Khóa luận tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

86 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Khóa luận tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HUỲNH KIỀU GIANG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÕN THƯƠNG TÍN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 7340201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS LÊ VĂN HẢI

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HUỲNH KIỀU GIANG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÕN THƯƠNG TÍN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 7340201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS LÊ VĂN HẢI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan khóa luận “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá

nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín” là công trình

nghiên cứu của riêng em, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận

Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định cho lời cam đoan của mình

TP.HCM, ngày 04 tháng 07 năm 2022

Tác giả

Nguyễn Huỳnh Kiều Giang

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài Khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là TS Lê Văn Hải, người đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ em cũng như luôn quan tâm, giải đáp những vấn đề thắc mắc của em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín đã tạo điều kiện cung cấp dữ liệu để em có thể hoàn thành bài nghiên cứu

Vì thời gian hạn hẹp cũng như hạn chế về kiến thức, khóa luận không thể tránh khỏi vẫn còn những thiếu sót, em rất mong sẽ nhận được sự góp ý từ thầy cô để có thể rút kinh nghiệm và hoàn thiện khóa luận một cách tốt hơn

Cuối cùng, em xin kính chúc Quý Thầy Cô Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh luôn tràn đầy năng lượng, hạnh phúc và thành công trong công việc

TP.HCM, ngày 04 tháng 07 năm 2022

Tác giả

Nguyễn Huỳnh Kiều Giang

Trang 5

TÓM TẮT

Ngân hàng thương mại và các hoạt động của ngân hàng thương mại đã và đang đóng vai trò rất quan trọng trong sự chuyển động và phát triển của nền kinh tế tài chính tại Việt Nam Tuy nhiên, các hoạt động của ngân hàng thương mại đều tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường, đặc biệt là đối với các hoạt động tín dụng – một trong các hoạt động cơ bản mang lại nguồn thu và lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng

Khóa luận này sẽ nghiên cứu để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín thông qua (1) số liệu thu thập từ hệ thống nội bộ của ngân hàng và khảo sát một số khách hàng đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng; (2) báo cáo tài chính, báo cáo thường niên được công bố chính thức của Sacombank từ 2019 đến 2021 Số liệu nghiên cứu trong bài sẽ được thực hiện thống kê mô tả, kiểm định tương quan Pearson và kiểm định hồi quy Binary Logistic với biến phụ thuộc là Rủi ro tín dụng và 7 biến độc lập bao gồm: Kinh nghiệm khách hàng; Khả năng tài chính; Tỉ lệ Vốn vay/Giá trị Tài sản đảm bảo; Lịch sử vay vốn; Sử dụng vốn vay; Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng; Kiểm tra giám sát khoản vay Kết quả kiểm định cho thấy có 5 biến ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Sacombank là Kinh nghiệm khách hàng; Khả năng tài chính; Tỉ lệ Vốn vay/Giá trị Tài sản đảm bảo; Sử dụng vốn vay và Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, trong khi Lịch sử vay vốn và Kiểm tra giám sát khoản vay không có ý nghĩa thống kê trong mô hình Dựa trên kết quả thống kê, một số hàm ý chính sách sẽ được đề xuất cho các nhà quản trị tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín có cái nhìn cụ thể hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân, từ đó kịp thời đưa ra các giải pháp giúp hạn chế rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng

Trang 6

ABSTRACT

Commercial banks and their activities have been playing a very important role in the movement and development of the financial economy in Vietnam However, the activities of commercial banks are full of unpredictable risks, especially for credit - one of the basic activities that bring the biggest source of revenue and profit for the bank

This thesis will study to determine the factors affecting personal credit risk at Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank through (1) Data collected from the bank's internal system and survey some customers who are having credit relationships with the bank; (2) Financial statements, annual reports officially published by Sacombank from 2019 to 2021 The research data in this article will be carried out with descriptive statistics, Pearson correlation test and Binary Logistic regression test with the dependent variable is Credit risk and 7 independent variables include Customer experience; Financial capability; Ratio of Loan Capital/Value of Collateral; Loan history; Use of loan capital; Experience of credit officers; Loan monitoring The test results show that 5 variables affect Sacombank's credit risk: Customer experience; Financial capability; Ratio of Loan Capital/Value of Collateral; Using loan capital and Experience of credit officers, while Loan History and Loan monitoring are not statistically significant in the model Based on the statistical results, some policy implications will be proposed for managers at Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank to have a more specific view of the factors affecting credit risk of individual customers, thereby providing timely solutions to help limit personal credit risks at the Bank

Trang 7

NỘI DUNG CHÍNH (CÁC CHƯƠNG MỤC) xi

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.5 Phương pháp nghiên cứu 3

1.6 Những đóng góp của khóa luận 4

1.7 Kết cấu của khóa luận 4

2.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng 8

2.1.2.1 Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro 8

2.1.2.2 Căn cứ vào tính chất phát sinh rủi ro 9

2.1.2.3 Căn cứ vào thời điểm phát sinh rủi ro 9

2.2 Đo lường rủi ro tín dụng 10

2.2.1 Nợ quá hạn và Nợ xấu 10

2.2.2 Mô hình xếp hạng tín dụng CIC 13

Trang 8

2.3 Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng 15

2.3.1 Các nhân tố vĩ mô 15

2.3.1.1 Môi trường tự nhiên 15

2.3.1.2 Môi trường kinh tế 15

2.3.1.3 Môi trường pháp lý 15

2.3.2 Các nhân tố vi mô 16

2.3.2.1 Các nhân tố từ nội bộ ngân hàng 16

2.3.2.2 Các nhân tố từ khách hàng vay 17

2.4 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng 20

2.4.1 Đối với nền kinh tế 20

2.4.2 Đối với ngân hàng 20

2.4.3 Đối với khách hàng 21

2.5 Một số nghiên cứu liên quan 22

2.5.1 Các nghiên cứu trong nước 22

2.5.2 Các nghiên cứu nước ngoài 25

2.5.3 Khe hở nghiên cứu 26

TÓM TẮT CHƯƠNG 2: 27

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

3.1 Mô hình nghiên cứu 28

3.1.1 Mô hình Binary Logistic 28

3.1.2 Mô tả và giải thích các biến trong mô hình 29

3.2 Giả thuyết nghiên cứu 31

3.3 Dữ liệu nghiên cứu 33

3.4 Phương pháp nghiên cứu 33

3.4.1 Phương pháp chọn mẫu 33

3.4.2 Mô tả mẫu nghiên cứu 34

3.4.2.1 Cơ cấu mẫu theo khả năng tài chính của khách hàng đi vay 34

3.4.2.2 Cơ cấu mẫu theo kinh nghiệm của khách hàng đi vay 35

3.4.2.3 Cơ cấu mẫu theo tỉ lệ vốn vay/giá trị tài sản đảm bảo 36

3.4.2.4 Cơ cấu mẫu theo lịch sử vay vốn của khách hàng 37

3.4.2.5 Cơ cấu mẫu theo tình hình sử dụng vốn vay 37

Trang 9

3.4.2.6 Cơ cấu mẫu theo kinh nghiệm của cán bộ tín dụng 38

3.4.2.7 Cơ cấu mẫu theo số lần kiểm tra, giám sát khoản vay 38

3.4.3 Phân tích tương quan 39

3.4.4 Phân tích hồi quy 39

3.5 Quy trình nghiên cứu 40

4.1.3 Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín 45

4.2 Kết quả nghiên cứu 48

4.2.1 Kết quả thống kê mô tả 48

4.2.2 Kết quả phân tích tương quan Pearson 49

4.2.3 Kết quả hồi quy Binary Logistic 50

4.2.3.1 Kiểm định tính phù hợp của mô hình 50

4.2.3.2 Kiểm định tính chính xác của mô hình 51

4.2.3.3 Kiểm định ý nghĩa thống kê của biến độc lập lên biến phụ thuộc 52 4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu 53

TÓM TẮT CHƯƠNG 4: 56

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 57

5.1 Kết luận 57

5.2 Hàm ý chính sách 59

5.2.1 Đối với Tỉ lệ Vốn vay/Giá trị Tài sản đảm bảo 59

5.2.2 Đối với Khả năng tài chính của khách hàng vay 60

5.2.3 Đối với Kinh nghiệm của khách hàng vay 61

5.2.4 Đối với Kinh nghiệm của cán bộ cho vay 61

5.2.5 Đối với Sử dụng vốn vay 62

Trang 10

5.3 Hạn chế của nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tiếp theo 63

TÓM TẮT CHƯƠNG 5: 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

PHỤ LỤC 1: PHIẾU THU THẬP DỮ LIỆU 70

PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ 71

PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN 71

PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY 72

Trang 11

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CIC Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam

Trang 12

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Bảng tiêu chí chấm điểm khách hàng cá nhân CIC 14

Bảng 2.2 Bảng xếp hạng tín dụng CIC 14

Bảng 3.1 Bảng mô tả biến độc lập 29

Bảng 3.2 Cơ cấu mẫu theo loại rủi ro 34

Bảng 3.3 Cơ cấu mẫu theo Khả năng tài chính 35

Bảng 3.4 Cơ cấu mẫu theo Kinh nghiệm làm việc 36

Bảng 3.5 Cơ cấu mẫu theo Tỉ lệ vốn vay/giá trị tài sản đảm bảo 36

Bảng 3.6 Cơ cấu mẫu theo Lịch sử vay vốn 37

Bảng 3.7 Cơ cấu mẫu theo Sử dụng vốn vay 38

Bảng 3.8 Cơ cấu mẫu theo Kinh nghiệm cán bộ cho vay 38

Bảng 3.9 Cơ cấu mẫu theo Kiểm tra giám sát khoản vay 39

Bảng 4.1 So sánh các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh cơ bản của Sacombank Quý I/2021 và Quý I/2022 43

Bảng 4.2 Kết quả kinh doanh của Sacombank 2019 – 2021 43

Bảng 4.3 Kết quả hoạt động huy động vốn của Sacombank 2019 - 2021 45

Bảng 4.4 Kết quả hoạt động cho vay của Sacombank 2019 - 2021 46

Bảng 4.5 Thống kê mô tả Biến độc lập 48

Bảng 4.6 Kết quả phân tích tương quan Pearson 49

Bảng 4.7 Kết quả kiểm định Omnibus 50

Bảng 4.8 Kết quả tóm tắt mô hình 51

Bảng 4.9 Kết quả kiểm định mức độ chính xác của mô hình 51

Bảng 4.10 Kết quả kiểm định Wald 52

Bảng 4.11 So sánh mức độ ảnh hưởng 55

Trang 13

NỘI DUNG CHÍNH (CÁC CHƯƠNG MỤC)

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Trình bày về: Lý do chọn đề tài; Mục tiêu nghiên cứu; Câu hỏi nghiên cứu; Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu và Những đóng góp của đề tài

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và một số nghiên cứu trước

Trình bày về: Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại; Đo lường rủi ro tín dụng; Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng; Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng; Một số nghiên cứu liên quan

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Trình bày về: Mô hình nghiên cứu; Giả thuyết nghiên cứu; Dữ liệu nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu và Quy trình nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trình bày về: Kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín; Kết quả nghiên cứu; Thảo luận về kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách

Trình bày về: Kết luận; Hàm ý chính sách; Hạn chế của nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tiếp theo

Trang 14

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Chương 1 của bài nghiên cứu sẽ giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, những đóng góp của khóa luận và kết cấu chung của khóa luận Thông qua chương 1, mọi người có thể có cái nhìn tổng quan hơn về bài nghiên cứu, biết được các mô hình kiểm định được áp dụng trong bài và thông tin ban đầu về dữ liệu nghiên cứu được sử dụng

Trong thời đại hiện nay, nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế tài chính nói riêng đang dần hội nhập và phát triển nhanh chóng Không nằm ngoài xu thế đó, hệ thống kinh tế Việt Nam, các ngân hàng thương mại cũng đã và đang từng bước phát huy nguồn lực, phát triển mạnh mẽ, không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm gia tăng sức cạnh tranh, đảm bảo đáp ứng những nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng

Hoạt động tín dụng là một trong các hoạt động cơ bản mang lại nguồn thu và lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng, tuy nhiên song song với lợi ích mà hoạt động này mang lại, các ngân hàng thương mại cũng phải đối mặt với những rủi ro trong hoạt động tín dụng đang xuất hiện ngày một nhiều và khó có biện pháp giải quyết triệt để Rủi ro tín dụng không chỉ gây ra những tổn thất về mặt tài chính, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến phá sản ngân hàng

Trong hơn 30 năm hoạt động của mình, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín đã trở thành một trong những ngân hàng có quy mô lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam, với mục tiêu kinh doanh là tăng trưởng bền vững, mang về lợi nhuận và đảm bảo an toàn vốn Đặc biệt, hoạt động tín dụng là hoạt động rất được ngân hàng quan tâm và chú trọng phát triển Trong giai đoạn từ 2019 đến 2021, Sacombank đã có những ghi nhận tích cực về hoạt động cho vay, tổng dư nợ tín dụng tăng ổn định và luôn xấp xỉ 15%, thị phần tín dụng tăng từ 3.5% lên 3.63% Tuy nhiên, mặc dù thị trường tín dụng được đánh giá là vô cùng tiềm năng, nhu cầu khách hàng luôn luôn hiện hữu nhưng không phải đối

Trang 15

tượng khách hàng nào cũng phù hợp cho việc cấp tín dụng, theo một lẽ đương nhiên, hoạt động mang lại lợi ích càng lớn thì rủi ro tiềm ẩn cũng càng nhiều, mức độ cạnh tranh càng khốc liệt, đặc biệt là đối với hoạt động mang tính chất nhạy cảm như tín dụng Trên thực tế, những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng là vô cùng nhiều và khó có thể lượng hóa được tất cả Vấn đề cân bằng giữa phát triển hoạt động tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng luôn là một vấn đề nan giải, một bài toán khó không chỉ của riêng Sacombank mà còn của cả hệ thống ngân hàng thương mại

Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng và ảnh hưởng to lớn của rủi ro

tín dụng cá nhân đối với ngân hàng, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Các nhân

tố ảnh hưởng rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín.” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình với mong muốn có thể

xác định được các nhân tố vi mô ảnh hưởng đến khả năng phát sinh rủi ro tín dụng, từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách mang tính đóng góp cho công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân, từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm hạn chế rủi ro tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 1: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách

hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín

Mục tiêu 2: Phân tích mức độ và chiều hướng các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro

tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín

Mục tiêu 3: Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đối

với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín

Trang 16

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín?

Câu hỏi 2: Mức độ và chiều hướng của các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín

dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín như thế nào?

Câu hỏi 3: Những hàm ý chính sách nào cần đề xuất để hạn chế rủi ro tín dụng cá

nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín?

1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

Phạm vi thời gian:

 Thời gian thu thập dữ liệu thứ cấp từ năm 2019 – 2021

 Thời gian thu thập dữ liệu sơ cấp: điều tra khảo sát từ tháng 04/2022 đến tháng 06/2022 và dữ liệu khách hàng từ hệ thống nội bộ ngân hàng từ năm 2019 – 2021

Nghiên cứu sẽ kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng:

Phương pháp định tính:

- Phương pháp thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp để hệ thống hóa những vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

- Phương pháp thống kê, tổng hợp và thu thập thông tin thực tế để đánh giá tình hình rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín

- Phương pháp thống kê mô tả: dùng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được và phân loại dữ liệu để đưa vào mô hình nghiên cứu

Trang 17

- Phương pháp so sánh, phân tích, suy luận để đề xuất hàm ý chính sách nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín

Phương pháp định lượng:

- Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện thông qua điều tra khảo sát bằng bảng câu hỏi soạn sẵn, số lượng mẫu dữ liệu được xác định dựa

trên công thức: n ≥ 50 + 8p ( với n: số lượng mẫu tối thiểu , p: số lượng

biến độc lập trong mô hình)

- Kiểm định Pearson để xác định mối tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập cũng như giữa các biến độc lập với nhau

- Kiểm định phân tích hồi quy Binary Logistic để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, xem xét kết quả kiểm định Omnibus để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình và kiểm định Wald để xác định ý nghĩa thống kê giữa các biến với rủi ro tín dụng

Đề tài cung cấp các bằng chứng thực nghiệm trong việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín, đây sẽ là nguồn thông tin tham khảo hữu ích cho những nghiên cứu liên quan sau này Kết quả nghiên cứu sẽ giúp nhà quản trị tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín có cái nhìn cụ thể hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân, từ đó kịp thời đưa ra các hàm ý chính sách giúp hạn chế rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Trình bày về: Lý do chọn đề tài; Mục tiêu nghiên cứu; Câu hỏi nghiên cứu; Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu và Những đóng góp của đề tài

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và một số nghiên cứu trước

Trình bày về: Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại; Đo lường rủi ro tín dụng; Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng; Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng; Một số nghiên cứu liên quan

Trang 18

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Trình bày về: Mô hình nghiên cứu; Giả thuyết nghiên cứu; Dữ liệu nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu và Quy trình nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trình bày về: Kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín; Kết quả nghiên cứu; Thảo luận về kết quả nghiên cứu

Trang 19

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

Chương 2 trình bày về cơ sở lý thuyết (bao gồm khái niệm rủi ro tín dụng; phân loại rủi ro tín dụng dựa trên nguyên nhân, tính chất và thời điểm phát sinh rủi ro; một số mô hình và tiêu chí đo lường rủi ro tín dụng; các nhân tố vĩ mô và vi mô tác động đến rủi ro tín dụng; ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với từng đối tượng), một số nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan và khe hở nghiên cứu Mục đích của chương 2 là giúp mọi người hiểu được những kiến thức cơ bản về rủi ro tín dụng và những gì liên quan đến rủi ro tín dụng cũng như nắm được sơ lược cái bài

nghiên cứu trước đây, làm tiền đề thực hiện nên bài nghiên cứu

2.1.1 Khái niệm

Một số tác giả trong và ngoài nước đã có những định nghĩa về rủi ro tín dụng được ghi nhận trong các công trình nghiên cứu, tài liệu đã xuất bản của mình, cụ thể:

Theo R.S Raghavan (2003), rủi ro tín dụng là việc bên đi vay ngân hàng không đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ theo các điều khoản đã thỏa thuận, luôn luôn có khả năng người đi vay vì lý do này hay lý do khác mà không trả được nợ, dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng

Theo Abedalfattah Zuhair Al-abedallat (2016), rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng đi vay không thanh toán phí bảo hiểm, lãi suất hoặc một phần của khoản vay tại thời điểm được xác định trong hợp đồng tín dụng

Jilek trong một bài nghiên cứu vào năm 2000 đã cho rằng rủi ro tín dụng là rủi ro mất mát do sự vỡ nợ không đáp ứng được nghĩa vụ của mình theo các điều kiện của hợp đồng và gây ra thiệt hại cho chủ nợ Các nghĩa vụ này phát sinh từ hoạt động cho vay, hoạt động thương mại và đầu tư, thanh toán và quyết toán các giao dịch chứng khoán trên tài khoản của mình và tài khoản nước ngoài (Spuchľáková và cộng sự, 2015)

Theo Investopia (2022), rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất do người đi vay không trả được các khoản vay hoặc không đáp ứng được các nghĩa vụ theo hợp

Trang 20

đồng, nói cách khác, rủi ro tín dụng đề cập đến việc người cho vay có thể không nhận lại được số tiền gốc và lãi đã cho vay, dẫn đến dòng tiền bị gián đoạn và tăng chi phí cho việc thu nợ

Bên cạnh đó, tại Việt Nam, rủi ro tín dụng đã được định nghĩa là những tổn thất do khách hàng vay không trả được nợ hoặc sự giảm sút chất lượng tín dụng của khoản vay (Nguyễn Văn Tiến, 2010) Một định nghĩa khác về rủi ro tín dụng tại Việt Nam là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi hoặc không hoàn trả gốc so với thời gian ấn định trong hợp đồng tín dụng (Hồ Diệu, 2002)

Theo khoản 24 Điều 2 Thông tư 41/2016/TT-NHNN, rủi ro tín dụng được định nghĩa là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Nhìn chung, những khái niệm trên đều có ý kiến đồng thuận rằng rủi ro tín dụng là nguy cơ xảy ra tổn thất của ngân hàng do người đi vay không có khả năng thanh toán khoản gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn theo những cam kết trong hợp đồng tín dụng Rủi ro tín dụng không chỉ xuất phát từ hoạt động cho vay mà còn từ nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác của ngân hàng như bảo lãnh, tài trợ thương mại, cho vay liên ngân hàng, Đây là loại rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình cấp và sau khi cấp tín dụng cho khách hàng, không chỉ gây ra những tổn thất về mặt lợi nhuận cho ngân hàng mà còn gây ra những bất ổn về kinh tế - xã hội trong trường hợp tình hình nợ xấu căng thẳng khiến ngân hàng rơi vào tình trạng mất cân bằng nguồn vốn, mất khả năng thanh toán có thể dẫn đến phá sản

Rủi ro tín dụng luôn được coi là rủi ro phức tạp và khó xử lý nhất có thể xảy ra trong các hoạt động của ngân hàng, nếu không được phát hiện và giải quyết kịp thời, rủi ro tín dụng có khả năng sẽ khiến ngân hàng thương mại phải đối mặt với hàng loạt rủi ro khác, dẫn đến các bất ổn khó lường trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Hiện nay, các ngân hàng thương mại vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để khả năng xảy ra tổn thất này

Trang 21

2.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng

2.1.2.1 Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro

Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân thành hai loại

là rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục, trong đó:

Rủi ro giao dịch là rủi ro gắn với một giao dịch cụ thể của khách hàng với ngân

hàng, thường xuất phát từ những hạn chế trong quá trình đánh giá khách hàng trước khi quyết định cấp tín dụng, xét duyệt khoản cấp tín dụng và thực hiện giao dịch Rủi ro giao dịch bao gồm:

 Rủi ro lựa chọn: là rủi ro phát sinh trong quá trình các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng đánh giá, thẩm định khoản vay nhằm lựa chọn ra phương án vay vốn thích hợp và hiệu quả nhất dành cho khách hàng để ra quyết định cấp tín dụng

 Rủi ro bảo đảm: là rủi ro phát sinh từ những hạn chế, lỗ hỏng trong bộ tiêu chuẩn đảm bảo an toàn cho khoản cấp tín dụng

 Rủi ro tác nghiệp: là rủi ro đến từ sự chủ quan của cán bộ tín dụng trong quá trình theo dõi và xử lý khoản vay, thiếu kiểm soát trong công tác quản lý tín dụng của ngân hàng hoặc nguy cơ liên quan đến hệ thống, quy trình nghiệp vụ

Rủi ro danh mục là rủi ro đến từ những hạn chế trong công tác quản lý danh mục

cho vay của ngân hàng, được phân thành hai loại rủi ro nội tại và rủi ro tập trung:

 Rủi ro nội tại: là rủi ro hình thành từ các yếu tố, đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn riêng biệt của từng cá thể đi vay khác nhau, môi trường ngành hoặc lĩnh vực kinh tế

 Rủi ro tập trung: là rủi ro hình thành do những chính sách cấp tín dụng thiếu đúng đắn của ngân hàng thương mại, tập trung nguồn vốn quá nhiều vào một khách hàng; các doanh nghiệp cùng hoạt động trong cùng một ngành, một lĩnh vực kinh tế

Trang 22

2.1.2.2 Căn cứ vào tính chất phát sinh rủi ro

Căn cứ theo tính chất phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan, cụ thể:

Rủi ro khách quan bao gồm những rủi ro bất khả kháng xuất phát từ môi trường

tự nhiên như thiên tai, bão lũ, dịch bệnh, hạn hán; rủi ro biến động trong môi trường kinh tế - xã hội – pháp lý;

Rủi ro chủ quan bao gồm rủi ro xuất phát từ nội bộ ngân hàng, bao gồm các yếu

tố về quy trình, chính sách cấp tín dụng, hệ thống công nghệ hoặc sự thiếu kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nghiệp vụ của cán bộ tín dụng, và rủi ro xuất phát từ khách hàng đi vay thiếu hợp tác, cố ý trốn tránh trách nhiệm hoàn trả khoản vay

2.1.2.3 Căn cứ vào thời điểm phát sinh rủi ro

Căn cứ vào thời điểm phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được xem xét dựa trên các giai đoạn trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay, cụ thể:

Rủi ro trước khi cho vay là rủi ro hình thành trong quá trình xem xét tư cách

khách hàng, thẩm định tài sản đảm bảo, phương án vay vốn, của khách hàng trước khi ra quyết định cho vay Trong trường hợp cán bộ tín dụng thiếu cẩn thận, chủ quan không kiểm tra uy tín khách hàng, độ tin cậy và giá trị tài sản đảm bảo sẽ rất dễ dẫn đến cho vay sai đối tượng khách hàng, không đủ điều kiện đảm bảo khả năng trả nợ

Rủi ro trong quá trình cho vay bao gồm những rủi ro có thể xảy ra sau khi ban

lãnh đạo đã quyết định xét duyệt cho vay nhưng lại gặp phải những vấn đề trong quy trình cấp tín dụng, thông thường ở bước giải ngân cho khách hàng như giải ngân chậm tiến độ hoặc sai mục đích Bên cạnh những hạn chế trong quy trình, giai đoạn này cũng xuất hiện rủi ro khi cán bộ tín dụng không theo dõi tình hình sử dụng vốn định kỳ thường xuyên hoặc công tác theo dõi khoản vay thiếu hiệu quả, không dự báo được rủi ro tiềm ẩn dẫn đến khả năng xảy ra nợ xấu tăng cao

Rủi ro sau khi cho vay thông thường là rủi ro đến từ những bước cuối cùng trong

quy trình cấp tín dụng, cán bộ tín dụng giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng không chặt chẽ, không phát hiện kịp thời những vấn đề sai phạm dẫn đến chậm trễ, thiếu hiệu quả trong việc xử lý khoản vay Ngoài ra, trong trường hợp

Trang 23

ngân hàng đã quyết định cấp tín dụng cho một khách hàng không đủ uy tín, điều kiện đảm bảo cho khoản vay, ở bước thanh lý hợp đồng, ngân hàng có thể sẽ phải đối mặt với việc khách hàng không có thiện chí trả nợ, không đủ khả năng trả nợ, không thể xử lý tài sản đảm bảo hoặc giá trị tài sản đảm bảo không đủ bù đắp khoản vay,

Rủi ro tín dụng được hiểu đơn giản là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng luôn là vấn đề nan giải đối với các ngân hàng thương mại vì hoạt động tín dụng là một trong các hoạt động chủ chốt, có đóng góp đáng kể vào doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng Chính vì vậy, các ngân hàng thương mại hiện nay đã dựa trên việc xem xét, đánh giá các chỉ tiêu phản ánh tình hình nợ xấu cũng như áp dụng các mô hình đo lường, kiểm soát rủi ro nhằm hạn chế tối đa khả năng xảy

ra rủi ro tín dụng tại ngân hàng

2.2.1 Nợ quá hạn và Nợ xấu

Tại Việt Nam, thông thường các ngân hàng thương mại sử dụng các chỉ tiêu về nợ quá hạn, nợ xấu để đánh giá rủi ro tín dụng của một khoản vay Theo Phạm Thái Hà (2017) trong bài nghiên cứu về chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại, nợ quá hạn được định nghĩa là rủi ro phát sinh khi người vay không có khả năng trả một phần hoặc toàn bộ khoản vay cho ngân hàng vào thời hạn trả nợ đã cam kết trước đó; nợ xấu được định nghĩa là khoản tiền ngân hàng đã cho khách hàng vay mà không thể thu hồi được do khách hàng làm ăn thua lỗ hoặc vì nguyên nhân nào đó dẫn đến mất khả năng thanh toán, hai chỉ tiêu này thông thường được phân biệt dựa trên thời gian quá hạn của khoản vay, thời gian quá hạn trên 90 ngày sẽ phải xem xét chuyển nhóm nợ xấu

Bên cạnh đó, một số tác giả nghiên cứu về giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam cũng đề cập đến mức độ phổ biến và thường dùng của hai chỉ tiêu này khi đánh giá rủi ro tín dụng Cụ thể, theo Nguyễn Lan Khanh (2010), chỉ tiêu nợ quá hạn và kết quả phân loại nợ thông thường sẽ được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại Cũng theo

Trang 24

tác giả này, nợ quá hạn được định nghĩa là những khoản tín dụng không được hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ tiêu chuẩn để được gia hạn nợ; trong khi nợ xấu được định nghĩa là những khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 theo kết quả phân loại nợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Theo Nguyễn Thị Thùy Dương (2014), các tiêu chí phản ánh rủi ro tín dụng của NHTM bao gồm: nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ; tỷ lệ nợ xấu trên tổng vốn chủ sở hữu; nợ có vấn đề, cần cảnh báo sớm Theo Hồ Thị Thu Hương (2020), các chỉ tiêu xác định rủi ro tín dụng bao gồm: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn, tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn, cơ cấu nợ quá hạn, khả năng thu hồi nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, hệ số rủi ro tín dụng, tỷ lệ xóa nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Nợ quá hạn được phản ánh thông qua hai chỉ tiêu:

- Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu = Nợ xấu/Vốn chủ sở hữu

- Tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự phòng tổn thất = Nợ xấu/Quỹ dự phòng tổn

thất

Theo Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng được ban hành theo Quyết

định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:

Nợ quá hạn là “Khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn” Nợ xấu là “Các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc

Điều 7 mục Phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.”

Trang 25

Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ như sau:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;

- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2, Điều này

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại;

- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;

- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;

- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này

Trang 26

2.2.2 Mô hình xếp hạng tín dụng CIC

Xếp hạng tín dụng được hiểu đơn giản những ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng của khoản vay dựa trên bảng chấm điểm theo kí hiệu được hình thành trên cơ sở thể hiện được thiện chí thanh toán của khách hàng Tại Việt Nam, hệ thống chấm điểm này được ghi nhận bởi CIC – Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia Việt Nam, một tổ chức trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, nắm được nguồn thông tin tổng hợp về tình hình tín dụng của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, CIC có lợi thế nhất để có thể chấm điểm tín dụng và tạo ra bảng xếp hạng tín dụng minh bạch và chính xác nhất (Tin tức tài chính, 2018) Mục đích của hệ thống chấm điểm này là giúp các ngân hàng thương mại dự đoán được rủi ro tín dụng có thể xảy ra và có cái nhìn đúng đắn trong việc xác định hạn mức cũng như lãi suất cho vay phù hợp

Theo Lê Thị Thanh Tân và Đặng Thị Việt Đức (2017), CIC có lợi thế về nguồn dữ liệu, có thể nắm được nguồn thông tin tổng hợp về tình hình tín dụng của các ngân hàng thương mại, có khả năng hỗ trợ hệ thống các ngân hàng trong hoạt động tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng Trên thực tế, rất nhiều ngân hàng thương mại tại Việt Nam sử dụng hệ thống CIC để tra cứu, xem xét lịch sử quan hệ tín dụng của ngân hàng trước khi ra quyết định lập hồ sơ, xét duyệt cho vay Tính đến tháng 7/2021, số lượng đơn vị tham gia hệ thống là hơn 1200 đơn vị, trong đó có 44 ngân hàng thương mại; số lượng báo cáo thông tin tín dụng cung cấp cho các tổ chức tín dụng từ 2008 đến 2018 là hơn 40 triệu báo cáo (CICB, 2021)

Trang 27

Bảng tiêu chí chấm điểm khách hàng cá nhân CIC như sau:

Bảng 2.1 Bảng tiêu chí chấm điểm khách hàng cá nhân CIC

(Nguồn: Theo Topbank, 2018)

Bảng xếp hạng tín dụng khách hàng của CIC như sau:

Bảng 2.2 Bảng xếp hạng tín dụng CIC

(Nguồn: Theo Topbank, 2018)

II Lịch sử trả nợ

III Lịch sử quan hệ tín dụng

Tổng điểm Khoảng cách điểmXếp hạng tín dụng

Điểm từ 150 - 321 Khoảng cách 171 Rủi ro rất cao (E)Điểm từ 322 - 430 Khoảng cách 108 Rủi ro cao (D)Điểm từ 431 - 569 Khoảng cách 138 Rủi ro trung bình (C)Điểm từ 570 - 679 Khoảng cách 109 Rủi ro thấp (B)Điểm từ 680 - 750 Khoảng cách 70 Rủi ro rất thấp (A)

Trang 28

2.3 Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng 2.3.1 Các nhân tố vĩ mô

Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng từ môi trường tự nhiên phần lớn đều mang tính chất bất khả kháng, khó dự đoán và đo lường như thiên tai, dịch bệnh, hạn hán, lũ lụt, không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại mà nghiêm trọng hơn còn có khả năng tác động tiêu cực đến các hoạt động khác của nền kinh tế - xã hội

2.3.1.2 Môi trường kinh tế

Theo hai bài nghiên cứu về tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng của Laxmi Koju, Ram Koju, Shouyang Wang (2020) và Ričardas Mileris (2015), các tác giả đều đồng ý rằng chu kỳ kinh tế là một trong các yếu tố có tác động trực tiếp đến rủi ro tín dụng, đặc biệt là trong thời kỳ suy thoái Cụ thể, trong trường hợp suy thoái kinh tế khiến nhu cầu về danh mục cho vay giảm, điều này dẫn đến sự sụt giảm các giao dịch kinh tế khiến cho doanh thu của các chủ thể đi vay chịu ảnh hưởng tiêu cực, cản trở khả năng trả nợ và làm tăng nguy cơ chuyển nợ xấu của khoản vay

Bên cạnh đó, những thay đổi các chính sách về kinh tế do Chính phủ ban hành như chính sách tài chính tiền tệ, chính sách đối ngoại, chính sách thuế hoặc xuất nhập khẩu cũng có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng cũng như hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Ngoài ra, theo Das và Ghosh (2007) cho rằng lãi suất thực tăng cao cũng là một yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến khả năng hình thành rủi ro tín dụng, điều này sẽ dẫn đến việc chi phí vốn của người đi vay tăng và khiến họ mất cân bằng tài chính, khó có thể hoàn trả nợ vay đúng hạn

2.3.1.3 Môi trường pháp lý

Ngân hàng là một chủ thể hoạt động dựa trên sự phát triển ổn định của nền kinh tế, có thể nói tất cả các hoạt động của ngân hàng đều gắn liền với việc lưu chuyển dòng tiền, vì vậy, các ngân hàng thương mại cần có một môi trường cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo an toàn Cụ thể, mỗi hợp đồng tín dụng được kí kết tại ngân hàng đều phải được xét duyệt trên cơ sở tuân thủ theo các quy định của pháp luật, mỗi

Trang 29

hoạt động tín dụng của ngân hàng đều phải chịu sự giới hạn, quản lý dưới khuôn khổ pháp luật Chính vì vậy, một môi trường pháp lý chưa đủ hoàn thiện, không đồng bộ sẽ là nguyên nhân trực tiếp gây ra những tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như cho các đối tượng có ý định xấu cơ hội lách luật dẫn đến việc rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng cao khó kiểm soát

2.3.2 Các nhân tố vi mô

2.3.2.1 Các nhân tố từ nội bộ ngân hàng

Quy trình, chính sách của ngân hàng:

Quy trình vay vốn, chính sách tín dụng là trợ thủ đắc lực cho cán bộ tín dụng xác định được phương hướng đúng đắn khi thực hiện nghiệp vụ Một bộ quy trình, chính sách cấp tín dụng thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ, không có tính định hướng và không phù hợp với nhu cầu của khách hàng cũng như những thay đổi về kinh tế - xã hội có thể dẫn đến những sai sót trong nghiệp vụ của cán bộ tín dụng, tạo ra khe hở lách luật cho các đối tượng xấu có cơ hội chiếm đoạt vốn ngân hàng

Bên cạnh đó, Berger và Deyoung (1997) khi nghiên cứu về các khoản nợ có vấn đề đã cho rằng khi ngân hàng không chú trọng vào quá trình thẩm định và giám sát khoản vay sẽ giúp tăng hiệu quả sử dụng chi phí hoạt động trong ngắn hạn nhưng đổi lại, rủi ro tín dụng, đặc biệt là nợ xấu của ngân hàng sẽ tăng cao trong tương lai Mục tiêu của việc kiểm tra, giám sát sau cho vay là kiểm tra việc tuân thủ các điều khoản cam kết của khách hàng với ngân hàng đồng thời kịp thời phát hiện những thay đổi có thể ảnh hưởng đến nguồn trả nợ cũng như khả năng trả nợ của khách hàng Việc ngân hàng thực hiện không chặt chẽ trong quá trình kiểm tra, giám sát sẽ rất rủi ro khi không phát hiện và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh sau giải ngân Mặt khác, vấn đề còn lơ là, chưa tuân thủ chặt chẽ các quy định của Ngân hàng Trung ương về đảm bảo an toàn vốn cũng có thể gây ra rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại

Ngoài ra, đối với các chính sách đầu tư và danh mục cho vay, việc tập trung quá nhiều nguồn lực vào một ngành, một lĩnh vực kinh tế, thiếu cân bằng về nguồn vốn và tỷ trọng cho vay cũng là những dấu hiệu hình thành nên rủi ro tín dụng, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình nợ xấu của ngân hàng

Trang 30

Vấn đề kỹ thuật – công nghệ:

Trong thời đại số hóa, các công cụ, phần mềm kỹ thuật – công nghệ đã trở thành nhân tố đóng vai trò đặc biệt quan trọng, phục vụ cho hoạt động kinh doanh cũng như nhiệm vụ quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại, công nghệ càng hiện đại, ngân hàng sẽ càng dễ dàng hơn trong việc sàng lọc các đối tượng khách hàng dựa trên cơ sở dữ liệu thông tin, hạn chế tối đa việc cấp tín dụng sai đối tượng, giảm thiểu rủi ro tín dụng có thể xảy ra Ngược lại, hệ thống công nghệ thông tin tụt hậu không chỉ khiến rủi ro tín dụng của ngân hàng trở nên khó kiểm soát mà còn giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng thương mại khác trên thị trường

Chất lƣợng cán bộ ngân hàng:

Có thể nói, nhân tố con người là nhân tố có vai trò đặc thù và chưa thể thay thế ở thời điểm hiện tại với bất kì một ngành nghề kinh doanh nào Trong cục diện nền kinh tế, ngân hàng được coi là một ngành chủ chốt, có ảnh hưởng rất lớn đến việc lưu chuyển tiền tệ, làm tiền đề cho các hoạt động kinh doanh khác có cơ hội mở rộng phát triển Chính vì vậy, cán bộ ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng không chỉ cần có trình độ chuyên môn được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm xem xét khách hàng, đánh giá khoản vay, thẩm định tài sản để có thể đưa ra những quyết định, phương án cho vay hiệu quả mà còn cần phải đáp ứng được các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, đảm bảo tuân thủ theo các quy định pháp luật, luôn tỉnh táo trước những tình huống có thể xảy ra khi thực hiện nghiệp vụ cũng như đối mặt với khách hàng Một cán bộ tín dụng không đủ điều kiện chuyên môn hoặc có nhân phẩm, đạo đức yếu kém hoàn toàn có khả năng khiến các khoản vay của ngân hàng rơi vào tình trạng mất vốn, chuyển nhóm nợ gây ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của ngân hàng

2.3.2.2 Các nhân tố từ khách hàng vay

Khả năng tài chính của khách hàng vay:

Năng lực tài chính của khách hàng trong bất kì trường hợp xin cấp tín dụng nào cũng là một nhân tố bắt buộc phải xem xét, không thể bỏ qua Đối với mỗi ngân hàng thương mại, mỗi cán bộ tín dụng, vấn đề quan trọng và đáng quan tâm nhất về khách hàng họ tiếp nhận chính là khả năng trả nợ Các ngân hàng thương mại cần

Trang 31

xem xét, kiểm tra đầy đủ và cẩn thận tình hình làm việc, năng lực tài chính cũng như các nguồn vốn trả nợ của khách hàng, đảm bảo tài chính của khách hàng ổn định, an toàn và đủ khả năng thanh toán khoản vay đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng, hạn chế tối đa các vấn đề nợ quá hạn, nợ xấu

Một số nghiên cứu có liên quan trước đây của các tác giả Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011); Hồ Thị Thu Hương (2020); Bùi Hữu Phước, Ngô Thành Danh và Ngô Văn Toàn (2018) về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cũng cho ra kết quả rằng khả năng tài chính, năng lực trả nợ của khách hàng là một biến có ý nghĩa thống kê, có tác động trực tiếp đến sự hình thành rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại

Vấn đề uy tín, đạo đức của khách hàng:

Bên cạnh những nhân tố về tình hình tài chính, pháp lý của khách hàng, thì các ngân hàng thương mại còn phải chú trọng đến đạo đức của khách hàng vay Hiện nay, không ít khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện cho vay của ngân hàng nhưng sau khi được cấp tín dụng lại luôn cố ý trốn tránh trách nhiệm, không có ý thức trả nợ, không thực hiện các điều khoản cam kết trong hợp đồng, ảnh hưởng đến uy tín của cán bộ tín dụng phụ trách cũng như khiến các khoản chi phí sử dụng cho việc quản lý nợ của ngân hàng tăng cao

Một trường hợp khác có liên quan đến vấn đề đạo đức của khách hàng đối với ngân hàng là các hạn chế về thông tin bất cân xứng, khách hàng cố ý đưa thiếu thông tin hoặc đưa thông tin sai lệch trong quá trình cán bộ tín dụng thu thập, xem xét khoản vay sẽ khiến cán bộ tín dụng khó có thể đánh giá chính xác về tư cách khách hàng, tài sản bảo đảm, mục đích vay vốn, gây nên rủi ro cho khoản cấp tín dụng

Mọi phương án vay vốn khi được cung cấp cho ngân hàng đều phải trình bày rõ mục đích vay vốn của khách hàng nhằm giúp ngân hàng có thể đánh giá và xem xét cấp tín dụng Khi xét duyệt mục đích vay vốn cũng như phương án vay vốn của khách hàng thì các ngân hàng sẽ phải có công tác chuẩn bị trước cho các rủi ro có thể gặp phải và dự phòng phương án khắc phục Chính vì vậy, việc khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích vay có ý nghĩa quan trọng trong việc phản ánh khả năng

Trang 32

trả nợ của khách hàng Trong trường hợp khách hàng không thực hiện, thực hiện sai cam kết về phương án sử dụng vốn vay hoặc sử dụng vốn vào nhiều mục đích khác nhau không đề cập trong hợp đồng tín dụng, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ vay, có thể khiến ngân hàng phải tiêu tốn nhiều chi phí hơn cho việc quản lý nợ hoặc thậm chí là rơi vào tình trạng mất vốn

Một số nghiên cứu có liên quan của các tác giả Phan Đình Khôi và Nguyễn Việt Thành (2017); Nguyễn Thị Thùy Dương (2014); Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011) cũng khẳng định rằng việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết hay không có tác động đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

Kinh nghiệm làm việc của khách hàng:

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thùy Dương (2014) tại Ngân hàng TMCP Á Châu, kinh nghiệm của khách hàng đi vay là một nhân tố có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng Trên thực tế, các ngân hàng thương mại khi xem xét tư cách và điều kiện của khách hàng cũng sẽ có xu hướng ưu tiên chọn xét duyệt cho khách hàng có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong ngành, điều này có khả năng phản ánh một phần về uy tín cũng như mức độ ổn định, an toàn về nguồn trả nợ của khách hàng Khách hàng càng non trẻ kinh nghiệm trong ngành thì càng dễ gặp rủi ro hơn khách hàng hoạt động lâu năm

Lịch sử vay vốn của khách hàng:

Đối với bất kì trường hợp xin cấp tín dụng nào, ngân hàng đều phải kiểm tra lịch sử vay vốn của khách hàng, xem xét tình hình thanh toán nợ cũng như tình hình nợ xấu của khách hàng để có được những đánh giá chính xác nhất về khả năng tài chính, quan hệ tín dụng và thiện chí trả nợ của khách hàng Nếu khách hàng có lịch sử trả nợ không tốt hoặc mắc nợ xấu ở ngân hàng khác thì thông thường ngân hàng sẽ từ chối cấp tín dụng để hạn chế tối đa rủi ro tín dụng có thể xảy ra trong tương lai

Trang 33

2.4 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng 2.4.1 Đối với nền kinh tế

Như đã đề cập trước đó, ngân hàng là một ngành có tính chất đặc thù, phát triển hoặc trì trệ phụ thuộc vào những biến động của nền kinh tế nhưng đồng thời cũng là một chủ thể nắm vai trò chủ chốt, phục vụ cho sự mở rộng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh doanh của nền kinh tế Nói cách khác, hoạt động của ngân hàng thương mại gắn liền, không thể tách rời khỏi nền kinh tế và ngược lại Mặt khác, dù là đối thủ trên thị trường nhưng các ngân hàng thương mại vẫn không tránh khỏi có những mối quan hệ mật thiết với nhau về hoạt động kinh doanh, chịu ảnh hưởng lẫn nhau

Do tính chất đặc thù này mà sự đổ vỡ của một ngân hàng thương mại có thể kéo theo những ảnh hưởng khó lường đến toàn bộ hệ thống ngân hàng nói riêng và cả nền kinh tế xã hội nói chung Trên thực tế, khi một ngân hàng tuyên bố phá sản sẽ dẫn đến tâm lý hoang mang, lo sợ của số đông khách hàng đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng phá sản và cả khách hàng của các ngân hàng khác, thông thường, khách hàng sẽ sinh ra ý muốn rút tiền về để tránh khả năng mất vốn, điều này sẽ khiến toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn trong việc cân bằng nguồn vốn sẵn có để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính, tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế

2.4.2 Đối với ngân hàng

Rủi ro làm giảm thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng: rủi ro tín dụng xảy ra khi

khách hàng không có khả năng chi trả cho khoản vay, ngân hàng không thể thu lại được các khoản phí, số vốn gốc và lãi đúng thời hạn quy định trên hợp đồng tín dụng trong khi vẫn phải thanh toán cho các khoản khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng Mặt khác, trong trường hợp khách hàng không có thiện chí hoặc không có khả năng trả nợ, ngân hàng buộc phải tăng chi phí cho việc quản lý và thu hồi nợ, điều này càng gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu được

Ngoài ra, các khoản nợ quá hạn của ngân hàng đều phải thực hiện trích dự phòng theo quy định tùy thuộc vào giá trị của khoản vay, tỷ lệ trích dự phòng nợ quá hạn càng lớn, lợi nhuận thu được của ngân hàng sẽ càng giảm, khiến cho các chính sách đầu tư của ngân hàng rơi vào tình trạng ngưng trệ, không thể tiếp tục do nguồn vốn bị ảnh hưởng Như vậy, rủi ro tín dụng không chỉ gây tổn thất tài chính mà còn hạn

Trang 34

chế khả năng mở rộng tín dụng, khiến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng giảm sút Nghiêm trọng hơn còn có thể gây ra mất cân bằng nguồn vốn, dẫn đến tình trạng phá sản ngân hàng

Rủi ro làm mất uy tín và khả năng cạnh tranh của ngân hàng: việc tỉ lệ nợ xấu

trên tổng dư nợ quá cao do rủi ro tín dụng khó kiểm soát sẽ khiến uy tín của ngân hàng sụt giảm nghiêm trọng trong mắt khách hàng và nhà đầu tư do tính chất nhạy cảm về dòng tiền trong hoạt động của ngân hàng Nghiêm trọng hơn, khi một ngân hàng bị đưa vào diện kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước do tỷ lệ nợ xấu vượt mức quy định, ngân hàng sẽ đánh mất đi khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác vì một trong những nhân tố quan trọng nhất khi khách hàng chọn sử dụng dịch vụ của ngân hàng là đảm bảo an toàn và có khả năng sinh lời

Rủi ro làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng: trước tình hình

uy tín ngân hàng sụt giảm nghiêm trọng, hệ lụy kéo theo chính là việc huy động vốn từ khách hàng sẽ trở thành vấn đề khó khăn dẫn đến khả năng thanh toán của ngân hàng cũng sẽ phải chịu rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực Nếu ngân hàng không thể kịp thời đưa ra các phương án ứng phó hiệu quả và phù hợp sẽ dễ dàng dẫn đến tình trạng mất ổn định về tài chính, thậm chí là phá sản

2.4.3 Đối với khách hàng

Đối với khách hàng trực tiếp liên quan đến khoản vay có rủi ro tín dụng, uy tín và mối quan hệ của khách hàng với ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do lịch sử nợ xấu của khách hàng đều được ghi nhận đầy đủ trên hệ thống nội bộ của các ngân hàng thương mại Trong tương lai khi khách hàng có ý định muốn xin cấp tín dụng ở các tổ chức tín dụng khác cũng sẽ rất khó khăn do không đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn

Đối với các khách hàng khác trên thị trường, khi một ngân hàng phải chịu ảnh hưởng từ rủi ro tín dụng quá cao, khả năng thanh toán và lợi nhuận sụt giảm, ngân hàng sẽ phải có các biện pháp hạn chế cấp tín dụng, áp dụng các chính sách lãi suất cao hơn nhằm bù đắp những tổn thất phải gánh chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của khách hàng

Trang 35

2.5 Một số nghiên cứu liên quan 2.5.1 Các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh TPHCM” của Nguyễn Duy Khoa (2017) đã phân tích được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bên trong ngân hàng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng qua số liệu thu thập được từ 354 hồ sơ khách hàng doanh nghiệp, trong đó có 298 doanh nghiệp không có rủi ro tín dụng và 56 doanh nghiệp có rủi ro tín dụng, ứng dụng mô hình Binary Logistic để kiểm định tính chính xác của các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Vietcombank Hồ Chí Minh Kết quả cho thấy biến Vốn tự có trên tổng phương án vay; Vốn vay trên tài sản đảm bảo; Kinh nghiệm cán bộ; Số lần kiểm tra vốn vay có ý nghĩa thống kê, trong khi biến Kinh nghiệm khách hàng vay không có ý nghĩa thống kê

Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Huyện Thanh Bình – Tỉnh Đồng Tháp” của Hồ Thị Thu Hương (2020) đã chọn 450 khách hàng cá nhân đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp thống kê mô tả để phân loại khách hàng và mô hình hồi quy Binary Logistic để phân tích số liệu nhằm xác định các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tín dụng của các khách hàng cá nhân tại ngân hàng nghiên cứu Kết quả phân tích cho thấy các biến Khả năng tài chính; Kiểm tra giám sát nợ vay; Kinh nghiệm của nhân viên tín dụng; Sử dụng vốn vay có ý nghĩa thống kê, trong khi các biến Số tiền vay/ Giá trị TSBĐ; Ngành nghề kinh doanh chính; Kinh nghiệm của khách hàng không có ý nghĩa thống kê

Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại Thương Chi nhánh Kiên Giang” của Bùi Hữu Phước, Ngô Thành Danh và Ngô Văn Toàn (2018), sử dụng dữ liệu thu được từ 120 hồ sơ tín dụng ngân hàng Mô hình hồi quy logistic nhị thức (Binary Logistic) và mô hình logistic đa thức (Multinomial Logistic) được sử dụng để ước tính các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng Kết quả ước tính bằng mô hình logit nhị thức cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng bao gồm: Tài sản đảm bảo; Năng lực tài chính của người vay; Mục đích sử dụng vốn vay; Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh; Kinh nghiệm cán bộ tín dụng;

Trang 36

Kiểm tra và giám sát vốn vay Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng bằng mô hình hồi quy logit đa thức cho thấy mô hình logit đa thức cho ra giải thích tốt hơn mô hình logit nhị thức Mức độ 1 (các khoản vay có rủi ro trong khả năng kiểm soát bao gồm nợ nhóm 2, 3 và 4), các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng bao gồm: Tài sản đảm bảo; Năng lực tài chính của khách hàng; Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh; Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng; Kiểm tra và giám sát khoản vay Mức độ 2 (rủi ro mất vốn ở nợ nhóm 5) , các nhân tố có ý nghĩa bao gồm: Năng lực tài chính của khách hàng; Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh; Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng; Kiểm tra và giám sát khoản vay Ngoài ra, kết quả của hai mô hình đều chỉ ra rằng biến Mục đích sử dụng vốn vay không có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ở cả hai mức độ

Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Trà Vinh” của Ngô Thị Phương Dung (2021), sử dụng mẫu 160 khách hàng có giao dịch tại ngân hàng và phương pháp phân tích định lượng (kiểm định Wald, kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (kiểm định Omnibus), kiểm định mức độ giải thích của mô hình, kiểm định mức độ dự báo tính chính xác của mô hình, phân tích hồi quy Binary Logistic) nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Trà Vinh (Sacombank Trà Vinh) Kết quả nghiên cứu cho thấy, những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của KHCN tại Sacombank Trà Vinh gồm các biến: Giới tính, Trình độ học vấn, Nghề nghiệp, Sử dụng vốn và Quy mô sản xuất - kinh doanh Nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp góp phần tăng cường công tác quản trị rủi ro, kiểm soát chất lượng tín dụng tại Sacombank Trà Vinh

Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Agribank các chi nhánh và phòng giao dịch tỉnh Bến Tre” của Chế Thị Thanh Trúc (2021) đã thu thập dữ liệu từ 24 chi nhánh và phòng giao dịch Agribank tỉnh Bến Tre, ứng dụng các phương pháp thống kê mô tả, tương quan và phân tích hồi quy với mô hình Pooled-OLS, FEM, REM và GMM nhằm kiểm định các giả thuyết Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng rủi ro tín dụng trong quá khứ với độ trễ một năm, tăng trưởng tín dụng năm hiện hành và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên có mối quan hệ cùng chiều với rủi ro

Trang 37

tín dụng, trong khi tỷ giá hối đoái có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng tại các CN và PGD Agribank tỉnh Bến Tre

Nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu” của Nguyễn Thị Thùy Dương (2014) đã tiến hành khảo sát 365 hồ sơ tại khu vực TPHCM Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích đặc điểm của các khách hàng trong mẫu theo ngành nghề kinh doanh, kinh nghiệm làm việc của khách hàng, tỷ lệ cho vay/tài sản đảm bảo, tần suất kiểm tra, giám sát sau giải ngân, sử dụng vốn vay Tiếp theo tác giả sử dụng phương pháp hồi quy Logistic để ước lượng mô hình nhằm xác định các nhân tố có tác động đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Á Châu Kết quả cho thấy có 6 nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng của ACB, bao gồm: Ngành nghề kinh doanh; Khả năng tài chính của người vay; Kinh nghiệm người vay và kinh nghiệm cán bộ tín dụng; Sử dụng vốn vay; Kiểm tra giám sát khoản vay

Nghiên cứu về các yếu tố vi mô ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Phan Đình Khôi & Nguyễn Việt Thành (2017) đã dựa trên số liệu thu thập được từ 316 quan sát của 5 ngân hàng, sử dụng mô hình logit nhị thức và logit đa thức để ước tính các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng Sử dụng mô hình và các biến gần giống với nghiên cứu của Trương Đông Lộc (2010); Trương Đông Lộc & Nguyễn Thị Tuyết (2011); Lê Khương Ninh & Lâm Thị Bích Ngọc (2012) Kết quả phân tích rủi ro tín dụng bằng mô hình logit nhị thức cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng bao gồm: Tài sản đảm bảo; Khả năng tài chính của người vay; Biến lịch sử vay vốn; Sử dụng vốn vay; Lĩnh vực ngành nghề chính tạo ra thu nhập để trả nợ; Kinh nghiệm cán bộ tín dụng; Kiểm tra và giám sát khoản vay Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng bằng mô hình hồi qui logit đa thức cho thấy mô hình logit đa thức cho phép giải thích tốt hơn mô hình logit nhị thức Ở mức rủi ro 1, các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng bao gồm: Tài sản đảm bảo; Sử dụng vốn vay; Lịch sử vay vốn của khách hàng; Ngành nghề chính tạo ra thu nhập và Kiểm tra giám sát vốn vay Ở mức rủi ro 2, các yếu tố có ý nghĩa bao gồm: Tài sản đảm bảo; Khả năng tài chính của khách hàng; Sử dụng vốn vay; Lịch sử vay vốn; Ngành nghề chính tạo ra thu nhập để trả nợ; Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng; Kiểm tra và giám sát khoản vay Trong khi đó, kết quả của hai mô hình đều chỉ ra

Trang 38

rằng biến Đa dạng hóa trong hoạt động kinh doanh không có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ở cả hai mức độ

2.5.2 Các nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu của tác giả Marjo Hörkkö (2010) thực hiện tại một tổ chức tín dụng ẩn danh cung cấp các khoản vay khách hàng cá nhân tại Phần Lan “The Determinants of Default in Consumer Credit Market” Tác giả đã sử dụng dữ liệu trong khoảng thời gian từ tháng 5 năm 2008 đến tháng 9 năm 2009 và thông tin mặc định được thu thập vào tháng 12 năm 2009 Trong số 30 biến giải thích, có 23 biến là nhân khẩu học xã hội và 7 biến hành vi Các phát hiện chính là cả các biến nhân khẩu học xã hội và hành vi đều có ảnh hưởng đáng chú ý đến tình trạng vỡ nợ Các biến số xã hội học quan trọng nhất là: Thu nhập; Thời gian kể từ lần chuyển nhà gần đây nhất; Tuổi tác; Việc sở hữu thẻ tín dụng; Trình độ học vấn và Quốc tịch Một số biến hành vi được cho là có khả năng dự đoán bao gồm: Điểm tín dụng của khách hàng; Quy mô khoản vay và Thông tin nếu khách hàng đã được cấp một khoản vay trước đó từ cùng một công ty Các kết quả có sự thay đổi ở một mức độ nào đó khi loại trừ một số biến bên ngoài mô hình Khả năng dự báo của cả ba mô hình là phù hợp và do đó có thể được sử dụng như một mô hình chấm điểm tín dụng đáng tin cậy cho các tổ chức tín dụng

Công trình nghiên cứu “Factors Affecting Credit Risk in Personal Lending” của tác giả John M.Chapman (2010), trong đó, tác giả đã kiểm định 8 biến nghiên cứu về đặc điểm của khách hàng vay bao gồm: Độ tuổi; Tình trạng hôn nhân; Số lượng thành viên trong gia đình phụ thuộc vào khách hàng vay; Thời gian sống tại địa chỉ hiện tại; Nghề nghiệp; Số năm gắn bó với công việc hiện tại; Thu nhập của khách hàng vay; Tài sản đảm bảo của khách hàng vay để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cho vay khách hàng cá nhân Nghiên cứu này được giải thích khá chi tiết và các nhân tố nghiên cứu cũng có tính bao quát khá đầy đủ về đặc điểm của khách hàng vay

Abhiman Das and Saibal Ghosh (2007) đã tiến hành cuộc nghiên cứu để tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến rủi ro không trả được nợ ở những ngân hàng quốc doanh Ấn Độ trong giai đoạn từ năm 1994 – 2005 có tính đến cả các biến số kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô Kết quả cho thấy ở cấp độ vĩ mô, rủi ro tín dụng chịu ảnh

Trang 39

hưởng lớn nhất từ mức tăng trưởng GDP, trong khi mức tăng trưởng tín dụng thực và quy mô ngân hàng có tác động đến rủi ro tín dụng ở cấp độ ngân hàng

Nghiên cứu của Nawai và Shariff (2012) sử dụng mô hình hồi quy Logit đa thức dựa trên số liệu thu thập từ 309 bảng trả lời của các khách hàng ở Malaysia năm 2012 để phân tích các yếu tố tác động đến khả năng thanh toán nợ vay của khách hàng cho các tổ chức tài chính vi mô Có 10 biến được đưa vào mô hình bao gồm: Tuổi; Giới tính; Trình độ học vấn; Trình độ văn hóa; Khoảng cách từ nơi cư trú của khách hàng đến văn phòng của tổ chức cho vay; Hình thức kinh doanh; Tổng doanh số bán hàng mỗi tháng; Tổng số tiền vay; Kiểm tra giám sát khoản vay và Thời gian xét duyệt cấp tín dụng Tuy nhiên chỉ có 5 biến có ý nghĩa thống kê, bao gồm: Trình độ văn hóa; Doanh thu hàng tháng; Tổng số tiền vay; Khoảng cách từ nơi cư trú của khách hàng đến văn phòng của tổ chức cho vay; Kiểm tra giám sát sau cho vay

Pasha và Negese (2014) đã sử dụng 14 biến đưa vào mô hình Logit nhị phân để xác định và phân tích các yếu tố tác động đến hiệu suất trả nợ của người vay tại Ethiopia Kết quả của nghiên cứu cho thấy các biến Độ tuổi; Quy mô khoản vay; Cho vay chuyển khoản; Thời hạn trả nợ; Số người phụ thuộc; Công tác đào tạo; Số lần giám sát và tư vấn của ngân hàng có tác động ngược chiều đến hiệu suất trả nợ của người vay Trong khi các biến Trình độ học vấn; Thời gian phê duyệt khoản vay có tác động thuận chiều Mặt khác, nghiên cứu không tìm thấy ý nghĩa thống kê của các yếu tố về Quy mô gia đình của khách hàng; Kinh nghiệm kinh doanh; Số lần vay vốn; Loại hình kinh doanh nông nghiệp và Loại hình kinh doanh phi nông nghiệp đến hiệu suất trả nợ của người vay vốn

2.5.3 Khe hở nghiên cứu

Thông qua quá trình đọc và tìm hiểu các nghiên cứu trong và ngoài nước, em nhận thấy vẫn chưa có nghiên cứu nào thực hiện tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín, đặc biệt là khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có mạng lưới các phòng giao dịch và chi nhánh rất lớn Năm 2021, tác giả Ngô Thị Phương Dung đã có bài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng rủi ro tín dụng tại Sacombank nhưng ở tại chi nhánh Trà Vinh cùng với số lượng mẫu nghiên cứu vẫn còn tương đối nhỏ

Trang 40

Bên cạnh đó, tuy rằng các nghiên cứu có liên quan trước đây nhìn chung đều sử dụng các biến như: Giới tính; Độ tuổi; Kinh nghiệm của khách hàng đi vay; Khả năng tài chính của khách hàng đi vay; Tài sản đảm bảo; Mục đích sử dụng vốn vay; Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng; Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh; Kiểm tra và giám sát khoản vay nhưng không phải nghiên cứu nào cũng cho ra các biến có ý nghĩa thống kê giống nhau

Chính vì vậy, em muốn thực hiện luận văn để có cái nhìn khách quan hơn, phân tích và đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín, giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quan hơn, từ đó kịp thời có các giải pháp giúp hạn chế rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng

TÓM TẮT CHƯƠNG 2:

Thông qua chương 2, khái niệm về rủi ro tín dụng đã được làm rõ là “Nguy cơ xảy ra tổn thất của ngân hàng do người đi vay không có khả năng thanh toán khoản gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn theo những cam kết trong hợp đồng tín dụng.” Rủi ro tín dụng có thể được phân loại dựa trên nguyên nhân phát sinh (rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục), tính chất phát sinh (rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan) và thời điểm phát sinh (trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay) Khi đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng, thông thường các ngân hàng thương mại sẽ sử dụng các chỉ tiêu phản ánh tình hình nợ xấu và một số mô hình kiểm soát rủi ro như mô hình 6C, mô hình xếp hạng tín dụng CIC Bên cạnh đó, chương này cũng xác định được các nhân tố có tác động đến rủi ro tín dụng bao gồm nhân tố vĩ mô (từ môi trường tự nhiên, kinh tế và pháp lý) và nhân tố vi mô (từ nội bộ ngân hàng và khách hàng vay), nêu rõ những ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với nền kinh tế, ngân hàng và khách hàng Một số nghiên cứu liên quan được nhắc đến trong bài cũng nêu ra được những góc nhìn khác nhau của các tác giả về rủi ro tín dụng cũng như những nhân tố tác động lên nó

Ở chương tiếp theo, tác giả sẽ xác định các nhân tố tác động lên rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín thông qua các mô hình kiểm định cụ thể

Ngày đăng: 06/05/2024, 16:25

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan