thương mại điện tử và sự phát triển của nó tại việt nam

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
thương mại điện tử và sự phát triển của nó tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đồng thời đưa ra dự đoán xu hướng phát triển của Thương Mại điện tử việt Nam trong tương lai.I.3 Đối tượng nghiên cứu- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Thương mại điện tử và Thương m

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỌC VĂN LANG

KHOA THƯƠNG MẠI

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI 05 : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀSỰ PHÁT TRIỂN CỦA NÓ TẠI VIỆT NAM

2022-2023Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Minh Đức

Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 2

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Thầy Nguyễn Minh Đức Trong quá trình tìm hiểu và học tập bộ môn Thương mại điện tử, chúng em đã nhận được sự giảng dạy và hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của Thầy Thầy đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức bổ ích và rất cần thiết cho quá trình học tập, làm việc sau này của mình Cảm ơn Thầy đã tận tình chỉ bảo và góp ý giúp chúng em hoàn thành bài luận tốt nhất.

Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức và thời gian nghiên cứu có hạn nên bài tiểu luận của nhóm em không tránh khỏi những sai sót Do đó, một lần nữa nhóm em rất mong nhận được sự góp ý của Thầy để chúng em có điều kiện hoàn thiện hơn kiến thức của mình.

Kính chúc Thầy hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp “trồng người”

Kính chúc Thầy luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ học trò đến những bến bờ tri thức

Nhóm em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

I GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu 2

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

II TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 2

2.1 Sự ra đời của Internet và mối liên quan với Thương mại điện tử 2

2.2 Thương mại điện tử là gì? 3

2.3 Lợi ích của Thương mại điện tử 4

2.3.1 Đối với Doanh nghiệp 4

2.3.2 Đối với người tiêu dùng 5

2.3.3 Đối với xã hội 5

2.4 Các loại hình Thương mại điện tử phổ biến 6

III PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6

3.1 Thực trạng phát triển Thương mại điện tử 6

3.1.1 Chính sách phát triển Thương mại điện tử 6

3.1.2 Những kết quả đạt được trong phát triển Thương mại điện tử 8

Trang 4

Nhóm 02 – Lớp Thương mại điện tử 05

PHẦN TIỂU LUẬN

I.GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ I.1 Lý do chọn đề tài

- Thương mại điện tử đang trở thành xu thế phổ biến trên thế giới và ngay cả Việt Nam Nhiều con số qua các năm đã chỉ ra sự phát triển thương mại điện tử nhanh chóng trở thành nhân tố cốt lõi của nền kinh tế hiện nay Với thế mạnh lượng người sử dụng điện thoại chiếm đa số cùng với việc mua sắm của mọi người và mức thu nhập ngày cang tăng dẫn đến việc chi tiêu cho nhu cầu cũng ngày càng tăng Thương mại điện tử tận dụng tốt và tối đa tính tiện lợi trong mô hình kinh doanh trực tuyến đem đến nhiều giá trị cho người sử dụng Phương thức kinh doanh này được nhiều doanh nghiệp đang hướng đến và phát triển thêm phù hợp với thời đại, sự đa dạng về mô hình hoạt động, quy trình, dịch vụ và sản phẩm Vậy thương mại điện tử là gì và tại sao nó lại phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam như vậy? Có những khó khăn và hạn chế trong mô hình kinh doanh mới nổi này không? Liệu nó còn tiếp tục bùng nổ trong tương lai hay

không? Để giải đáp những câu hỏi trên, nhóm em đã chọn đề tài “Thương mại điện tử và sự phát triển của nó tại Việt Nam” là bài tiểu

luận cuối kỳ của mình.

Trang 5

Nhóm 02 – Lớp Thương mại điện tử 05

I.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Nhằm đưa ra cái nhìn tổng quát về thương mại điện tử ở Việt Nam Lợi ích to lớn mà nó mang lại cho doanh nghiệp, người tiêu cùng và cả đất nước Kết quả thực tế mà Việt Nam đã đạt được ở hiện tại Song song với sự phát triển ấy có đang đi đúng hướng hay không và những khó khăn bất cập trong kinh doanh trực tuyến Từ đó, đưa ra các phương hướng, giải pháp thiết thực cho nền kinh tế hiện nay giúp hạn chế những tác động tiêu cực làm giảm quá trình tăng trưởng kinh tế Đồng thời đưa ra dự đoán xu hướng phát triển của Thương Mại điện tử việt Nam trong tương lai.

I.3 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Thương mại điện tử và Thương mại điện tử tại Việt Nam.

I.4 Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: bắt đầu từ sự hình thành của Thương mại điện tử cho đến hiện nay và đưa ra dự đoán sự phát triển của Thương mại điện tử trong tương lai.

- Không gian: Thị trường Thương mại điện tử nói chung và thị trường Thương mại điện tử ở Việt Nam nói riêng.

I.5 Ý nghĩa của đề tài

- Thông qua đề tài này, Nhà nước và các doanh nghiệp có thể đánh giá một cách tổng quát về tình hình thực tế của Thương mại điện tử hiện nay, nhận biết được những khó khăn, hạn chế để đưa ra những giải pháp khắc phục nhằm hoàn thiện mô hình kinh doanh này Đồng thời các doanh nghiệp cũng có thể xác định được xu hướng phát triển của nó để có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh cũng như những hướng đi phù hợp để có được những bước tiến mới trong tương lai về kinh tế.

Trang 6

Nhóm 02 – Lớp Thương mại điện tử 05

II.TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

II.1 Sự ra đời của Internet và mối liên quan với Thương mại điện tử

- Internet được xem là một trong những bước tiến lớn của nhân loại, thứ mà không thể thiếu trong đời sống con người hằng ngày Nó giúp chúng ta có thể khai thác và tìm hiểu những thông tin cần thiết từ giáo dục cho đến xã hội Và cũng thông qua Internet, các doanh nghiệp trên thế giới đã bắt đầu sử dụng vào mục đích thương mại :

o Năm 1995, Công ty Netscape đã phát triển được các phần mềm ứng dụng để khai thác thông tin trên nền tảng Internet.

o Năm 1997: Công ty IBM tung ra nhiều hình thức quảng cáo cho các mô hình kinh doanh điện tử.

o Tháng 5 năm 1997: Công ty Amazon được thành lập.

- World Wide Web được viết tắt là WWW

Là một vùng thông tin mà tất cả mọi người đều có thể truy cập thông tin qua các thiết bị điện tử được kết nối thông qua mạng Internet Nó cho phép người truy cập tìm kiếm mọi thông tin cần thiết và kết quả sẽ được hiển thị thành các văn bản, âm thanh, hình ảnh lẫn video.Tại Việt Nam, Internet được xuất hiện vào cuối năm 1997 và Thương mại điện tử đã được giảng dạy tại các trường đại học bắt đầu từ năm 2003.

Có thể nhận định rằng Internet và World Wide Web đều là những công cụ quan trọng nhất của Thương mại điện tử Vào đầu những năm 2000 mạng Internet không ngừng phát triển và được khai thác trong kinh doanh để tạo ra những cơ hội, thành công mới đối với các doanh nghiệp ở trong và ngoài nước.

II.2 Thương mại điện tử là gì?

- Thương mại điện tử, hay với tên gọi khác là E-commerce, ecomm hay EC là hoạt động mua bán sản phẩm hay dịch vụ thông qua Internet và các mạng máy tính

- Khi nhắc đến khái niệm Thương mại điện tử (E-Commerce), có rất nhiều người nhầm lẫn với khái niệm của Kinh doanh điện tử (E-Business) Tuy nhiên, để phân biệt, chúng ta có thể hiểu rằng Thương mại điện tử đôi

Trang 7

Nhóm 02 – Lớp Thương mại điện tử 05

khi cũng được xem là một phần nhỏ của Kinh doanh điện tử Thương mại điện tử tập trung vào bên ngoài, có nghĩa là nó chú trọng đến việc mua bán trực tuyến Ngược lại, Kinh doanh điện tử lại tập trung vào bên trong, nghĩa là nó sử dụng các công nghệ trực tuyến và Internet tạo ra quá trình hoạt động kinh doanh hiệu quả cho dù nó có mang lại lợi nhuận hay không, từ đó giúp tăng lợi ích với khách hàng.

- Đây là các Công ty điển hình cho ngành Thương mại điện tử:

+ Trên thế giới: Amazon, Alibaba, Ebay…

+ Tại Việt Nam: Tiki, Shopee, Lazada…

II.3 Lợi ích của Thương mại điện tử II.3.1 Đối với Doanh nghiệp

- Thuận lợi để quảng bá hình ảnh của sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu đến với khách hàng và đối tác

- Các doanh nghiệp có thể mở rộng được thị trường mà không cần phải tốn kém: Các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tìm kiếm được khách hàng, tiếp cận với các đối tác trên toàn thế giới một cách dễ dàng so với thương mại truyền thống

o Ví dụ: Thay vì các doanh nghiệp phải chi ra 1 khoản chi phí để thuê cửa hàng, nhân viên hay kho bãi thì các doanh nghiệp chỉ cần đầu tư chi phí cho 1 website là có thể bán hàng qua mạng Điều đó doanh nghiệp chỉ cần khoảng 10% vốn so với việc thuê mặt bằng, nhân công, kho bãi mỗi tháng

- Tiết kiệm được thời gian giữa đôi bên: Các hoạt động kinh doanh được thực hiện với việc tự động hóa các giao dịch qua mạng Internet Từ việc đó, tất cả thông tin về sản phẩm, dịch vụ cần cung cấp cho khách hàng như thông tin chi tiết, catalogue, brochure hay giá cả sẽ được gửi tới khách hàng 1 cách nhanh chóng

Trang 8

Nhóm 02 – Lớp Thương mại điện tử 05

- Dịch vụ khách hàng được tốt hơn: Doanh nghiệp có thể tạo điều kiện cho khách hàng chọn mua từ trên mạng Hình thức này cho phép doanh nghiệp có thể làm vừa lòng khách hàng với các nhân tố then chốt của quá trình thu hút và giữ chân họ như chất lượng phục vụ, phong cách ứng xử để chăm sóc khách hàng tốt hơn

- Tăng doanh thu: Doanh nghiệp không bị hạn chế số lượng khách hàng trong các khu vực dân cư, địa phương mà có thể thực hiện việc bán hàng trên khắp lãnh thổ của một quốc gia hoặc bán sản phẩm, dịch vụ trên toàn thế giới Từ đó, lượng khách hàng của doanh nghiệp nhiều lên sẽ dẫn đến sự mở rộng thị trường và gia tăng lợi nhuận

- Cập nhật thông tin sản phẩm, dịch vụ một cách nhanh chóng, thuận tiện: Tất cả thông tin về sản phẩm, dịch vụ trên web như giá cả, hình ảnh… đề được cập nhật một cách nhanh chóng và kịp thời khi thay đổi.

II.3.2 Đối với người tiêu dùng

- Người tiêu dùng có thể mua sản phẩm, dịch vụ, truy cập thông tin ở tất cả mọi nơi mà không phụ thuộc vào không gian và thời gian, chỉ cần có mạng Internet là được.

- Nguồn hàng hóa được cung ứng phong phú, đa dạng, đem đến nhiều sự chọn lựa hơn, và giá cả các mặt hàng thấp hơn tại những cửa hàng truyền thống - Mua hàn online với giá cả hợp lý Với các tín đồ mua sắm online thì việc mua

được hàng hóa với giá “hời” là việc bình thường Điều quan trọng là khách hàng có thời gian và biết cách mua hàng “sale” hay không

Ví dụ: Đế nắm bắt tâm lý người mua hàng hiện nay thì các sàn thương mại điện tử thường chọn các “ngày đôi” như 9/9, 10/10, 11/11, 12/12,… để tung ra các đợt sale lớn với những đợt quảng cáo lớn, “giá rẻ vô địch”,… với hàng nghìn voucher giảm giá, freeship

- Bên cạnh đó, Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1183/QĐ-BCT về việc tổ chức “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia năm 2022 – Vietnam Grand Sale 2022” Điều này giúp cho người tiêu dùng mua sắm cuối năm với những mức giá ưu đãi và phù hợp với túi tiền của mình

Trang 9

Nhóm 02 – Lớp Thương mại điện tử 05

II.3.3 Đối với xã hội.

- Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, mua bán, trao đổi,… từ xa và hoàn toàn bằng trực tuyến nên hạn chế được tối đa chi phí và thời gian di chuyển

- Nâng cao chất lượng cuộc sống: Sự cạnh tranh trên sàn thương mại điện tử ngày càng lớn, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển sản phẩm, dịch vụ tốt hơn cho người tiêu dùng Đồng nghĩa cuộc sống xã hội được cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống người dân

- Thương mại điện tử tạo ra những dịch vụ công hiệu quả hơn: Nhờ có thương mại điện tử, các dịch vụ công cộng về y tế, giáo dục và các hoạt động khác của nhà nước… được sử dụng thông Internet với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn, nhanh chóng hơn Việc xin giấy phép qua mạng, tư vấn y tế, việc làm online, nhận hồ sơ trực tuyến,… là những mô hình thành công điển hình nhờ ứng dụng thương mại điện tử của các cơ quan hành chính nhà nước

II.4 Các loại hình Thương mại điện tử phổ biến.

a B2B – Business to businesses

- Mô hình B2B tập trung vào việc bán các sản phẩm, dịch vụ từ doanh nghiệp này tới doanh nghiệp khác thông qua các trang thương mại điện tử, hay những website hoặc kênh thương mại điện tử của riêng họ

b B2C – Businiess to consumer

- Mô hình B2C là doanh nghiệp bán sản phẩm, dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng Khác với mô hình B2B, khi đối tượng giao dịch và mua hàng là giữa các công ty hay có thể nói là bán sỉ thì mô hình bán hàng B2C là mô hình bán lẻ, nơi mà doanh nghiệp bán cho các cá nhân trên website thương mại điện tử hoặc thông qua nhiều sàn trung gian

c C2C – Consumer to consumer

- Mô hình C2C hoạt động như những trang web trao đổi, mua bán và giao dịch trên internet Trong đó, người tiêu dùng bán hàng cho mình Đây có thể là các hàng hóa họ sản xuất được, ví dụ như sản phẩm thủ công hoặc đồ điện tử, quần áo cũ mà họ có và thanh lý chúng

Trang 10

Nhóm 02 – Lớp Thương mại điện tử 05

III.PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

III.1 Thực trạng phát triển Thương mại điện tử III.1.1Chính sách phát triển Thương mại điện tử.

- Trong những năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số nghị định, chính sách để quản lý, bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi hoạt động, giao dịch trong lĩnh vực thương mại điện tử Như Luật giao dịch điện tử 2005 nhằm hướng dẫn các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia giao dịch điện tử theo đúng quy định của pháp luật và đảm bảo quyền lợi cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đó Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử nhằm tạo nên hành lang pháp lý minh bạch cho giao dịch thương mại điện tử trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định của Nghị định số 185/2013/NĐ-124/2015/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại điện tử.

- Chính phủ chủ trương xây dựng chính sách thương mại điện tử lâu dài và nhất quán nên đã xây dựng kế hoạch tổng thể trong vòng năm năm Ngày 15/5/2020 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 645/QĐ-TTg về Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 Theo kế hoạch là cho đến năm 2025, thương mại điện tử sẽ trở thành một trong những lĩnh vực dẫn đầu trong nền kinh tế số và đưa Việt Nam ta trở một trong ba quốc gia có thị trường thương mại điện tử phát triển nhất khu vực Đông Nam Á

- Để thích ứng nhu cầu phát triển của lĩnh vực thương mại điện tử trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 4.0 đang diễn ra và đồng thời rà soát lại và sửa đổi, bổ sung, các chính sách, văn bản mới tạo điều kiện khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử Ngoài ra, nâng cao khả năng quản lý và tổ chức các hoạt động thương mại điện tử, chống các hành vi gian lận trên sàn thương mại, xâm phạm các quyền sở hữu về trí tuệ trong lĩnh vực thương mại điện tử

- Mục tiêu của kế hoạch đã đề ra là cho đến năm 2025:

+ Dân số tham gia mua hàng trực tuyến lên đến 55% với giá trị hàng hóa và sử

Trang 11

Nhóm 02 – Lớp Thương mại điện tử 05

dụng dịch vụ trực truyến đạt trung bình 600 USD/người/năm.

+ Doanh số thương mại điện tử mô hình B2C (tính cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) ước tính tăng 25%/năm và đạt 35 tỷ USD, chiếm khoảng 10% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

+ Thanh toán không dùng tiền mặt đạt 50%.

+ 80% website thương mại điện tử có chức năng thanh toán và đặt hàng trực tuyến

+ 70% các giao dịch thanh toán mua hàng trên website hay ứng dụng thương mại điện tử có xuất hóa đơn điện tử.

+ 40% doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử qua các ứng dụng trên di động.

+ Triển khai đào tạo về kỹ năng trong lĩnh vực thương mại điện tử, khoảng 50% cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, 1.000.000 lượt doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cán bộ quản lý nhà nước nhằm phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử

III.1.2Những kết quả đạt được trong phát triển Thương mại điện tử.

- Trong vài năm trở lại đây, thị trường thương mại điện tử Việt Nam dần dần mở rộng và từng bước phát triển trở thành hình thức kinh doanh phổ biến của doanh nghiệp, người dân

- Kể từ năm 1998, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã trải qua ba giai đoạn Giai đoạn từ 1998 đến 2005 được coi là giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại điện tử Giai đoạn tiếp theo từ năm 2006 đến năm 2015 là giai đoạn thương mại điện tử trở nên phổ biến Tiếp theo là từ năm 2015 đến nay, với việc đưa ra "Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử", tốc độ phát triển của thị trường thương mại điện tử đã thay đổi rõ rệt và đã trở thành một trong những mắt xích quan trọng trong sự phát triển của thương mại điện tử ở nước ta Đưa Việt Nam thành một trong ba thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 30%

Ngày đăng: 04/05/2024, 15:49

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan