tiểu luận nhập môn báo in về thực trạng cạnh tranh của báo in đối với những loại hình báo chí

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận nhập môn báo in về thực trạng cạnh tranh của báo in đối với những loại hình báo chí

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 3

2 Tình hình nghiên cứu đề tài .3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .4

5 Phương pháp nghiên cứu .4

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .4

7 Kết cấu của tiểu luận .5

B PHẦN NỘI DUNG 6

Chương I: Lý luận chung về báo in và báo mạng điện tử 6

1 Báo in .6

2 Báo mạng điện tử .7

3 Biểu hiện của tính giai cấp trong báo chí 7

Chương II: Thực trạng cạnh tranh giữa báo in và báo mạng điện tử ngàynay .10

1 Báo mạng phát triển nhanh chóng .10

2 Báo in đang dần đi xuống 13

Chương III: Hướng đi mới cho báo in trước hoàn cảnh thực tế 18

1 Sự thay đổi trong cách trình bày .18

2 Những thay đổi trong tin, bài .21

3 Xu hướng báo giá trẻ, báo miễn phí, báo đọc nhanh .22

4 Xu hướng báo in điện tử epaper .26

C PHẦN KẾT LUẬN 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

Trang 2

A PHẦN MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Báo in ra đời sớm nhất trong các loại hình thông tin, là anh cả của lĩnhvực truyền thông Từ sự vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới, báoin đã hoàn toàn thay đổi về công nghệ và quy trình làm báo Nó đã ngày cànghiện đại hơn về nội dung và hình thức trình bày Tuy nhiên, trước sự cạnhtranh gay gắt và khốc liệt của các phương tiện thông tin giải trí nghe nhìn(radio, tivi, Internet…), báo in đã thu hẹp quy mô cũng như phạm vi và tầmảnh hưởng của nó Nhất là với sự xuất hiện của Internet, vị thế, vai trò củabáo in đã có những sự thay đổi nhất định

Đề tài nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thực trạng cạnhtranh của báo in đối với những loại hình báo chí khác, đặc biệt là Internet, haybáo mạng điện tử, để từ đó có được một cái nhìn thật tổng quan, sâu sắc vấnđề, tìm ra được những vấn đề mấu chốt để đưa ra được hướng đi phù hợp chobáo in trong thời buổi truyền thông đang rất nóng hiện nay.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Để thực hiện được đề tài này, tôi đã tham khảo khá nhiều đề tài, côngtrình nghiên cứu cả trong và ngoài nước về báo in, báo mạng cũng như về cácxu hướng truyền thông mới Những nghiên cứu này hầu hết là những bài viếtđơn lẻ và có quy mô không lớn Xin nêu ra một số công trình mà trong quátrình thực hiện đề tài, người viết đã dựa nhiều vào đó để tổng hợp, tìm kiếmthông tin:

- Th.s Bùi Tiến Dũng – Các xu hướng phát triển của báo chí thế giới.- Mai Chi – Báo in: Hấp hối hay hồi sinh – đăng trên Tuanvietnam.net

ngày 06/02/2009.

Trang 3

- Vĩnh Hồng – Mỹ: Báo in khủng hoảng vì Internet? – đăng trên

Tuanvietnam.net ngày 05/04/2008.

- Hương Nguyễn – Báo in – hành trình từ “chủ nợ” tới “con nợ” – đăng

trên Tuanvietnam.net ngày 15/12/2008.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thực trạng cạnhtranh của báo in đối với những loại hình báo chí khác, đặc biệt là Internet, haybáo mạng điện tử, để từ đó có được một cái nhìn thật tổng quan, sâu sắc vấnđề, tìm ra được những vấn đề mấu chốt để đưa ra được hướng đi phù hợp chobáo in trong thời buổi truyền thông đang rất nóng hiện nay.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là về báo in nói chung , Internet,báo mạng điện tử nói chung, một số tờ báo in nổi tiếng của nước ngoài như

The Wall Street Journal, USA Today, New York Times; một số báo in ở Việt

Nam như Sinh Viên Việt Nam, Hoa Học Trò; một số báo mạng như

VnExpress.net, Vietnamnet.vn…

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:khảo sát, nghiên cứu tài liệu, phân tích, thống kê, so sánh, thảo luận nhóm.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Đề tài chỉ ra được mối quan hệ giữa các loại hình báo chí Ngoài ra đềtài còn đưa ra một số hướng đi cho báo in trong thời gian tới.

Trang 4

7 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tiểu luận gồm:

- Chương I: Lý luận chung về báo in và báo mạng điện tửPhần 1: Báo in

Phần 2: Báo mạng điện tử

- Chương II: Thực trạng cạnh tranh giữa báo in và báo mạng điện tử ngày nayPhần 1: Báo mạng phát triển nhanh chóng

Phần 2: Báo in đang dần đi xuống

- Chương III: Hướng đi mới cho báo in trước hoàn cảnh thực tếPhần 1: Sự thay đổi trong cách trình bày

Phần 2: Những thay đổi trong các tin, bài

Phần 3: Xu hướng báo giá trẻ, báo miễn phí, báo đọc nhanhPhần 4: Xu hướng báo in điện tử epaper

Trang 5

a Ưu điểm của báo in

- Báo in chuyển tải nội dung thông tin qua văn bản in bao gồm chữ in, hìnhvẽ, ảnh…

- Nội dung thông tin xuất hiện đồng thời trước người đọc.- Người đọc tiếp nhận thông tin qua thị giác.

- Người đọc hoàn toàn chủ động trong việc tiếp nhận thông tin Sự chủ độngbao gồm từ việc bố trí thời điểm đọc, lựa chọn trình tự đọc đến chủ động vềtốc độ, cách thức đọc và khả năng suy luận phán đoán, tiếp nhận thông tin dễdàng nhờ khả nặng diễn đạt của người viết.

- Sự tiếp nhận thông tin chủ động đòi hỏi người đọc phải tập trung cao độ,huy động sự làm việc tích cực của trí não Nếu nguồn thông tin có độ chínhxác cao sẽ làm tăng khả năng ghi nhớ và cảm nhận sự kiện sâu sắc.

- Việc lưu trữ báo dễ, đơn giản, do đó báo trở thành nguồn tài liệu quí giá đốivới người đọc Nguồn tư liệu đó có thể giữ lâu dài nguyên bản phục vụ việcnghiên cứu, tra cứu, bằng chứng…

b Hạn chế của báo in

- Về độ nhanh nhạy trong việc cung cấp thông tin tới độc giả (kể cả những tờnhật báo) khó so được với các loại hình báo chí khác.

Trang 6

- Sự đơn điệu và khả năng giải mã tín hiệu thông tin Chỉ những người biếtchữ mới tiếp nhận được thông tin từ báo in.

- Việc phát hành qua hình thức trao tay, do đó bị các yếu tốt khác chi phốinhư điều kiện đường giao thông, phương tiện giao thông… Vùng sâu, vùng xaít có điều kiện đọc báo hoặc tiếp nhận những thông tin thời sự của báo in.

2 Báo mạng điện tử

Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hìnhthức của một trang web và phát hành trên mạng Internet với các đặc trưngriêng biệt, đó là tính đa phương tiện, tính tương tác cao, tính tức thời, phi địnhkì, khả năng truyền tải thông tin không hạn chế, các lưu trữ thông tin dướidạng siêu văn bản, khả năng liên kết.

a Ưu điểm của báo mạng điện tử

- Tính đa phương tiện: báo mạng điện tử có khả năng kết hợp giữa ngôn ngữ,hình ảnh, video và âm thanh Nếu như trong báo in, đọc giả chỉ có thể đọcchữ, xem ảnh; trong phát thanh, thính giả chỉ có thể nghe lời của phát thanhviên đọc để tưởng tượng và sự kiện; trong truyền hình, khán giả chỉ có thểnghe và xem một cách thụ động thì với báo mạng điện tử, công chúng có thểthỏa mãn tất cả các nhu cầu đọc, nghe, xem một cách chủ động nhất.

- Cập nhật tin tức nhanh chóng, thường xuyên, phi định kì: sự ra đời củaInternet đã xóa nhòa đi ranh giới của những quốc gia; sự cách biệt giữa khônggian, thời gian không còn là trở ngại; thông tin được truyền đi gần như làngay lập tức, đảm bảo tính thời sự cao Bên cạnh đó, tính phi định kỳ của báomạng điện tử còn cho phép công chúng cập nhật tin tức nhanh chóng, thườngxuyên và liên tục,  bất kì lúc nào và ở bất kì nơi đâu chỉ bằng một vài cú clickchuột đơn giản.

- Là “biển thông tin” vô cùng rộng lớn: Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ củabáo mạng là dạng ngôn ngữ siêu văn bản với một hệ thống siêu liên kết, mỗitrang thông tin được “định vị” bằng một địa chỉ và được nối với những trang

Trang 7

khác bằng những siêu liên kết, những từ khóa Nhờ khả năng liên kết rộnglớn này, từ một bài báo người đọc có thể dễ dàng tìm thấy những thông tinhoặc bài viết có nội dung  liên quan.

- Lưu trữ và tìm kiếm thông tin dễ dàng: Với hàng tỷ mạng lưới siêu liên kết,người đọc có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin theo những “từ khóa” mà mìnhquan tâm.

- Tính tương tác cao: đây là một trong những ưu điểm nổi trội nhất của báomạng điện tử Báo mạng điện tử chiếm ưu thế tuyệt đối trong việc thiết lậpcác diễn đàn, các cuộc giao lưu, bàn tròn, phỏng vấn trực tuyến… nhằm tăngmối quan hệ giữa toà soạn với độc giả, độc giả với nhau, tạo cơ hội cho độcgiả có thể giao lưu, trao đổi với nhân vật mình quan tâm, yêu thích.

b Nhược điểm của báo mạng điện tử

- Để đọc được báo mạng điện tử, phải có máy tính kết nối mạng Internet toàncầu hoặc trong vùng phủ sóng đối với Internet không dây Độc giả phải trảcước thuê bao Internet hàng tháng, cước phí Internet tính theo phút và cả cướcphí điện thoại Trong điều kiện hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ Internet vàmáy tính đang có sự cạnh tranh gay gắt, tạo nhiều thuận lợi cho người tiêudùng Tương lai chiếc máy tính phổ biến như điện thoại và tivi là điều hoàntoàn có thể nhận thấy.

- Báo mạng điện tử có độ an toàn thông tin thấp Báo chỉ có một bản pháthành duy nhất cho hàng triệu người đọc nhưng nội dung thông tin của nó lạiphụ thuộc rất nhiều vào sự ổn định của hệ thống máy tính Các sự cố nhưcháy, hỏng, virút phá hỏng, tin tặc tấn công thì nội dung lưu trữ trên báomạng điện tử có thể bị phá hủy hoàn toàn và khó có thể khôi phục lại được.Tuy nhiên, ở Việt Nam điều này hiếm khi xảy ra, và thường thấy ở một sốdiễn đàn hơn là các trang báo mạng.

- Khả năng lưu giữ và truy tìm thông tin một cách có hệ thống của báo mạngđiện tử chỉ phát huy với Internet thế giới với Tiếng Anh là chủ đạo Cònlượng thông tin chữ Việt hiện nay chưa được là bao nhiêu 7 năm Việt Nam

Trang 8

kết nối Internet nhưng hiện nay mới chỉ có 7 tờ báo Internet đích thực Trongkhi đó, cả nước có tới hơn 500 tờ báo, tạp chí và gần trăm đài truyền hình,phát thanh địa phương.

Trang 9

Chương II: Thực trạng cạnh tranhgiữa báo in và báo mạng điện tử ngày nay

1 Báo mạng phát triển nhanh chóng

Trong xã hội hiện đại, những phương tiện truyền thông có lợi thế vềtính nhanh nhạy ngày càng được công chúng quan tâm nhiều hơn Truyềnhình, phát thanh với số lượng kênh tăng lên, nội dung phong phú hơn, thôngtin được cập nhật với tốc độ nhanh hơn và ngày càng tỏ ra có ưu thế hơn sovới báo viết Đặc biệt từ năm 1997 nước ta có mạng Internet thì cũng là lúcđánh dấu sự xuất hiện của một loại hình truyền thông mới là báo mạng chophép cập nhật thông tin nhanh chóng và liên tục

Báo mạng điện tử có sự tổng hợp của công nghệ đa phương tiện, nghĩalà không chỉ văn bản, hình ảnh mà cả âm thanh, video và các chương trìnhtương tác khác Không bị giới hạn bởi khuôn khổ, số trang, không bị phụthuộc vào khoảng cách địa lý nên báo mạng điện tử có khả năng truyền tảithông tin đi khắp toàn cầu với số lượng không giới hạn Thông tin từ khi thunhận đến khi phát hành đều được diễn ra rất nhanh chóng, với những thao táchết sức đơn giản nên báo mạng điện tử có thể tức thời và phi định kỳ, luônsống 24h/ngày, 7ngày/tuần Báo mạng điện tử chiếm ưu thế tuyệt đối trongviệc thiết lập các diễn đàn, các cuộc giao lưu, bàn tròn, phỏng vấn trựctuyến… nhằm tăng mối quan hệ giữa toà soạn với độc giả, độc giả với nhau,tạo cơ hội cho độc giả có thể giao lưu, trao đổi với nhân vật mình quan tâm,yêu thích Báo mạng điện tử là một thư viện đúng nghĩa, người đọc không chỉxem các tin, bài hiện tại, mà còn đọc được những tin, bài trong quá khứ Hơnnữa, nó còn cung cấp cho người đọc một công cụ tìm kiếm thông tin khoa họcvà hiệu quả Với những ưu thế không thể phủ nhận, báo mạng điện tử đangtrở thành kênh truyền thông được nhiều người lựa chọn.

Trang 10

Chỉ một tháng sau khi Việt Nam nối mạng Internet, tạp chí Quê hương

(tạp chí của Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài) đã trở thành tờ báomạng điện tử đầu tiên mở đường cho một loại hình báo chí mới hình thành ởViệt Nam Ngay sau đó, hàng loạt các cơ quan báo chí đã tiến hành thửnghiệm và lần lượt xuất bản ấn phẩm của mình trên Internet như báo Nhândân, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam Đến nay, hầu hết các

cơ quan báo chí lớn như Tiền Phong, Lao Động, Thanh niên, Tuổi trẻ, Thông

tấn xã Việt Nam… đều đã có phiên bản điện tử Những tờ báo mạng điện tử

độc lập của Việt Nam cũng lần lượt xuất hiện Đầu tiên là tờ Tin nhanh Việt

Nam (Vnexpress.net) ra mắt độc giả, tiếp đến là VietNamNet và VnMedia Có

thể nói, với gần 200 tờ báo mạng điện tử và trang thông tin điện tử của các cơquan báo chí hiện nay đang tạo ra bức tranh đa sắc màu, đa phong cách tronglàng báo mạng điện tử Việt Nam.

  Báo mạng điện tử Việt Nam đang có điều kiện để bứt phá và phát triểnmạnh mẽ nhờ “đi tắt đón đầu” Theo đánh giá của Liên minh viễn thông thếgiới (ITU) thì Việt Nam nằm trong top các nước có tốc độ phát triển Internetnhanh nhất thế giới Nếu xét về số lượng người sử dụng Internet, chúng ta xếpthứ 17 trong số 20 nước có dân số Internet đông nhất Tính đến đầu năm2012, cả nước có khoảng 30,92 triệu người sử dụng Internet, bằng 35,33%dân số, hơn gấp đôi mức bình quân trong khu vực Đông Nam Á (15,54%),vượt mức bình quân của thế giới Chúng ta đã vượt qua Thái Lan (17,99%),Trung Quốc (9,41%), Philippin (6,1%), Indonesia (31,19%), chỉ kémSinggapore (72,94%), Malaysia (62,57%) và Brunei (55,64%) Dự báo trong3 năm tới, số người sử dụng ước tính sẽ đạt 40-45 triệu người, chiếm gần 50%dân số.

  Sự thay đổi của công nghệ sẽ dẫn đến sự thay đổi thói quen trong tiếpnhận thông tin của độc giả Hiện tại, ngoài màn hình máy vi tính, độc giả còncó thể tiếp nhận thông tin báo mạng điện tử bằng các thiết bị điện tử khác, vídụ như điện thoại di động, máy tính bảng Theo số liệu của các mạng di động

Trang 11

thì tổng thuê bao di động ở Việt Nam hiện nay khoảng 120 triệu, đồng nghĩavới nhu cầu sử dụng Internet không dây là rất lớn Và trên thực tế đã có nhiềutờ báo mạng điện tử đã cung cấp thông tin cho độc giả theo hướng này.

Theo khảo sát, hầu hết các tờ báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay đềuchưa tận dụng và phát huy hết các ưu thế của loại hình Vì vậy, việc đầu tư đểcó sự phát triển đầy đủ và đồng bộ các ưu thế trên trong tương lai có thể là sựquan tâm hàng đầu của nhiều toà soạn báo mạng điện tử

Tính tức thời và phi định kỳ tiếp tục được các tờ báo mạng điện tử khaithác tối đa nhằm thoả mãn nhu cầu cập nhật thông tin của công chúng Điều

này không chỉ những tờ báo mạng điện tử độc lập như VnExpress,

VietNamNet, VnMedia… mà các tờ báo mạng điện tử thuộc cơ quan báo in,

đài phát thanh, truyền hình cũng ngày càng quan tâm đến tốc độ cập nhậtthông tin Các tờ báo mạng điện tử của Việt Nam sẽ chú ý nhiều hơn tới khảnăng đa phương tiện Đó không phải là sự xuất hiện rời rạc mà phải là sự kếthợp hài hoà giữa các yếu tố văn bản, hình ảnh (động, tĩnh), âm thanh, đồhoạ… trong một sản phẩm báo chí Gần như ngay lập tức cùng với nhữngmẩu tin ngắn bằng văn bản là những đoạn hình ảnh, âm thanh được truyềntrực tiếp trên trang chủ của báo mạng điện tử sẽ tạo ra sự hấp dẫn, sống độngđặc biệt cho công chúng Bên cạnh việc biên tập, sưu tầm, phát lại các chươngtrình của nhiều kênh truyền hình, các trang web chia sẻ video thì các tờ báomạng điện tử sẽ đầu tư để tự sản xuất ra các sản phẩm đa phương tiện củariêng mình Và khá nhiều trong số đó là những chương trình tin tức, phóng sựmang tính chính trị, xã hội chứ không chỉ đơn thuần là những thông tin giải trí(âm nhạc, phim truyện, hài hước )  

  Hiện nay, chất lượng về mặt kỹ thuật của các sản phẩm báo chí đaphương tiện trên báo mạng điện tử Việt Nam cũng đã được nâng lên rất nhiềuso với trước Phần âm thanh được xem là khá tốt với tốc độ nén thông dụng là128 kb/s Về phần video, độ phân giải cho file video thông thường trên nhiềutờ báo mạng điện tử Việt Nam là 320x240 pixel, phần lớn có định dạng FLV

Trang 12

hoặc MP4, chất lượng hình ảnh tốt, đặc biệt file MP4 có độ nén tối thiểu là2000 kb/s, nhưng dung lượng chỉ khoảng gấp đôi file FLV đang được sử dụngngày càng nhiều  

Các đặc điểm tương tác trên báo mạng điện tử sẽ được tập trung khaithác vừa nhằm giữ chân các độc giả trung thành vừa kéo theo sự quan tâm củacác độc giả mới Các yếu tố như siêu liên kết, công cụ tìm kiếm trong cáctrang báo, tờ báo sẽ được tăng thêm để tạo sự liên kết, di chuyển bên tronggiữa các khối tin tức và tăng khả năng tương tác của tờ báo Các nhà báo sẽcoi việc trả lời thông điệp của độc giả như là thói quen hàng ngày, độc giảcũng cảm thấy hào hứng hơn trong việc phản hồi và cung cấp thông tin Tờbáo lúc này không đơn thuần làm nhiệm vụ cung cấp thông tin mà còn tạođiều kiện giúp độc giả chủ động trong việc tận hưởng thông tin, chú ý nhiềuhơn đến việc kéo độc giả vào những hành vi mang tính cộng tác, tham giaphản hồi và tái phản hồi thông tin một cách tích cực

2 Báo in đang dần đi xuống

Trong khó khăn chung của cuộc khủng hoảng kinh tế, báo in trở thànhloại hình báo chí chịu ảnh hưởng nặng nề nhất Nhiều người tin rằng loại hìnhbáo chí truyền thống này không thể nào biến mất, nhưng cũng không ít ngườicho rằng nó đang hấp hối.

Đối với nhiều người, thói quen cầm tờ báo giấy để đọc, cùng với đónhâm nhi cốc cà phê giờ đã thay đổi thành việc ngồi trước màn hình vi tính đểlướt web Với một chiếc máy tính cá nhân có kết nối mạng Internet hay 3G,người đọc có thể thoải mái cập nhật thông tin từ hàng trăm trang báo mạng vàtrang thông tin điện tử Cùng lúc đó họ có thể nghe nhạc, xem phim, tham giacác mạng xã hội.

Trang tin CNews.ru cho biết, báo chí trực tuyến ở Mỹ đã vượt báo in về

lượng bạn đọc và doanh thu trong năm 2010, theo báo cáo thường niên "Stateof the News Media" do Công ty Pew Research Center công bố mới đây Theo

Trang 13

nghiên cứu này, 46% người Mỹ được hỏi cho biết họ đọc tin tức trên báomạng ít nhất 3 lần/tuần trong khi chỉ có khoảng 40% người được hỏi nói cóđọc tin tức trên báo giấy và trên các website của báo giấy đó.

Trong khoảng thời gian 6 tháng cuối năm 2010, doanh số bán báo củangành báo chí Mỹ giảm 10,6% trong ngày thường và trong ngày Chủ nhậtgiảm tới 7,5% so với 1 năm trước Như vậy trong một ngày, ngành báo Mỹbán ra 44 triệu tờ báo, con số thấp hơn so với bất kỳ thời điểm nào tính từ sauthập niên 1940 New York Times – một trong những tờ báo nổi tiếng của Mỹ

đã bị giảm 7,3% doanh số bán báo xuống 928 nghìn và đây là lần đầu tiêntrong gần 30 năm số báo bán hàng ngày rơi xuống dưới 1 triệu bản Suốt thậpniên 1990 và trong thập kỷ này, số lượng ấn bản bán ra liên tục giảm nhưngmức độ dưới 1%/năm Tốc độ suy giảm tăng lên 2% vào năm 2005; 3% năm2007; 4% vào năm 2008 và 5% vào năm 2009.

Theo Hiệp hội báo chí Mỹ, yếu tố chính khiến số lượng báo bán giảmchính là bởi quảng cáo đi xuống, doanh thu quảng cáo giảm tới 16,6% trongnăm ngoái và từ đầu năm đến nay giảm 28% Doanh số quảng cáo giảm khiếncác tờ báo phải tăng giá bán để bù lại thiệt hại, doanh số bán giảm xuống vàvì thế các tờ báo phải tính đến thu phí đọc trên mạng Doanh số quảng cáogiảm xuống khiến các tờ báo buộc phải yêu cầu các đại lý giảm chuyển báocho người ở khu vực xa xôi và người không đặt báo thường xuyên.

Các chuyên gia ngành cho rằng việc số lượng báo bán ra giảm chính lànạn nhân của việc cắt giảm ngân sách, chỗ dành cho mục tin tức giảm và báongày một mỏng hơn Ông Alan Mutter, một chuyên gia trong ngành báo, chobiết: “Bao lâu nay tôi đã lo lắng rằng các tờ báo mất độc giả bởi họ cung cấpcho người đọc ít nội dung hơn và theo tôi họ đang nhìn thấy ảnh hưởng củaviệc đó.”

Trong nhóm những tờ báo lớn nhất Mỹ, doanh số bán báo của The San

Francisco Chronicle giảm tới 25,8% xuống 252 nghìn trong những ngày

thường, mức giảm sâu nhất so với những báo lớn khác Con số này chỉ bằng

Trang 14

chưa đầy một nửa so với 6 năm trước đây Doanh số bán báo ngày Chủ nhật

giảm 23% xuống 307 nghìn Đối với The Star-Ledger of Newark và The

Dallas Morning News, doanh số bán báo giảm hơn 22% vào những ngày

trong tuần và đến Chủ nhật, mức giảm này là 19%.

Doanh số bán báo hàng ngày của Los Angeles Times đã giảm 11%

xuống 657 nghìn từ mức 1,1 triệu bản vào đầu năm 2000 Doanh số bán của

New York Daily News giảm 14% xuống 544 nghìn còn doanh số bán của NewYork Post giảm 19% xuống 508 nghìn.

Khảo sát của Nielsen thực hiện theo yêu cầu từ Hiệp hội báo chí Mỹcho thấy mạng Internet, nơi thông tin được cung cấp miễn phí, ngày một pháttriển và hút nguồn tiền quảng cáo bởi Internet giúp các bài báo được biết đếnrộng rãi bao giờ hết Năm 2010, các trang báo hút khoảng 72 triệu ngườidùng/tháng, con số này năm 2007 chỉ là 60 triệu.

Lượng báo bán ra của USA Today giảm sâu, điều này diễn ra cùng lúc

với sự đi xuống của ngành khách sạn, ngành phân phối phần lớn ấn bản của

báo Doanh số bán của USA Today, tờ báo phát hành thông thường chỉ trong

ngày thường, giảm từ mức gần 2,3 triệu bản xuống 1,9 triệu bản/ngày, nhưvậy doanh số giảm 17,1% và để mất vị trí đứng đầu của tờ báo bán chạy nhất

nước Mỹ vào tay The Wall Street Journal lần đầu từ thập niên 1990

Sự thay đổi trong thành phần bạn đọc với các loại hình báo chí năm 2010 tại Mỹ

Trang 15

Doanh số bán báo của Wall Street Journal hiện là hơn 2 triệu bản/ngày

tăng 0,6% Đây là một trong số ít báo giấy bán cả ấn bản trực tuyến Doanh sốbán trực tuyến cũng được tính trong tổng số báo báo ra Vì thế nên dù khôngphát hành vào ngày Chủ nhật, WSJ đứng đầu và đi ngược lại xu thế suy giảmchung của ngành báo Mỹ Số lượng người mua tài khoản đọc báo trực tuyếncủa WSJ là 400 nghìn, 5 năm trước đó, con số này mới chỉ là 100 nghìn.

Tại New York Times, tờ báo đã liên tục tăng giá báo những năm gần

đây, doanh số bán báo giảm 7,3% xuống 928 nghìn và như vậy đây là lần đầutiên từ thập niên 1980 lượng bán báo hàng ngày rơi xuống dưới 1 triệu bản.Là tờ báo lớn thứ 3 nước Mỹ, số lượng báo bán trong ngày Chủ nhật của báoở mức 1,4 triệu, giảm 2,7% so với trước đây.

Hai tờ báo lớn của Mỹ, Denver Post và The Seattle Times công bốgiành được thị phần sau khi hai đối thủ chính là The Rocky Mountains và The

The Seattle Post-Intelligencer ngừng phát hành Bất chấp việc ngưng chuyển

báo đến nhà 4 ngày trong tuần vào đầu năm nay, số lượng báo bán ra của The

Detroit Free Press và The Detroit News giảm ít hơn.

Tại Việt Nam, báo in cũng đang dần mất thị phần độc giả trước sự tăngtrưởng của báo mạng Theo kết quả điều tra của Yahoo!Kantar Media NetIndex được thực hiện vào năm 2010 đối với người Việt Nam trong độ tuổi 15-54, lượng người xem truyền hình vẫn đang đứng đầu; số lượng người sử dụngInternet hàng ngày đang dần tăng và chiếm giữ được vị trí cao trong bảngxếp hạng.

Ban đầu tỉ lệ người sử dụng Internet chỉ đứng thứ 4 sau truyền hình,báo in và tạp chí Càng về cuối năm, lượng người sử dụng Internet có giảmnhẹ nhưng lượng người đọc tạp chí giảm mạnh hơn nên số lượng người dùngInetrnet đã lên thứ 3 với 33%.

Ngày đăng: 06/05/2024, 14:29

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan