vấn đề thanh toán trong xuất nhập khẩu

34 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
vấn đề thanh toán trong xuất nhập khẩu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việc thanh toán qua ngân hàng đảm bảo cho các khoản chi trả được thực hiện một cách an toàn, nhanh chóng và hiệu quả.Tuy nhiên trừ một số lượng rất nhỏ hàng hóa xuất nhập khẩu được mua b

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Trang 3

1 Định nghĩa thanh toán quốc tế là gì? 6

2 Đặc điểm của phương thức thanh toán quốc tế 6

2.1 Chịu sự điều chỉnh của luật pháp và các tập quán quốc tế 6

2.2 Được thực hiện phần lớn thông qua hệ thống ngân hàng 7

2.3 Tiền mặt hầu như không được sử dụng trực tiếp 7

2.4 Ít nhất một trong hai bên có liên quan đến ngoại tệ 7

2.5 Ngôn ngữ sử dụng chủ yếu bằng tiếng Anh 7

2.6 Giải quyết tranh chấp chủ yếu bằng luật quốc tế 7

3 Vai trò của phương thức thanh toán quốc tế 8

3.2 Đối với các doanh nghiệp 8

3.3 Đối với các ngân hàng thương mại 8

4.1 Phương thức chuyển tiền (Remittance) 8

4.1.1 Các bên tham gia và trình tự thực hiện: 8

Trang 4

4.1.2 Các phương thức chuyển tiền hiện tại 9

4.1.3 Thời gian chuyển: 9

4.2 Phương thức nhờ thu (Collection) 11

CHƯƠNG II 27

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU 27

1 Quy trình thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ 27 2 Giao dịch thanh toán liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ 29 3 Nghĩa vụ thanh toán hàng hoá 29

4 Thời gian chuyển khoản thanh toán nước ngoài cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá 31

CHƯƠNG 3 33

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THANH TOÁN QUỐC TẾ 33

TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 33

KẾT LUẬN 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

Trang 5

Lời cảm ơn

Với tình cảm chân thành và sâu sắc nhất, cho phép nhóm chúng em gửi lời cảm ơn đến Cô Đào Thị Vui đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này Trong suốt thời gian học tập tại trường, chúng em đã nhận được nhiều sự quan tâm và hỗ trợ của quý Thầy Cô và bạn bè Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên Khoa Luật – Cô Đào Thị Vui đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt quá trình học tập bộ môn Xuất nhập khẩu này Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo của Cô mà bài nghiên cứu của chúng em mới có thể hoàn thiện tốt đẹp hơn Bài nghiên cứu giữa kì thực hiện trong những tuần qua sẽ còn nhiều hạn chế và bỡ ngỡ nên không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Cô để kiến thức của chúng em trong bộ môn này sẽ được bổ sung hoàn thiện hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn!

NHÓM 02

Trang 6

CHƯƠNG I: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN VÀ VẤN ĐỀ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU

1 Định nghĩa thanh toán quốc tế là gì?

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện nghĩa vụ chi trả, quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh Trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế Giữa các tổ chức, cá nhân nước này với các tổ chức, cá nhân nước khác Hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.

Ví dụ về thanh toán quốc tế:

+ Ví dụ 1:sCông ty CP XNK Vnlogs nhập khẩu một lô ghế massage 300 chiếc từ Trung Quốc, trị giá hợp đồng là 38 ngàn đô la Mỹ (USD), thanh toán bằng phương thức chuyển tiền Điều kiện giao hàng EXW XIAMEN, theo Incoterms 2010.

+ Ví dụ 2:sCông ty TNHH Trường An nhập khẩu than từ Singapore, quy định phương thức thanh toán trong hợp đồng là LC, không hủy ngang, không chuyển nhượng được, trả ngay 100% giá trị mỗi chuyến hàng sau khi xuất trình và nhận được chứng từ phù hợp.1 2 Đặc điểm của phương thức thanh toán quốc tế

2.1 Chịu sự điều chỉnh của luật pháp và các tập quán quốc tế Hoạt động thanh toán quốc tế liên quan đến các chủ thể ở hai hay nhiều quốc gia Do đó, các chủ thể khi tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế không những chịu sự điều chỉnh của luật quốc gia, mà còn phải tuân thủ các văn bản pháp lý quốc tế.

Phòng thương mại quốc tế ban hành UCP, URC,sINCOTERMS… tạo ra một khung pháp lý bình đẳng, công bằng cho các chủ thể khi tham gia vào hoạt động thương mại và thanh toán quốc tế, tránh những hiểu lầm đáng tiếc xảy ra.

1 Mạc Hữu Toàn(13/112020), “Thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu-khái niệm, đặc điểm và các phương thức phổ biến “.https://masimex.vn/chia-se-kien-thuc/thanh-toan-quoc-te-trong-xuat-nhap-khau.html - ftoc-heading-9

1

Trang 7

2

Trang 8

2.2 Được thực hiện phần lớn thông qua hệ thống ngân hàng

Trong thực tiễn, người xuất khẩu và ngườisnhập khẩuskhông được phép tiến hành thanh toán trực tiếp cho nhau, mà theo luật định phải thanh toán qua hệ thống ngân hàng Việc thanh toán qua ngân hàng đảm bảo cho các khoản chi trả được thực hiện một cách an toàn, nhanh chóng và hiệu quả.

Tuy nhiên trừ một số lượng rất nhỏ hàng hóa xuất nhập khẩu được mua bán qua con đường tiểu ngạch thì hầu hết kim ngạch xuất nhập khẩu của một quốc gia được phản ánh qua doanh số thanh toán quốc tế của hệ thống ngân hàng thương mại.

2.3 Tiền mặt hầu như không được sử dụng trực tiếp

Các phương tiện thường được sử dụng trong thanh toán quốc tế như hối phiếu, kỳ phiếu và séc thanh toán.

2.4 Ít nhất một trong hai bên có liên quan đến ngoại tệ

Do việc liên quan đến ngoại tệ, nên hoạt động thanh toán quốc tế sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của tỷ giá hối đoái và vấn đề quản lý dự trữ ngoại hối của quốc gia.

2.5 Ngôn ngữ sử dụng chủ yếu bằng tiếng Anh

Vì là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp ở trên mỗi quốc gia khác nhau sẽ có ngôn ngữ riêng Nên khi tham gia mua bán và sử dụng hình thức thanh toán quốc tế diễn ra dễ dàng và thuận tiện thì sẽ sử dụng một ngôn ngữ duy nhất đó là tiếng anh.

2.6 Giải quyết tranh chấp chủ yếu bằng luật quốc tế

Nếu trong trường hợp xảy ra tranh chấp thì sẽ dựa trên luật quốc tế để giải quyết Luật quốc tế là nền tảng vững chắc để đem lại sự công bằng và là yếu tố đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia giao dịch mua bán khi thanh toán quốc tế khi diễn ra.2

2 Mạc Hữu Toàn(13/112020), “Thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu-khái niệm, đặc điểm và các phương thức phổ biến “.https://masimex.vn/chia-se-kien-thuc/thanh-toan-quoc-te-trong-xuat-nhap-khau.html - ftoc-heading-9

3

Trang 9

3 Vai trò của phương thức thanh toán quốc tế 3.1 Đối với nền kinh tế

Thanh toán quốc tế góp phần mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường vị thế kinh tế của mỗi quốc gia trên thị trường quốc tế, tạo cầu nối giữa các quốc gia trong quan hệ thanh toán.

3.2 Đối với các doanh nghiệp

Thanh toán quốc tế phục vụ nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn.

3.3 Đối với các ngân hàng thương mại

Thanh toán quốc tế tạo doanh thu dịch vụ, thúc đẩy các hoạt động khác của ngân hàng ngày càng phát triển hơn.

4 Các phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu hiện nay

4.1 Phương thức chuyển tiền (Remittance)

Đây là phương pháp mà bên nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình thông qua một ngân hàng đại lý ở nước ngoài chuyển trả một số tiền nhất định cho bên xuất khẩu.

4.1.1 Các bên tham gia và trình tự thực hiện: a) Các bên tham gia

Người nhập khẩu – người chuyển tiền (Remitter) Người xuất khẩu – người thụ hưởng (Beneficiary)

Ngân hàng của người nhập khẩu – ngân hàng chuyển (Remitting Bank)

Ngân hàng của người xuất khẩu – ngân hàng đại lý (Corresponding Bank)

4

Trang 10

b) Nghiệp vụ thực hiện:

1 Người NK viết giấy yêu cầu chuyển tiền (lệnh chuyển tiền) gửi đến NH phục vụ mình đề nghị chuyển tiền cho người XK nước ngoài 2 NH chuyển tiền ra lệnh cho NH đại lý ở nước ngoài chuyển cho người nhận tiền và gửi giấy báo nợ cho người NK.

3 NH đại lý chuyển tiền cho người được hưởng và gửi giấy báo cho họ.

4 Người XK giao hàng theo quy định của hợp đồng 4.1.2 Các phương thức chuyển tiền hiện tại

Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer Remittance) (T/T):sthời gian chuyển rất nhanh, người chuyển tiền phải trả thủ tục phí và chi phí điện tín Đây là phương pháp được áp dụng nhiều nhất hiện nay.

Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer Remittance) (M/T):sthời gian chuyển lâu, chi phí thấp.

TT nhanh hơn MT nhưng chi phí chuyển tiền cao hơn rất nhiều, nên khi vận dụng các nhà xuất nhập khẩu cần cân nhắc kỹ Chú ý: Cần phân biệt rõ TT và TTR (xem kỹ phần các loại L/C)

4.1.3 Thời gian chuyển:

o Người nhập khẩu có thể chuyển trả tiền trước khi người XK giao hàng (T/T advance) Phần lớn các lệnh chuyển trả trước có giá trị nhỏ (ở VN: dưới 30.000 USD).

o Chuyển tiền ngay khi người XK giao hàng: trong hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận người NK sẽ chuyển tiền ngay khi nhận được chứng từ hàng hóa (T/T A.D – T/T against documents).

o Chuyển tiền sau khi người XK giao hàng một thời gian nhất định.

5

Trang 11

o Trong thực tế việc chuyển tiền sau khi giao hàng một thời gian thường ít được áp dụng 3

- Phương pháp chuyển tiền thực hiện rất đơn giản, chi phí thấp (thường chỉ từ 0,15%- 0,2% trị giá số tiền chuyển)

- Tuy nhiên, phương thức thanh toán này tăng khả năng rủi ro cho cả 2 bên nên chỉ áp dụng khi có quan hệ mua bán tin cậy, giá trị thanh toán không lớn

Để phòng ngừa rủi ro các bên nên: Xây dựng rõ lộ trình chuyển tiền (ví dụ: chuyển trước bao nhiêu % tại thời điểm nào? Thanh toán nốt phần còn lại tại thời điểm nào?), Thỏa thuận thời điểm chuyển tiền trùng với thời điểm giao hàng, Quy định rõ về phương tiện chuyển tiền, chi phí chuyển tiền ai chịu?

4.2 Phương thức nhờ thu (Collection)

Nhờ thu làsphương thức thanh toán quốc tế màssau khi người xuất khẩu gửi hàng cho người nhập khẩusđồng thời gửi bộ chứng từ đến ngân hàng của mình để nhờ ngân hàng của người nhập khẩu thu tiền Các chứng từ nhờ thu được yêu cầu làschứng từ tài chính và/hoặc kinh doanh Đây là phương thức mà vai trò của ngân hàng rất rõ ràng, đảm bảo an toàn cho cả bên nhập khẩu và bên xuấts khẩu.

4.2.1 Các loại thanh toán nhờ thu: Căn cứ theo thời hạn, có 2 loại nhờ thu:

- Nhờ thu trả ngay (D/P): Phương thức này quy định người mua/nhập khẩu phải thanh toán tiền ngay khi nhận bộ chứng từ.

- Nhờ thu trả chậm (D/A): Phương thức này cho phép người mua không phải thanh toán ngay nhưng phải ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu có kỳ hạn, được ký phát bởi người bán/người xuất khẩu Thông thường hối phiếu đã chấp nhận sẽ được giữ tại nơi an

3 (2020)”Phương thức chuyển tiền trong thanh toán quốc tế” https://cuocvanchuyen.vn/tin-tuc/phuong-thuc-chuyen-tien-remittance-trong-thanh-toan-quoc-te-35.html

6

Trang 12

toàn của Ngân hàng nhờ thu (Ngân hàng người nhập khẩu) cho đến ngày đáo hạn Tới ngày này, người mua phải thực hiện thanh toán như đã chấp nhận.

Căn cứ theo chứng từ có 2 loại:

- Nhờ thu phiếu trơn: Bộ chứng từ Nhờ thu chỉ gồm Hối phiếu, yêu cầu nhờ thu của ngân hàng người xuất khẩu.4

- Nhờ thu kèm chứng từ: Bộ chứng từ nhờ thu ngoài Hối phiếu, yêu cầu nhờ thu của Ngân hàng còn có bộ chứng từ gửi hàng Khi đó người nhập khẩu nếu muốn nhận chứng từ thì sẽ phải thanh toán (D/P) hoặc ký chấp nhận hối phiếu (D/A)

- Nhờ thu trơn (Clean Collection): là một trong các phương thức thanh toán quốc tế áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa ngoài nước mà trong đó nhà xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán mà không kèm với điều kiện chuyển giao chứng từ.

Giải thích quy trình:

1 Hai, bên ký kết hợp đồng thương mại.

2 Người bán chuyển giao hàng hóa phải cùng chứng từ hàng hóa cho người mua.

3 Ngân hàng nhờ thu gửi lệnh nhờ thu và hối phiếu tớ ngân hàng thu hộ/ngân hàng xuất trình để thu tiền từ người mua.

4 Ngân hàng thu hộ thông báo lệnh nhờ thu tới người mua để chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán ngay hối phiếu nhờ thu 5 Người mua/nhà nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu.

6 Ngân hàng thu hộ chuyển tiền nhờ thu hoặc hối phiếu kỳ hạn đã chấp nhận lại cho ngân hàng nhờ thu.

4 Lê Minh Trường (5/10/2022) “So sánh phương thức nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ trong thanh toán quốc tế” https://luatminhkhue.vn/so-sanh-phuong-thuc-nho-thu-phieu-tron-va-nho-thu-kem-chung-tu-trong-thanh-toan-quoc-te.aspx

7

Trang 13

7 Ngân hàng nhờ thu ghi có tài khoản cho người bán hoặc đem lại cho người bán hối phiếu kỳ hạn đã được ký chấp nhận thanh toán của phía người mua.

Trong quy trình nghiệp vụ của phương thức thanh toán này có một đặc điểm liên quan đến bất lợi của nhà xuất khẩu, cần đặc biệt lưu ý:

Nhà xuất khẩu giao hàng và gửi trực tiếp chứng từ cho nhà nhập khẩu, thông thường hoạt động này diễn ra trước thời điểm thanh toán Đây có thể là một bất lợi cho nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu chưa phải thanh toán tiền hàng nhưng đã nắm giữ được chứng từ để nhận hàng từ nhà chuyên chở nhưng sau đó cố ý chiếm dụng vốn, thanh toán chậm, thiếu, từ chối thanh toán Ngân hàng chỉ là một tổ chức trung gian thu hộ và có thể bị nhà nhập khẩu từ chối.

Vì vậy, trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế cần hạn chế áp dụng phương thức này Nếu áp dụng phương thức thanh toán này, thì chỉ nên áp dụng khi cả hai bên là đối tác tin cậy của nhau, đồng thời trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần có các chế tài nghiêm ngặt để bảo đảm nhà nhập khẩu thanh toán Ví dụ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do không thanh toán, chậm thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ; chịu lãi suất chậm trả, chịu phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán

- Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection): Nhờ thu có kèm theo chứng từ là một trong các phương thức thanh toán quốc tế được áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa ngoài nước mà trong đó nhà xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán với điều kiện sẽ giao chứng từ nếu nhà nhập khẩu thanh toán, chấp nhận thanh toán hoặc thực hiện các điều kiện khác đã quy định.

a) Chứng từ tài chính: giấy nợ, hóa đơn, séc hoặc các chứng từ khác liên quan đến mục đích thanh toán.

8

Trang 14

b) Chứng từ thương mại: hóa đơn, vận đơn, tiêu đề hoặc chứng từ không phảis chứng từ tài chính.

Giải thích quy trình:

i Hai bên người mua và người bán tiến hành ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương.

ii Người bán gửi hàng cho người mua.

iii Người bán điền đơn yêu cầu nhờ thu kèm chứng từ (mẫu của ngân hàng) gửi cùng chứng từ tài chính và chứng từ thương mại uỷ nhiệm cho ngân hàng nhờ thu để thu tiền hàng từ người mua.

iv Ngân hàng nhờ thu lập lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ tới ngân hàng thu hộ/ngân hàng xuất trình.

v Ngân hàng thu hộ thông báo lệnh nhờ thu và xuất trình chứng từ cho người mua/nhà nhập khẩu để yêu cầu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.

vi Người mua thanh toán, ký chấp nhận thanh toán, hoặc ký phát kỳ phiếu/giấy nhận nợ.

vii Ngân hàng thu hộ trao chứng từ thương mại cho người mua để người mau đi nhận hàng.

viii Ngân hàng thu hộ chuyển tiền thu được cho ngân hàng nhờ thu ix Ngân hàng nhờ thu ghi có tài khoản có người bán, hoặc trao trả cho người bán chứng từ tài chính đã được ký nhận thanh toán, hoặc các chứng từ tài chính khác do người mua ký phát.

Trong quy trình nghiệp vụ của phương thức thanh toán này có một điểm cần lưu ý:

Nhà xuất khẩu không giao trực tiếp chứng từ cho nhà nhập khẩu Nhà nhập khẩu phải trả tiền thì Ngân hàng mới giao chứng từ để mang chứng từ đi nhận hàng Như vậy, phương thức này bảo vệ được lợi ích của nhà xuất khẩu, tránh được tình trạng bị nhà nhập khẩu chiếm dụng vốn, chậm thanh toán, thanh toán không đầy đủ hoặc từ chối thanh toán.

9

Trang 15

4.2.2 Các bên tham gia:

- Người ủy nhiệm (Principal)

- Ngân hàng nhờ thu (Remitting bank)

- Ngân hàng thu hộ (Collecting bank)

- Người trả tiền (Drawee)

10

Trang 16

So sánh nhờ thu trơn và nhờ thu có chứng từ

o Điểm giống nhau: đều là phương thức thanh toán mà trong đó người có các khoản tiền phải thu ghi trên các công cụ thanh toán, nhưng không hề tự thu được từ người bị ký phát mà phải ủy thác cho ngân hàng thu hộ.

o Điểm khác nhau:5

Khác nhau Nhờ thu trơn Nhờ thu có chứng từ

Chứng từ nhờ thu Chứng từ tài chính Chứng từ tài chính và/hoặc chứng từ hứng từ thương mại vì quyền lợi của người xuất khẩu

Thấp hơn so với nhờ thu trơn, tuy n hiên vẫn có rủi ro là người nhập khẩ u không nhận hàng

5 Lê Minh Trường (5/10/2022) “So sánh phương thức nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ trong thanh toán quốc tế” https://luatminhkhue.vn/so-sanh-phuong-thuc-nho-thu-phieu-tron-va-nho-thu-kem-chung-tu-trong-thanh-toan-quoc-te.aspx

11

Trang 17

4.3 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Letter of credit) – lệnh phiếu – bên mua

L/C được hiểu là văn bản do ngân hàng nhập khẩu phát hành cam kết trả tiền cho người xuất khẩu sau khi người này xuất trình bộ chứng từ hợp lệ Do đó L/C này được gọi là L/C thương mại hay L/C chứng từ L/C được lập trên cơ sở các điều khoản trong hợp đồng nhưng hoàn toàn độc lập với hợp đồng.

4.3.1 Đặc điểm phương thức thanh toán L/C

- Ngân hàng và các bên liên quan tham gia chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ, không dựa trên hàng hóa và dịch vụ.

- L/C cần ghi rõ là hủy ngang hay không hủy ngang, nếu không ghi rõ thì mặc định là L/C không hủy ngang.

- Chứng từ L/C chỉ được coi như không phù hợp với các điều khoản quy định trên L/C: nếu chứng từ mâu thuẫn với các điều khoản quy định trong L/C hay nội bộ các chứng từ mâu thuẫn với nhau.

- Thông thường ngân hàng phát hành chỉ có khoảng thời gian 7 ngày làm việc để kiểm tra tính chính xác và hợp lệ của bộ chứng từ so với điều khoản trên L/C, nếu quá 7 ngày thì coi như ngân hàng phát hành L/C không cần quyền thông báo sai sót.

4.3.2 Các bên tham gia

- Người yêu cầu phát hành thư tín dụng: người nhập khẩu hoặc người nhập khẩu ủy thác cho một người khác.

- Ngân hàng phát hành thư tín dụng: là ngân hàng nước của người nhập khẩu.

- Ngân hàng yêu cầu (Applicant bank): Là chi nhánh của ngân hàng phát hành) Ở Việt Nam, người yêu cầu phát hành L/C phải thông qua chi nhánh của Ngân hàng phát hành để đệ đơn yêu cầu

12

Ngày đăng: 04/05/2024, 15:49

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan