khắc phục ảnh hưởng của mạng xã hội đến sự trì trệ trong học tập của sinh viên khoa tiếng anh trường đại học sư phạm hà nội

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
khắc phục ảnh hưởng của mạng xã hội đến sự trì trệ trong học tập của sinh viên khoa tiếng anh trường đại học sư phạm hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đặc biệt, nó tác động sâu rộng đến mặt học tập của học sinh, sinh viên cụ thể là các bạn phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ, đắm chìm trong thế giới ảo mà xao nhãng trong học tập, dẫn đến

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC HỌCPHẦN NHẬP MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

KHẮC PHỤC ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN SỰTRÌ TRỆ TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA TIẾNG

ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Thuộc nhóm đề tài: Xã hội

Thành viên tham gia: Nguyễn Thị Ánh Dương Nguyễn Thùy Dương Lưu Thị Đoan

Trang 2

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU: 1

1 Lý do chọn đề tài: 1

2 Mục tiêu nghiên cứu: 1

3 Đối tượng nghiên cứu: 1

4 Phạm vi nghiên cứu: 1

5 Phương pháp nghiên cứu: 2

B NỘI DUNG: 2

1 Cơ sở lý luận: 2

2 Thực trạng trì trệ trong học tập của sinh viên: 2

3 Nguyên nhân mạng xã hội ảnh hưởng đến sự trì trệ trong học tập của sinh viên: 4

3.1 Nguyên nhân chủ quan: 5

3.2 Nguyên nhân khách quan: 5

4 Ảnh hưởng của mạng xã hội đến sự tập trung, chú ý của sinh viên trong học

Trang 3

A MỞ ĐẦU: 1 Lý do chọn đề tài:

Như chúng ta đã biết, ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của internet và công nghệ, cuộc sống của chúng ta cũng có nhiều sự biến đổi theo Đặc biệt, nó tác động sâu rộng đến mặt học tập của học sinh, sinh viên cụ thể là các bạn phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ, đắm chìm trong thế giới ảo mà xao nhãng trong học tập, dẫn đến trì trệ, làm việc kém hiệu quả

Nhận thức được tình trạng trì trệ trong học tập của sinh viên ngày càng gia tăng, cụ thể là sinh viên khoa Tiếng Anh trường ĐHSPHN, nhóm đã quyết định nghiên cứu đề tài này nhằm phân tích cụ thể thực trạng, từ đó đề xuất những biện pháp cụ thể, tối ưu nhất để phần nào giúp các bạn có thể khắc phục được và học tập, cũng như làm việc một cách hiệu quả.

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Xuất phát từ những mục đích đã xác định, đề tài nghiên cứu thực hiện những nhiệm vụ sau:

Phân tích cụ thể tình trạng và ảnh hưởng của mạng xã hội đối với việc học tập của sinh viên khoa Tiếng Anh trường ĐHSPHN.

Đề xuất một số giải pháp cụ thể để giúp sinh viên vượt qua các thách thức này và cải thiện hiệu suất học tập.

3 Đối tượng nghiên cứu:

Sinh viên khoa Tiếng Anh trường ĐHSPHN.

4 Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi không gian: khoa Tiếng Anh trường ĐHSPHN.

Trang 4

- Phạm vi thời gian: 9/2023 - 4/2024

5 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết

B NỘI DUNG: 1 Cơ sở lý luận:

Khái niệm:

Mạng xã hội: là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người

sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn, trò chuyện trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.

Trì trệ: được hiểu như một trạng thái đình trệ, không có sự tiến

triển hoặc thay đổi Nó thường ám chỉ sự mất động lực, sự trì trệ trong quá trình phát triển, hoặc sự không phát triển trong một hoặc nhiều khía cạnh.

Trì trệ trong học tập: là hành vi chậm lại, hoãn lại hoặc chưa

muốn bắt tay vào làm ngay việc thực hiện các nhiệm vụ, yêu cầu, mục tiêu học tập.

2 Thực trạng trì trệ trong học tập của sinh viên:

2

Trang 5

Theo khảo sát về vấn đề trì trệ trong học tập của sinh viên khoa Tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Hà Nội, có tới 48,8% người tham gia thừa nhận thường xuyên trì trệ trong học tập.

Có nhiều tác nhân gây ra sự trì trệ trong học tập của sinh viên nhưng có đến 70,6% là do mạng xã hội gây nên

Trang 6

Sinh viên sử dụng mạng xã hội khá thường xuyên, gần như mọi lúc mọi nơi chỉ cần có công cụ truy cập mạng xã hội và kết nối mạng Điều này khá hợp lý với việc có đến 57,1% sinh viên sử dụng >7 tiếng để truy cập internet hằng ngày và trong khoảng thời gian truy cập internet, có 28,6% sinh viên truy cập vào các nền tảng mạng xã hội Chính vì thế mà thời gian cho học tập ngày càng ít đi, thậm chí có sinh viên còn bỏ học, trốn tiết để giải trí trên các trang mạng xã hội.

3 Nguyên nhân mạng xã hội ảnh hưởng đến sự trì trệ tronghọc tập của sinh viên:

4

Trang 7

3.1 Nguyên nhân chủ quan:

Chưa có hứng thú, mục tiêu học tập cụ thể dẫn đến việc cảm thấy hứng thú hơn với những việc khác.

Kỹ năng quản lý thời gian của các bạn còn kém Cụ thể, việc sử dụng mạng xã hội dẫn đến việc mất kiểm soát về thời gian Sinh viên có thể dễ dàng rơi vào thói quen kiểm tra và cập nhật thông tin trên mạng xã hội mà không nhận ra rằng họ đã dành quá nhiều thời gian cho hoạt động này.

3.2 Nguyên nhân khách quan:

Tương tác xã hội: con người có nhu cầu tương tác xã hội và cảm thấy thỏa mãn khi kết nối với người khác Mạng xã hội cung cấp một môi trường thuận tiện để thực hiện nhu cầu này, cho phép người dùng giao tiếp, chia sẻ và tương tác với nhau từ xa.

Tính chất thú vị: mạng xã hội thường cung cấp nội dung mới và đa dạng, giúp kích thích sự tò mò và hấp dẫn của người dùng Điều này tạo ra một cảm giác mãn nhãn và thú vị, khiến họ muốn tiếp tục thăm dò và khám phá nội dung trên mạng xã hội Mạng xã hội có những thuật toán phân tích hành vi người dùng, từ đó đề xuất những nội dung gây hứng thú cho người dùng, xem không ngừng lại được Khi ta cảm thấy hứng thú với những nội dung đó, ta sẽ quên đi thời gian và nhiệm vụ học tập của bản thân, từ đó dẫn đến việc trì trệ trong học tập

Tính thông tin: mạng xã hội thường cung cấp thông tin nhanh chóng và dễ tiếp cận về nhiều chủ đề khác nhau Sự thuận tiện này giúp người dùng cảm thấy hài lòng về việc tiếp cận thông tin và kiến thức, và có thể tạo ra một cảm giác nhu cầu sử dụng liên tục, nếu không sử dụng thì sẽ bị tụt lại phía sau.

Trang 8

4 Ảnh hưởng của mạng xã hội đến sự tập trung, chú ý của sinhviên trong học tập:

4.1 Khái niệm:

Sự tập trung: là một trạng thái của con người, biểu hiện qua việc

dồn hết mọi sự chú ý vào một nội dung, vấn đề cụ thể mà không để ý tới những tác động bên ngoài.

Chú ý: là sự tập trung của ý thức vào một cá nhân hay một nhóm

sự vật, hiện tượng để định hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh - tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả.

4.2 Ảnh hưởng:

Dễ bị xao nhãng, học tập kém hiệu quả: các thông báo từ các ứng dụng trên điện thoại có thể tác động đến sự tập trung của sinh viên khi đang học hoặc làm bài tập

Sinh viên thực hiện các thao tác học tập có phần trì trệ, sử dụng nhiều thời gian hơn mức cần thiết: khi cần dùng công cụ để tra bài hoặc để tìm tài liệu tham khảo, phần đa sinh viên sẽ có xu hướng truy cập lệch sang các nền tảng mạng xã hội, từ đó quên đi mục đích ban đầu của mình.

5 Ảnh hưởng của mạng xã hội đến việc học tập của sinh viên:

Kết quả học tập bị ảnh hưởng, không hoàn thành dự định và những nhiệm vụ đã đặt ra.

Tăng cường áp lực xã hội: mạng xã hội thường tạo ra áp lực xã hội đối với sinh viên, như cảm giác phải đăng ảnh hoặc cập nhật trạng thái để thể hiện cuộc sống của mình đang diễn ra như thế nào Sự cần phải "đuổi kịp" cuộc sống của người khác có thể làm cho sinh viên cảm thấy lo lắng, căng thẳng, và mất tập trung vào việc học tập.

6

Trang 9

Ngủ quên và thiếu ngủ: theo khảo sát, có đến 57,1% sinh viên sử dụng các nền tảng mạng xã hội vào buổi tối, việc này có thể làm giảm thời gian ngủ của sinh viên, gây ra việc thức dậy muộn vào sáng hôm sau và cảm giác mệt mỏi Sự thiếu ngủ và mệt mỏi có thể làm giảm sự tập trung và hiệu suất học tập.

Gây nghiện và phụ thuộc: một số sinh viên có thể trở nên phụ thuộc vào mạng xã hội, dẫn đến việc dành quá nhiều thời gian trên các nền tảng này và bỏ qua việc học tập Sự phụ thuộc và gây nghiện có thể làm giảm khả năng kiểm soát và tự điều chỉnh sự sử dụng, ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ học tập.

6 Đề xuất giải pháp:

Đầu tiên, giải pháp tối ưu nhất phải do bản thân mỗi sinh viên tự ý thức được và điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp, nhưng bọn em cũng có 1 số đề xuất giải pháp như sau:

Giảm tần suất: hãy cố gắng giảm bớt số lần truy cập mạng xã hội và thời gian trải nghiệm trên các nền tảng này Chia nhỏ thời gian sử dụng thành các khung giờ cụ thể và hạn chế sử dụng vào những khoảng thời gian cần tập trung học tập.

Trang 10

Sử dụng công cụ hạn chế: tận dụng các tính năng hạn chế thời gian sử dụng hoặc quản lý ứng dụng của các nền tảng mạng xã hội Thiết lập giới hạn về thời gian sử dụng hằng ngày và nhắc nhở bản thân tuân thủ

Lập kế hoạch cụ thể: xây dựng lịch trình học tập và giải trí hợp lý Dành thời gian cụ thể cho các hoạt động học tập và nghỉ ngơi, tránh lãng phí thời gian vào việc lướt mạng xã hội.

Tạo động lực học tập: tăng cường các hoạt động bổ ích, khơi dậy hứng thú và đam mê học tập, điều này sẽ giúp sinh viên chủ động sử dụng thời gian một cách hiệu quả, thay vì lãng phí vào mạng xã hội

Ngoài ra, theo khảo sát còn một số biện pháp như sau:

C KẾT LUẬN:

Đề tài nghiên cứu đã phân tích những ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đến việc học tập của sinh viên khoa Tiếng Anh trường

8

Trang 11

ĐHSPHN, cụ thể là gây nên sự trì trệ trong học tập của sinh viên Trong nghiên cứu này, nhóm đã nêu ra được các khái niệm về mạng xã hội, sự trì trệ, trì trệ trong học tập, sự tập trung và chú ý.

Ngoài ra, số liệu mà nhóm thu thập được cũng đã chỉ ra thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên hiện nay, và chỉ ra ảnh hưởng cũng như lý do của việc mạng xã hội có thể gây nên sự trì trệ trong học tập của sinh viên

Bên cạnh đó, chúng em cũng đã đề xuất ra một số giải pháp để các bạn sinh viên có thể tham khảo và khắc phục được tình trạng trì trệ trong học tập do bị cuốn vào mạng xã hội.

Do thời gian nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm của nhóm chúng em còn có thiếu sót, chúng em rất mong được sự góp ý và nhận xét của cô cũng như các bạn đọc.

Ngày đăng: 05/05/2024, 21:57

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan