tiểu luận lập kế hoạch truyền thông cho thương hiệu orion

34 21 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận lập kế hoạch truyền thông cho thương hiệu orion

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- Phát triển là soạn thảo các chiến lược nội dung trên các kênh truyền thông.- Soạn thảo kế hoạch hoạt động.- Thiết kế các ấn phẩm quảng cáo, bao gồm poster, logo, namecard và các hình ả

Trang 2

Mục Lục

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN 3

1.1 Giới thiệu chung về dự án 3

1.1.1 Tên doanh nghiệp, logo 3

1.1.2 Hình thức kinh doanh và lĩnh vực hoạt động 3

1.2 Tổ chức nhân sự 7

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG 8

2.1 Mục tiêu của chiến dịch truyền thông 8

2.1.1 Bối cảnh 8

2.1.2 Mục tiêu của dự án theo nguyên tắc SMART 9

2.1.3 Nhu cầu về nội dung của doanh nghiệp theo mô hình 5W – 1H

2.4 Xây dựng kế hoạch truyền thông 16

2.4.1 Thông điệp chủ đạo : 16

2.4.2 Các sản phẩm đa phương tiện 17

2.4.3 Lịch biên tập cụ thể 17

2.5 Dự toán ngân sách cho kế hoạch truyền thông 18

CHƯƠNG 3: SẢN XUẤT SẢN PHẨM ĐA PHƯƠNG TIỆN DẠNG TĨNH 19

3.1 Xây dựng thương hiệu 20

3.2 Thiết kế hình ảnh online trên các kênh truyền thông 20

3.3 Thiết kế hình ảnh cho sự kiện offline 22

3.3.1 Standee 22

3.3.2 Poster khổ dọc 23

Trang 3

3.3.3 Billboard 24

CHƯƠNG 4: SẢN XUẤT VIDEO ĐA PHƯƠNG TIỆN 26

4.1 Ý tưởng video 26

4.2 Kịch bản phân cảnh của video 26

4.3 Biên tập và sản xuất video 27

4.4 Public trên các kênh truyền thông 28

4.5 Rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện dự án 28

4.6 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khi truyền thông 29

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN1.1 Giới thiệu chung về dự án

1.1.1 Tên doanh nghiệp, logo

Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Thực phẩm Orion Vina.Tên Tiếng Anh: Orion Food Vina Co., Ltd.

Địa chỉ: Tầng 22, tòa nhà Pearl Plaza, 561A, Điện Biên Phủ, Phường

25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM, Việt Nam | SĐT : 028 3512 3420

Hình 1.1 Logo Công ty TNHH Thực phẩm Orion Vina.

1.1.2 Hình thức kinh doanh và lĩnh vực hoạt động

Hình thức kinh doanh

- Hình thức kinh doanh chính của Orion Vina là sản xuất, bán hàng qua các kênh phân

phối, xuất khẩu, dịch vụ sau bán hàng.

Công ty TNHH Thực phẩm Orion Vina ( Ảnh: https://orion.vn )

- Sản xuất: Orion Vina tự sản xuất các sản phẩm thực phẩm của mình như bánh kẹo,

snack, socola và các sản phẩm đóng hộp khác Công ty sở hữu nhà máy sản xuất tiên

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

tiến và tuân thủ các quy trình nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo

chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng.

- Bán hàng qua các kênh phân phối: Orion Vina tiếp cận khách hàng

quốc tế Công ty đã xây dựng mối quan hệ đối tác với các đại lý và nhà phân phối trên

khắp thế giới để tiếp cận khách hàng quốc tế.

- Dịch vụ sau bán hàng: Orion Vina đảm bảo rằng khách hàng nhận

doanh các sản phẩm thực phẩm, bao gồm: sản xuất bánh kẹo và snack, sản xuất socola, sản xuất đóng hộp, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm khác như mứt, nước giải khát, nước uống đóng chai và các

Trang 6

sản phẩm liên quan khác Công ty đa dạng hóa danh mục sản phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của khách hàng.

Hình 1: (Ảnh: FB Orion Vietnam)

Các sản phẩm của Orion Vina khẳng định thương hiệu và chất lượngtrên thị trường trong nước và quốc tế thông qua việc xuất khẩu vàphân phối đến hơn 65 quốc gia trên toàn thế giới

- Orion Vina luôn đặt chất lượng và an toàn sản phẩm lên hàng đầu.

Trang 8

- Lên ý tưởng các ấn phẩm truyền thông - Lên kịch bản cho các sự kiện.

- Phụ trách nội dung trên các kênh social - Phát triển là soạn thảo các chiến lược nội dung trên các kênh truyền thông.

- Soạn thảo kế hoạch hoạt động.

- Thiết kế các ấn phẩm quảng cáo, bao gồm poster, logo, namecard và các hình ảnh quảng cáo trực tuyến để quảng bá sản

- Thiết kế các vật phẩm khuyến mãi, các quà tặng kèm cùng sản phẩm.

- Thiết kế các vật liệu triển khai sự kiện như backdrop, banner, trò chơi hoặc khu vực trưng bày để thu hút sự chú ý của khách hàng và tạo trải nghiệm độc đáo.

NguyễnThành Lộc

Ban media - Lập kế hoạch và ý tưởng truyền thông, phương thức triển khai cho các dự án truyền thông của công ty.

- Nghiên cứu, xem xét những kênh, phương tiện hiệu quả cho chiến dịch quảng cáo.

- Khai thác và phát triển các kênh media: Youtube, Facebook, Website,…

- Quản lý và kiểm tra dự án, ngân sách theo kế hoạch đã được duyệt để đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng của dự án.

Trang 9

- Biên tập chỉnh sửa và đánh giá nội dung - Phân tích nhu cầu của độc giả, khán giả - Quản lý quy trình sản xuất.Đảm bảo tính nhất quán và đồng nhất của nội dung - Giám sát và cập nhật các xu hướng mới

- Đăng tải nội dung lên các nền tảng mạng xã hội, trang web và theo dõi, quản lý.

Trang 10

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG2.1 Mục tiêu của chiến dịch truyền thông

2.1.1 Bối cảnh

Tăng trưởng nhanh của thị trường snack:

Thị trường snack đang trải qua tăng trưởng nhanh chóng, đặc biệt là ở các khu vực đô thị và trong các nền kinh tế phát triển.

Sự bận rộn và cuộc sống nhanh chóng đang thúc đẩy nhu cầu về các sản phẩm snack tiện lợi và thơm ngon.

Xu hướng sức khỏe và chất lượng:

Người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến sức khỏe và chất lượng của sản phẩm, tìm kiếm các loại snack có thành phần tự nhiên, ít chất béo và đạt các tiêu chí an toàn thực phẩm.

Snack chức năng, lành mạnh và organic đang được ưa chuộng hơn.

Đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm:

Các nhà sản xuất snack cần liên tục đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng sự đa dạng và thay đổi nhanh chóng về sở thích của người tiêu dùng.

Sản phẩm snack mới thường được thiết kế để có khẩu vị độc đáo, hương vị đa dạng và đóng gói hấp dẫn.

Sự cạnh tranh mạnh mẽ:

Thị trường snack cạnh tranh gay gắt, với nhiều nhà sản xuất và thương hiệu cung cấp các sản phẩm snack khác nhau.

Các công ty cần phải xây dựng một ưu thế cạnh tranh thông qua chất lượng sản phẩm, giá cả, marketing hiệu quả và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường.

2.1.2 Mục tiêu của dự án theo nguyên tắc SMART

- Nâng cao vị thế: Không chỉ trong nước mà còn vươn xa hơn trên thị trường quốc tế.

- Tăng doanh thu: Đem lại một sản phẩm tốt, có giá trị về mặt dinh dưỡng cao cho khách hàng, nhằm tăng sự quan tâm và mua sắm sản phẩm.

- Tăng độ nhận diện thương hiệu: Tạo sự nhận diện và tăng cường thương hiệu Orion trong lòng khách hàng, tạo dựng lòng tin và tăng cường sự gắn kết với thương hiệu.

- Trao yêu thương và gắn kết yêu thương: Với sự ngọt ngào của chiếc bánh muốn trao

gửi đến khách hàng sự yêu thương, sẻ chia, gắn kết ngày Trung Thu.

Trang 11

- Tạo ưu đãi và tri ân khách hàng: Với chương trình tri ân khách hàng Đêm hội Trung Thu bằng phần quà Bánh Trung Thu giúp tạo lợi ích rất lớn và ưu đãi đặc biệt, giúp khách hàng có trải nghiệm tuyệt vời bên

Tăng doanh số bán hàng của sản phẩm snack Ostar lên 20% so với doanh số bán hàng trung bình của 6 tháng đầu sau khi sản phẩm ra mắt.

Cải thiện chất lượng sản phẩm bằng cách tối ưu hóa thành phần, đóng gói, và thị hiếu mà vẫn duy trì giá thành hiện tại.

Tăng sự nhận diện thương hiệu Ostar thông qua chiến dịch quảng bá và tương tác tích cực với cộng đồng mạng.

Measurable(Đo lường)

- Bán ra khoảng 120.000 hộp bánh Trung Thu

- Ước tính khoảng 300,000 lượt thích, chia sẻ và bình luận cũng như 1,000,000 lượt tiếp cận trên các nền tảng social như: Facebook, Instagram,Tiktok, Truyền hình,

- 200,000 lượt xem video quảng cáo trên Facebook, 5,000,000 lượt xem trên các kênh Tiktok của thương hiệu cũng như bên đối tác,booking quảng cáo,… - Có khoảng 1000 người tham dự sự kiện offline

Achievable (Khảnăngthực hiện)

Tăng doanh số bán hàng 20% là mục tiêu có thể đạt được thông qua việc nâng cấp chiến lược tiếp thị, mở rộng mạng lưới phân phối, và tăng cường quan hệ với các đối tác.

Điều chỉnh chiến lược giá cả và quảng bá để đảm bảo sản phẩm Ostar vẫn hấp dẫn đối với khách hàng mục tiêu.

Realistic(Tính thực

Mục tiêu tăng doanh số bán hàng 20% đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu tổng thể của Orion về mở rộng thị trường và tăng lợi nhuận từ lĩnh vực snack.

Trang 12

Thích hợp với chiến lược phát triển sản phẩm và xây dựng thương hiệu của công ty.

Đạt được mục tiêu tăng doanh số bán hàng 20% trong vòng 2 tháng, bắt đầu tính từ tháng tháng 9 sau khi sản phẩm Ostar ra mắt.

Thực hiện đánh giá tiến độ hàng tháng để đảm bảo việc thực hiện theo kế hoạch và điều chỉnh chiến lược

Sản phẩm và quảng cáo sẽ có mặt tại các cửa hàng, siêu thị, chuỗi bán lẻ và các kênh

phân phối trực tuyến.

Trang 13

Who(Đốitượng)

- Khách hàng mục tiêu là trẻ em, thanh thiếu niên, gia đình, những người quan tâm đến sản phẩm.

- Đặc biệt là những người yêu thích snack của Orion

How(Làmthếnào)

- Tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua quảng cáo trực tuyến, truyền hình, báo chí và các kênh truyền thông xã

- Tăng cường sự hiện diện của sản phẩm trong các cửa hàng, siêu thị và trung tâm mua sắm.

- Tạo ra các gói quà tặng đặc biệt để khuyến khích người tiêu dùng mua Snack Orion

2.2 Phân tích đối tượng mục tiêu:2.2.1 Nhân khẩu học:

Độ tuổi

Trẻ em và thanh thiếu niên:

Đây là một phân khúc quan trọng đối với sản phẩm snack của Orion Họ thường ưa chuộng các loại snack ngọt, mặn với hương vị đa dạng Orion có thể tập trung phát triển sản phẩm dành riêng cho đối tượng này, bằng cách tạo ra các gói snack hấp dẫn, kích thích sự sáng tạo và chăm sóc sức khỏe.

Người trung niên:

Người trung niên thường quan tâm đến chất lượng sản phẩm và ưu tiên sự phong phú về chất dinh dưỡng.

Orion có thể thiết kế các sản phẩm có lợi ích sức khỏe như giảm calo, ít chất béo, và giàu chất xơ để thu hút đối tượng này.

Người cao tuổi:

Đối với người cao tuổi, chất lượng sản phẩm và yếu tố dinh dưỡng quan trọng hơn Họ thích những sản phẩm có lợi ích sức khỏe và dễ tiêu thụ Orion có thể tập trung vào việc sản xuất các loại snack dễ tiêu thụ, dễ mở gói và giàu chất xơ.

Giới tính:

Phân tích sự ảnh hưởng của giới tính đến quyết định mua hàng Có thể xem xét liệu có sự khác biệt trong sở thích, yêu cầu về sản phẩm giữa nam và nữ không.

Orion có thể tùy chỉnh chiến lược tiếp thị để phù hợp với yêu cầu và sở thích của mỗi giới tính.

Trang 14

Thu nhập:

Đối với nhóm khách hàng có thu nhập thấp, Orion có thể tập trung vào việc sản xuất các sản phẩm snack có giá cả phải chăng, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.

Đối với nhóm khách hàng có thu nhập cao, Orion có thể tạo ra các sản phẩm chất lượng cao hơn, mang tính đặc biệt và có mức giá cao hơn Thói quen mua sắm và ưu tiên tài chính:

Nghiên cứu thói quen mua hàng và ưu tiên tài chính của khách hàng để hiểu được cách họ quyết định mua sản phẩm snack.

Orion có thể thiết kế các chương trình giảm giá, ưu đãi hoặc các gói combo phù hợp với tài chính của khách hàng.

Tình trạng hôn nhân:

Độc thân:

Đối với nhóm khách hàng độc thân, Orion có thể tập trung vào các sản phẩm có kích thước nhỏ, tiện lợi và dễ mang theo khi di chuyển Cân nhắc thiết kế gói sản phẩm hoặc chiến dịch quảng cáo hướng đến việc chia sẻ snack với bạn bè hoặc gia đình.

Có gia đình:

Đối với khách hàng có gia đình, Orion có thể tạo ra các sản phẩm dành cho cả gia đình hoặc các sản phẩm phù hợp với trẻ em.

Cân nhắc phát triển các gói combo hoặc sản phẩm phổ biến giữa các thành viên trong gia đình.

2.2.2 Địa lý học:

- Vị trí địa lý: Sản phẩm bánh Snack Ostar có thể tiếp cận mọi vị trí địa lý, vì nó phù hợp với nhiều nứa tuổi giá thành hợp lí dễ phân phối và vận chuyển

2.2.3 Hành vi học:

- Tần suất mua sắm:

Thu nhập và điều kiện kinh tế: Người có thu nhập cao thường có khả năng mua sắm snack thường xuyên hơn Ngược lại, người có thu nhập thấp có thể mua ít hơn hoặc chỉ mua khi có nhu cầu cụ thể Thói quen ăn uống: Người có thói quen ăn uống nhanh, ăn nhẹ hoặc ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày có thể mua sắm snack thường xuyên hơn.

Lối sống và thời gian rảnh: Người có lối sống bận rộn và ít thời gian sẽ thích mua sắm snack tiện lợi và dễ ăn ngay tại chỗ.

Trang 15

Văn hóa ẩm thực và ưa thích cá nhân: Một số quốc gia có văn hóa ẩm thực khuyến khích ăn nhẹ, nhanh như snack nên người dân ở đó sẽ có tần suất mua sắm snack cao hơn.

Quảng cáo và tiếp thị: Chiến lược quảng cáo và tiếp thị có thể ảnh hưởng đáng kể đến lựa chọn và tần suất mua sắm snack của người tiêu dùng

- Nơi mua sắm: Sản phẩm có thể có sẵn tại các cửa hàng truyền thống và cửa hàng trực tuyến để phù hợp với sự thuận tiện của đối tượng mục tiêu Tuy nhiên cũng có thể xem xét việc hợp tác với các đối tác bán lẻ để cung cấp thêm điểm mua sắm tiện lợi.

2.2.4 Hành vi tiêu thụ truyền thông:

Hành vi tiêu thụ truyền thông của sản phẩm snack đề cập đến cách mà người tiêu dùng tương tác, tìm hiểu và phản ứng đối với thông điệp quảng cáo, marketing, hoặc thông tin liên quan đến sản phẩm snack Điều này bao gồm việc người tiêu dùng tiếp nhận, đánh giá, và phản hồi về các chiến lược truyền thông mà các nhà sản xuất snack sử dụng để quảng bá sản phẩm của họ.

Các yếu tố quan trọng trong hành vi tiêu thụ truyền thông của sản phẩm snack bao gồm:

Quảng cáo: Các chiến dịch quảng cáo được thiết kế để tạo ra sự chú ý và tăng cường ý thức về sản phẩm snack thông qua phương tiện như TV, radio, truyền thông xã hội, hoặc quảng cáo in ấn.

Bao bì và thiết kế sản phẩm: Bao bì atraktif và thiết kế sản phẩm có thể ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng khi họ thấy sản phẩm trên kệ cửa hàng.

Xã hội mạng và truyền thông xã hội: Sản phẩm snack thường được quảng bá thông qua các kênh truyền thông xã hội, đây là môi trường quan trọng để tương tác với đối tượng tiêu thụ, chia sẻ đánh giá và đề xuất.

Nhận diện thương hiệu: Nhận diện thương hiệu mạnh mẽ và danh tiếng tích cực của sản phẩm có thể tác động đáng kể đến hành vi tiêu thụ của người mua.

Tính năng, lợi ích và giá trị sản phẩm: Các thông điệp về tính năng, lợi ích và giá trị của sản phẩm snack được truyền tải thông qua các chiến lược truyền thông để làm cho sản phẩm hấp dẫn đối với người tiêu dùng.

Đánh giá, đánh giá và phản hồi của người tiêu dùng: Ý kiến, đánh giá, và phản hồi từ người tiêu dùng về sản phẩm có thể ảnh hưởng đến hành vi tiêu thụ của những người khác thông qua tác động xã hội và tác động từ mối quan hệ cá nhân.

Trang 16

Hành vi tiêu thụ truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự thành công của một sản phẩm snack trên thị trường và cách mà người tiêu dùng tương tác và tiêu thụ nó.

2.2.5 Xã hội học:

Sản phẩm snack khoai tây có thể được xem xét từ góc độ xã hội học để hiểu sâu hơn về cách mà xã hội, văn hóa, và xã hội hóa ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm này Dưới đây là một phân tích về yếu tố xã hội học của người tiêu dùng và sản phẩm snack khoai tây:

Văn hóa và ẩm thực:

Sản phẩm snack khoai tây có thể phản ánh văn hóa ẩm thực của một khu vực cụ thể Ví dụ, ở một số quốc gia, khoai tây chiên là một món ăn phổ biến và quen thuộc.

Thói quen ăn uống và ẩm thực địa phương ảnh hưởng đến cách mà người tiêu dùng tiếp nhận và tiêu thụ sản phẩm snack khoai tây.

Thị trường và tiếp thị:

Chiến lược tiếp thị được tùy chỉnh dựa trên đặc điểm xã hội, văn hóa, và thị trường địa phương Ví dụ, các quảng cáo và sự quảng bá sản phẩm có thể được thiết kế để phù hợp với sở thích ẩm thực của từng khu vực.

Thị trường mục tiêu và đối tượng tiêu dùng:

Đối tượng tiêu dùng và thị trường mục tiêu có vai trò quan trọng Ví dụ, sản phẩm snack khoai tây có thể được tập trung vào các đối tượng tiêu dùng yêu thích ăn nhẹ, người trẻ, hoặc những người tìm kiếm thực phẩm nhanh chóng và dễ chế biến.

Tương tác xã hội và tác động xã hội:

Snack khoai tây có thể được xem như một phần của tương tác xã hội, ví dụ, khi được sử dụng trong các sự kiện xã hội, bữa tiệc hoặc các buổi tụ họp bạn bè.

Phản hồi và đánh giá từ bạn bè, gia đình và cộng đồng có thể ảnh hưởng đến quyết định mua và tiêu thụ của người tiêu dùng.

Nhận diện thương hiệu và quan điểm cá nhân:

Nhận diện thương hiệu quan trọng với snack khoai tây, và nó có thể ảnh hưởng đến cách mà người tiêu dùng đánh giá và lựa chọn sản phẩm này.

Quan điểm cá nhân về chất lượng, giá cả, và lợi ích của sản phẩm cũng đóng vai trò trong quyết định mua snack khoai tây.

Tổng cộng, xã hội học có vai trò quan trọng trong việc hiểu cách người tiêu dùng tương tác với sản phẩm snack khoai tây, từ cách mà văn hóa và thị trường địa phương ảnh hưởng đến đối tượng tiêu dùng và quyết định mua hàng của họ.

2.2.6 Tâm lý học:

Trang 17

Sản phẩm snack khoai tây có thể được phân tích dưới góc độ tâm lý học để hiểu tố chất và yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến người tiêu dùng khi mua và tiêu thụ sản phẩm này Dưới đây là một số yếu tố tâm lý học quan trọng:

Sự hấp dẫn và thú vị:

Sản phẩm snack khoai tây thường có hương vị đặc trưng và thơm ngon, tạo ra sự hấp dẫn và thú vị cho người tiêu dùng Điều này có thể kích thích sự tò mò và ham muốn thưởng thức sản phẩm.

Phản ứng thẩm mỹ:

Thiết kế bao bì và cách trình bày sản phẩm có thể tạo ra ảnh hưởng tâm lý tích cực đối với người tiêu dùng Một bao bì bắt mắt và thu hút có thể kích thích nguyên tố thẩm mỹ và thúc đẩy quyết định mua hàng.

Đáp ứng nhu cầu:

Snack khoai tây thường đáp ứng nhu cầu ngắn hạn về ăn nhẹ và cung cấp cảm giác no và thoả mãn, điều này có thể tạo ra sự thỏa mãn tâm lý và tăng cảm giác thoải mái.

Tâm lý tiện lợi:

Snack khoai tây thường được coi là lựa chọn tiện lợi cho các hoạt động thư giãn hoặc xã giao Người tiêu dùng có thể cảm thấy thoải mái khi tiêu thụ snack này trong các tình huống thư giãn hoặc cùng bạn bè.

Yếu tố xã hội và nhóm ngữ cảnh:

Snack khoai tây cũng có thể được tiêu thụ trong nhóm, chẳng hạn khi xem phim, tổ chức tiệc tùng, hoặc cùng gia đình Yếu tố xã hội và tương tác xã hội có thể tác động đến việc mua sắm và tiêu thụ sản phẩm này.

Nhận diện thương hiệu và lòng trung thành khách hàng:

Người tiêu dùng có thể có sự kết nối với thương hiệu sản phẩm snack khoai tây cụ thể, và sự lòng trung thành này có thể phụ thuộc vào trải nghiệm trước đó, quan điểm về chất lượng, và quan hệ với thương hiệu đó.

Các yếu tố tâm lý học này cùng nhau tác động đến cảm xúc, quyết định mua hàng và trải nghiệm tiêu thụ sản phẩm snack khoai tây của người tiêu dùng.

2.3 Các kênh truyền thông của dự án/ chiến dịch2.3.1 Website

Mô tả kênh: Hiện Orion đã có trang web tại Việt Nam Tại đây các sản

phẩm mới luôn được cập nhật nhanh Trang web giúp khách hàng mua hàng dễ dàng hơn khi chỉ cần đăng nhập tại đây

Ngày đăng: 05/05/2024, 20:56

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan