Báo Cáo Thực Tập Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Châu Á – Thái Bình Dương – Apec Group.pdf

28 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Báo Cáo Thực Tập Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Châu Á – Thái Bình Dương – Apec Group.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Người hướng dẫn : Leader Nguyễn Hương Giang Người thực hiện : Ngô Thị Trang

Mã sinh viên : 201200371

Hà Nội – 2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý Công ty Cổ phần Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương – APEC GROUP về cơ hội thực tập mà em đã được trải nghiệm tại công ty Sự hỗ trợ và sự dẫn dắt từ các thành viên trong công ty đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kỹ năng và kiến thức của em trong tương lai.

Thực tập tại công ty đã mang lại cho em một trải nghiệm thực tế và sâu sắc về công việc trong ngành Em đã có cơ hội làm việc cùng đội ngũ chuyên nghiệp và tận hưởng môi trường làm việc đầy thử thách và đa dạng Các dự án thực tế mà em được tham gia đã giúp em áp dụng những kiến thức đã học và phát triển các kỹ năng cần thiết để thành công trong lĩnh vực này.

Em muốn đặc biệt cảm ơn các anh/chị đã dành thời gian để đào tạo và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập Sự kiên nhẫn, tận tâm và sự chia sẻ kinh nghiệm của anh/chị đã giúp em hiểu rõ hơn về công việc và phát triển kỹ năng của mình Em rất trân trọng mọi góp ý và lời khuyên mà anh/chị đã chia sẻ với em.

Em cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đến những khách hàng đã chia sẻ ý kiến và góp ý để em có cơ hội cải thiện, giúp em hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh của công ty Em luôn lắng nghe và đánh giá cao mọi ý kiến đóng góp từ Quý khách hàng, điều này đã giúp em mở rộng tầm nhìn và trang bị kiến thức cần thiết cho sự phát triển của bản thân

Cuối cùng, em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự đối đãi tốt và sự chào đón nồng nhiệt từ toàn thể nhân viên trong công ty Mọi người đã tạo ra một môi trường làm việc thân thiện và hỗ trợ, giúp em cảm thấy tự tin và có thể phát triển tốt nhất khả năng của mình.

Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến công ty và toàn bộ nhân viên đã tạo điều kiện cho em có một kỳ thực tập đáng nhớ

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH 4

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 5

1.1 Giới thiệu về công ty 5

2.1 Trong thời gian training 7

2.1.1 Những kiến thức được training: 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 28

Trang 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Quy trình dự án 8

Hình 2.2 Ví dụ về thực thể mô hình ERD 10

Hình 2.3 Ví dụ thuộc tính của thực thể mô hình ERD 10

Hình 2.4 Ví dụ các mối quan hệ của thực thể mô hình ERD 11

Hình 2.5 Các mối quan hệ mô hình ERD 11

Hình 2.6 Ví dụ về BPMN 11

Hình 2.7 Ví dụ về sơ đồ DFD 13

Hình 2.8 Các thành phần của sơ đồ usecase 16

Hình 2.9 Tạo dự án trong Jira với tên New Project 19

Hình 2.10 Thiết lập các cột với dự án do team quản lý trong Jira 20

Hình 2.11 Thiết lập các cột với dự án do công ty quản lý trong Jira 20

Hình 2.12 Tạo issue trong Jira 21

Hình 2.13 Các issue hiện ở tab Backlog 22

Hình 2.14 Các issue hiện ở tab Board 22

Hình 2.15 Mời thành viên vào dự án 24

Hình 2.16 Di chuyển một issue từ cột này sang cột khác 24

Trang 5

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1.1 Giới thiệu về công ty

Địa chỉ: Tầng 3, TTTM Grand Plaza, số 117 Trần Duy Hưng, P Trung Hòa, Q Cầu Giấy, Hà Nội

Công ty Cổ phần Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương – Apec Group được thành lập tháng 7/2006, trên hành trình hơn một thập kỷ qua, Apec Group đã xây dựng một thương hiệu được thị trường đón nhận và được đối tác tin tưởng.

Với Apec Group, quản trị doanh nghiệp là sự tận dụng tối ưu hai nguồn lực quan trọng là Vốn và Con người, trong đó, những con người tài năng, tâm huyết, tử tế và phù hợp chính là chìa khóa giúp Công ty thành công và bền vững.

Bằng việc xây dựng Công ty trở thành nơi hạnh phúc nhất, sáng tạo nhất, nơi mọi người được thỏa sức làm việc với sự đam mê, tự nguyện cống hiến và tinh thần hợp tác cao độ sẽ giúp chúng tôi vượt qua được mọi thách thức và đạt được mục tiêu của

1.3.2 Dự án đang triển khai

- Apec Diamond Park Lạng Sơn - Apec Mandala Wyndham Huế - Apec Mandala Wyndham Mũi Né - Apec Mandala Wyndham Phú Yên - Cụm CN Apec Đa Hội

Trang 6

- Apec Mandala Grand Phú Yên - Apec Aqua Park Bắc Giang - Điềm Thuỵ Center Point - Apec Royal Park Huế - Apec Golden Palace

- Apec Golden Valley Mường Lò - Apec Mandala Retreats Kim Bôi - Apec Mandala Wyndham Hải Dương

Trang 7

CHƯƠNG 2: NHỮNG NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAOTRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

2.1 Trong thời gian training 2.1.1 Những kiến thức được training:

a, Kiến thức cơ bản về BA (Business Analyst)

Business Analyst (BA) là người chịu trách nhiệm thu hẹp khoảng cách giữa CNTT và doanh nghiệp bằng cách sử dụng phân tích dữ liệu để đánh giá quy trình, xác định yêu cầu và đưa ra các khuyến nghị và báo cáo theo hướng dữ liệu cho giám đốc điều hành và các bên liên quan.

Nhà phân tích kinh doanh (BA) là người giúp các doanh nghiệp phân tích các quy trình, sản phẩm, dịch vụ và hệ thống của họ để cải thiện các quy trình hiện tại và đưa ra các quyết định có lợi thông qua thông tin chi tiết và phân tích dữ liệu Nhà phân tích kinh doanh cũng giúp các tổ chức lập hồ sơ các quy trình kinh doanh bằng cách đánh giá mô hình kinh doanh và sự tích hợp của nó với công nghệ.

Định hướng phát triển nghề BA có nhiều hướng đi khác nhau theo từng lĩnh vực và mục tiêu nghề nghiệp, thường có 3 nhóm chính:

Managenment Analyst (Chuyên gia phân tích quản lý) System Analyst (Chuyên viên phân tích hệ thống vận hành) Data Analyst (Chuyên gia phân tích dữ liệu).

b, Các nghiệp vụ chuyên môn chính:

Công việc của BA chia làm những giai đoạn như sau:

Làm việc với khách hàng, nghe và hiểu mong muốn của họ Từ đó gợi ý, lên yêu cầu, phân tích và đề xuất những giải pháp phù hợp, tạo dựng các quy trình, tài liệu hóa yêu cầu và xác nhận thông tin với khách hàng.

Bước chuyển giao thông tin cho nội bộ team Bao gồm cả team phát triển dự án như PM, Dev, QC,… hay những team liên quan cho dù là team làm cái module nhỏ nhất.

Trang 8

Bên cạnh đó BA còn quản lý sự thay đổi của các yêu cầu Bản chất của Business là luôn thay đổi, vì vậy sẽ có những yêu cầu theo thời gian cần phải được update lại Do đó, BA cần phải phân tích được những ảnh hưởng của sự thay đổi đó đến tổng thể hệ thống và phải quản lý được sự thay đổi đó qua từng phiên bản được cập nhật trong tài liệu.

c, Quy trình dự án:

Hình 2.1 Quy trình dự án.

Quy trình làm phần mềm nó gồm 6 bước:

Analysis: phân tích xem mình sẽ làm những gì Design: mình sẽ thiết kế phần mềm như thế nào Develop: mình sẽ code ra sao

Test: phần mềm được đem đi test Deploy: phần mềm được đưa vào sử dụng

Maintain: giai đoạn bảo trì, hỗ trợ khách hàng sử dụng phần mềm d, CRM là gì?

CRM là Customer Relationship Management, có nghĩa là quản lý quan hệ khách hàng CRM là sự kết hợp giữa các chiến lược và công nghệ để cải thiện và xây dựng các mối quan hệ với khách hàng hiện tại và các khách hàng tiềm năng

Hệ thống CRM được tạo ra với nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng mục tiêu chính của hệ thống này là thu hút và chăm sóc các khách hàng tiềm năng để tăng chuyển đổi bán hàng

Bên cạnh đó, hệ thống CRM cũng cho phép doanh nghiệp cải thiện mức độ hài lòng của khách hàng và tạo nên những khách hàng trung thành cho công ty.

- Chức năng chính của CRM

Hệ thống CRM có những nhiều chức năng khác nhau Tuy nhiên, CRM system chủ yếu vẫn tập trung vào một số chức năng chính nhất định Sau đây là một số tính năng nổi bật của hệ thống này.

Quản lý công việc: chức năng như một trợ lý luôn đồng hành bên bạn Khi doanh nghiệp ngày càng phát triển, tệp khách hàng càng lớn, bạn sẽ không nhớ được hết các công việc cần phải hoàn thành và CRM system sẽ nhắc bạn thời hạn và các công việc cần làm.

Trang 9

Customer: chức năng này còn được gọi là contact, organization Chức năng này sẽ giúp bạn lưu trữ các thông tin liên quan đến các tệp khách hàng của doanh nghiệp.

Lead: đây là chức năng tiềm năng để quản lý các khách hàng tiềm năng, nâng cao cơ hội chuyển đổi những khách hàng này thành khách hàng chính thức cho doanh nghiệp

Potentials: hay còn được gọi là opportunity Chức năng quản trị sẽ giúp bạn thấy các cơ hội trên từng khách hàng cũng như mỗi cơ hội sẽ được chia ra bao gồm nguồn tạo cơ hội và các giai đoạn.

e, ERD là gì?

Mô hình ERD (viết tắt của từ Entity Relationship Diagram) hay sơ đồ quan hệ thực thể ERD là một mô hình quản lý bán hàng được sử dụng để mô phỏng mối quan hệ giữa các thực thể như con người, đồ vật và các khái niệm liên quan trong một hệ thống hoặc lĩnh vực cụ thể Trong một mô hình ERD sẽ bao gồm các thực thể cụ thể, những thực thể này sẽ có mối quan hệ gắn kết với nhau trong các trường hợp bán hàng khác nhau.

- Lợi ích khi ứng dụng mô hình ERD

Mô hình ERD hỗ trợ việc quản lý bán hàng, giúp người dùng xử lý và phân tích các vấn đề một cách dễ hiểu hơn Ngoài ra công cụ này còn mang đến những lợi ích thiết thực như sau:

Giải quyết các rắc rối từ dữ liệu: Bằng cách phân tích các biểu đồ dựa trên cơ sở dữ liệu hiện có, ERD cung cấp hướng giải quyết và triển khai dự án Việc sử dụng ERD là giúp doanh nghiệp tìm ra lỗi sai, phân tích các nhóm công việc cụ thể Từ đó giúp cho chủ doanh nghiệp có thể xây dựng thành công các kế hoạch phát triển bán hàng nhằm đạt được doanh thu và lợi nhuận cao hơn.

Hệ thống thông tin kinh doanh: Các mô hình kinh doanh hiện tại sử dụng dữ liệu thực tế liên quan đến các thực thể cụ thể và hành động tác động lẫn nhau được hưởng lợi từ cơ sở dữ liệu quan hệ Mô hình ERD có thể giúp tối ưu hóa quy trình và đưa ra những thông tin hiệu quả hơn nhằm gia tăng doanh số cho doanh nghiệp.

Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu một cách hoàn chỉnh: Việc áp dụng mô hình ERD vào thiết kế dữ liệu giúp doanh nghiệp thiết lập một cơ sở dữ liệu logic, chặt chẽ và hiệu quả Công cụ này còn giúp thiết kế các bảng quan hệ tương đương được minh họa vô cùng dễ hiểu Trong kỹ thuật phần mềm, ERD thường là bước đầu tiên để giúp xác định yêu cầu của hệ thống thông tin và đưa ra giải pháp xử lý tốt nhất.

Trang 10

- Các thành phần cấu tạo mô hình ERD

Một mô hình ERD sẽ bao gồm các thành phần cơ bản như sau:

Trang 11

R: Relationship – quan hệ

Hình 2.5 Các mối quan hệ mô hình ERD.

f, BPMN là gì?

Hình 2.6 Ví dụ về BPMN.

BPMN là viết tắt của “Business Process Modeling Notation” là ngôn ngữ mô hình hóa trực quan cho các ứng dụng trong phân tích nghiệp vụ BPMN giúp xác định rõ được quy trình nghiệp vụ thông qua các bộ ký hiệu chuẩn BPMN giúp các bên liên quan như chủ doanh nghiệp, bộ phận phân tích nghiệp vụ, bộ phận phát triển phần mềm, bộ phận thiết kế dữ liệu… có thể hiểu đồng nhất về quy trình nghiệp vụ giúp nâng cao hiệu quả công việc, tự động hóa quy trình nghiệp vụ.

- Lợi ích của BPMN

Trang 12

BPMN cho phép nắm bắt và ghi lại quy trình nghiệp vụ của một tổ chức một cách rõ ràng và nhất quán BPMN mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong quá trình phân tich nghiệp vụ như:

Giúp doanh nghiệp xác định rõ được quy trình nghiệp vụ thông qua các sơ đồ quy trình nghiệp vụ được biểu diễn bằng bộ ký hiệu của BPMN.

BPMN cung cấp một bộ ký hiệu chuẩn mà tất các bên liên quan trong tổ chức có thể đọc hiểu và hiểu đúng theo một quy chuẩn trong quy trình nghiệp vụ Giảm thiểu sai sót việc hiểu sai và nhầm lẫn giữa các quy trình.

BPMN giúp thu hẹp khoảng cách giữa bộ phận thiết kế và bộ phận nghiệp vụ qua các sơ đồ hình vẽ sơ đồ trực quan.

BPMN đơn giản để học và đủ mạnh để mô tả đầy đủ quy trình nghiệp vụ phức tạp.

- Mục tiêu của BPMN

Giúp chuyên gia kĩ thuật nắm bắt được quy trình kinh doanh Giúp BA phân tích, tạo lập và phát triển quy trình nghiệp vụ BPMN giúp quản lý người và kiểm soát quy trình nghiệp vụ.

- Cấu trúc cơ bản của BPMN

Đại diện cho những bên tham gia vào quy trình Bao gồm 2 phần chính có thể được gọi là pool (tạm dịch: bể bơi) và lane (tạm dịch: làn bơi).

Flow Elements:

Là các yếu tố kết nối với nhau để tạo thành quy trình nghiệp vụ Flow Elements xác định hành vi của một quy trình Có 3 yếu tố quan trọng trong Flow Elements đó là: event, activity, Gateway.

Connecting Objects:

Là thành phần kết nối giữa các đối tượng với nhau để mô tả thành mô luồng nghiệp vụ Có 4 loại chính đó là: Sequence flows, message flows, associations and data associations.

BPMN swim lanes:

Các đối tượng của Swimlanes trong BPMN là các hộp hình chữ nhật đại diện cho những người tham gia của một quy trình nghiệp vụ.

o Pools: Là đại diện cho người tham gia trong một quy trình nghiệp vụ Pools thường đại diện cho một thực thể như bộ phân chăm sóc khác

Trang 13

hàng… hoặc một vai trò cụ thể ví dụ như trợ lý, bác sĩ, giám đốc, tài xế, nhà cung cấp.

o Lanes: Là phân vùng phụ của Pools Một Pools có thể có nhiều lanes Ví dụ khi có một Pools thì có 2 lanes cùng làm chung đó là trưởng phòng và thư ký Bạn có thể dùng lanes để thể hiện các thực thể hoặc vai trò liên quan đến quy trình nghiệp vụ.

o Activities: Là các hoạt động được thực hiện trong quy trình nghiệp vụ Activities thường được biểu diễn dưới dạng hình chữ nhật bo tròn Phía trong mô tả hoạt động cụ thể trong quy trình ví dụ như: Call hotline, check date, check result, Receive order…

o Events: Sự kiện là một điều gì đó xảy ra và có thể tác động đến quy trình nghiệp vụ Một sự kiện có thể là bên ngoài hoặc bên trong nội bộ Miễn là nó có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình nghiệp vụ Các event được biểu diễn dưới dạng hình tròn, phía trong thường có các ký hiệu thể hiện loại hình kích hoạt sự kiện xảy ra

o Gateways: Có nhiệm vụ chính là kiểm soát dòng chảy của quy trình nghiệp vụ Gateways thường có hình kim cương Trong một quy trình công việc phải làm thì đầu ra có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện bên trong hoặc điều kiện bên ngoài của quy trình Dưới đây là những loai Gateways phổ biến thường dùng trong BPMN.

2.1.2.2 Các loại sơ đồ

a, Sơ đồ luồng dữ liệu DFD

Hình 2.7 Ví dụ về sơ đồ DFD.

Trang 14

- Khái niệm

Sơ đồ luồng dữ liệu trong tiếng Anh là Data Flow Diagram, viết tắt là DFD Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) là một mô hình hệ thống cân xứng cả dữ liệu và tiến trình (progress) Nó chỉ ra cách thông tin chuyển vận từ một tiến trình hoặc từ chức năng này trong hệ thống sang một tiến trình hoăc chức năng khác.

Điều quan trọng nhất là nó chỉ ra những thông tin nào cần phải có trước khi cho thực hiện một tiến trình.

- Ý nghĩa của sơ đồ DFD

DFD là công cụ dùng để trợ giúp cho bốn hoạt động chính sau đây của các phân tích viên hệ thống trong quá trình phân tích thông tin:

Phân tích: DFD được dùng để xác định yêu cầu của người sử dụng Thiết kế: DFD dùng để vạch kế hoạch và minh họa các phương án cho phân tích viên hệ thống và người dùng khi thiết kế hệ thống mới

Biểu đạt: DFD là công cụ đơn giản, dễ hiểu đối với phân tích viên hệ thống và người dùng

Tài liệu: DFD cho phép biểu diễn tài liệu phân tích hệ thống một cách đầy đủ, súc tích và ngắn gọn DFD cung cấp cho người sử dụng một cái nhìn tổng thể về hệ thống và cơ chế lưu chuyển thông tin trong hệ thống đó.

- Các thành phần sơ đồ DFD

Một sơ đồ DFD hoàn chỉnh dù là hệ thống đơn giản hay phức tạp thì cũng phải đáp ứng đầy đủ 4 thành phần của sơ đồ như sau:

Quy trình (Process): Quy trình thể hiện các hoạt động của hệ thống làm thay đổi dữ liệu đầu vào để tạo thành kết quả đầu ra Một quy trình có thể có nhiều mức độ và chức năng khác nhau được phân tách chi tiết để thể hiện cách dữ liệu đang được xử lý

Đơn vị bên ngoài (External Entity): Một hệ thống bên ngoài hệ thống chính có thể là khách hàng, tổ chức, ngân hàng,…đóng vai trò trao đổi thông tin với hệ thống chính.

Kho dữ liệu (Data Store): Nơi lưu trữ các dữ liệu cần thiết có thể được sử dụng sau này và các dữ liệu được tạo ra xuyên suốt cả quá trình của hệ thống như bảng biểu, biểu mẫu, thống kê hàng hóa, hóa đơn,…

Dòng dữ liệu (Data Flow): Được thể hiện bằng hình mũi tên thể hiện lộ trình di chuyển của dữ liệu qua lại giữa các đơn vị bên ngoài, các đơn vị trong quy trình với kho lưu trữ dữ liệu.

- Các mức cấp bậc trong sơ đồ luồng dữ liệu

Ngày đăng: 04/05/2024, 12:47

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan