Báo Cáo - Chuyên Đề - Đánh Giá Tình Hình Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Tại Xã Tân Hòa - Huyện Buôn Đôn – Tỉnh Đắk Lắk Từ Năm 2006 Đến Năm 2010

55 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Báo Cáo  -  Chuyên Đề - Đánh Giá Tình Hình Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Tại Xã Tân Hòa -  Huyện Buôn Đôn –  Tỉnh Đắk Lắk  Từ Năm 2006 Đến Năm 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

PHẦN 1 MỞ ĐẦU1.1 Đặt vấn đề

Nói đến đất đai thì không ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn của nó đốivới sự sống của con người cũng như của các sinh vật trên hành tinh này Nếukhông có đất đai thì không thể nào có sự tồn tại của con người và các sinh vậtkhác Nó như là một sản phẩm của thiên nhiên đã ban tặng cho con người vàbằng trí thông minh cũng như sự sáng tạo của mình mà con người đã biết đónnhận và khai thác nó để phục vụ cho nhu cầu phát triển của mình.

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là địa bànphân bố dân cư hoạt động của các ngành kinh tế - xã hội, cơ sở phát triển của hệsinh thái, tạo điều kiện phát triển sự sống của mọi sinh vật trên trái đất Vì vậycông tác quản lý Nhà nước về đất đai còn được thực hiện đầu tiên làm cơ sởvững chắc cho việc sử dụng quỹ đất một cách hợp lí và hiệu quả, đặc biệt là ởcấp xã (thị trấn) Bởi đây là đơn vị hành chính gắn liền với hoạt động sản xuấtnông nghiệp của người dân trên địa bàn và mọi sự biến động đất đai qua nhiềuhình thức sử dụng đều xảy ra ở đây như làm cho tài nguyên đất ngày càng đadạng, phong phú, đất đai ngày càng phì nhiêu, hiệu quả sử dụng đất ngày càngcao, hay ngược lại làm cho đất ngày càng bị suy thoái trầm trọng, tài nguyênngày càng cạn kiệt.

Trong những năm gần đây, hoà cùng với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tếthế giới, nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phát triển Cùng với sự vận độngvà phát triển này, con người ngày càng khai thác nguồn tài nguyên qúy giá nàyđể phục vụ cho lợi ích của mình Đắk Lắk là một trong bốn tỉnh của Tây nguyêncùng với xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới của cả nước Trong những nămqua, nền kinh tế của Tây nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng có những bướcphát triển đáng kể Đắk Lắk là Tỉnh có diện tích lớn bao gồm 1 thành phố, 1 thị

Trang 2

xã và 12 huyện, có nguồn thu ngoại tệ lớn từ xuất khẩu hàng nông sản như càphê, tiêu v.v Trong đó có xã tân Hòa – Huyện Buôn Đôn - Tỉnh Đăk Lăk códiện tích tương đối lớn, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội Tuynhiên, do dân số ngày càng tăng cùng với nhu cầu sử dụng đất ngày càng lớn đãtạo ra sức ép đối với đất đai trên địa bàn xã Tân Hòa – Huyện Buôn Đôn - tỉnhĐăk Lăk cũng như gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về đấtđai Do vậy việc đánh giá tình hình hình quản lý Nhà nước về đất đai tại xã tânHòa – Huyện Buôn Đôn - tỉnh Đắk Lắk là một vấn đề rất cần thiết nhằm tạo cơsở khoa học để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và sử dụng đất ở địaphương đồng thời sử dụng đáng đắn, hợp lý, bền vững nguồn tài nguyên đất đai,bảo vệ môi trường sinh thái.

Xuất phát từ thực tiễn đó, được sự đồng ý của Khoa Nông- Lâm nghiệp,

Trường Đại học Tây nguyên, tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Đánh giá tìnhhình quản lý Nhà nước về đất đai tại xã Tân Hòa - huyện Buôn Đôn – TỉnhĐắk Lắk từ năm 2006 đến năm 20010”.

1.2 Giới hạn của chuyên đề

- Thời gian: Thực hiện trong thời gian từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 01năm 2011.

- Địa điểm: Xã Tân Hoà - huyện Buôn Đôn - tỉnh Đăk Lăk.- Nội dung: Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai.

1.3 Ý nghĩa của chuyên đề

Trang 3

- Ý nghĩa thực tiễn

Là cơ sở đánh giá hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai giúp chínhquyền địa phương có những giải pháp thích hợp tốt hơn cho hoạt động này tạiđịa phương.

Co lại lên trang trên cho đẹp

Trang 4

PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Tổng quan về quản lý nhà nước về đất đai

2.1.1.1 Khái quát quản lý Nhà nước và quản lý Nhà nước về đất đai

Quản lý các công việc của Nhà nước (hay quản lý Nhà nước) hiểu theonghĩa rộng được thực hiện bởi tất cả các cơ quan Nhà nước Cũng có khi do nhândân trực tiếp thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu toàn dân hoặc do các tổ chức xãhội, các cơ quan xã hội thực hiện nếu được Nhà nước giao quyền thực hiện chứcnăng Nhà nước Quản lý Nhà nước ở đây không phải là quản lý các tổ chứcchính trị gọi là Nhà nước mà là sự quản lý có tính chất Nhà nước, do Nhà nướcthực hiện thông qua bộ máy Nhà nước trên cơ sở quyền lực Nhà nước nhằm thựchiện các nhiệm vụ, chức năng Nhà nước Quản lý Nhà nước theo nghĩa rộng baohàm quản lý Nhà nước theo nghĩa hẹp tức là chấp hành và điều hành Nhà nước.

Quản lý Nhà nước về đất đai là môn khoa học xã hội dựa trên nghiên cứutoàn bộ những đặc trưng của đất đai như chất đất, số lượng đất, độ dày tầng đấtphân theo từng vùng, từng địa phương theo địa lý hành chính mỗi cấp để từ đóthống nhất quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, khai thác có hiệu quả nguồn tàinguyên quý báu này theo một hệ thống thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo,tránh tình trạng phân tán đất, sử dụng đất sai mục đích, bỏ hoang hoặc huỷ hoạiđất.

Ở nước ta, quản lý Nhà nước về đất đai thống nhất trong cả nước thể hiện:thống nhất về đường lối, chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước được thể hiệnqua nhiều văn bản pháp luật.

Những văn bản pháp luật phải được triển khai đồng bộ và thống nhất từTrung ương đến địa phương, làm cho người sử dụng đất hiểu và chấp hành đúng

Trang 5

cả nước nhằm cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu về số lượng, chất lượng theo từngđơn vị quản lý cụ thể từ Trung ương đến địa phương, là cơ sở để thực hiện côngtác quy hoạch, kế hoạch hoá việc sử dụng đất trong lãnh thổ nhằm mang lại hiệuquả kinh tế cao nhất.

2.1.1.2 Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai

Ngày 26 tháng 11 năm 2003 Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai năm2003 Tại Điều 6 Luật Đất đai Nhà nước quy định có 13 nội dung về quản lý đấtđai.

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai vàtổ chức thực hiện các văn bản đó;

- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,lập bản đồ hành chính;

- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồhiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;

- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sửdụng đất;

- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất;

- Thống kê, kiểm kê đất đai;- Quản lý tài chính về đất đai;

- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bấtđộng sản;

- Quản lý và giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụngđất;

Trang 6

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai vàxử lý vi phạm về đất đai;

- Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các hành vivi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất;

- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.

Đây là những nội dung quan trọng đã đáp ứng những yêu cầu cấp thiếttrong việc quản lý và sử dụng đất hiện nay Trong tất cả các nội dung trên nộidung nào cũng quan trọng và có quan hệ mật thiết với nhau vì vậy cần vận dụng,phối hợp chúng một cách hợp lý để nâng cao hiệu quả quản lý đất đai.

2.1.1.3 Hệ thống quản lý Nhà nước về đất đai ở Việt Nam hiện nay

Cơ cấu quản lý Nhà nước về đất đai theo các cấp quản lý được tổ chứcnhư sau:

Chính phủ

Các cơ quan thuộc Chính phủ- Bộ

- Cơ quan ngang Bộ

UBND Huyện – Quận - Thị xã Thành phố thuộc tỉnhSở Tài nguyên và Môi

UBND tỉnh – thành phốthuộc Trung ươngCơ quan thuộc Chính phủ

Bộ tài nguyên và Môi trường

Phòng Tài nguyên và Môitrường

UBND Xã - Phường - Thị trấn

Cán bộ địa chính Xã Phường - Thị trấn

Trang 7

Bộ máy quản lý đất đai ở Trung ương:

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chứcnăng quản lý Nhà nước về đất đai và đo đạc bản đồ trên phạm vi cả nước.

- Bộ máy quản lý đất đai cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương:Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnhthực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai và đo đạc bản đồ ở địa phươngvà chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường vềchuyên môn nghiệp vụ.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh (gọi chung là huyện):

Phòng Tài nguyên và Môi trường chính là tổ chức chuyên môn giúpUBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai và đo đạc về bảnđồ trên phạm vi huyện, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của Sở Tài nguyênvà Môi trường về chuyên môn nghiệp vụ.

- Cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn:

Cán bộ địa chính xã được tuyển dụng ổn định để giúp UBND xã thực hiệnviệc quản lý Nhà nước về đất đai và đo đạc về bản đồ trên phạm vi được phâncấp, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tàinguyên và Môi trường và phòng Tài nguyên và Môi trường.

2.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn

Cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ quyền hạn sau đây:- Lập văn bản để UBND cấp xã trình UBND cấp huyện về quy hoạch sửdụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

Trang 8

- Trình UBND cấp xã kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất đã được xét duyệt và theo dõi việc kiểm tra việc thực hiện;

- Thẩm định và xét duyệt hồ sơ để UBND cấp xã cho thuê đất, chuyển đổimục đích sử dụng đất, đăng ký giao dịch bảo đảm quyền sử dụng đất, tài sản gắnliền với đất cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện việc đăng ký, lập và quản lý hồ sơ địa chính; theo dõi quản lýbiến động đất đai; chỉnh lý hồ sơ địa chính; thống kê kiểm kê đất đai;

- Tham gia hoà giải, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài nguyênđất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đođạc vào bản đồ theo quy định pháp luật Phát hiện các trường hợp vi phạm phápluật về quản lý tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môitrường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc vào bản đồ, kiến nghị với UBND cấp xã vàcơ quan có thẩm quyền xử lý;

- Tuyên truyền hướng dẫn pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường;tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường trên địa bàn;

- Quản lý dấu mốc đo đạc và mốc địa giới; bảo quản tư liệu về đất đai, đođạc vào bản đồ;

- Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vựccông tác được giao cho UBND cấp huyện và cơ quan chuyên môn giúp UBNDcấp huyện quản lý Nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyênkhoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn đo đạc bản đồ;

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai ở Việt Nam

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo sâu sắc kịp thờicủa các cấp chính quyền nên công tác quản lý đất đai Việt Nam đã đạt được

Trang 9

nhiều kết quả đáng kể Có thể tóm tắt tình hình công tác quản lý đất đai ở nướcta từ năm 1993 đến năm 2004 như sau:

Từ năm 1993 đến năm 2004 Nhà nước ta đã ban hành hơn 200 văn bảnpháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, trong đó: 4 Luật, 8 Pháp lệnh, 1 Nghịquyết của Quốc hội, 3 Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, 3 Nghị quyếtcủa Chính phủ, 68 Nghị định, 23 Quyết định, 16 Chỉ thị của Thủ tướng Chínhphủ, 11 Thông tư của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường),25 Thông tư liên bộ, 23 Thông tư của các Bộ, ngành liên quan, 9 Quyết định củangành Ngoài ra còn nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan quy định vềvấn đề đất đai như Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Hình sự, Luật Thuế sử dụng đấtNông nghiệp, Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất… và các văn bản hướng dẫnthi hành.

Cùng với Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngcũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai ở địa phương.

Công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính:Ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, Miền núi và Trung du Bắc bộ, Duyên hải MiềnTrung và Tây Nguyên, các tỉnh miền Đông Nam bộ, trước năm 1996 chủ yếu làsử dụng phương pháp bàn đạc và toàn đạc để lập bản đồ gốc, các tỉnh đồng bằngsông Cửu Long chủ yếu sử dụng bình đồ lập từ ảnh máy bay để lập bản đồ địachính Đối với các khu vực dân cư đông đúc, khu vực đô thị thì chủ yếu phươngpháp toàn đạc để đo vẽ thành lập bản đồ gốc.

Từ năm 1996, Tổng cục Địa chính đã ban hành quy phạm đo vẽ thành lậpbản đồ địa chính tỷ lệ 1/200, 1/500, 1/1000 Theo Quyết định số 15/QĐ-ĐC ngày15/6/1996, các tỉnh đã loại bỏ phương pháp bàn đạc và chủ yếu sử dụng phươngpháp toàn đạc để đo vẽ bản đồ gốc Sản phẩm bản đồ vừa ở dạng Diamat, vừa ởdạng số nên chất lượng tốt đáp ứng kịp thời việc giao đất và cấp GCNQSD đất.

Trang 10

Về công tác lập hồ sơ địa chính: Cùng với việc cấp GCNQSD đất, hệthống hồ sơ địa chính đã được thiết lập ở hơn 9000 xã, phường, thị trấn Tuynhiên hệ thống hồ sơ địa chính đã được lập chưa đầy đủ, thiếu thống nhất cả vềmẫu sổ sách và nội dung so với quy định của pháp luật hiện hành (thực tế có hơn40% số xã nằm trong tình trạng này).

Tình hình biến động đất đai ở các địa phương trong những năm qua diễnra khá phổ biến, đặc biệt ở các thành phố lớn nhưng công tác đăng ký biến độngở các địa phương còn rất lúng túng, thực hiện chưa đúng quy định hiện hành.

Việc phận loại đất làm 6 hạng đã đáp ứng được các yêu cầu trong quản lýNhà nước về đất đai Tuy vậy, do những thay đổi về cơ chế quản lý, đặc biệt làphát triển nông nghiệp hàng hoá nên việc phân hạng đất đã bộc lộ một số hạnchế.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần đảm bảo tínhthống nhất trong quản lý Nhà nước về đất đai Đến nay nhiều địa phương đãhoàn thành quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2001-2010 Còn công tác sửdụng đất đai được triển khai tốt.

Công tác giao đất, cho thuê đất trong thời gian qua đã đáp ứng được yêucầu sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội, xong còn nặng về thủ tục hànhchính, thiếu kiểm tra sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất đối với các dựán đầu tư Việc thực hiện kiểm tra thường xuyên nội dung hoạt động giao đất,cho thuê đất ở cấp tỉnh còn ít Do đó tình trạng giao đất, cho thuê đất không đúngthẩm quyền, sử dụng đất sai mục đích được giao, được thuê còn xảy ra phổ biến.

Về đăng ký đất đai: Việc đăng ký ban đầu đã được triển khai tương đối tốt,đặc biệt là một số thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, HảiPhòng, Đà Nẵng Công tác đăng ký bước đầu tạo cơ sở quan trọng để Nhà nước

Trang 11

Về công tác cấp GCNQSD đất, nhất là ở đô thị còn chậm chỉ đạt 25% diệntích đất cần cấp GCNQSD đất.

Công tác thanh tra kiểm tra việc thi hành chính sách pháp luật đất đai đượccác cấp Uỷ và UBND địa phương quan tâm chỉ đạo Tuy nhiên việc thực hiệncông tác thanh tra và xử lý vi phạm chính sách pháp luật Đất đai còn có nhữngtồn tại lớn như: Các vi phạm pháp luật Đất đai khá phổ biến, có lúc, có nơinghiêm trọng nhưng việc xử lý của các cấp chính quyền ở nhiều địa phươngchưa kiên quyết, thậm chí còn buông lỏng, làm mất lòng tin trong nhân dân, phátsinh những điểm nóng? ở địa phương.

Tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai tăng và ngày càng gaygắt, phức tạp Xuất hiện nhiều đoàn khiếu kiện đông người, vượt cấp Theothống kê hàng năm có trên 10 vạn vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai (chiếmtrên 65% tổng số vụ khiếu kiện của công dân gửi đơn đến cơ quan Nhà nước).

Ngoài ra, thị trường bất động sản hoạt động tự phát, nhiều giao dịch về đấtđai không thông qua cơ quan Nhà nước thẩm quyền, cơ quan quản lý đất đai cáccấp hoạt động chưa đồng bộ, cán bộ địa chính cơ sở năng lực còn yếu… ảnhhưởng đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

2.2.2 Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai tỉnh Đăk Lăk năm2006 đến nay

Trong những năm qua, tỉnh Đăk Lăk đã có những thay đổi đángkể về sự phát triển kinh tế xã hội như: Dân số gia tăng, sự chuyển đổimục đích sử dụng về đất đai vào xây dựng đô thị, tốc độ tăng trưởngkinh tế Theo xu hướng ngày càng tăng lên Với sự tăng trưởng vàphát triển đó đòi hỏi công tác quản lý Nhà nước về đất đai của tỉnh cần

Trang 12

phải chặt chẽ, sử dụng đất đúng quy hoạch, đúng mục đích sử dụngnhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Từ khi thực hiện Luật Đất đai năm 2003 đến nay công tác quảnlý Nhà nước về Đất đai trên địa bàn tỉnh từng bước đi vào nề nếp, ổnđịnh đã đạt được nhiều kết quả.

Việc xác định địa giới hành chính theo Chỉ thị 364/CP đã đượcthực hiện, hồ sơ địa giới hành chính các cấp được xây dựng thống nhấtrõ ràng bằng các yếu tố địa hình, địa vật cố định, các điểm mốc giớibảo quản tốt và đã được thể hiện trên bản đồ chính xác và được lưu trữở các cấp.

Việc phân hạng đất nông nghiệp theo Nghị định số 73/NĐ-CPngày 25 tháng 10 năm 1993 đã được thực hiện một số địa phương Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạchsử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện theo đúng quy địnhcủa pháp luật.

Công tác quản lý quy hoạch và thực hiện quy hoạch sử dụng đấtđược các cấp quan tâm Tuy nhiên, tính khả thi của quy hoạch chưađược cao.

Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đấtđược thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính đã được thực hiện cho tấtcả các phường cũng như các thị trấn trên địa bàn tỉnh

Trang 13

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnhtương đối có hiệu quả, đạt tỷ lệ khá cao.

Tỉnh đã tiến hành thống kê đất đai theo định kỳ hàng năm từnăm 2006 -2010 và 1 lần tổng kiểm kê đất đai vào năm 2010 để từ đóNhà nước nắm được số lượng các loại đất.

Quyền của người sử dụng đất ngày càng được quan tâm, côngtác thu hồi giải phóng mặt bằng được thực hiện thuận lợi

Thanh tra, kiểm tra về tình hình quản lý và sử dụng đất thực hiệnkhá tốt.

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện một cách cóhiệu quả, bộ phận một cửa trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường đãđược thành lập đem lại hiệu quả cao trong hoạt động và giảm bớt cácthủ tục hành chính phức tạp cho người dân.

- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2007 của Chínhphủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi

Trang 14

đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cưkhi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

- Chỉ thị số 05/2004/CT/TTg ngày 09/2/2004 của Chính phủ về việc triểnkhai thực hiện Luật Đất đai năm 2003.

- Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/1/2004 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bảnđồ hiện trạng sử dụng đất.

- Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyênvà Môi trường về hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạchsử dụng đất.

- Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng BộTài nguyên và Môi trường ban hành quy định về cấp GCNQSD đất.

- Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tàinguyên và Môi trường ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạchsử dụng đất.

- Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 03/8/2006 giữaBộ tư pháp và Bộ Tài nguyên - Môi trường về công chứng hợp đồng, văn bảnliên quan quyền sử dụng đất.

- Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội xã Tân Hoà qua một số năm như năm2006, 2007, 2008, 2009 và 2010

Trang 15

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai theo Luật Đất đai năm 2003 tạixã….

3.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá khái quát kết quả thực hiện và những hạn chế trong công tácquản lý Nhà nước về đất đai của xã Tân Hoà, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăkgiai đoạn 2006-2010.

- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong công tácquản lý Nhà nước về đất đai của xã Tân Hoà, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk.

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã TânHoà.

- Đánh giá khái quát hiện trạng sử dụng đất của xã Tân Hoà năm 2010.- Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai tại địa bàn xã Tân Hoàgiai đoạn 2006-2010.

- Những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước về đất đaicủa xã Tân Hoà.

- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lýNhà nước về đất đai của xã Tân Hoà trong những năm tới.

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA)

Trang 16

- Thu thập các tài liệu, số liệu và bản đồ liên quan đến tới chuyên đề nhưbáo cáo tình hình kinh tế - xã hội của xã Tân Hoà qua một số năm, số liệu vềdiện tích đất đai, kết quả thực hiện quản lý Nhà nước về đất đai.

- Điều tra 15 hộ và phỏng vấn những người có chuyên môn, chính quyềnđịa phương như cán bộ địa chính xã, đại diện các thôn trong xã (nghiên cứuphương pháp này chưa đúng, số hộ điều tra chưa đúng)

3.4.2 Phương pháp thống kế, phân tích, so sánh, tổng hợp

Thống kê các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tìnhhình quản lý Nhà nước về đất đai tại xã Tân Hoà giai đoạn 2006-2010 Sau đóphân tích, so sánh, tổng hợp các tài liệu, số liệu đã thu thập được.

3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý số liệu bằng những phần mềm như Excel, Word, MicroSation.

Trang 17

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN4.1 Đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Tân Hoà4.1.1 Điều kiện tự nhiên

Phía Nam giáp xã Ea Nuôl huyện Buôn Đôn.

Phía Bắc giáp xã Ea Wer huyện Buôn Đôn và huyện Cư M’Gar.

Với vị trí địa lý trên, xã Tân Hoà thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xãhội.

4.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Xã Tân Hoà nằm ở độ cao trung bình từ 250-280m so với mặt nước biểnvà có xu hướng thấp dần từ Đông sang Tây.

Địa hình ở phía Tây đường tỉnh lộ 1 theo hướng Bắc tương đối bằngphẳng, độ dốc biến động từ: 0-8o.

Địa hình ở phía đông đường tỉnh lộ 1 theo hướng Bắc có dạng đồi lượnsóng, độ dốc biến động từ: 8-15o.

Nhìn chung địa hình, địa mạo xã Tân Hoà tương đối bằng phẳng thuận lợicho việc phát triển nông – lâm nghiệp và xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng.

4.1.1.3 Khí hậu, thời tiết

Trang 18

Xã Tân Hoà mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo,nhưng do có sự nâng lên của địa hình nên có đặc điểm rất đặc trưng của chế độkhí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từtháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Mùa khô lượngmưa rất thấp, chỉ chiếm từ 5-10% lượng mưa của cả năm kèm theo đó là gió mùaĐông Bắc, nắng nóng, khô hạn nên khí hậu mùa này rất khắc nghiệt, thời giannắng nóng kéo dài, gây ảnh hưởng đến cây trồng và sinh hoạt của người dân.Vào mùa mưa thì nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, mưa thường kéo dài, lượng mưa lớnthường gây ngập úng.

Các chỉ tiêu bình quân/năm như sau: nhiệt độ 21,3oC, độ ẩm không khí81%, lượng mưa từ 1614,4-1845,2mm, phân bố không đồng đều Nhiệt độ caođều trong năm, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm từ (5-10o).

4.1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng trên bản đồ tỉ lệ 1/100.000 của Viện QuyHoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp năm 1978, cho thấy địa bàn xã Tân Hoà chủyếu là các loại đất chính phân theo nguồn gốc phát sinh trong đó: Diện tích đấtnâu đỏ trên đá macma bazờ và trung tính (Fk) là 687,34ha chiếm 11,77% diệntích đất tự nhiên; diện tích đất nâu vàng trên đá macma bazờ và trung tính (Fs) là519,28ha chiếm 8,89% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất vàng nhạt trên đá cátvà trung tính (FQ) là 538,72ha chiếm 9,23% diện tích đất tự nhiên; diện tích đấtthung lũng do sản phẩm dốc tụ (D) là 65,43ha chiếm 1,13% diện tích đất tựnhiên; diện tích đất đỏ vàng trên đá sét là 4027,39ha chiếm 68,98% diện tích đấttự nhiên Chất lượng đất ở mức trung bình, phần lớn có tầng dày canh tác khávới độ dày tầng đất từ 15-25cm, thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp đặc

Trang 19

biệt là trồng lúa, hoa màu và một số cây công nghiệp như cà phê, điều, tiêu,mía…

- Tài nguyên nước+ Nguồn nước mặt

Gồm có sông Sêrêpok và hệ thống các nhánh suối của sông này, sôngSêrêpok có tốc độ dòng chảy trên lưu vực khoảng 20lít/giây/km2, là sông lớn cólòng sông rộng và sâu, nhiều thác ghềnh nhiều tiềm năng phát triển du lịch.Ngoài ra còn có các suối như: Suối Ea Phun Kram, Ea Tung, đặc biệt là suối EaHang, Ea Kning, Ea Bar là suối lơn có nước quang năm và chảy qua vùng sảnxuất nông nghiệp, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống và trong sản xuất.

+ Nguồn nước ngầm

Nguồn nước ngầm trên địa bàn xã có trữ lượng trung bình từ 7-15m, chấtlượng nước nước ngầm tốt, chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt của người dân trên địabàn xã và phục vụ cho tưới tiêu vào mùa khô Tuy trữ lượng nước trung bình,chất lượng nước tốt nhưng với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay, nếu khôngcó kế hoạch sử dụng nước ngầm một cách có hiệu quả sẽ gây ô nhiễm đến nguồnnước ngầm, ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người dân trong tương lai.

- Tài nguyên nhân văn

Xã Tân Hoà có 13 dân tộc anh em cùng sinh sống, phong tục tập quántruyền thống riêng của từng dân tộc đã hình thành nên một nền văn hoá đa dạng,phong phú và có những nét độc đáo Với nguồn lao động dồi dào, đức tính cầncù sáng tạo trong sản xuất tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hộicủa xã trong tương lai.

- Tài nguyên rừng

Xã Tân Hoà có diện tích đất rừng là 2.624,71ha chiếm 49,96% diện tíchđất tự nhiên, được phân theo loại rừng tự nhiên sản xuất Với đặc điểm khí hậu,

Trang 20

đất đai nên thảm thực vật chủ yếu cây bụi, cây thân gỗ với chủng loại rừng khộp,là xã có diện tích đất rừng tự nhiên lớn, thuận lợi cho việc khai thác và chế biếngỗ nhằm phục vụ cho đời sống của nhân dân.

+ Trồng trọt: Trồng trọt là nguồn đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho

nhân dân trên toàn xã Cây trồng chủ yếu của xã là cà phê, tiêu, điều, lúa, mía, vàmột số loại cây hoa màu khác.

Với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phá bỏ chế độ độccanh cây và phê, nhằm phát triển kinh tế, ổn định đời sống, bù đắp cho sự mấtgiá của cây cà phê, nhân dân đã biết kết hợp giữa trồng trọt với chăn nuôi, nhưphát triển các mô hình VAC, trồng dâu nuôi tằm, làm nấm… nhân dân đã biết ápdụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhiều mô hình chăn nuôi heo,mô hình cây lúa, mô hình cây ngô lai được xây dựng.

Bảng 4.1: Diện tích, năng xuất, sản lượng một số cây trồng của xã Tân Hoà năm 2010

STTLoại cây trồngDiện tích (ha)Năng suất(tạ/ha)Sản lượng (tạ)

Trang 21

6 Mía 6,32 50 316,00

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010 của xã Tân Hoà)

Trong Các loại cây hàng năm và lâu năm thì cây lúa và cây cà phê đượctrồng ổn định Đối với cây lúa hiện nay một số hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tưtăng vụ, thời gian đầu gặp khó khăn trong ccông tác chăm sóc và tưới tiêu nhưnghiện nay cũng đã đạt được kết quả cao Năng xuất cây trồng tăng , đối với câylúa năng suất 50 – 70 tạ/ha, đối với cây cà phê năng suất 40 – 60 tạ/ha, với cácloại cây khác thì năng suất cũng tăng lên rất đáng kể.

+ Chăn nuôi:

Ngành chăn nuôi trên địa bàn xã cũng đã phát triển khá lâu, vật nuôi chủyếu trên địa bàn xã là trâu, bò, dê, lợn, gà, vịt…Trong những năm gần đây ngànhchăn nuôi của xã đã phát triển không ngừng cả về số lượng lẫn chất lượng

Bảng 4.2: Tình hình chăn nuôi trên địa bàn xã Tân Hoà giai đoạn 2006 – 2010

Hạng mụcĐơn vịtínhNăm2006Năm2007Năm2008Năm2009Năm2010

(Nguồn: UBND xã Tân Hoà)

Chăn nuôi trên địa bàn có phát triển nhiều hơn so với trước đây, mạng lướithú y phát triển tốt và thường xuyên tiêm phòng cho gia súc, gia cầm ngăn chặndịch bệnh xảy ra và xử lý kịp thời dịch bệnh không để chúng lây lan Trước đây,chăn nuôi chỉ biết tận dụng nguồn thức ăn dư thừa thì nay người dân đã cho ăncác loại thức ăn tổng hợp, thức ăn công nghiệp Đối với chăn nuôi gia cầm chủ

Trang 22

yếu là chăn nuôi hộ gia đình, đối với các gia súc chủ yếu là chăn thả ngoài đồng,chưa chú trọng đồng cỏ (chỉ có một số hộ gia đình trồng cỏ) vì vậy mà thu nhậptừ chăn nuôi chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng của ngành chăn nuôi.

- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ

Đa số các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bànxã là của tư nhân có quy mô vừa và nhỏ như: xay xát, nghiền thức ăn gia súc,chế biến lâm sản…

Trên địa bàn xã có khoảng 95 cơ sở hoạt động thương mại dịch vụ Cáchoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vựcnhư: Cung ứng dịch vụ vật tư nông nghiệp, dịch vụ điện thoại, quán ăn uống,karaoke, nhiều cửa hàng tạp phẩm và thực phẩm cung cấp cho nhân dân trongvùng, số lượng, chủng loại hàng hoá phong phú Nhìn chung, mạng lưới thươngmại dịch vụ phát triển đã đáp ứng được nhu cầu trong việc phân phối và lưuthông hàng hoá Tuy nhiên, trên địa bàn xã cho đến nay hệ thống chợ, cửa hàngphục vụ còn hạn chế về số lượng cũng như chất lượng, vì vậy chưa đáp ứng đượcnhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân trên địa bàn xã.

4.1.2.2 Thực trạng xã hội

- Dân số, dân tộc

Tính đến cuối năm 2010, tổng dân số toàn xã là 11581 nhân khẩu, với2604 hộ Trong giai đoạn 2006-2010, dân số của xã đã tương đối ổn định, tỉ lệgia tăng dân số tự nhiên 1,75%, mật độ dân số khoảng 720người/km2, thành phầndân tộc của xã gồm:

Dân tộc Kinh có 6376 nhân khẩu chiếm 55,06 %Dân tộc Tày có 2638 nhân khẩu chiếm 22,78 %Dân tộc Nùng có 1975 nhân khẩu chiếm 17,05 %

Trang 23

Dân tộc Mường có 211 nhân khẩu chiếm 1,82 %

Các dân tộc thiểu số khác 100 nhân khẩu chiếm 0,87%

- Lao động, việc làm và mức sống

Xã Tân Hoà có đến 74% dân số có việc làm và thu nhập từ nông nghiệp,còn lại 26% có thu nhập từ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và một số cán bộcông nhân viên chức Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ -Chính quyền xã, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ đóinghèo giảm đáng kể, nhất là các hộ đồng bào dân tộc ít người Tuy nhiên, vẫncòn một số bộ phận không nhỏ dân cư có đời sống vẫn còn khó khăn cả về vậtchất cũng như tinh thần.

- An ninh quốc phòng

Công tác an ninh chính trị, trật tự xã hội của xã được đảm bảo tương đốiổn định Thời gian qua, UBND xã đã lãnh đạo, chỉ đạo các lực lượng dân quâncơ động bảo vệ tốt chiến lược an ninh quốc phòng trong tình hình mới, tiếp tụccủng cố phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc Đồng thời tổ chức tuyêntruyền phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý cho nhân dân, vận động nhân dântham gia quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất và môitrường.

Trang 24

- Tỉnh lộ 685 đi qua xã Ea Bar và thành phố Buôn Ma Thuật đoạn qua xãdài 3,5 km, rộng 2,8 m đường cấp phối.

- Các trục giao thông trong các khu dân cư rộng từ 3-8m, chủ yếu làđường cấp phối và đường đất sang gạt tạm.

Ngoài ra còn có giao thông nội đồng phục vụ sản xuất rộng từ 2-4m chủyếu là đường mòn, đường sang gạt tạm.

Nhìn chung hệ thống giao thông phân bố tương đối đều và hợp lý phù hợpvới điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của địa phương, tuy nhiên phần lớn cáctuyến giao thông trong khu dân cư, giao thông nội đồng là đường đất cồn nhỏhẹp gây khó khăn cho việc đi lại đặc biệt là vào mùa mưa.

- Hệ thống thủy lợi:

Hệ thống thuỷ lợi góp phần điều hoà lượng nước tưới, có vai trò quantrọng trong việc thâm canh và tăng năng suất cây trồng Hiện nay, mạng lướikênh mương trên địa bàn xã khá dày, gồm có hai hệ thống kênh mương chính cóchiều dài 3,5km chủ yếu cung cấp nước tưới tiêu cho xã phục vụ cho sản xuấtnông nghiệp như kênh 19/5 và kênh mương Chảng dài nối từ xã Cuôr Knia sangxã Tân Hoà Hiện nay, đã có một số kênh mương mới xây dựng hoàn thiện vàđưa vào sử dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao, phục vụ đầy đủ nhu cầu nướctưới cho sản xuất nông nghiệp của người dân.

- Mạng lưới điện:

Lưới điện trên địa bàn xã dần dần tạo thành một hệ thống điện ổn định baogồm các trạm biến áp lớn, nhỏ và các tuyến đường dây phân bố rộng khắp trêntoàn xã Nguồn điện trong toàn xã được cung cấp từ các trạm nguôn 110/220KV,dung lượng 300KVA Chủ yếu sử dụng nguồn điện từ mạng lưới điện 500KVcủa Quốc gia, mạng lưới điện được sử dụng ổn định đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu

Trang 25

- Hệ thống thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin liên lạc của xã không ngừng được phát triển, bưu điệnđã được xây dựng, mạng lưới điện thoại được trang bị dày đặc Bưu điện đượcđặt tại trung tâm xã là chi nhánh của bưu điện huyện Buôn Đôn với hệ thốngthông tin liên lạc đi đến các nơi trong huyện, trong tỉnh, ngoài tỉnh được thôngsuốt Ngoài ra ở xã còn có một đài phát thanh thuận tiện cho việc phổ biến kịpthời các thông tin đến người dân, bưu điện xã đã trang bị đầy đủ các loại sách,báo phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu về pháp luật, tham khảo nghiên cứu các giốngcây, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi…

- Y tế:

Trên đại bàn xã có một trạm y tế, đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn.Công tác phòng chống dịch bệnh và tiêm chủng được triển khai có hiệu quả vàkịp thời Tuy nhiều năm qua trên địa bàn xã không xảy ra dịch bệnh nhưng côngtác y tế trên địa bàn vẫn được chú trọng và nâng cao hiệu quả trong công táckhám và chữa bệnh cho nhân dân

- Giáo dục:

Công tác giáo dục được xã chú trọng hàng đầu Chất lượng giáo dụckhông ngừng được nâng cao Trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học ngàycàng được cải tiến Hiện nay trên địa bàn xã gồm có 5 trường học, 125 giáo viênvà 2835 học sinh.

4.1.3 Nhận định chung về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cóảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai của địa phương

- Sự hiểu biết Luật Đất đai của người dân còn hạn chế nên công tác quảnlý đất đai gặp nhiều khó khăn.

Trang 26

- Một số người dân có điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn, không đápứng các yêu cầu về đất đai, gây khó khăn trong công tác quản lý tài chính về đấtđai.

- Địa bàn xã có khá nhiều dân tộc thiểu số, có phong tục tập quán sản xuấtcòn lạc hậu gây khó khăn cho công tác sử dụng đất của địa phương.

- Nhu cầu đất phi nông nghiệp của người dân ngày càng nhiều (chủ yếu làđất ở) nên tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất trái phép khá lớn, gây khókhăn cho cơ quan chức năng.

4.2 Hiện trạng sử dụng đất tại xã Tân Hoà năm 20104.2.1 Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng

Theo số liệu thống kê năm 2010 thì tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là5.838,00 ha, trong đó: đất nông nghiệp có diện tích 4550,55ha, chiếm 77,9%; đấtphi nông nghiệp với diện tích 1077,59ha, chiếm 18,45%; đất chưa sử dụng vớidiện tích 209,86ha, chiếm 3,59%.

Trang 27

Bảng 3: Hiện trạng đất theo mục đích sử dụng của xã Tân Hoà năm 2010

1.2.2Đất rừng phòng hộRPH1.2.3Đất rừng đặc dụngRDD

2.2.1Đất trụ sở CQ, CT sự nghiệpCTS1,890,17

2.2.3Đất sản xuất, kinh doanh PNNCSK7,640,72.2.4Đất có mục đích công cộngCCC906,71 83.95

2.4Đất nghĩa trang, nghĩa địaNTD6,160,57

Ngày đăng: 07/05/2024, 03:48

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan