phát triển năng lực tự học cho sv trong dạy học theo học chế tín chỉ ở trường đại học

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
phát triển năng lực tự học cho sv trong dạy học theo học chế tín chỉ ở trường đại học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tổng quan nghiên cứu về phát triển năng lực tự học cho sinh viên trong dạy học theo học chế tín chỉ .... Các nghiên cứu về phát triển năng lực tự học trong dạy học theo học chế tín chỉ .

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM -

NGUYỄN THÚY VÂN

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM -

NGUYỄN THÚY VÂN

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS Phan Văn Nhân, TS Lương Việt Thái, hai người Thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án

Tôi xin trân trọng cảm ơn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và các nhà khoa học giáo dục đã quan tâm, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ, giảng viên và sinh viên các Trường Đại học Thành Đô, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh đã tham gia và giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra và thực nghiệm luận án

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn những người thân trong gia đình đã quan tâm, ủng hộ và làm chỗ dựa vững chắc để tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của nhiều nhà khoa học giáo dục Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Các thông tin trích dẫn trong luận án được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận án

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 4

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4

4 Giả thuyết khoa học 4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Phạm vi giới hạn của đề tài 5

7 Phương pháp nghiên cứu 5

8 Những đóng góp mới của luận án 8

9 Những luận điểm cần bảo vệ 9

10 Cấu trúc của luận án 10

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊNTRONG DẠY HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ 11

1.1 Tổng quan nghiên cứu về phát triển năng lực tự học cho sinh viên trong dạy học theo học chế tín chỉ 11

1.1.1 Nghiên cứu về tự học và năng lực tự học 11

1.1.2 Nghiên cứu về phát triển năng lực tự học 19

1.1.3 Các nghiên cứu về phát triển năng lực tự học trong dạy học theo học chế tín chỉ 26

1.3 Đào tạo theo học chế tín chỉ 38

1.3.1 Đặc điểm của đào tạo theo học chế tín chỉ 38

1.3.2 Các yêu cầu của đào tạo theo học chế tín chỉ đối với hoạt động tự học của sinh viên 39

1.3.3 So sánh đặc điểm hoạt động tự học của sinh viên theo niên chế và tín chỉ 411.4 Dạy học theo học chế tín chỉ 43

Trang 6

1.4.6 Kiểm tra, đánh giá 49

1.4.7 Đề cương chi tiết học phần 51

1.5 Phát triển năng lực tự học cho sinh viên trong dạy học theo học chế tín chỉ531.5.1 Cấu trúc của năng lực và năng lực tự học của sinh viên đại học 53

1.5.2 Tiêu chí đánh giá năng lực tự học 56

1.5.3 Công cụ đánh giá phát triển năng lực tự học 58

1.5.4 Các con đường phát triển năng lực tự học cho sinh viên trong dạy học theo học chế tín chỉ ở trường đại học 63

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực tự học cho sinh viên 73

1.6.1 Các yếu tố nội lực bên trong của người học 73

2.1.1 Mục đích, quy mô, địa bàn nghiên cứu 77

2.1.2 Nội dung nghiên cứu 79

2.1.3 Phương pháp và công cụ nghiên cứu 79

2.1.4 Kỹ thuật phân tích số liệu 80

2.1.5 Thời gian khảo sát và nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục 82

2.2 Kết quả khảo sát 82

2.2.1 Nhận thức về năng lực tự học và phát triển năng lực tự học cho sinh viên trong dạy học theo học chế tín chỉ 82

2.2.2 Thực trạng năng lực tự học của sinh viên 91

2.2.3 Thực trạng triển khai các biện pháp phát triển năng lực tự học cho sinh viên trong dạy học theo học chế tín chỉ 100

2.2.4 Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển năng lực tự học cho sinh viên trong dạy học theo học chế tín chỉ 101

Trang 7

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn 107

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo chuẩn đầu ra của quá trình dạy học 107

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học 109

3.2 Các biện pháp phát triển năng lực tự học cho sinh viên trong dạy học theo học chế tín chỉ 109

3.2.1 Bồi dưỡng kiến thức tự học cho sinh viên thông qua chuyên đề về phát triển năng lực tự học 109

3.2.2 Phát triển năng lực tự học cho sinh viên qua tương tác dạy học học phần122Kết luận chương 3 143

CHƯƠNG 4 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 145

4.1 Khái quát về thực nghiệm sư phạm 145

4.1.1.Mục đích và thời gian thực nghiệm 145

4.1.2 Giả thuyết thực nghiệm 145

4.1.3 Nội dung thực nghiệm 145

4.1.4 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 145

4.1.5 Tiêu chí và thang đo 146

4.1.6 Tiến trình thực nghiệm 152

4.2 Kết quả thực nghiệm 161

4.2.1 Kiểm tra đầu vào của SV lớp TNSP 161

4.2.2 Kết quả đo sau thực nghiệm 164

4.2.3 Phân tích kết quả thực nghiệm đợt 1 164

4.2.4 Phân tích kết quả thực nghiệm giai đoạn 2 169

Kết luận chương 4 173

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 174

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 177

TÀI LIỆU THAM KHẢO 178

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

Trang 9

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU TRONG LUẬN ÁN

Bảng 2.2 Mức độ cần thiết phát triển NLTH cho SV trong

Bảng 2.3 Các mức độ đánh giá của SV về các biện pháp

phát triển NLT cho SV trong dạy học theo HCTC 87 Bảng 2.4

Các mức độ đánh giá của GV về các biện pháp phát triển NLTH cho SV trong dạy học theo HCTC

89 Bảng 2.5 SV tự đánh giá NLTH trong dạy học theo HCTC 93

Bảng 2.7 Mục tiêu xếp loại điểm trung bình chung toàn

Bảng 2.8 Thực trạng triển khai các biện pháp phát triển

Bảng 2.9 Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến phát

triển NLTH cho SV trong dạy học theo HCTC 102 Bảng 3.1 Mẫu lập kế hoạch tự học học phần 116 Bảng 4.1 Phiếu đánh giá kiến thức cơ bản về tự học 147 Bảng 4.2 Phiếu đánh giá kỹ năng xác định nhiệm vụ tự học 147 Bảng 4.3 Phiếu đánh giá năng lực lập kế hoạch tự học 148 Bảng 4.4 Phiếu đánh giá thực hiện kế hoạch tự học 149 Bảng 4.5 Phiếu đánh giá năng lực tự kiểm tra, đánh giá kết

Bảng 4.7 Bảng quy đổi thang điểm phát triển năng lực tự

Bảng 4.8 Bảng mức độ năng lực tự học của SV lớp TN và 162

Trang 10

TÊN BẢNG SỐ LIỆU TRANG ĐC trước tác động thực nghiệm sư phạm

Bảng 4.9 Bảng mức độ năng lực tự học của SV lớp TN và

ĐC sau tác động thực nghiệm sư phạm 165

Bảng 4.12 Mức độ ảnh hưởng của tác động thực nghiệm 168 Bảng 4.13 Bảng kết quả học tập SV lớp TN và lớp ĐC sau

Trang 11

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN

Biểu đồ 2.1 Nhận thức của SV về vai trò của NLTH đối với kết

Biểu đồ 2.2 Nhận thức của GV về năng lực quyết định kết

Biểu đồ 2.3 Thời gian tự học cho học phần 30 tiết của SV 91 Biểu đồ 2.4 SV đánh giá tần suất tự học trong học tập 92

Sơ đồ 3.2 Quy trình tổ chức cho SV tự tìm kiếm học liệu, tài

Sơ đồ 3.3 Các bước đọc giáo trình, tài liệu 118 Sơ đồ 3.4 Các bước tổ chức phát triển NLTH cho SV thông

Biểu đồ 4.1 Biểu đồ biểu diễn tần xuất hội tụ của hai lớp thực

Biểu đồ 4.2

Biểu đồ biểu diễn biểu diễn tần xuất hội tụ của hai lớp thực nghiệm và đối chứng sau giảng dạy chuyên đề

167

Biểu đồ 4.3 Biểu đồ biểu diễn biểu diễn tần xuất hội tụ điểm

môn học của hai lớp thực nghiệm và đối chứng 171

Trang 12

1 MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

1.1 Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo nhân lực trình độ cao, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học và công nghệ, tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế; đồng thời “đào tạo người học phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ; có tri thức, kỹ năng, trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng nắm bắt tiến bộ khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo, khả năng tự học, sáng tạo, thích nghi với môi trường làm việc; có tinh thần lập nghiệp, có ý thức phục vụ nhân dân” Theo quy định của Luật giáo dục (Luật số 43/2019/QH14) để thực hiện mục tiêu giáo dục đại học thì “phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [35, tr 1]

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã khẳng định "Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất của người học” [12, tr 114] và "Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam" [37, tr 1] Để đạt được mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo thì giải pháp then chốt là “tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học” [37, tr 12]

1.2 Theo khoản 1 điều 8 Thông tư 08/2021/TT – BGDĐT ngày 18/3/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế đào tạo trình độ đại học, yêu cầu về tổ chức giảng dạy và học tập đại học phải ‘phát huy vai trò chủ động, đồng thời đề cao trách nhiệm của SV, tạo động lực để SV nỗ lực học tập;

Trang 13

2

6]; “phương pháp giảng dạy phải được thiết kế theo cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm và chủ thể của quá trình đào tạo, thúc đẩy người học phát huy chủ động và nỗ lực tham gia các hoạt động học tập”; “khối lượng học tập của mỗi học phần trong chương trình đào tạo được xác định bằng số tín chỉ, mỗi tín chỉ được tính tương đương 50 giờ định mức của người học bao gồm thời gian dự giờ giảng, giờ học có hướng dẫn, tự học, tự nghiên cứu” [4, tr1] Như vậy, trong hệ thống quy định về công tác đào tạo, giảng dạy trình độ đại học, Bộ GD&ĐT đã có quy định cụ thể, chi tiết đối với hoạt động giảng dạy đại học phải được thiết kế theo cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm và thúc đẩy người học phát huy tính tích cực, chủ động, nỗ lực tham gia hoạt động học tập

Tự học của SV không phải đến khi tổ chức dạy học theo HCTC mới được đặt ra Trong học chế niên chế, hoạt động tự học cũng được quy định trong văn bản của Bộ GD&ĐT, “đối với nhưng học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một đơn vị học trình, SV phải dành ít nhất 15 giờ chuẩn bị cá nhân” [3, tr2] Như vậy, quy định số giờ tự học, tự nghiên cứu của SV trong quy định đào tạo theo HCTC yêu cầu cao hơn, gấp đôi số giờ tự học theo niên chế Đồng thời, dạy học theo HCTC thì số giờ lên lớp của SV giảm đi, trong khi số giờ tự học, tự nghiên cứu của SV được Bộ GD&ĐT quy định gấp hai lần số giờ tự học của dạy học theo niên chế

1.3 Tự học giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nhận thức và khả năng lĩnh hội tri thức mới của SV Tự học với sự nỗ lực của người học và tư duy sáng tạo, tạo điều kiện cho người học tìm hiểu tri thức một cách sâu sắc, hiểu rõ bản chất của vấn đề Trong quá trình tự học, SV sẽ phải giải quyết các vấn đề mới và việc đi tìm giải đáp cho những vấn đề là cách tốt nhất để kích thích sự phát triển phẩm chất, năng lực và trí tuệ cho SV Nếu người học thiếu đi sự nỗ lực tự học của bản thân thì kết quả học tập không thể cao mặc dù có sự tác động tích cực của GV Tự học rèn luyện cho SV thói quen độc lập

Trang 14

Dạy học theo học chế tín chỉ ở trường đại học đánh giá kết quả của người học không chỉ dựa trên cơ sở kiến thức SV tích lũy của giờ học trên lớp mà còn đánh giá kiến thức của giờ tự học, tự nghiên cứu Vì vậy, hoạt động tự học của SV diễn ra liên tục trong phạm vi rộng ở nhiều học phần khác nhau của chương trình đào tạo Đặc trưng của dạy học theo học hế tín chỉ là số tiết giảng dạy trên lớp bằng một phần hai số giờ tự học của SV Giờ giảng dạy trên lớp, GV không chỉ tổ chức hướng dẫn cho SV lĩnh hội tri thức mới, mà còn hướng dẫn cho SV phương pháp tự học để mở rộng và củng cố kiến thức, nếu SV không tự học, tự nghiên cứu thì không lĩnh hội đầy đủ kiến thức của học phần

Thực trạng năng lực tự học của SV hiện nay còn nhiều hạn chế và chịu tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của dạy học theo học chế tín chỉ, cụ thể:

Thứ nhất, SV chưa nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của TH, đồng thời chưa tự giác, chủ động xác định nhiệm vụ hoặc mục tiêu, nội dung, phương pháp tự học để hoàn thành nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu do GV yêu cầu trong dạy học theo HCTC

Thứ hai, SV chưa xác định được nội dung tự học và có phương pháp TH phù hợp với đặc trưng của giờ học tín chỉ bao gồm giờ tín chỉ lý thuyết, thực hành hoặc thảo luận

Trang 15

4

Thứ ba, SV chưa khắc phục được khó khăn khi TH vì thế kết quả tự học chưa đáp ứng yêu cầu của dạy học theo HCTC và chuẩn đầu ra của học phần, ngành học

Xuất phát từ những lý do trên và trước thực trạng NLTH của SV trường đại học, chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài “phát triển năng lực tự học cho SV trong dạy học theo học chế tín chỉ ở trường đại học” để phát triển NLTH cho SV, đáp ứng yêu cầu của dạy học theo HCTC, góp phần nâng cao chất lượng của giáo dục đại học

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về năng lực tự học của SV trong dạy học theo học chế tín chỉ từ đó đề xuất biện pháp phát triển năng lực tự học cho SV thông qua bồi dưỡng kiến thức tự học và tương tác dạy học học phần

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu:

Quá trình dạy học theo học chế tín chỉ ở trường đại học 3.2 Đối tượng nghiên cứu:

Biện pháp phát triển năng lực tự học cho SV trong dạy học theo học chế tín chỉ

4 Giả thuyết khoa học

Năng lực tự học được hình thành trên cơ sở dạy học theo định hướng phát triển năng lực, nếu bồi dưỡng kiến thức tự học và rèn luyện kỹ năng tự học thông qua tương tác dạy học học phần thì sẽ giúp SV phát triển năng lực tự học, đáp ứng yêu cầu dạy học theo học chế tín chỉ

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực tự học và phát triển năng lực tự học cho SV trong dạy học theo học chế tín chỉ

5.2 Khảo sát, đánh giá và phân tích thực trạng phát triển năng lực tự học cho SV trong dạy học theo học chế tín chỉ

Ngày đăng: 07/05/2024, 21:38

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan