tiếp nhận văn học nước ngoài chủ đề văn bản kịch ông giuốc đanh mặc lễ phục trích trong tác phẩm trưởng giả học làm sang

47 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiếp nhận văn học nước ngoài chủ đề văn bản kịch ông giuốc đanh mặc lễ phục trích trong tác phẩm trưởng giả học làm sang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cùng với các thể loại văn học khác, kịch cũng có đóng góp to lớn trong sự thành công của nền văn học Việt Nam.Trong chương trình học môn Ngữ văn, kịch là một trong những chủ đề bắt buộc

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA NGỮ VĂN

MÔN HỌC

TIẾP NHẬN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

CHỦ ĐỀ: VĂN BẢN KỊCH ÔNG GIUỐC ĐANH MẶC LỄ PHỤCTRÍCH TRONG TÁC PHẨM TRƯỞNG GIẢ HỌC LÀM SANG

Giảng viên hướng dẫn: Cô giáo Thành Đức Hồng Hà Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phương Thảo - 705601361

Lê Hồng Anh - 705601017 Tạ Phương Thùy- 705601388

Hà Nội - năm 2023

0

Trang 2

II Tiếp nhận tác phẩm kịch “Trưởng giả học làm sang” 9

1 Khái quát về tác giả Mô-li-e và vở kịch “Trưởng giả học làm sang” 10

1.1 Tác giả Mô-li-e 10

1.2.Tác phẩm Trưởng giả học làm sang (Tư sản quý tộc) 11

2.Tiếp nhận tác phẩm kịch “Trưởng giả học làm sang” thông qua văn bản dịch 12

3.Tiếp nhận văn bản kịch “Trưởng giả học làm sang” thông qua kênh văn hóa 17

3.1.Bối cảnh lịch sử xoay quanh vở kịch 17

3.2 Bối cảnh văn học của nước Pháp 19

3.3 Đề tài và chủ đề của tác phẩm “Trưởng giả học làm sang” 19

4.Tiếp nhận văn bản “Trưởng giả học làm sang” thông qua kênh nghiên cứu 20 4.1 Hành động kịch trong văn bản “Trưởng giả học làm sang” 20

4.2. Xung đột kịch trong văn bản “Trưởng giả học làm sang” 21

4.3.Chất liệu nghệ thuật được sử dụng trong văn bản kịch “Trưởng giả học làm

Trang 3

I.Vấn đề chung1 Lý do lựa chọn

Kịch là một môn nghệ thuật sân khấu và là một trong ba phương thức phản ánh hiện thực văn học Thuật ngữ này “Kịch” xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "hành động", kịch tính (tiếng Hy Lạp cổ điển: δρ μα, drama), từ này lại bắt ᾶ nguồn từ "I do" (tiếng Hy Lạp cổ điển: δράω, drao) Nó là sự kết hợp của hai yếu tố bi kịch và hài kịch Được coi là một thể loại thơ ca, sự kịch tính được đối chiếu với các giai thoại sử thi và thơ ca từ khi Thơ của Aristotle (năm 335 trước Công nguyên) - tác phẩm đầu tiên của thuyết kịch tính ra đời Mặc dù kịch bản văn học vẫn có thể đọc như các tác phẩm văn học khác, nhưng kịch chủ yếu để biểu diễn trên sân khấu Đặc trưng của bộ môn nghệ thuật này là phải khắc hoạ cuộc sống bằng các hành động kịch, thông qua các xung đột tính cách xảy ra trong quá trình xung đột xã hội, được khái quát và trình bày trong một cốt truyện chặt chẽ với độ dài thời gian không quá lớn Mỗi vở kịch thường chỉ trên dưới ba giờ đồng hồ và còn tùy kịch ngắn, kịch dài.

Như vậy ta thấy kịch đã xuất hiện từ rất lâu và vào khoảng thời gian phong trào thơ mới xuất hiện thì kịch thơ bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, vào những năm 1945 là khoảng thời gian kịch phát triển và đạt được nhiều thành tựu Cùng với các thể loại văn học khác, kịch cũng có đóng góp to lớn trong sự thành công của nền văn học Việt Nam.

Trong chương trình học môn Ngữ văn, kịch là một trong những chủ đề bắt buộc được đưa vào giảng dạy, các tác phẩm kịch đưa vào chương trình học đều được chọn lựa kĩ càng để đảm bảo phù hợp với chuẩn mực của từng cấp học, mang giá trị nhân văn, giáo dục con người.

Với số lượng đồ sộ, không ít tác phẩm kịch cũng được lựa chọn và đưa vào chương trình học Ngữ văn các cấp Trong đó nổi bật là tác phẩm Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (trích Tưởng giả học làm sang) của nhà viết kịch nổi tiếng Mô-li-e Tác phẩm thuộc thể loại hài kịch nhưng lại chứa đựng nhiều giá trị và bài học to lớn cho các thế hệ

2

Trang 4

Bên cạnh đó, việc dạy học kịch bản văn học trong nhà trường THCS vẫn đang là một vấn đề nan giải Từ trước đến nay, hiếm có một giờ dạy học kịch nào thành công Cũng có lẽ bởi nguyên nhân chủ yếu là người giáo viên thường dạy học kịch như dạy học các tác phẩm tự sự mà không nắm vững kiến thức về đặc trưng thể loại kịch bản để dạy học

Giáo viên vẫn còn dạy học theo phương pháp truyền thống Cho nên, chất lượng hiệu quả giờ dạy học kịch chưa cao, hứng thú, niềm say mê với kịch bản của học sinh dường như không có Khi giáo viên đưa ra câu hỏi cho học sinh làm sau giờ dạy, cụ thể tại lớp 8A Trường THCS Hữu Liên, Hữu Lũng, Lạng Sơn, năm học 2009-2010 thì số học sinh đạt yêu cầu chiếm 79%, chưa đạt yêu cầu chiếm 21% Chính vì vậy, một yêu cầu cấp bách được đặt ra là phải trang bị cho giáo viên và học sinh đặc trưng thể loại của kịch và phải nâng cao chất lượng giờ dạy học kịch bằng những phương pháp và biện pháp thích hợp

Chính vì đó mà nhóm cũng đã lựa chọn tác phẩm để tìm hiểu, phân tích và dạy học trong bộ môn Tiếp nhận văn học nước ngoài.

2 Thuận lợi và khó khăn2.1 Thuận lợi

Ta có thể thấy việc tiếp nhận các tác phẩm văn học nước ngoài là hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ sự cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật

Những tác phẩm văn học nước ngoài được đưa vào chương trình học đều là những tác phẩm đã được lựa chọn kỹ lưỡng, phù hợp với mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh.

Thông qua các tác phẩm văn học nước ngoài, người học có thể dễ dàng tiếp thu được những giá trị bài học mà các tác phẩm kịch nước ngoài mang lại, từ đó mở rộng vốn tri thức

Ngoài ra người học còn có thể biết thêm về các giá trị lịch sử, văn hóa, xã hội… khơi dậy sự tò mò, ham học hỏi của học sinh.

Ngày nay các phương tiện truyền thông internet đã phát triển mạnh vì thế mà việc tiếp nhận các tài liệu cũng trở nên dễ dàng hơn đối với học sinh.

Tiếp đó ta nói qua về những lợi ích khi lựa chọn tác phẩm Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục để tìm hiểu, phân tích và dạy học.

3

Trang 5

Đây là tác phẩm được dịch trực tiếp từ bản gốc tiếng Pháp chính vì vậy mà nội dung truyền tải của bản dịch đưa vào dạy học sẽ bám sát nội dung bản gốc với độ chính xác cao.

Tác phẩm đã được đưa vào chương trình dạy từ lâu chính vì thế mà giáo viên đã có những kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh tiếp nhận tác phẩm, điều này sẽ giúp cho quá trình học của học sinh được diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” là một tác phẩm hài kịch nên sẽ tạo cho học sinh hứng thú, niềm vui trong quá trình học từ đó việc truyền tải những thông điệp, bài học sẽ trở nên dễ dàng hơn.

2.2 Khó khăn

Đối với học sinh

Học sinh không hứng thú với việc học các tác phẩm kịch, điều đó thể hiện ở thái độ học tập của học sinh (không chú ý nghe giảng, không ghi bài, không tích cực tham gia các hoạt động học tập) Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc học sinh không hứng thú với việc học các văn bản kịch, ta có thể kể đến một số lí do sau:

Văn bản kịch thiếu vắng trong các kì thi, đề kiểm tra dẫn đến tâm lí học sinh ít quan tâm đến các văn bản kịch, bởi vì không xuất hiện trong kì thi nên học sinh không có hứng thú học tập Kịch, so với phim ảnh và các loại hình nghệ thuật khác, cũng vốn không phải là loại hình phù hợp với sở thích của HS Dẫn đến kinh nghiệm thưởng thức kịch hạn chế, tài liệu về nghệ thuật viết kịch không phổ biến Do vậy để cảm nhận một cảnh trong vở kịch là một việc làm không dễ đối với HS, thậm chí ngay cả với GV, nếu không có những kiến thức hỗ trợ ngoài văn bản, nếu không có sự tìm hiểu kĩ càng về nhiều mặt.

Học sinh chưa tìm được phương thức học tập phù hợp để tạo hứng thú đọc hiểu văn bản kịch HS thiếu tri thức công cụ, tri thức nền về thể loại.

Do “áp lực” về thời gian, về giáo án, giờ đọc hiểu kịch bản văn học thường thiếu hoạt động đọc (điều này cũng thường xảy ra với các văn bản tự sự dài) Dạy học đọc hiểu văn bản kịch đúng đặc trưng thể loại cần phải tổ chức hoạt động đọc phân vai, đọc diễn cảm ở trên lớp thì HS mới có thể thực sự thâm nhập vào tác phẩm và “đồng sáng tạo” cùng nhà văn Không khí của tác phẩm kịch có thể được tái hiện một phần nhờ hoạt động đọc Vậy nên, dù đã được hướng dẫn đọc văn bản

4

Trang 6

và chuẩn bị bài trước nhưng với giờ đọc hiểu kịch bản bản văn học không nên bỏ qua hoạt động đọc.

Đối với giáo viên

Về vấn đề không gian, thời gian ra đời tác phẩm: Các tác phẩm kịch nước ngoài đưa vào chương trình học đều là những tác phẩm đã xuất hiện từ lâu, khoảng cách đối với thời đại chúng ta bây giờ là quá lớn Bởi vì thế mà khi dạy những tác phẩm này, nhiều giáo viên sẽ cảm thấy khó khăn trong việc truyền tải tri thức liên quan đến tác giả và thời gian ra đời tác phẩm đến cho học sinh, chỉ có thể dựa vào phần chú thích có sẵn trong sách chứ khó có thể lấy thêm ví dụ hay mở rộng.

Khó khăn về phân phối thời gian dạy học: Các tiết học Ngữ văn chủ yếu được phân phối từ 1-2 tiết trong một buổi học, mà những tác phẩm được chọn lựa giảng dạy thì đều là những tác phẩm kinh điển, có dung lượng lớn Chính vì thế việc tìm hiểu, phân tích đi sâu vào tác phẩm là chuyện khó có thể làm được Với 1-2 tiết đấy giáo viên và học sinh chỉ có thể tìm hiểu được sơ lược về tác giả, tác phẩm và nội dung bao quát của tác phẩm đó chứ không thể tìm hiểu kĩ càng để tìm được hết các giá trị mà vở kịch đó đem lại

Khó khăn về tâm lí: Ta thấy các văn bản kịch đưa vào trương trình dạy hầu hết đều là những trích đoạn của các tác phẩm lớn, chỉ số ít là tác phẩm trọn vẹn Tuy nhiên không phải giáo viên nào cũng có điều kiện để tìm hiểu và đọc thêm tác tác phẩm hoàn thiện để phục vụ việc giảng dạy cho học sinh Đây chính là một trong nhưng khó khăn cần được khắc phục nhanh chóng bởi chi khi giáo viên hiểu được toàn bộ tác phẩm thì mới có thể giảng dạy cho học sinh một cách hiệu quả nhất.

Khó khăn về phương pháp dạy học: GV chưa chú ý đến đặc trưng loại thể, thể loại kịch nên chưa tổ chức hoạt động dạy học phù hợp, chưa có những hình thức dạy học phù hợp với đặc trưng loại thể để tạo hứng thú đọc hiểu văn bản kịch cho HS HS thiếu tri thức công cụ, tri thức nền về thể loại.

Đối với phương thức dạy học

5

Trang 7

Về tiếp nhận bản dịch: Việc dịch các tác phẩm văn học để đưa vào chương trình dạy học Ngữ văn là một việc làm quan trọng, đòi hỏi người dịch phải thông thạo ngôn ngữ của tác phẩm gốc Ngoài ra người dịch còn phải tinh tế chọn lựa những từ ngữ phù hợp với thuần phong mỹ tục của văn học Việt Nam mà không làm ảnh hưởng đến nội dung ban đầu của nguyên tác.

Hệ thống câu hỏi sử dụng trong dạy học đọc hiểu kịch bản văn học ở trường trung học chưa phù hợp đặc trưng loại thể loại Không chỉ không bám sát đặc trưng loại thể mà việc phân biệt các thể loại kịch với đặc trưng riêng biệt của nó cũng chưa được quan tâm Dạy bi kịch, hài kịch hay chính kịch đều vẫn sử dụng hệ thống tri thức và PP như nhau Thực tế, mỗi thể loại kịch có đặc trưng rất riêng biệt Khi xây dựng hệ thống CH định hướng, GV chưa chú ý bám sát thể loại, phần lớn các câu hỏi vẫn khai thác theo cốt truyện, chú ý phân tích nội dung tư tưởng mà thiếu các CH định hướng tìm hiểu các yếu tố đặc trưng của kịch Các yếu tố nhân vật, xung đột, mâu thuẫn, ngôn ngữ cũng có sự khác nhau giữa các thể loại kịch dân gian và kịch hiện đại; giữa bi kịch, hài kịch, chính kịch.

Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa chưa phong phú, chưa tạo được sức hấp dẫn và chưa bám sát yêu cầu của loại hình kịch.Hoạt động ngoại khóa còn ít được quan tâm, hình thức hoạt động chưa phong phú và chưa hấp dẫn được HS GV đã tổ chức hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động diễn kịch, đóng vai song mới chỉ phát huy được vai trò ở hoạt động đọc Do đặc điểm thời gian, không gian và các điều kiện khác của lớp học, trường học nên các hoạt động trình diễn, tổ chức tìm hiểu và tham gia các hoạt động tìm hiểu về loại hình kịch còn hạn chế.

Các tác phẩm kịch trong chương trình Ngữ văn đều không đưa vào chương trình thi, chính vì vậy mà giáo viên và học sinh có tâm lí xem nhẹ và coi đó là những tác phẩm phụ, dạy học qua loa chống đối Vì thế mà các giá trị của kịch cả trong nước và ngoài nước đều ít nhiều mà bị bỏ qua, không được quan tâm như những tác phẩm văn học khác, ngoài ra những tiết học về kịch cũng hờ hững và không còn hứng thú với học sinh.

3 Cơ sở lý luận văn học

6

Trang 8

3.1 Kịch và kịch bản văn học

Để có được những định hướng đúng và phù hợp với đặc trưng loại thể kịch và các đặc điểm về mặt thể loại của các văn bản kịch, cần phải xác định được quan điểm tiếp cận phù hợp Mỗi loại hình văn học, thể loại văn học cần có những định hướng và những bộ công cụ phù hợp Bởi vậy, cần xác định những nội dung cơ bản nhất về lí thuyết thể loại làm điểm tựa cho các biện pháp, hình thức tổ chức dạy học sẽ đề xuất

3.1.1 Kịch là gì?

Kịch là một thể loại văn học (kịch bản), sau đó là một tác phẩm sân khấu” (nghệ thuật trình diễn) Trước khi lên sàn diễn với sự sáng tạo, chỉ đạo của đạo diễn và diễn xuất của diễn viên, hỗ trợ của sân khấu thì nó là “kịch bản văn học” Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, thuật ngữ kịch được dùng theo hai cấp độ Ở cấp độ loại hình: “Kịch là một trong ba phương thức cơ bản của văn học (kịch, tự sự, trữ tình) Kịch vừa thuộc sân khấu vừa thuộc văn học Kịch bản vừa dùng để diễn là chủ yếu lại vừa để đọc vì kịch bản chính là phương diện văn học của kịch Theo đó, tiếp nhận kịch bản chính là tiếp nhận phương diện của văn học kịch” Nói đến kịch là phải nói đến sự biểu diễn trên sân khấu của các diễn viên bằng hành động, cử chỉ, điệu bộ và bằng lời nói (Riêng kịch câm không diễn tả bằng lời) Ở cấp độ loại thể: “Thuật ngữ kịch được dùng để chỉ một thể loại văn học - sân khấu có vị trí tương đương với bi kịch và hài kịch Với ý nghĩa này, kịch còn được gọi là chính kịch” Do kịch được viết ra để diễn nên tác phẩm kịch không thể chứa một dung lượng hiện thực rộng lớn như tiểu thuyết, cũng không thể lắng đọng trong mạch chìm cảm xúc, suy tư như thơ ca Kịch chọn những xung đột trong đời sống làm đối tượng mô tả Những xung đột đó được bộc lộ trong sự xung đột về tư tưởng, suy nghĩ, hành động của các nhân vật kịch Nhân vật kịch là những người tham gia 37 trong vở kịch, thực hiện các hành động kịch chủ yếu bằng lời thoại Ngôn ngữ kịch thể hiện bằng lời thoại của các nhân vật Lời thoại trong kịch có thể là lời đối đáp giữa các nhân vật, lời độc thoại nội tâm của nhân vật, lời nhân vật nói với người

7

Trang 9

xem Những lời thoại này vừa giống lại vừa khác với lời nói trong sinh hoạt đời thường Tính chất khác biệt thể hiện ở sự giao lưu đa tuyến trong lời thoại kịch

3.1.2 Kịch bản văn học

Kịch bản thực ra không phải là một loại thể sân khấu đơn thuần, không nên đánh đồng kịch bản với nghệ thuật sân khấu nói chung bao gồm kịch nói, kịch hát, kịch múa, nhạc kịch, Bất cứ loại kịch nào, kể cả kịch câm cũng có kịch bản, nhưng chỉ có kịch hát, nhất là kịch nói mới có KBVH Kịch bản vừa có đầy đủ các đặc điểm, các tính chất của một tác phẩm văn học vừa mang đậm chất sân khấu: Phải giới hạn dung lượng văn bản ngôn từ của vở kịch phù hợp với tính chất của sân khấu, không thể kéo dài về thời gian, quá rộng về không gian Phải “sân khấu hóa” tất cả những gì được miêu tả Người viết phải lựa chọn sự kiện, dồn nén hành động ngay từ kịch bản cho phù hợp với tiết tấu của kịch KBVH là một bộ phận của nghệ thuật ngôn từ nên mang những đặc trưng của nghệ thuật ngôn từ, có cốt truyện, nhân vật, có hình tượng nghệ thuật,…

II.Tiếp nhận tác phẩm kịch “Trưởng giả học làm sang”

1 Khái quát về tác giả Mô-li-e và vở kịch “Trưởng giả học làm sang”

1.1 Tác giả Mô-li-e

Jean-Baptiste Poquelin (phiên âm: Giăng Báp-ti-xtơ Pô-cơ-lanh), được biết đến với nghệ danh Molière (15 tháng 1 năm 1622 – 17 tháng 2 năm 1673), là một nhà viết kịch, diễn viên và nhà thơ người Pháp, được coi là một trong những nhà văn vĩ đại nhất trong ngôn ngữ Pháp và văn học phổ quát Các tác phẩm còn lại của ông bao gồm hài kịch, bi kịch, balê hài hước v.v Các vở kịch của ông đã được dịch sang mọi ngôn ngữ.Ảnh hưởng của ông lớn đến mức bản thân ngôn ngữ Pháp thường được gọi là "ngôn ngữ của Molière".

Sinh ra trong một gia đình giàu có và theo học tại Collège de Clermont (nay là Lycée Louis-le-Grand), Molière tỏ ra rất phù hợp để bắt đầu một cuộc sống kịch nghệ Mười ba năm làm diễn viên lưu động đã giúp ông đánh bóng khả năng hài hước của mình khi anh bắt đầu viết văn, kết hợp các yếu tố Commedia dell'arte với tính hài hước tinh tế hơn của người Pháp.

8

Trang 10

Thông qua sự bảo trợ của các quý tộc bao gồm Philippe I, Công tước xứ Orleans, người anh em của Louis XIV, Môlie đã thực hiện một màn trình diễn nổi bật trước Nhà vua tại Louvre Thể hiện một vở kịch kinh điển của Pierre Corneille, Molière đã được cấp quyền sử dụng Salle du Petit-Bourbon gần Louvre, một căn phòng rộng rãi được dùng cho các buổi biểu diễn sân khấu Sau đó, ông được cấp quyền sử dụng nhà hát ở Palais-Royal Ở cả hai địa điểm, Molière đã có thành công lớn với công chúng Paris với các vở kịch như : Những người phụ nữ bị ảnh hưởng, Trường học dành cho những người chồng và Trường học dành cho những người vợ Sự ưu ái của hoàng gia này đã mang lại một khoản trợ cấp hoàng gia cho đoàn kịch của ông và danh hiệu Đoàn kịch của nhà vua ("Troupe du Roi") Molière tiếp tục là tác giả chính thức của giải trí cấp cung đình.

Xuyên qua không gian và thời gian, mỗi số phận, mỗi cuộc đời nhân vật trong kịch Molière vẫn hiện ra sinh động bởi ông đã tạo nên hiệu ứng sân khấu đặc sắc từ những sáng tạo nghệ thuật của mình Năm 2022, kỷ niệm 400 năm ngày sinh Molière, nguồn cảm hứng mạnh mẽ từ sáng tác của Molière đã làm bừng lên sức sống của những tác phẩm kinh điển trong bối cảnh đương đại Nhà soạn kịch đã để lại dấu ấn mạnh mẽ của mình để ngày hôm nay nhân loại không ngừng tìm về với Molière

1.2.Tác phẩm Trưởng giả học làm sang (Tư sản quý tộc)

Trưởng giả học làm sang là một trong những vở hài kịch thành công nhất của Môlie Ông đã tạo nên bức tranh xã hội Pháp thế kỷ XVII vô cùng sinh động và chân thật Vở hài kịch ‘Trưởng giả học làm sang” gồm có 5 hồi, được Mô-li-e sáng tác vào năm 1670, ba năm trước khi ông qua đời Trước đây đã có người dịch, đặt tên là “Gã tư sản quý tộc”.

Trong cuốn dịch của mình, dịch giả Tuấn Đô đã đưa ra nhận xét như sau: “Trưởng giả học làm sang là một trong những vở kịch thành công nhất của Molière, vẽ nên bức tranh xã hội hiện thực, với những nhân vật mang sâu sắc tính chất điển hình của thời đại, ẩn dưới hình thức hài hước nhẹ nhàng chứng tỏ ngòi bút của Molière vô cùng hoạt bát, vô cùng ý nhị.”

9

Trang 11

Còn với thầy Đỗ Đức Hiểu thì cho rằng “Molière − Người hề vĩ đại, là một trong những nhà viết hài kịch lớn nhất của nước Pháp và thế giới Cuộc đời ông là tấm gương sáng của một nghệ sĩ chân chính, luôn luôn bảo vệ chân lí của thời đại, chống lại các thế lực tiêu cực Sự nghiệp văn học của ông thấm nhuần những tư tưởng tiến bộ của thế kỉ XVII Tác phẩm của ông mang tính hiện thực sâu sắc, đến nay vẫn được nhân dân thế giới yêu thích và được giảng dạy trong các trường học, được biểu diễn trên sân khấu, chiếu trên màn ảnh của nhiều nước.”

“Ông giuốc- đanh mặc lễ phục” trích trong vở kịch 5 hồi “Trưởng giả học làm sang” và là lớp kịch kết thúc hồi II Văn bản này dựa theo bản dịch của Tuấn Đô, nhan đề văn bản do người biên soạn SGK đặt Nhan đề tác phẩm đã nêu lên rất rõ đối tượng của kịch bản: viết về một tính cách rất đáng cười, rất đáng phê phán của một tầng lớp người vẫn được gọi là “trưởng giả” Nhân vật trung tâm của vở kịch là ông Giuốc Đanh, tuổi ngoài 40, con một nhà buôn giàu có Tuy dốt nất, quê kệch, nhưng ông muốn học đòi làm sang Nhiều kẻ lợi dụng tính cách đó, săn đón, nịnh nót ông để moi tiền Ông không tán thành tình yêu của con gái là Luy- xin với chàng Cle-ông, chỉ vì chàng chẳng phải là quý tộc Cuối cùng nhờ mưu mẹo của Cô-vi-en là đầy tớ của mình, Cle-ông cải trang thành hoàng tử Thổ Nhĩ Kỳ và đến hỏi Luy- xin làm vở và bằng lòng hứa sẽ cho ông Giuốc đanh một chân trong giới quý tộc, điều này đã khiến ông ta mê mẩn và gật đầu đồng ý gả con gái

Vở kịch “Trưởng giả học làm sang” không chỉ phê phán thói học đòi, kệch cỡm của những người giàu kém hiểu biết mà còn gửi gắm niềm tin về sự giàu có của tri thức và lòng nhân ái qua nhân vật Luyxin và Cleong Với ngòi bút tài ba, Molie đã sử dụng tiếng cười để phê phán những thói quen sai lầm của xã hội và khuyến khích mọi người học hỏi, tôn trọng nhau và sống với lòng nhân ái.

2.Tiếp nhận tác phẩm kịch “Trưởng giả học làm sang” thông qua văn bản dịch

Từ sau năm 1975 đến nay, văn học dịch đã bắt đầu có sự khởi sắc Nhìn vào những cuốn sách được dịch, văn học Pháp luôn được ưu tiên nhất trong công tác dịch thuật Tuy nhiên, thể loại được các dịch giả lựa chọn chuyển ngữ nhiều nhất vẫn là tiểu thuyết, sau đó tới truyện ngắn và thơ Kịch vẫn nằm trong thể loại kén

10

Trang 12

người dịch giả và được dịch thuật, giới thiệu tương đối khiêm tốn Tại miền Bắc, những bản dịch kịch của Molie được biết tới rộng rãi trong thời kỳ này là của dịch giả Đỗ Đức Hiểu, Tôn Gia Ngân, Phạm Văn Hạnh Ông đã dịch lại và dịch mới hàng loạt những tác phẩm hài kịch kinh điển của Mô-li-e trong đó có “Trưởng giả học làm sang” Ở Việt Nam, cách đây khoảng bốn mươi năm, đã có khoảng bốn, năm vở được “diễn ra quốc âm”, những vở kịch ấy không hẳn là những bản dịch nguyên bản của Mô-li-e, mà là những bản phỏng dịch với ý định của người dịch là áp dụng những vở kịch ấy vào xã hội Việt Nam lúc bấy giờ Hiện nay do nhu cầu của một số trường Đại học, một số lớp bổ túc văn hóa, nên cần thiết phải dịch một số hài kịch của Mô-li-e để đáp ứng những nhu cầu trên.

Các vở kịch của Mô-li-e thường được xuất bản đơn lẻ hoặc in thành tuyển tập kịch, được xếp vào danh mục kiệt tác sân khấu thế giới Trong đó vở kịch “Trưởng giả học làm sang” là một trong hai tác phẩm được dịch và tái bản nhiều nhất Người dịch tác phẩm Mô-li-e đầu tiên là dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh Sau thời gian đầu chọn những tác phẩm kinh điển của Pháp để dịch sang tiếng Việt, như những tiểu luận của Rousseau (Du contrat social - Bàn về khế ước xã-hội), Montesquieu (L’Esprit des Lois - Vạn-pháp tinh-lý) hoặc Helvétius (Le Traité de l’esprit), Nguyễn Văn Vĩnh hiểu ra rằng những tác phẩm đó quá cao siêu, vượt trình độ của phần đông dân chúng Ông chuyển hướng dịch những tác phẩm văn học bình dân, dễ hiểu hơn Từ năm 1914, ông đã cho ra đời đoạn trích nằm trong tác phẩm với tiêu đề “Sự lựa chọn của một tầng lớp” Và táo bạo hơn, một cách để khẳng định khả năng diễn tả của chữ quốc ngữ trong những loại hình nghệ thuật mới Nguyễn Văn Vĩnh đã dịch hoàn chỉnh 2 tác phẩm kịch của Mô-li-e và đăng trên “Đông Dương tạp chí” trong mục “Giới thiệu kịch nghệ người Pháp” Sau đó “Trưởng giả học làm sang” là một trong bốn vở kịch được đăng trên Đông Dương tạp chí sau đó bốn tác phẩm này được in trong “Série A” của bộ sưu tập Phổ thông giáo-khoa-thư xã, xuất bản tại Sài Gòn từ năm 1916, dưới sự chỉ đạo của François-Henri Schneider để cổ vũ giáo dục và sau này, trong bộ sưu tập Danh văn nước

11

Ngày đăng: 05/05/2024, 21:56

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan