tư tưởng phân tâm học của freud trong tác phẩm vật tổ và cấm kỵ

96 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tư tưởng phân tâm học của freud trong tác phẩm vật tổ và cấm kỵ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mặc dù vậy, với sự kiên định, kiên trì theo đuổi mục đích của mình, ông đã thể hiện được những giá trị đúng đắn, hợp lý trong học thuyết của mình, đưa phân tâm học lan rộng khắp toàn thế

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Giảng viên hướng dẫn: TS Vũ Thị Hải

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Hùng - MSV:

Trang 2

MỤ ỤC LC

CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG

PHÂN TÂM HỌC CỦA SIGMUND FREUD 8

1.1 Những điều kiện kinh tế, xã hội và bối cảnh văn hóa – tinh thần châu Âu cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX 8

1.2 Những tiền đề khoa học cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ

1.4.1 Cấu trúc hệ thống tâm thần của con người 24

1.4.2 Các giai đoạn phát triển tâm lý tính dục ở trẻ em 27

1.4.3 Phức cảm Oedipus 33

1.4.4 Xung năng sống và xung năng chết 36

Tiểu kết chương 1 39

2 CHƯƠNG 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG CỦA SIGMUND FREUD QUA TÁC PHẨM “VẬT TỔ VÀ CẤM KỴ” 40

2.1 Mối quan hệ giữa chế độ ngoại hôn và tục totem 40

2.2 Những cấm kỵ (tabu) và những ám ảnh của người nhiễu tâm 43

2.2.1 Những quan niệm khác nhau về tabu 43

Trang 3

2.2.2 Những điểu giống nhau giữa tabu và những ám ảnh của người nhiễu tâm 452.2.3 Vai trò của tính hai mặt xúc cảm trong tabu và đời sống người bàn cổ 47

2.3 Phương thức tiến hóa của những quan niệm người về thế giới 50

2.3.1 Tín ngưỡng hồn linh, pháp thuật và ma thuật 502.3.2 Tính toàn năng trong tư tưởng ở những người mắc chứng nhiễu tâm 53

2.4 Bầy anh em nguyên thủy và tội lỗi tập thể của họ58

2.4.1 Chứng sợ động vật ở trẻ em 592.4.2 Sự hiến tế và bữa ăn vật tổ của người nguyên thủy 612.4.3 Sự biến chuyển trong hệ thống xã hội và biểu hiện của tội lỗi nguyên thủy trong tôn giáo, huyền thoại và nghệ thuật

Tiểu kết chương 2 68KẾT LUẬN 70

Trang 4

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

“Freud là một nhà cách mạng tự do, và Marx, là một nhà cách mạng cấp tiến Dù họ có những điểm khác nhau, song họ đều có điểm chung về một ý chí không khoan nhượng cho việc giải phóng con người, một sự tin tưởng tuyệt đối như một vũ khí của sự giải phóng và một niềm tin cho cho rằng, để giải phóng con người không gì khác ngoài việc phá vỡ những xiềng xích ảo tưởng của nhân loại” Trên đây là nhận định của nhà xã hội học,1 nhà phân tâm học nhân văn nổi tiếng Erich Fromm (1900 - 1980) về tầm quan trọng của 2 nhà tư tưởng lớn của thế giới đối với nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn của toàn thể loài người Thật vậy, sự ra đời cho học thuyết phân tâm học của Sigmund Freud (1856 - 1939) đã làm đảo lộn hoàn toàn khoa học xã hội lúc bấy giờ Nhà văn Bernard Pinguad (1923 - 2020) đã nhận xét về tầm ảnh hưởng của Sigmund như sau: “sau Freud, người ta không còn có thể tư duy hay viết được như trước nữa” 2

Những tranh cãi và công kích dư luận vẫn luôn xuất hiện xung quanh một học thuyết mang tính ảnh hưởng như thế Những tư tưởng của ông như: hành vi sai lạc, giấc mơ, cái tôi và vô thức, xung năng sống và xung năng chết,… đều là những đề tài gây nhiều tranh cãi, nhận được những “búa rìu dư luận” của các nhà khoa học, triết học Họ đều cố gắng chứng minh, cho rằng học thuyết phân tâm học chỉ là sản phẩm tưởng tượng, phi khoa học của một đầu óc bệnh hoạn Nhà triết gia Karl Jasper (1883 - 1969) còn xem thường, phê phán và coi phân tâm học của ông là “Triết

1 Erich Fromm, Beyond the chains of illusion: My Encounter with Marx and Freud,

Continuum, 2009, tr 18.

2 Sigmund Freud, Vật tổ và cấm kỵ, Nxb Thế giới, 2020, tr 10.

1

Trang 5

học hậu môn” Mặc dù vậy, với sự kiên định, kiên trì theo đuổi mục đích của mình, ông đã thể hiện được những giá trị đúng đắn, hợp lý trong học thuyết của mình, đưa phân tâm học lan rộng khắp toàn thế giới, được nhiều người sau này kế thừa và phát triển, giúp cho học thuyết này đến tận ngày nay vẫn giữ nguyên được những giá trị và ảnh hưởng trên nhiều địa hạt và lĩnh vực khác nhau: triết học, tâm lý học, nghệ thuật, văn học, tôn giáo,…

Thật vậy, những ảnh hưởng trên của ông là do ông đã mang phân tâm học của mình vượt ra khỏi lĩnh vực y khoa Sigmund Freud đã liên kết những giá trị cốt lõi của phân tâm học đến với các khoa học khác như dân tộc học, ngôn ngữ học, văn học,…Từ phòng khám lâm sàng, ông tiến công vào các vấn đề văn hóa, lịch sử phát triển của xã hội loài người Những giá trị trên được thể hiện

thông qua rất nhiều tác phẩm như “Tương lai của một ảo giác”

(1927), “Văn minh và sự bất bình của nó” (1930), “Moses và độcthần giáo” (1939)… Song một trong những tác phẩm quan trọng

bậc nhất và là bước khởi đầu cho công cuộc khám phá trên của

ông phải kể đến tác phẩm “Vật tổ và cấm kỵ” (1913) Qua tác

phẩm này, tác giả mang đến sự so sánh, đối chiếu những điểm giống và khác nhau “giữa đời sống tâm thần của những người nhiễu tâm đối với những người nguyên thủy” Qua đó, tác phẩm có thể thực hiện một nhiệm vụ quan trọng khác, đó chính là chỉ ra được nguồn gốc, tiến trình hình thành và phát triển của tục totem, những cấm kỵ và tín ngưỡng.

Ở Việt Nam, những quan điểm của Sigmund Freud đã có một lịch sử nghiên cứu tương đối dài hơi với nhiều tác phẩm khác nhau Song, đối với những tư tưởng về văn minh nói chung và về tác

phẩm “Vật tổ và cấm kỵ” nói riêng, hiếm có công trình nào nghiên

Trang 6

cứu một cách chuyên biệt về quan điểm của nhà phân tâm học này Chính vì thế, tác giả cho rằng rất cần thiết có những công trình nghiên cứu về lĩnh vực này Thông qua đề tài “Tư tưởng phân tâm học của Sigmund Freud qua tác phẩm ‘Vật tổ và cấm

kỵ’”, tác giả muốn nêu lên những điểm cơ bản trong tư tưởng

phân tâm học của Sigmund Freud trong tác phẩm “Vật tổ và cấm

kỵ” , để từ đó rút ra được những mặt tích cực, hạn chế trong quan

điểm của Freud về vấn đề này

2 Lịch sử nghiên cứu

Một số công trình trong nước khái quát chung về tưtưởng phân tâm học của Sigmund Freud

Trước năm 1975, phân tâm học đến được với Việt Nam phần nhiều là do tầng lớp trí thức lúc bấy giờ có dịp nghiên cứu, học tập và làm việc tại nước ngoài mang về nước Song, do nhiều nguyên nhân khác nhau, phân tâm học lúc này chưa thể trở thành một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh Sau đổi mới bắt đầu từ năm 1986, Việt Nam với những chính sách cởi mở trong văn hóa - giáo dục, mở rộng giao lưu và tiếp nhận văn hóa giữa các nước, nền học thuật nước nhà đã có thể tiếp cận và nghiên cứu sâu hơn với những khoa học nước ngoài Trên cơ sở ấy, phân tâm học vốn bấy giờ đang là một môn khoa học phát triển mạnh mẽ ở Tây Âu, được tiếp nhận cả về mặt lý thuyết lẫn ứng dụng thực tiễn Cho đến nay, ở Việt Nam ta, Sigmund Freud vẫn là nhà phân tâm học có số

3

Trang 7

lượng tác phẩm được dịch nhiều nhất Bởi lẽ, để hiểu về tư tưởng của những nhà phân tâm học sau này, dù họ có phát triển theo hướng nào, việc nghiên cứu, đối chiếu với những nền móng mà Freud đã đặt ra là vô cùng cần thiết.

Cuốn sách “Freud và tâm phân học” (2000) được biên soạn

bởi nhà nghiên cứu triết học và xã hội phương Tây Phạm Minh Lăng, là một công trình quan trọng đối với bất cứ ai tại Việt Nam muốn tìm hiểu và nghiên cứu về Sigmund Freud Tác phẩm trình bày một cách có hệ thống, cô đọng những ý tưởng cơ bản trong hệ thống phân tâm học của Sigmund Freud Thông qua đó, tác phẩm nhằm mục đích có thể thay đổi, phủ nhận những góc nhìn sai trái, phiến diện do nhiều người đã xuyên tạc một cách trắng trợn học thuyết của Freud Những vấn đề được viết trong tác phẩm giúp cho người đọc có một góc nhìn đầy đủ, đúng đắn và toàn diện về phân tâm học cũng như người cha đẻ của ngành khoa học này.

Trong số các công trình chuyên khảo về phân tâm học ở Việt Nam hiện nay, “bộ tứ phân tâm học” của PGS TS Đỗ Lai Thúy là một bộ sách nghiên cứu và phân tích các vấn đề khác nhau như nghệ thuật, văn hóa, tình yêu hay tính cách dân tộc dưới lăng kính phân tâm học thông qua những bài tiểu luận của

nhiều nhà phân tâm học nổi tiếng Trong số đó, cuốn sách “Phân

tâm học và văn hóa tâm linh” (2006) là công trình đã phân tích

góc nhìn về văn hóa của Sigmund Freud cũng như tác phẩm “Vật

tổ và cấm kỵ”

Một cuốn chuyên khảo khác cũng đã động chạm đến những

tư tưởng mà Freud đã trình bày trong tác phẩm “Vật tổ và cấm

Trang 8

kỵ” được Hội khoa học lịch sử Việt Nam cho in là cuốn “Nhữngvấn đề nhân học tôn giáo” (2006) Cuốn sách có trích dẫn và

phân tích chương ba của tác phẩm “Vật tổ và cấm kỵ” với tựa đề

“Vạn vật hữu linh, ma thuật và quyền năng tối thượng” Cuốn

sách là một công trình được viết bằng một ngôn ngữ dễ hiểu, toàn diện, sâu sắc và mang tính cách mạng trong lĩnh vực nhân chủng học, văn hóa và tôn giáo ở các cộng đồng người Bên cạnh đó, việc phân tích bài tiểu luận của Sigmund Freud cũng là một nỗ lực nhằm đem đến một góc nhìn mới khi bóc tách những vấn đề trong những lĩnh vực trên.

Một số công trình nước ngoài khái quát chung về tưtưởng phân tâm học của Sigmund Freud

Cuốn sách “The Life and Work of Sigmund Freud” (Cuộc đời

và Sự nghiệp của Sigmund Freud) (1953) của nhà phân tâm học

Ernest Jones (1879 - 1958) có lẽ vẫn sẽ luôn được coi là một công trình kinh điển và quan trọng bậc nhất dành cho những nhà nghiên cứu về phân tâm học cũng như về Sigmund Freud Tác phẩm tái hiện toàn bộ những ký ức thời thơ ấu, đời sống, hôn nhân, sự nghiệp và những năm tháng cuối đời chống chọi với căn bệnh ung thư của Freud Ernest Jones đã cố gắng móc nối, liên kết tính cách và những trải nghiệm trong đời sống của Freud với những ý tưởng trong học thuyết phân tâm học của ông Dẫu được xếp vào hàng ngũ kinh điển, song Ernest Jones vẫn bị chỉ trích mạnh mẽ do tái dựng lại Sigmund Freud bằng một hình mẫu quá lý tưởng.

Cuốn sách “What Freud Really Said: An Introduction to His

Life and Thought”(Freud đã thực sự nói gì: Giới thiệu về cuộc đời

5

Trang 9

và tư tưởng của ông) (1997) của nhà tâm thần học David

Stafford-Clark (1916 - 1999) được coi là một bản đồ dẫn đường cho người đọc về phân tâm học của Sigmund Freud Tác phẩm được công chúng hoan nghênh đón nhận do văn phong sáng rõ, khoa học và có nhiều trích dẫn cụ thể Tác giả đã hệ thống và trình bày những ý tưởng cốt yếu trong phân tâm học của Sigmund Freud cũng như quá trình mà ông sửa đổi, bổ sung cho những quan điểm của mình Những nội dung chính mà tác giả trình bày có thể kể đến như khoa học về những giấc mơ, cấu trúc và chức năng của bộ máy tâm thần, các ca bệnh quan trọng của Sigmund Freud và cả những ứng dụng của ông trong các lĩnh vực rộng lớn như văn hóa, nghệ thuật hay tôn giáo.

Bên cạnh đó, còn rất nhiều công trình dẫn luận mang tính khái quát về tư tưởng của Sigmund Freud khác có thể kể đến như

“Freud: The Mind of the Moralist” (Freud: Tinh thần của nhà luânlý học) (1960) của Philip Rieff, “The Scientific Credibility ofFreud’s Theories and Therapy” (Mức độ đáng tin về khoa học củanhững lý thuyết và trị liệu của Freud) (1977) của Seymour Fishervà Roger Greenberg, “Freud and the Humanities” (Freud vànhững đặc tính con người) (1985) của Peregrine Horden, “Freud:A Life for Our Time” (Freud: Một cuộc đời cho thời đại chúng ta)(1988) của Peter Gay, “Freud :A Very Short Introduction” (Dẫnluận về Freud) (2001) của Anthony Storr… Đây đều là những

nguồn tư liệu, những công trình nghiên cứu quan trọng, bao quát dưới nhiều góc nhìn khác nhau về Sigmund Freud cũng như tư tưởng phân tâm học của ông.

Nhìn chung, vấn đề tư tưởng phân tâm học của Sigmund Freud đã được phân tích, nghiên cứu bởi các học giả trong nước

Trang 10

cũng như ngoài nước Song, chưa có một công trình nào nghiên

cứu một cách cụ thể và chuyên sâu về tác phẩm “Vật tổ và cấmkỵ” cũng như tư tưởng phân tâm học mà ông đã trình bày trong

tác phẩm này Trên cơ sở nghiên cứu ấy, bài nghiên cứu khoa học sẽ tiếp tục phát triển và đặc biệt làm rõ, đánh giá những ưu điểm, hạn chế về tư tưởng phân tâm học của Sigmund Freud trong tác

phẩm “Vật tổ và cấm kỵ”

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích một cách có hệ thống tư tưởng phân tâm học của Sigmund Freud thông qua tác

phẩm “Vật tổ và cấm kỵ”, từ đó đưa ra một số nhận xét, đánh giá

về những quan điểm trên 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, làm rõ những điều kiện và tiền đề cho sự hình

thành và phát triển phân tâm học.

Thứ hai, trình bày rõ được tư tưởng phân tâm học của

Sigmund Freud thông qua tác phẩm “Vật tổ và cấm kỵ”

Thứ ba, đưa ra nhận xét, đánh giá về tư tưởng phân tâm

học của Sigmund Freud thông qua tác phẩm “Vật tổ và cấm kỵ”,

đồng thời phân tích ảnh hưởng của nó đối với xã hội phương Tây.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

7

Trang 11

Tư tưởng phân tâm học của Sigmund Freud trong tác phẩm

“Vật tổ và cấm kỵ”.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Tập trung khảo cứu, làm rõ những nội dung cơ bản trong

tác phẩm “Vật tổ và cấm kỵ” của Sigmund Freud.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Nghiên cứu được thực hiện dựa trên quan

điểm triết học Mác - Lênin về mối quan hệ giữa ý thức xã hội với tồn tại xã hội, về sự thống nhất lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu phân tâm học.

Phương pháp nghiên cứu: Bài viết sử dụng các phương

pháp nghiên cứu như: thống nhất lịch sử - logic; phân tích và tổng hợp; đối chiếu so sánh tài liệu; phương pháp hệ thống - cấu trúc, …

6 Đóng góp mới của đề tài

Về lí luận, Đề tài góp phần phân tích và trình bày một

cách có hệ thống quan điểm về nguồn gốc, tiến trình hình thành và phát triển trong văn hóa và tín ngưỡng của nhà phân tâm học Sigmund Freud.

Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử

dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên về phân tâm học, tôn giáo, triết học của Sigmund Freud, lịch sử triết học phương Tây,…

7 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được chia làm 2 chương

Trang 12

CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNGPHÂN TÂM HỌC CỦA SIGMUND FREUD

1.1 Những điều kiện kinh tế, xã hội và bối cảnh văn hóa –tinh thần châu Âu cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX

Châu Âu trong giai đoạn giữa thế kỷ XIX chứng kiến nhiều biến đổi rõ rệt lên toàn khu vực Ở Tây Âu, phương thức sản xuất của chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ, chứng minh được tính ưu việt hoàn toàn của nó so với phương thức sản xuất của chế độ phong kiến Song trong lúc này, tại Đế quốc Áo, nơi Sigmund Freud sinh sống, bấy giờ vẫn đang chịu sự thống trị của triều đại phong kiến Habsburg Do ảnh hưởng của quan hệ phong kiến thối nát, mà nước Áo bấy giờ vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, kém phát triển Năm 1848, châu Âu xuất hiện một cuộc cách mạng với quy

mô toàn cõi châu lục, ngày nay còn được biết đến với cái tên “Mùa

xuân của các quốc gia” Tháng hai năm 1848, ở Pháp đã nổ ra một

cuộc cách mạng lớn, tinh thần cách mạng ấy đã lan sang Áo, sôi sục tinh thần đứng lên của quần chúng nhân dân vốn đang chịu áp bức, bóc lột bấy lâu nay Nhưng cuộc khởi nghĩa đã hoàn toàn bị dập tắt vào cuối tháng mười hai năm 1848 Nhiệm vụ giải phóng nhân dân khỏi áp bức đồng thời lật đổ chế độ quân chủ đã không được hoàn thành Đế quốc Áo một lần nữa thống nhất, triều đại Habsburg được khôi phục trở lại Những điều luật và thiết chế mới trong xã hội khiến cho nhân dân bị áp bức nặng nề hơn, xã hội tồn tại nhiều mâu thuẫn gay gắt Thủ đô Vienna ẩn sâu sau lớp hình ảnh của một thành phố nguy nga, tráng lệ là một thành phố đầy rẫy những bất cập xã hội như giết chóc, bạo loạn, chiến tranh, người dân sống một cuộc sống khổ sở và bấp bênh, tư tưởng bài

9

Trang 13

trừ Do Thái xuất hiện,… Chính gia đình của Freud cũng đã phải nỗ lực hết sức để đối mặt và vượt qua những khó khăn khổ sở ấy

Thái độ của con người khi đứng trước những vấn đề tình dục vào cuối thế kỷ XIX cũng ảnh hưởng ít nhiều đến thái độ của công chúng và giới khoa học trước học thuyết phân tâm học của Freud, đồng thời cũng ảnh hưởng trực tiếp đến ngành khoa học mới mẻ này Ở phương Tây lúc bấy giờ, những nhu cầu sinh lý cơ bản nói chung và tình dục nói riêng đều không được kiểm soát sát sao, những tệ nạn xã hội không được ngăn chặn triệt để bởi đạo đức và pháp luật, vì thế mà chúng phát triển tràn lan Song, những sự phát triển vượt bậc trong khoa học đã biến xã hội phương Tây trở thành một xã hội duy lý, “cái tôi” được đặt vào trung tâm, từ đó thói đạo đức giả trở thành một xu hướng của thời đại Tình dục bị dồn nén bởi những chuẩn mực mà thói đạo đức giả đề ra, con người vẫn chưa thích nghi kịp thời, gây ra một nhiều những căng thẳng, mâu thuẫn tồn tại bên trong đời sống tâm thần của mỗi cá nhân Từ đó, những căn bệnh mới trong đời sống tâm thần của con người xuất hiện.

Đầu thế kỷ XX, nhân loại chứng kiến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất kéo dài từ năm 1914 đến năm 1918 Cuộc chiến tranh này đã để lại rất nhiều hậu quả cả về mặt vật chất, kinh tế lẫn con người Hơn mười triệu người chết và hàng chục triệu người tàn tật, những vết thương của họ đau đớn đến nỗi họ ước rằng cái chết sẽ đến với họ để chấm dứt sự chịu đựng này Nhiều công trình kiến trúc của văn minh nhân loại sụp đổ trước sức phá hủy nặng nề của chiến tranh Số tiền mà các nước bỏ ra cho cuộc chiến tranh này lên đến 85 tỷ dola Sự cân bằng kinh tế của các quốc gia công nghiệp hóa bị đảo lộn, lạm phát gia tăng, từ đó dẫn

Trang 14

đến khủng hoảng và suy thoái kinh tế nghiêm trọng Cuộc chiến tranh cũng tạo ra sự khủng hoảng trong đời sống tinh thần của con người Con người hoài nghi về những giá trị đạo đức, luân lý xưa kia họ luôn theo đuổi, thái độ của con người trước cái chết từ trước đến nay không thể dung hòa được với chiến tranh Trong tác phẩm “Quan điểm về chiến tranh và tử vong”, Sigmund Freud có viết: “Cái chết chồng chất trên đầu người, thây chết thành núi như thế thì chúng ta không còn dung hòa được với khái niệm ngẫu nhiên nữa” Những cú sốc sau chiến tranh của những người3 lính, sự tang thương của người nhà trước cái chết của người thân yêu nơi chiến trường, sự bất ổn về nhiều mặt trong đời sống xã hội gây ra một loạt những dồn nén và ức chế ở mỗi cá nhân, làm cho số bệnh nhâm tâm thần lúc bấy giờ tăng vọt Tình trạng bệnh tật đó khiến cho y học không thể ngó lơ được nữa.

1.2 Những tiền đề khoa học cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX

1.2.1 Những tiền đề khoa học tự nhiên

Từ thế kỷ XIX và tiếp tục trải qua gần hết thế kỷ XX, châu Âu

xuất hiện phong trào tự nhiên chủ nghĩa - quan niệm không thừa

nhận một thực tại nào khác ngoài giới tự nhiên mà chỉ thừa nhận cái thế giới mà giác quan của chúng ta vẫn luôn tiếp nhận Những người theo chủ nghĩa này coi con người chỉ là một phần của tự nhiên và tiến hành nghiên cứu dựa vào những sự kiện tiếp nhận được từ giới tự nhiên chứ không phải từ những suy nghĩ thuần lý hay một hình thức mặc khải nào khác Thời kỳ này, các ngành khoa học cũng như triết học đều sử dụng những từ khóa chủ đạo như “tự nhiên”, “môi trường”, “lịch sử”, “tiến hóa” và “phát triển”.

3 Sigmund Freud, Nghiên cứu phân tâm học, Nxb Thế giới, 2022, tr.326.

11

Trang 15

Lời giải thích cho những sự kiện xung quanh chúng ta trước kia vốn luôn mang tính chất siêu nhiên, huyền bí hoặc duy tâm giờ đây được tìm thấy ngay trong chính thực tại khách quan của chúng ta Chẳng hạn đối với Karl Marx (1818 - 1883), mọi nội dung, đặc điểm, tính chất, xu hướng vận động, sự biến đổi và phát triển của các hình thái ý thức xã hội đều phụ thuộc, bị quy định bởi tồn tại xã hội Hay đối với Charles Darwin, con người chỉ là một sản phẩm của quá trình tiến hóa sinh học lâu dài

Là một con người của thời đại này, Sigmund Freud và phân tâm học của ông cũng mang trong mình tính chất của phong trào tự nhiên chủ nghĩa Những tư tưởng và phát minh của những người đi trước ảnh hưởng mạnh mẽ đến Freud, đặc biệt phải kể đến ảnh hưởng của hai nhà khoa học, là Jean-Baptiste Lamarck và Charles Darwin.

1.2.1.1 Jean-Baptiste Lamarck

Jean-Baptiste Lamarck (1744 - 1829) là người đầu tiên phát triển và trình bày những giả thuyết về sự tiến hóa hữu cơ một cách khoa học Với ông, tự nhiên như một cầu thang kéo dài từ những dạng đơn bào đơn giản nhất, bé nhỏ nhất đến những sinh vật lớn và có cấu trúc phức tạp nhất Những bậc thang này không được sắp xếp và định sẵn ngay từ đầu bởi bàn tay của Thiên Chúa Lamarck thừa nhận quá trình tiến hóa của các chủng loài là một quá trình tất yếu và qua đó mới có thể hình thành những sinh vật sống ở một trình độ phức tạp hơn Đối với Lamarck, quá trình đi lên này được hình thành do tự thân vật chất sống dưới ảnh hưởng của những điều kiện bên ngoài Cụ thể, Lamarck giải thích sự tiến lên những nấc thang cao hơn của vật chất sống được định

Trang 16

hình bởi hai lực tự nhiên Thứ nhất, bản thân vật chất sống chứa đựng một lực nội tại thúc đẩy bản thân nó hướng đến một trình độ phát triển cao hơn Thứ hai, sự đa dạng chủng loài của các sinh vật là nhờ những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên Sinh vật phải thay đổi hành vi hoặc cấu trúc giải phẫu để thích nghi được với những điều kiện bên ngoài Những thay đổi này sẽ được di truyền cho các thế hệ sau, tạo nên một chủng loại khác.

Bản thân học thuyết của Lamarck về tiến hóa hữu cơ vẫn còn nhiều điểm hạn chế và nhiều bằng chứng khoa học sau này đã phủ nhận tính đúng đắn của nó Song, Sigmund Freud lại có niềm tin đặc biệt vào sự kế thừa những đặc điểm của thế hệ trước sau khi sinh Freud cho rằng, những trạng thái tâm thần của tổ tiên được kế thừa và truyền lại cho các thế hệ sau Theo Freud, điều này đảm bảo các giá trị luân lý, đạo đức và tôn giáo có tính liên tục và giải thích tại sao những giá trị này vẫn còn hiệu lực đối với những thế hệ sau này.

1.2.1.2 Charles Darwin

Charles Darwin (1809 - 1882) sinh ra và lớn lên tại thị trấn nhỏ Shrewsbury, nước Anh Khi Darwin học trung học, hiệu trưởng của trường nhận xét về ông như một cậu bé lêu lổng, nghịch ngợm, đầu óc lúc nào cũng trên mây, không hoàn thành được việc gì ra hồn và lúc nào cũng thao thao bất tuyệt với những lý thuyết của riêng cậu Bởi lẽ, ngay từ khi còn nhỏ, bản thân Charles Darwin đã bị lôi cuốn bởi sự đa dạng và phong phú của thiên nhiên Đối với cậu, trả lời cho những câu hỏi mà cậu đặt ra khi khám phá thiên nhiên còn vui thích hơn việc học trong một không gian hẹp bao quanh bởi bốn bức tường Khi học thần học

13

Trang 17

tại trường đại học Cambridge, Darwin đặc biệt say mê với việc tìm tòi và sưu tầm những mẫu vật khác nhau về chim, nhuyễn thể, giác xác và côn trùng Do đó, kết quả điểm thần học của ông tương đối kém, nhưng điểm khoa học tự nhiên của ông lại hết sức ấn tượng

Năm 1831, Charles nhận được một lá thư làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời sau này của ông Bức thư đến từ người thầy của ông, nhà thực vật học John Stevens Henslow (1796 - 1861), đề cập đến chuyện tìm một nhà nghiên cứu khoa học tự nhiên đi theo một vị thuyền trưởng để tạo lập một bản đồ mũi Nam châu Mỹ Thực chất, chuyến đi này là chuyến đi vòng quanh thế giới, và đồng thời đây là chuyến đi đã giúp cho Darwin có những ý tưởng rõ ràng về thuyết tiến hóa.

Trước Charles Darwin, những lời giải thích xuất phát từ Kinh Thánh vẫn được mọi người cũng như giới khoa học sử dụng Mỗi loài thực vật và động vật được tạo ra một lần và mãi mãi dưới bàn tay của Thiên Chúa Song, những bằng chứng mà Darwin có được từ những hóa thạch, những bộ xương mà ông tìm thấy được ở châu Mỹ đã chứng minh được sự sai lầm trong lời giải thích truyền thống xưa kia Công trình then chốt nhất để ông đưa quan niệm

của mình ra trước công chúng là tác phẩm “Nguồn gốc các loài”

(1859) Tác phẩm dành được sự quan tâm đặc biệt nơi công

chúng, đến nỗi đã bán hết 1250 cuốn ngay ngày đầu xuất bản Darwin trình bày hai luận đề chính yếu trong tác phẩm: Thứ nhất, tất cả mọi loài động vật và thực vật đang sống ngày nay đều xuất phát từ những thể dạng sơ khai và nguyên thủy hơn Quá trình biến đổi này được ông khẳng định là một quá trình tiến hóa về mặt sinh học Thứ hai, quá trình tiến hóa trên là kết quả của sự

Trang 18

chọn lọc tự nhiên Darwin khẳng định rằng, quá trình tiến hóa sang những chủng loại mới sẽ càng nhanh khi mà cuộc đấu tranh sinh tồn càng gay gắt Chỉ có những loài có khả năng biến đổi và thích ứng tốt nhất với điều kiện bên ngoài mới có thể sống sót và giống loài ấy sẽ tiếp tục tồn tại.

Một tác phẩm khác cũng vô cùng quan trọng trong hệ

thống tư tưởng của Charles Darwin, đó chính là tác phẩm “Hậu

duệ của con người và sự chọn lọc giới tính” (1871) Trong tác

phẩm, ông chứng minh những điểm giống nhau giữa con người và động vật đề từ đó đưa ra kết luận rằng loài người và loài vượn có cùng chung với nhau một tổ tiên Từ đây, tính thần thánh mà con người luôn gán cho mình bị Darwin phủ nhận, cho rằng nhân loại chỉ là sản phẩm của sự đấu tranh sinh tồn mà thôi Trong tác phẩm có một quan niệm quan trọng khác bàn về tổ chức xã hội của người nguyên thủy từ những quan sát về tập quán của loài vượn cao cấp, mà sau này Sigmund Freud sẽ sử dụng để tìm câu trả lời cho mối liên hệ giữa tục ngoại hôn và tục totem Darwin cho rằng, các cá thể vượn tập hợp chung sống với trong một cộng đồng nhỏ, ở cộng đồng này sự tạp dâm giữa các thành viên với nhau bị ngăn cản bởi tính ghen tuông của cá thể đực nhiều tuổi và khỏe mạnh nhất Cá thể đực thống trị cộng đồng này sử dụng sức mạnh để ngăn cấm mọi hành vi tính giao của các cá thể đực trẻ tuổi và yếu thế hơn khác Khi con đực trưởng thành phải rời bỏ cộng đồng của mình, nó tham gia vào những cuộc đấu sức với những con đực ở các cộng đồng khác nhau, sau khi hạ gục được đối thủ hay đuổi được đối thủ đấy đi, con đực này vươn lên nắm quyền thủ lĩnh, cuối cùng đạt được mục đích có được người bạn tình của mình Đây là tiền đề quan trọng để hình thành nên cấm

15

Trang 19

chỉ quan hệ tính giao trong cùng một cộng đồng, được duy trì bởi uy quyền và sức mạnh của con đực đầu đàn

1.2.2 Những tiền đề trong y học và phương pháp chữa bệnh tâm thần

2 Sự nghiệp của ông từ trước đến nay được giúp đỡ, hỗ trợ và học hỏi từ rất nhiều người Đồng thời cũng rất nhiều học trò tiếp bước, nối nghiệp những di sản mà xuyên suốt sự nghiệp Freud đã tạo ra.

3 Ban đầu, Freud hầu như giải thích các chứng loạn thần kinh chức năng và chứng hysterié trên quan điểm chính thống cơ giới luận, tức là giải quyết các vấn đề dựa trên cơ sở thần kinh học Song, qua thời gian ông lưu lạc tại Pháp từ tháng 10/1885 đến tháng 2/1886, ông làm việc tại bệnh viện Salpetriere, Paris dưới sự dẫn dắt của giáo sư Jean Martin Charcot (1825 1893) -một trong những nhà thần kinh học lớn nhất lúc bấy giờ Sử dụng phương pháp Thôi miên, nhà thần kinh học Charcot đã chữa trị những tê liệt của chứng loạn thần kinh chức năng và chứng hysterié, đồng thời tách biệt chúng với những tê liệt đến từ bệnh thực thể của hệ thần kinh trung ương Từ đó, ông chứng minh được rằng, đối với những tê liệt của hai chứng trên, những tổn thương này đến từ những “suy nghĩ” sai lầm trong hệ thống tâm lý của chúng ta, chứ không đến từ những tổn thương ở dây thần kinh, và vì lẽ đó để chữa trị những chứng tê liệt này, con đường thần kinh học là không thể, mà phải hướng đến tâm lý học Phương pháp thôi miên của Charcot được sử dụng như một công cụ ám thị, làm cho bệnh nhân quên đi những triệu chứng biểu hiện của mình, đưa vào tâm trí bệnh nhân những lời khuyên, những chỉ dẫn “mệnh lệnh” về sức khỏe tích cực

Trang 25

đáng lo ngại hơn nữa Điều này làm cho Sigmund cảm thấy bị cản trở và vô cùng bực bội Năm 1896, Freud và Breuer đã không còn cộng tác với nhau nữa Freud đã tiếp tục công việc của mình một mình và đã đi xa hơn người đồng nghiệp cũ Breuer rất nhiều.

1.3 Cuộc đời, sự nghiệp của Sigmund Freud và tác phẩm “Vật tổ và cấm kỵ”

1.3.1.Cuộc đời và sự nghiệp của Sigmund Freud

Sigmund Schlomo Freud sinh vào 18 giờ 30 ngày 6 tháng Năm năm 1856 tại số 117 Schlossergasse ở thị trấn Moravian ở Freiberg, khi đó còn là một phần của đế quốc Áo - Hung (nay Freiberg được gọi là Príbor, thuộc lãnh thổ nước Cộng hòa Séc).

Ông là con của một gia đình Do Thái Cha của ông, Jacob Freud (1815 - 1896), là một thương gia buôn bán đồ len dạ khá phát đạt Ông có hai đời vợ, trong đó người phụ nữ thứ hai, Amalie Nathansohn (1835 - 1930), kém cha ông 20 tuổi là mẹ của Sigmund Freud Đối với Freud, cả hai người đều có những tác động đáng kể đối với ông trên cả phương diện đời sống lẫn phương diện chuyên môn Sigmund từng nhận xét bản thân mình rằng, ông là một bản sao của người cha mình trên phương diện thể chất và ở một mức độ nhất định nào đó ở phương diện tinh thần Mẹ của Freud, dù sau khi hạ sinh Freud vào năm 21 tuổi, bà vẫn có thêm bảy người con sau này nữa Nhưng chỉ có duy nhất

Freud được bà gọi là “Sigi quý như vàng của mẹ” (mein goldener

Sigi) Niềm tự hào và tình yêu vô bờ bến của người mẹ dành cho

con trai đầu của mình đã tạo nên những tác động vô cùng mãnh liệt đối với sự trưởng thành của Freud Sau này, ông có viết: “Một người từng được mẹ cưng chiều vô điều kiện thì suốt đời sẽ có cảm giác của một người chinh phục, một sự tự tin vào thành công

Trang 26

thường sẽ dẫn đến thành công thực sự” Thật vậy, “tự tin” và “người chinh phục” là những từ đúng đắn để miêu tả tính cách của Sigmund Freud, và ông đã đúng khi truy nguyên nguồn gốc của tính cách ấy từ tình yêu vô cùng của mẹ mình.

Nhìn chung, những năm tháng đầu đời của Freud tại Freiberg đối với ông luôn là một quãng thời gian đầm ấm và hạnh phúc Tuy nhiên, quãng thời gian tươi đẹp này lại không kéo dài được bao lâu Việc buôn bán của ông Jacob bị sa sút, năm 1859, khi Sigmund mới chỉ có bốn tuổi, gia đình đã phải chuyển đến Leipzig và sau đó nữa là Vienna Thành phố Vienna lúc bấy giờ là một trong những thành phố lớn và quyền lực nhất Châu Âu lúc bấy giờ Song, thời điểm đó bùng nổ những thế lực mang tư tưởng bài trừ Do Thái Cảm nhận của Freud đối với thủ đô Vienna này nặng nề, ảm đạm và u ám, bởi phải đối mặt với những thái độ thù địch đối với dòng máu Do Thái của ông, đồng thời bấy giờ gia đình của ông đang trải qua giai đoạn vô cùng túng bấn khắc nghiệt.

Dù có nhiều khó khăn trong cuộc sống như vậy, nhưng từ khi còn đi học, Freud đã thể hiện mình là một học học sinh chăm chỉ và xuất sắc, luôn đứng đầu lớp trong nhiều năm liên tiếp Sau khi hoàn thành chương trình học trên trường, ông đã thành thạo được nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Hy Lạp, tiếng Đức, tiếng Latin, tiếng Hebrew và cũng có những kiến thức cơ bản của tiếng Tây Ban Nha và tiếng Italy.

Mùa thu năm 1873, Sigmund Freud quyết định theo học tại khoa Y trường đại học Vienna và tốt nghiệp ra trường sau tám năm Lúc này, ông dành phần nhiều sự quan tâm đối với nghiên cứu động vật học Trong giai đoạn từ những năm 1876 đến 1882,

8 Daniel Smith, Tư duy như Sigmund Freud, Nxb Kim Đồng, 2019 Tr 5.

23

Trang 27

ông làm việc trong phòng thí nghiệm của Ernest Brucke, một trong những người Freud dành sự ngưỡng mộ lớn và có những ảnh hưởng đáng kể đối với cách tư duy của nhà phân tâm học này Ông vô cùng mãn nguyện và yêu thích khi được tham gia hoạt động nghiên cứu, và đối với ông thì hành nghề y khoa chỉ là công việc làm miễn cưỡng

Nhưng cho đến năm 1882, ông đính hôn với Martha Bernays (1861 - 1951), một người phụ nữ ông yêu thực sự và đã cùng bên ông sống đến cuối đời Họ có với nhau 6 người con, và trong đó có người con gái út Anna Freud (1895 - 1982) sau này đã nối nghiệp phân tâm học của cha mình và được coi là người sáng lập ra phân tâm học trẻ con Vì cần một nguồn thu nhập để trang trải cho gia đình, Sigmund Freud phải từ bỏ việc nghiên cứu một cách miễn cưỡng, và làm việc tại bệnh viện đa khoa Vienna để tích lũy thêm kinh nghiệm y khoa cho đến năm 1885

Sau khi cắt đứt mối quan hệ cộng tác với Breuer, Freud tiếp

tục đi xa hơn với những công trình quan trọng như “Giải mã giấc

mơ” (1899), “Tâm lý bệnh học trong cuộc sống hàng ngày”(1901), “Ba tiểu luận về lý thuyết tính dục” (1905),… Một số

lượng lớn những nhà nghiên cứu, bác sĩ thể hiện một sự tò mò và thích thú đối với những công trình của Sigmund Freud, nhiều người sau này đã trở thành đồ đệ của ông Đồng ý với lời đề nghị của Wilhelm Stekel (1868 - 1940) - người theo học Freud sớm nhất, ông đã tổ chức một buổi thảo luận vào buổi chiều thứ 4

hàng tuần tại nhà riêng, nhóm này về sau được gọi với cái tên Hội

Tâm lý học thứ Tư (the Wednesday Psychological Society) Freud coi đây là nơi mà những ý tưởng của mình được trình bày trước những con người trẻ tuổi và tài giỏi mà do chính ông chọn họ.

Trang 28

Những thành viên đầu tiên ngoài Wilhelm Stekel phải kể đến Adfred Adler (1870 - 1937), Max Kahane (1866 - 1923), Rudolf Reitler (1865 - 1917) Wilhelm Stekel đã miêu tả về những buổi chiều thứ Tư đầy học thuật này như sau: “…chúng tôi như những người đi tiền trạm trên một vùng đất mới phát hiện mà Freud là thủ lĩnh Một tia lửa lóe lên nhảy nhót từ đầu người này sang đầu người khác và mỗi buổi chiều như thế giống như một sự khải huyền”.9

Trên đà phát triển, phong trào mà Freud đã tạo tạo ra ngày

càng được mở rộng, củng cố Năm 1906, Hội Tâm lý học thứ Tư

phát triển lên tới mười sáu thành viên, trong đó có những thành viên mà sau này họ trở thành những người quan trọng nhất trong sự phát triển của phân tâm học, những người mà tư tưởng của họ có sức ảnh hưởng cực kỳ lớn, có thể kể đến những cái tên như Carl Gustav Jung (1875 - 1961), Ernest Jones (1879 - 1985), Otto Rank (1884 - 1939),… Những cá nhân này có người thì tiếp tục ủng hộ, tiếp tục phát triển trên con đường mà Freud đã đi, song cũng có người sau này dần không đồng tình với học thuyết của Freud nữa, họ phát triển những trường phái riêng của họ Một ví dụ nổi tiếng đó là trường hợp của Carl Jung với trường phái tâm lý học phân tích Năm 1908, Hội Tâm lý học thứ Tư được cải tổ lại hệ

thống tổ chức, mở rộng hơn nữa và được đổi tên thành Hội Phân

tâm học Vienna (the Vienna Psychoanalytic Society) Hội nghị

quốc tế lần đầu tiên của tổ chức được diễn ra vào ngày 27 tháng Tư năm 1908 tại Salzburg, nước Áo Những năm sau đó, Hội Phân tâm học đã có đà phát triển mạnh mẽ, tham vọng của Sigmund Freud đưa phân tâm học lên tầm quốc tế đã thành hiện thực.

9 Adam Smith, Tư duy như Sigmund Freud, Nxb Kim Đồng, 2019, tr 196

25

Trang 29

Trong cuộc hội nghị quốc tế lần thứ hai diễn ra vào tháng Tư năm

1910 tại Nuremberg, nước Đức, Liên hiệp hội Phân tâm học quốc

tế (International Psychoanalytical Association) ra đời với Carl Jung

là là chủ tịch đầu tiên

Hai lăm năm cuối đời của người khai sinh phân tâm học mang một nỗi buồn chán sâu sắc do không khí nặng nề mà hai cuộc Chiến tranh thế giới mang, đồng thời cũng đến do những mất mát cá nhân của ông trong giai đoạn này Năm 1920, nạn dịch cúm càn quét qua Châu Âu đã cướp đi sinh mạng của Sophie, cô con gái mà ông yêu thương Ba năm sau đó, cậu con trai bốn tuổi rưỡi của Sophie có tên là Heinz cũng mất vì cơn bệnh lao phổi Đó thật sự là một mất mát to lớn đối với Freud vì ông coi cháu trai của mình là “thông minh, ngoan ngoãn nhất mà tôi từng gặp” Những tác phẩm của Sigmund Freud trong giai đoạn này cũng mang một nét nhất định của thời đại cũng như của cá nhân

ông Trong tác phẩm “Những suy nghĩ về chiến tranh và cái chết”

(1915), ông có viết như sau: “Nếu muốn chịu đựng được sự sống thì phải sẵn sàng để nhận cái chết” Năm 1923, ông được chuẩn10 đoán là mắc ung thư hàm và vòm họng Trong những năm tháng cuối đời còn lại này, bệnh ung thư và những phương pháp điều trị chống lại nó đã làm cho ông đau đớn vô cùng Ba giờ sáng ngày 23 tháng Chín năm 1939, Sigmund Freud từ trần, để lại cho thế hệ sau một học thuyết mà cho đến nay vẫn có một sức ảnh hưởng to lớn Thứ học thuyết mà đến nay vẫn còn được đem ra mổ xẻ, phân tích và gây chia rẽ những nhà khoa học.

1.3.2 Tác phẩm “Vật tổ và cấm kỵ”

10 Sigmund Freud, Nghiên cứu phân tâm học, Nxb Thế giới, 2022, tr.340.

Trang 30

2 Tác phẩm “Vật tổ và cấm kỵ” bao gồm 4 tiểu luận tách biệt được đăng tải trên tạp chí Imago, sau này được xuất bản thành một tác phẩm hoàn chỉnh vào năm 1914, trong bối cảnh diễn ra cuộc chiến tranh của cả phương Tây chống lại nước Đức và nước Áo Tác phẩm khi đến tay công chúng, phần lớn người đọc đánh giá đây là tác phẩm ít phổ biến và kém thuyết phục nhất của Sigmund Freud Song, công trình này vẫn được đánh giá là một thiên tiểu luận độc đáo và đặc biệt nhất của ông trên nhiều lĩnh vực Nhiều nhà nhân học đã có thái độ chỉ trích và bất bình đối với những lý thuyết được trình bày trong tác phẩm, thậm chí họ còn ra đời những tác phẩm với một mục đích duy nhất là phê phán những lý thuyết này Song, cũng chính những nhà nhân học, sau này lại quay trở về với quan niệm giải thích dựa trên phân tâm học của Freud để sử dụng trong nghiên cứu của mình, có thể kể đến như Géza Róheim (1891 1953), George Devereux (1908 -1985),… Bên cạnh đó, tác phẩm còn để lại một dấu ấn đặc biệt trên lĩnh vực văn học Nhà văn Thomas Mann (1875 - 1955) công nhận rằng tác phẩm “Vật tổ và cấm kỵ” là một trong những tác phẩm ảnh hưởng nhất nơi ông trên địa hạt văn chương: “Xét về cả ý tưởng lẫn hình thức văn chương, nó là một tuyệt tác văn học, có cùng tính chất và có thể được so sánh với những thí dụ lớn nhất về tiểu luận văn học”.11

3.Trong tác phẩm “Vật tổ và cấm kỵ”, Sigmund Freud đã

tham khảo từ các công trình khác nhau của nhiều nhà khoa học nổi tiếng thời kỳ này như nhà tâm lý học Wilhelm Wundt (1832 – 1920), nhà nhân chủng học William Robertson Smith (1846 – 1894), nhà xã hội học Edvard Westermarck (1862 – 1939),…

Song, đối với tác phẩm “Vật tổ và cấm kỵ”, tầm quan trọng đặc

11 Anthony Starr, Dẫn luận về Freud, Nxb Hồng Đức, 2019, tr 80.

27

Trang 31

biệt phải được gán cho nhà nhân chủng học Edward Burnett Tylor

(1832 – 1917) với tác phẩm “Văn hóa nguyên thủy” (1871) và

nhà khoa học James George Frazer (1854 – 1941) với công trình

“Cành vàng” (1890 - 1915) Freud sử dụng chủ yếu những dữ kiện

cũng như những kiến giải riêng mà hai nhà khoa học đã trình bày trong các tác phẩm của mình làm cơ sở cho những quan điểm của riêng ông.

4 Dù giới khoa học có đưa ra những ý kiến trái chiều như thế nào về những quan điểm mà tác phẩm này mang lại, đây vẫn là tác phẩm quan trọng và cần thiết để đánh giá toàn bộ hệ thống tư tưởng của Sigmund Freud Thông qua tác phẩm này, ta chứng kiến một bước nhảy vọt vô cùng liều lĩnh của ông, thể hiện một tham vọng rằng liệu khi đi vào đời sống tâm trí của con người bằng những phương pháp của bộ môn phân tâm học, liệu ta có thể tìm được một trong những nguồn gốc xa xưa của những cấm chỉ, của những tín ngưỡng và tôn giáo Ông bày tỏ tham vọng này như sau: “Tâm phân học đã khám phá thuyết quyết định sâu xa nhất và sâu sắc nhất của những hành vi và những cấu tạo tâm thần, không có gì để lo ngại rằng nó có xu hướng quy vào một nguồn duy nhất một hiện tượng phức tạp như tôn giáo”.12

1.4 Khái quát nội dung cơ bản trong phân tâm học củaSigmund Freud

Với số lượng tác phẩm khổng lồ, Freud mong muốn trình bày được một hệ thống tư tưởng toàn diện, bao quát và giải thích được trọn vẹn những câu hỏi về con người và hệ thống tâm thần của họ Trong hệ thống học thuyết này ta sẽ thấy nổi bật lên ba

tính chất Thứ nhất, đó là tính phân khu (topique) Freud phân

12 Sigmund Freud, Vật tổ và cấm kỵ, Nxb Thế giới, 2020, tr 185.

Trang 32

chia hệ thống tâm thần của con người giống như một ngôi nhà, trong đó có những căn phòng, những khu vực và vị trí riêng biệt Tính chất thứ hai của ông là quy những hiện tượng tâm thần cho sự di động của các năng lượng tồn tại bên trong bộ máy tâm thần

theo một quy luật chuyển động nhất định (dynamique) Tính chất

thứ ba là tính kinh tế (economiqué) Freud phân tích xem cái quy luật chuyển động của những năng lượng nói trên quy định lên sự phân phối, đầu tư của những năng lượng đó như thế nào Những nội dung dưới đây nhằm phân tích rõ hơn, chỉ ra những tính chất này cụ thể như thế nào trong toàn bộ học thuyết của Freud 1.4.1 Cấu trúc hệ thống tâm thần của con người

Trong suốt tiến trình lịch sử phát triển của nhân loại, lý trí luôn được coi như một đặc ân mà chỉ có con người mới được hưởng, là vách ngăn phân cách con người với những sinh vật khác Toàn bộ hệ thống tâm thần của con người chính là lý tính Nhưng cho đến khi Sigmund Freud và phân tâm học xuất hiện, vách ngăn phân cách trên đã bị đập tan nát hoàn toàn Sau sự “hạ nhục” con người lần thứ nhất của Nicolaus Copernicus (1473 -1543) khi chứng minh thuyết nhật tâm và khẳng định con người không phải là trung tâm của vũ trụ, lần thứ hai của Charles Darwin khi chứng minh con người chỉ là một sản phẩm tiến hóa của tự nhiên, phủ nhận đi bản chất thần thánh vốn từ trước đến nay luôn gắn chặt vào con người, Sigmund Freud đã mang đến sự “hạ nhục” thứ ba, phủ nhận đi hoàn toàn tính toàn năng của lý tính trong con người Với Freud, những khuynh hướng tính dục (libido) mới là yếu tố quyết định, điều hướng hành động của con người

29

Trang 33

Trước khi đi tới cấu trúc của hệ thống tâm thần, cần xem lại

lời phủ định của Sigmund Freud được viết trong tác phẩm “Cái tôi

và vô thức” (1923) về những quan niệm sai lầm đối với hệ thống

tâm thần: “phân tâm học không cho rằng tâm thức (ý thức) là thể tính (tinh lý, essence) của sinh hoạt tâm thần, phân tâm học cho rằng tâm thức chỉ là một đức tính của sinh hoạt tâm thần, có thể đồng hiện hữu với những đức tính khác hay không có mặt”.13 Bên trong hệ thống tâm thần, ngoài ý thức ra còn tồn tại nhiều “đức tính” khác cùng tồn tại nữa Ông chứng minh quan điểm trên từ những tính chất của một yếu tố tâm thần Yếu tố tâm thần - là những thông tin chúng ta tiếp nhận đến với hệ thống tâm thần vốn không thể luôn trong trạng thái ý thức được Những yếu tố tâm thần này mang đặc điểm là ngay sau khi chúng ta ý thức được nó, nó sẽ biến mất đi vô cùng nhanh chóng Một yếu tố tâm thần như thế sau khi biến mất, có thể trở lại ý thức vào một lúc nào đó, song nó sẽ không còn giữ đúng nguyên những giá trị mà chúng ta đã ý thức được trước đó Khi những yếu tố tâm thần đó lắng chìm, không còn được ý thức nữa, ta gọi nó là tiềm thức Một yếu tố tâm thần trong dạng tiềm thức sẽ có hai trường hợp: Thứ nhất là yếu tố tâm thần đó có thể ý thức được trở lại nhờ một yếu tố kích động nào đó; thứ hai là yếu tố tâm thần đó do không đủ sức chống lại cơ chế dồn nén không thể quay trở lại ý thức được.

Do khởi điểm từ hệ thống tri giác, cái tôi (Ego) của một cá

nhân vốn thuộc về tầng ý thức, nó có vai trò kiểm duyệt các khuynh hướng kích động Những khuynh hướng phải được thông qua sự kiểm duyệt của cái tôi mới được đi tiếp đến ý thức Những khuynh hướng không được cái tôi chấp thuận thì đều bị dồn nén,

13 Sigmund Freud, Nghiên cứu phân tâm học, Nxb Thế giới, 2022, tr 233.

Trang 34

không những không được đưa lên tầng ý thức, những khuynh hướng này còn bị cái tôi gây khó dễ, không cho thỏa mãn hay đáp ứng dưới mọi hình thức nào cả Song trong quá trình phân tâm nghiệm, Sigmund Freud nhận ra ở người bệnh khi học được vị bác sĩ chạm đến gần những khuynh hướng bị dồn nén, lại gặp một sức chống cự đặc biệt đến từ người bệnh mà chính người bệnh cũng không lý giải được sức chống cự này Đến đây, Freud nhận ra đối với cái tôi vẫn có những phần không thể ý thức được trong phần vô thức bên cạnh những phần có ý thức Để dễ tiếp cận hơn, Freud trình bày dưới dạng biểu đồ như sau: “cái tôi chỉ bao phủ vô thức bằng cái mặt của nó, cái mặt ấy là hệ thống T (hệ thống tri giác) Giữa cái tôi và vô thức không có sự phân biệt dứt khoát, nhất là phía dưới cái tôi muốn lẫn lộn với cái vô thức” Với một14 biểu đồ như trên, cái tôi có một sự biến đổi từ một phần của cái vô thức do hệ thống tri giác tiếp nhận những thông tin từ thế giới bên ngoài Có thể nói cái tôi chính là sự trung gian của thế giới khách quan đối với phần vô thức sôi sục những xung năng, những khuynh hướng vô tổ chức Do mối quan hệ đó, cái tôi cũng cố gắng bắt vô thức và những khuynh hướng bên trong nó chịu ảnh hưởng bởi những điều kiện từ thế giới bên ngoài Cái tôi nỗ lực đặt những nguyên tắc thực tại vào trong vùng vô thức để kiểm soát các ham muốn, từ đó có thể trì hoãn việc thực hiện ham muốn vào thời gian và địa điểm phù hợp với thế giới bên ngoài.

Trong quá trình phát triển, mỗi cá nhân còn chịu một yếu tố biến đổi nữa trong cái tôi Thuở thơ ấu, đứa trẻ sinh sống và lớn lên phụ thuộc vào cha mẹ của nó Song, sau này, khi không còn phụ thuộc vào bố mẹ nữa, cụ thể là sau phức cảm Oedipus, sự phụ thuộc nói trên vẫn để lại trong đứa bé những tác động đặc

14 Sigmund Freud, Nghiên cứu phân tâm học, Nxb Thế giới, 2022, tr 251.

31

Trang 35

biệt, làm cho những ảnh hưởng trong quá trình nuôi dạy của cha mẹ vẫn được kéo dài Sự ảnh hưởng này biến một phần của cái tôi

thành cái lý tưởng tôi (Super ego) Cái lý tưởng tôi này trước hết

là những lời khuyên bảo, hay nghiêm cấm mà những bậc phụ huynh răn dạy, đặc biệt Freud nhấn mạnh hơn cả đến uy quyền của người cha Dần dần, không chỉ mỗi cha mẹ là có ảnh hưởng, những yêu cầu của văn hóa, truyền thống hay những môi trường xã hội đều có tác động không nhỏ lên sự hình thành cái lý tưởng tôi Trong quá trình tiếp xúc ngoài xã hội, cái lý tưởng tôi của mỗi người tìm được những hình mẫu khác, chẳng hạn như những nhà giáo dục, một thủ lĩnh, một nhân vật có ảnh hưởng được người đó cho là lý tưởng, hay cũng có thể là ai đó mà họ vô cùng yêu thương.

Do những mối liên hệ ràng buộc cái tôi nó trên, cái tôi phải chịu số phận phục tùng ba yếu tố: thế giới bên ngoài đầy những nguyên tắc phải tuân theo, vô thức với những khát dục đang sôi sục và lý tưởng tôi luôn khắc nghiệt với cái tôi Nhận xét về số phận của cái tôi, Freud viết như sau: “Có một câu tục ngữ cảnh báo không nên phục vụ cùng một lúc cả hai người chủ Lại càng khó hơn cho cái tôi khi phải phục vụ ba ông chủ khó tính, phải cố gắng làm cho những đòi hỏi và yêu sách của họ hòa hợp vào nhau”.15 Bởi cái tôi là sự trung gian giữa vô thức và thế giới bên ngoài, cho nên vô thức cố gắng làm giảm nhẹ những xung đột mâu thuẫn giữa hai bên Cái tôi nỗ lực làm uốn nắn những khuynh hướng sôi sục bên trong vô thức, làm cho nó phù hợp với thế giới bên ngoài Song, cái vô thức lại cứng đầu, không chịu nghe theo cái tôi, cái tôi cũng phải cố gắng “lấy lòng” vô thức, tìm cách đưa những khuynh hướng trong vô thức lên ý thức một cách hữu lý.

15 Walther Ziegler, Freud trong 60 phút, Nxb Hồng Đức, 2020, tr 50.

Trang 36

Bên cạnh đó, cái tôi còn phải chịu đau đớn do lý tưởng tôi thể hiện thái độ của mình như một “tòa án lương tâm”, luôn khắc nghiệt chỉ trích, gây gổ và đàn áp cái tôi Quả thật, những mô tả của Sigmund Freud về cấu trúc của hệ thống tâm thần và những gì diễn ra trong đó thực sự là một công trình công trình quan trọng, một di sản quan trọng nhất mà Freud đã để lại cho chúng ta.

1.4.2 Các giai đoạn phát triển tâm lý tính dục ở trẻ em

Như đã đề cập đến ở trên, các lý thuyết của Sigmund Freud gặp phải nhiều những phản ứng gay gắt và gây khó chịu đến thế là bởi sự nhấn mạnh thái quá đến tình dục Sự thể càng gay gắt hơn nữa khi ông cho rằng, tính dục vốn sẵn đã có ở trong con người từ khi mới được sinh ra rồi

Để chứng minh cho quan niệm trên của mình, Freud đã đi từ những quan sát về các hành vi tình dục ở người lớn Trong tác

phẩm “Phân tâm học nhập môn” (1931) của mình, không phải

những hành vi trong đời sống tình dục bình thường mà chính những hành vi từ trong đời sống tình dục bất bình thường mới là điểm mà Freud bắt đầu để giải quyết vấn đề này Những hành vi

này được Freud gọi với cái tên là những hành vi sa đọa Những

“người sa đọa” được ông phân loại thành 2 nhóm Thứ nhất, đó chính là những người đồng tính luyến ái, với những đối tượng tính ái của họ khác hẳn so với người bình thường Những người thuộc nhóm này không quan hệ tình dục với người khác phái bằng cơ quan sinh dục hay không dùng cơ quan sinh dục của đối phương Trái lại, họ sử dụng những bộ phận khác trên cơ thể của đối phương để đạt cực khoái (bím tóc, bộ ngực, hậu môn,…) Đồng

33

Trang 37

thời, có những người sa đọa thuộc linh vật giáo, thỏa mãn tình dục bằng những vật dụng như khăn tắm, đôi tất,… Có những cá nhân còn có những đòi hỏi về đối tượng còn đáng sợ và ghê gớm hơn nữa như việc chỉ có thể thỏa mãn khi quan hệ với một xác chết.

Nhóm thứ hai bao gồm những người sa đọa thỏa mãn tình dục bằng những cách mà những người bình thường chỉ coi nó là những bước dạo đầu Những người thuộc nhóm này có những hành vi như: phô bày cơ quan sinh dục, sờ mó khắp mọi nơi trên cơ thể người khác phái, quát sát tỉ mỉ đến lạ thường những vùng sâu kín nhất trên cơ thể đối phương Cùng thuộc nhóm này cũng có những cá nhân chỉ có thể đạt được cực khoái khi làm nhục nhã hay làm đau đớn đối phương Hoặc ngược lại, có những người chỉ khi bị hành hạ, đau đớn hay lăng mạ mới đạt được thỏa mãn Hai nhóm người sa đọa trên nếu phân tích kỹ, ta có thể thấy mỗi nhóm có thể chia tách thêm thành hai loại nhỏ hơn: “Một loại tìm cách thỏa mãn bằng những sự việc có thực, một loại khác chỉ thỏa mãn bằng những sự việc không có thực, chỉ có trong trí tưởng tượng thôi”.16

Thông qua các quan sát về hành vi cũng như những người

sa đọa, Freud đưa ra hai luận điểm: Thứ nhất, ngoài cơ quan sinh

dục ra, những bộ phận, cơ quan khác bên cạnh những vai trò bình thường của nó còn có cả vai trò giống hệt với những cơ quan sinh dục nữa Những vai trò này đôi khi còn được mạnh mẽ hơn hết, làm rối loạn, ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của bộ

phận đó Thứ hai, hành vi sa đọa sẽ xuất hiện khi việc thỏa mãn

tình dục gặp sự trở ngại trong việc thực hiện chúng do những

16 Sigmund Freud, Phân tâm học nhập môn, Nxb Văn học, 2018, tr.259.

Trang 38

nguyên nhân bên ngoài hay những nguyên nhân xã hội tác động Công việc này thay vì chờ đợi để được thực hiện bằng những quan hệ tình dục bình thường, nó chấp nhận rẽ nhánh sang một hướng khác để hoàn thành mục tiêu của mình Bên cạnh đó, những hành vi sa đọa đôi khi cũng chỉ là một bước bình thường của một cá nhân trong quan hệ tình dục mà không xét đến tác động nói ở trên Qua những điều trên, ta phải kết luận một điều rằng: những hành vi sa đọa chỉ có thể hình thành khi những mầm mống sa đọa này đã có sẵn, tiềm tàng trong mỗi cá nhân từ lâu rồi Những điều này đã dẫn Sigmund Freud đến một kết luận quan trọng “rằng tất cả những khuynh hướng sa đọa này đều bắt nguồn trong thời thơ ấu, rằng trẻ con có trong mình chúng những mầm mống của các khuynh hướng sa đọa này”17 và những hành vi sa đọa này “không gì khác hơn là tình dục của trẻ con được phóng đại và phân chia thành những khuynh hướng đặc biệt khác”18.

Nhờ tiến trình phân tích các chứng bệnh thần kinh, Sigmund Freud đã chỉ ra rằng, sự phát triển tính dục của trẻ em phải trải qua nhiều giai đoạn và thời kỳ khác nhau, đồng thời mỗi giai đoạn này tính dục sẽ thể hiện những đặc tính và tính chất khác nhau Một điểm cần lưu ý trong quan điểm này của Freud ở chỗ, những sự thay đổi này bản thân nó không đến từ những tác động bên ngoài của đứa trẻ mà nằm chính trong cơ thể của đứa

trẻ, từ sự di chuyển của những khát dục (libido) trong đứa trẻ Các

giai đoạn này của Freud được gọi tên theo vùng khoái cảm đặc trưng của từng giai đoạn đấy Một điểm cần để tâm ở đây là các khuynh hướng thuở ban đầu không hề tập trung vào một điểm, chúng hoạt động một cách lẻ tẻ và hoạt động một cách độc lập,

17 Sigmund Freud, Phân tâm học nhập môn, Nxb Văn học, 2018, tr.262.18 Sigmund Freud, Phân tâm học nhập môn, Nxb Văn học, 2018, tr.263

35

Trang 39

không lệ thuộc vào nhau, không cùng một mục đích, không cùng một đối tượng.

Trước nhất, từ khi một đứa bé mới sinh ra cho đến khoảng một tuổi, khu vực mà đứa bé tìm được thỏa mãn cho mình nằm ở

vùng miệng Giai đoạn này được gọi là giai đoạn khoái cảm bằng

miệng Trong độ tuổi này, mút vú là hành động quan trọng nhất

của đứa bé, bởi vì không chỉ được giúp đứa bé cần sữa mẹ để no bụng, mà việc mút vú mẹ còn là hành động mà đứa trẻ dùng để tìm khoái lạc tính dục Khoái cảm này không thể được đánh đồng với khoái cảm có được khi no bụng, bởi lẽ khoái cảm này mang tính độc lập nhất định Quan sát cho thấy ngay sau khi đứa bé no rồi nó vẫn đòi hỏi được mút vú mẹ nữa, lần này không phải vì nó thèm ăn nữa mà cốt yếu chỉ để đứa bé tìm được khoái cảm tính dục trong hành động này mà thôi

Sau này, đứa trẻ tìm được khoái cảm nhờ việc mút ngon tay hoặc lưỡi mà không cần bầu vú của mẹ nó nữa Giờ đây, đứa bé đạt được khoái cảm ngay ở chính cơ thể mình mà không cần đến bên ngoài Đứa trẻ sẽ bắt đầu chuyển sang một vùng khoái cảm

khác trên cơ thể là hậu môn Giai đoạn thứ hai được gọi là giai

đoạn khoái cảm bằng hậu môn Giai đoạn này bắt đầu từ một tuổi

đến ba tuổi Đây là giai đoạn mà những khát dục của đứa trẻ gặp phải sự chống đối của những yếu tố bên ngoài như cha mẹ, xã hội, giáo dục,… Đối với đứa bé, việc đại tiện và tiểu tiện cũng mang tới những khoái cảm tính dục cho đứa bé Việc bài tiết chất thải gắn liền với tính dục không thể tách rời Song, đứa bé không thể thực hiện hành động bài tiết này ngay lập tức, bố mẹ, xã hội muốn đứa bé giữ lại phân và nước tiểu và chỉ thải ra cho đến khi nào được cho phép

Trang 40

Giai đoạn tiếp theo kéo dài từ ba tuổi cho đến năm tuổi, là

giai đoạn khoái cảm bằng bộ phận sinh dục, giai đoạn mà vùng

khoái cảm chuyển sang vào cơ quan sinh dục Trong thời điểm này, bộ phận sinh dục chưa sẵn sàng để thực hiện hành vi quan hệ tình dục, song đây vẫn là một vùng mang đến được những khoái cảm mạnh mẽ Đứa bé bắt đầu để ý đến vùng có thể gây khoái cảm mạnh mẽ này khi chúng bắt đầu khám phá cơ thể hay những cọ sát vô tình khi bố mẹ lau mình cho đứa bé sau khi tắm, xoa phấn, hay cảm giác được sự chuyển động của không khí qua vùng bộ phận sinh dục khi đứa bé trần truồng,… Khi đó để tìm được sự thỏa mãn, đứa trẻ bắt đầu có những hành động thủ dâm trong vô thức, mà sau này có thể sẽ tiếp tục thủ dâm trong tuổi dậy thì hoặc là sau dậy thì nữa (lúc này đã trở thành một hành vi sa đọa)

Một điều quan trọng nữa trong thời kỳ này, qua những khám phá về cơ thể của mình, đứa bé bắt đầu có những điều tò mò mang tính tính dục Đối với các bé trai, sau khi để ý và biết được rằng những người bạn gái không hề có bộ phận sinh dục giống mình, làm cho đứa bé vô cùng hoảng sợ, ghê hãi Bé trai còn khiếp sợ hơn nữa khi nhớ lại những lời dọa thiến của người lớn nói với

chúng Từ đây mà phức cảm thiến hoạn (castration complex) ra

đời nó, ảnh hưởng rất nhiều về mặt sức khỏe, tinh thần đối với bé

trai Đối với bé gái, âm hạch là bộ phận trung tâm của những sự khoái cảm đặc biệt, vì thế nó mang vai trò tạo khoái cảm giống với dương vật của các bé trai Bé gái khi nhận ra mình không có dương vật giống bé trai, các em hình thành những thái độ coi mình kém cỏi, ganh tị và muốn giống như các bé trai để có dương vật Thái độ này Freud cho rằng, nó thể hiện rõ ràng đặc biệt trong những

37

Ngày đăng: 06/05/2024, 09:55

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan