hợp này nếu có thể được sẽ tách 2 mảng kinh doanhđể phân tích riêng rẽ.

 Các kết quả từ tỷ số trên cũng có thể không chính xác trong các trường hợpnhư: TSCĐ mới được đưa vào sản xuất, công suất huy động còn thấp hoặc tàisản đã được sử dụng lâu năm, sắp thanh lý không còn sử dụng.

6 Tỷ số giá trị doanh nghiệp

6.1. Hệ số giá / Thu nhập

Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập trên mỗi cổphiếu.

Công thức tính :

Trang 24

Giá thị trườngThu nhập trên mỗi cổ phiếu

Ý nghĩa:

 Là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoáncủa nhà đầu tư Thu nhập từ cổ phiếu có ảnh hưởng quyết định đến giá thịtrường của cổ phiếu đó.

 P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêulần, hay nhà đầu tư phải trả bao nhiêu đồng cho một đồng thu nhập.Rất hữu íchtrong công tác định giá.

6.2. Tỷ số giá thị trường/giá trị kế toán ( giá trị số sách) P/B

Công thức tính :

Giá bán cổ phiếu trênthị trườngGiá trị sổ sách

Ý nghĩa:Giá trị kế toán(mệnh giá) của cổ phiếuGiá bán cổ phiếutrên thị trường

Giá trị của tỷ số này càng cao càng thể hiện uy tín và thương hiệu của công tytrên thị trường, cụ thể:

 P/B > 2: Doanh nghiệp có uy tín tốt, thương hiệu đã được khẳng định; nhà đầutư sẽ sẵn sàng mua cổ phiếu của doanh nghiệp cao hơn nhiều so với mệnh giá. P/B > 1: Uy tín của doanh nghiệp ở mức bình thường, chấp nhận được; nhà

đầu tư sẽ sẵn sàng mua cổ phiếu của doanh nghiệp cao hơn mệnh giá chút ít. P/B < 1: Thị trường đánh giá thấp uy tín của doanh nghiệp và nhà đầu tư chỉ

sẵn sàng mua cổ phiếu của doanh nghiệp với giá thấp hơn mệnh giá

III) CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biệnpháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bêntrong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tàichính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.

Trang 25

Về mặt lý thuyết có rất nhiều phương pháp phân tích tình hình tài chính củadoanh nghiệp, nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi chọn một số phươngpháp cơ bản sau: phương pháp so sánh, phương pháp tỷ số, phương pháp phân tíchtài chính DUPONT.

1 Phương pháp so sánh.

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tíchhoạt động kinh doanh Để áp dụng được phương pháp so sánh thì phải đảm bảođiều kiện là các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất Trong thực tế thường điềukiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế cần được quan tâm cả về khônggian và thời gian Về thời gian, các chỉ tiêu được tính toán trong cùng một khoảngthời gian hoạch toán phải thống nhất trên cả ba mặt sau:

 Phải cùng phản ánh một nội dung kinh tế phản ánh chỉ tiêu. Phải cùng một phương pháp tính toán chỉ tiêu.

Trang 26

Về nguyên tắc, với phương pháp tỷ số, cần xác định được các ngưỡng, các tỷsố tham chiếu Để đánh giá tình trạng tài chính của một doanh nghiệp cần so sánhcác tỷ số của doanh nghiệp với các tỷ số tham chiếu.

3 Phương pháp phân tích Dupont.

Phân tích DUPONT là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA và ROEthành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phậnlên kết quả cuối cùng Kỹ thuật này thường được sử dụng bởi các nhà quản lí trongnội bộ công ty để có cái nhìn cụ thể và ra quyết định xem nên cải thiện tình hìnhtài chính của công ty bằng cách nào Kỹ thuật phân tích DUPONT dựa vào haiphương trình căn bản dưới đây, gọi chung là phương trình DUPONT.

Sơ đồ phân tích Dupont

Tỷ suất sinh lợi tr ê n doanh thu=Thu nhập r ò ngDoanhthuHiệu suất sử dụng t à i sản=Doanhthu

Tỷ suất sinh lợi/Doanh thu

Lợi nhuận ròng

Lợi nhuận ròng

Doanh thu

Vòng quay tổng tài sản

Vòng quay tổng tài sản

Doanh thuTổng tài sảnTài sản/Vốn

cổ phần

Tài sản/Vốn cổ phần

Trang 27

cho lợi nhuận biên tế cao và xoay vòng tài sản nhanh chóng, trong đó cách bềnvững hơn là cách thứ 2 làm cho hiệu suất sử dụng tài sản cao.

Sự phân tích này cho phép xác định chính xác nguồn gốc làm giảm lợi nhuậncủa doanh nghiệp, hoặc do doanh thu bán hàng không đủ lớn để tạo ra lợi nhuận(Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp không cao), hoặc do lợi nhuận thuầntrên mỗi đồng doanh thu quá thấp Trên cơ sở đó nhà quản trị phải có biện phápđiều chỉnh phù hợp: hoặc đẩy mạnh tiêu thụ để tăng hiệu suất sử dụng tổng tài sảnhoặc tiết kiệm chi phí để tăng doanh thu hoặc cả hai.

Trong đó:

Tỷ suất sinh lợi tr ê n doanh thu=Thu nhập r ò ngDoanhthuHiệu suất sử dụng t à i sản=Doanhthu

T à i sảnT ài sản tr ê n vốn cổ phần=T à i sản

Vốncổ phần

 Nhận thấy, Tài sản = Vốn cổ phần + Nợ Phải Trả:

T ài sản tr ê n vốn cổ phần=1+Nợ phải trảVốncổ phần

Từ cách phân tích trên, ta nhận thấy nếu các yếu tố khác không đổi, khi công tyvay nợ nhiều hơn sẽ làm tăng ROE Đây là kết quả của việc sử dụng đòn cân nợ(đòn bẩy tài chính) ROE của doanh nghiệp có thể phát triển lên bằng cách: sửdụng hiệu quả tài sản hiện có (gia tăng vòng quay tài sản), tăng tỷ suất lợi nhuậntrên doanh thu, gia tăng đòn cân nợ.

IV) ÁP DỤNG VÀO PHÂN TÍCH CÔNG TY VINAMILK

Trong bài viết này nhóm chúng tôi sẽ sử dụng 2 phương pháp chính để tiến hànhphân tích tài chính công ty Vinamilk đó là phương pháp phân tích tỷ số tài chínhvà phương pháp phân tích Dupont.

Trang 28

1 Tổng quan về Vinamilk.

1.1. Giới thiệu chung về công ty

Tên công ty: Công ty cổ phần sữa Việt Nam (viết tắt là: Vinamilk)Tên giao dịch quốc tế: Vietnam dairy Products Joint – Stock Company.Trụ sở chính: số 10 Tân Trào, Phường Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh.Mã giao dịch chứng khoán: VNM.

1.2. Quá trình hình thành và phát triển:

Năm 1976: tiền thân là công ty sữa, café miền Nam, trực thuộc tổng cục côngnghiệp thực phẩm, với 2 đơn vị trực thuộc là: nhà máy sữa Thống Nhất, nhà máysữa Trường Thọ.

Năm 1978: công ty có thêm nhà máy bột Bích Chi, nhà máy bánh Lubico vànhà máy café Biên Hòa Công ty được chuyển cho bộ công nghiệp thực phẩmquản lý và công ty được đổi tên thành xí nghiệp liên hợp sữa café và bánh kẹo I.

Năm 1989: nhà máy sữa bột Dielac đi vào hoạt động và sản phẩm sữa bột vàbột dinh dưỡng trẻ em lần đầu tiên ra mắt tại Việt Nam.

Năm 1991: Cuộc “cách mạng trắng” khởi đầu hình thành chương trình xâydựng vùng nguyên liệu sữa tươi Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa UHT và sữachua tại thị trường Việt Nam.

Năm 1992: Xí nghiệp liên hợp sữa café và bánh kẹo I được chính thức đổi tênthành công ty sữa Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của bộ công nghiệp nhẹ.

Năm 1996: Liên doanh với công ty cổ phần đông lạnh Quy Nhơn để thành lậpxí nghiệp liên doanh sữa Bình Định Đồng thời đưa nhà máy sữa Hà Nội đi vàohoạt động.

Năm 1998: Để mở rộng và phát triển việc kinh doanh các sản phẩm Vinamilktại thị trường các tỉnh miền Tây Nam Bộ, công ty thành lập chi nhánh bán hàngCần Thơ.

Trang 29

Năm 2001: Khánh thành và đưa nhà máy sữa Cần Thơ tại miền Tây đi vào hoạtđộng.

Năm 2003: Chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần vào tháng 11 năm2003 và đổi tên thành công ty cổ phần sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thứchoạt động của công ty.

Năm 2004: mua thâu tóm công ty cổ phần sữa Sài Gòn, tăng vốn điều lệ củacông ty lên 1590 tỷ đồng.

Năm 2005: mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong công ty liêndoanh sữa Bình Định (sau đó được gọi là nhà máy sữa Bình Định) và khánh thànhnhà máy sữa Nghệ An vào ngày 30/6/2005, có địa chỉ đặt tại khu công nghiệp CửaLò, tỉnh Nghệ An.

Năm 2006: Vinamilk chính thức giao dịch trên thị trường chứng khoán TP.HồChí Minh vào ngày 19/1/2006.

Năm 2007: Mua cổ phần chi phối 55% của công ty sữa Lam Sơn vào tháng9/2007, có trụ sở tại khu công nghiệp Lễ Môn, tỉnh Thanh Hóa và đổi tên thànhcông ty sữa Lam Sơn Đến tháng 4/2010, mua lại toàn bộ cổ phần của công ty nàyđể trở thành công ty THHH một thành viên sữa Lam Sơn.

Năm 2008: khánh thành và đưa nhà máy sữa Tiên Sơn tại Hà Nội đi vào hoạtđộng.

Năm 2009: Tháng 9, khánh thành trang trại bò sữa Nghệ An Đây là trang trạibò sữa hiện đại nhất Việt Nam với qui mô trang trại là 3.000 con bò sữa.

Năm 2010: Công ty thực hiện chiến lược đầu tư ra nước ngoài bằng việc liêndoanh xây dựng một nhà máy chế biến sữa tại New Zealead với vốn góp 8475triệu USD, bằng 19.3% vốn điều lệ

 Nhận chuyển nhượng 100% vốn từ công ty THHH F&N Việt Nam và đổitên thành Nhà máy sữa bột Việt Nam Đây là dự án xây mới 100% nhà máysữa bột thứ hai của công ty.

Ngày đăng: 08/05/2024, 16:28

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan