báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân

51 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CTXH không chỉ làm việc với cá nhân với nhóm mà còn phát triển cộng đồng Vì vậy phát triển nghề công tác xã hội cũng đồng thời là phát triển cộng đồng Với mục tiêu phát triển CTXH thành

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘIKHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

BÁO CÁO THỰC HÀNHCÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh ChiLớp: K69B

Giáo viên hướng dẫn : ( Cô ) Đặng Thị Huyền OanhĐịa bàn thực hành : Yên Phú, Xuân Thu, Sóc Sơn, Hà Nội

HÀ NÔFI, 2021

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Công tác xã hội là một ngành , nghề mới tại Việt Nam Do vậy , nhận thức của mọi người về Công tác xã hội vẫn còn rất nhiều hạn chế.

Thứ nhất , nhiều người đồng nhất và nhầm lẫn CTXH với làm từ thiện , ban ơn , bạn phát hoặc nhầm lẫn CTXH với các hoạt động xã hội của các tổ chức , đoàn thể Thứ hai , vai trò , vị thế cũng như tính chất chuyên nghiệp của CTXH ở Việt Nam chưa được khẳng định Do vậy , để phát triển CTXH ở Việt Nam cần có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước , có sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành CTXH Bởi vì , CTXH là một hệ thống liên kết các giá trị , lý thuyết và thực hành CTXH là trung tâm , tổng hợp , kết nối và trực tiếp tham gia vào đảm bảo ASXH Giá trị của CTXH dựa trên cơ sở tôn trọng quyền lợi , sự bình đẳng , giá trị của mỗi cá nhân , nhóm và cộng đồng

Giá trị được thể hiện trong các nguyên tắc hoạt động cũng như các quy điều đạo đức của CTXH CTXH không chỉ làm việc với cá nhân với nhóm mà còn phát triển cộng đồng Vì vậy phát triển nghề công tác xã hội cũng đồng thời là phát triển cộng đồng

Với mục tiêu phát triển CTXH thành một nghề ở Việt Nam; xây dựng đội ngũ cán bộ ngành CTXH đủ về số lượng, đạt yêu cầu chất lượng góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 Theo đó, với tổng kinh phí thực hiện 2.347,4 tỷ đồng Một mục tiêu đề án là mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất từ 1 đến 2 cán bộ, nhân viên CTXH thuộc chức danh không chuyên trách hoặc cộng tác viên CTXH với mức phụ cấp hàng tháng bằng mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định Giai đoạn 2016-2020 có nhiệm vụ xây dựng và ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên CTXH theo các loại hình cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và theo nhóm đối tượng Phát triển đội ngũ cán bộ viên chức ở các cấp, phấn đấu tăng khoảng 50%, hỗ trợ nhân rộng mô hình cung cấp dịch vụ CTXH ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Có nhiều định nghĩa khác nhau về Công tác xã hội (CTXH) nhưng nhìn chung, CTXH được xem như là một nghề mang tính chuyên nghiệp ở nhiều quốc gia từ gần thế kỷ nay CTXH tồn tại và hoạt động khi xuất hiện những vấn đề cần giải quyết như tình trạng nghèo đói, bất bình đẳng giới, và giúp đỡ những thành phần dễ bị tổn thương như trẻ mồ côi, người tàn tật, trẻ đường phố, trẻ bị lạm dụng… Theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: CTXH góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân trong xã hội, hướng tới một xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ thống an sinh xã hội

Trang 3

tiên tiến Như vậy, có thể hiểu Công tác xã hội là một nghề trợ giúp chuyên nghiệp (chứ không phải thích thì làm không thích thì thôi) đã có lịch sử lâu đời được thế giới và Việt Nam công nhận là một nghề cần thiết cho một xã hội văn minh, hiện đại

Trong thời lượng phát sóng ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau vẽ nên chân dung nghề CTXH để mọi người có thể hiểu rõ về nghề nghiệp trong xã hội (1) Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp giúp đỡ từng cá nhân con người thông qua mối quan hệ một-một (nhân viên xã hội – thân chủ) Công tác xã hội cá nhân được các nhân viên xã hội chuyên nghiệp sử dụng trong các cơ sở xã hội hoặc trong các tổ chức công tác xã hội để giúp những người có vấn đề về thực hiện chức năng xã hội Những vấn đề thực hiện chức năng xã hội nói đến tình trạng liên quan đến vai trò xã hội và việc thực hiện các vai trò ấy.

Về mặt khái niệm, theo Grace Mathew “Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp giúp đỡ cá nhân con người thông qua mối quan hệ một - một Nó được nhân viên xã hội ở các cơ sở xã hội sử dụng để giúp những người có vấn đề về chức năng xã hội và thực hiện chức năng xã hội” Còn theo Helen Harris Perman, “Công tác xã hội cá nhân là một tiến trình được các cơ quan lo về an sinh con người sử dụng để giúp các cá nhân đối phó hữu hiệu hơn với các vấn đề thuộc về chức năng xã hội của họ” (2)

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian vừa qua với yêu cầu của môn học " Công tác xã hội cá nhân ” , em đã tiến hành thực tập tại địa phương (Thôn Yên Phú, Xã Xuân Thu, Huyện Sóc Sơn , Hà Nội ) Thời gian thực tập kéo dài từ 05/06 đến 15/07 năm 2021, em đã được thực hành nghề CTXH Chủ tịch , Phó chủ tịch xã Xuân Thu, chính quyền địa phương, Hội Phụ nữ thôn Yên Phú, Hội khuyết tật huyện Sóc Sơn,… tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em có thể tiến hành các hoạt động của mình trong đợt thực tập của môn học này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn của mình là cô Đặng Thị Huyền Oanh đã hướng dẫn thực tập Cảm ơn Bác chi hội trưởng Hội Phụ Nữ thôn Yên Phú đã giới thiệu thân chủ và giải đáp mọi thắc mắc cũng như đồng hành cùng em trong quá trình thực tập tại địa phương Đồng thời , em cũng muốn gửi lời cảm ơn đến các thầy và cô trong khoa công tác xã hội – Trường đại học Sư Phạm Hà Nội đã giúp đỡ nhiều trong quá trình học tập Em xin gửi kèm báo cáo thực tập phần nội dung thực tập của mình.

Chúc mọi người sức khỏe và hạnh phúc !

Trang 5

4 Tiến trình làm việc với thân chủ

Giai đoạn 1: Tiếp cận thân chủ

Trang 6

PHẦN 3 :

TỰ LƯỢNG GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH

1 Những bài học và kinh nghiệm TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Chân dung nghề CTXH -

(2) Công tác xã hội cá nhân – Hội liên hiệp phụ nữa Việt Nam,

http://hoilhpn.org.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/cong-tac-xa-hoi-ca-nhan-19268-2.html

Trang 7

PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH1 Lịch sử thành lập cơ sở

- Xuân Thu là xã nằm ở phía nam huyện Sóc Sơn; phía bắc giáp xã Kim Lũ, phía đông giáp xã Hòa Tiến (huyện Yên Phong, Bắc Ninh), phía nam giáp xã Thụy Lâm (Đông Anh, Hà Nội), ranh giới tự nhiên là sông Cà Lồ, có cầu Xuân Lai bắc qua, phía tây giáp xã Xuân Nộn (Đông Anh) Xuân Thu có hệ thống giao thông thuận lợi Cùng với đường tỉnh lộ 16 (Hà Nội - Bắc Ninh) và quốc lộ 18 (nối liền Thủ đô Hà Nội, tam giác kinh tế phía Bắc với cảng Cái Lân - Hải Phòng), hệ thống đường giao thông liên thôn, liên xã đã được nâng cấp, sửa chữa tạo điều kiện cho Xuân Thu mở mang, giao lưu phát triển kinh tế

- Xuân Thu là xã có diện tích nhỏ nhất trong huyện với 571 ha Trong đó, đất canh tác là 332,86 ha, đất thổ cư là 3,9 ha, còn lại là đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng Phần lớn diện tích đất canh tác của Xuân Thu trải rộng theo ven đê sông Cà Lồ nên việc lấy nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp rất thuận tiện Ruộng đất của Xuân Thu chủ yếu thuộc loại đất thịt pha cát khá màu mỡ, phù hợp với nhiều loại cây trồng.

Địa giới hành chính và tên gọi Xuân Thu có nhiều thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử

- Xuân Thu bao gồm 3 thôn: Xuân Lai, Yên Phú, Thu Thủy Địa giới đó được giữ nguyên cho đến ngày nay Trụ sở Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã được đặt tại thôn Xuân Lai, cách đường tỉnh lộ 16 khoảng 400 m.

2 Các hoạt động và dịch vụ chăm sóc

- Tập huấn công tác bảo trợ xã hội cho người cao tuổi - Tổ chức hội nghị phát động ủng hộ quỹ “Vì người nghèo” - Tập huấn công tác trợ giúp pháp lý

- Triển khai các hoạt động nhân Tháng hành động vì trẻ em - Trao tặng công trình “ vì phụ nữ và trẻ em” năm 2020 - Đẩy mạnh công tác phụ nữ, công tác thanh niên ở địa phương.

3 Ý kiến và nhận xét của sinh viên về cơ sở

- Tại địa phương đã có tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa hướng đến các đối tượng như trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, Các câu lạc bộ của người cao tuổi, chi hội phụ nữ, đoàn thanh niên,… đã hoạt động và phát triển từ nhiều năm tại địa phương Các chính sách của nhà nước về hưởng chế độ hàng tháng của các nhóm đối tượng được địa phương thực

Trang 8

hiện đầy đủ, được đưa đến tận tay người dân.Tuy nhiên công tác vận động, hỗ trợ nhóm phụ nữ của các tổ chức đoàn thể còn chưa hết mình, vẫn còn sự thiếu quan tâm tới nhóm phụ nữ yếu thế Hoạt động Công Tác Xã Hội tại địa phương vẫn còn nhiều nhóm đối tượng chưa biết tới, vẫn còn xa lạ đối với một số người

PHẦN 2: BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN1 Bối cảnh chọn thân chủ

Sau khi được giáo viên hướng dẫn cô Đặng Thị Huyền Oanh phân công thực hành tại địa phương Vì là thực hành tại địa phương nên em cũng đã để ý đến thân chủ là chị Thắm – mội phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt ở trong thôn Em đã đến gặp gỡ bác chi hội trưởng Hội phụ nữ tại thôn Yên Phú – xã Xuân Thu – Huyện Sóc Sơn- Thành phố Hà Nội mong được nhận sự giới thiệu và hỗ trợ tiếp cận với thân chủ là chị Thắm Khi gặp gỡ và trao đổi về thông tin với bác chi hội trưởng và nhận được sự hướng dẫn từ cô Đặng Thị Huyền Oanh thì em đã xác định thân chủ và có buổi gặp gỡ đầu tiên.

2 Hồ sơ xã hội của thân chủ

Thông tin cá nhân thân chủ: Họ và tên: Nguyễn Thị Thắm Giới tính: Nữ

Ngày tháng năm sinh: 1970

Nơi sinh: Yên Phú – Xuân Thu – Sóc Sơn – Hà Nội Hiện cư ngụ tại: Yên Phú – Xuân Thu – Sóc Sơn – Hà Nội

Các thông tin khác về thân chủ như:

Quá trình sinh sống và lớn lên.

- Chị Thắm lớn sinh ra và lớn lên trong gia đình gồm 3 anh chị em : Anh trai, chị gái và chị Thắm là con út Bố chị là bộ đội và đã hy sinh trong thời gian tham gia cách mạng, mẹ chị hiện nay 75 tuổi nhưng vẫn còn khoẻ mạnh và minh mẫn Chị Thắm bị khuyết tật vận động, từ khi sinh ra Cơ và xương khớp cả một chân đã bị teo và dần lớn lên gây tình trạng thọt chân Chị Thắm học hết lớp 3 sau đó nghỉ học ở nhà phụ giúp gia đình Chị hiện nay sống cùng mẹ và con gái tại thôn Yên Phú, xã Xuân Thu, Sóc Sơn, Hà Nội.

Trang 9

Tình trạng học vấn, chuyên môn.

- Chị Thắm học hết lớp 3 tại Trường tiểu học Xuân Thu Tình trạng nghề nghiệp.

- Chị Thắm làm việc tự do, khi nhỏ phụ giúp gia đình bán hàng Sau khi lớn lên mẹ chị giao lại tiệm tạp hoá nhỏ bán đồ ăn vặt trẻ con trong làng cho chị buôn bán

Tình trạng sức khỏe thể chất.

- Chị Thắm hiện bị teo cơ và xương khớp chân trái, gây thọt chân thuộc dạng khuyết tật vận động Các chỉ số sức khoẻ khác đều ổn định

Tình trạng sức khỏe tâm thần.

- Hiện chị đang gặp phải khó khăn lo lắng cho gia đình khi mẹ đã già và nuôi dạy con gái đang tuổi ăn , tuổi học của mình.

Các vấn đề khác.

Thông tin môi trường thân chủ:

Các thông tin về môi trường của thân chủ :

- Chị Thắm năm nay 41 tuổi, bố chị hy sinh do chiến tranh khi chị còn nhỏ Hiện nay, chị sống cùng mẹ già và một người con Chị không kết hôn ,có một con gái Con gái chị sinh năm 2001 đang học đại học Chị có một anh trai vướng tệ nạn xã hội hiện đang lãnh án tù Tuy vậy chị có quan hệ tốt với chị gái và hàng xóm sống xung quanh

Vấn đề của thân chủ:

- Thân chủ gặp khá nhiều khó khăn trong cuộc sống như vấn đề về kinh tế, nuôi con đơn thân và vấ đề việc làm.

3 Kế hoạch tác nghiệp

5/6-6/6 Nhà thân chủ - Tiếp cận thân chủ - Giới thiệu bản thân

- Thu thâ ‹p thông tin từ ba mẹ thân chủ - Trình bày lý do và nguyện vọng được tiếp cận với thân chủ và xin sự đồng ý của thân chủ và gia đình

Trang 10

7/6- 11/6 Nhà thân chủ - Những khó khăn mà thân chủ đang gặp phải

- Thân chủ đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của mình ra sao

- Mối quan hệ của thân chủ trong gia đình cũng như ngoài xã hội

- Thân chủ có nguồn trợ giúp nào ? - Thân chủ đánh giá vấn đề của mình như thế nào

- Những dự định, định hướng của thân chủ trong tương lai

12/6-19/6 Nhà thân chủ - Hoàn thiện những thông tin về thân chủ - Tổng hợp thông tin , xử lí thông tin, xác minh tính xác thực của thông tin - Cùng thân chủ xác định vấn đề - Giúp thân chủ đánh giá vấn đề của mình và mức độ của vấn đề với thân chủ - Khó khăn thân chủ gặp phải là gì ? - Thân chủ nhận diện vấn đề bản thân gặp phải

- Thân chủ và nhân viên CTXH tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của vấn đề - Tìm hiểu các nguồn lực trợi giúp - Hoạch định kết quả thực hiện giải quyết

- Tổng hợp thông tin từ các kênh thông tin đã thu thập được

-Vận dụng các kỹ năng xử lý thông tin trong CTXH , xác minh tính chính xác của thông tin

- Thân chủ và nhân viên CTXH bàn về vấn đề của thân chủ

Trang 11

- Giúp thân chủ đánh giá vấn đề của mình và mức độ của vấn đề

- Xác định vấn đề trọng tâm - Đưa ra hướng giải quyết vấn đề - Thân chủ đưa ra quyết định có đồng ý giải quyết vấn đề của mình không ?

- Tháo gỡ nút thắt của vấn đề theo sự trợ giúp của nhân viên CTXH , thân chủ còn điểm nào chưa đồng tình hay không ?

26/06 Nhà thân chủ - Xây thực kế hoạch giải quyết vấn đề - Xác định tính khả thi của kế hoạch trợ giúp

Từ 28/06 -10/07

Nhà thân chủ - Thực hiện kế hoạch trợ giúp cùng thân chủ ( cùng sự trợ giúp và tham khảo ý kiến từ giáo viên hướng dẫn )

- Thực hiện các kỹ năng trợ giúp trong CTXH và các nguồn lực huy động được 13/07 Nhà thân chủ - Lượng giá

15/07 Nhà thân chủ - Chia tay

4 Tiến trình làm việc với thân chủ Giai đoạn 1: Tiếp cận thân chủ

Buổi gặp gỡ đầu tiên với thân chủ :

Ngày mùng 5/6/2021 tại nhà thân chủ tại thôn Yên Phú , Xuân Thu, Sóc Sơn , Hà Nội, tôi được chi hội trưởng Hội phụ nữ thôn Yên Phú có giới thiệu và đưa đến gặp gỡ chị Nguyễn Thị Thắm là một phụ nữ trong thôn bị khuyết tật vận động Đến nhà chị Thắm, tôi và chi hội trưởng được mời vào nhà ngồi uống nước bằng giọng nói trầm ấm và nụ cười có chút đượm buồn của chị

- “ Mời các cô vào nhà ngồi uống nước, nhà có hơi nhỏ và ít chỗ các cô ngồi tạm trên giường để tôi đi làm thêm cái ghế ở bàn học của cháu nhà ”

- “ Con ơi đi lấy cho mẹ 2 cốc nước mời các cô ”

Nói rồi chị Thắm ngồi xuống nói chuyện với tôi và chi hội trưởng.

Trang 12

- “ Hai cô hôm nay đến chơi thật quý quá bác chi hội trưởng và em sinh viên này là ? ”

- “ Dạ cho cháu giới thiệu chút về bản thân, cháu là Chi là sinh viên đang học tại khoa Công tác xã hội trường Đại học Sư Phạm Hà Nội ”

- “Em sinh viên giờ vẫn đang đi học chứ ? ”

- “ Dạ, em dạo này do dịch bệnh phức tạo nên học online tại nhà, hôm nay em đến đây qua lời giới thiệu của bác chi hội trường về trường hợp của bác và cháu có nguyện vọng được đồng hành cùng bác giải quyết phần nào các khó khăn mà bác gặp phải ”

- “À ra là thế ! Thế thì tốt quá ” Rồi cứ thế chị mở lòng tâm sự với tôi về gia đình và cuộc đời của chị Chị là một người mà có sức sống và ý chí kiên cường trong cuộc sống Thời kì chiến tranh các chiến sĩ phân công về làng, bộ đội khi ấy sinh hoạt cùng người dân và chị đã đem lòng yêu một chiến sĩ bộ đội và có với nhau một người con Nhưng rồi người đàn ông ấy tưởng rằng sẽ che chở , san sẻ bớt gánh nặng trong cuộc sống với chị lại đột ngột hy sinh trong chiến tranh ,… Cùng với những lời tâm sự của chị thì cũng đã trưa muộn chị bảo tôi :

- “ Chết mải nói chuyện mà đã đến giờ cơm trưa rồi, em và bác ở lại ăn trưa với gia đình ”

Tôi và bác chi hội trưởng từ chối khéo rồi tạm chia tay chị và hẹn chi hôm sau gặp lại.

Các kỹ năng được thực hiện trong bước tiếp cận thân chủ : - Kỹ nang giao tiếp

- Kỹ năng lắng nghe - Kỹ năng diễn giải - Kỹ năng diễn giải, nhắc lại - Kỹ năng quan sát - Kỹ năng thấu cảm

Giai đoạn 2: Nhận diện vấn đề

Qua thời gian tiếp cận thân chủ và thu thập thông tin từ nhiều kênh thông tin khác nhau tôi nhận thấy thân chủ Nguyễn Thị Thắm gặp phải các vấn đề như sau :

Trang 24

qua chi hội trưởng hội nông

Ngày đăng: 04/05/2024, 17:17

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan