môn triết học mác lênin

57 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
môn triết học mác lênin

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤCCâu 1: Phân tích các vấn đề cơ bản của Triết học:...3Câu 2: Định nghĩa Vật chất của Lenin và ý nghĩa của định nghĩa:...5Câu 3: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vận động, khô

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA NGỮ VĂN

MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNINHọ và tên: Nguyễn Thùy Dương

Lớp A2K72 Sư phạm Ngữ Văn Mã sinh viên: 725601101 Ngày sinh: 13/09/2004

Trang 2

MỤC LỤC

Câu 1: Phân tích các vấn đề cơ bản của Triết học: 3

Câu 2: Định nghĩa Vật chất của Lenin và ý nghĩa của định nghĩa: 5

Câu 3: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vận động, không gian và

Câu 7: Hãy phân tích phạm trù cái chung cái riêng, rút ra ý nghĩa và vận dụng nó trong cuộc sống như thế nào? 20

Câu 8: Hãy phân tích cặp phạm trù nguyên nhân, kết quả, rút ra ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng nó trong cuộc sống 23

Câu 9: Phân tích mối liên hệ phổ biến, rút ra ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng nó trong cuộc sống 25

Câu 10: Phân tích nguyên lí về sự phát triển, rút ra ý nghĩa phương pháp luậnvà vận dụng nó trong cuộc sống 28

a Khái niệm: 28

Câu 11: Phân tích quy luật lượng chất 30

Câu 12: Hãy phân tích quy luật phủ định của phủ định: 35

Câu 13: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn: 38

Trang 3

Câu 14: Sản xuất vật chất và vai trò của sản xuất vật chất: 41

Câu 15: Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất: 43

Câu 16: Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng: 46

Câu 17: Nguồn gốc, bản chất, đặc trưng của Nhà nước: 48

Câu 18: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội: 50

Câu 19: Bản chất con người theo quan điểm Macxit: 53

Trang 4

Câu 1: Phân tích các vấn đề cơ bản của Triết học:

a, Nội dung vấn đề cơ bản của triết học:

Triết học, theo Mac – Lenin là hệ thống tri thức lí luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy Nó là thứ ai cũng có thể làm khi họ không phải bận rộn xoay xở với công việc lao động mà có thời gian để suy ngẫm về cuộc đời và thế giới Nhưng triết học không đặt nặng việc tìm ra đáp án cho những câu hỏi mà đề cao quá trình cố gắng suy luận để tìm ra những đáp án đó, thay vì chấp nhận những suy nghĩ thông thường, những thứ có sẵn mà coi là hiển nhiên Những ý tưởng mới được thể hiện thường thông qua những thảo luận, kiểm nghiệm, phân tích và phê bình tư tưởng của người khác Bất kì ngành khoa học nào cũng có nền tảng để giải quyết các vấn đề khác Triết học cũng vậy Theo Fredrich Engels: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại” Vấn đề cơ bản của Triết học có hai mặt và trả lời cho hai câu hỏi lớn:

Mặt thứ nhất: Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?

Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Thông qua hai mặt cơ bản, triết học được chia ra thành nhiều lập trường khác nhau, thế giới quan của các học thuyết và của các triết gia cũng được xác định

b, Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm:

Giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản, triết học phân chia thành hai trường phái lớn:

Chủ nghĩa duy vật: Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau và được thể

hiện ở ba hình thức cơ bản

Trang 5

Chủ nghĩa duy tâm: Ý thức là cái có trước, vật chất là cái có sau và gồm có hai

trường phái

Chủ nghĩa duy vật biện chứng (những năm 40 của TK XIX)

Phản ánh hiện thực đúng như chính bản thân nó tồn tại

Là một công cụ hữu hiệu giúp những lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện

thực ấy

Chủ nghĩa duy vật siêu hình (TK XV - XVIII)

Mọi vật về cơ bản ở trong trạng thái biệt

lập và tĩnh tại Đẩy lùi thế giới quan duy tâm và tôn giáo

Chủ nghĩa duy vật chất phác (Thời cổ đại)

Đồng nhất vật chất với một số chất cụ thể của vật chất và đưa ra những kết luận trực

Lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích thế giới, không viện đến thần linh, thượng

đế hay các lực lượng siêu nhiên

Phủ nhận sự tồn tại khách quan của

Tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với con người

VD: ý niệm, tinh thần tuyệt đối, Chúa sáng tạo ra vạn vật

Chủ nghĩa duy tâm khách quan

Trang 6

Ngoài ra còn cách chia khác:

Giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản, triết học phân chia thành ba trường phái sau:

Câu 2: Định nghĩa Vật chất của Lenin và ý nghĩa của định nghĩa:

Vật chất và ý thức là hai mặt cơ bản bao trùm toàn thể cuộc sống Vậy nên việc định nghĩa hai phạm trù này vô cùng rộng lớn và khó khăn Trong lịch sử, hai trường phái duy vật và duy tâm cũng đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau qua từng

Đa nguyên luận

Thế giới được cấu

Con người có thế hiểu được bản chất sự vật

Cảm giác biểu tượng quan niệm và nói chung ý thức mà con người có được về sự vật và nguyên tắc là phù hợp với bản thân sự thật

Thuyết bất khả tri

Con người không thể hiểu được bản chất của đối tượng

Các vật mà con người có thể cảm nhận được qua các giác quan không phải là cái tuyệt đối tin cậy

Thuyết hoài nghi luận

Con người không thể đạt đến chân lý khách quan

Giữ vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống hệ tư tưởng và quyền uy của Giáo hội thời trung cổ

Trang 7

thời kì cho đến cuộc Cách mạng khoa học tự nhiên cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX và sự phá sản lớn của các quan niệm siêu hình về vật chất Vật lí học, khoa học tự nhiên, triết học duy vật rơi vào khủng hoảng Cuối cùng, để đưa ra được một quan niệm thực sự khoa học về vật chất, V.I.Lenin đã kế thừa những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen để định nghĩa về vật chất với tư cách là một phạm trù triết học và đem đối lập với phạm trù ý thức trên phương diện nhận thức luận cơ bản

a, Định nghĩa: Vật chất là một phạm trù triết học, chỉ:

Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác

Được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác

Định nghĩa về vật chất của Lenin bao hàm những nội dung cơ bản sau đây: Vật chất là thực tại khách quan Tồn tại bên ngoài ý thức, không lệ thuộc vào ý : thức, bất kể sự tồn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức được Nó là sản phẩm của sự trừu tượng hóa và không có sự tồn tại cảm tính, bắt nguồn từ cơ sở hiện thực, không tách rời tính hiện thực cụ thể của nó Vật chất là hiện thực chứ không phải là hư vô và hiện thực này mang tính khách quan chứ không phải hiện thực chủ quan.

Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián tiếp hay trực tiếp tác động lên giác quan con người

Chủ nghĩa duy vật biện chứng không bàn đến vật chất một cách chung chung mà bàn đến nó trong mối quan hệ với ý thức của con người.

Ví dụ: Như các hạt vật chất Con người không thể nhìn bằng mắt thường để nhận thức được sự tồn tại của chúng dù chúng cũng là một dạng tồn tại của vật chất

Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất: Các hiện tượng vật chất luôn tồn tại khách quan, không lệ thuộc với các hiện tượng tinh thần Các hiện tượng tinh thần luôn có nguồn gốc từ các hiện tượng vật chất , nó chỉ là sự chép lại, chụp lại của vật chất

Ví dụ về vật chất: Bạn không thể di chuyển một cái bút bằng suy nghĩ của mình được Chiếc bút ấy là vật chất Vậy vật chất có thể hiểu là vật thể, quy luật hay  bất cứ thứ gì tồn tại khách quan và đem lại cảm giác cho con người

Trang 8

b.Ý nghĩa:

Bác bỏ chủ nghĩa Duy Tâm, bác bỏ thuyết không thể biết, khắc phục hạn chế của Chủ nghĩa Duy Vật trước Mác

Khắc phục cuộc khủng hoảng khoa học tự nhiên, định hướng cho sự phát triển của nó trong việc tìm kiếm các dạng thức, hình thức mới của vật chất trong thế giới

Là cơ sở để xây dựng được Vật chất trong xã hội, là nền tảng lí luận khoa học để phân tích một cách duy vật biện chứng về các vấn đề của chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Câu 3: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vận động, không gian và thời gian:

a.Vận động (phương thức tồn tại của vật chất):

Là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, bao gồm tất cả mọi sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy

Vận động có đặc điểm như sau:

Thứ nhất, vận động tồn tại khách quan, là thuộc tính cố hữu của vật chất: bởi bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất có kết cấu nhất định giữa các nhân tố, các khuynh hướng, các bộ phận khác nhau, đối lập nhau Chúng tác động qua lại lẫn nhau và chính sự ảnh hưởng, tác động qua lại ấy là vận động Ví dụ: Dòng electron luôn chuyển động trong sự vật hiện tượng Hay một sự vật dù đứng yên so với vật thể này nhưng lại vận động so với vật thể khác Ví dụ như so với cái ghế thì cái bàn đang đứng yên Nhưng so với mặt trời hay so với các hành tinh khách thì chiếc bàn (ở trái đất) lại chuyển động so với chúng

Thứ hai, vận động là phương thức tồn tại của vật chất: Vật chất chỉ có thể tồn tại bằng cách vận động và thông qua vận động mà biểu hiện sự tồn tại của nó với các hình dạng phong phú, muốn vẻ, vô tận.

Ví dụ: Con người cũng là vật chất Một con người sống và tồn tại thực sự không thể chỉ đứng yên, dậm chân tại chỗ Để biểu hiện sự tồn tại của mình, để người

Trang 9

khác biết được sự tồn tại của mình, mỗi cá nhân cần không ngừng vận động (về cả thể chất: đi lại, giao lưu nhiều; cả không ngừng thúc đẩy bản thân để hoàn thiện mình)

Thứ ba, vận động của vật chất là tự thân của vận động: do những mâu thuẫn bên trong bản thân các sự vật hiện tượng tạo thành và không do ai sinh ra và không thể mất đi.

Các hình thức vận động tồn tại trong sự liên hệ không tách rời nhau Sự phân chia các hình thức vận động căn cứ trên trình độ nhất định của tổ chức vật chất Những hình thức vận động cơ bản của vật chất:

Vận động cơ học: Là mọi sự di chuyển vị trí trong không gian như sự dịch chuyển của con lắc đồng hồ

Vận động vật lý: Là các quá trình nhiệt, điện, ánh sáng,… sự vận động của các hạt cơ bản Ví dụ như sự truyền điện từ dòng điện đến các vật thể kim loại Vận động hóa học: Quá trình hóa hợp, phân giải các chất Ví dụ như cho giấy quỳ tìm vào dung dịch bazo thì quỳ tím chuyển xanh Thanh sắt để ngoài mưa lâu ngày sẽ bị gỉ

Vận động sinh học: Trao đổi trong cơ thể của Động – Thực – Vật Ví dụ như quá trình hấp thụ thức ăn trong cơ thể người

Vận động xã hội: Mọi sự thay đổi của Xã hội Ví dụ như xã hội phát triển từ công nghệ 3.0 đến công nghệ 4.0 Nhà nước phong kiến chuyển sang xã hội chủ nghĩa, tư bản chủ nghĩa…

Ý nghĩa của vận động:

Trước hết, đây là cơ sở phân chia thành các ngành khoa học – xã hội như vật lí học, sinh học, hóa học, xã hội học… để đi sâu nghiên cứu vào từng ngành, phát hiện ra nhiều tri thức khác nhau đi sâu vào chuyên môn đồng thời cũng cho phép vạch ra các nguyên lí đặc trưng cho sự tương quan giữa các hình thức vận động của vật chất

Các hình thức vận động cao hơn xuất hiện trên cơ sở hình thức vận động thấp hơn và bao hàm hình thức vận động thấp

Trong một sự vật bao gồm nhiều những hình thức vận động Vì vậy ta vừa phải thấy mối liên hệ giữa các hình thức vận động, vừa phải phân biệt sự khác nhau về chất của chúng

Trang 10

Đứng im là một dạng thức đặc biệt của vận động, là sự vận động trong thăng bằng (sự vật có sự chuyển động nhưng chưa dẫn đến sự chuyển hóa)

Ví dụ: Bốn năm sinh viên (đứng yên), chưa có bước ngoặt về chất cho đến khi ra trường Nhưng nó chỉ tương đối, tạm thời: ta vẫn đang tích lũy về lượng, tri thức Đứng im chỉ mang tính tương đối và tạm thời còn vận động mang tính tuyệt đối

b.Không gian – Thời gian (hình thức tồn tại của vật chất):

Trước hết, không gian là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quảng tính, sự cùng tồn tại, trật tự, kết cấu và sự tác động lẫn nhau Trong đó quảng tính là

chiều dài, chiều rộng, chiều cao

Thời gian là hình thức tồn tại của vật chất xét về độ dài diễn biến, sự kế tiếp của các quá trình

Đặc điểm, mối quan hệ của không gian và thời gian – hình thức tồn tại của vật chất:

Thứ nhất, không gian và thời gian là thuộc tính cố hữu của vật chất, là những hình thức tồn tại của vật chất vận động được con người khái quát khi nhận thức thế giới Không có không gian và thời gian thuần túy tách rời vật chất vận động Mỗi vận động tồn tại trong không gian và thời gian khác nhau

Ví dụ: Thời gian buổi sáng, không gian lớp học, các học sinh và thầy cô đang học tập và giảng bài… Hay thời gian bất kì, không gian vũ trụ, trái đất luôn quay xung quanh mặt trời

Thứ hai, không gian và thời gian là hai thuộc tính, hai hình thức tồn tại khác nhau của vật chất vận động, nhưng chúng không tách rời nhau Vật chất có ba chiều không gian và một chiều thời gian

Thứ ba, không gian và thời gian của vật chất nói chung là vô tận, xét cả phạm vị lẫn tính chất nhưng không gian và thời gian của một sự vật hiện tượng cụ thể là có tận cùng và hữu hạn

Ý nghĩa của quan niệm không gian, thời gian của Mác – Lênin

Trang 11

Bác bỏ chủ nghĩa duy tâm: Không gian và thời gian không phải tồn tại khách quan mà do ý chí của ta áp đặt vào sự vật Thời gian, không gian là do nhận thức của mình

Đây là cơ sở lý luận khoa học để đấu tranh chống lại quan niệm duy tâm, siêu hình tách rời không gian và thời gian với vật chất vận động.

Câu 4: Hãy phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác – Leenin về nguồn gốc của ý thức:

Theo chủ nghĩa Mác – Leenin, nguồn gốc của ý thức bao gồm nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội

a.Nguồn gốc tự nhiên:

Dựa trên sự phát triển của khoa học tự nhiên, chủ nghĩa Mác – Leenin khẳng định rằng xét về nguồn gốc tự nhiên, ý thức chỉ là một thuộc tính của vật chất, xuất phát từ bộ não con người

Con người là loài có bộ não hoàn chỉnh, tinh vi, phức tạp nhất, bao gồm 14 đến 15 tỉ neuron thần kinh, giúp con người thu nhận và xử lý thông tin từ thế giới khách quan vào não bộ và từ đó hình thành ý thức Não bộ giúp con người có năng lực tư duy (phản ánh ý thức) giúp con người khác con vật Vậy, sự xuất hiện con người và hình thành bộ óc của con người có năng lực phản ánh hiện thực khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.

Phản ánh và hình thức của phản ánh: Từ não bộ, con người có thể phản ánh ý thức Ý thức là hình thức phản ánh đặc trưng chỉ có ở con người và là hình thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất Vậy phản ánh là gì?

Phản ánh là sự tái tạo đặc điểm của tổ chức vật chất này ở một tổ chức vật chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hóa lẫn nhau

Có bốn hình thức phản ánh cơ bản:

Thứ nhất là phản ánh vật lí, hóa học: Đặc trưng cho thế giới vô sinh Đây là dạng phản ánh của các vật chất không sống (không có sự trao đổi chất với môi

Trang 12

trường) như phản ánh cơ học… Đây là loại phản ánh cơ bản, phản ánh nguyên xi sự vật, hiện tượng

Ví dụ: Khi dùng phấn viết lên bảng thì chúng để lại dấu vết lên nhau Bảng có để lại dấu vết của phấn và phấn cũng bị mòn Qua đó thể hiện những đặc tính của sự vật: bảng nhẵn, là một mặt phẳng… phấn mềm, dễ để lại dấu vết…

Thứ hai là phản ánh sinh học: Kích thích, cảm ứng trong các loài sinh vật, phản xạ Đây là dạng phản ánh của các vật chất sống (có sự trao đổi chất với môi trường)

Ví dụ: Gặp sự cố đáng sợ hay đột ngột ngạc nhiên, con người ta dễ bị nổi da gà… hay cây cối bị kích thích bởi ánh sáng để tăng trưởng và phát triển, quang hợp Thứ ba là phản ánh tâm lí: Động vật có hệ thần kinh trung ương, có trí nhớ, suy nghĩ đơn giản

Ví dụ như cảm giác buồn, vui, chán, ghét… Loại phản ánh tâm lí có cả ở trên người và động vật

Thứ tư là phản ánh ý thức: Phản ánh năng động, sáng tạo, có khả năng tạo ra cái mới Nhờ có phản ánh ý thức, nhờ tính sáng tạo mà ta có thể phân biệt con người với con vật, con người mới có thể phát triển vượt bậc như ngày hôm nay.

b Nguồn gốc xã hội:

Nếu như nguồn gốc tự nhiên là điều kiện đủ thì nguồn gốc xã hội là điều kiện cần để con người hình thành nên ý thức Sự hình thành và phát triển của ý thức là một quá trình thống nhất không tách rời giữa nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội

Ví dụ: Câu chuyện về cô gái Ấn Độ sống trong rừng Myanmar gần 40 năm Tờ Daily Mail (Anh) từng đưa tin về Ng Chhaidy, hiện 42 tuổi, đã mất tích khi đang là một cô bé bốn tuổi tại làng Saiha ở Mizoram (Ấn Độ), bang nằm giáp biên giới với Myanmar Sau gần 40 năm mất tích, Chhaidy được tìm thấy tại Myanmar Chhaidy khi ấy đang sống trần truồng ở một nghĩa trang của một ngôi làng ngay biên giới Ấn Độ - Myanmar Kể từ sau khi quay về với thế giới văn minh, Chhaidy chỉ có thể nói được một vài từ và dành cả ngày rong chơi khắp nơi trong làng Mỗi buổi sáng thức dậy, cô rửa mặt bằng kem dưỡng da, sơn móng tay và chải mái tóc dài của mình, Daily Mail mô tả Điều đáng ngạc nhiên là mặc dù đã sống biệt lập

Trang 13

với thế giới văn minh trong suốt gần 40 năm, nhưng Chhaidy không hề e dè người lạ, dẫu có bản tính rất con nít

Như vậy nguồn gốc xã hội là yếu tố trực tiếp quyết định nên ý thức Ai sinh ra cũng sẽ có não bộ (cơ sở) nhưng để hình thành nên ý thức thì không thể không ra ngoài tiếp xúc và kế thừa xã hội – lịch sử.

Không chỉ vậy, sự ra đời của ý thức còn nhờ những động lực xã hội để phát triển và hình thành mà theo Angghen: “Trước hết là lao động; sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc con người” Thông qua lao động và ngôn ngữ, con người đã từng bước nhận thức được thế giới và có ý thức ngày càng sâu sắc về thế giới.

Thứ nhất, lao động là quá trình sử dụng công cụ lao động tác động vào xã hội, tự nhiên, tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển Theo Angghen, con người lao động để sinh tồn và để đáp ứng nhu cầu Trong lao động, con người mới có thể phát triển và hoàn thiện thân xác của mình

Ví dụ như con người có dáng đi thẳng là nhờ quá trình lao động hàng trăm triệu năm Nhờ dáng đi thẳng, đứng thẳng, con người dễ dàng hoạt động hai tay và thuận lợi cho việc săn bắt, đấu tranh sinh tồn Không chỉ vậy nhờ lao động mà con người trở nên nhanh nhạy hơn, các giác quan hoàn thiện và phối hợp với nhau hoàn hảo hơn.

Lao động không chỉ giúp con người hoàn thiện thân xác mà còn giúp ta phát triển trí tuệ Ta lao động càng nhiều, học hỏi càng nhiều thì nhận thức sẽ ngày càng trở nên tốt hơn “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” Thông qua lao động mà con người có dịp quan sát và nhận thức được thế giới, qua đó phát triển được ý thức của mình

Ví dụ như hai đứa bé khỏe mạnh (cùng giới tính, cùng độ tuổi…) nhưng một bé được ra ngoài nhiều hơn, được vận động tay chân, tiếp xúc với mọi người nhiều hơn chắc chắn sẽ nhanh nhẹn và hoạt bát hơn đứa trẻ còn lại

Thông qua lao động, con người có nhu cầu giao tiếp để trao đổi thông tin về những hoạt động lao động, những kinh nghiệm của người này muốn người khác cùng học hỏi, phát triển và cùng tốt lên Con người không thể lao động một mình và cũng không thể một mình mà giỏi hơn được Từ đó, ngôn ngữ con người được hình thành mà thheo Anwgghen: “Đem so sánh con người với các loài vật, người

Ngày đăng: 06/05/2024, 09:54

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan