giáo trình nghiên cứu trong kinh doanh iuh

268 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
giáo trình nghiên cứu trong kinh doanh iuh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

cứu chính; Các giai đoạn chính của quá trình nghiên cứu; Các đặc điểm của một nghiên cứu tốt; Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến nghiên cứu trong kinh doanh; Các xu hướng ảnh hưởng đến nghi

Trang 1

TS ĐÀM TRÍ CƯỜNG (Chủ biên) - TS NGUYỄN THÀNH LONG ThS ĐÕ THỊ THANH HUYÊN - ThS NGUYỄN vũ VÂN ANH

ThS LƯU XUÂN DANH - ThS PHẠM NGỌC KIM KHÁNH

Trang 2

LỜI MỞ ĐÀU

Ngàỵ nay, môi trường kinh doanh phát triển với tốc độ nhanh chóng, điều này được thể hiện qua cường độ cạnh tranh ngày càng tăng Nhiều tổ chức đang dựa vào việc tiến hành nghiên cứu trong kinh doanh nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh và thị phần lớn hơn trên thị trường Một nghiên cứu tốt giúp các tổ chức hiểu được các quy trình, sản phẩm, khách hàng, thị trường và cạnh tranh, để phát triển các hàm ý, giải pháp, chính sách, chiến lược và chiến thuật có nhiều khả năng thành công nhất Hơn nữa, nghiên cứu trong kinh doanh được sử dụng để giải quyết các vấn đề hoạt động và lập kế hoạch khác nhau phát sinh trong một tổ chức kinh doanh Chúng có thể bao gồm các vấn đề liên quan đến kinh doanh, marketing, tài chính, nhân sự và sản xuất Do đó, nghiên cứu trong kinh doanh là một quá trình thu thập, ghi chép, phân tích dữ liệu có hệ thống và khách quan để cung cấp thông tin nhằm hỗ trợ các quyết định kinh doanh.

Giáo trình nghiên cứu trong kinh doanh cung cấp kiến thức nền tảng về nghiên cứu trong kinh doanh cho sinh viên Ngoài ra, những người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu thực tế cũng sẽ nhận được lợi ích khi đọc các khái niệm, kiến thức nền tảng được trình bày trong giáo trình này.

Giáo trình nghiên cứu trong kinh doanh bao gồm 7 chương, trong đó:

Chương 1, 2, 3 do TS Đàm Trí Cường (Chủ biên) biên soạn.Chương 1, 2, 3 do TS Nguyễn Thành Long biên soạn.Chương 3, 4 do ThS Đỗ Thị Thanh Huyền biên soạn.Chương 5, 7 do ThS Nguyễn Vũ Vân Anh biên soạn.Chương 3,4 do ThS Lưu Xuân Danh biên soạn.

Chương 6, 7 do ThS Phạm Ngọc Kim Khánh biên soạn.Cụ thể, giới thiệu nội dung trong các chương như sau:Chương 1: Tổng quan nghiên cứu trong kinh doanh

Chương này đề cập đến các nội dung như: Khái niệm nghiên cứu; Khái niệm nghiên cứu trong kinh doanh; Phân loại các loại hình nghiên

Trang 3

cứu chính; Các giai đoạn chính của quá trình nghiên cứu; Các đặc điểm của một nghiên cứu tốt; Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến nghiên cứu trong kinh doanh; Các xu hướng ảnh hưởng đến nghiên cứu ừong kinh doanh.

Chương 2: Chọn chủ đề nghiên cứu, xác định vấn đề nghiên cứu và tổng quan tài liệu

Chương này đề cập đến các nội dung như: Chọn chủ đề nghiên cứu; Nhận diện đặc điểm của chủ đề nghiên cứu chất lượng; Một số kỹ thuật cơ bản hình thành ý tưởng và tinh chỉnh ý tưởng nghiên cứu; vấn đe nghiên cứu; Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu; Vai trò của lý thuyết trong nghiên cứu; Tổng quan tài liệu và lợi ích của nó trong nghiên cứu; Trích dẫn, tài liệu tham khảo và quản lý tài liệu tham khảo.

Chương 3: Nghiên cứu định tính

Chương này đề cập đến các nội dung như: Khái quát về nghiên cứu định tính; Chọn mẫu trong nghiên cứu định tính; Các phương pháp cơ bản trong thu thập dữ liệu đính tính; Phân tích dữ liệu cơ bản trong nghiên cứu định tính; Kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Chương 4: Nghiên cứu định lượng

Chương này đề cập đến các nội dung như: Khái quát về nghiên cứu định lượng; Phương pháp khảo sát; Các bước chính trong nghiên cứu định lượng; Nguồn dữ liệu trong nghiên cứu định lượng; Một số công cụ cơ bản phân tích nghiên cứu định lượng.

Chương 5: Chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng, đo lường và cấp độ thang đo trong nghiên cứu, thiết kế bảng câu hỏi

Chương này đề cập đến các nội dung như: Cách chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng; Đo lường và các cấp độ trong thang đo nghiên cứu; Thiết kế bảng câu hỏi.

Chương 6: Phân tích dữ liệu định lượng

Chương này đề cập đến các nội dung như: Vai trò của phân tích dữ liệu định lượng; Cách trình bày dữ liệu định lượng; Cách phân tích dữ liệu định lượng.

Chương 7: Viết báo cáo và trình bày báo cáo

Trang 4

Chương này đề cập đến các nội dung như: Giới thiệu tổng quan về viết báo cáo; Trình bày báo cáo; Thuyết trình bài báo cáo.

Trên đây là các chương trong giáo trình nghiên cứu trong kinh doanh, nhỏm tác giả trân trọng giới thiệu đến người đọc và mong nhận được góp ý mang tính xây dựng từ người đọc.

Thành phổ Hồ Chí Minh, thảng 10 năm 2023

Thay mặt nhóm tác giả

TS Đàm Trí Cường

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU i

MỤC LỤC VDANH MỤC HÌNH XDANH MỤC BẢNG xi

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN cứu TRONG KINH DOANH 1.1 Nghiên cứu là gì? 1

1.2 Nghiên cứu trong kinh doanh 2

1.3 Phân loại các loại hình nghiên cứu chính 6

1.3.1 Nghiên cứu khám phá, mô tả, giải thích và dự báo 7

1.3.2 Nghiên cứu định lượng và định tính 10

1.3.3 Nghiên cứu ứng dụng và cơ bản (hàn lâm) 12

1.3.4 Nghiên cứu suy diễn và quy nạp 13

1.4 Các giai đoạn chính của quá trình nghiên cứu trong kinh doanh 14

1.4.1 Chọn chủ đề nghiên cứu 14

1.4.2 Xác định vẩn đề nghiên cứu và tổng quan tài liệu 15

1.4.3 Thiết kế nghiên cứu 16

1.4.4 Chọn mẫu nghiên cứu 17

1.4.5 Thu thập dữ liệu nghiên cứu 17

1.4.6 Phân tích dữ liệu nghiên cứu 17

1.4.7 Viết báo cáo và trình bày báo cáo 18

1.5 Xác định các đặc điểm của một nghiên cứu tốt 18

1.6 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến nghiên cứu trong kinh doanh 24

1.6.1 Hạn chế về thời gian 24

1.6.2 Tính sẵn có của nguồn lực 25

1.6.3 Bản chất của thông tin được tìm kiếm 25

1.6.4 Lợi ích so với chi phí 26

1.7 Các xu hướng ảnh hưởng đến nghiên cứu trong kinh doanh 26

1.7.1 Mở rộng thị trường 26

1.7.2 Nghiên cứu quốc tế 26

1.7.3 Marketing cá nhân hóa 27

1.7.4 Cuộc cách mạng thông tin 27

Trang 6

TÓM TẤT CHƯƠNG 1 32

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN 34

TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN 1.1 35

TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN 1.2 36

CHƯƠNG 2 CHỌN CHỦ ĐỀ NGHIÊN cứu, XÁC ĐỊNH VẨN ĐỀNGHIÊN CỨU VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU2.1 Chọn chủ đề nghiên cứu 38

2.2 Đặc điểm của chủ đề nghiên cứu tốt 40

2.3 Một số kỹ thuật cơ bản hình thành ý tưởng và tinh chỉnhý tưởng nghiên cứu 43

2.3.1 Một số kỹ thuật cơ bản hình thành ý tưởng nghiên cứu 43

2.3.2 Hai kỹ thuật cơ bản tinh chỉnh ý tưởng nghiên cứu 46

2.4 Vấn đề nghiên cứu 47

2.5 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết 48

2.5.1 Mục tiêu nghiên cứu 48

2.5.2 Câu hỏi nghiên cứu 49

2.5.3 Đối tượng nghiên cứu 50

2.5.4 Phạm vi nghiên cứu 51

2.5.5 Giả thuyết 52

2.6 Tổng quan tài liệu 56

2.6.1 Khái niệm tổng quan tài liệu 56

2.6.2 Lợi ích của tổng quan tài liệu trong nghiên cứu 57

2.6.3 Tìm kiếm tài liệu 59

2.6.4 Viết tổng quan tài liệu 64

2.7 Trích dẫn, tài liệu tham khảo và quản lý tài liệu tham khảo 65

2.7.1 Trích dẫn 65

2.7.2 Tài liệu tham khảo 65

2.7.3 Quản lý tài liệu tham khảo 69

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 71

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN 74

TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN 2.1 75

TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN 2.2 76

Trang 7

CHƯƠNG 3 NGHIÊN cứu ĐỊNH TÍNH

3.1 Khái quát về nghiên cứu định tính 78

3.2 Chọn mẫu cho nghiên cứu định tính 82

3.3 Các phương pháp cơ bản trong thu thập dữ liệu định tính 83

CÂU HỎI ỎN TẬP VÀ THẢO LUẬN 117

TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN 3.1 118

TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN 3.2 119

CHƯƠNG 4 NGHIÊN cứu ĐỊNH LƯỢNG4.1 Khái quát về nghiên cứu định lượng 121

4.3 Các bước chính trong nghiên cứu định lượng 137

4.4 Nguồn dữ liệu trong nghiên cứu định lượng 140

Trang 8

TÓM TẤT CHƯƠNG 4 , 146

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THÀO LUẬN 148

TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN 4.1 149

CHƯƠNG 5 CHỌN MẲU TRONG NGHIÊN cứu ĐỊNH LỰỢNG, ĐO LƯỜNG VÀ CẮP Độ THANG ĐO TRONG NGHIÊN cứu, THIẾT KẾ BÀNG CÂU HỎI5.1 Chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng 154

5.1.1 Tầm quan trọng của việc xác định tổng thể nghiên cứu 155

5.1.2 Tổng quan về kỹ thuật lấy mẫu 156

5.1.3 Lấy mẫu xác suất và phi xác suất 156

5.1.4 Quyết định cỡ mẫu phù hợp 159

5.2 Đo lường - cấp độ thang đo trong nghiên cứu 160

5.2.1 Đo lường 160

5.3.2 Cấp độ thang đo 161

5.3 Thiết kế bảng câu hỏi 167

5.3.1 Các bước cần làm trong thiết kế bảng câu hỏi 168

5.3.2 Ví dụ bảng câu hỏi 169

5.3.3 Làm rõ các khái niệm 175

5.3.4 Xác định, định dạng và trình tự các loại câu hỏi 176

5.3.5 Kiểm tra bổ cục bảng câu hỏi 192

5.3.6 Kiểm tra trước bảng câu hỏi 194

5.3.7 Quản lý bảng câu hỏi 194

TÓM TAT CHƯƠNG 5 195

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN 197

TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN 5.1 199

TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN 5.2 205

CHƯƠNG 6 PHẦN TÍCH DỮ LIỆU ĐỊNH LƯỢNG6.1 Tổng quan về phân tích dữ liệu định lượng 206

Trang 9

6.3.1 Bổ cục dữ liệu 212

6.3.2 Nhập và lưu dữ liệu 213

6.3.3 Kiểm tra dữ liệu 214

6.4 Trình bày dữ liệu định lượng 214

6.5 Phân tích dữ liệu định lượng 217

6.5.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo - Cronbach’s Alpha 217

6.5.2 Phân tích nhân tổ khám phá - Exploratory factor analysis (EFA) 218

6.5.3 Hồi quy tuyến tính 221

TÓM TẤT CHƯƠNG 6 224

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN 225

TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN 6.1 226

TÌNH HUỐNG THẢO LUẠN 6.2 227

BÀI ĐỌC THÊM 228

MÔ HÌNH CẢU TRÚC TUYẾN TÍNH - SEM 228

CHƯƠNG 7 VIẾT BÁO CẢO VÀ TRÌNH BÀY BẢO CẢO7.1 Giới thiệu tổng quan về viết báo cáo 233

7.1.1 Chuẩn bị viết báo cáo 233

7.1.2 Công cụ hỗ trợ viết báo cáo 234

7.2 Trình bày báo cáo 234

7.2.1 Cấu trúc báo cáo 234

7.2.2 Sắp xếp nội dung bài báo cáo 242

7.3 Thuyết trình bài báo cáo 243

7.3.1 Lập kế hoạch và chuẩn bị 244

7.3.2 Sử dụng phương tiện trực quan 245

7.3.3 Thực hiện bài thuyết trình 246

TÓM TẤT CHƯƠNG 7 248

CÂU HỎI ỎN TẬP VÀ THẢO LUẬN 249

TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN 7.1 250

TÀI LIỆU THAM KHẢO 251

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Các giai đoạn chính của quá trình nghiên cứu trong

kinh doanh 15

Hình 2.1 Quá trình tìm kiếm tài liệu có hệ thống 61

Hình 3.1 Hệ thống phân cấp câu hỏi thảo luận 89

Hình 3.2 Quy trình phân tích dữ liệu định tính 102

Hình 3.3 Mạng lưới luồng sự kiện: Trải nghiệm học tập và làm việc của sinh viên 104

Hình 3.4 Ví dụ về phát triển danh mục chính và danh mục con từ dữ liệu phỏng vấn được mã hóa 113

Hình 4.1 Các bước chính trong nghiên cứu định lượng 137

Hình 5.2 Tổng thể, tổng thể mục tiêu, mẫu và các yếu tổ 156

Hình 6.1 Các biểu tượng phần mềm phân tích thông kê thông dụng 206

Hình 6.2 Ma trận dữ liệu với phần mềm SPSS 212

Hình 6 3 Cửa sổ nhập dữ liệu với phần mềm SPSS 213

Hình 6 4 Cửa sổ lựa chọn tệp dữ liệu với phần mềm SPSS 213

Hình 6.5 Ví dụ tóm tắt kết quả nghiên cứu dạng bảng trích trực tiếp từ phần mềm SPSS 7 216

Hình 6.6 Ví dụ tóm tắt kết quả nghiên cứu dạng bảng đã được điều chỉnh phù hợp 216

Hình 6.7 Ví dụ tóm tắt kết quả nghiên cứu dạng biểu đồ tròn 217

Hình 6.8 Ví dụ mô hình nghiên cứu phù hợp sử dụng phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính - SEM 229

Hình 6.9 Quy trình thực hiện phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính 230

Hình 6.10 Ví dụ kết quả mô hình cẩu trúc tuyến tính SEM hoàn chỉnh 231

Hình 6.11 Ví dụ kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính PLS-SEM hoàn chỉnh 232

Hình 7.1 Ví dụ mô hình nghiên cứu đề xuất 237

Hình 7.2 Mô hình phát triển ý tưởng trình bày tóm tắt báo cáo 242

Hình 7.3 Ví dụ trình bày bảng trong viết báo cáo 243

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Phân loại các loại hình nghiên cứu chính 7

Bảng 1.2 Nghiên cứu được phân loại theo mục đích 9

Bảng 1.3 Các đặc điểm chính của một nghiên cứu tốt và sơ sài 22

Bảng 2.1 Một sổ kỹ thuật cơ bản hình thành ý tưởng nghiên cứu 43

Bảng 3.1 Một số ứng dụng kinh doanh cho nghiên cứu định tính 80

Bảng 3.2 So sánh giữa phỏng vấn chuyên gia và phỏng vấn nhóm 84

Bảng 6.4 Mức ý nghĩa của hệ số tải nhân tổ 220

Bảng 6.5 Mức ý nghĩa của hệ số tải nhân tổ dựa trên kích cỡ mẫu 221

Trang 12

Adams & cộng sự (2014) cho rằng nghiên cứu là tìm kiếm, tìm hiểu, điều ưa hoặc thử nghiệm nhằm khám phá các sự kiện và phát hiện mới.

Pandey &Pandey (2015) cho răng thuật ngữ nghiên cứu bao gồm việc điều ưa có hệ thống để thu nhập kiến thức mới hoặc tìm hiểu lại kiến thức hiện có.

Myers (2020) cho răng nghiên cứu như là việc điều ưa được thực hiện để bổ sung hoặc tạo ra kiến thức và hiểu biết mới trong một chuyên ngành cụ thể.

Trang 13

Saunders & cộng sự (2023) tranh luận rằng nghiên cứu là một quá trình được thực hiện một cách có hệ thống với mục đích rõ ràng và để tìm hiểu mọi thứ.

Ratten (2023) cho rằng nghiên cứu liên quan đến việc đọc và hiểu thông tin một cách có hệ thống; nghĩa là bổ sung kiến thức hiện tại băng cách hiểu nhũng gì hiện đang được thực hiện với hy vọng nâng cao kiến thức trong lĩnh vực tìm hiểu Để làm điều này, các nhà nghiên cứu thu thập thông tin và sau đó kiểm tra thông tin đó thông qua các loại phương pháp khác nhau Điều này có nghĩa là họ có được thông tin chưa biết trước đó để tăng cường sự hiểu biết của họ.

Buys & Oberholzer (2023) cho rằng nghiên cứu là việc điều tra có hệ thống để tìm ra kiến thức mới Hai tác giả cũng cho rằng nghiên cứu bao gồm hai thành phần chính Thứ nhất, nó đòi hỏi một quá trình điều ưa có hệ thống, và thứ hai, nó sẽ dẫn đến những sự kiện hoặc kiến thức mới.

Collis & Hussey (2021) cho ràng nghiên cứu là một quá trình tìm hiểu, điều tra có hệ thống và có phương pháp nhằm nâng cao kiến thức.

Mặc dù chưa có sự đồng thuận giữa các nhà nghiên cứu về định nghĩa nghiên cứu Tuy nhiên, từ những định nghĩa được trình bày ở trên, có sự đồng thuận chung về định nghĩa nghiên cứu như quan điểm của Collis & Hussey (2021) Do đó, trong giáo ưình này, đồng quan điểm với Collis & Hussey (2021) về định nghĩa nghiên cứu.

Tóm lại, nghiên cứu được định nghĩa là một quá trình tìm hiểu, điều

ưa có hệ thống và có phương pháp nhằm nâng cao kiến thức.

1.2 Nghiên cứu trong kỉnh doanh

Trong môi trường kinh doanh phát triển nhanh hiện nay được đặc trưng bởi sự cạnh tranh mạnh mẽ, nhiều tổ chức dựa vào nghiên cửu trong kinh doanh để đạt được lợi thế cạnh ưanh và thị phần lớn hơn Một nghiên cứu tốt giúp các tổ chức hiểu được các quy trình, sản phẩm, khảch hàng, thị trường và cạnh tranh, để phát triển các hàm ý, giải pháp, chính sách, chiến lược và chiến thuật có nhiều khả năng thành công nhất Bên cạnh đó, nghiên cứu ưong kinh doanh được sử dụng để giải quyết các vấn đề hoạt động và lập kế hoặch khác nhau phát sinh trọng một tổ chức kinh doanh Chúng có thể bao gồm các vấn đề liên quan đến kinh doanh, marketing, tài chính, nhân sự và sản xuất.

Trang 14

Ba hình thức chính của nghiên cứu trong kinh doanh gồm nghiên cứu thị trường, nghiên cứu hoạt động và nghiên cứu động cơ Nghiên cứu thị trường nhằm tìm hiểu và điều tra thị trường mà công ty hoạt động Điều này giúp tổ chức đề ra các chính sách kinh doanh và chiến lược marketing hiệu quả Nghiên cứu hoạt động liên quan đến việc sử dụng các phương pháp toán học, logic và phân tích để tìm giải pháp tối ưu cho các vấn đề kinh doanh Nghiên cứu hoạt động chủ yếu được sử dụng để dự báo nhu cầu, tối ưu hóa sản xuất và tìm kiếm các lựa chọn tốt nhất Nghiên cứu động cơ liên quan đến việc phân tích lý do và động cơ đằng sau hành vi của mọi người Nghiên cứu động cơ được sử dụng để hiểu hành vi của người tiêu dùng Nó cũng được sử dụng để hiểu hành vi của nhân viên (Sreejesh & cộng sự, 2014).

Mặt khác, nghiên cứu trong cuộc sống hàng ngày được xem như là sự theo đuổi sự thật một cách sáng suốt - để biết được sự thật (Hair & cộng sự, 2020) Làm thế nào để chúng ta quyết định giữa cơ hội kinh doanh A hoặc B? Chúng ta cần biết sự thật, cả tích cực và tiêu cực Những người làm nghiên cứu đang tìm kiếm câu trả lời Trong cuộc sống hàng ngày, tất cả chúng ta đều đóng vai trò là nhà nghiên cứu Chẳng hạn, việc lựa chọn rạp chiếu phim để xem phim hiếm khi được thực hiện mà không có một chút thời gian để nhận thức về nó, đặc biệt là vì có rất nhiều lựa chọn thay thế xem phim trực tuyến Trong quá trình này, trước tiên, những khách hàng tiềm năng của rạp chiếu phim sẽ xác định loại phim nào sẽ phù hợp nhất với mong muốn hiện tại của họ Họ có thể đưa ra ý kiến sơ bộ về một số bộ phim dựa trên kiến thức trước đó về các diễn viên, đạo diễn tham gia , ví dụ: Phim AAA có đáng xem không? Các nguồn phương tiện truyền thông, đánh giá trực tuyến, xem trước và từ những người quen cá nhân thường cung cấp thông tin để trả lời câu hỏi này Sau đó, nếu những khách hàng tiềm năng của rạp chiếu phim tự tin một cách hợp lý về kết luận của họ, họ sẽ đưa ra quyết định về bộ phim nào Nhưng sau đó, quyết định có thể chuyển sang một giai đoạn khác, đó là xem phim trực tuyến hay đến rạp chiếu phim Ví dụ minh họa đơn giản trên bao gồm một số yếu tố cơ bản của nghiên cứu trong kinh doanh Việc dựa ra quyết định đúng đắn phụ thuộc vào việc đặt câu hỏi và tiến hành nghiên cứu để dự đoán chính xác một kết quả quan trọng, trong trường hợp này là sự thích thú với phim AAA.

Trang 15

Ngày nay, có hàng nghìn công ty có hoạt động chính liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ nghiên cứu giúp các doanh nghiệp trả lời các câu hỏi chiến lược, chiến thuật và hoạt động chính của họ Bên cạnh đó, trong môi trường kỹ thuật số và phưcmg tiện truyền thông xã hội cung cấp cho doanh nghiệp những cách thức mới để thu thập và phân tích thông tin Nhưng mục đích của nghiên cứu trong kinh doanh vẫn không thay đổi nhiều Chẳng hạn: Làm cách nào để chúng ta tìm ra câu trả lời nhằm cải thiện hiệu suất của chúng ta và làm cho cuộc sống của khách hàng, nhân viên và chủ sở hữu tốt hơn? Nghiên cứu trong kinh doanh được thiết kế để trả lời những câu hỏi này Vậy nghiên cứu trong kinh doanh là gì?

Hiện nay, các nhà học thuật trên thế giới vẫn chưa có sự thống nhất về định nghĩa nghiên cứu trong kinh doanh Sau đây, trình bày các định nghĩa nghiên cứu trong kinh doanh của các nhà học thuật trên thế giới.

Sekaran & Bougie (2016) tranh luận rằng nghiên cứu trong kinh doanh là hoạt động tìm hiểu hoặc điều tra có tổ chức, có hệ thống, dựa trên dữ liệu, có phê phán, khách quan về một vấn đề cụ thể, được thực hiện với mục đích tìm ra câu trả lời hoặc giải pháp cho vấn đề về bản chất, nghiên cứu trong kinh doanh cung cấp thông tin cần thiết hướng dẫn các nhà quản lý đưa ra các quyết định sáng suốt để giải quyết thành công các vấn đề kinh doanh.

Saunders & cộng sự (2023) thể hiện rằng nghiên cứu trong kinh doanh là quá trình nghiên cứu một cách hệ thống để tìm hiểu mọi thứ về kinh doanh.

Cooper & Schindler (2014) cho rằng nghiên cứu trong kinh doanh là một cuộc điều tra có hệ thống cung cấp thông tin để hướng dẫn các quyết định quản lý Cụ thể hơn, đó là một quá trình lập kế hoạch, thu thập, phân tích và phổ biến dữ liệu, thông tin và hiểu biết có liên quan cho những người ra quyết định theo cách huy động tổ chức thực hiện các hành động thích hợp để tối đa hóa hiệu suất.

Bajpai (2018) mô tả rằng nghiên cứu trong kinh doanh được định nghĩa là quá trình thu thập, ghi chép và phân tích dữ liệu một cách có hệ thống và khách quan để hỗ trợ đưa ra các quyết định kinh doanh.

Voxco (2022) chỉ ra rằng nghiên cứu trong kinh doanh đề cập đến quá trình thu thập thông tin về tất cả các lĩnh vực kinh doanh với mục đích

Trang 16

tận dụng dữ liệu để thúc đẩy tăng trưởng tổ chức, tăng doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận Nó hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của nhà quản trị đồng thời thể hiện sự đáp ứng các yêu cầu về học thuật và thực tiễn.

Zikmund & cộng sự (2013) cho rằng nghiên cứu trong kinh doanh là việc áp dụng phương pháp khoa học trong việc tìm kiếm sự thật về các hiện tượng kinh doanh Các hoạt động này bao gồm xác định các cơ hội và vấn đề kinh doanh, tạo và đánh giá ý tưởng, giám sát hiệu suất và hiểu về quá trình kinh doanh bao gồm phát triển ý tưởng và lý thuyết, xác định vấn đề, tìm kiếm và thu thập thông tin, phân tích dữ liệu và diễn giải những phát hiện cũng như ý nghĩa của chúng Định nghĩa này gợi ý rằng thông tin nghiên cứu trong kinh doanh không được thu thập trực quan hoặc ngẫu nhiên Theo nghĩa đen, nghiên cứu (re-search) có nghĩa là “tìm kiếm lại” Thuật ngữ này cho biết nhà nghiên cứu thực hiện một cái nhìn khác, cẩn thận hơn về dữ liệu để khám phá tất cả những gì đã biết về chủ đề nào đó Cuối cùng, tất cả những phát hiện được gắn liền với lý thuyết cơ bản Định nghĩa cũng nhấn mạnh, thông qua đề cập đến phương pháp khoa học, rằng mọi thông tin được tạo ra phải chính xác và khách quan Nhà nghiên cứu phải tách biệt với cá nhân và không thiên vị trong nỗ lực tìm kiếm sự thật Neu sự thiên vị xâm nhập vào quá trình nghiên cứu, giá trị của nghiên cứu sẽ giảm đi đáng kể Định nghĩa cũng làm rõ rằng nghiên cứu trong kinh doanh được thiết kế để tạo thuận lợi cho quá trình ra quyết định quản lý cho tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp: Kinh doanh, marketing, tài chính, nguồn nhân lực Nghiên cứu trong kinh doanh là một công cụ thiết yếu để quản lý trong hầu hết các hoạt động giải quyết vấn đề và ra quyết định Bằng cách cung cấp thông tin cần thiết làm cơ sở cho các quyết định kinh doanh, nghiên cứu có thể làm giảm nguy cơ đưa ra quyết định sai lầm trong từng lĩnh vực Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý, nghiên cứu là một công cụ hỗ trợ cho việc ra quyết định kinh doanh, không bao giờ thay thể cho việc ra quyết định của nhà quản lý Cuối cùng, định nghĩa về nghiên cứu trong kinh doanh này bị giới hạn bởi định nghĩa về kinh doanh của một tổ chức Tuy nhiên, các tổ chức phi lợi nhuận có thể áp dụng phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh để hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu của mình.

Hair & cộng sự (2020) tiết lộ rằng nghiên cứu trong kinh doanh tìm cách dự đoán và giải thích các hiện tượng, chúng kết họp với nhau, hình

Trang 17

thành một môi trường kinh doanh luôn thay đổi Do đó, nghiên cứu trong kinh doanh là một chức năng tìm kiếm sự thật, tìm hiểu thực tế nhằm thu thập, phân tích, giải thích và báo cáo thông tin để những người ra quyết định kinh doanh trở nên hiệu quả hom.

Buys & Oberholzer (2023) tiết lộ rằng nghiên cứu trong kinh doanh là một cuộc điều tra chặt chẽ và hợp lý về mặt học thuật đối vói các vấn đề kinh doanh để tạo ra kiến thức hỗ trợ việc ra quyết định kinh doanh.

Sreejesh & cộng sự (2014) xác định rằng nghiên cứu trong kinh doanh có thể được định nghĩa là một quá trình thu thập, ghi chép và phân tích dữ liệu có hệ thống và khách quan để cung cấp thông tin nhằm hỗ trợ các quyết định kinh doanh.

Nghiên cứu trong kinh doanh cũng phải mang lại lợi ích thực tế, có giá trị đối với ngành, có hệ thống và tiết lộ kiến thức mới Do đó, trong giáo trình này, đồng quan điểm với Sreejesh & cộng sự (2014) về định nghĩa nghiên cứu trong kinh doanh.

Tóm lại, nghiên cứu trong kinh doanh là một quá trình thu thập, ghi

chép, phân tích dữ liệu có hệ thống và khách quan để cung cấp thông tin nhằm hỗ trợ các quyết định kinh doanh.

1.3 Phân ỉoạỉ các loại hình nghiên cứu chính

Nghiên cứu đặc điểm của các loại nghiên cứu khác nhau giúp chúng ta xem xét những điểm tương đồng và khác biệt Nghiên cứu có thể được phân loại theo:

^ Mục đích nghiên cứu - Lý do tại sao nó được thực hiện.^ Quá trình nghiên cứu - Cách thức thu thập và phân tích dữ liệu.^ Kết quả nghiên cứu - Liệu kết quả mong đợi là giải pháp cho

một vấn đề cụ thể hay là một đóng góp tổng quát hom cho kiến thức.

^ Logic nghiên cứu - Liệu trình tự logic nghiên cứu chuyển từ cái chung sang cái cụ thể hay ngược lại.

Bảng 1.1 thể hiện sự phân loại các loại hình nghiên cứu chính theo các tiêu chí trên.

Trang 18

Bảng 1.1 Phân loại các loại hình nghiên cứu chínhCác loại hình nghiên cứuCơ sở phân loại

Nghiên cứu khám phá, mô tả, giải thích và dự

Nghiên cứu định lượng và định tính Quá trình nghiên cứuNghiên cứu ứng dụng và cơ bản Ket quả nghiên cứuNghiên cứu suy diễn và quy nạp Logic nghiên cứuNguồn: Collis & Hussey (2021)

1.3.1 Nghiên cứu khám phá, mô tả, giải thích và dự báo(1) Nghiên cứu khám phá

Nghiên cứu khám phá là nghiên cứu với mục đích cung cấp sự hiểu biết chung tốt hơn về các hiện tượng (đó là đối tượng, sự kiện hoặc sự xuất hiện được quan sát) khi có ít hoặc không có nghiên cứu trước đó Nó cũng có thể được sử dụng để kiểm tra tính khả thi của một nghiên cứu lớn hơn, chặt chẽ hơn sau này.

Mục đích của loại nghiên cứu này là tìm kiếm các mô hình và phát triển các ý tưởng hơn là các đề xuất thử nghiệm Các câu hỏi nghiên cứu trong nghiên cứu khám phá tập trung vào “làm thế nào”, “cái gì” và “ở đâu” vì mục đích là để hiểu rõ hơn và làm quen với hiện tượng đang nghiên cứu.

Các kỹ thuật điển hình được sử dụng trong nghiên cứu khám phá bao gồm nghiên cứu tình huống, quan sát và phân tích lịch sử, có thể cung cấp cả dữ liệu định lượng và định tính Những kỹ thuật như vậy rất linh hoạt vì có ít ràng buộc về bản chất của các hoạt động được sử dụng hoặc về loại dữ liệu được thu thập Nghiên cứu sẽ đánh giá những lý thuyết và khái niệm hiện có nào có thể được áp dụng cho vấn đề hoặc liệu những lý thuyết và khái niệm mới có nên được phát triển hay không Cách tiếp cận nghiên cứu thường rất cởi mở và tập trung vào việc thu thập nhiều loại dữ liệu và ấn tượng Như vậy, nghiên cứu khám phá hiếm khi đưa ra câu trả lời mang tính kết luận cho các vấn đề nhưng đưa ra hướng dẫn về những nghiên cứu trong tương lai, nếu có, nên được tiến hành.

Trang 19

(2) Nghiên cứu mõ tả

Nghiên cứu mô tả là nghiên cứu với mục đích xác định và mô tả các đặc điểm chi tiết của các hiện tượng để cung cấp cơ sở cho các lập luận dựa trên bàng chứng thực nghiệm.

Sau đây là nhũng ví dụ về các câu hỏi nghiên cứu trong nghiên cứu mô tả:

^ Tỷ lệ vắng mặt trong một bộ phận cụ thể là bao nhiêu?

/ Cảm xúc của người lao động khi đối mặt với tình trạng dư thừa là gì?

^ Trình độ chuyên môn của các nhóm nhân viên khác nhau là gì?^ Người tiêu dùng thích loại bao bì nào cho một hộp sôcôla?

s Người tiêu dùng muốn thông tin gì được thể hiện trên nhãn thực phẩm?

^ Làm thế nào để hành khách đi làm việc tại các thành phố lớn?

Chúng ta nhận thấy rằng nhiều câu hỏi trong số này bắt đầu bằng “cái gì” hoặc “làm thế nào” vì mục đích là để mô tả điều gì đó Tuy nhiên, cần làm rõ thêm trước khi nghiên cứu có thể bắt đầu Ví dụ, chúng ta không thể hỏi tất cả mọi người trên thế giới xem họ thích bao bì hộp sôcôla và thông tin trên nhãn thực phẩm nào hơn Do đó, ngay cả trong một nghiên cứu mô tả, chúng ta phải dành thời gian sàng lọc các câu hỏi nghiên cứu của mình và cụ thể hóa các hiện tượng mà chúng ta đang nghiên cứu.

(3) Nghiên cứu giải thích

Nghiên cứu giải thích là nghiên cứu với mục đích tìm hiểu các hiện tượng bằng cách khám phá và đo lường mối quan hệ nhân quả giữa các biến.

Mục đích của nghiên cứu giải thích là để hiểu các hiện tượng bằng cách kiểm tra các giả thuyết và khám phá mối quan hệ nhân quả giữa các biến.

Các câu hỏi nghiên cứu trong nghiên cứu giải thích tập trung vào các câu trả lời “tại sao”.

Trang 20

Ví dụ: Tại sao công ty phục vụ khách hàng càng tốt thì mức doanh thu càng tăng?

(4) Nghiên cứu dự báo

Nghiên cứu dự báo là nghiên cứu với mục đích khái quát hóa từ phân tích các hiện tượng bằng cách đưa ra dự báo dựa trên các mối quan hệ chung được giả thuyết Do đó, giải pháp cho một vấn đề trong một nghiên cứu cụ thể sẽ được áp dụng cho các vấn đề tương tự ở những nơi khác nếu nghiên cứu dự báo có thể cung cấp một giải pháp hợp lệ, mạnh mẽ dựa trên sự hiểu biết rõ ràng về các nguyên nhân liên quan.

Nghiên cứu dự báo cung cấp các câu trả lời “như thế nào”, “tại sao” và “ở đâu” cho các sự kiện hiện tại và các sự kiện tương tự trong tương lai.

Sau đây là ví dụ về các câu hỏi nghiên cứu trong một nghiên cứu nghiên cứu dự báo:

^ Mở một cửa hàng bán lẻ mới ở thành phổ nào sẽ có lợi nhất?^ Việc áp dụng chế độ thưởng cho nhân viên có giúp nâng cao

năng suất lao động không?

s Loại bao bì nào sẽ cải thiện việc bán sản phẩm của chúng ta?^ Việc tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tỷ suất lợi

nhuận của doanh nghiệp?

^ Đầu tư vào thị trường chứng khoán nào sẽ sinh lời cao nhất trong ba tháng tới?

^ Điều gì sẽ xảy ra với doanh số bán sản phẩm của doanh nghiệp nếu có suy thoái kinh tế?

Bảng 1.2 trình bày ví dụ về nghiên cứu được phân loại theo mục đích.

Bảng 1.2 Nghiên cứu được phân loại theo mục đíchLoại nghiên

Khám phá

Một cuộc khảo sát phỏng vấn giữa các nhân viên bán hàng trong một bộ phận hoặc công ty cụ thể để tìm hiểu điều gì thúc đẩy họ tăng năng suất và xem liệu

Trang 21

Nguồn: Collis & Hussey (2021)

1.3.2 Nghiên cứu định lượng và định tínhLoại nghiên

Giải thích

Một cuộc điều tra về mối quan hệ nhân quả giữa phần thưởng được trao cho nhân viên bán hàng và mức năng suất của họ.

Dự báo

Dự báo về (những) biến nào sẽ được thay đổi để mang lại sự cải thiện về mức năng suất của nhân viên cung cấp dịch vụ khách hàng trong một trung tâm chăm sóc khách hàng.

Nhìn vào cách tiếp cận - quá trình nghiên cứu (cách thức thu thập và phân tích dữ liệu) được nhà nghiên cứu áp dụng cũng cỏ thể phân biệt nghiên cứu thành nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính.

(1) Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng là nghiên cứu được thể hiện bằng các con số và đồ thị (Streeíkerk, 2023) Nghiên cứu định lượng là một phương pháp đặc trưng trong đó các công cụ thống kê được áp dụng để phân tích các biến nhằm kiểm tra các lý thuyết (hoặc giả thuyết) chứa các biến (Creswell, 2014) Nghiên cứu định lượng được thừa nhận là nhàm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu thông qua các đánh giá thực nghiệm liên quan đến phưong pháp đo lường và phân tích số liệu (Zikmund & cộng sự, 2013) Nghiên cứu định lượng cũng được xem là một hình thức nghiên cứu dựa trên các phưong pháp của khoa học tự nhiên, tạo ra dữ liệu số và dữ kiện thực tế Nó nhằm mục đích thiết lập mối quan hệ nhân quả giữa hai hoặc nhiều biến bàng cách sử dụng các phương pháp toán học, tính toán và thống kê Nghiên cứu này còn được gọi là nghiên cứu thực nghiệm vì nó có thể được

Trang 22

đo lường và phân tích dữ liệu (Surbhi, 2018) Nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm định hoặc xác nhận các lý thuyết và giả thuyết Loại nghiên cứu này có thể được sử dụng để thiết lập các sự kiện có thể khái quát hóa về một chủ đề (Streefkerk, 2023).

Các phương pháp định lượng phổ biến bao gồm thử nghiệm, quan sát được ghi lại dưới dạng số và khảo sát với các câu hỏi đóng.

Nghiên cứu định lượng có nguy cơ dẫn đến sai lệch nghiên cứu bao gồm sai lệch thông tin, sai lệch biến bị bỏ qua, sai lệch chọn mẫu hoặc sai lệch lựa chọn (Streefkerk, 2023).

(2) Nghiên cứu định tính

Có thể khó đưa ra một định nghĩa rõ ràng về nghiên cứu định tính là gì do tính chất rộng, chuyên sâu của nó cũng như bề rộng và sự đa dạng những gì nó đang cố gắng đạt được (Physiopedia, 2023) Nghiên cứu định tính là nghiên cứu nhằm phát triển sự hiểu biết về khoa học xã hội và con người, để tìm ra cách mọi người suy nghĩ và cảm nhận (Surbhi, 2018) Nghiên cứu định tính cũng được xem là nghiên cứu nhằm khám phá và tìm hiểu ý nghĩa mà các cá nhân hoặc nhóm nhằm làm rõ đối với một vấn đề xã hội hoặc con người (Creswell & Creswell, 2022) Hiểu một cách đơn giản, nghiên cứu định tính là nghiên cứu dựa trên tường thuật bàng lời nói như dữ liệu nói hoặc viết Nghiên cứu định tính bao gồm một loạt các kỹ thuật diễn giải nhằm tìm cách mô tả, giải mã, phiên dịch, và các thuật ngữ về ý nghĩa, chứ không phải về tần suất, của một số hiện tượng ít nhiều xảy ra một cách tự nhiên trong thế giới xã hội Nghiên cứu định tính cũng gợi ra những phản hồi sâu sắc từ những người tham gia Điều này cho phép thu được nhiều thông tin hơn từ những người tham gia (Ratten, 2023) Nghiên cứu định tính được đặc trưng bởi các mục tiêu của nó, liên quan đến việc hiểu một số khía cạnh của đời sống xã hội và các phương pháp của nó (nói chung) tạo ra các từ, thay vì các con số, làm dữ liệu để phân tích (Brikci, 2007).

Nghiên cứu định tính được sử dụng để hiểu sâu hơn về hành vi, kinh nghiệm, thái độ, ý định và động cơ của con người, trên cơ sở quan sát và diễn giải, để tìm ra cách mọi người suy nghĩ và cảm nhận Đây là một hình thức nghiên cứu trong đó nhà nghiên cứu coi trọng quan điểm của những người tham gia hơn (Surbhi, 2018) Nghiên cứu định tính cũng được sử dụng để hiểu các khái niệm, suy nghĩ hoặc kinh nghiệm Loại nghiên cứu

Trang 23

này cho phép thu thập những hiểu biết sâu sắc về các chủ đề chưa được hiểu rõ (Streefkerk, 2023).

Các phương pháp định tính phả biến bao gồm phỏng vấn với các câu hỏi mở, quan sát được mô tả bằng lời nói và đánh giá tài liệu để khám phá các khái niệm và lý thuyết.

Nghiên cứu định tính cũng có nguy cơ dẫn đến những thành kiến nghiên cứu nhất định bao gồm hiệu ứng Hawthorne (đó là một thuật ngữ để chỉ khi một số người là thành viên của một thí nghiệm thì họ có xu hướng làm việc nỗ lực hơn và đạt hiệu suất tốt hơn), thành kiến của người quan sát, thành kiến nhớ lại và thành kiến mong muốn xã hội (Streeíkerk, 2023)

Một nghiên cứu có thể kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng vì giá trị của chúng thường được coi là bổ sung để đạt được sự hiểu biết về các hiện tượng trong khoa học xã hội.

Lưu ý: Đề cập đến một phương pháp nghiên cứu đơn giản là định

lượng hoặc định tính có thể gây hiểu lầm Ví dụ về sự gây hiểu lầm trong phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng như sau: Chúng ta có thể muốn thiết kế một nghiên cứu trong đó chúng ta thu thập dữ liệu định tính (chẳng hạn như hình ảnh, văn bản đã xuất bản hoặc bản ghi các cuộc phỏng vấn), dữ liệu định lượng bằng cách đếm tần suất xuất hiện của các từ khóa hoặc chủ đề cụ thể, sau đó phân tích dữ liệu bằng cách sử dụng phương pháp thống kê.

1.3.3 Nghiên cứu ứng dụng và cơ bản (hàn lâm)(1) Nghiên cứu ứng dụng

Nghiên cứu ứng dụng là nghiên cứu được thiết kể nhằm áp dụng những phát hiện của nó để giải quyết một vấn đề cụ thể Đó là việc áp dụng kiến thức hiện có để cải thiện các chính sách và thực tiễn quản lý.

Các câu hỏi nghiên cứu có khả năng tập trung vào “làm thế nào” và “khi nào” Đầu ra của loại nghiên cứu này có thể là một báo cáo nghiên cứu chứa các khuyến nghị, giải pháp, các bài báo trên các tạp chí chuyên nghiệp hoặc thương mại và các bài thuyết trình cho các nhà quản lý.

Trang 24

(2) Nghiên cứu cơ bản (hàn lâm)

Nghiên cứu cơ bản hay còn gọi là nghiên cứu hàm lâm là nghiên cứu được thiết kế để đóng góp vào kiến thức chung và hiểu biết lý thuyết, hơn là giải quyết một vấn đề cụ thể Mục đích là để đóng góp cho lý thuyết hoặc kiến thức thông qua sự hiểu biết về mối quan hệ giữa các biến.

Nghiên cứu cơ bản thường được tiến hành vì lợi ích chung hơn là để giải quyết một vấn đề cụ thể.

Các câu hỏi nghiên cứu có xu hướng tập trung vào “cái gì” và “tại sao” Ví dụ: Dịch vụ là gì? hoặc chất lượng là gì? hoặc tính bền vững là gì?

Nó được gọi là nghiên cứu cơ bản bởi vì bằng cách tạo ra lý thuyết, nó cung cấp nền tảng cho nghiên cứu tiếp theo Nghiên cứu cơ bản có thể không giải quyết được một vấn đề tức thời, nhưng nó đóng góp vào kiến thức theo cách có thể hỗ trợ tìm ra giải pháp cho các vấn đề trong tương lai Do đó, trọng tâm là tính nghiêm túc trong học thuật và nền tảng của thiết kế nghiên cứu.

Đầu ra của nghiên cứu cơ bản có thể là các bài báo được trình bày tại các hội nghị học thuật và các bài báo đăng trên các tạp chí học thuật.

ỉ.3.4 Nghiên cứu suy diễn và quy nạp(ỉ) Nghiên cứu suy diễn

Nghiên cứu suy diễn là nghiên cứu trong đó một cấu trúc khái niệm và lý thuyết được phát triển và sau đó được kiểm định bằng quan sát thực nghiệm Do đó, các trường hợp cụ thể được suy ra từ các suy luận chung Vì lý do này, phương pháp suy diễn được gọi là chuyển từ cái chung sang cái riêng.

Ví dụ: Chúng ta có thể đã đọc về các lý thuyết về động cơ thúc đẩy và muốn thử nghiệm chúng tại nơi làm việc của chính mình Điều này sẽ liên quan đến việc thu thập dữ liệu cụ thể của các biến mà các lý thuyết đã xác định là quan trọng.

(2) Nghiên cứu quy nạp

Nghiên cứu quy nạp là một nghiên cứu trong đó lý thuyết được phát triển từ việc quan sát thực tế theo kinh nghiệm Do đó, các suy luận chung được tạo ra từ các trường hợp cụ thể, điều này ngược lại với phương pháp

Trang 25

suy diễn Vì nó liên quan đến việc chuyển từ quan sát cá nhân sang phát biểu về các mẫu hoặc quy luật chung, nên nó được gọi là chuyển từ cái cụ thể sang cái chung.

Ví dụ: Chúng ta có thể đã quan sát thấy từ hồ sơ của nhà máy trong công ty của chúng ta rằng mức sản xuất giảm sau hai giờ của ca làm việc và bạn kết luận ràng mức sản xuất thay đổi theo thời gian làm việc.

1.4 Các giai đoạn chính của quá trình nghiên cứu trong kinh doanh

Bất kể loại hình nghiên cứu hoặc cách tiếp cận nào được áp dụng, có một sổ giai đoạn chính của quá trình nghiên cứu chung cho tất cả các nghiên cứu dựa ữên cơ sở khoa học Sơ đồ đơn giản hóa về các giai đoạn chính của quá trình nghiên cứu trong kinh doanh được hiển thị trong Hình 1.1.

Hình 1.1 trình bày nghiên cứu như một quá trình gọn gàng, có trật tự, từ một giai đoạn dẫn đến giai đoạn tiếp theo một cách hợp lý Tuy nhiên, trong thực tế nghiên cứu ít khi được như vậy Ví dụ: Thất bại ở một giai đoạn cỏ nghĩa là quay trở lại giai đoạn trước đó và nhiều giai đoạn chồng lên nhau Do đó, nếu chúng ta không thể thu thập dữ liệu nghiên cứu, có thể cần phải sửa lại định nghĩa của chúng ta về vấn đề nghiên cứu hoặc sửa đổi cách chúng ta tiến hành nghiên cửu Đây thường là lý do chính đáng để tiến hành một số nghiên cứu thăm dò trước khi bắt đầu nghiên cứu chính.

Để cung cấp một cái nhìn tổng quan về bản chất của nghiên cứu trong kinh doanh, chúng ta sẽ xem xét ngắn gọn từng giai đoạn của quá trình nghiên cứu trong kinh doanh (xem Hình 1.1).

1.4.1 Chọn chủ đề nghiên cứu

Điểm bắt đầu là chọn một chủ đề nghiên cứu, đó là một lĩnh vực chủ đề chung có liên quan đến bằng cấp của bạn Bạn có thể tìm một chủ đề nghiên cứu tự gợi ý như là dựa vào kết quả của khóa học, công việc, sở thích hoặc kinh nghiệm chung của bạn.

Ví dụ: Bạn có thể quan tâm đến vấn đề thương mại điện tử, thương hiệu, hành vi khách hàng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, ý tưởng khởi nghiệp, lỏng trung thành khách hàng, chất lượng dịch vụ, sự hài lòng khách hàng

Trang 26

Hình 1.1 Các gỉaỉ đoạn chính của quá trình nghiên cứu trong kinh doanh

Nguồn: Điều chỉnh từ Collis & Hussey (2021); Zikmund & cộng sự (2013)

1.4.2 Xác định vấn đề nghiên cứu và tổng quan tài liệu(1) Xác định vấn đề nghiên cứu

Tất cả các sinh viên đều gặp một số khó khăn trong việc thu hẹp mối quan tâm chung của họ đối với một chủ đề nghiên cứu để tập trung vào

Trang 27

một vấn đề cụ thể đủ nhỏ để nghiên cứu Điều này thường được gọi là xác định vấn đề nghiên cứu và dẫn đến việc đặt (các) mục tiêu nghiên cứu và (các) câu hỏi nghiên cứu Trong nghiên cứu học thuật, cách cổ điển để xác định một vấn đề nghiên cứu là xem xét tài liệu và xác định bất kỳ lỗ hổng nào, vì chúng chỉ ra các lĩnh vực ban đầu để nghiên cứu Bạn cũng sẽ thấy rằng nhiều bài báo học thuật cung cấp các gợi ý cho nghiên cứu sâu hơn trong phần kết luận của chúng Bạn sẽ cần tập trung ý tưởng của mình và quyết định phạm vi nghiên cứu.

Ví dụ: Có lẽ nghiên cứu của bạn sẽ là một vấn đề kinh doanh rộng lớn, nhưng tập trung vào một nhóm các bên liên quan cụ thể, quy mô kinh doanh, ngành, khu vực địa lý hoặc khoảng thời gian.

(2) Tổng quan tài liệu

Khi bạn đã chọn một chủ đề chung, bạn cần tìm kiếm tài liệu về các nghiên cứu trước đây và các thông tin liên quan khác về chủ đề đó và đọc chúng Bằng cách khám phá khối kiến thức hiện có, bạn sẽ tìm hiểu thêm về chủ đề và điều này sẽ giúp bạn tập trung ý tưởng của mình và tìm ra một vấn đề nghiên cứu cụ thể để nghiên cứu Sau đó, bạn sẽ viết một bài đánh giá tổng quan tài liệu về các nghiên cứu trước đây và các tài liệu đã xuất bản khác liên quan đến vấn đề nghiên cứu của bạn Tổng quan tài liệu là một đánh giá quan ừọng đối với khối kiến thức hiện có về một chủ đề, chúng hướng dẫn nghiên cứu và chứng minh rằng các tài liệu liên quan đã được'tìm thấy và phân tích.

1.4.3 Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu là một kế hoạch tổng thể chỉ rõ các phương pháp, quá trình thu thập và phân tích thông tin cần thiết Thiết kế nghiên cứu cung cấp một khung nghiên cứu hoặc kế hoạch hành động cho nghiên cứu (Zikmund & cộng sự, 2013) Điểm khởi đầu trong thiết kế nghiên cứu là xác định mô hình nghiên cứu Mô hình nghiên cứu là một khung hướng dẫn cách tiến hành nghiên cứu và nó dựa trên các lý thuyết và giả thuyết của mọi người về thế giới và bản chất của kiến thức Bên cạnh đó, cách tiếp cận tổng thể đối với toàn bộ quá trình nghiên cứu được gọi là phương pháp nghiên cứu Mặc dù, một phần, điều này được xác định bởi vấn đề nghiên cứu, các giả thuyết bạn sự dụng trong nghiên cứu của mình và cách bạn xác định vấn đề nghiên cứu sẽ ảnh hưởng đến cách bạn tiến hành

Trang 28

nghiên cứu Nói cách khác, cách bạn xác định mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu sẽ phụ thuộc vào mô hình nghiên cứu của bạn.

1.4.4 Chọn mẫu nghiên cứu

Mặc dù kế hoạch chọn mẫu được vạch ra trong thiết kế nghiên cứu, giai đoạn chọn mẫu là một giai đoạn riêng biệt của quá trình nghiên cứu Tuy nhiên, để thuận tiện, chúng tôi sẽ coi kế hoạch chọn mẫu và thực tế quy trình chọn mẫu là cùng nhau trong phần này.

Chọn mẫu liên quan đến bất kỳ quy trình mà đưa ra kết luận dựa trên đo lường của một bộ phận tổng thể hoặc tổng thể nghiên cứu Nói cách khác, một mẫu là một tập hợp con của một tổng thể lớn hon Nếu các thủ tục thống kê cụ thể được tuân theo, nhà nghiên cứu không cần chọn tổng thể vì kết quả của một mẫu tốt phải có cùng đặc điểm với tổng thể nghiên cứu Tất nhiên, các mẫu không đưa ra ước tính đáng tin cậy so với tổng thể nghiên cứu (Zikmund & cộng sự, 2013) Vì vậy, độ chính xác của các dự báo từ nghiên cứu phụ thuộc vào việc lấy một mẫu thực sự phù hợp với tổng thể nghiên cứu.

1.4.5 Thu thập dữ liệu nghiên cứu

Thu thập dữ liệu nghiên cứu là quá trình thu thập dữ liệu Dữ liệu có thể được thu thập bởi người quan sát hoặc người phỏng vấn, hoặc chúng có thể được ghi lại bàng máy như trong trường họp dữ liệu máy quét và khảo sát dựa trên Internet Rõ ràng, nhiều kỹ thuật nghiên cứu liên quan đến nhiều phương pháp thu thập dữ liệu (Zikmund & cộng sự, 2013) Đồng quan điểm trên, Collis & Hussey (2021) cũng tranh luận rằng có nhiều cách khác nhau để thu thập dữ liệu nghiên cứu và các tác giả xem xét các phương pháp thu thập dữ liệu chính là phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính Nếu thu thập dữ liệu bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, bạn sẽ cố gắng đo lường các biến số hoặc đếm số lần xuất hiện của một hiện tượng Mặt khác, nếu thu thập dữ liệu bằng phương pháp nghiên cứu định tính, bạn sẽ nhẩn mạnh các chủ đề, ý nghĩa và kinh nghiệm liên quan đến các hiện tượng.

1.4.6 Phân tích dữ liệu nghiên cứu

Một phần chính của quá trình nghiên cứu sẽ được dành để phân tích dữ liệu nghiên cứu Các phương pháp phân tích dữ liệu chính được sử dụng sẽ phụ thuộc vào mô hình nghiên cứu của bạn và việc bạn đã thu thập dữ

Trang 29

liệu định lượng hay định tính Mặt khác, bạn không nên đưa ra quyết định về phương pháp thu thập dữ liệu của mình mà không quyết định phương pháp phân tích nào bạn sẽ sử dụng.

1.4.7 Viết báo cáo và trình bày báo cáo

Một trong những công việc quan trọng nhất mà nhà nghiên cứu thực hiện là truyền đạt kết quả nghiên cứu Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trìhh nghiên cứu, nhưng nó không phải là giai đoạn ít quan trọng nhất Giai đoạn viết báo cáo và trình bày báo cáo bao gồm diễn giải các kết quả nghiên cứu, mô tả các hàm ý/giải pháp và rút ra các kết luận phù hợp cho các quyết định quản lý Những kết luận này phải hoàn thành các mục tiêu đã trình bày trong đề xuất nghiên cứu Ngoài ra, điều quan trọng là nhà nghiên cứu phải xem xét các khả năng khác nhau của mọi người để hiểu kết quả nghiên cứu Báo cáo không nên được viết theo cùng một cách cho một nhóm các học giả cũng như cho một nhóm các nhà quản lý trực tiếp Mặt khác, các nhà nghiên cứu cũng nên lưu ý khi báo cáo cho nhà quản lý vì hiện nay có nhiều báo cáo nghiên cứu trong kinh doanh ứng dụng là những tuyên bố quá phức tạp về các khía cạnh kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu phức tạp Thông thường, nhà quản lý không quan tâm đến việc báo cáo chi tiết về thiết kế nghiên cứu và các kết quả thống kê, mà chỉ muốn có một bản tóm tắt các kết quả.

1.5 Xác định các đặc điểm của một nghiên cứu tất

Nghiên cứu tốt tạo ra dữ liệu đáng tin cậy có được từ các hoạt động thực hành được tiến hành chuyên nghiệp và có thể được sử dụng một cách đáng tin cậy để đưa ra quyết định Ngược lại, nghiên cứu sơ sài được lập kế hoạch và tiến hành cẩu thả, dẫn đến dữ liệu mà người quản lý không thể sử dụng để giảm thiểu rủi ro khi ra quyết định Nghiên cứu tốt tuân theo các tiêu chuẩn của phương pháp khoa học (Cooper & Schindler, 2014).

Ngoài ra, Collis & Hussey (2021) mô tả răng các đặc điểm của nghiên cứu tốt có thể được phát triển bằng cách áp dụng cách tiếp cận có phương pháp Sự chặt chẽ về phương pháp là rất quan trọng và đề cập đến sự phù hợp và tính đúng đắn về lý thuyết của thiết kế nghiên cứu và ứng dụng có hệ thống của các phương pháp được sử dụng Do đó, nó đòi hỏi một cách tiếp cận cẩn thận, chi tiết, chính xác để tiến hành nghiên cứu Litman (2019) gợi ý rằng một nghiên cứu tốt sẽ bao gồm các đặc điểm sau đây:

Trang 30

^ Một hoặc nhiều mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu được xác định rõ ràng.

^ Đánh giá tổng quan nghiên cứu có liên quan.^ Xem xét các quan điểm khác nhau.

^ Trình bày bằng chứng với dữ liệu và phân tích ở định dạng có thể được tiến hành nghiên cứu lặp lại bởi người khác.

^ Thảo luận về các giả thuyết quan trọng, các phát hiện trái ngược và các diễn giải thay thế.

^ Ket luận thận trọng và thảo luận về ý nghĩa của chúng.

^ Tài liệu tham khảo đầy đủ, bao gồm quan điểm và đánh giá thay thế.

Hơn nữa, Cooper & Schindler (2014) liệt kê một số đặc điểm xác định một nghiên cứu tốt với phương pháp khoa học như sau:

V Mục tiêu được xác định rõ ràng: Mục tiêu của nghiên cứu trong kinh doanh - vấn đề liên quan hoặc quyết định được đưa ra - cần được xác định rõ ràng và mô tả rõ ràng bàng các thuật ngữ càng rõ ràng càng tốt Mục tiêu nghiên cứu nên được thể hiện bằng văn bản là có giá trị ngay cả trong trường hợp cùng một người đóng vai trò là nhà nghiên cứu và người ra quyết định Tuyên bố về vấn đề quyết định nên bao gồm phạm vi, giới hạn của nó và ý nghĩa chính xác của tất cả các từ và thuật ngữ quan trọng đối với nghiên cứu Việc nhà nghiên cứu không làm được điều này một cách đầy đủ có thể gây ra những nghi ngờ chính đáng trong tâm trí người đọc báo cáo nghiên cứu về việc liệu nhà nghiên cứu có đủ hiểu biết về vấn đề để đưa ra một đề xuất hợp lý hay không.

V Quá trình nghiên cứu chi tiết: Quá trình nghiên cứu được sử dụng phải được mô tả đủ chi tiết để cho phép một nhà nghiên cứu khác lặp lại nghiên cứu Điều này bao gồm các bước để có được người tham gia, sự đồng ý có hiểu biết, phương pháp chọn mẫu và tính đại diện cũng như quá trình thu thập dữ liệu Trừ khi phải giữ bí mật, các báo cáo nghiên cứu nên tiết lộ thẳng thắn nguồn dữ liệu và phương tiện thu thập dữ liệu Việc bỏ sót các chi tiết thủ tục quan trọng gây khó khăn hoặc không thể ước tính tính hợp lệ và độ tin cậy của dữ liệu và làm suy yếu niềm tin của người đọc báo cáo nghiên cứu cũng như bất kỳ hàm ý/giải pháp nào dựa trên nghiên cứu.

Trang 31

^ Thiết kế nghiên cứu được lên kế hoạch kỹ lưỡng: Thiết kế nghiên cứu cần được mô tả rõ ràng và lập kế hoạch cẩn thận để mang lại kết quả khách quan nhất có thể Hom nữa, không nên sử dụng một cuộc khảo sát ý kiến hoặc hồi ức khi có bằng chứng đáng tin cậy hom từ các nguồn tài liệu hoặc bằng cách quan sát trực tiếp.

^ Các tiêu chuẩn đạo đức cao được áp dụng: Các nhà nghiên cứu thường làm việc độc lập và có quyền hạn đáng kể trong việc thiết kế và thực hiện nghiên cứu Một thiết kế nghiên cứu bao gồm các biện pháp bảo vệ chống lại việc gây tổn hại về tinh thần hoặc thể chất cho người tham gia và ưu tiên hàng đầu cho tính toàn vẹn của dữ liệu Các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu phản ánh những mối quan tâm đạo đức quan trọng về việc thực hành các hành vi có trách nhiệm trong xã hội Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu thường thấy cân bằng một cách bấp bênh giữa các quyền của đối tượng nghiên cứu so với các quy định khoa học của phưomg pháp đã chọn Khi điều này xảy ra, họ có trách nhiệm bảo vệ phúc lợi của những người tham gia nghiên cứu cũng như các tổ chức mà họ tham gia, khách hàng, đồng nghiệp và chính họ Phải xem xét cẩn thận những tình huống nghiên cứu trong đó có khả năng gây tổn hại về thể chất hoặc tâm lý, bóc lột, xâm phạm quyền riêng tư và/hoặc mất phẩm giá Nhu cầu nghiên cứu phải được cân nhắc với khả năng xảy ra các tác dụng phụ này Thông thường, bạn có thể thiết kế lại một nghiên cứu, nhưng đôi khi bạn không thể Nhà nghiên cứu nên chuẩn bị cho tình thế tiến thoái lưỡng nan này.

^ Những hạn chế được bộc lộ thẳng thắn: Nhà nghiên cứu nên báo cáo, với sự thẳng thắn hoàn toàn, những hạn chế trong thiết kế nghiên cứu và ước tính ảnh hưởng của chúng đối với kết quả Có rất ít thiết kế nghiên cứu hoàn hảo Một số điểm không hoàn hảo có thể ít ảnh hưởng đến tính hợp lệ và độ tin cậy của dữ liệu; những người khác có thể vô hiệu hóa chúng hoàn toàn Kinh nghiệm của nhà nghiên cứu trong việc phân tích dữ liệu sẽ cung cấp cơ sở để ước tính ảnh hưởng của lỗi thiết kế Là người ra quyết định, bạn nên đặt câu hỏi về giá trị của nghiên cứu mà không có giới hạn nào được báo cáo.

^ Phân tích đầy đủ cho nhu cầu của người ra quyết định: Phân tích dữ liệu phải đủ rộng để tiết lộ tầm quan trọng của nó, cái mà các nhà quản lý gọi là hiểu biết sâu sắc Các phương pháp phân tích được sử dụng phải phù hợp Mức độ mà tiêu chí này được đáp ứng thường là thước đo tốt về

Trang 32

năng lực của nhà nghiên cứu Phân tích đầy đủ dữ liệu là giai đoạn nghiên cứu khó khăn nhất đối với người mới Tính hợp lệ và độ tin cậy của dữ liệu nên được kiểm tra cẩn thận Dữ liệu nên được phân loại theo những cách hỗ trợ nhà nghiên cứu đưa ra kết luận thích hợp và tiết lộ rõ ràng những phát hiện đã dẫn đến những kết luận đó Khi các phương pháp thống kê được sử dụng, nên chọn các kỹ thuật mô tả và suy luận thích hợp, xác suất sai sót phải được ước tính và áp dụng các tiêu chí về ý nghĩa thống kê.

^ Các phát hiện được trình bày rõ ràng: Một số bằng chứng về năng lực và tính chính trực của nhà nghiên cứu có thể được tìm thấy trong bản báo cáo Chẳng hạn, ngôn ngữ không cầu kỳ, rõ ràng và chính xác; các khẳng định được rút ra cẩn thận và được bảo vệ với các bảo lưu thích hợp; và một nỗ lực rõ ràng để đạt được tính khách quan tối đa có xu hướng để lại ấn tượng tốt về nhà nghiên cứu với người ra quyết định Những suy luận vượt xa các kết quả thống kê hoặc bằng chứng khác mà chúng dựa vào, sự phóng đại và dài dòng không cần thiết có xu hướng để lại ấn tượng không thuận lợi Những báo cáo như vậy không có giá trị đối với các nhà quản lý trong quá trình ra quyết định của tổ chức Việc trình bày dữ liệu phải toàn diện, diễn giải họp lý, dễ hiểu đối với người ra quyết định và được tổ chức sao cho người ra quyết định có thể dễ dàng xác định các phát hiện quan trọng.

^ Kết luận hợp lý: Các kết luận nên được giới hạn ở những kết luận mà dữ liệu cung cấp cơ sở đầy đủ Các nhà nghiên cứu thường muốn mở rộng cơ sở quy nạp bằng cách bao gồm kinh nghiệm cá nhân và diễn giải của họ - dữ liệu không chịu sự kiểm soát mà theo đó nghiên cứu được tiến hành Điều không mong muốn tương tự là thực hành quá thường xuyên rút ra kết luận từ một nghiên cứu về cỡ mẫu hạn chế và áp dụng chúng rộng rãi Các nhà nghiên cứu cũng có thể bị cám dỗ dựa quá nhiều vào dữ liệu được thu thập trong một nghiên cứu trước đó và sử dụng nó để diễn giải một nghiên cứu mới Thực tế như vậy đôi khi xảy ra giữa các chuyên gia nghiên cứu, những người chỉ giới hạn công việc của họ cho các khách hàng trong một ngành nhỏ Những hành động này có xu hướng làm giảm tính khách quan của nghiên cứu và làm suy yếu niềm tin của độc giả vào các phát hiện Các nhà nghiên cứu giỏi luôn xác định các điều kiện mà theo đó kết luận của họ có thể họp lý.

Trang 33

^ Kinh nghiệm của nhà nghiên cứu được phản ánh: Sự tự tin hơn trong nghiên cứu sẽ được đảm bảo nếu nhà nghiên cứu có kinh nghiệm, có danh tiếng tốt trong nghiên cứu và là một người liêm chính Neu người đọc báo cáo nghiên cứu có thể có được đầy đủ thông tin về nhà nghiên cứu, thì tiêu chí này có lẽ sẽ là một trong những cơ sở tốt nhất để đánh giá mức độ tin cậy của một nghiên cứu đảm bảo và giá trị của bất kỳ quyết định nào dựa trên nó Vì lý do này, báo cáo nghiên cứu nên chứa thông tin về trình độ của nhà nghiên cứu.

Các đặc điểm của một nghiên cứu tốt thay đổi tùy theo các giả thuyết/giả định nghiên cứu làm nền tảng cho nghiên cứu Những giả thuyết/giả định này là rất quan trọng ở tất cả các mức độ học thuật Một thiết kế nghiên cứu dựa trên cơ sở chắc chắn sẽ cho phép một mức độ linh hoạt để giúp bạn theo đuổi những phát hiện mới ữong chủ đề nếu chúng liên quan đến nghiên cứu và bạn có đủ thời gian để thực hiện nó.

Ở giai đoạn này, sẽ rất hữu ích để có một cái nhìn tổng quan về những gì tạo nên một nghiên cứu tốt Vì vậy, trong Bảng 1.3 trình bày các đặc điểm chính của một nghiên cứu tốt và sơ sài.

Bảng 1.3 Các đặc điểm chính của một nghiên cứu tất và sơ sàiTiêu chíNghiên cứu tổtNghiên cứu sơ sài

Vấn đề và phạm vi nghiên cứu

• Tập trung rõ ràng• Liên quan đến tranh

luận học thuật

• Không rõ ràng và không tập trung

Tổng quan lý thuyết

• Đánh giá các nghiên cứu liên quan và cập nhật

• Liên kết với các mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, khả thi

• Một danh sách các nghiên cứu liên quan• Mức độ liên quan không

rõ ràng

• ít hoặc không đánh giá các nghiên cứu liên quan• Mục tiêu nghiên cứu và

câu hỏi nghiên cứu bĩ thiếu, không thực tể hoặc không tập trung

Trang 34

Nguồn: Collis & Hussey (2021)

Tiêu chíNghiên cứu tốtNghiên cứu sơ sài

Phương pháp nghiên cứu

• Thiết kế gắn kết với vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu• Đánh giá tốt các

phương án thiết kế nghiên cứu

• Gắn liền với tổng quan lý thuyết

• ít đánh giá cao thiết kế nghiên cứu

• Không biện minh cho sự lựa chọn phương pháp• Không liên quan đến

tổng quan lý thuyết

Phân tích và thảo luận

• Những phát hiện được thảo luận theo cách phân tích nhằm tạo ra kiến thức và hiểu biết mới

• Gắn liền với tổng quan lý thuyết

• Phát hiện không rõ ràng, không liên quan đến mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

• ít hoặc không cổ gắng thảo luận liên quan đến tổng quan lý thuyếtKết luận • Kết luận rõ ràng liên

quan đến mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

• Chú ý đến hàm ý/giải pháp và hạn chế nghiên cứu

• Một số kết luận nhưng không liên kết với mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

• Hàm ý/giải pháp và hạn chế nghiên cứu không được trình bày

Tài liệu tham khảo

• Tất cả các nguồn được trích dẫn trong bài và chi tiết được liệt kê ở cuối bài

• Đạo văn thông qua thiếu sót hoặc tham chiếu không đầy đủ

Diễn đạt • Ý tưởng rõ ràng

• Chính tả và ngữ pháp phù hợp

• Khó theo dõi

• Nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp

Trang 35

Nghiên cứu trong kinh doanh tốt chỉ có giá trị khi nó có thể giúp ban quản lý đưa ra các quyết định tốt hon để đạt được các mục tiêu của tổ chức Thông tin thú vị về người tiêu dùng, nhân viên, đối thủ cạnh tranh hoặc môi trường có thể rất thú vị, nhưng giá trị của nó bị hạn chế nếu thông tin đó không thể được áp dụng cho một quyết định quan trọng Nếu một nghiên cứu không giúp ban quản lý lựa chọn các giải pháp thay thế hiệu quả hom, ít rủi ro hom hoặc có lợi hom so với các trường hợp khác, thì việc sử dụng nó nên được đặt câu hỏi Ngoài ra, ban quản lý có thể không có đủ nguồn lực (thời gian, tiền bạc hoặc kỹ năng) để tiến hành một nghiên cứu thích hợp hoặc có thể đối mặt với mức độ rủi ro thấp liên quan đến quyết định hiện tại Trong những tình huống này, việc tránh nghiên cứu trong kinh doanh và các chi phí liên quan về thời gian và tiền bạc là điều hợp lý Do đó, điểm mẫu chốt là nghiên cứu trong kinh doanh nên biện minh cho sự đóng góp mà nó tạo ra cho nhiệm vụ của những người ra quyết định (Cooper & Schindler, 2014).

1.6 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến nghiên cứu trong kinh doanh

Mặc dù nghiên cứu trong kinh doanh mang lại nhiều lợi ích cho tổ chức, nhưng nó không phải là liều thuốc chữa bách bệnh cho mọi vấn đề mà tổ chức gặp phải Và tiến hành nghiên cứu trong kinh doanh cũng liên quan đến chi phí, thời gian và nỗ lực Do đó, một tổ chức nên quyết định lựa chọn tiến hành nghiên cứu trong kinh doanh sau khi xem xét các yếu tố khác nhau Chúng bao gồm các yếu tố cơ bản như hạn chế về thời gian, nguồn lực sẵn có, dữ liệu sẵn có, bản chất của thông tin mà tổ chức đang mong đợi và các chi phí liên quan (Sreejesh & cộng sự, 2014).

1.6.1 Hạn chế về thời gian

Hạn chế về thời gian là yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định của công ty về việc có tiến hành nghiên cứu trong kinh doanh hay không Trong một số trường hợp nhất định, thiếu thời gian khiến một công ty đưa ra các quyết định mà không thực hiện bất kỳ nghiên cứu nào Những thay đổi đột ngột trong chiến lược của đối thủ cạnh tranh, những thay đổi về quy định, những thay đổi trong môi trường thị trường hoặc những thay đổi trong hoạt động của công ty, đòi hỏi phải có hành động ngay lập tức.

Trang 36

1.6.2 Tính sẵn có của nguồn lực

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến quyết định thực hiện nghiên cứu trong kinh doanh hay không là sự sẵn có của các nguồn lực Sự sẵn có của các nguồn lực có thể là về mặt phân bổ ngân sách hoặc nguồn nhân lực Thiếu nguồn tài chính có thể dẫn đến việc tiến hành nghiên cứu trong kinh doanh không đúng cách Ngược lại, kết quả thu được từ nghiên cứu như vậy sẽ không chính xác Thiếu nguồn tài chính buộc một công ty phải thỏa hiệp về cách thức thực hiện dự án nghiên cứu của mình, chẳng hạn như lấy cỡ mẫu nhỏ hơn trong khi dự án yêu cầu cỡ mẫu lớn hơn, sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu rẻ hơn và thậm chí bao gồm quá trình phân tích dữ liệu sơ sài đổi với bất kỳ nghiên cứu trong kinh doanh nào Vì vậy, trước khi tiến hành nghiên cứu trong kinh doanh, công ty cần xem xét vấn đề về sự sẵn có của các nguồn tài chính.

Một công ty cũng cần xem xét sự sẵn có của nguồn nhân lực trong khi đưa ra quyết định về nghiên cứu trong kinh doanh Thiếu nhân sự có trình độ có thể ảnh hưởng đến quá trình thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu trong một nghiên cứu trong kinh doanh Thiếu nhân sự có trình độ có thể dẫn đến việc chọn mẫu không phù hợp, nhập dữ liệu không đúng và phân tích dữ liệu không chính xác Do đó, một công ty cần tìm kiếm những nhân sự có năng lực và được đào tạo bài bản trước khi tiến hành nghiên cứu hoạt động kinh doanh.

1.6.3 Bản chất của thông tin đưực tìm kiếm

Thông tin hoặc đầu vào mà một công ty muốn có từ nghiên cứu cũng ảnh hưởng đến quyết định có tiến hành nghiên cứu trong kinh doanh hay không Neu thông tin mà một công ty muốn có từ nghiên cứu có thể được lấy từ hồ sơ nội bộ của công ty hoặc từ các nghiên cứu trước đây do công ty thực hiện, thì việc tiến hành nghiên cứu trong kinh doanh là một sự lãng phí thời gian và công sức Chẳng hạn: Nếu một công ty AAA đang tung ra một loại đồ uống trái cây mới ở Việt Nam và muốn có thông tin về tiềm năng thị trường của sản phẩm, thì công ty đó có thể sử dụng kiến thức và các nghiên cứu trước đây của mình về thị trường đồ uống ở Việt Nam, thay vì tiến hành một nghiên cứu thị trường mới Trong một số trường hợp nhất định, kinh nghiệm và trực giác của ban quản lý là đủ để đưa ra một quyết định cụ thể và không cần nghiên cứu trong kinh doanh.

Trang 37

1.6.4 Lợi ích so với chi phí

Lợi ích của nghiên cứu là rất nhiều Tuy nhiên, nghiên cứu đỏi hỏi những nỗ lực đáng kể và điều đó đòi hỏi phải phân bổ đủ ngân sách Do đó, mọi nhà quản lý phải thực hiện phân tích lợi ích - chi phí trước khi đưa ra quyết định liên quan đến việc tiến hành nghiên cứu trong kinh doanh Đề xuất nghiên cứu chỉ nên được phê duyệt khi lợi ích của nghiên cửu, dưới dạng thông tin thu được sẽ giúp cải thiện chất lượng của các quyết định được đưa ra, lớn hơn chi phí cho nghiên cứu.

1.7 Các xu hướng ảnh hưởng đến nghiên cứu trong kỉnh doanh

Xu hướng kinh doanh gần đây đã ảnh hưởng đến nghiên cứu trong kinh doanh theo nhiều cách Chúng đã giúp định hình các loại nghiên cứu được thực hiện, cách thức tiến hành nghiên cứu và các hiện tượng được nghiên cứu; chúng cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nghiên cứu trong quá trình ra quyết định kinh doanh Các xu hướng ảnh hưởng quan trọng đến nghiên cứu trong kinh doanh là mở rộng thị trường, toàn cầu hóa, marketing mối quan hệ và cuộc cách mạng thông tin (Hair & cộng sự, 2020).

1.7.1 Mở rộng thị trường

Ngày nay, các công ty có thể mở rộng sản phẩm và dịch vụ của mình tại những thị trường mà họ chưa xâm nhập hoặc bị cấm trước đây Do đó, khi các thị trường là tự do cho mọi doanh nghiệp thì cạnh tranh sẽ xuất hiện, và các công ty bắt đầu có động lực để ữả lời các câu hỏi về các loại sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng mong muốn Điều này làm cho các công ty chú trọng nhiều hơn về chất lượng sản phẩm và dịch vụ Như vậy, nghiên cứu trong kinh doanh có thể mang lại lợi ích cho các nhà quản lý; và khi các công ty được hưởng lợi từ việc ra quyết định được cải thiện, nghiên cứu trở thành một phần thiết yếu của việc ra quyết định hiệu quả.

1.7.2 Nghiên cứu quốc tế

Toàn cầu hóa có nghĩa là nghiên cứu trong kinh doanh phải tập trung vào quốc tế Do đó, nghiên cứu trong kinh doanh ngày nay thực sự là một nỗ lực quốc tế Các công ty trên toàĩi cầu hiện đang thực hiện nghiên cứu trong kinh doanh để cải thiện quá trình ra quyết định của họ Nghiên cứu này ảnh hưởng đến các quyết định thường liên quan đến các nền văn hóa xa lạ Do đó, các quyết định quản lý khó khăn liên quan đến người tiêu

Trang 38

dùng và nhân viên trong một nền văn hóa nước ngoài, với vô số quy định và đặc thù văn hóa, thậm chí còn khó khăn hơn bởi một loạt các rào cản giao tiếp, cả bàng lời nói và phi ngôn ngữ Những quyết định này yêu cầu nghiên cứu về sự khác biệt văn hóa bao gồm, ví dụ, khả năng dịch nghĩa từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác Những vấn đề như thế này chắc chắn sẽ phát sinh khi các doanh nghiệp vượt qua ranh giới quốc tế Do đó, nghiên cứu trong kinh doanh được thiết kế để mang lại sự hiểu biết về cả ngôn ngữ và khía cạnh văn hóa trong kinh doanh sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với việc trả tiền cho một sai lầm nghiêm trọng về ngôn ngữ hoặc văn hóa.

1.7.3 Marketing cá nhân hóa

Doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến hoạt động marketing được cá nhân hóa, nghĩa là đảm bảo các ưu đãi marketing phù hợp nhất có thể với sở thích cá nhân của khách hàng Marketing cá nhân hóa có liên quan chặt chẽ với marketing mối quan hệ, trong đó nhấn mạnh đến sự tương tác lâu dài giữa doanh nghiệp và các bên liên quan (đó là khách hàng, cổ đông hoặc nhân viên) Nó tìm cách xác định các trao đổi cùng có lợi cả công ty và các bên liên quan tối đa hóa giá trị Sự xuất hiện của marketing mối quan hệ đang làm thay đổi nghiên cứu về ai và cái gì được nghiên cứu Hơn nữa, sự sẵn có của phân tích dữ liệu lớn (big data) và học máy (machine learning) đã giúp marketing ngày càng trở nên cá nhân hóa.

Mặt khác, mức độ mà tất cả các bên liên quan được hưởng lợi có thể khác nhau Một khía cạnh quan trọng của marketing mối quan hệ là nhận ra rằng một công ty không thể là tất cả đối với mọi người; nghĩa là, các công ty phải nhận ra rằng không phải mọi khách hàng, nhân viên hay cổ đông đều mang lại sự phù hợp tốt cho mối quan hệ lâu dài Reichheld (2001) khuyến khích các công ty lựa chọn các đối tác quan hệ một cách cẩn thận Nghiên cứu thường được sử dụng để xác định phân khúc khách hàng nào mang lại nhiều lợi nhuận hơn và ít sinh lời hơn để có thế sử dụng hiệu quả các nguồn lực hạn chế Điều này có thể có nghĩa là một số nhu cầu không được đáp ứng trong khi những nhu cầu khác của các bên liên quan được đáp ứng quá mức.

1.7.4 Cuộc cách mạng thông tin

Thời đại thông tin đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều quá trình nghiên cứu Những tiến bộ công nghệ trong điện toán và lưu trữ điện tử đã

Trang 39

làm tăng đáng kể hiệu quả nghiên cứu Điều này đâ xảy ra trong một khoảng thời gian rất ngăn.

Ví dụ: Một sổ cá nhân đọc cuốn sách này được sinh ra trước khi điện thoại thông minh và thiết bị đeo như đồng hồ thông minh, vòng theo dõi sức khỏe, mắt kính thông minh được phổ biến rộng rãi Tương tự như vậy, hầu hết độc giả của cuốn sách này chưa bao giờ nghe nói về đầu đọc thẻ; tuy nhiên, đầu đọc thẻ hiện đã lỗi thời Nhiều công nghệ mới xuất hiện sẽ làm cho các phương pháp nhập, lưu trữ và phân tích dữ liệu hiện tại của chúng ta trở nên lỗi thời.

Sau đây là một số phát triển công nghệ thông tin đang ảnh hưởng đến việc ra quyết định kinh doanh và nghiên cứu ữong kinh doanh (Hair & cộng sự, 2020):

(1) Truyền thõng điện tử

E-mail, tin nhắn văn bản và các công nghệ như hội nghị truyền hình, IP thoại (VoIP - thoại qua Internet) và các nền tảng truyền thông xã hội là những ví dụ về phương pháp giao tiếp điện tử Những phương pháp này và những phương pháp khác đã thay thế điện thoại và thư điện tử truyền thống cho hầu hết các loại hình giao tiếp trong kinh doanh, bao gồm cả những vấn đề liên quan trực tiếp đến nghiên cứu Các bảng câu hỏi hiện được quản lý trực tuyến thường xuyên hơn.

(2) Kết nổi mạng

Kết nối mạng đề cập đến các máy tính được kết nổi với nhau thông qua các máy chủ khác nhau Internet kết nối thiết bị kỹ thuật số của bạn với gần như mọi thiết bị kỹ thuật số khác trên thế giới Từ góc độ kinh doanh, kết nối mạng cho phép giao tiếp và truyền dữ liệu tốt hơn giữa các bên quan tâm Trong nhiều trường hợp, kết nối mạng cho phép truyền thông tin theo thời gian thực từ thị trường đến nhà phân tích Chẳng hạn, một số nền tảng thương mại điện tử phổi hợp với các công ty giao hàng hiện nay cung cấp dịch vụ truyền thông tin 24-7 theo thời gian thực cho phép khách hàng theo dõi đơn hàng Hơn nữa, các công ty cũng sử dụng mạng nội bộ Đây là những mạng dựa vào công nghệ Internet để liên kết các máy tính nội bộ trong một tổ chức duy nhất Ví dụ: một nhà nghiên cứu cần dữ liệu về doanh thu và lợi nhuận trong 10 quý vừa qua có thể truy cập trực tiếp vào hồ sơ tài chính của công ty và truy xuất thông tin mong

Trang 40

muốn hoặc truy cập cơ sở dữ liệu lớn hơn được lưu trữ trên đám mây Không cần giấy tờ và không xảy ra tình trạng chậm trễ ương khi chờ bộ phận kế toán xử lý yêu cầu Ngoài ra, công ty có thể mở rộng mạng nội bộ của mình để các nhà cung cấp và người bán hàng cũng có quyền truy cập vào mạng Khả năng này tạo điều kiện thuận lợi cho các hệ thống mua hàng tự động, tăng tính linh hoạt trong sản xuất, chuỗi cung ứng hiệu quả hơn và chia sẻ thông tin chiến lược.

(3) Kho dữ liệu

Thông tin công ty hiện được lưu trữ và lập danh mục ở định dạng điện tử trong kho dữ liệu Các kho này đã thay thế các phương pháp lưu trữ dữ liệu khác, tốn kém hơn và đã giảm đáng kể chi phí lưu trữ dữ liệu Một cải tiến gần đây giúp giảm hơn nữa chi phí lưu trữ dữ liệu và tốc độ truy xuất dữ liệu là sự chuyển đổi nhanh chóng từ các hệ thống do công ty sở hữu tại chỗ hoặc bên ngoài sang kiến trúc nhà kho dựa trên đám mây (Maayan, 2017).

Các nhiệm vụ nghiên cứu cũng đã được thực hiện dễ dàng hơn nhiều nhờ dữ liệu sẵn có ngày càng tăng Dữ liệu có sẵn là thông tin sẵn có được biên soạn và bán bởi các công ty cung cấp nội dung Ngày nay, một nhà nghiên cứu có thể có thể truy cập tất cả dữ liệu thống kê cần thiết mà không cần rời khỏi văn phòng Hơn nữa, dữ liệu điều tra dân số được lập danh mục điện tử và có thể truy cập ở nhiều định dạng thông qua trang web tại Việt Nam Chẳng hạn, trang web Tổng cục thống kê (https://www.gso.gov.vn/) Trước đây, các nhà nghiên cứu phải đến thư viện của cơ quan chính phủ địa phương hoặc quốc gia, tìm các tập và bảng chính xác, sau đó chuyển các số theo cách thủ công sang định dạng có thể sử dụng được Một quy trình tốn nhiều công sức thường mất nhiều ngày hoặc nhiều tuần đã được giảm xuống còn hàng giờ và trong một số trường hợp là vài phút.

(4) Học tập tổ chức

Được thúc đẩy bởi chi phí lun trữ thông tin kỹ thuật số thấp và mong muốn hiểu rõ hơn về nhiều mối quan hệ, nhiều tổ chức đã phát triển các hệ thống chính thức nhàm ghi lại các sự kiện quan trọng trong cơ sở dữ liệu Kết quả cơ sở dữ liệu là một đại diện điện tử của bộ nhớ tổ chức Một số đầu vào các hệ thống này được tự động hóa Ví dụ, thông tin từ các báo cáo tài chính và thị trường thông thường, được đưa tự động vào cơ sở dữ

Ngày đăng: 07/05/2024, 19:02

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan