sự phát triển trong cách tiếp cận kiến thức kĩ năng về lực ở ct gdpt 2018 so với ct gdpt 2006

36 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
sự phát triển trong cách tiếp cận kiến thức kĩ năng về lực ở ct gdpt 2018 so với ct gdpt 2006

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu.Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chương trình giáo dục phổ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Trang 2

KHOA VẬT LÍBỘ MÔN VẬT LÍ ĐẠI CƯƠNG

-o0o -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SỰ PHÁT TRIỂN TRONG CÁCH TIẾP CẬN KIẾN THỨC KĨ NĂNG VỀ LỰC Ở CT GDPT 2018 SO VỚI CT GDPT 2006

Sinh viên: TRẦN MAI LINHLớp: B – K68

Chuyên ngành: VẬT LÍ MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn: PGS.TS NGUYỄN VĂN KHÁNH

HÀ NỘI – 2022

Trang 3

MỤC LỤC

Lời cảm ơn 4

Lý do chọn đề tài 5

Chương 1 Một số vấn đề chung 7

I Dạy học phát triển nội dung 7

II Dạy học phát triển năng lực 7

1 Khái niệm phẩm chất 8

2 Khái niệm năng lực 9

3 Khác biệt giữa dạy học phát triển nội dung và phát triển phẩm chất, năng lực 10

III Môn Vật lí trong CT GDPT 2018 12

1 Vị trí và đặc điểm 12

2 Mục tiêu chương trình môn Vật lí 12

3 Quan điểm xây dựng chương trình môn Vật lí 13

Chương 2 So sánh chương trình môn Vật lí 2018 và 2006 14

2 Chủ đề: Các định luật bảo toàn 20

3 Chủ đề: Cơ sở của nhiệt động lực học 24

4 Chủ đề: Điện tích Điện trường 25

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT 5 Bảng 2.3 Vị trí chủ đề Các định luật bảo toàn

6 Bảng 2.4 So sánh kĩ năng và kiến thức cần đạt được giữa CT 9 Bảng 2.7 So sánh kĩ năng và kiến thức cần đạt được giữa CT

GDPT 2006 và CT GDPT 2018 chủ đề Cơ sở của nhiệt động lực học

10 Bảng 2.8 Vị trí chủ đề Điện tích, Điện trường

11 Bảng 2.9 So sánh kĩ năng và kiến thức cần đạt được giữa CT GDPT 2006 và CT GDPT 2018 chủ đề Điện tích, Điện trường 12 Bảng 2.10 Vị trí chủ đề Từ trường

13 Bảng 2.11 So sánh kĩ năng và kiến thức cần đạt được giữa CT

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành tại khoa Vật lí – trường Đại học Sư

phạm Hà Nội dưới sự hướng dẫn của PGS TS Nguyễn Văn Khánh.

Trước tiên, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS TS Nguyễn Văn Khánh – người đã hết lòng truyền thụ kiến thức, kĩ năng hướng dẫn tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa Vật lí, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, những người tận tụy truyền đạt kiến thức quý báu cho em suốt trong thời gian học đại học vừa qua, giúp đỡ em đạt gần hơn đến ước mơ được làm một người thầy tốt

Sau cùng xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã dành cho em sự khích lệ và quan tâm trong suất quá trình làm nghiên cứu.

Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2022

Sinh viên

Trần Mai Linh

Trang 7

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

“Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử Nước ta đã thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình Tuy nhiên, những thành tựu về kinh tế của nước ta chưa vững chắc, chất lượng nguồn nhân lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, môi trường văn hoá còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa hội đủ các nhân tố để phát triển nhanh và bền vững

Cũng trong khoảng thời gian trước và sau khi nước ta tiến hành đổi mới, thế giới chứng kiến những biến đổi sâu sắc về mọi mặt Các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư nối tiếp nhau ra đời, kinh tế tri thức phát triển mạnh đem lại cơ hội phát triển vượt bậc, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển Mặt khác, những biến đổi về khí hậu, tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và những biến động về chính trị, xã hội cũng đặt ra những thách thức có tính toàn cầu Để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hoá vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu.

Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.”[1]

Thế kỉ 21 khi mà khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin có sự bùng nổ vượt trội, điển hình chình là sự phát triển của công nghệ truyền thông trong các mặt của đời sống hằng ngày Trong xã hội tri thức, con người là chủ thể kiến tạo nên xã hội tri thức này, lấy tri thức xác định vị thế xã hội Cần phải giải quyết mâu thuẫn giữa tri thức phát triển rất nhanh trong khi thời gian đào tạo thì còn hạn chế là yêu cầu xã hội đặt ra đối với giáo dục Xã hội cần giáo dục đào tạo ra những con người mới có

Trang 8

năng lực tốt đáp ứng được thị trường lao động, hòa nhập cộng đồng và cạnh tranh quốc tế.

Bộ Giáo dục & Đào tạo đã xây dựng và phát triển Chương trình giáo dục phổthông 2018 để thực hiện đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông nói chung,

Chương trình môn Vật lí 2018 nói riêng đều chú trọng vào việc phát triển năng lực, định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh ngày từ khi còn đi học.

Để có những chuẩn bị tốt nhất cho việc dạy học theo CT GDPT 2018, thì một trong những công việc bổ ích là so sánh và nhận thức rõ được sự phát triển của các kiến thức, kĩ năng từ chương trình giáo dục phổ thông 2006 đến chương trình giáo dục phổ thông 2018, và một trong các kiến thức quan trọng nòng cốt đó là kiến

thức, kĩ năng về lực Chính vì thế khóa luận này chọn đề tài là “Sự phát triển trongcách tiếp cận kiến thức kĩ năng về lực ở CT GDPT 2018 so với CT GDPT 2006”

để làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

Trang 9

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNGI Dạy học phát triển nội dung

– Dạy học phát triển nội dung là hình thức dạy học chỉ nhấn mạnh sự truyền đạt nội dung kiến thức khoa học cho người học và đánh giá kết quả học tập chủ yếu tập trung đánh giá dung lượng và mức độ đồng hóa kiến thức Kiểu dạy học này gọi là dạy học phát triển nội dung, lối truyền thụ một chiều.

– Hình thức dạy học này đã tồn tại rất lâu trong lịch sử nền giáo dục của Việt Nạm Trong thời kì phong kiến, đặc điểm của nền giáo dục là nền giáo dục Nho giáo, lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống, quy chuẩn cho nền giáo dục Phương thức giáo dục của giai đoạn này tập trung “Trí dục” và “Đức dục”, trong đó “Trí dục” chủ yếu áp dụng phương pháp học thuộc lòng các tài liệu của Nho học Trung Quốc gồm: Tứ thư, Ngũ kinh và Bắc sử (sử Trung Hoa); “Đức dục” được áp dụng phương pháp nêu gương.

– Đặc trưng của lối truyền thụ một chiều là: “Giáo viên độc thoại, giảng giải minh họa, làm mẫu, kiểm tra, đánh giá; còn học sinh thì thụ động ngồi nghe, ngồi nhìn, cố gắng ghi chép và nhắc lại” Nói khác đi, giáo viên là nhân vật trung tâm của quá trình dạy học, giáo viên sẽ quyết định tất cả các hoạt động cụ thể của tiết học, từ mục tích học, nội dung, các thức vận hành tiết học, con đường đi đến kiến thức kĩ năng, đánh giá kết quả.

– Bằng cách này, giáo viên trình bày và giải thích cho học sinh một cách rõ ràng, chính xác, đầy đủ, dễ tiếp cận những kiến thức cần truyền thụ, biểu diễn các thí nghiệm một cách thành công, đúng như đã nói trong lí thuyết hay đúng những mong muốn cần đạt được Giáo viên chỉ quan tâm đến việc giảng dạy của mình có hoàn hảo hay không, học sinh có hiểu và phát triển được hay không là trách nhiệm của học sinh Cách dạy này rõ ràng đặt học sinh vào thế bị động hoàn toàn, không có cơ hội để suy nghĩ và thực hành những ý tưởng mới của mình, và giáo viên trở thành nhân vật quyền lực khiến học sinh phải sợ hãi và phụ huynh phải kính phục.

II Dạy học phát triển năng lực

“Sau 30 năm đổi mới, đất nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu to lớn, đang trên con đường thực hiện kế hoạch công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập thế giới Các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư nối tiếp nhau ra đời, kinh tế tri thức phát triển mạnh đem lại cơ hội phát triển vượt bậc, đồng thời đặt ra những thách thức không hề nhỏ đối với mỗi quốc gia [1] Nghị quyết hội nghị BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam, khóa VIII đã chỉ rõ: ”nhiệm vụ cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức

Trang 10

trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc công nghiệp hóa, hiện đại hóa; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, có phong cách công nghiệp, có tính tổ chức kỉ luật, có sức khỏe, là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên như lời căn dặn Bác Hồ” [1]

Như đã biết, mô hình kiến thức được sử dụng rộng rãi từ trước đến nay đều chủ yếu thiên về nặng truyền thụ kiến thức Theo mô hình này, kiến thức vừa là “chất liệu”, tức là “đầu vào” vừa là “kết quả”, tức là “đầu ra” của quá trình giáo dục Chính vì lí do đó, học sinh có quá nhiều yêu cầu học và ghi nhớ cần thực hiện trong khi nhận thức và thực hành thì còn rất hạn chế.

“Lí luận và thực tiễn chỉ rõ, mục đích của dạy học không phải chỉ là người học thu nhận được tất cả kiến thức được học Bởi vì, dù có thu nhận được tất cả kiến thức, nhưng không thể hiện được kiến thức ấy thành hành động thì kiến thức thu nhận được cũng chưa mang lại lợi ích như mong muốn.”

Vì vậy, mục đích giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 không chỉ là truyền thụ kiến thức mà còn giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ, bước đầu giải quyết vấn đề, thích ứng với học tập và cuộc sống thông qua việc vận dụng hiệu quả, sáng tạo các kiến thức, kỹ năng đã học Tức là thông qua kiến thức, kỹ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại và hoạt động học tập tích cực giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực theo yêu cầu của nhà trường và xã hội Kết hợp phát triển các năng lực chung (tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo) với phát triển các năng lực cụ thể; xây dựng năng lực với phát triển phẩm chất Quan điểm này được thể hiện nhất quán trong nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục.

1 Khái niệm phẩm chất

Theo nghĩa chung, phẩm chất bao gồm phẩm chất tâm lí (đức) và phẩm chất trí tuệ (tài).

Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, phẩm chất được hiểu là phẩm chất tâm lí (đức), tức là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người Chương trình cũng xác định 5 phẩm chất chủ yếu cần hình thành ở người học bao gồm: yêu nước, nhân ái (yêu“ quý mọi người và tôn trọng sự khác biệt), chăm chỉ (ham học và chăm làm), trung thực, trách nhiệm (có trách nhiệm với bản thân; có trách nhiệm với gia đình ; có” trách nhiệm với nhà trường và xã hội; có trách nhiệm với môi trường sống).

Trang 11

2 Khái niệm năng lực

a Khái niệm năng lực trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, năng lực được hiểu theo nghĩa là “thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” 1

Như vậy, năng lực là thuộc tính của từng người, mỗi người có năng lực khác

nhau Mỗi người muốn hình thành, phát triển được năng lực phải dựa trên “tố chấtsẵn có” “quá trình học tập, rèn luyện” của chính họ Người có năng lực là “người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.”

Năng lực chỉ tồn tại trong sự vận động và phát triển của các hoạt động cụ thể Do đó, năng lực vừa là mục tiêu vừa là kết quả Năng lực là điều kiện của hoạt động, nhưng nó cũng phát triển từ chính hoạt động đó Quá trình dạy học và giáo dục nhằm hình thành, rèn luyện và phát triển năng lực của cá nhân phải có sự tham gia của cá nhân vào các hoạt động.

Thực chất của năng lực là khả năng chủ thể tổ chức kết hợp linh hoạt, hợp lý kiến thức, kỹ năng với thái độ, giá trị và động cơ để đáp ứng những yêu cầu phức tạp của một hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đó đạt được kết quả tốt trong một hoàn cảnh (tình huống) nhất định Năng lực là khả năng sử dụng kiến thức và kỹ năng trong những tình huống có ý nghĩa chứ không chỉ dừng lại ở mức độ lĩnh hội kiến thức.

b Năng lực với kiến thức, kĩ năng, và các thuộc tính cá nhân khác [2]

Kiến thức là những hiểu biết có được của mỗi người về thế giới tự nhiên và xã hội nhờ học tập ở trường và trải nghiệm trong thực tế cuộc sống.

Kĩ năng là mức độ thực hiện được hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể khi tiến hành hoạt động ấy Kĩ năng về cơ bản được cấu tạo bởi chuỗi các thao tác thể hiện hành vi hoặc ứng xử của cá nhân, được sắp xếp theo một cấu trúc nhất định.

1 “Chương trình tổng thể ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trang 37.”

Trang 12

Định nghĩa năng lực ở trên đã nói rõ rằng kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như sở thích, niềm tin, ý chí, là nguyên liệu đầu vào giúp người học hình thành và phát triển năng lực Hơn nữa, các tài liệu đầu vào này phải được kết hợp một cách khoa học để tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển năng lực của người học, tức là những gì họ đã học trở thành của họ

Đồng thời phải giúp người học huy động các thành phần này trong các bối cảnh khác nhau để hình thành và phát triển năng lực Muốn có năng lực thì phải có kiến thức và kỹ năng Muốn người học hiểu đúng về một vấn đề, một tình huống, thì cần tổ chức các hoạt động cho người học Mặt khác, các hoạt động chỉ có thể được thực hiện bằng cách áp dụng kiến thức và kỹ năng để giải quyết các nhiệm vụ có giá trị trong một bối cảnh cụ thể.

3 Khác biệt giữa dạy học phát triển nội dung và phát triển phẩm chất, năng lực

Mục tiêu cuối cùng của giáo dục là giúp người học hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực, qua đó phát triển nhân cách Nội dung học tập là chất liệu để phát triển nhân cách người học chứ không phải là mục tiêu của giáo dục Các nội dung trong bảng 1 sẽ giúp chúng ta nhận thức được sự khác nhau giữa dạy học phát triển nội dung và dạy học phát triển phẩm chất, năng lực.

Tiêu chí Dạy học phát triển nội dung Dạy học phát triển phẩm chất, năng lựcMục tiêu Chú trọng hình thành kiến

thức, kĩ năng, thái độ Học để thi, học để hiểu biết được ưu tiên”

Nội dung được lựa chọn dựa trên hệ thống tri thức khoa học chuyên ngành là chủ yếu Nội dung được quy định khá chi tiết trong chương trình Chú trọng hệ thống kiến thức lí thuyết, sự phát triển tuần tự của khái niệm, định luâ •t, học

Sách giáo khoa không chú trọng trình bày hệ thống kiến thức mà phân nhánh và khai thác các chuỗi chủ đề để gợi mở tri thức, kỹ năng”

Hình 2.1 Định nghĩa năng lực

Trang 13

Sách giáo khoa được trình bày tham gia và thực hiện các yêu cầu tiếp thu tri thức được quy

Kế hoạch bài dạy thường được thiết kế tuyến tính, các nội dung và hoạt động dùng chung cho cả lớp

GV là người tổ chức các hoạt động, hướng dẫn HS tự tìm hiểu, chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện“ kĩ năng; chú trọng phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp… Sử dụng nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực (giải quyết vấn đề, hợp tác, khám phá…) phù hợp với YCCĐ về phẩm chất, năng lực của người học.

HS chủ động tham gia hoạt động, có nhiều cơ hội được bày tỏ ý kiến, tham gia phản biện, tìm hiểu tri thức, rèn luyện kĩ năng.

Kế hoạch bài dạy được thiết kế dựa vào trình” độ và năng lực của HS; phương pháp, kĩ thuật dạy học đa dạng, phong phú, được lựa chọn dựa trên các cơ sở khác nhau để triển khai bài thường ở vị trí phía trên, các dãy bàn ít được bố trí theo nhiều hình thức khác nhau

Môi trường học tâ“ •p có tính linh hoạt, phù hợp với các hoạt động học tâ •p của HS, chú trọng yêu cầu cần phát triển ở HS để đa dạng hóa hình thức sắp xếp bàn ghế, bố trí phương tiện”

dạy học

Đánh giá Tiêu chí đánh giá chủ yếu

được xây dựng dựa trên sự ghi nhớ nội dung đã học, chưa quan tâm nhiều đến khả năng vâ •n dụng cái đã học Quá trình đánh giá chủ yếu do GV thực hiện

Tiêu chí đánh giá dựa vào kết quả “đầu ra”, quan tâm đến sự tiến bộ của người học, chú“

trọng khả năng vâ •n dụng cái đã học vào thực tiễn, chú trọng các phẩm chất, và ăng lực cần có”

- Người học được tự đánh giá và được tham gia vào đánh giá lẫn nhau

Sảnphẩmgiáo dục

Người học chủ yếu phải ghi nhớ, tái hiện các tri thức, phụ thuộc vào tài liệu và sách giáo khoa có sẵn.

Việc chú ý đến khả năng ứng

Người học vâ •n dụng được tri thức, kỹ năng đã học, được chú trọng phát huy khả năng tìm hiểu trong quá trình dạy học.

Chú ý đến khả năng ứng dụng nhiều nên sự năng động, tự tin ở HS biểu hiện rõ

Trang 14

dụng chưa nhiều nên yêu cầu về tính năng động, sáng tạo vẫn còn hạn chế

Bảng 3.1 Khác biệt giữa dạy học phát triển nội dung và phát triển phẩm chất, năng lực

III Môn Vật lí trong CT GDPT 20181 Vị trí và đặc điểm

Ở trung học phổ thông, Vật lí là môn học thuộc nhóm môn Khoa học tự nhiên, được lựa chọn theo nguyện vọng của học sinh Những học sinh có định hướng nghề nghiệp cần vận dụng nhiều kiến thức, kĩ năng vật lí được học thêm các chuyên đề học tập Môn Vật lí giúp học sinh tiếp tục phát triển các phẩm chất, năng lực đã được định hình trong giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo điều kiện để học sinh bước đầu nhận biết đúng năng lực, sở trường của bản thân, có thái độ tích cực đối với môn học Trên cơ sở nội dung nền tảng đã trang bị cho học sinh ở giai đoạn giáo dục cơ bản, Chương trình môn Vật lí lựa chọn phát triển những vấn đề cốt lõi thiết thực nhất, đồng thời chú trọng đến các vấn đề mang tính ứng dụng cao là cơ sở của nhiều ngành kĩ thuật, khoa học và công nghệ.

Chương trình môn Vật lí coi trọng việc rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống; vừa bảo đảm phát triển năng lực vật lí – biểu hiện của năng lực khoa học tự nhiên, vừa đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Thông qua Chương trình môn Vật lí, học sinh hình thành và phát triển được thế giới quan khoa học; rèn luyện được sự tự tin, trung thực, khách quan; cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên; yêu thiên nhiên, tự hào về thiên nhiên của quê hương, đất nước; tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, trân trọng, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững; đồng thời hình thành và phát triển được các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

2 Mục tiêu chương trình môn Vật lí [4]

1 Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, giúp học sinh hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được quy định trong Chương trình tổng thể.

2 Giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực vật lí, với các biểu hiện sau: a) Có được những kiến thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi về: mô hình hệ vật lí; năng lượng và sóng; lực và trường;

Trang 15

b) Vận dụng được một số kĩ năng tiến trình khoa học để khám phá, giải quyết vấn đề dưới góc độ vật lí;

c) Vận dụng được một số kiến thức, kĩ năng trong thực tiễn, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường;

d) Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng được nghề nghiệp và có kế hoạch học tập, rèn luyện đáp ứng yêu cầu của định hướng nghề nghiệp.

3 Quan điểm xây dựng chương trình môn Vật lí [4]

Chương trình môn Vật lí quán triệt đầy đủ các quy định cơ bản được nêu trong Chương trình tổng thể, về quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả, điều kiện thựchiện và phát triển chương trình; định hướng xây dựng chương trình các môn học và hoạt động giáo dục; đồng thời nhấn mạnh một số quan điểm sau:

1 Chương trình môn Vật lí một mặt kế thừa và phát huy ưu điểm của CT GDPT 2006 và mặt khác, tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình môn học của các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, đồng thời tiếp cận những thành tựu của khoa học giáo dục và khoa học vật lí phù hợp với trình độ nhận thức và tâm, sinh lí lứa tuổi của học sinh, có tính đến điều kiện kinh tế và xã hội Việt Nam

2 Chương trình môn Vật lí chú trọng bản chất, ý nghĩa vật lí của các đối tượng, đề cao tính thực tiễn; tránh khuynh hướng thiên về toán học; tạo điều kiện để giáo viên giúp học sinh phát triển tư duy khoa học dưới góc độ vật lí, khơi gợi sự ham thích ở học sinh, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vật lí trong thực tiễn Các chủ đề được thiết kế, sắp xếp từ trực quan đến trừu tượng, từ đơn giản đến phức tạp, từ hệ được xem như một hạt đến nhiều hạt; bước đầu tiếp cận với một số nội dung hiện đại mang tính thiết thực, cốt lõi.

3 Chương trình môn Vật lí được xây dựng theo hướng mở, thể hiện ở việc không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu học sinh cần đạt; chỉ đưa ra các định nghĩa cụ thể cho các khái niệm trong trường hợp có những cách hiểu khác nhau Căn cứ vào các yêu cầu cần đạt, các tác giả sách giáo khoa chủ động, sáng tạo trong việc triển khai các nội dung dạy học cụ thể theo yêu cầu phát triển chương trình Trên cơ sở bám sát mục tiêu và đáp ứng yêu cầu cần đạt của Chương trình môn Vật lí, giáo viên có thể lựa chọn, sử dụng một hay kết hợp nhiều sách giáo khoa, nhiều nguồn tư liệu khác nhau để dạy học Trong một lớp, thứ tự dạy học các chủ đề (bao gồm các chủ đề bắt buộc và các chuyên đề tự chọn) là không cố định “cứng”, các tác giả sách giáo khoa, giáo viên có thể sáng tạo một cách hợp lí, sao cho không làm mất logic hình thành kiến thức, kĩ năng và không hạn chế cơ hội hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh Thứ tự

Trang 16

dạy học các chủ đề được thực hiện sao cho chủ đề mô tả hiện tượng vật lí được thực hiện trước để cung cấp bức tranh toàn cảnh về hiện tượng, sau đó đến chủ đề giải thích và nghiên cứu hiện tượng để cung cấp cơ sở vật lí sâu hơn, rồi đến chủ đề ứng dụng của hiện tượng đó trong khoa học hoặc thực tiễn.

4 Các phương pháp giáo dục của môn Vật lí góp phần phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học, nhằm hình thành, phát triển năng lực vật lí cũng như góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực chung được quy định trong Chương trình tổng thể.

CHƯƠNG 2 SO SÁNH CHƯƠNG TRÌNH MÔN VẬT LÍ 2018 VÀ 2006I Cấu trúc

1 Ở bậc Trung học cơ sở [5]

Ở bậc Trung học cơ sở, nội dung kiến thức, kĩ năng cốt lõi về Vật lí thuộc chương trình Môn Khoa học tự nhiên Môn này được xây dựng nhằm hình thành, phát triển ở học sinh năng lực khoa học tự nhiên, bao gồm các thành phần: nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu tự nhiên, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học; đồng thời cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu thiên nhiên, thế giới quan khoa học, sự tự tin, trung thực, khách quan, thái độ ứng xử với thế giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.

Chương trình môn Khoa học tự nhiên được xây dựng dựa trên sự kết hợp của ba trục cơ bản là: Chủ đề khoa học, các nguyên lí và khái niệm chung về thế giới tự nhiên, hình thành và phát triển năng lực Các kiến thức, kĩ năng về vật lí, hoá học, sinh học, Trái Đất và bầu trời là những dữ liệu vừa được tích hợp với các nguyên lí tự nhiên để làm sáng tỏ các nguyên lí tự nhiên, vừa được tích hợp theo các logic khác nhau trong hoạt động khám phá tự nhiên, trong giải quyết vấn đề công nghệ, các vấn đề tác động đến đời sống của cá nhân và xã hội Sự phù hợp của mỗi chủ đề vật lí, hoá học, sinh học, Trái Đất và bầu trời với các nguyên lí chung của khoa học tự nhiên được lựa chọn ở các mức độ khác nhau Hiểu biết về các nguyên lí của tự nhiên, cùng với hoạt động khám phá tự nhiên, vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn là yêu cầu cần thiết để hình thành và phát triển năng lực khoa học tự nhiên ở học sinh.

2 Ở bậc Trung học phổ thông

Trang 17

- Nội dung dạy học ở môn Vật lí 2018 được xác định thông qua các yêu cầu cần đạt và chia thành các chủ đề, chỉ quy định thời lượng đến từng chủ đề Nói cách khác, các kiến thức, kĩ năng được chọn theo liều lượng và mức độ đáp ứng được việc hình thành năng lực cho học sinh Kết quả đầu ra được thể hiện thông qua các “yêu cầu cần đạt” Trên cơ sở bám sát mục tiêu và đáp ứng yêu cầu cần đạt, giáo viên có thể lựa chọn, sử dụng một hay kết hợp nhiều sách giáo khoa, nhiều nguồn tư liệu khác nhau để dạy học Khi dạy học, giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống của học sinh trong học tập; tránh áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; vận dụng, khai thác lợi thế của công nghệ thông tin – truyền thông và các thiết bị thí nghiệm, thực hành trong tổ chức hoạt động học cho học sinh.

- Như vậy, trong Chương trình môn Vật lí 2018, hệ thống kiến thức không phải là mục tiêu hướng đến mà là phương tiện để đạt được mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực, trong đó trực tiếp là năng lực vật lí Điều này cũng có nghĩa là mục đích của dạy học vật lí không phải là trang bị thật nhiều kiến thức, giải thật nhiều bài tập khó mà là nhận thức được bản chất hiện tượng vật lí, áp dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học Nói cách khác, Chương trình môn Vật lí 2018 không chỉ quan tâm đến các chất liệu (kiến thức, kĩ năng, thái độ ) mà quan trọng hơn là sự kết hợp chúng thế nào để có thể hình thành và phát triển được năng lực của người học Khi người học đạt được năng lực cũng là đạt được kiến thức, kĩ năng một cách tối ưu nhất.

- Chương trình môn Vật lí 2018 được thiết kế theo sơ đồ ngược (back mapping), tức là bắt đầu từ mục tiêu để xác định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực (kết quả đầu ra) Sau đó, từ kết quả đầu ra này mà lựa chọn, đề xuất các nội dung dạy học và các phương pháp, hình thức dạy học.

Chính vì thế, mục đích giáo dục trong Chương trình môn Vật lí 2018 không phải chỉ để truyền thụ kiến thức mà nhằm giúp học sinh hoàn thành các công việc, bước đầu giải quyết được các vấn đề phù hợp trong học tập và đời sống nhờ vận dụng hiệu quả và sáng tạo những kiến thức, kĩ năng đã học Tức là thông qua những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học để giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kỳ vọng; kết hợp phát triển các năng lực chung (tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo) với phát triển các năng lực đặc thù; kết hợp phát triển năng lực với phát triển phẩm chất Quan điểm này được thể hiện nhất quán ở nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục.

II Cách tiếp cận kiến thức, kĩ năng về lực [3], [5]

Trang 18

1 Chủ đề: Động lực học chất điểm

Bao hàm các nội dung về lực: Khái niệm lực, tổng hợp và phân tích lực; Ba định luật Newton; Các lực thực tiễn (Trọng lực; Lực ma sát; Lực cản khi một vật chuyển động trong nước (hoặc trong không khí); Lực nâng (đẩy lên trên) của nước; Lực căng dây, Lực đàn hồi); Cân bằng lực, moment lực

- Phát biểu được định nghĩa của lực và nêu được lực là đại lượng vectơ - Phát biểu được quy tắc tổng hợp

- Vận dụng được các định luật I, II, III Niu-tơn để giải được các bài toán đối với một vật, đối với hệ hai vật chuyển động trên mặt đỡ nằm

– Thực hiện thí nghiệm, hoặc sử dụng số liệu cho trước để rút ra được a ~ F, a ~ 1/m, từ đó rút ra được biểu thức a = F/m hoặc F = ma (định luật 2 Newton).

– Từ kết quả đã có (lấy từ thí nghiệm hay sử dụng số liệu cho trước), hoặc lập luận dựa vào a = F/m, nêu được khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật

Ngày đăng: 05/05/2024, 21:56

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan