cơ sở văn hóa tìm hiểu về lễ hội chùa hương

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
cơ sở văn hóa tìm hiểu về lễ hội chùa hương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Là địa danh quen thuộc với người dân Việt Nam và được bạn bè quốc tế biết đến là vùng di tích nổi tiếng lâu đời Chảy trôi theo dòng thời gian, Hương Sơn không còn nguyên vẹn với hình dạn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

CƠ SỞ VĂN HÓA

TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG

Trình bày: Nhóm 1 – Lớp K72K – Khoa Giáo dục Tiểu học

A GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ XÃ HƯƠNG SƠN, HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI:

1 Vị trí địa lý, hình dạng lãnh thổ:

Hương Sơn là một vùng quê yên bình nằm ở phía Tây Nam huyện Mỹ Đức, thuộc vùng cực nam của Hà Nội Là địa danh quen thuộc với người dân Việt Nam và được bạn bè quốc tế biết đến là vùng di tích nổi tiếng lâu đời Chảy trôi theo dòng thời gian, Hương Sơn không còn nguyên vẹn với hình dạng ban đầu của nó mà đã trải qua nhiều lần cắt xẻ theo nhiều lát cắt triều đại, hiện Hương Sơn chỉ có 32 xã và 2 thị trấn: Phố Châu và Tây Sơn

2 Đặc điểm truyền thống văn hóa và tự nhiên:

Đây là vùng đất dựng nghiệp của nhiều bậc hiền tài, là nơi diễn ra của nhiều sự kiện lịch sử quốc gia dân tộc, là cái nôi của nền Việt cổ với di chỉ văn hóa Hòa Bình, thế nên Hương Sơn được biết đến là vùng đất có bề dày thành tích đáng

Trang 2

ngưỡng mộ: giàu truyền thống hiếu học, giàu truyền thống văn hóa và cách mạng Cũng trong dòng chảy lịch sử ấy đã bồi đắp, tích góp nhiều nền bản sắc văn hóa bản địa với nhiều giá trị truyền thống quý báu Tất cả đã hình thành nên màu sắc riêng cho vùng đất này đó chính là vùng đất của những di tích - lịch sử - văn hóa Không chỉ toát lên vẻ đẹp cổ kính từ nền văn hóa cổ xưa của các trầm tích mà Hương Sơn còn được ưu ái dành tặng vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời, đó là những bến nước, con thuyền, hang động, núi non với rừng cây bốn mùa xanh tươi Vì thế nên người ta thường nói Hương Sơn như một mảnh đất “Sơn thủy hữu tình”

Hương Sơn gồm một hệ thống di tích từ chùa chiền đến đền miếu, có thể điểm qua một vài di tích nổi tiếng như là: Chùa Thiên Trù, động Tiên, đền Cửa Võng, động Hương Tích… Các di tích này đều thuộc quần thể di tích danh thắng Hương Sơn (chùa Hương)

(Nguồn: http://sovhttdl.hatinh.gov.vn/Tint%E1%BB%A9cS%E1%BB%B1ki %E1%BB%87n/tabid/89/post/18/Huong-Son-mot-vung-van-hoa.aspx)

B KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DI TÍCH CHÙA HƯƠNG:

Nói đến vùng đất cổ kính Hương Sơn thì không thể không nói đến quần thể di tích danh thắng chùa Hương (còn được gọi là chùa Hương Sơn)

1 Lịch sử, thời gian xây dựng:

Chùa Hương có lịch sử từ thế kỷ 15 và được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỉ 17 Sau nhiều lần bị phá hủy bởi những cuộc chiến tranh và được nhân loại phục dựng, tạo dựng thì đến nay ngôi chùa đã được khoác lên một bộ áo mới vô cùng lộng lẫy với những quần thể kiến trúc hoành tráng, nguy nga Dẫu vậy, vẫn không thể nào xóa bỏ hết được các dấu tích, tàn dư của những cuộc

Trang 3

chiến tranh tàn khốc Chính điều đó đã mang đến cho chùa Hương một vẻ đẹp vừa cổ kính vừa hiện đại và vô cùng thiêng liêng

2 Chùa Hương – ngôi chùa thiêng giữa đại ngàn:

Chùa Hương là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp là những công trình kiến trúc công phu do bàn tay con người xây dựng

Bến đục suối Yến là điểm bắt đầu cho hành trình khám phá khu di tích danh thắng chùa Hương Những con thuyền nhỏ ngược xuôi tấp nập trên dòng suối Yến rộng mênh mông để đến các đền, chùa nằm trong khu du lịch Hương Sơn

Trang 4

Đền Trình hay còn có tên chữ là Ngũ Nhạc Linh Từ, là ngôi đền nhỏ được xây dựng dưới chân núi Ngũ Nhạc Qua nhiều đời truyền lại, xa xưa đây chỉ là một ngôi đền nhỏ, thờ vị thần tướng đã có công đánh giặc Ân phù vua Hùng Huy Vương Ngũ Nhạc là một dãy núi gồm 5 ngọn núi liền kề nhau tạo thành một vệt hình dáng giống một con Thanh Long (Rồng xanh) nằm phục gác cổng trời Nam Năm ngọn núi kế tiếp nhau, có cây to bóng mát, có chim thú tụ về là khu rừng cấm của cư dân làng Yến Vĩ

(Nguồn: http://dulichchuahuong.com/den-trinh-ngu-nhac-linh-tu.html)

Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung

lũng suối Yến Khu vực chính là chùa Ngoài, còn gọi là chùa Trò, tên chữ là chùa Thiên Trù Tam quan chùa được cất trên ba khoảng sân rộng lát gạch Sân thứ ba dựng tháp chuông với ba tầng mái Đây là một công trình cổ, dáng dấp độc đáo vì lộ hai đầu hồi tam giác trên tầng cao nhất Tháp chuông này nguyên thủy thuộc chùa làng Cao Mật, tỉnh Hà Đông, năm 1980 được di chuyển về chùa Hương làm tháp chuông

Ngoài ra còn một số ngôi chùa, đền thuộc quần thể chùa Hương như:

Trang 5

Chùa động Tiên Sơn

Chùa Giải Oan

Trang 6

Đền Trấn Song

Trang 7

Chùa Chính (chùa Trong) không phải là một công trình nhân tạo mà là một động đá thiên nhiên Ở lối xuống hang có cổng lớn, trán cổng ghi 4 chữ Hương Tích động môn Động Hương tích là nơi thờ phật lớn nhất của di tích Chùa Hương Nói đến Trẩy hội chùa Hương tức là nói đến chùa trong động này Chùa có nhiều tượng quý, đặc biệt là tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh, tạc vào thời Tây Sơn Cảnh Thịnh năm thứ hai (1793)

(Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_H%C6%B0%C6%A1ng)

Trang 8

C LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG:

1 Nguồn gốc lịch sử, thời gian diễn ra:

Nói đến chùa Hương người ta thường nhắc đến những công trình lăng mộ đồ sộ công phu, những hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, những nét đẹp văn hóa tâm linh mà ít ai có thể hiểu sâu được về cội nguồn lịch sử của ngôi chùa

- Nguồn gốc:

Gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Chúa Ba Tương truyền rằng công chúa Diệu Thiện đã tu hành 9 năm tại Hương Sơn, sau đó đắc đạo thành Phật để phổ độ chúng sanh Thời điểm mà công chúa Diệu Thiện đắc đạo cũng chính là giữa mùa Xuân, trăm hoa đua nở, cây cỏ xanh tươi, vạn vật tương sinh tương ái

Tháng 3 năm 1770, Chúa Trịnh Sâm trong chuyến tuần du tại Trấn Sơn Nam đã đến chùa Hương Tích vãn cảnh, thắp hương và đề lên cửa động 5 chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động” Điều này đã biến động Hương Tích trở thành một di tích lớn và là tiền đề cho sự hình thành của lễ hội Chùa Hương

Đến năm 1896, niên hiệu Thành Thái thứ 8, lễ hội Chùa Hương mới chính thức được tổ chức như một lễ hội thực thụ và trở thành một trong những lễ hội lớn nhất của Việt Nam

- Thời gian diễn ra: Ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm là ngày khai hội Chùa Hương, ngày này vốn là ngày chùa mở cửa rừng, người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội Không khí nơi đây vô cùng nhộn nhịp, vui tươi, rộn vang những điệu múa, điệu hát Đây cũng là thời điểm cao trào nhất của hoạt động tín ngưỡng ở chùa Hương, hàng triệu phật tử đến để cúng bái, cầu nguyện Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch nhưng đỉnh cao là từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng 2 Âm lịch Trong đó, riêng mùng 5 có khoảng hơn 4 vạn khách từ mọi miền đất nước Không chỉ du khách trong nước mà rất nhiều bạn bè quốc tế cũng đến nơi đây để tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời vào độ xuân về và tìm hiểu về nét đẹp đặc trưng của nền văn hóa dân tộc Việt Nam

2 Phần lễ lễ hội chùa Hương:

Hội chùa Hương bắt đầu ngày từ mùng 6 Giêng với lễ khai sơn (mở cửa rừng) của

địa phương Nghi lễ “mở cửa rừng” còn hàm chứa ý nghĩa mở cửa chùa, khai lễ Ởtrong chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ Trong lúc chay đàn, hai vị tăng ni múa rất dẻo và đẹp mắt qua những động tác ít thấy ở mọi nơi

Trang 9

Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền, còn hương khói thì

không bao giờ dứt Về phần lễ có nghiêng về "thiền" nhưng ở chùa Ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo Đền Cửa Võng là "chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngổn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là "tì nữ tuý Hồng" của sơn thần tối cao Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.

Hầu hết các du khách đi đến với chùa Hương vào dịp đầu xuân đều có một mục đích chung là dâng lên một lời nguyện cầu, một nén tâm hương Tại nơi

đây, du khách có thể dâng lên những lời nguyện cầu của đời sống chân thực, cầu mong sự sinh sôi nảy nở, ước mong cuộc sống đầy đủ:

Nhà nông cầu mong mình làm ruộng gạo vun lên thành đụn gạo trắng như ngọc

Người buôn bán mong sao có lãi, có lời, tiền của như cây vàng, cây bạc Ai muốn con trai thì xoa đầu núi cậu, ai ước con gái thì xoa đầu núi cô Còn người bệnh thì tin rằng những giọt nước từ bầu sữa tiên (vú mẹ) sẽ trợ thêm sức mạnh cho người mau khỏe Đó thực là những tín ngưỡng của người lao động

Nơi đây không có chỗ cho những ai cầu vinh hoa danh vọng, chức tước, quyền hành

Tại sao những người trong hình ảnh trên lại làm vậy

Là 1 người con của Huyện Mỹ Đức từ khi con bé mk đã đc bố mẹ cho đi chùa Hương mỗi lần vào động Hương Tích mình lại thấy mọi người ngửa tay hứng nước từ bầu sữa tiên Hay ngay chính gia đình mình vì ước mong có con trai nên đã xoa đầu núi Cậu mua những cậu bé bằng tượng để đem cúng

Trang 10

Nguồn:

https://www.vietnamplus.vn/le-hoi-chua-huong-hanh-trinh-ve-coi-phat-cua-du-khach-thap-phuong/616569.vnp

3 Phần hội của lễ hội chùa Hương:

Khi đến tham quan chùa Hương, du khách còn được hòa mình vào những hoạt

động văn hóa, lễ hội tại nơi đây Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn, … Nhắc đến chùa Hương, người ta sẽ nghĩ ngay đến thuyền đò, đây là một phương tiện đi lại chính trong lễ hội Du khách có thể coi ngồi thuyền là một thú

vui tao nhã, vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật Vào những ngày hội chính, hàng

loạt những con thuyền đua nhau trên dòng suối Yến Đây là một hoạt động giải trí không thể thiếu trong lễ hội

Trang 11

Rời bến đò, du khách đến với các hoạt động leo núi đặc sắc của khu di tích Du khách có thể leo bộ lên những bậc thang dẫn đến động Hương Tích, chùa Trong Cảm giác thật tuyệt vời nếu bạn chinh phục từng bậc thang lên xuống vào động

Hương Tích Lựa chọn hình thức đi bộ hay cáp treo không thể hiện sự tôn kínhmà thể hiện từ tâm của hành khách đến chùa Hương

Khi đi dọc bến đò hoặc đặt chân lên mảnh đất tâm linh bạn sẽ gặp những làn điệu dân ca hát chèo hoặc hát xẩm trên từng mái nhà tranh Những làn dân ca cứ in sâu vào lòng du khách thập phương nếu đã một lần đến đây Hãy dành

cho mình những phút giây tuyệt vời nhất khi hòa mình vào những làn điệu dân ca, điệu hò truyền thống ấy

4 Các tuyến trong khu thắng cảnh Hương Sơn:

- Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng.

- Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài

- Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm - Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn

Trang 12

D GIÁ TRỊ VĂN HÓA VÀ Ý NGHĨA CỦA LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG:

Giá trị lễ hội truyền thống được khẳng định trên nhiều phương diện cuộc sống, cuốn hút và hấp dẫn, được xã hội thừa nhận và trở thành một nhu cầu chính đáng của người dân Những yếu tố tích cực, sống động của lễ hội góp phần bảo vệ sự đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Lễ hội chùa Hương không chỉ là giá trị vùng miền

mà là di tích quốc gia, là giá trị văn hóa của một dân tộc Giá trị văn hóa của chùa Hương bao gồm giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể

1 Giá trị văn hóa vật thể

a Quần thể Hương Sơn - một kì quan của đất nước:

Chùa Hương không chỉ nổi tiếng về nét đẹp văn hóa tín ngưỡng tâm linh mà còn nổi tiếng với 18 điểm di tích gắn liền với núi rừng Hương Sơn và trở thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn

Một số hình ảnh bao quát về toàn cảnh chùa Hương

Nhắc tới những giá trị văn hóa vật thể của một di tích là nhắc tới những giá trị hữu hình mang tính lịch sử, thẩm mĩ, nghệ thuật. Nó thể hiện qua các kết cấu kiến trúc, các trang trí, điêu khắc, và ở di tích chùa Hương cũng vậy, dọc theo con đường đi vào chiêm bái đầu tiên phải nói đến địa thế Hương Sơn.

Tạo hóa đã khéo bày đặt ở vùng này những dãy núi đá gồ ghề bên cạnh sự mềm mại của các dòng suối. Quần thể núi non tạo nên những dáng hình kì thú Dáng núi tựa 2 con rồng đá tranh hòn Ngọc ốc ở cánh đồng Đục Khê Núi nổi trên cánh đồng nước gần đền Trình tạo thành hình bốn con vật (rồng, sư tử, rùa, phượng) linh thiêng trong tâm thức người Việt Lại có núi ông Sư và Vãi, núi Mâm Xôi, núi Con Gà Tuyến Tuyết Sơn có dãy núi như chiếc thuyền rồng, như đầu sư tử

Trang 13

Sự hấp dẫn của Hương sơn không chỉ ở bề ngoài mà còn ở bên trong Đó là vẻ đẹp sâu lắng, triết lí của dân gian của các hang động Cả ba tuyến du lịch

(Hương Tích, Long Vân, Tuyết Sơn) đều khai thác các vị trí động đá để thu hút

khách Trong tất cả các hang động chùa Hương, nổi bật hơn cả là động Hương Tích

Trang 14

Người ta thường nói:

“Đường vào Hương Tích lượn quanhNước non gấm dệt màu xanh phủ màn

Người niệm Phật khách tham quanSuối thanh tịnh, rửa nhẹ nhàng trần duyên”

Du khách đến Hương Tích lặng người chiêm ngưỡng những ngũ đá - những tác phẩm tuyệt mỹ mà tạo hóa phải thầm lặng hàng triệu năm bồi hoàn mới thành khối,

thành hình Bởi vậy vào năm 1770, Tĩnh đô vương Trịnh Sâm, người có tài văn chương tuần thú qua vùng Hương Sơn, đề thơ ở động chúa Tiên, sau lên thămđộng Hương Tích đã đặt bút khắc cho 5 chữ: “Nam thiên đệ nhất động” (độngđẹp nhất trời nam) Điều đó chứng ỏ không phải thời nay mà cách hơn 2 thế kỉ

non nước Hương Sơn đã nổi tiếng.

Trang 15

Hình ảnh những nhũ đá Chữ Nam Thiên đệ nhất động

Trong cảnh đẹp Hương Sơn, những dòng suối có một vai trò hết sức quan trọng,

nó lôi cuốn du khách một cách vô cùng hấp dẫn

Suối Yến mênh mông, buông thả hiền hòa giữa 2 triền núi Đường suối không xa lắm nhưng trông như không có chỗ tận cùng, quanh co lượn qua lượn lại chạy theo các dãy núi Hai bên bờ suối còn có những ruộng lúa nước bao la, ban ngày, ban đêm lúc nào cũng đẹp như mơ, cho nên còn có tên là Suối Mơ.

Trang 16

Hương Sơn không chỉ hấp dẫn du khách ở vẻ đẹp thiên tạo, nơi đây còn giữ lại dấu tích văn hóa của nhiều giai đoạn lịch sử Đó là những sản phẩm vô giá kết tinh tài năng trí tuệ, tâm tư tình cảm của nhân dân lao động, phản ánh tư tưởng của các thời đại

Cho tới hôm nay không kể những tầng văn hóa (ốc, đá, xương thú) của người nguyên thủy phát hiện ở hang Sũng Sàm (Tuyến Long vân) có niên đại trên một vạn năm mang truyền thống đá cuội, gạch nối văn hóa Hòa Bình và văn hóa Bắc

Sơn thì cổ vật ghi niên đại sớm nhất ở Hương Sơn là quả chuông đồng có tên là “Bảo Đài Hương Tích Sơn hồng chung” Niên đại ghi trên chuông là thời Hậu Lê.

Hình ảnh gác chuông chùa Thiên Trù

Ngoài ra ở chùa Hương, cổ vật bằng đá khá nhiều Điển hình là bia đá Loại bia

dẹt, bia trụ (tứ trụ, lục trụ, ), bia ma nhai Trong đó bia có niên đại sớm nhất là bia Thiên Trù tự bi ký hiện dựng ở nhà bia trên đường từ bến Thiên Trù vào chùa

Trang 17

Nguồn: file:///C:/Users/Admin/Downloads/tailieuxanh_le_hoi_2_2701.pdf

2 Giá trị văn hóa phi vật thể:

a Trong tâm thức người Việt, Hương Sơn là cõi phật:

Chùa Hương không chỉ còn là một giá trị vùng miền, mà là di tích của quốc gia

cũng là giá trị văn hóa tâm linh của một dân tộc, vì nó là giá trị sống của chuỗiphát triển văn hóa tín ngưỡng đạo Phật của người dân Việt từ xa xưa cho tới nay.

Lễ hội chùa Hương mang đến giá trị hướng về cội nguồn, tâm linh lớn lao

trong thời đại cách mạng khoa học kĩ thuật, con người dần tách rời với tự nhiên, môi trường.

Con người cũng biết rằng cuộc sống ấm no hạnh phúc không chỉ có điều kiện kinh tế đầy đủ mà có cả yếu tố tinh thần Vì thế khi cần thư giãn về mặt tinh thần, nhiều người đến với miền đất Phật này để thấy lòng mình phấn chấn, vui vẻ, tự tin hơn

Đến với lễ hội chùa Hương con người dường như được tắm mình trong dòng nước mát đầu nguồn của văn hóa dân tộc, được sống những giây phút giao cảm hồ hởi đầy tinh thần cộng đồng Thông qua lễ hội chùa Hương ta bắt gặp tính chất cộng đồng trong văn hóa và các nét đẹp văn hóa bản địa

Ngày đăng: 05/05/2024, 21:57

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan