Báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài cấp cơ sở: Tác động của đặc điểm hội đồng quản trị đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam

79 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài cấp cơ sở: Tác động của đặc điểm hội đồng quản trị đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022

Trang 2

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẾN NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

VIỆT NAM

Trang 3

1.2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP 7

2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 10

2.2.1 Khái niệm về nợ xấu của ngân hàng thương mại 10

2.2.2 Tác động của nợ xấu đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại 14

2.3 CÁC LÝ THUYẾT GIẢI THÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẶC ĐIỂM HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 16

2.3.1 Lý thuyết đại diện 16

2.3.2 Lý thuyết quản lý 17

2.3.3 Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực 19

2.4 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 20

Trang 4

2.5 THẢO LUẬN NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC 22

CHƯƠNG 3 24

PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 24

3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 24

3.2 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 25

3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

3.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 27

3.4.1 Quy trình nghiên cứu 27

3.4.2 Mô hình nghiên cứu: 29

3.4.3 Giả thuyết nghiên cứu 31

CHƯƠNG 4 34

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34

4.1 THỰC TRẠNG NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 34

4.2 THỐNG KÊ MÔ TẢ VÀ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN 44

4.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 45

4.3.1 Kết quả hồi quy theo phương pháp Pooled OLS 45

4.3.2 Kết quả hồi quy theo phương pháp FEM và REM 46

4.3.3 Kết quả hồi quy theo phương pháp FGLS 47

4.3.4 Kết quả hồi quy theo phương pháp SGMM 47

5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 52

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

PHỤ LỤC 60

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài nghiên cứu này là công trình riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện, ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong đề tài

Tp.HCM, ngày 20 tháng 10 năm 2022 Người cam đoan

Phạm Hải Nam

Trang 6

TÓM TẮT

Trong nghiên cứu này, tác giả đã trình bày thực trạng nợ xấu của các NHTM Việt Nam Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với các phương pháp hồi quy Pooled OLS, FEM, REM, FGLS, SGMM để đánh giá tác động của các yếu tố thuộc về đặc điểm HĐQT lên nợ xấu của các NHTM Việt Nam Dữ liệu trong nghiên cứu được thu thập từ 30 NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2020

Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố đặc điểm HĐQT tác động và có ý nghĩa thống kê đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam theo phương pháp SGMM gồm tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập và tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT Ngoài ra, các yếu tố không có ý nghĩa thống kê là cổ đông nhà nước, quy mô HĐQT, vai trò kiêm nhiệm của CEO, dư nợ cho vay, vốn ngân hàng, tăng trưởng GDP

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra các kết luận và gợi ý chính sách đối với các nhà quản lý các NHTM nhằm xây dựng cơ cấu HĐQT hợp lý hơn, góp phần giảm nợ xấu và ngân cao hiệu quả hoạt động của các NHTM

Từ khóa: ngân hàng thương mại, hội đồng quản trị, nợ xấu

Trang 7

ABSTRACT

In this study, the author presented the status of non-performing loans of Vietnamese commercial banks To accomplish the research objective, the author uses quantitative research methods with regression methods of Pooled OLS, FEM, REM, FGLS, SGMM to assess the impact of factors belonging to BOD characteristics on non-performing loans of Vietnamese commercial banks The data in the study was collected from 30 Vietnamese commercial banks in the period from 2012 to 2020

The research results show that the BOD characteristics have a statistically significant impact on the bad debt of Vietnamese commercial banks according to the SGMM method, including the proportion of independent BOD members and the proportion of female members in the BOD In addition, the factors that are not statistically significant are state shareholders, board size, CEO duality, bank loans, bank capital, GDP growth

From the research results, the author has made conclusions and policy suggestions for managers of commercial banks in order to build a more reasonable BOD structure, contributing to reducing non-performing loans and improving the operating efficiency of banks

Keywords: commercial banks, board of directors, non-performing loans

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

KÝ HIỆU VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI ĐẦY ĐỦ

TIẾNG VIỆTTIẾNG ANH

nhất tổng quát

Feasible Generalized Least Squares

GMM Mô hình hồi quy moment tổng

quát Generalized Method of Moments

thường

Ordinary Least Squares

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Diễn giải các biến trong mô hình hồi quy 30

Bảng 4.1 Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản 40

Bảng 4.2 Tỷ lệ an toàn vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài 41

Bảng 4.3 Tỷ suất sinh lời của hệ thống ngân hàng việt nam quý 4-2021 43

Bảng 4.4 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu trong giai đoạn 2012 – 2020 44

Bảng 4.5 Ma trận hệ số tương quan 44

Bảng 4.6 Tóm tắt kết quả hồi quy theo phương pháp Pooled OLS 45

Bảng 4.7 Tóm tắt kết quả hồi quy theo phương pháp FEM 46

Bảng 4.8 Tóm tắt kết quả hồi quy theo phương pháp FEM 46

Bảng 4.9 Tóm tắt kết quả hồi quy theo phương pháp FGLS 47

Bảng 4.10 Tóm tắt kết quả hồi quy theo phương pháp SGMM 47

DANH MỤC HÌNH Hình 4.1 Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2017 – nay 34

Hình 4.2 Tỷ lệ nợ xấu nội bảng và nợ xấu gộp giai đoạn 2016 - 2021 35

Hình 4.3 Tỷ lệ bao phủ nợ xấu bình quân của 28 NHTM niêm yết và Agribank 37

Trang 10

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 đã làm bộc lộ những yếu kém của các NHTM Việt Nam với tỷ lệ nợ xấu tăng cao và bắt buộc thực hiện tái cơ cấu một cách toàn diện hệ thống ngân hàng (Chính phủ, 2012) Sự yếu kém đó có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân và một trong số các nguyên nhân quan trọng là sự khiếm khuyết trong thực tiễn quản trị ngân hàng, đặc biệt liên quan đến cách thức mà hội đồng quản trị thực hiện các nhiệm vụ ủy thác của họ (Laeven, 2013) Chính vì vậy, vai trò trọng tâm của HĐQT trong việc xây dựng chiến lược và giám sát đội ngũ quản lý góp phần quan trọng trọng cho sự lành mạnh, an toàn và ổn định của từng ngân hàng cũng như toàn bộ hệ thống ngân hàng (Doğan & Ekşi, 2020) Lĩnh vực ngân hàng có nhiều sự khác biệt so với các lĩnh vực khác do các NHTM sử dụng đòn bẩy tài chính rất cao và tạo đòn bẩy cho các doanh nghiệp nên rủi ro của NHTM sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán còn non trẻ so với các thị trường phát triển và quy mô nhỏ càng khẳng định vai trò của hệ thống NHTM đối với nền kinh tế do đây là một kênh dẫn vốn, cung cấp vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp và nền kinh tế (Batten & Vo, 2019) Do đó, HĐQT của NHTM, với vai trò quan trọng của mình, cần được đánh giá một cách toàn diện, với mục tiêu cao nhất là giữ vững hoạt động của ngân hàng, kiểm soát rủi ro và giảm nợ xấu một cách hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Một trong những chức năng quan trọng của quản trị NHTM là tạo ra lợi nhuận cho các cổ đông thông qua dịch vụ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác Trong quá trình này, nợ xấu có thể phát sinh từ hoạt động tín dụng do sự yếu kém trong quản trị NHTM Nợ xấu của NHTM luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu được quan tâm đặc biệt vì ảnh hưởng nghiêm trọng của nó đối với nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng Đối với các NHTM, nợ xấu có thể làm giảm lợi nhuận và gây tổn hại lợi ích của các cổ đông (Kanagaretnam & cộng sự, 2003) Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nợ xấu của NHTM và nhiều nghiên cứu đã

Trang 11

được thực hiện tại Việt Nam và trên thế giới nhằm nhận diện các yếu tố đó Các yếu tố tác động đến nợ xấu của NHTM có thể được phân loại thành hai nhóm: Nhóm các yếu tố bên trong nội tại NHTM (Nguyen, 2015; Khan, 2020) và các yếu tố bên ngoài (Backer & cộng sự, 2015; Mazreku & cộng sự, 2018) Ảnh hưởng của HĐQT đến nợ xấu của NHTM thu hút sự chú ý của không chỉ các nhà nghiên cứu mà cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan giám sát ngân hàng có sự quan tâm đặc biệt Tuy nhiên, các nghiên cứu về ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam ít được chú ý Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các số liệu trên báo cáo tài chính và các yếu tố vĩ mô (Huỳnh Thị Hương Thảo, 2018; Phạm Dương Phương Thảo & Nguyễn Linh Đan, 2018) Bên cạnh đó, tác giả thêm biến đại diện cổ đông nhà nước trong HĐQT vì đây là đặc thù của hệ thống NHTM Việt Nam Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu lấp đầy khoảng trống của các nghiên cứu trước và có cái nhìn rõ hơn về ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của NHTM Việt Nam, là một nền kinh tế mới nổi

Chính vì những lý do về mặt lý luận và thực tiễn như trêncho thấy tính cấp thiết khi nghiên cứu về tác động của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam Kết quả của nghiên cứu là cơ sở để các NHTM Việt Nam xây dựng cơ cấu HĐQT một cách hợp lý hơn, từ đó có khả năng kiểm soát tốt nợ xấu và thúc đẩy sự phát triển bền vững hệ thống

NHTM Đây chính là lý do mà tác giả lựa chọn thực hiện đề tài “Tác động của đặc điểm

hội đồng quản trị đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam”

Phần còn lại của đề tài có cấu trúc như sau: Phần 2 đánh giá các tài liệu liên quan Phần 3 trình bày các nguồn dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Phần 4 trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận Cuối cùng, phần 5 kết luận và đưa ra các gợi ý chính sách

1.2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát:

Để thực hiện để tài “Tác động của đặc điểm hội đồng quản trị đến nợ xấu của các

ngân hàng thương mại Việt Nam, đề tài kế thừa kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực

Trang 12

nghiệm trước đây để nghiên cứu về tác động của đặc điểm hội đồng quản trị đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Mục tiêu cụ thể: Trên cơ sở các mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể của đề tài như sau:

(1) Xác định và đo lường tác động của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của 30 ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020

(2) Gợi ý chính sách giúp các nhà quản trị ngân hàng có định hướng xây dựng HĐQT ngân hàng theo hướng hợp lý hơn từ đó giúp các NHTM hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả, giảm bớt nợ xấu và gia tăng giá trị ngân hàng

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu

Từ các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu bao gồm:

Câu hỏi 1: Tác động đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam với mức độ và

chiều hướng tác động như thế nào giai đoạn 2012-2020?

Câu hỏi 2: Những giải pháp nào các ngân hàng thương mại Việt Nam nên định hướng thành

phần của HĐQT, hướng tới một HĐQT hợp lý hơn nhằm giảm bớt nợ xấu của ngân hàng?

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Trang 13

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu của đề tài này, tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng với nội dung cụ thể như sau:

- Phương pháp nghiên cứu định tính: đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, so sánh đối chiếu để phân tích cơ sở lý thuyết về đặc điểm HĐQT và nợ xấu của các ngân hàng thương mại

- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Thông qua các dữ liệu thu thập được, tác giả tiến hành phân tích hồi quy và kiểm định để xây dựng mô hình phù hợp Cụ thể, đề tài sử dụng phần mềm Stata để chạy hồi quy theo phương pháp bình quân dữ liệu nhỏ nhất (POOLED OLS), mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) Nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình tốt hơn giữa FEM và REM Để kiểm định mô hình có bị các khuyết tật như tự tương quan, phương sai sai số thay đổi, tác giả thực hiện các kiểm định có liên quan Phương pháp FGLS được sử dụng nếu mô hình có tồn tại các khuyết tật Cuối cùng, phương pháp GMM được thực hiện để xử lý vấn đề nội sinh trong mô hình

- Dữ liệu nghiên cứu:

Đề tài sử dụng số liệu từ BCTC, báo cáo thường niên của 30 NHTM Việt Nam, dữ liệu kinh tế vĩ mô của Tổng của thống kê, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ 2012 đến 2020

Phương pháp xử lý số liệu: Từ BCTC, báo cáo thường niên của 30 NHTM Việt Nam tác giả sử dụng phần mềm Excel để nhập dữ liệu thô, áp dụng công thức liên quan để tính toán các chỉ số sử dụng trong đề tài Sau đó, để đo lường mức độ tác động của cấu trúc vốn đến lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, tác giả chuyển các dữ liệu từ dạng Excel sang phần mềm STATA để chạy kiểm định mô hình và đưa ra kết luận tương ứng

Trang 14

1.5 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Về mặt khoa học:

Đề tài hệ thống hóa và vận dụng được các lý thuyết về về quản trị doanh nghiệp trong ngân hàng, các lý thuyết để giải thích mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và nợ xấu của NHTM, tổng quan các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới cũng như trong nước về mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và nợ xấu của các ngân hàng Kết quả nghiên cứu có những đóng góp nhất định vào việc hoàn thiện khung lý thuyết về quản trị doanh nghiệp trong ngân hàng và nợ xấu của các NHTM

Đề tài nghiên cứu đo lường ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT và các yếu tố khác đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2020 Tại Việt Nam rất ít tác giả nghiên cứu về vấn đề này Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện để bổ sung cơ sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu đã đặt ra

Do quản trị doanh nghiệp trong ngân hàng có sự khác biệt rất lớn so với quản trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp phi tài chính Vì vậy, dựa trên nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện, đề tài đưa và mô hình nghiên cứu yếu tố đặc thù của quản trị doanh nghiệp trong ngân hàng tại Việt Nam là biến cổ đông nhà nước trong ngân hàng

Về mặt thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà quản trị ngân hàng có cái nhìn đầy đủ hơn về quản trị doanh nghiệp trong ngân hàng, đánh giá được tình hình thực tế, nhận biết được tác động của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của các ngân hàng, thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng cơ cấu HĐQT đối với nợ xấu và sự ổn định của các ngân hàng Từ đó có thể vận dụng các kiến nghị, giải pháp mà đề tài đề xuất cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính chính sách, các nhà quản trị ngân hàng trong việc ra quyết định và kiểm soát nợ xấu của NHTM được hợp lý hơn nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của các ngân hàng, là cơ sở để hoàn thiện được một khung chính sách hợp lý trong quá trình quản lý hoạt động của các ngân hàng ở Việt Nam thời kỳ hội nhập,

Trang 15

góp phần xây dựng hệ thống ngân hàng vững chắc, nền tài chính vững mạnh và ổn định trong khu vực

1.6 KẾT CẤU ĐỀ TÀI

Nội dung của đề tài bao gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Kết luận và Gợi ý các chính sách

Trang 16

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẾN NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG

2.1 KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Khái niệm về Quản trị doanh nghiệp có nhiều quan điểm khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu của nghiên cứu, thể chế hay hệ thống pháp lý của một quốc gia Theo Ntim (2018), có 2 nhóm quan điểm chính về quản trị doanh nghiệp Nhóm quan điểm thứ nhất liên quan đến các hành vi của các doanh nghiệp, các các giải pháp về năng lực quản lý, khả năng tăng trưởng, cấu trúc vốn, cấu trúc sở hữu và quản trị, các hành vi đối với cổ đông và các bên liên quan khác Nhóm quan điểm thứ hai liên quan đến vấn đề pháp luật, đó là các quy tắc quản trị doanh nghiệp tuân thủ theo các quy định của hệ thống pháp luật, hệ thống tư pháp, thị trường vốn, thị trường tài sản và thị trường lao động

Nhóm quan điểm thứ nhất phù hợp hơn đối với các nghiên cứu về các doanh nghiệp trong phạm vi một quốc gia Lúc này, hành vi của các doanh nghiệp dưới góc độ quản trị doanh nghiệp là nghiên cứu, phân tích, đánh giá các vấn đề liên quan cấu trúc sở hữu, cấu trúc của HĐQT trong việc kiểm soát rủi ro và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa chính sách thù lao, quản lý, vai trò của các cổ đông, những người có liên quan và hiệu quả hoạt động Đối với các nghiên cứu so sánh, loại quan điểm thứ hai là hợp lý hơn bởi vì cho thấy sự khác biệt trong hệ thống pháp lý ảnh hưởng đến hành vi của doanh nghiệp và những nhà đầu tư ở các quốc gia khác nhau

Các định nghĩa về quản trị DN được nhiều tác giả đưa ra và có sự khác biệt (Claessens, 2003) Các định nghĩa này tương ứng với các quan điểm được đưa ra từ năm 1992 tập trung vào việc thiết lập các hướng dẫn quản lý và kiểm soát các công ty, hướng hành động của họ để đảm bảo các nhà đầu tư rằng các nguồn lực đầu tư của họ được quản lý để đạt được lợi nhuận và hiệu quả

Trang 17

Cadbury (1992) cho rằng quản trị doanh nghiệp như một tập hợp các cơ chế mà qua đó các doanh nghiệp hoạt động khi quyền sở hữu được tách ra khỏi quyền quản lý Như vậy, theo định nghĩa này, quản trị doanh nghiệp sẽ bao gồm mối quan hệ giữa các cổ đông, chủ nợ và nhà quản lý doanh nghiệp; giữa thị trường tài chính, các tổ chức và doanh nghiệp; và giữa nhân viên và doanh nghiệp Ngoài ra, quản trị doanh nghiệp cũng sẽ bao gồm vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp liên quan đến văn hóa và môi trường

Nhưng đề xuất do Paz-Ares (2004) đưa ra phân biệt quản trị DN tùy thuộc vào việc nó được áp đặt cho DN hay tự nguyện đảm nhận Nó gọi là quản trị DN bên ngoài hoặc thể chế (được áp đặt từ bên ngoài bởi hệ thống luật pháp và mạng lưới các tổ chức của một quốc gia nhất định) và quản trị DN nội bộ hoặc theo hợp đồng (tự nguyện đảm nhận từ bên trong bởi mỗi DN) Allayannis, Lel và Miller (2012) cũng có sự khác biệt tương tự trong một nghiên cứu về lý do nắm giữ các công cụ phái sinh ngoại hối, đề cập đến quản trị DN ở cấp quốc gia và quản trị công ty ở cấp DN

Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD, 2004) cho rằng Quản trị DN là hệ thống do mà các tập đoàn kinh doanh được chỉ đạo và kiểm soát Đây là tập hợp các quy tắc xác định mối quan hệ giữa các bên liên quan, ban giám đốc và hội đồng quản trị của một DN và ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của công ty đó Ở cấp độ cơ bản nhất, quản trị DN giải quyết các vấn đề phát sinh từ sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát Nhưng quản trị DN không chỉ đơn giản là thiết lập mối quan hệ rõ ràng giữa cổ đông và người quản lý.Quản trị DN liên quan đến một tập hợp các mối quan hệ giữa ban giám đốc DN, hội đồng quản trị, cổ đông và các bên liên quan khác Quản trị DN cũng cung cấp cấu trúc mà thông qua đó các mục tiêu của DN được thiết lập và các phương tiện để đạt được các mục tiêu đó và việc giám sát hoạt động được xác định

Youssef (2007) cho rằng quản trị DN là quy trình được thực hiện bởi hội đồng quản trị và các ủy ban liên quan của hội đồng quản trị, thay mặt và vì lợi ích của Cổ đông của công ty và các bên liên quan, để cung cấp định hướng, quyền hạn và giám sát cho ban lãnh đạo, nó có nghĩa là làm thế nào để tạo ra sự cân bằng giữa các thành viên hội đồng quản trị với lợi ích của họ và lợi ích của cổ đông và các bên liên quan khác

Trang 18

Castrillón (2021) kết luận rằng mục đích cuối cùng của việc quản trị tốt doanh nghiệp là tăng giá trị cho nó và đảm bảo rằng những người đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp vào DN có thể tham gia vào việc gia tăng giá trị Vì lý do này, các thông lệ tốt thiết lập các điều kiện để bảo vệ và thưởng công bằng cho các cổ đông đối với phần vốn đã góp; khen thưởng công nhân lao động đóng góp trí tuệ; cung cấp cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao hơn và giá cả tốt hơn; trả công thỏa đáng cho các nhà cung cấp trong việc cung cấp sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ và cung cấp cho họ những đảm bảo hoặc sự tin tưởng rằng họ sẽ được thanh toán kịp thời; cung cấp cho các chủ nợ rằng các nguồn lực mà họ đã cho công ty vay sẽ được khôi phục và họ sẽ được đền bù xứng đáng; nó cũng bao gồm trách nhiệm đối với xã hội nói chung, do đó bao gồm cả việc tuân thủ các nghĩa vụ thuế.

Ngoài ra, quản trị DN có thể được định nghĩa là một tập hợp các cơ chế giải quyết các vấn đề đại diện do sự phân chia giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát Những cơ chế này đảm bảo sự vận hành tốt của sự chỉ đạo và kiểm soát của các tập đoàn (Jensen và Meckling 1976; Shleifer và Vishny 1997)

Như đã đề cập bởi Laeven (2013), quản trị DN của các ngân hàng khác với quản trị của các tổ chức phi tài chính Các đặc điểm khác biệt của các ngân hàng làm trầm trọng thêm các vấn đề quản trị và có thể làm giảm hiệu quả của các cơ chế quản trị thông thường (Caprio và Levine 2002; Levine 2004; Laeven 2013) Trong điều kiện ngân hàng không rõ ràng và không chắc chắn, các nhà quản lý thường có thể thiết kế các gói thù lao cho phép họ thu được lợi nhuận khi làm tổn hại đến hoạt động dài hạn của ngân hàng (John và cộng sự, 2016)

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, quản trị DN trong ngân hàng chủ yếu tập trung vào cách các cơ chế quản trị nội bộ quan trọng tương tác để giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa giá trị của ngân hàng Cơ chế quản trị nội bộ là các biện pháp được dùng để giám sát, kiểm soát tình hình của ngân hàng, thông qua đó các ngân hàng được vận hành hiệu quả nhằm mang lại thành quả cao, đáp ứng quyền lợi của cổ đông và những người có liên quan (Cadbury, 1992) Quan điểm này cho thấy rằng trong để mang lại thành quả tốt cho ngân

Trang 19

hàng và tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu, cơ chế quan trọng của quản trị công ty trong ngân hàng cần xem xét bao gồm cấu trúc HĐQT của ngân hàng

2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.2.1 Khái niệm về nợ xấu của ngân hàng thương mại

Theo Berger & DeYoung (1997), nợ xấu là nợ quá hạn thanh toán ít nhất 90 ngày hoặc đang trong tình trạng nghi ngờ

Theo ngân hàng Trung ương liên minh Châu Âu (2018), nợ xấu trong các ngân hàng thương mại bao gồm:

- Nợ không thể thu hồi được, gồm:

+ Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ đòi bồi thường từ nợ;

+ Những khoản nợ mà khách hàng chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ

- Nợ có thể thu nhưng không thanh toán đầy đủ cho ngân hàng: Đây là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc có tài sản thế chấp nhưng không đủ để trả nợ

Theo quan điểm của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF, 2005): “Một khoản vay được coi là không sinh lời (nợ xấu) khi quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày trở lên; khi các khoản lãi đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại, hoặc trì hoãn theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có thể nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ không thể hoàn trả nợ đầy đủ (người vay phá sản)”

Với quan điểm này, nợ xấu được tiếp cận dựa trên thời gian trả hạn quá nợ và khả năng trả nợ của khách hàng Khả năng trả nợ của khách hàng ở đây có thể là toàn bộ số gốc và lãi hoặc một phần gốc và lãi.Tại Việt Nam: Hiện nay, khái niệm nợ xấu theo quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, ban hành theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013

Trang 20

của Thống đốc NHNN Việt Nam và có một số sửa đổi trong Thông tư số NHNN ngày 18/3/2014 của Thống đốc NHNN Theo đó, nợ xấu được định nghĩa như sau:

09/2014/TT-Nợ xấu là những khoản nợ từ nhóm 3, được quy định theo khoản 1 Điều 10 của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN, cụ thể:

• Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày + Nợ gia hạn nợ lần đầu

+ Nợ được miễn hoặc giảm lãi do KHCN không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng

+ Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi: Khoản nợ vi phạm quy định tại các Khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng; Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng; Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng;

+ Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận của Thanh tra • Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

+ Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày

+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu

+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai

+ Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này của Thông tư

Trang 21

+ Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

+ Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

+ Nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 của Thông tư này

• Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: + Nợ quá hạn trên 360 ngày

+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu

+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai

+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn

+ Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được

+ Nợ của KHCN là tổ chức tín dụng được NHNN công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản

+ Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này

+ Nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 của Thông tư này

Nợ xấu nói chung được xem như một dấu hiệu của vấn đề rủi ro tiềm ẩn hoặc đã là rủi ro khi khách hàng bắt đầu sang nhóm 3 Tuy nhiên, khi nói đến một khoản nợ xấu thì

Trang 22

cho biết rất ít vấn đề, để xác định trọng tâm vấn đề phải tìm hiểu được nguyên nhân của khoản nợ đó

Nếu khoản nợ xấu là một biểu hiện của việc khách hàng không muốn hoặc không có khả năng hoàn trả thì có thể khoản vay đã có vấn đề nghiêm trọng và có nguy cơ không cứu vãn được

Nếu khoản nợ chỉ hình thành do việc tiêu thụ hàng hóa hoặc thu hồi các khoản phải thu chậm hơn thời gian dự tính hoặc do việc chậm trễ không tính trước được trong việc chuyển từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ trên thị trường, hoặc có lý do khách quan nào đó nhưng vẫn xử lý được thì vấn đề chưa đến mức nghiêm trọng

Hoàn trả đầy đủ khoản nợ gốc và lãi cho ngân hàng đến thời điểm đáo hạn là hành động hoàn tất mối quan hệ tín dụng hoàn hảo giữa Ngân hàng và khách hàng Như vậy, nợ xấu trong hoạt động tín dụng NHTM là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo khi người đi vay (khách hàng) không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho Ngân hàng đúng hạn

Tóm lại, có thể hiểu đơn giản hơn: bản chất của nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu hồi lại được và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ Đối với các ngân hàng, nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, có thể là các doanh nghiệp hoặc cá nhân mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp, cá nhân đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, Nhìn chung, một TCTD luôn phải ước tính trước những khoản nợ xấu trong chu kỳ kinh doanh hiện tại dựa vào những số liệu nợ xấu ở kỳ trước đó

Về phân loại nợ xấu, ngoài phân loại theo thời gian nợ quá hạn và khả năng thu hồi nợ như trình bày trên thì nợ xấu còn có thể phân theo nguyên tắc hạch toán kế toán, bao gồm nợ xấu nội bảng và nợ xấu ngoại bảng:

• Nợ xấu nội bảng là những khoản nợ xấu vẫn đang được theo dõi trong nội bảng cân đối kế toán của TCTD Nợ xấu này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất

Trang 23

kinh doanh trong kỳ của ngân hàng do các TCTD phải trích lập DPRR đối với các khoản nợ này theo tỷ lệ do NHNN quy định từng thời kỳ, giai đoạn

• Nợ xấu ngoại bảng là những khoản nợ xấu đã được sử dụng quỹ DPRR để xử lý được theo dõi ngoại bảng để tiếp tục áp dụng các biện pháp thu hồi Việc thu hồi được các khoản nợ này sẽ làm tăng lợi nhuận bất thường của các TCTD

2.2.2 Tác động của nợ xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

Tác động của nợ xấu đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại có thể đánh giá như sau:

Thứ nhất, ngoài làm hao hụt một khoản vốn không nhỏ, nợ xấu còn làm tăng chi phí

hoạt động của các ngân hàng, bao gồm làm tăng các chi phí dự phòng rủi ro, chi phí để thu hồi nợ xấu như: xiết nợ, thanh lý tài sản bảo đảm, khởi kiện, bán đấu giá tài sản, Khi nợ xấu xảy ra, bản thân NHTM phải dành một nguồn lực không nhỏ để tiến hành các biện pháp để thu hồi được khoản nợ Thay vì có thể dùng nguồn lực đó để mở rộng tín dụng cho thị trường, từ đó dẫn tới lợi nhuận ngân hàng giảm

Thứ hai, nợ xấu làm gián đoạn vòng quay vốn của các ngân hàng, những khoản nợ

được cung ra thị trường, sau một thời gian sẽ được thu hồi để ngân hàng tiếp tục vòng quay vốn mới Tuy nhiên, khi khoản nợ trở thành nợ xấu, ngân hàng sẽ không thể thu hồi được khoản nợ đúng hạn hay thậm chí là không thể thu hồi được nữa, dẫn đến gián đoạn vòng quay vốn của ngân hàng

Thứ ba, nợ xấu cao có thể đẩy ngân hàng rơi vào tình trạng mất vốn, mất thanh khoản

và mất lòng tin của người dân, của những khách hàng khác Khi nợ xấu gia tăng đồng nghĩa với nguồn vốn đầu tư sẽ bị đóng băng, không có khả năng thu hồi Nguồn vốn cho vay không có khả năng thu hồi được thì khả năng thanh toán chắc chắn sẽ giảm Khủng hoảng trong thanh toán chính là nguyên nhân dễ dẫn đến sự phá sản của các Ngân hàng

Thứ tư, nợ xấu sẽ làm suy giảm năng lực tài chính của NHTM, vì thế ảnh hưởng đến

sự ổn định của khu vực tài chính Do tỷ lệ nợ xấu gia tăng, lợi nhuận của NHTM vì thế sẽ

Trang 24

bị suy giảm Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực tài chính và khả năng tồn tại lành mạnh của NHTM, đặc biệt đối với các NHTM nhỏ sẽ rất dễ bị phá sản Ngân hàng không đạt được kế hoạch lợi nhuận với những khoản nợ khó đòi trong nhiều quí và chính NHTM cũng trở thành những con nợ với những khoản nợ khổng lồ và buộc phải đi đến kết cục bị phá sản hay bị thôn tính sáp nhập

Thứ năm, nợ xấu khiến uy tín của ngân hàng giảm sút Khi nợ xấu phát sinh sẽ khiến

uy tín của các NHTM giảm sút đối với khách hàng như việc chậm trễ trong thanh toán, khả năng thanh toán giảm sút, đối với cổ đông như chậm trễ trong thanh toán cổ tức, cổ tức giảm do thu nhập giảm, hoạt động kinh doanh và chất lượng tín dụng đi xuống và đối với các đối tác khác như chậm trễ trong giải ngân các khoản cho vay hợp vốn, các khoản đầu tư, chứng khoán Trong lĩnh vực ngân hàng, uy tín là vấn đề quan trọng quyết định đến sự sống còn, tồn tại và phát triển của một ngân hàng Chính vì vậy, nợ xấu đã ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn bộ hệ thống ngân hàng

Thứ sáu, nợ xấu làm ảnh hưởng xấu tới khả năng thanh toán và kế hoạch kinh doanh

của ngân hàng Hoạt động chủ yếu của NHTM là nhận tiền gửi và cho vay Nếu các khoản tín dụng gặp rủi ro thì việc thu hồi nợ vay sẽ gặp nhiều khó khăn, không thu hồi được hoặc thu hồi không đầy đủ nợ gốc và lãi đã cho vay Trong khi đó, ngân hàng vẫn phải thanh toán đầy đủ, đúng hạn đối với các khoản tiền gửi Sự mất cân đối trên ảnh hưởng rất lớn tới tính thanh khoản của ngân hàng và ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh cũng như lợi nhuận của Ngân hàng

Thứ bảy, nợ xấu tác động đến chủ thể trong nền kinh tế Thông thường, các chủ thể

trong nền kinh tế thường dễ dàng tiếp cận vốn của các NHTM, nhưng khi NHTM gặp nợ xấu nhiều thì các chủ thể trong nền kinh tế sẽ khó tiếp cận được nguồn vốn vay, do nợ xấu gia tăng gây nên chi phí hoạt động của ngân hàng tăng cao Vì vậy, nhiều ngân hàng có nợ xấu cao khó có thể giảm lãi suất cho vay vì những món nợ cũ đã cho vay với lãi suất cao đồng thời nợ mới cũng lãi suất cao nên họ muốn giữ lại để bù trừ cho chi phí và thiệt hại phát sinh từ những món nợ xấu hiện đang nằm trong sổ sách

Trang 25

Thứ tám, tác động của nợ xấu đối với nền kinh tế NHTM là doanh nghiệp đặc biệt

trong nền kinh tế Do đó, nợ xấu của NHTM ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Tác động của nợ xấu đối với nền kinh tế là tác động gián tiếp thông qua mối quan hệ hữu cơ: ngân hàng - khách hàng - nền kinh tế Qua đó, nợ xấu ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển củ nền kinh tế Khả năng khai thác, đáp ứng vốn và khả năng cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế sẽ bị hạn chế khi nợ xấu phát sinh Nợ xấu phát sinh do khách hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế, sự tăng trưởng và phát triển nề kinh tế trong cùng thời kỳ đó do vốn bị tồn đọng, sản xuất kinh doanh trì trệ

2.3 CÁC LÝ THUYẾT GIẢI THÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẶC ĐIỂM HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.3.1 Lý thuyết đại diện

Lý thuyết quan trọng nhất và được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu liên quan đến quản trị công ty là lý thuyết đại diện Cốt lõi của lý thuyết đại diện là sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát và giải thích các nguyên tắc cơ bản của mối quan hệ giữa hai bên trong công ty (Martinez và Alvarez, 2019) Hai bên thường được gọi là chủ sở hữu và người đại diện, và lý thuyết đại diện có thể giúp hiểu được các vấn đề tiềm ẩn nảy sinh giữa hai bên này Chủ sở hữu là cổ đông của một DN và người đại diện là những người quản lý được chủ sở hữu thuê Các vấn đề giữa các bên này nảy sinh khi chủ sở hữu thuê người đại diện để tạo ra giá trị cho công ty (Bosse và Phillips, 2016) Theo đó, mục tiêu chính của chủ sở hữu là tối đa hóa giá trị và hiệu suất của DN, và do đó nhiệm vụ này được giao cho người đại diện (Martinez và Alvarez, 2019) Bằng cách giao nhiệm vụ cho người đại diện, người chủ yêu cầu người đại diện làm việc vì lợi ích của chủ sở hữu (Panda và Leepsa, 2017)

Tuy nhiên, trên thực tế các nhà quản lý quan tâm nhiều hơn đến lương thưởng và quyền lợi của chính họ Các mục tiêu và lợi ích đối lập của chủ sở hữu và bên đại diện xác định vấn đề đại diện, điều này cuối cùng dẫn đến chi phí đại diện cho DN (Panda và Leepsa, 2017) Bên cạnh những lợi ích khác nhau, Bosse và Phillips (2016) còn đưa thêm một yếu

Trang 26

tố khác gây ra vấn đề, đó là người đại diện có thông tin tốt hơn người chủ sở hữu thường được gọi là sự bất cân xứng thông tin Những điều kiện này tạo ra khả năng người đại diện sẽ không hành động vì lợi ích tốt nhất của chủ sở hữu, dẫn đến kết quả hoạt động kém hiệu quả của DN Bằng cách giải quyết các vấn đề giữa chủ sở hữu và bên đại diện bằng cách sử dụng lý thuyết đại diện, có thể tìm ra giải pháp và giảm thiểu những vấn đề này Lý thuyết này có thể hữu ích trong việc thực hiện các cơ chế quản trị để kiểm soát, giám sát và theo dõi các nhà quản lý (Panda và Leepsa, 2017) Với một hệ thống quản trị thích hợp, xung đột lợi ích có thể được giảm thiểu và cuối cùng dẫn đến giảm chi phí đại diện

Theo đó, HĐQT đóng một vai trò quan trọng vì được coi là một tổ chức để giảm thiểu các vấn đề về đại diện giữa chủ sở hữu và người quản lý (Kao và cộng sự, 2019) Theo lý thuyết đại diện, HĐQT là một yếu tố thiết yếu của cơ chế kiểm soát để đảm bảo rằng các vấn đề phát sinh từ mối quan hệ giữa chủ sở hữu và đại diện được kiểm soát (Martinez và Alvarez, 2019) HĐQT chịu trách nhiệm đưa ra các cơ chế và chiến lược nhằm tối đa hóa kết quả của DN, phù hợp lợi ích của chủ sở hữu và người quản lý và giảm thiểu chi phí đại diện (Bosse và Phillips, 2016) Ban giám đốc hoạt động như một cơ chế quản trị nội bộ bằng cách tương tác với các nhà quản lý và giám sát họ thay mặt cho chủ sở hữu (Bosse và Phillips, 2016; Kao và cộng sự, 2019) Mục tiêu chính là giảm thiểu vấn đề đại diện giữa chủ sở hữu và người quản lý, giảm rủi ro và cải thiện hiệu quả hoạt động của DN

2.3.2 Lý thuyết quản lý

Lý thuyết quản lý thường được sử dụng như một cách tiếp cận thay thế và bổ sung khi tập trung vào mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người đại diện Lý thuyết này nhấn mạnh vào sự hợp tác và cộng tác, đồng thời cung cấp tiền đề phi kinh tế để giải thích các mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người đại diện (Keay, 2017) Lý thuyết mô tả rằng các nhà quản lý đóng vai trò quản lý cho DN mà họ làm việc Trái ngược với lý thuyết đại diện, lý thuyết quản lý giả định rằng các nhà quản lý không hành xử ích kỷ và hành động vì lợi ích cao nhất của chủ sở hữu (Schillemans và Bjurstrom, 2020) Keay (2017) mô tả rằng người đại diện đóng vai trò là người quản lý sẽ không quan tâm đến lợi ích kinh tế của họ, mà sẽ hành động vì lợi ích tốt nhất của DN họ, cách tiếp cận này cuối cùng sẽ dẫn đến giảm thiểu rủi

Trang 27

ro và hiệu quả hoạt động của công ty tốt hơn, đến lượt lợi ích cá nhân của người quản lý cũng được thảo mãn Do đó, lý thuyết quản lý chỉ ra ý tưởng phục vụ người khác và không tư lợi trong đó các yếu tố phi tài chính như sự hài lòng nội tại từ thành tích, sự tôn trọng, danh tiếng và sự tin tưởng là những yếu tố chính đối với các nhà quản lý (Duru và cộng sự, 2016; Keay, 2017)

Sự phù hợp giữa lợi ích giữa chủ sở hữu và người đại diện cũng rất quan trọng trong lý thuyết quản lý, nhưng lý thuyết này giả định rằng lợi ích đã được liên kết Các nhà quản lý đã làm việc hướng tới các mục tiêu của chủ sở hữu và họ được coi là trung thành với công ty (Keay, 2017) Thành phần, cấu trúc và đặc điểm của hội đồng quản trị được sử dụng như một chỉ số quan trọng của việc quản lý (Schillemans và Bjorstrom, 2020) Trái ngược với vai trò của hội đồng quản trị với lý thuyết đại diện, chức năng chính của hội đồng quản trị trong lý thuyết quản lý là hỗ trợ, đưa ra lời khuyên và chia sẻ kinh nghiệm với các nhà quản lý (Glinkowska và Kaczmarek, 2015) Do đó, hội đồng quản trị không tập trung vào việc điều chỉnh lợi ích của người chủ sở hữu và người đại diện mà là về xây dựng cơ cấu tạo điều kiện và trao quyền trong công ty (Donaldson và Davis, 1991) Lý thuyết này rất hữu ích trong việc phân tích ban giám đốc, các chức năng mong đợi của họ và cách họ xử lý các mối quan hệ của họ với các nhà quản lý Một ví dụ phổ biến cho lý thuyết này về hội đồng quản trị là giả định rằng hội đồng quản trị nội bộ bị chi phối sẽ thúc đẩy hoạt động của công ty (Ramdani và Witteloostuijn, 2010)

Lý thuyết quản lý cho rằng trao quyền cho nhà quản lý làm cho họ có động lực để điều hành công ty hiệu quả nhất Vì vậy khi CEO cũng là chủ tịch HĐQT, người đó sẽ được trao nhiều quyền lực hơn và sẵn lòng làm việc vì lợi ích cao nhất cho công ty Việc kết hợp hai vị trí CEO và chủ tịch HĐQT sẽ hỗ trợ tốt cho việc ra quyết định, đặc biệt là trong hoàn cảnh cấp bách và môi trường hoạt động có nhiều biến động, từ đó giúp HĐQT nắm bắt thông tin và ra quyết định một cách nhanh nhất Ngược lại ở góc độ tách vị trí chủ tịch HĐQT và TGĐ là điều cần thiết để kiểm soát quyền lực của BGĐ và tránh xung đột lợi ích Tuy nhiên, việc tách này sẽ dẫn đến nguy cơ làm cho nhà quản lý chỉ tập trung vào những mục tiêu ngắn hạn, nhất là khi việc đánh giá kết quả hoạt động và chế độ lương, thưởng

Trang 28

được căn cứ vào kết quả đạt được những mục tiêu mà HĐQT đề ra hàng năm Do đó lý thuyết quản lý khẳng định sự kết hợp hai vị trí sẽ giúp tối đa hoá những hữu dụng của người quản lý khi họ đạt được mục tiêu cho tổ chức hơn là mục đích tư lợi cá nhân Điều này có nghĩa là người quản lý giữ quyền kiêm nhiệm và trực tiếp điều hành sẽ có tác động tích cực đến kết quả hoạt động của công ty

2.3.3 Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực

Quan điểm chính trong lý thuyết phụ thuộc vào nguồn lực là xem xét vai trò của các nguồn lực bên ngoài mà công ty cần và cách những nguồn lực này ảnh hưởng đến hành vi của công ty (Terjesen và cộng sự, 2016) Lý thuyết này giải thích hành vi của tổ chức về các nguồn lực bên ngoài quan trọng mà một công ty phải có để hoạt động và tạo ra giá trị Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực giả định rằng sự phụ thuộc vào các nguồn lực quan trọng, ảnh hưởng đến hành động của tổ chức và các quyết định và hành động của tổ chức có thể được giải thích tùy thuộc vào tình huống phụ thuộc cụ thể (Nienhuser, 2008) Do đó, cốt lõi của lý thuyết này là dòng chảy nguồn lực giữa các công ty (Johnson, 1995).Để hình thành một tổ chức cung cấp các nguồn lực bên ngoài quan trọng, cần có một hệ thống công ty hiệu quả, dẫn đến hoạt động của công ty tốt hơn

Vai trò của hội đồng quản trị là rất quan trọng trong khía cạnh này của lý thuyết phụ thuộc nguồn lực Theo Martinez và Alvarez (2019), ban giám đốc giúp các công ty cải thiện hiệu quả hoạt động bằng cách giảm sự phụ thuộc vào môi trường bên ngoài Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực mô tả rằng hội đồng quản trị phải được coi là tài sản của công ty vì họ là nhà cung cấp các nguồn lực không có sẵn (Pugliese, Minichilli và Zattoni, 2014) Hội đồng quản trị cũng có thể điều chỉnh hành vi của họ theo nhu cầu của công ty, nhờ đó đảm bảo khả năng tiếp cận các nguồn lực có giá trị và hỗ trợ các nhà quản lý đưa ra quyết định về các hướng đi trong tương lai nhằm tăng hiệu quả hoạt động của công ty (Pugliese và cộng sự, 2014) Điều này làm cho ban giám đốc trở thành một liên kết thiết yếu giữa công ty và các nguồn lực bên ngoài cần thiết để tối đa hóa hiệu suất (Martinez và Alvarez, 2019)

Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực cũng quan trọng theo nghĩa nó ảnh hưởng đến thành phần, quy mô và các đặc điểm khác nhau của hội đồng quản trị Ví dụ, nó gợi ý rằng một

Trang 29

hội đồng quản trị lớn hơn có thể cung cấp quyền tiếp cận vào nhiều nguồn lực hơn có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của công ty (Bennouri và cộng sự, 2018) Terjesen và cộng sự (2016) đưa ra một ví dụ khác bằng cách giải thích rằng các giám đốc độc lập có quyền tiếp cận vào kiến thức và chuyên môn có giá trị về công ty và do đó có thể mở rộng ranh giới của công ty bằng các liên kết đến các nguồn lực bên ngoài. Ngoài ea, Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực cho thấy rằng việc cung cấp nguồn lực của các thành viên hội đồng quản trị liên quan trực tiếp đến hoạt động của công ty Các nguồn lực giúp giảm sự phụ thuộc giữa công ty và các rủi ro bên ngoài, giảm chi phí giao dịch

2.4 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

Nghiên cứu của Tarchouna, Jarraya & Bouri (2021) về tác động của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của 184 NHTM tại Mỹ trong giai đoạn 2000 – 2013 Sử dụng phương pháp GMM, kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng nhỏ được đặc trưng bởi hệ thống quản trị công ty yếu và đơn giản, dẫn đến chất lượng cho vay không tốt Kết quả này có thể được giải thích bởi sự phụ thuộc của các ngân hàng nhỏ vào các mối quan hệ cá nhân Liên quan đến các ngân hàng trung bình, kết quả cho thấy một hệ thống quản trị công ty hợp lý Đối với các ngân hàng lớn, hệ thống quản trị công ty của các ngân hàng này bị vô hiệu hóa Do mức độ thanh khoản cao, các ngân hàng lớn tham gia vào các hoạt động cho vay quá mức mà không thông báo về những tổn thất không đáng có Nghiên cứu đóng góp đáng kể vào các nghiên cứu về tài chính thông qua thực nghiệm chứng minh rằng ảnh hưởng của quản trị công ty của các ngân hàng đối với chất lượng cho vay phụ thuộc vào quy mô của ngân hàng

Doğan & Ekşi (2018) nghiên cứu về ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của các NHTM tại Thổ Nhĩ Kỳ Bằng phương pháp GMM và số liệu của 19 NHTM Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 2012 – 2018, kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô HĐQT, thành viên quốc tịch nước ngoài và thành viên độc lập là các yếu tố có ảnh hưởng đến nợ xấu

Nugraheni & Muhammad (2019) nghiên cứu về tác động của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của các NHTM Hồi giáo tại Indonesia Các yếu tố thuộc về đặc điểm HĐQT bao gồm quy mô HĐQT, học vấn, số lượng cuộc họp, kiến thức nền tảng tài chính – ngân hàng

Trang 30

Số liệu được thu thập từ báo cáo thường niên của 12 ngân hàng Hồi giáo tại Indonesia Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô HĐQT tác động cùng chiều và số lượng cuộc họp có tác động ngược chiều đến nợ xấu Trong khi đó, học vấn và kiến thức nền tảng tài chính – ngân hàng không có ảnh hưởng đến nợ xấu

Theo kết quả nghiên cứu của Masud & Mamun (2019), tính chu kỳ của tín dụng, rủi ro đạo đức và các thuộc tính quản trị công ty như quy mô HĐQT và tính độc lập của HĐQT có liên quan đáng kể đến nợ xấu của 6 NHTM sở hữu nhà nước tại Bangladesh trong giai đoạn 2012 – 2017

Một trong số các nghiên cứu nổi bật về ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của NHTM là nghiên cứu của Dong, Girardone & Kuo (2016) Tác giả đã thu thập dữ liệu của 103 NHTM Trung Quốc trong giai đoạn 2003 – 2011, sau đó tác giả áp dụng phương pháp hồi quy GMM để phân tích Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô HĐQT, thành viên tham gia điều hành ngân hàng có tác động cùng chiều đến nợ xấu Các yếu tố thành viên nữ, thành viên quốc tịch nước ngoài, thành viên độc lập, thành viên kiêm nhiệm, số lượng cuộc họp có tác động động ngược chiều đến nợ xấu

Boussaada, Ammari & Arfa (2018) đã chứng minh có sự tồn tại ảnh hưởng của đặc điểm của HĐQT đến nợ xấu của các NHTM tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi trong giai đoạn 2004 – 2015 Cụ thể, kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy quy mô HĐQT, CEO kiêm nhiệm, cổ đông tổ chức có tác động cùng chiều đến nợ xấu; thành viên độc lập, thành viên quốc tịch nước ngoài có tác động ngược chiều đến nợ xấu

Balagobei (2019) nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của các NHTM tại Sri Lanka từ năm 2013 đến năm 2017 Kết quả cho thấy số lương cuộc họp của HĐQT có tác động cùng chiều đến nợ xấu Trong khi đó, quy mô HĐQT, CEO kiêm nhiệm, thành viên độc lập không có ảnh hưởng đến nợ xấu

Một nghiên cứu khác của Adegboye, Ojeka & Adegboye (2020) về tác động của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của các NHTM tại Nigieria trong giai đoạn 2009 – 2017 Tác giả đã tìm thấy bằng chứng cho thấy quy mô HĐQT, quy mô Ban quản lý rủi ro, số lượng cuộc

Trang 31

họp của Ban quản lý rủi ro có tác động ngược chiều đến nợ xấu Trong khi đó, số lượng cuộc họp của HĐQT có tác động cùng chiều đến nợ xấu

Một nghiên cứu nổi bật khác là nghiên cứu của Akwaa-Sekyi & ctg (2018) Tác giả sử dụng số liệu của 102 NHTM tại Châu Âu giai đoạn 2008 – 2014 và phương pháp GMM Kết quả cho thấy thành viên nữ, quy mô HĐQT có tác động làm giảm nợ xấu Ngược lại, tuổi trung bình và thời gian làm việc của thành viên HĐQT có tác động làm tăng nợ xấu

2.5 THẢO LUẬN NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Qua phần tổng quan và lược khảo các nghiên cứu trước tác giả nhận thấy:

Thứ nhất, Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nợ xấu của

NHTM và nhiều nghiên cứu đã được thực hiện tại Việt Nam và trên thế giới nhằm nhận diện các yếu tố đó Các yếu tố tác động đến nợ xấu của NHTM có thể được phân loại thành hai nhóm: Nhóm các yếu tố bên trong nội tại NHTM (Nguyen, 2015; Khan, 2020) và các yếu tố bên ngoài (Backer & ctg, 2015; Mazreku & ctg, 2018) Ảnh hưởng của HĐQT đến nợ xấu của NHTM thu hút sự chú ý của không chỉ các nhà nghiên cứu mà cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan giám sát ngân hàng có sự quan tâm đặc biệt

Thứ hai, các nghiên cứu về ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của các

NHTM Việt Nam ít được chú ý Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các số liệu trên báo cáo tài chính và các yếu tố vĩ mô (Huỳnh Thị Hương Thảo, 2018; Phạm Dương Phương Thảo & Nguyễn Linh Đan, 2018) Bên cạnh đó, tác giả thêm biến đại diện cổ đông nhà nước trong HĐQT vì đây là đặc thù của hệ thống NHTM Việt Nam Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu lấp đầy khoảng trống của các nghiên cứu trước và có cái nhìn rõ hơn về ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của NHTM Việt Nam, là một nền kinh tế mới nổi Kết quả của nghiên cứu là cơ sở để các NHTM Việt Nam xây dựng cơ cấu HĐQT một cách hợp lý hơn, từ đó có khả năng kiểm soát tốt nợ xấu và thúc đẩy sự phát triển bền vững hệ thống NHTM

Thứ ba, chiều hướng tác động của các yếu tố thuộc về đặc điểm HĐQT đến nợ xấu

của NHTM không nhất quán Chẳng hạn như biến thành viên HĐQT độc lập và biến quy

Trang 32

mô HĐQT Một số nghiên cứu cho thấy thành viên HĐQT độc lập có tác động cùng chiều đến nợ xấu của NHTM (Tarchouna & cộng sự, 2021) nhưng nghiên cứu khác có kết quả ngược lại (Boussaada & cộng sự, 2018), Dong & cộng sự, 2016, Doğan & Ekşi, 2018) Hay biến quy mô HĐQT có tác động cùng chiều đến nợ xấu (Boussaada và cộng sự, 2018; Dong và cộng sự, 2016; Nugraheni và Muhammad, 2019; Doğan và Ekşi, 2018; Tarchouna và cộng sự, 2021) hoặc có tác động ngược chiều (Adegboye và cộng sự, 2020; Akwaa-Sekyi và cộng sự, 2018) Vì vậy, cần có nghiên cứu thêm về ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam, bổ sung vào cơ sở lý thuyết về chủ đề nghiên cứu này

Như vậy, nghiên cứu kế thừa một phần ý tưởng từ các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, vừa thực hiện bổ sung, điều chỉnh để hoàn thiện hơn đối với vấn đề nghiên cứu trong phạm vi các NHTM tại Việt Nam

Tóm tắt chương 2

Trong chương 2, tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến tác động của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của NHTM Bên cạnh việc trình bày cơ sở lý thuyết, tác giả cũng tiến hành lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan

Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước, trong chương 3 tác giả sẽ trình bày phương pháp và mô hình nghiên cứu của đề tài

Trang 33

24

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Đề tài áp dụng phương pháp phân tích và tổng hợp để hệ thống nền tảng lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm liên quan để từ đó, tác giả xây dựng phương pháp nghiên cứu phù hợp Phương pháp hồi quy Pooled OLS, FEM, REM, FGLS, SGMM được sử dụng để đánh giá tác động của đặc điểm HĐQT tới nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam Bên cạnh đó, trong nội dung chương 3, tác giả trình bày nguồn dữ liệu thu thập được, mô hình nghiên cứu đề xuất, phương pháp nghiên cứu và kiểm định tính vững của mô hình

Thiết kế nghiên cứu Xác định vấn đề nghiên cứu

Tác động của đặc điểm HĐQT tới nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Nội dung nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết về tác động của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của NHTM Nghiên cứu KNSL của

Đánh giá thực trạng RRTD tại các NHTM Việt

Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp định lượng Pooled OLS, FEM, REM, FGLS,SGMM với mô hình hồi quy đa biến trên dữ liệu bảng nhằm phân tích, đánh giá tác động của đặc điểm HĐQT tới nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt

Nam

Kết quả nghiên cứu

Kết luận về tác động của đặc điểm HĐQT tới nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam, chiều hướng tác động

Trang 34

3.2 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Nhằm nghiên cứu về tác động của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam, tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp của của 30 NHTM Việt Nam, được thu thập từ báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm và báo cáo thường niên từ năm 2012 đến 2020 Bên cạnh đó, dữ liệu của các biến kinh tế vĩ mô gồm lạm phát và tăng trưởng GDP được tác giả thu thập từ dữ liệu của Tổng cục Thống kê trong cùng giai đoạn Cụ thể danh sách 30 NHTM được tác giả lựa chọn làm mẫu nghiên cứu được thể hiện ở Phụ lục 1 Đồng thời tác giả sử dụng phần mềm Excel để tính toán các giá trị của các biến độc lập và biến phụ thuộc

3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích sau đây để tác động của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam:

- Thống kê mô tả: Với phương pháp mô tả này, các đặc điểm nổi bật của đặc điểm HĐQT và nợ xấu của các NHTM VN sẽ được thể hiện qua các chỉ số như số quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất Từ đó, thông qua các chỉ số này, sẽ có cái nhìn tổng quát về mẫu nghiên cứu

- Phân tích tương quan: Xác định mức độ tương quan giữa các biến độc lập, biến kiểm soát và biến phụ thuộc với nhau

- Phân tích hồi quy tuyến tính trên dữ liệu bảng: Phân tích hồi quy sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập và biến kiểm soát lên biến phụ thuộc Để thực hiện hồi quy trên dữ liệu bảng, tác giả sử dụng phần mềm Stata và thực hiện hồi quy theo các phương pháp như phương pháp bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), phương pháp tác động cố định (FEM), phương pháp tác động ngẫu nhiên (REM) Bởi vì mỗi phương pháp ước lượng đều có giá trị, tác giả sử dụng các kiểm định khác nhau nhằm lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp nhất với dữ liệu nghiên cứu: kiểm định F để lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và FEM, kiểm định Breusch-Pagan Lagrangian để lựa chọn giữa Pooled OLS và REM và kiểm định Hausman để lựa chọn giữa FEM và REM Sau khi thực hiện các kiểm định trước

Trang 35

hồi quy và lựa chọn phương pháp ước lượng, tác giả ước lượng mô hình nghiên cứu bằng phương pháp được lựa chọn Bên cạnh đó, các kiểm định LM –Breusch và Pagan Lagrangian Multiplier và Wooldridge sẽ được thực hiện để xem xét các khuyết tật của mô hình như phương sai của sai số thay đổi và tự tương quan Trong trường hợp mô hình có khuyết tật, tác giả tiến hành khắc phục các khuyết tật của mô hình với phương pháp FGLS Cuối cùng là tác giả sử dụng phương pháp SGMM để khắc phục hiện tượng nội sinh trong mô hình Các kiểm định cụ thể như sau:

(i) Kiểm định F

Được sử dụng để lựa chọn mô hình theo phương pháp Pooled OLS hoặc FEM Với giả định H0: Lựa chọn mô hình theo phương pháp Pooled OLS, H1: Lựa chọn mô hình theo phương pháp FEM

=> Nếu P-value > 5%, chấp nhận giả thuyết H0 chọn mô hình Pooled OLS, bác bỏ giả thuyết H1 và ngược lại chọn FEM

(ii) Kiểm định Breusch – Pagan

Tiếp theo, để lựa chọn mô hình theo phương pháp Pooled OLS hoặc REM Với giả định H0: Lựa chọn mô hình theo phương pháp Pooled OLS, H1: Lựa chọn mô hình theo phương pháp REM

=> Nếu P-value > 5%, chấp nhận giả thuyết H0 chọn mô hình Pooled OLS, bác bỏ giả thuyết H1 và ngược lại chọn REM

(iii) Kiểm định Hausman

Sau khi kiểm định lựa chọn mô hình theo phương pháp Pooled OLS hoặc FEM hay Pooled OLS hoặc REM, tác giả tiếp tục sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình theo phương pháp FEM hoặc REM Với giả định

H0: Lựa chọn mô hình theo phương pháp REM, H1: Lựa chọn mô hình theo phương pháp FEM

Trang 36

=> Nếu P-value > 5%, chấp nhận giả thuyết H0 chọn mô hình REM, bác bỏ giả thuyết H1 và ngược lại chọn mô hình FEM

(iv) Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến:

Nghiên cứu sử dụng kiểm định hệ số phóng đại phương sai (VIF) để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình Hệ số VIF quyết định mức độ nghiêm trọng của đa cộng tuyến trong phân tích hồi quy, nếu hệ số này không lớn hơn 10 thì không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến

(v) Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Có rất nhiều kiểm định để phát hiện hiện tượng phương sai sai số thay đổi như kiểm định White, Modified Wald hay Breusch-Pagan Cụ thể trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng kiểm định Breusch-Pagan để xem xét hiện tượng tự tương quan dựa trên mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên REM với giả thuyết

H0: không có phương sai sai số thay đổi, H1: có hiện tượng phương sai sai số

=> Nếu P-value < 5%, bác bỏ giả thuyết H0, tức mô hình gặp hiện tượng phương sai hoặc ngược lại

(iii) Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Để phát hiện hiện tượng tự tương quan, tác giả sử dụng kiểm định Wooldrige với giả thuyết H0: không có hiện tượng tự tương quan, H1: mô hình gặp hiện tượng tự tương quan => Nếu P-value < 5%, bác bỏ giả thuyết H0, mô hình gặp hiện tượng tự tương quan hoặc ngược lại

3.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.4.1 Quy trình nghiên cứu

Trang 37

Xây dựng và

thiết kế biến

Xử lý dữ liệu định lượng

Phân tích hồi

Trang 38

3.4.2 Mô hình nghiên cứu:

Mô hình nghiên cứu tổng quát trong đề tài như sau: NPLjt = ∝0 + ∝𝑗𝑡 𝑋𝑗𝑡 + ∝𝑖𝑡 𝑌𝑗𝑡 + 𝜀𝑗𝑡

Trong đó: ∝0: Hệ số chặn

Xjt : Các biến đại diện đặc điểm HĐQT của ngân hàng Yjt : Các biến kiểm soát

∝𝑗𝑡: Tác động của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của ngân hàng ∝𝑖𝑡: Tác động của biến kiểm soát đến nợ xấu của ngân hàng εjt: Phần dư của mô hình

Dựa trên các nghiên cứu trước đây, để đánh giá tác động của các thuộc tính HĐQT đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam, tác giả đã hồi quy các biến đặc điểm HĐQT trên biến phụ thuộc NPL theo phương pháp SGMM Trong các nghiên cứu trước đây, các tác giả đã áp dụng hồi quy dữ liệu bảng (Doğan & Ekşi, 2018; Dong & cộng sự, 2016; Akwaa-Sekyi & cộng sự, 2018) theo phương pháp SGMM Phương pháp SGMM do Arellano và Bond (1991) đề xuất là phù hợp vì giải quyết được các khuyết tật của mô hình dữ liệu bảng như tự tương quan, phương sai sai số thay đổi, nội sinh Mô hình hồi quy được xây dựng như sau:

NPLi,t = ∝0 + ∝1STATEi,t + ∝2BSIZEi,t + ∝3INDEPENi,t + ∝4DUALi,t + ∝5FEMALEi,t + ∝6LOANi,t + ∝7CAPi,t + ∝8GGDPt + εi,t

NPLi,t: Nợ xấu của ngân hàng i tại thời điểm t ∝0: Hệ số góc

STATEi,t: Thành viên HĐQT là cổ đông nhà nước của ngân hàng i tại thời điểm t BSIZEi,t: Số lượng thành viên HĐQT của ngân hàng i tại thời điểm t

Trang 39

INDEPEN i,t: Tỳ lệ thành viên HĐQT độc lập của ngân hàng i tại thời điểm t DUALi,t: CEO kiêm nhiệm của ngân hàng i tại thời điểm t

FEMALEi,t: Tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT của ngân hàng i tại thời điểm t LOANi,t : dư nợ cho vay của ngân hàng i tại thời điểm t

CAPi,t : Vốn ngân hàng i tại thời điểm t GGDPt : Tăng trưởng GDP của Việt Nam εi,t : Sai số

Nghiên cứu sử dụng năm thước đo đặc điểm hội đồng quản trị: Thành viên HĐQT là đại diện cổ động nhà nước (STATE), quy mô hội đồng quản trị (BSIZE), thành viên độc lập của hội đồng quản trị (INDEPEN), CEO kiêm nhiệm (DUAL), thành viên nữ của HĐQT (FEMALE) Trong đó, STATE là biến giả, Quy mô hội đồng quản trị được tính bằng số lượng thành viên HĐQT trong ngân hàng trong năm Thành viên độc lập của hội đồng quản trị được xác định là tỷ lệ phần trăm của các thành viên độc lập trong tổng số thành viên HĐQT CEO kiêm nhiệm là biến giả, để chỉ vai trò kết hợp của CEO và chủ tịch hội đồng quản trị Thành viên nữ trong HĐQT được tính bằng tỷ lệ phần trăm của các thành viên nữ trong tổng số thành viên HĐQT Ngoài ra, các biến kiểm soát bao gồm dư nợ cho vay (LOAN), được tính bằng tổng dư nợ cho vay trên tổng tài sản; vốn ngân hàng (CAP), được tính bằng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản; tăng trưởng GDP hàng năm (GGDP)

Bảng 3 1 Diễn giải các biến trong mô hình hồi quy

Biến Ký hiệu Nghiên cứu trước Kỳ vọng Công thức

Phụ thuộc Tỷ lệ nợ xấu NPL

Boussaada & cộng sự (2018), Dong & cộng sự (2016), Doğan &

Ekşi (2018), Tarchouna & cộng sự

(2021)

Tổng nợ xấu/tổng dư

nợ

Độc lập Đặc điểm HĐQT STATE

Al-Magharem & cộng sự (2020), Yang & cộng sự

(2019)

+

Nhận giá trị 1 nếu có thành viên HĐQT là

đại diện nhà nước, giá trị 0

còn lại

Ngày đăng: 06/05/2024, 16:04

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan