BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN NÂNG CÔNG SUẤT NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN THANH BÌNH ĐỒNG THÁP

397 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN NÂNG CÔNG SUẤT NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN THANH BÌNH ĐỒNG THÁP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỤC LỤC...........................................................................................................................1 DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT..............................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................vi DANH MỤC CÁC HÌNH.................................................................................................ix MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN................................................................................................1 1.1. Thông tin chung về Dự án ............................................................................................1 1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư.......................2 1.3. Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan. .........2 2. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM ...................3 2.1.Cơ sở pháp lý để đánh giá tác động môi trường ............................................................3 2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án ...................................................................................................6 2.3. Các tài liệu, dữ liệu do Chủ Dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường.............................................................................................................7 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN LẬP BÁO CÁO ĐTM........................................................8 3.1. Tóm tắt về việc tổ chức thực hiện và lập báo cáo ĐTM...............................................8 4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM...11 5. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM .........................................14 5.1. Thông tin về dự án ......................................................................................................14 5.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường.................................................................................................................................16 5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án:.......................................................................................................................................18 5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án.........................................21 5.5. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án .....................................26

Trang 3

1.1 Thông tin chung về Dự án 1

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư 2

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 2

2 CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM 3

2.1.Cơ sở pháp lý để đánh giá tác động môi trường 3

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án 6

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do Chủ Dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường 7

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN LẬP BÁO CÁO ĐTM 8

3.1 Tóm tắt về việc tổ chức thực hiện và lập báo cáo ĐTM 8

4 CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM 11

5 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM 14

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 21

5.5 Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án 26

CHƯƠNG 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN 29

1.1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 29

1.1.1 Thông tin chung về dự án 29

1.1.2 Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án 29

1.1.3 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án 31

Trang 4

1.1.4 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường34

1.1.5 Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án 34

1.2 TÊN CƠ SỞ 35

1.3 NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN; NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN 35

1.3.1 Nguyên, nhiên, vật liệu, hoá chất sử dụng 49

1.3.2 Nhu cầu cấp điện, cấp nước cho dự án 55

1.3.3 Sản phẩm của dự án 57

1.4 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT, VẬN HÀNH 57

1.4.1 Công nghệ sản xuất của Nhà máy 57

1.4.2 Công nghệ trạm cấp nước hiện hữu của Nhà máy: 62

1.5 BIỆN PHÁP THI CÔNG 66

1.5.1 Biện pháp thi công: 66

1.5.2 Sơ đồ tổ chức thi công 70

1.6 TIẾN ĐỘ, TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN 71

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 72

2.1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực thực hiện dự án 72

2.1.2 Mô tả nguồn tiếp nhận nước thải của dự án và đặc điểm chế độ thủy văn, hải văn của nguồn tiếp nhận nước thải này 77

2.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án 79

2.2 HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 80

2.2.1.Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 80

2.2.2.Hiện trạng đa dạng sinh học 93

2.3 NHẬN DẠNG CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG, YẾU TỐ NHẠY CẢM VỀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 93

Trang 5

3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN THI CÔNG, XÂY DỰNG 94

3.2.2 Đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai vận hành 145

3.3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 175

3.3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án 175

3.3.2 Kế hoạch lắp đặt các công trình bảo vệ môi trường và thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động liên tục 182

3.3.3 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 183

3.4 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ NHẬN DẠNG, DỰ BÁO, ĐÁNH GIÁ 185

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC 188

CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 189

5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 189

5.2 CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN 203

5.2.1 Chương trình quan trắc, giám sát trong giai đoạn thi công xây dựng 203

5.2.2 Chương trình quan trắc, giám sát trong giai đoạn vận hành thử nghiệm 203

5.2.3 Chương trình quan trắc, giám sát trong giai đoạn hoạt động 204

CHƯƠNG 6: KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 206

6.1 THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 206

6.2 THAM VẤN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC 219

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 232

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

ATLĐ An toàn lao động BOD Nhu cầu Oxy sinh hóa

BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường

BTCT Bê tông cốt thép BVMT Bảo vệ môi trường

CCBVMT Chi cục bảo vệ môi trường CCN Cụm công nghiệp

COD Nhu cầu Oxy hóa học CTNH Chất thải nguy hại CTR Chất thải rắn

ĐTM Đánh giá tác động môi trường ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long HĐND Hội đồng nhân dân

KPH Không phát hiện MTV Một thành viên

Trang 7

UBND Ủy ban nhân dân WHO Tổ chức Y tế Thế giới XLNTTT Xử lý nước thải tập trung

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Các điểm tọa độ giới hạn của Nhà máy 29

Bảng 1.2: Các hạng mục công trình hiện trạng và khi nâng công suất 35

Bảng 1.3 Khối lượng nguyên, vật liệu chính sử dụng trong giai đoạn thi công xây dựng và cải tạo Nhà máy 50

Bảng 1.4 Khối lượng nguyên, vật liệu giai đoạn hoạt động Nhà máy 50

Bảng 1.5 Nhu cầu máy móc thiết bị chính sử dụng thi công nâng cấp và cải tạo 51

Bảng 1.6 Danh mục máy móc, thiết bị chính Nhà máy hiện tại 52

Bảng 1.7 Máy móc, thiết bị thay thế và bổ sung khi nâng công suất 53

Bảng 1.8: Nhu cầu sử dụng nhiên liệu cho giai đoạn hoạt động 54

Bảng 1.9: Nhu cầu sử dụng hóa chất cho giai đoạn hoạt động 54

Bảng 1.10: Nhu cầu sử dụng nước cấp cho giai đoạn hoạt động 56

Bảng 1.13: Sản phẩm của Nhà máy trước và sau khi nâng công suất 57

Bảng 2.1 Nhiệt độ trung bình các năm 72

Bảng 2.2 Độ ẩm trung bình các năm 73

Bảng 2.3 Số giờ nắng trong năm 74

Bảng 2.4 Lượng mưa trung bình năm 74

Bảng 2.5: Kết quả quan trắc chất lượng khí thải lò hơi hiện hữu năm 2022 80

Bảng 2.6: Kết quả quan trắc chất lượng khí thải lò hơi hiện hữu năm 2023 80

Bảng 2.7: Kết quả quan trắc chất lượng trước và sau khi xử lý tại trạm XLNTTT hiện hữu năm 2022 82

Bảng 2.8: Kết quả quan trắc chất lượng trước và sau khi xử lý tại trạm XLNTTT hiện hữu năm 2023 83

Bảng 2.9 Kết quả phân tích hiện trạng chất lượng không khí xung quanh khu vực Nhà máy 84

Bảng 2.10 Kết quả phân tích hiện trạng chất lượng nước mặt sông Tiền tại khu vực xả thải và khu vực khai thác nước mặt của Nhà máy 85

Bảng 2.11 Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt sông Tiền tại khu vực năm 2022 87

Bảng 2.12 Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt sông Tiền tại khu vực năm 2022 (tt) 88 Bảng 2.13 Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt sông Tiền tại khu vực năm 2023 89 Bảng 2.14 Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt sông Tiền tại khu vực năm 2023 (tt) 90 Bảng 2.15 Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt sông Tiền tại khu vực tháng 02/2024

Trang 9

Bảng 3.2 Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải sinh ra từ các phương tiện vận tải

Bảng 3.5.Nồng độ các chất ô nhiễm trong khói hàn sử dụng que hàn 3,25mm 99

Bảng 3.6.Nồng độ, tải lượng một số chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn xây dựng 100

Bảng 3.7 CTR thông thường phát sinh trong quá trình xây dựng 101

Bảng 3.8 CTNH phát sinh trong thời gian xây dựng 103

Bảng 3.9 Độ ồn phát sinh từ một số phương tiện thi công trên công trường 103

Bảng 3.10 Mức độ ồn gây ra do các phương tiện thi công và vận tải 104

Bảng 3.11 Mức ồn cộng hưởng khi các thiết bị thi công được vận hành đồng thời 105

Bảng 3.12 Độ rung do các thiết bị, máy móc thi công (dB) 106

Bảng 3.13 Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải sinh ra từ các phương tiện vận chuyển nguyên liệu giai đoạn vận hành 118

Bảng 3.14 Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải sinh ra từ các phương tiện vận tải sản phẩm và phụ phẩm giai đoạn vận hành thương mại 119

Bảng 3.15 Tải lượng ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông đường bộ 120

Bảng 3.16 Tổng tải lượng chất ô nhiễm phát sinh từ phương tiện vận chuyển, phương tiện giao thông (vận hành ổn định) 120

Bảng 3.17 Tải lượng và nồng độ các khí thải của các máy phát điện dự phòng 121

Bảng 3.18 Nồng độ và tải lượng khí thải lò hơi 01 tấn hơi/giờ 122

Bảng 3.19 Thành phần khí sinh ra từ khu chứa chất thải rắn 123

Bảng 3.20 Nồng độ và tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước mưa chảy tràn 125

Bảng 3.21 Tổng hợp lưu lượng nước thải phát sinh tại Nhà máy 126

Bảng 3.22 Nồng độ và tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải của Nhà máy trước và sau khi nâng công suất 127

Bảng 3.23 Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải và nguồn tiếp nhận 132

Bảng 3.24 Tải lượng ô nhiễm tối đa có thể tiếp nhận của sông Tiền 132

Bảng 3.25 Tải lượng các chất ô nhiễm có sẵn của sông Tiền 133

Bảng 3.26 Tải lượng các chất ô nhiễm thải của Nhà máy vào sông Tiền 134

Bảng 3.27 Tải lượng các chất ô nhiễm thải các Nhà máy lân cận vào sông Tiền 134

Bảng 3.27 Khả năng tiếp nhận các chất ô nhiễm của sông Tiền 135

Bảng 3.28 Khối lượng và thành phần các loại bùn thải phát sinh tại Nhà máy 136

Bảng 3.29 Khối lượng và thành phần các loại CTNH phát sinh tại Nhà máy 137

Trang 10

Bảng 3.29 Tính chất đặc trưng của NH3 143

Bảng 3.30 Giới hạn nồng độ của NH3 tác động đến sức khỏe con người 143

Bảng 3.31 Kích thước bể tự hoại tại Nhà máy 146

Bảng 3.32 Hiệu xuất xử lý sau khi nâng cấp và cải tạo trạm XLNTTT 155

Bảng 3.33 Các hạng mục công trình trạm XLNTTT sau khi nâng cấp và cải tạo 157

Bảng 3.34 Danh mục các thiết bị hệ thống làm lạnh 163

Bảng 3.34 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án 175

Bảng 3.35 Kế hoạch lắp đặt các công trình bảo vệ môi trường và thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động liên tục 182

Bảng 3.36 Trách nhiệm của các đơn vị trong thực hiện Kế hoạch quản lý môi trường của Dự án 184

Bảng 3.37 Tổng hợp đánh giá mức độ tin cậy của các đánh giá trong ĐTM 187

Bảng 6.1 Chương trình quản lý môi trường 190

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Phạm vi Nhà máy 30

Hình 1.2 Sơ đồ mặt bằng hiện trạng Nhà máy 32

Hình 1.3 Vị trí tương đối Nhà máy với các đối tượng xung quanh 33

Hình 1.4 Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa Nhà máy 42

Hình 1.5 Sơ đồ vị trí thoát nước mưa ra sông Tiền 42

Hình 1.6 Sơ đồ hệ thống thu gom và thoát nước thải 43

Hình 1.7 Sơ đồ vị trí thoát nước thải ra sông Tiền 45

Hình 1.4 Sơ đồ công nghệ sản xuất Nhà máy 59

Hình 1.5 Sơ đồ công nghệ xử lý nước cấp công suất thiết kế 6.000m3/ngày.đêm 63

Hình 1.6 Mặt bằng thi công nâng công suất trạm XLNTTT 67

Hình 1.7 Ví trí thay thế, bổ sung các máy móc, thiết bị dây chuyền sản xuất 69

Hình 1.6: Sơ đồ tổ chức hiện trường 70

Hình 3.1 Kết cấu của bể tự hoại 3 ngăn 146

Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ trạm XLNTTT sau khi nâng công suất 148

Hình 3.3 Một số hình ảnh trạm XLNTTT hiện hữu 149

Hình 3.4 Một số hình ảnh trạm XLNTTT hiện hữu 150

Hình 3.6 Máy phát điện dự phòng hiện hữu tại Nhà máy 161

Hình 3.7 Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải lò hơi 162

Hình 3.8 Lò hơi hiện hữu tại Nhà máy 162

Hình 3.7 Sơ đồ tổ chức và quản lý môi trường, an toàn và PCCC 184

Trang 13

MỞ ĐẦU 1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

1.1 Thông tin chung về Dự án

Dự án “Nhà máy chế biến thủy sản Thanh Bình Đồng Tháp” tiền thân là “Nhà máy chế biến thuỷ sản Á Châu” tọa lạc tại lô số 01, Đường Số 02, cụm Công Nghiệp Thanh Bình, xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp Dự án do Công ty Cổ Phần Thương mại Á Châu làm chủ đầu tư Dự án đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp cấp Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho

dự án tại văn bản số 211/QĐ-UBND.HC ngày 01/03/2008 với công suất 450 tấn nguyên

liệu/ngày, tương đương 135.900 tấn nguyên liệu/năm (quy đổi thành 56.625 tấn sản phẩm/năm) và sản phẩm là cá tra, cá basa fillet xuất khẩu Trên cơ sở đó, Công ty Cổ

phần Thương mại Thủy sản Á Châu đã triển khai xây dựng, lắp đặt máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh và đưa vào vận hành từ năm 2012

Năm 2017, Công ty Cổ phần Thương mại Thủy sản Á Châu chuyển nhượng Nhà máy cho Công ty TNHH MTV Thanh Bình Đồng Tháp làm chủ đầu tư Đồng thời đã được Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp chấp thuận Công ty TNHH MTV Thanh Bình Đồng Tháp kế thừa báo cáo ĐTM dự án Đầu tư xây dựng “Nhà máy chế biến thuỷ sản Á Châu” theo văn bản số 1357/STNMT-CCBVMT ngày 29/05/2017 Trên cơ sở đó, Công ty tiếp tục kế thừa toàn bộ Nhà máy; thực hiện cải tạo và vận hành Nhà máy với

công suất ban đầu là 150 tấn nguyên liệu/ngày, tương đương 45.300 tấn nguyên

liệu/năm (quy đổi thành 18.875 tấn sản phẩm/năm)

Đến năm 2019, Nhà máy chế biến thuỷ sản Thanh Bình Đồng Tháp thực hiện điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Báo cáo ĐTM đã được phê duyệt và đã được UBND tỉnh Đồng Tháp chấp thuận theo Công văn số 810/UBND-KT ngày 30/12/2019 Các nội dung điều chỉnh và bổ sung như sau:

- Cập nhật thay đổi Chủ đầu tư sang Công ty TNHH MTV Thanh Bình Đồng Tháp; Cập nhật tên thành Nhà máy chế biến thủy sản Thanh Bình Đồng Tháp;

- Cải tạo và nâng cấp trạm xử lý nước thải tập trung (XLNTTT) đạt công suất 2.900 m3/ngày.đêm;

- Bổ sung hạng mục lò hơi và hệ thống xử lý khí thải đi kèm; - Điều chỉnh lại chương trình giám sát môi trường định kỳ

Như vậy, sau khi điều chỉnh và với máy móc thiết bị hiện có, Nhà máy có thể vận

hành với công suất tối đa 450 tấn nguyên liệu/ngày Tuy nhiên, do nhu cầu thị trường thời điểm đó nên Nhà máy chỉ vận hành với công suất 300 tấn nguyên liệu/ngày, tương

đương 90.600 tấn nguyên liệu/năm (quy đổi thành 37.750 tấn sản phẩm/năm) Ngoài

ra, Nhà máy cũng được Sở Tài nguyên và Môi trưởng tỉnh Đồng Tháp cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt với lưu lượng 4.000 m3/ngày.đêm tại văn bản số 1179/GP-UBND ngày 28/07/2020; cấp giấy chứng nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường tại văn bản số 387/GXN-STNMT ngày 05/02/2021; được UBND tỉnh Đồng Tháp cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước tại văn bản số 52/GP-UBND ngày 18/01/2022 với lưu lượng xả thải tối đa 2.900 m3/ngày.đêm

Đến năm 2023, Công ty nhận thấy nhu cầu thị trường có tiềm năng tăng cao trong tương lai, do đó đã quyết định thực hiện các thủ tục để nâng công suất Nhà máy hiện hữu

nhằm đạt công suất 400 tấn nguyên liệu/ngày, tương đương 120.800 tấn nguyên

Trang 14

liệu/năm (quy đổi thành 50.333 tấn sản phẩm/năm) Ngày 10/11/2023, đã được Sở Kế

hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 7664856881 điều chỉnh lần thứ 04 Trên cơ sở máy móc, thiết bị đã có sẵn trước đây, khi nâng nâng công suất Công ty sẽ triển khai các hạng mục như sau:

- Di dời khu nhà vệ sinh và kho chứa chất thải;

- Nâng công suất trạm XLNTTT từ 2.900 m3/ngày.đêm lên 4.500 m3/ngày.đêm; - Thực hiện thay thế, bổ sung một số máy móc và thiết bị dây chuyền sản xuất hiện hữu nhằm đáp ứng cho việc nâng công suất

Các hạng mục, công trình khác hoàn toàn đảm bảo khi nâng công suất, do đó Công ty vẫn giữ nguyên trạng và không thực hiện nâng cấp, cải tạo hoặc xây dựng mới

Dự án thuộc loại hình sản xuất kinh doanh có nguy cơ ô nhiễm môi trường với công suất lớn quy định tại thứ số 16 “Chế biến thủy, hải sản” Phụ lục II, Nghị định 08/2022/NĐ-CP Ngoài ra, khi nâng công suất dự án có sự thay đổi tăng quy mô, công suất, công nghệ sản xuất và lượng nước thải phát sinh tăng từ 2.900 m3/ngày.đêm lên 4.500 m3/ngày.đêm Theo quy định tại Điểm a, Khoảng 4, Điều 37 Luật bảo vệ môi

trường, việc điều chỉnh và nâng công suất Nhà máy chế biến thủy sản Thanh Bình Đồng

Tháp thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường và Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt

Nhằm tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2020 và các văn bản dưới luật, cùng mục đích đảm bảo chất lượng môi trường trong suốt quá trình xây dựng, hoạt động của dự án, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Công ty TNHH MTV Thanh Bình Đồng Tháp đã phối hợp với Công ty TNHH Sixei tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác

động môi trường (ĐTM) cho Dự án “Nâng công suất Nhà máy chế biến thuỷ sản

Thanh Bình Đồng Tháp (từ 37.750 tấn sản phẩm/năm lên 50.333 tấn sản phẩm/năm)” tại CCN Thanh Bình, ấp Bình Chánh, xã Bình Thành, huyện Thanh Bình,

tỉnh Đồng Tháp Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo và đề xuất những giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường Nội dung và trình tự các bước thực hiện ĐTM theo hướng dẫn tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư

Công ty đã được Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp cấp giấy chứng nhận đầu tư số 7664856881 lần đầu ngày 28/02/2017 và thay đổi lần thứ 4 ngày 10/11/2023

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án “Nâng công suất Nhà máy chế biến thuỷ sản

Thanh Bình Đồng Tháp (từ 37.750 tấn sản phẩm/năm lên 50.333 tấn sản phẩm/năm)” (sau đây gọi tắt là Dự án) là do Công ty TNHH MTV Thanh Bình Đồng

Tháp làm chủ đầu tư và phê duyệt

Trang 15

Dự án “Nâng công suất Nhà máy chế biến thuỷ sản Thanh Bình Đồng Tháp (từ 37.750 tấn sản phẩm/năm lên 50.333 tấn sản phẩm/năm” nằm trong Cụm công nghiệp

Thanh Bình, xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp phù hợp với quy hoạch phát

triển của huyện Thanh Bình nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung Cụ thể:

- Nhà máy phù hợp với Quyết định số 1628/QĐ-UBND.HC của UBND tỉnh Đồng Tháp ngày 27/10/2021 về việc phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch vùng huyện Thanh Bình gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Huyện Thanh Bình có hệ thống sông rạch chằng chịt rất thuận lợi phát triển nông nghiệp và thuỷ sản Từ năm 2000, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tăng lên đáng kể, tạo điều kiện cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển;

- Nhà máy phù hợp với Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 31/03/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc thông qua Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: “Tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ lực như: chế biến nông thủy sản, sản xuất trang phục, sản xuất da giày, cơ khí chính xác, dược phẩm, sản xuất máy phục vụ chế biến nông sản, thực phẩm,…”;

- Nhà máy phù hợp với Quyết định số 1046/QĐ-UBND.HC ngày 09/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;

- Nhà máy phù hợp với Quyết định số 591/QĐ-UBND.HC ngày 30/06/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;

- Nhà máy nằm cách quốc lộ 30 khoảng 0,45km; cách khu vực cảng nội địa Đồng Tháp khoảng 4,7km và tiếp giáp sông Tiền nên thuận lợi cho việc nhập nguyên liệu, vật

tư và vận chuyển thành phẩm cả đường bộ lẫn đường thủy;

- Nhà máy nằm trong khu vực có nhiều vùng nuôi trồng thủy sản như Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, nơi có truyền thống nuôi cá tra và ba sa nhiều năm nên nguồn nguyên liệu dồi dào để phục vụ sản xuất nên khá thuận lợi cho việc nâng công suất

2 CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM 2.1.Cơ sở pháp lý để đánh giá tác động môi trường

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được thiết lập trên cơ sở tuân thủ theo các văn bản pháp lý và kỹ thuật sau:

Trang 16

- Luật đa dạng sinh học số 35/2018/QH14 được Quốc Hội Nước Công Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành, sửa đổi, bổ sung ngày 20/11/2018, có hiệu lực ngày 01/01/2019;

- Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành ngày 18/06/2014 và có hiệu lực ngày 01/01/2015;

- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29/11/2013 và có hiệu lực ngày 01/07/2014;

- Luật Phòng cháy chữa cháy số 40/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 được Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành ngày 22/11/2013 và có hiệu lực ngày 01/07/2014;

- Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/06/2010 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/06/2010 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả số 50/2010/QH12 ngày 17/06/2010 của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/06/2006

- Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 05/05/2020 của Chính phủ Quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

- Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/03/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thủy sản;

- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

- Nghị định 133/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và

Trang 17

- Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;

- Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ quy định về lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

- Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều thi hành của Luật Tài nguyên nước;

- Nghị định số 52/2012/NĐ-CP ngày 14/6/2012 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy

- Thông tư số 14/2009/TT-BNN ngày 12/03/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn quản lý môi trường trong chế biến thủy sản;

- Thông tư số 02/2019/TT-BYT ngày 21/03/2019 của Bộ Y tế về Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi- Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 05 yếu tố bụi tại nơi làm việc;

- Thông tư số 19/2017/TT-BLĐTBXH ngày 03/07/2017 của Bộ Lao đông Thương binh Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động;

- Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/05/2016 của Bộ Lao động thương binh xã hội về viêc Quy định một số nội dung tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh;

- Thông tư 66/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định

số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC

và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC

❖ Các tiêu chuẩn, quy chuẩn

- Quyết định 3733/2002/QĐ – BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động Và các Quy chuẩn khác thay thế;

Trang 18

- TCXDVN 33:2006 – Tiêu chuẩn Cấp nước - Mạng lưới đường ống công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 3254:1989 – Tiêu chuẩn An toàn cháy – yêu cầu chung;

- TCVN 5040:1990 – Tiêu chuẩn ký hiệu hình vẽ trên sơ đồ phòng cháy;

- TCVN 5760:1993 – Tiêu chuẩn hệ thống chữa cháy, yêu cầu về thiết kế lắp đặt; - TCVN 2622:1995 – Tiêu chuẩn PCCC cho nhà và công trình – yêu cầu thiết kế; - TCXDVN 33:2006 – Tiêu chuẩn cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình – tiêu chuẩn thiết kế;

- TCXDVN 51:2008 – Tiêu chuẩn thoát nước – mạng lưới và công trình bên ngoài tiêu chuẩn thiết kế;

- TCXDVN 7957:2008 – Tiêu chuẩn thoát nước, mạng lưới và công trình bên ngoài – tiêu chuẩn thiết kế;

- QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; - TCVN 6705:2009/BTNMT – Tiêu chuẩn chất thải rắn thông thường và phân loại; - TCVN 6707:2009/BTNMT – Tiêu chuẩn chất thải nguy hại – Dấu hiệu cảnh báo; - QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng CTNH; - QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;

- QCVN 06:2013/BTNMT – Quy chuẩn lỹ thuật quốc gia về một số chất độc trong không khí xung quanh;

- QCVN 50:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước;

- QCVN 11-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản;

- QCVN 24:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;

- QCVN 26:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;

- QCVN 27:2016/BYT – Quy chuẩn về rung giá trị cho phép tại nơi làm việc;

- QCVN 02:2019/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc

- QCVN 06:2020/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình

- QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

Trang 19

thẩm quyền liên quan đến dự án

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 7664856881, chứng nhận lần đầu ngày 28/02/2017, chứng nhận điều chỉnh lần thứ 04 ngày 10/11/2023 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp cấp;

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 1402054046, đăng ký lần đầu ngày 08/11/2016, thay đổi lần thứ 4 ngày 25/11/2022 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp cấp;

- Quyết định số 211/QĐ-UBND.HC ngày 01/03/2008 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc cấp quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến thủy sản Á Châu;

- Văn bản số 1357/STNMT-CCBVMT ngày 29/05/2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp về việc tiếp tục sử dụng báo cáo ĐTM của dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến thủy sản Á Châu;

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số CE 200268 do Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Đồng Tháp cấp ngày 10/01/2018, cấp cho Công ty TNHH MTV Thanh Bình Đồng Tháp với diện tích 63.541,6 m2 và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số CE 200266 do Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Đồng Tháp cấp ngày 30/06/2017 với diện tích 15.606,1 m2;

- Công văn số 810/UBND-KT ngày 30/12/2019 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc chấp thuận điều chỉnh, bổ sung nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số 1179/GP-UBND ngày 28/07/2020 của UBND tỉnh Đồng Tháp cho phép khai thác, sử dụng nước mặt chế biến thủy sản và sinh hoạt nội bộ, với tổng lượng khai thác, sử dụng 4.000 m3/ngày.đêm;

- Giấy chứng nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường số STNMT ngày 05/02/2021 của Sở Tài nguyên và Môi trưởng tỉnh Đồng Tháp;

387/GXN Sổ đăng ký chủ nguồn thải nguy hại mã số QLCTNH: 87.000227.T (cấp lần 08) ngày 15/11/2021 do Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Đồng Tháp cấp;

- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 52/GP-UBND ngày 18/01/2022 của UBND tỉnh Đồng Tháp;

- Văn bản nghiệm thu hệ thống PCCC số 85/PC07 ngày 07/06/2019 của Phòng cảnh sát PCCC và CHCN

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do Chủ Dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường

Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường dự án bao gồm:

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư nhà máy chế biến thuỷ sản Á Châu, năm 2008;

- Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường của Dự án nhà máy chế biến thủy sản Thanh Bình Đồng Tháp, năm 2021;

- Báo cáo công tác bảo vệ môi trường và kết quả quan trắc môi trường Nhà máy chế biến thủy sản Thanh Bình Đồng Tháp, năm 2023;

Trang 20

- Thuyết minh báo cáo nghiên cưu khả thi dự án đầu tư nâng công suất Nhà máy chế biến thuỷ sản Thanh Bình Đồng Tháp (từ 37.750 tấn sản phẩm/năm lên 50.333 tấn sản phẩm/năm);

- Hồ sơ bản vẽ mặt bằng tổng thể; bảng vẽ các công trình bảo vệ môi trường;

- Các số liệu điều tra đưa vào để thực hiện báo cáo ĐTM gồm các số liệu về hiện trạng môi trường (nước mặt, nước thải, không khí xung quanh, khí thải), các số liệu về vị trí địa lý, tình hình Kinh tế - Xã hội hiện tại của khu vực, năm 2023;

- Các hồ sơ thiết kế nâng công suất trạm XLNTTT; Các bản vẽ thiết kế; Các văn bản pháp lý và các thông tin, số liệu khác liên quan đến Dự án nâng công suất

Nguồn tài liệu, dữ liệu do Chủ đầu tư tạo lập, cung cấp và kết hợp với đơn vị tư vấn thực hiện nên đảm bảo độ tin cậy cao

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN LẬP BÁO CÁO ĐTM

3.1 Tóm tắt về việc tổ chức thực hiện và lập báo cáo ĐTM

Báo cáo ĐTM của dự án “Nâng công suất Nhà máy chế biến thuỷ sản Thanh

Bình Đồng Tháp (từ 37.750 tấn sản phẩm/năm lên 50.333 tấn sản phẩm/năm)” do

Công ty TNHH MTV Thanh Bình Đồng Tháp làm chủ đầu tư và được thực hiện bởi Công ty TNHH Sixei theo đúng hướng dẫn tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường

Thông tin về chủ đầu tư và đơn vị tư vấn được trình bày cụ thể như sau:

❖ Chủ đầu tư:

- Chủ đầu tư : Công ty TNHH MTV Thanh Bình Đồng Tháp

- Người đại diện : Bà Phan Thị Bích Liên Chức vụ: Giám đốc

- Địa chỉ liên hệ : Lô số 1, đường số 2, Cụm công nghiệp Thanh Bình, xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp

- Mã số thuế : 1402054046 - Điện thoại : 0277 354 1166

❖ Đơn vị tư vấn:

- Tên cơ quan : Công ty TNHH Sixei

- Người đại diện : Ông Bùi Hoà Hiệp Chức vụ: Phó Giám đốc - Địa chỉ liên hệ : 62A Phạm Ngọc Thạch, P Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp.HCM

Trang 21

❖ Trình tự tổ chức thực hiện và lập báo cáo ĐTM

Quá trình lập ĐTM cho Dự án bao gồm các bước:

- Tổng hợp các thông tin và số liệu về liên quan đến hoạt động của dự án;

- Khảo sát, thu thập thông tin về hiện trạng Nhà máy hiện hữu (hiện trạng, công nghệ, các hạng mục bảo vệ môi trường,…;

- Khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án thực hiện các công việc như khảo sát điều kiện địa lý - vi khí hậu - thủy văn, khảo sát thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường - kinh tế xã hội,… có khả năng bị tác động bỡi dự án;

- Phối hợp với chủ đầu tư và tổ chức đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường tiến hành đo đạc, lấy mẫu và phân tích môi trường nền khu vực dự án Công tác đo đạc, lấy mẫu và phân tích phải tuân thủ quy trình, quy phạm về quan trắc, phân tích môi trường;

- Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng, cải tạo và khi đi vào hoạt động: nguồn gây tác động liên quan đến chất thải (khí thải, nước thải, CTR thông thường, CTNH); nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải (tiếng ồn, rung, an ninh trật tự, an toàn giao thông,…); xác định các loại chất thải cũng như dự báo các sự cố (cháy nổ, tai nạn, sự cố môi trường,…);

- Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm và các rủi ro sự cố kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực dự án;

- Đánh giá hiện trạng các công trình bảo vệ môi trường Nhà máy hiện hữu và khả năng đáp ứng khi nâng công suất Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường phù hợp Các biện pháp giảm thiểu bao gồm: nước thải, khí thải, CTR thông thường, CTNH, sự cố và các tác động khác liên quan;

- Xây dựng chương trình quản lý, giám sát môi trường và kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường;

- Tổng hợp nội dung các chương của báo cáo ĐTM theo hướng dẫn tại mẫu số 04 phụ lục II ban hành kèm Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Thực hiện tham vấn cơ quan, đơn vị liên quan (BQL hạ tầng Cụm công nghiệp Thanh Bình) và tham vấn trực tuyến Bộ tài nguyên và Môi trường theo quy định;

- Trình nộp Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định;

- Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Đoàn khảo sát thực tế và lập Hội đồng thẩm định ĐTM;

- Chủ đầu tư hoàn thiện báo cáo ĐTM chỉnh sửa sau Hội đồng và trình nộp lại Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Bộ xem xét hồ sơ và ban hành Quyết định phê duyệt ĐTM cho Dự án; - Nhận quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM

Trang 22

3.2 Danh sách các thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM

Danh sách những thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM được trình bày như sau:

Bảng 0.1: Danh sách những thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM

ngành

Nội dung phụ trách

Năm kinh nghiệm

Chữ ký

Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan Kiểm tra và chịu trách nhiệm về toàn bộ

nội dung báo ĐTM

nhà máy

1 Bùi Hòa Hiệp Phó giám đốc

Công nghệ môi

trường

Quản lý chung 15

2 Nguyễn Văn Trí

Trưởng phòng công

nghệ

Công nghệ môi

trường

Kiểm tra các công nghệ xử lý

môi trường

18

3 Võ Nhật Tân

Trưởng phòng tư

vấn

Quản lý môi trường

Viết báo cáo

4 Phạm Thị Minh Trí Chuyên viên

Quản lý môi trường

Viết báo cáo

5 Nguyễn Đỗ Nhật Trường

Chuyên viên

Kỹ sư môi trường

Viết báo cáo

Trang 23

TT Họ và Tên Chức vụ Chuyên ngành

Nội dung phụ trách

Năm kinh nghiệm

Chữ ký

8 Và các thành viên khác của Công ty TNHH Sixei

4 CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM

Nội dung và các bước thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường này tuân thủ theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường Nghiên cứu ĐTM dựa trên các phương pháp kỹ thuật dưới đây:

Bảng 0.2: Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM

I Phương pháp ĐTM

1 Phương pháp lập bảng liệt kê

Liệt kê các hạng mục, hoạt động của Nhà máy hiện hữu và khi nâng công suất; nguồn tác động; nguồn gây ô nhiễm; tác động phát sinh có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án

Phương pháp liệt kê được sử dụng chủ yếu tại Chương 1 và Chương 3 của báo cáo

2 Phương pháp đánh giá nhanh

Dựa vào hệ số ô nhiễm do WHO, hệ số do UNEP thiết lập năm 2013, các QCVN; TCVN của Bộ TN&MT; Bộ Y tế và các tài liệu khác làm cơ sở tính toán dự báo và ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của dự án

Phương pháp sử dụng để đánh giá, dự báo tải lượng ô nhiễm khí thải giao thông, khí thải phát sinh trong quá trình hoạt động của Dự án thuộc Chương 3

3 Phương pháp chuyên gia

Theo quy định tại Điểm c, Khoản 4, Điều 26 của Nghị định số 08/2022/NĐ – CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ, Dự án phát sinh nước thải tối đa 4.500 m3/ngày.đêm nên theo quy đinh Chủ dự án chỉ thực hiện tham vấn 03 chuyên gia, nhà khoa học liên quan đến lĩnh vực hoạt động và chuyên gia môi trường theo quy định Dự án thực hiện tham vấn chuyên gia, nhà khoa học và chuyên gia môi trường theo quy định, dựa trên kiến thức và kinh nghiệm về Khoa học & Công nghệ môi trường của các chuyên gia tham gia để hoàn thiện nội dung báo cáo ĐTM Hình thức lấy ý kiến nhận xét bằng văn bản của các nhà khoa học

Phương pháp sử dụng để tham vấn tính phù hợp toàn bộ báo cáo ĐTM của dự án và có độ tin cậy cao

Trang 24

TT Tên phương

4

Phương pháp đánh giá tác động tích lũy

Phương pháp này chủ yếu đánh giá các tác động của Dự án trong thời gian dài đối với các đối tượng xung quanh, bao gồm các khía cạnh: Đánh giá quá trình tích tụ các nguồn thải; Đánh giá sự tương tác, tương hỗ đối với các đối tượng khác; Đánh giá tác động vượt ngưỡng, các rủi ro sự cố

Phương pháp đánh giá tác động tích lũy được sử dụng trong Chương 3 của báo cáo ĐTM

5

Phương pháp đánh giá tác động tổng hợp

Dựa trên tải lượng ô nhiễm từ các nguồn, đánh giác tác động tổng hợp đến môi trường khi các hoạt động gây tác động hoạt động đồng thời

Phương pháp đánh giá tác động tổng hợp được sử dụng trong Chương 3 của báo cáo ĐTM

II Các phương pháp khác

1 Phương pháp thống kê

Được sử dụng để thu thập các số liệu về khí tượng thủy văn, kinh tế xã hội và môi trường tại khu vực Dự án Các số liệu này sẽ là cơ sở để đánh giá lan truyền ô nhiễm, đánh giá đối tượng chịu ảnh hưởng bởi hoạt động của Dự án

Phương pháp thống kê được sử dụng tại Chương 2 của báo cáo ĐTM

2 Phương pháp kế thừa

- Đây là phương pháp không thể thiếu trong công tác đánh giá tác động môi trường nói riêng và công tác nghiên cứu khoa học nói chung

- Kế thừa các kết quả nghiên cứu, báo cáo ĐTM của các dự án đã được cơ quan chức năng phê duyệt trước đây

- Kế thừa các kết quả nghiên cứu, báo cáo ĐTM của các dự án cùng loại đã được bổ sung và chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng Thẩm định

- Tham khảo các tài liệu, đặc biệt là tài liệu chuyên ngành liên quan đến Dự án, có vai trò quan trọng trong việc nhận dạng và phân tích các tác động liên quan đến hoạt động của Dự án

Phương pháp kế thừa được sử dụng được sử dụng hầu hết các chương của báo cáo ĐTM

Trang 25

TT Tên phương

- Sau khi khảo sát hiện trường, chương trình lấy mẫu và phân tích mẫu sẽ được lập ra với nội dung chính như: vị trí lấy mẫu, thông số đo đạc và phân tích, nhân lực, thiết bị và dụng cụ cần thiết, thời gian thực hiện, kế hoạch bảo quản mẫu, kế hoạch phân tích,…; - Các phương pháp đo đạc, thu mẫu và phân tích mẫu áp dụng cho từng thành phần môi trường (không khí và đất) được trình bày rõ trong Phụ lục của báo cáo

dụng để so sánh và đánh giá nồng độ các chất ô nhiễm với quy chuẩn/Tiêu chuẩn quy định tại Chương 3 của báo cáo ĐTM

4

Phương pháp khảo sát, thực địa

Khảo sát hiện trường là điều bắt buộc khi thực hiện công tác ĐTM để xác định hiện trạng khu đất thực hiện Dự án nhằm làm cơ sở cho việc đo đạc, lấy mẫu phân tích cũng như làm cơ sở cho việc đánh giá và đề xuất các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm, chương trình quản lý môi trường, giám sát môi trường…Do vậy, quá trình khảo sát hiện trường càng chính xác và đầy đủ thì quá trình nhận dạng các đối tượng bị tác động cũng như đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động càng chính xác, thực tế và khả thi

Thống kê mô tả thông qua sưu tầm tài liệu và khảo sát thực tế bao gồm: Địa lý, thổ nhưỡng; Khí tượng thủy văn; Khảo sát hiện trạng môi trường khu vực Dự án nhằm phục vụ Chương 1, Chương 2 của báo cáo ĐTM

5

Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm

Khảo sát, lấy mẫu tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm theo các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Việt Nam về môi trường nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực thực hiện Dự án Hệ thống phòng phân tích mẫu môi trường có chứng nhận VIMCERTS Trong quá trình thực hiện, Chủ đầu tư đã phối hợp với Công ty TNHH Khoa học Công nghệ và Phân tích môi trường Phương Nam và chứng nhận VIMCERTS số 039 do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp ngày 22/02/2021

Đo đạc, lấy mẫu và phân tích không khí xung quanh, mẫu đất nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực Dự án phục vụ Chương 2 của báo cáo ĐTM

6 Phương pháp tham vấn

Tiến hành tham vấn ý kiến cơ quan, đơn vị liên quan (ban quản lý hạ tầng Cụm công nghiệp Thanh Bình) nơi triển khai Nhà máy theo quy định Ngoài ra, việc tham vấn cũng được tiến hành bằng cách đăng tải thông tin báo cáo ĐTM lên cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định để

Phương pháp chủ yếu phục vụ Chương 5 của báo cáo ĐTM

Trang 26

5.1.1 Thông tin chung về dự án

- Tên dự án: Nâng công suất Nhà máy chế biến thuỷ sản Thanh Bình Đồng Tháp (từ 37.750 tấn sản phẩm/năm lên 50.333 tấn sản phẩm/năm;

- Địa điểm thực hiện: Lô số 1, Đường số 2, Cụm công nghiệp Thanh Bình, xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp;

- Chủ dự án: Công ty TNHH MTV Thanh Bình Đồng Tháp;

- Tổng mức vốn đầu tư của dự án: 1.205.205.700.000 đồng (Bằng chữ: Một nghìn

hai trăm lẻ năm tỷ, hai trăm lẻ năm triệu, bảy trăm nghìn đồng) Trong đó: Vốn tự có của Công ty: 551.233.700.000 đồng và vốn huy động, vốn vay 653.972.000.000 đồng

Hình 0.1: Vị trí Nhà máy chế biến thủy sản Thanh Bình Đồng Tháp

Sông Tiền

Nhà máy Hùng Cá

Đường số 2

Đất trồng màu và khu dân cư

hiện hữu Nhà máy Thanh

Bình Đồng Tháp

Bến nhập cá

Trang 27

+ Phía Đông giáp với đất trồng rau màu và khu dân cư hiện hữu bên ngoài Cụm công nghiệp;

+ Phía Tây giáp với nhà máy sản xuất thuỷ sản (ngành nghề chế biến cá basa và cá tra fillet) của Công ty TNHH Hùng Cá;

+ Phía Nam giáp với sông Tiền và bên kia sông là Cồn Én thuộc địa phận tỉnh An Giang

5.1.2 Phạm vi, quy mô và công suất ❖ Phạm vi:

Nhà máy chế biến thuỷ sản Thanh Bình Đồng Tháp hiện hữu với diện tích 79.147,7 m2, theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số CE 200268 cấp ngày 10/01/2018 với diện tích 63.541,6 m2 và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số CE 200266 cấp ngày 30/06/2017 với diện tích 15.606,1 m2 Cơ cấu dụng đất dự án như sau:

Bảng 0.3: Cơ cấu sử dụng đất của Nhà máy

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Thanh Bình Đồng Tháp, 2023.)

Khi triển khai nâng công suất, quy mô diện tích Nhà máy vẫn giữ nguyên và không thay đổi so với hiện trạng

❖ Quy mô và công suất:

Hiện tại, Nhà máy đang vận hành với công suất 300 tấn nguyên liệu/ngày, tương đương 90.600 tấn nguyên liệu/năm (quy đổi thành 37.750 tấn sản phẩm/năm) Khi nâng công suất, Nhà máy sẽ vận hành với công suất 400 tấn nguyên liệu/ngày, tương đương 120.800 tấn nguyên liệu/năm (quy đổi thành 50.333 tấn sản phẩm/năm) Sản phẩm là Nhà máy các loại cá basa và cá tra fillet Quy mô công suất được trình bày như sau:

Bảng 0.4: Quy mô công suất trước và sau khi nâng công suất

Trang 28

TT Hiện tại Nâng công suất Sau khi nâng công suất

Nguyên liệu

Sản phẩm

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Thanh Bình Đồng Tháp, 2023.)

5.1.3 Công nghệ sản xuất

Tiếp nhận nguyên liệu → Cắt tiết – Rửa 1 → Fillet → Rửa 2 → Lạng da → Sửa cá → Kiểm tra sinh trùng → Phân cỡ sơ bộ → Rửa 3 → Xử lý phụ gia → Phân cỡ, mẫu → Cắt (nếu có) → Cấp đông tủ tiếp xúc(1)/cấp đông bang chuyền IQF(2) → Bao gói → Dò kim loại → Bao gói thùng → Bảo quản → Vận chuyển và bán ra thị trường

5.1.5 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường

Dự án “Nâng công suất Nhà máy chế biến thuỷ sản Thanh Bình Đồng Tháp (từ 37.750 tấn sản phẩm/năm lên 50.333 tấn sản phẩm/năm” của Công ty TNHH MTV Thanh Bình Đồng Tháp thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP Ngoài ra, nước thải Nhà máy sau khi xử lý đạt quy định xả ra nguồn tiếp nhận là sông Tiền, hiện tại nguồn nước mặt sông Tiền tại khu vực đang sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt và cấp nước nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp Luật về tài nguyên nước Căn cứ Điểm B, Khoản 4, Điều 25 Nghị định 08/2022/NĐ-CP việc xác định dự án có yếu tố nhạy cảm về môi trường

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

Các hoạt động của dự án và tác động xấu đến môi trường được trình bày như sau:

Bảng 0.5: Các hoạt động của dự án và tác động xấu đến môi trường Các giai đoạn

Giai đoạn cải tạo và nâng

Vận chuyển vật tư xây dựng và máy móc, thiết bị liên quan

- Bụi, khí thải, tiếng ồn, rung từ phương tiện vận chuyển

- CTR thông thường và CTNH

Xây dựng bổ sung, nâng cấp động xây dựng, cải tạo - Bụi, khí thải, tiếng ồn và rung từ hoạt

Trang 29

Các giai đoạn

Các sự cố

- Sự cố tai nạn lao động - Sự cố tai nạn giao thông - Sự cố chảy nổ

Giai đoạn hoạt động của dự án

Hoạt động tại các nhà máy chế biến thủy sản

- Phụ phẩm từ dây chuyền sản xuất - Mùi từ khu tập kết phụ phẩm

- Chất thải sản xuất thông thường và CTNH

- Nước thải sản xuất Hoạt động của lò hơi và hệ

thống xử lý khí thải

- Bụi, khí thải từ việc vận hành lò hơi - Nhiệt dự

Hoạt động của trạm XLNTTT và nước cấp

- Mùi và tiếng ồn - Bùn thải

- CTNH

Sinh hoạt của cán bộ công

nhân viên nhà máy

- Chất thải rắn sinh hoạt - Nước thải sinh hoạt

- Ảnh hưởng đến an ninh khu vực

Hoạt động lưu giữ tạm thời

chất thải - Mùi, khí thải Hoạt động của máy phát

điện dự phòng - Bụi, khí thải và tiếng ồn, rung

Hoạt động của các phương tiện giao thông và phương

tiện vận chuyển

- Bụi, khí thải và tiếng ồn, rung

Các sự cố

- Sự cố trạm XLNTTT - Sự cố cháy nổ

- Sự cố tai nạn lao động - Sự cố tai nạn giao thông - Sự cố ngộ độc thực phẩm - Sự cố lò hơi

- Sự cố hệ thống làm lạnh NH3

Trang 30

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án:

5.3.1 Giai đoạn xây dựng, cải tạo (1) Nước thải và nước mưa chảy tràn: ❖ Nước thải

- Nước thải sinh hoạt: Ước tính lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong thời gian

thi công xây dựng, nâng cấp và cải tạo là 2,4 m3/ngày.đêm

- Nước thải xây dựng: Nước thải phát sinh chủ yếu từ rửa các thiết bị, dụng cụ xây dựng ước tính tối đa khoảng 1,2 m3/ngày.đêm

❖ Nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn qua khu vực Nhà máy trong giai đoạn xây dựng, cải tạo với

lưu lượng ước tính khoảng 134,6 m3/h Nước mưa chảy tràn kéo theo cát, đất, rác thải

khu vực xây dựng gây tắc nghẽn hệ thống thu gom thoát nước mưa của Nhà máy và nguồn tiếp nhận nước mưa (sông Tiền)

Với khối lượng phát sinh ước tính tối đa 7,5 tấn/toàn thời gian thi công

- Chất thải rắn xây dựng: chủ yếu ốc, vít rơi vãi,… với lượng thải được ước tính tối

đa 0,46 tấn/tháng Tuy nhiên, đây là loại chất thải rắn có giá trị sử dụng nên chủ dự án sẽ

cho tận thu để sử dụng lại hoặc bán cho các đơn vị có nhu cầu thu mua Vì vậy các loại chất thải rắn này ít có khả năng phát thải ra môi trường

- Chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu là hộp đựng thức ăn, thức ăn dư thừa, bao bì nylon, giấy, hộp nhựa,… của công nhân xây dựng với khối lượng ước

tính tối đa 22,5 kg/ngày

Trang 31

(5) Các rủi ro, sự cố

Giai đoạn xây dựng và nâng cấp, cải tạo có khả năng xảy ra các sự cố, rủi ro như

sau: cháy nổ, tai nạn lao động, tai nạn giao thông,

5.3.2 Giai đoạn hoạt động

(1) Nước thải và nước mưa chảy tràn: ❖ Nước thải:

- Nguồn phát sinh: nước thải sinh hoạt từ cán bộ, công nhân viên; nước thải từ khu nhà bếp và hoạt động sản xuất Nhà máy

- Quy mô: tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt và sản xuất phát sinh tối đa sau khi

công suất là 3.480 m3/ngày.đêm

- Tính chất: nước thải phát sinh từ dự án có thành phần chủ yếu pH, BOD5, TSS, Amoni, Tổng N, Tổng P, Tổng dầu mở, Clo dư, Tổng coliform

❖ Nước mưa chảy tràn:

Nước mưa chảy tràn qua khu vực Nhà máy sau khi nâng công suất phát sinh tối đa

của Nhà máy

(2) Bụi, khí thải:

- Nguồn phát sinh bụi, khí thải: ghe nhập cá nguyên liệu; phương tiện vân chuyển sản phẩm và phương tiện vận chuyển chất thải, phụ phẩm; phương tiện giao thông cán bộ nhân viên làm việc tại Nhà máy; vận hành lò hơi đốt dầu DO và công suất 1.000 kg/giờ; vận hành máy phát điện dự phòng; từ hoạt động nấu ăn khu nhà bếp;…

- Quy mô: đối với các phương tiện giao thông và phương tiện vận chuyển, lượng khí thải sinh ra tùy thuộc vào tính năng kỹ thuật của các phương tiện; đối với lò hơi phát sinh tối đa với lưu lượng 1.000 m3/h;

- Tính chất: Các phương tiện vận chuyển và lò hơi sử dụng nhiên liệu chủ yếu là xăng và dầu DO Các loại chất đốt hầu như cháy hoàn toàn hoặc gây ô nhiễm thấp Thành phần các chất ô nhiễm trong khói thải từ các phương tiện vận tải chủ yếu là SO2, NOx, COx, Hydrocacbon và bụi

(3) Mùi:

Mùi phát sinh tại Nhà máy từ các nguồn như sau: Nước thải từ quá trình sơ chế, rửa nguyên liệu và nước thải sinh hoạt; các khu tập kết bùn thải; khu tập kết rác thải sinh hoạt; khu tập kết phụ phẩm; hệ thống thoát nước mưa và nước thải;… Việc phân hủy các chất hữu cơ cũng tạo ra mùi đặc trưng Mùi hôi phát sinh gây khó chịu cho công nhân viên, mức độ nặng có thể gây nhức đầu và gây ảnh hưởng đến năng sức lao động của cán bộ nhân viên

(4) CTR thông thường, phụ phẩm và CTNH: ❖ CTR sinh hoạt:

- Nguồn phát sinh: từ sinh hoạt cán bộ nhân viên làm việc tại Nhà máy và từ hoạt động nấu ăn tại khu nhà ăn

Trang 32

- Quy mô: số lượng cán bộ nhân viên hiện tại Nhà máy có 2.100 người và khối

lượng CTR sinh hoạt phát sinh tối đa 1.218 kg/ngày (tương đương hệ số phát sinh 0,58

kg/người.ngày) Khi nâng công suất, số lượng cán bộ nhân viên dự kiến tối đa khoản

3.000 người và lượng CTR sinh hoạt phát sinh ước tính tối đa khoảng 1.740 kg/ngày

(tăng thêm 522 kg/ngày);

- Tính chất: Chủ yếu là giấy vụn, vỏ hộp nhựa, túi nilon, thực phẩm thừa, chai lọ, bao bì, vỏ trái cây,…

❖ Phụ phẩm:

- Nguồn phát sinh: từ dây chuyền sản xuất của Nhà máy

- Quy mô: hệ số phát thải phụ phẩm hiện tại của Nhà máy đa chiếm khoảng 58,3% nguyên liệu đầu vào (sản phẩm chiếm 41,7%) Như vậy, hiện tại với khối lượng nguyên

liệu đầu vào 300 tấn/ngày và khối lượng phụ phẩm phát sinh 175 tấn/ngày Sau khi nâng

công suất với khối lượng nguyên liệu đầu vào là 400 tấn/ngày và khối lượng phụ phẩm

phát sinh 233 tấn/ngày (tăng thêm 58 kg/ngày);

- Tính chất: phần đầu, xương, da, nội tạng, mỡ,…từ quá trình sản xuất fillet cá basa và cá tra Thành phần có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nên toàn bộ được thu gom và chuyển sang Xí nghiệp chế biến bột cá, mỡ cá thuộc Công ty con của Chủ đầu tư để sản xuất bột cá và mỡ cá

❖ CTR công nghiệp thông thường khác:

- Nguồn phát sinh: từ hoạt động sản xuất;

- Quy mô: khối lượng CTR công nghiệp thông thường phát sinh tối đa Nhà máy

hiện tại 334 kg/ngày và sau khi nâng công suất khối lượng phát sinh ước tính tối đa 445

kg/ngày (tăng thêm 111 kg/ngày);

- Tính chất: Các loại bao bì nhựa, dây buộc, giấy vụn, sản phẩm lỗi, bao bì carton, bao bì nhựa, thành phẩn chủ yếu có khả năng tái chế nên có thể bàn giao đơn vị có chức năng tái chế thu và xử lý theo quy định

❖ Bùn thải:

- Nguồn phát sinh: từ hoạt động trạm XLNTTT và trạm xử lý nước cấp;

- Quy mô: khối lượng bùn phát sinh tối đa Nhà máy hiện tại 8,1 tấn/ngày và sau khi nâng công suất khối lượng phát sinh ước tính tối đa 12,6 tấn/ngày (tăng thêm 4,5

Trang 33

(5) Tiếng ồn và độ rung:

❖ Tiếng ồn: Nguồn phát sinh tiếng ồn là từ hoạt động của các phương tiện giao

thông, máy móc thiết bị sản xuất, ghe chở cá nguyên liệu ra vào bến nhập cá của Nhà

máy, vận hành trạm XLNTTT,

❖ Độ rung: Hoạt động phương tiện vận chuyển thành phẩm, phụ phẩm có thể gây

ra hiện tượng chấn động nền đất lan truyền theo môi trường đất, tuy nhiên các chất động

này sẽ bị giảm mạnh theo khoảng cách (6) Các rủi ro, sự cố

Các sự cố có khả năng xảy ra trong giai đoạn hoạt động: tai nạn lao động; tai nạn giao thông; sự cố lò hơi; ngộ độc thực phẩm; sự cố hệ thống làm lạnh NH3; sự cố trạm

XLNTTT,…

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

5.4.1 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng (1) Nước thải và nước mưa chảy tràn

❖ Nước thải sinh hoạt:

Sử dụng chung nhà vệ sinh hiện hữu của Nhà máy; toàn bộ nước thải được thu gom, xử lý cục bộ tại các bể tự hoại 3 ngăn trước khi đấu nối vào trạm XLNTTT Nhà máy

hiện hữu công suất 2.900 m3/ngày.đêm để xử lý đạt QCVN 11-MT:2015/BTNMT, cột

A, kq=0,9 và kf=1,0 trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận là sông Tiền

❖ Nước thải xây dựng:

Lượng nước thải phát sinh không nhiều và chỉ trong thời gian ngắn nên Nhà thầu sẽ bố trí bể lắng cát tạm thời tại khu vực xây dựng cải tạo trạm XLNTTT; lót đáy và thành chống thấm, nước sau lắng được tái sử dụng trộn vữa/tưới ẩm công trường nên không xả môi trường

❖ Nước mưa chảy tràn:

Nước mưa chảy tràn khu vực được thu gom và kết nối vào hệ thống thu gom nước mưa hiện hữu của Nhà máy và sau đó xả vào nguồn tiếp nhận sông Tiền; vệ sinh khu vực xây dựng mỗi ngày; lưu trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu đảm bảo và tránh rơi vãi,…

(2) Bụi và khí thải:

Bố trí hàng rào bằng tôn cao khoảng 3,0m nhằm cách ly và hạn chế bụi, khí thải phát tán khu vực xung quanh; thực hiện che chắn, cách ly khi thực hiện thi công ngay trong nhà xưởng hiện hữu; làm ẩm các khu vực có khả năng phát tán bụi

Các bãi chứa tạm vật liệu, phế thải được quây quanh để tránh bụi phát tán; sử dụng phương tiện, máy móc đảm bảo tiêu chuẩn khí thải; xe vận chuyển phải được che chắn cẩn thận trong suốt quá trình; quy định khu vực di chuyển: các phương tiện chỉ được phép di chuyển trong phạm vi thi công theo quy định; sử dụng phương tiện đảm bảo tiêu chuẩn khí thải và yêu cầu trong vận chuyển; vệ sinh cửa ra, tuyến đường từ cửa đến nơi tập kết vật liệu mỗi ngày

Trang 34

(3) CTR thông thường và CTNH:

Toàn bộ CTR thông thường và CTNH đã được quản lý theo Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 01/01/2022 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Cụ thể được trình bày như sau:

- CTR sinh hoạt: Thu gom → phân loại → tập kết tại kho lưu chứa chung rác thải sinh hoạt chung của Nhà máy (diện tích 5,85 m2) → bàn giao Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Minh Thông thu gom, vận chuyển và xử lý theo hợp đồng số 03/HĐVS-MT ngày 30/12/2023 Tần suất thu gom 1 lần/ngày;

- Các loại CTR xây dựng có khả năng tái chế: Thu gom → phân loại → lưu giữ tại kho chung của Nhà máy (diện tích 5,85 m2) → bàn giao Hộ kinh doanh Phạm Ngọc Đấu thu gom và xử lý theo hợp đồng số 01/2024/HĐPL/2024 ngày 02/01/2024;

- Các loại CTR xây dựng không nguy hại khác: Thu gom → tận dụng san lấp hố móng trong quá trình xây dựng, nâng cấp trạm XLNTTT;

- Các loại CTNH: Thu gom → phân loại → lưu giữ tại kho chung của Nhà máy (diện tích 13,68 m2) → bàn giao Công ty CP Môi trường Trái Đất Xanh thu gom và xử lý theo hợp đồng số 3379/2023/HĐXLCT-TĐX.AĐ ngày 23/02/2024

(4) Tiếng ồn, độ rung:

Thực hiện che chắn khu vực xây dựng hạng mục bổ sung hàng rào bằng tôn cao khoảng 3,0m nhằm cách ly và hạn chế phát tán tiếng ồn khu vực xung quanh; Bố trí máy móc, thiết bị thi công đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; Thực hiện bảo trì móc, thiết bị thi công định kỳ theo quy định; Hạn chế thi công vào ban đêm từ 21h-5h sáng hôm sau; Hạn chế vận hành đồng thời các thiết bị thi công cùng thời điểm

(5) Các sự cố:

- Đối với tai nạn lao động: Tuân thủ các quy định pháp luật và của Nhà máy về an toàn lao động, an toàn cháy nổ, an toàn điện,….; ban hành nội quy an toàn lao động trên công trường; trang bị dụng cụ bảo hộ lao động đầy đủ cho công nhân khi tham gia thi công; tuân thủ an toàn đối với thiết bị máy móc và các hoạt động thi công; huấn luyện an toàn lao động trước khi tham gia thi công;…;

- Đối với tai nạn giao thông: tuân thủ quy định trong an toàn giao thông; tuân thủ tốc độ khi vận chuyển trong khuôn viên Nhà máy (tối đa 10 km/h); vận chuyển đúng tải trọng phương tiện trong quá trình vận chuyển vật tư;….;

- Đối với sự cố cháy nổ: tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn cháy nổ; tuân thủ các quy định của Nhà máy đang áp dụng về cháy nổ; tuân thủ các quy định về an toàn điện; nhà thầu trang bị đầy đủ các trang thiết bị về phòng cháy chữa cháy tại khu vực thi công; hút thuốc đúng nơi quy định của Nhà máy

5.4.2 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường giai đoạn vận hành (1) Nước thải và nước mưa chảy tràn:

Trang 35

dài 510 m để đưa về trạm XLNTTT của công suất 4.500 m3/ngày.đêm để xử lý đạt QCVN 11-MT:2015/BTNMT, cột A, kq=0,9, kf=1,0 trước khi xả ra nguồn tiếp nhận;

- Nước thải nhà ăn: Được thu gom qua rãnh thu có bố trí song chắn rác, sau đó dẫn bằng đường ống PVC Φ60-140mm về 01 hố ga bằng BTCT với kích thước L x B x H= 0,8 x 0,8 x 0,6 (m) Từ hố ga nước thải thông qua ống PVC Φ42mm chảy về trạm XLNTTT công suất 4.500 m3/ngày.đêm để xử lý đạt QCVN 11-MT:2015/BTNMT, cột A, kq=0,9, kf=1,0 trước khi xả ra nguồn tiếp nhận;

- Nước thải sản xuất: Được thu gom qua rãnh thu có bố trí song chắn rác với kích thước B x H= 0,5 x 0,1 (m) Nước thải sau đó dẫn qua mương hở bằng BTCT có nắp đậy, kích thước B x H= 0,6 x 0,8 (m) và dài 510m Sau đó nước thải được tiếp tục dẫn chuyển đưa về trạm XLNTTT công suất 4.500 m3/ngày.đêm để xử lý đạt QCVN 11-MT:2015/BTNMT, cột A, kq=0,9, kf=1,0 trước khi xả ra nguồn tiếp nhận;

- Công nghệ trạm XLNTTT như sau: Nước thải (sản xuất + sinh hoạt) đầu vào → Tách rác thô → Bể tiếp nhận và tách mỡ → Tách rác tinh → Bể điều hòa → Bể keo tụ - tạo bông 1 → Bể tuyển nổi → Bể kỵ khí UASB → Bể thiếu khí → Bể sinh học hiếu khí → Bể lắng sinh học → Bể keo tụ - tạo bông 2 → Bể lắng hóa lý → Bể khử trùng → Nước thải đạt QCVN 11-MT:2015/BTNMT, cột A, kq=0,9, kf=1,0 →Nguồn tiếp nhận (sông Tiền)

❖ Nước mưa:

Nước mưa sẽ được thu gom vào hệ thống thoát nước mưa bằng BTCT, Φ600 mm với chiều dài 608m thu gom toàn bộ nước mưa của Nhà máy và thoát ra Sông Tiền tại 2 điểm xả thải; nhà máy bố trí tổ vệ sinh quét dọn, vệ sinh và thu gom rác khuôn viên nhà máy mỗi ngày; định kỳ thuê đơn vị chức năng bảo trì và nạo vét bùn đối với hệ thống thu gom nước mưa

(2) Bụi, khí thải:

❖ Phương tiện giao thông và phương tiện vận chuyển

- Luôn duy trì trồng cây xanh và đảm bảo diện tích cây xanh theo đúng quy hoạch (chiếm 29,3% tổng diện tích Nhà máy);

- Tuyến đường, sân bãi nội bộ trong khuôn viên Nhà máy đều đã được bê tông/nhựa hóa;

- Bố trí tổ vệ sinh, quét dọn khuôn viên Nhà máy hàng ngày;

- Quy định tốc độ các loại phương tiện giao thông khi lưu thông trong khuôn viên Nhà máy tối đa 10 km/h;

- Bố trí tuyến đường vận chuyển nguyên liệu, thành phẩm, phụ phẩm, chất thải và phương tiện cá nhân riêng;

- Định kỳ duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường, sân bãi nội bộ Nhà máy;

- Quy định các phương tiện cá nhân tắt máy, dắt bộ khi di chuyển trong khuôn viên Nhà máy;

- Đối với phương tiện vận chuyển quy định tắt máy khi thực hiện xếp dỡ tại Nhà máy;…

❖ Phương tiện nhập cá tại bến nhập cá nguyên liệu

Trang 36

- Quy định tắt máy đối với ghe cá nguyên liệu khi làm việc tại bến nhập cá của Nhà máy;

- Bố trí người giám sát và điều phối ghe nhập cá nguyên liệu ra vào bến;

- Yêu cầu các ghe nhập cá nguyên liệu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; thường xuyên bảo trì theo chế độ quy định của phương tiện;

- Các chủ ghe nghiêm túc tuân thủ tốc độ và tải trọng phương tiện khi tham gia vận chuyển cá nguyên liệu cung cấp cho Nhà máy

- Than hoạt tính tháp hấp phụ sẽ được thay mới để hệ thống hoạt động tốt hơn; Thường xuyển kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống định kỳ nhà cung cấp Vận hành đúng công suất thiết kế hệ thống khí thải lò hơi Bố trí người phụ trách giám sát và vận hành lò theo đúng kỹ thuật

❖ Khí thải máy phát điện dự phòng

Máy phát điện dự phòng được lắp đặt tại Nhà máy đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; bố trí khu vực cách ly riêng và chống rung; đinh kỳ kiểm tra và bảo dưỡng máy phát điện theo

chế độ nhà sản xuất;…

❖ Khống chế ô nhiễm khí NH3 từ hệ thống làm lạnh

- Tuân thủ nghiêm ngặt chế độ vận hành của nhà cung cấp;

- Thực hiện kiểm tra, bảo trì và bảo dưỡng toàn bộ hệ định kỳ theo quy định;

- Khu vực lắp đặt hệ thống được bô trí khu vực riêng và cách ly với các khu vực khác;

- Người vận hành được đào tào và được cấp chứng chỉ phụ trách vận hành, kiểm soát hệ thống;

- Hệ thống được lắp đặt đồng hồ đo áp; van an toàn và thiết bị phát hiện rò rỉ NH3; hệ thống đóng ngắt tự động khi có sự cố;

- Khu vực có bố trí quạt gió và thông thoáng; lắp đặt biển cảnh báo, biển hướng dẫn cụ thể khi sự cố xảy ra;

- Kết hợp với đơn vị có chức năng kiểm tra định kỳ hệ thống;

- Trang bị các thiết bị bảo hộ cần thiết như mặt nạ, kính bảo hộ, găng tay và ủng cao

Trang 37

ngày nhằm tránh rách rơi vải, tích tụ lâu ngày phát sinh mùi; toàn bộ rác sinh hoạt được lưu trong thùng chứa có nắp đậy; bùn thải từ trạm XLNTTT sẽ được chuyển qua máy nén bùn dạng băng tải, kín, ép khô Sau đó công nhân sẽ bỏ vào bao bì và đưa đến khu vực chứa chất thải, bùn sẽ được thu gom bởi đơn vị có chức năng mỗi ngày

(3) Các công trình, biện pháp quản lý CTR thông thường và CTNH:

Công ty sẽ tiếp tục duy trì tốt việc thu gom, phân loại và bàn giao đơn vị chức năng như hiện nay Đồng thời, tiến hành gia tăng tần suất thu gom và bàn giao chất thải đến đơn vị chức năng nhằm đáp ứng nhu cầu chất thải tăng thêm Toàn bộ CTR thông thường và CTNH đã được quản lý theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường Cụ thể được trình bày như sau:

- CTR sinh hoạt: Thu gom → phân loại → tập kết tại kho lưu chứa (diện tích 5,85 m2) → bàn giao Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Minh Thông thu gom, vận chuyển và xử lý theo hợp đồng số 03/HĐVS-MT ngày 30/12/2023 Tần suất thu gom hàng ngày;

- Các loại CTR sản xuất có khả năng tái chế: Thu gom → phân loại → lưu giữ tại kho (diện tích 5,85 m2 ) → bàn giao Hộ kinh doanh Phạm Ngọc Đấu thu gom, vận chuyển và xử lý theo hợp đồng số 01/HĐPL/2024 ngày 02/01/2024 Tần suất thu gom khi đủ khối lượng;

- Các loại CTR sản xuất không nguy hại khác: Thu gom → phân loại → lưu giữ tại kho (diện tích 5,85 m2 ) → bàn giao Công ty CP Môi trường Trái Đất Xanh thu gom, vận chuyển và xử lý theo hợp đồng số 3379/2023/HĐXLCT-TĐX.AĐ ngày 23/02/2024 Tần suất thu gom khi đủ khối lượng;

- Các loại phụ phẩm từ dây chuyền sản xuất: Thu gom → phân loại → lưu giữ tại kho (diện tích 100 m2 ) → Chuyển sang Xí nghiệp chế biến bột, mỡ cá thuộc công ty con của Chủ đầu tư nhằm sản xuất bột cá, mỡ cá ngay khi phát sinh Tần suất thu gom hàng ngày;

- Bùn thải: Thu gom → lưu trong silo bùn và bồn chứa bùn (kích thước L x B x H =3,2 x 1,9 x 3 m) → bàn giao Công ty CP Môi trường Trái Đất Xanh thu gom, vận chuyển và xử lý theo hợp đồng số 3379/2023/HĐXLCT-TĐX.AĐ ngày 23/02/2024 Tần suất thu gom khi đủ khối lượng;

- CTNH: Thu gom → phân loại → lưu giữ tại kho (diện tích 13,68 m2) → bàn giao Công ty CP Môi trường Trái Đất Xanh thu gom, vận chuyển và xử lý theo hợp đồng số 3379/2023/HĐXLCT-TĐX.AĐ ngày 23/02/2024 Tần suất thu gom khi đủ khối lượng

(4) Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung:

Quy định tốc độ xe, máy móc khi hoạt động trong khu vực nhà xưởng và trong kho; thường xuyên bảo dưỡng thiết bị máy móc, định kỳ kiểm tra kỹ thuật; thực hiện đầy đủ chế độ bôi trơn dầu mỡ, kiểm tra các kết cấu truyền động máy móc, thiết bị sản xuất; duy trì và đảm bảo diện tích cây xanh hiện hữu nhằm tạo mảng xanh cách ly, góp phần giảm tiếng ồn trong khuôn viên Nhà máy (chiếm tỷ 29,40% diện tích đất Nhà máy)

(5) Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường:

- Đối với an toàn lao động: tuân thủ các quy định về an toàn lao động; ban hành các nội quy, quy định, quy chế về an toàn lao động (quy định an toàn từng loại máy móc, quy

Trang 38

định an toàn lao động tại từng khu vực và từng bộ phận trong nhà máy; quy định an toàn điện; nội quy chung về an toàn lao động,…); bố trí biển cảnh báo mối nguy tại từng khu vực phù hợp trong nhà máy; bố trí bộ phận chuyên trách đảm nhận công tác an toàn lao động tại Nhà máy; Thực hiện kiểm tra và giám sát an toàn lao động trong suốt thời gian vận hành; định kỳ khám sức khỏe cán bộ công nhân làm việc tại nhà máy theo quy định; định kỳ đào tạo và nâng cao nhận thức về an toàn lao động toàn bộ cán bộ công nhân trong nhà máy; trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động cho từng bộ phận phù hợp (nón bảo hộ lao động, găng tay, khẩu trang, giày, ủng,…)

- Đối với an toàn cháy nổ: trang bị đầy đủ hệ thống PCCC tại nhà máy theo quy định; tuân thủ các quy định về PCCC trong suốt thời gian vận hành; định kỳ diễn tập, đào tạo và nâng cao nhận thức về an toàn cháy nổ đến toàn thể các bộ nhân viên làm việc tại Nhà máy; phối hợp đơn vị chức năng tiến hanh kiểm tra và bảo trì hệ thống PCCC tại Nhà máy; đình kỳ hàng năm phối hợp với cảnh sát PCCC tiến hành diễn tập theo quy định; trang bị đầy đủ hệ thống chống sét và thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ; bố trí đội PCCC tại Nhà máy và được huấn luyện định kỳ;…

- Đối với dung môi NH3 từ hệ thống làm lạnh: toàn bộ hệ thống được Nhà máy lắp đặt đồng bộ; bố trí người vận hành và giám sát hàng ngày tại công trình; bố trí cửa thông gió, cửa thoát hiểm và trang thiết bị an toàn lao động ngay tại khu vực (bình bọt, vòi nước rửa, kính bảo hộ, găng tay, khẩu trang, ủng,…); khu vực bố trí thông thoáng và được cách ly với các khu vực khác trong nhà máy; lắp đặt van an toàn và thiết bị đo áp cho hệ thống nhằm ngăn ngừa sự cố rò rỉ; định kỳ phối hợp với đơn vị chức năng thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống theo đúng quy định; nếu chẳng may NH3 lỏng tiếp xúc vào da hoặc mắt, cần rửa ngay bằng nhiều nước nguội và nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế cứu chữa Hơi NH3 trong không khí có thể được loại trừ bằng cách dùng nước phun sương;

- Đối với trạm XLNTTT: bố trí máy móc thiết bị dự phòng; bố trí người phụ trách vận hành trạm và giám sát toàn bộ công trình; bố trí hồ sự cố với thể tích chứa 6.272 m3, khi có sự cố toàn bộ nước thải được lưu chứa tại hồ và triển khai khắc phục kịp thời trạm XLNTTT, sau khi khắc phục xong sẽ bơm chuyển nước toàn bộ nước thải từ hồ sự cố về trạm XLNTTT để xử lý đạt quy định trước khi xả thải; định kỳ thực hiện bảo trì, bảo dưỡng máy móc và thiết bị của công trình nhằm đảm bảo luôn chê độ vận hành tốt;

- Đối với hệ thống lò hơi: thường xuyên bảo trì bảo dưỡng; bố trí người phụ trách giám sát và vận hành lò hơi; định kỳ phối hợp với đơn vị chức năng kiểm tra và bảo dưỡng theo quy định;

- Đối với ngộ độc thực phẩm: tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm; chọn đơn vị cung cấp uy tín; nguồn gốc thực phẩm đảm bảo; thực hiện lưu mẫu theo quy định tại nhà ăn; kịp thời cứu chữa khi sự cố xảy ra; tuân thủ an toàn vệ sinh thực phẩm trong suốt quá trình chế biến,…

5.5 Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án

5.5.1.Chương trình quan trắc, giám sát môi trường giai đoạn xây dựng

Trang 39

Ngoài ra, trong quá trình thi công xây dựng và cải tạo, Chủ đầu tư sẽ tăng cường quản lý và giám sát chất thải phát sinh; giám sát các sự cố sục lún công trình; sự số sạt lở; sự cố cháy nổ; an toàn lao động; Do đó, Chủ đầu tư xin không thực hiện quan trắc môi trường trong giai đoạn xây dựng và cải tạo

5.2.2 Quan trắc, giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành thử nghiệm (a) Đối với công trình xử lý nước thải

Thực hiện theo Điều 21, Thông tư 02/2022/BTNMT cụ thể như sau:

❖ Giai đoạn đánh giá hiệu quả công trình

- Vị trí quan trắc: 01 điểm đầu vào và 01 điểm đầu ra của trạm XLNTTT;

- Thông số quan trắc: pH, TSS, COD, BOD5, Amoni, Tổng N, Tổng P, tổng dầu mỡ động thực vật, Clo dư và tổng Coliform;

- Tần suất quan trắc: thực hiện trong 75 ngày kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nhiệm và tần suất 15 ngày/lần (tổng số lần lấy mẫu 05 lần) Hình thức lấy mẫu tổ hợp đầu vào và đầu ra;

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 11-MT:2015/BTNMT, cột A với kq=0,9 và kf=1

❖ Giai đoạn vận hành ổn định công trình

- Vị trí quan trắct: 01 điểm đầu vào và 01 điểm đầu ra của hệ thống xử lý nước thải tập trung;

- Thông số quan trắc: pH, TSS, COD, BOD5, Amoni, Tổng N, Tổng P, tổng dầu mỡ động thực vật, Clo dư và tổng Coliform;

- Tần suất quan trắc: thực hiện 07 ngày liên tục sau giai đoạn điều chỉnh và tần suất 01 ngày/lần, trong đó: 01 mẫu đầu vào và 07 mẫu đơn đầu ra sau xử lý;

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 11-MT:2015/BTNMT, cột A với kq=0,9 và kf=1

(b) Giám sát khí thải

Theo Điều 31, Nghị định số 08/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường có quy định hệ thống kiểm soát khí thải lò hơi sử dụng nhiên liệu là dầu DO không phải vận hành thử nghiệm Do đó Chủ đầu tư không thực hiện vận hành thử nghiệm đối với hệ thống xử lý khí thải lò hơi đốt dầu DO hiện hữu tại Nhà máy

(c) Quan trắc, giám sát các yếu tố khác

Trong suốt thời gian vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường Nhà máy, Chủ đầu tư sẽ thực hiện quan trắc, giám sát các yếu tố khác như: sạt lở khu vực bến nhập cá và khu vực tiếp giáp sông Tiền, sụt lún công trình, quan trắc môi trường lao động theo quy định

5.5.3 Chương trình quan trắc, giám sát môi trường giai đoạn hoạt động (a) Quan trắc định kỳ

❖ Quan trắc định kỳ nước thải

- Các chỉ tiêu quan trắc: N tổng, P tổng, Tổng dầu mỡ động thực vật, clo dư và tổng Coliform;

Trang 40

- Vị trí quan trắc: 01 điểm nước thải đầu ra sau xử lý tại trạm XLNTTT; - Tần suất quan trắc: 03 tháng/lần;

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 11-MT:2015/BTNMT, cột A với kq=0,9 và kf=1,0

❖ Quan trắc chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại

- Vị trí giám sát: Khu vực lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại, bùn thải

- Thông số giám sát: Khối lượng, thành phần, chứng từ giao nhận

- Tần suất giám sát: Thường xuyên, liên tục; định kỳ báo cáo cơ quan chức năng theo quy định

- Quy định áp dụng: Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

❖ Quan trắc, giám sát các yếu tố khác

Trong suốt thời gian vận hành Nhà máy, Chủ đầu tư sẽ thực hiện quan trắc, giám sát các yếu tố khác như: sạt lở khu vực bến nhập cá và khu vực tiếp giáp sông Tiền, sụt lún công trình, quan trắc môi trường lao động theo quy định

(b) Quan trắc nước thải tự động liên tục ❖ Quan trắc tự động đối với nước thải

- Các chỉ tiêu quan trắc: lưu lượng, nhiệt độ, pH, TSS, BOD5, COD, Amoni; - Vị trí quan trắc: tại đầu ra của trạm xử lý nước thải tập trung;

- Tần suất quan trắc: liên tục 24/24 giờ;

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 11-MT:2015/BTNMT, cột A (kq = 0,9, kf = 1);

- Truyền dữ liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp

Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục phải có camera theo dõi, được thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng và truyền dữ liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi

trường tỉnh theo quy định

❖ Quan trắc tự động đối với khí thải

Ngày đăng: 06/05/2024, 11:55

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan