tiểu luận tư duy phản biện định nghĩa đặc điểm và vai trò của tưduy phản biện phương pháp rèn luyện

20 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận tư duy phản biện định nghĩa đặc điểm và vai trò của tưduy phản biện phương pháp rèn luyện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

“Mọi thứ đều khó trước khi dễ” Goethe thế nên tạo cho bản thân tư duy phản biện, ta có thể tiếp cận vấn đề, xây dựng và nói lên quan điểm của cá nhân mình một cách độc lập, không bị phụ

Trang 1

Đề bài: Tư duy phản biện Định nghĩa, đặc điểm và vai trò của tưduy phản biện Phương pháp rèn luyện

LỚP : N03.TL2 NHÓM : 06

Hà Nội, năm 2024

Trang 2

II Tư duy phản biện 2

1 Khái niệm tư duy phản biện: 2

2 Đặc điểm của tư duy phản biện 3

3 Đặc điểm của người có tư duy phản biện: 6

4 Vai trò của tư duy phản biện: 8

5 Phương pháp rèn luyện, phát triển kỹ năng tư duy phản biện 11

C KẾT LUẬN 16

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 3

1 Kế hoạch làm việc của nhóm.

1.1 Thời gian kế hoạch hoàn thành công việc nhóm Tuần 1:

+ Lên ý tưởng, kế hoạch, phân công nhiệm vụ từng cá nhân.

+ Tìm kiếm tư liệu tham khảo, nghiên cứu thông tin về kiến thức của đề bài Tuần 2-3:

+ Tổng hợp nội dung, thống nhất ý kiến về cách thức thực hiện bài tập + Xây dựng nội dung bản trình bày báo cáo bài tập nhóm.

Tuần 4:

+ Hoàn thiện nội dung bản trình bày báo cáo bài tập nhóm để nộp + Xây dựng kịch bản cho ý tưởng thực hiện thuyết trình.

+ Hoàn thiện phần trình chiếu Powerpoint và các công việc khác + Tiến hành thử chạy kịch bản thuyết trình.

1.2 Các bước để hoàn thành công việc nhóm

- Bước 1: Tổ chức cuộc họp lấy ý kiến, bàn bạc và thống nhất vấn đề - Bước 2: Phân công nhiệm vụ cần thực hiện cho từng cá nhân - Bước 3: Thực hiện tìm kiếm tài liệu, thông tin để xây dựng nội dung.

- Bước 4: Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức, thông tin, tư liệu và tiến hành xây dựng nội dung.

- Bước 5: Hoàn thiện bản báo cáo trình bày bài tập nhóm và nộp nội dung - Bước 6: Xây dựng ý tưởng cho phần thuyết trình bày tập nhóm.

Trang 4

- Bước 7: Thực hiện thuyết trình bài tập nhóm.

2 Phân chia công việc và họp nhóm

3Nguyễn Thị Uyên Giang 481221

6Ninh Thị Khánh Linh 481241

10Nguyễn Thị Thu Minh481246

Hà Nội, ngày … tháng 03 năm 202

Nhóm trưởng

Phạm Linh Chi

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

A MỞ ĐẦU

Trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời mình, có vô vàn kỹ năng ta phải trau dồi để không ngừng hoàn thiện bản thân Và tư duy phản biện là kỹ năng cần thiết với mỗi người Tư duy phản biện giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều hơn, khách quan hơn về con người, sự vật, hiện tượng, trong cuộc sống Giữa những gì đời thường tưởng chừng như nhỏ nhặt ấy, tư duy phản biện như một chiếc chìa khóa mở thêm những kiếm tìm, khám phá mới cho con người về sức mạnh của tri thức, lập luận, logic, “Mọi thứ đều khó trước khi dễ” (Goethe) thế nên tạo cho bản thân tư duy phản biện, ta có thể tiếp cận vấn đề, xây dựng và nói lên quan điểm của cá nhân mình một cách độc lập, không bị phụ thuộc hay chịu sự dẫn dắt của người khác Tư duy phản biện không phải là công cụ để ta chiến thắng trong mọi cuộc tranh luận, mà là để ta đến gần hơn với những gì được coi là căn nguyên và cốt lõi nhất của vấn đề Thực tế cho thấy, mọi sự hiểu biết tường tận được đúc kết và nung nấu từ chính những nghiên cứu, tranh luận, phản biện và suy nghĩ sâu xa của con người Thế giới của tư duy phản biện là mênh mông và vô cùng, hãy mạnh dạn bước vào thế giới ấy, nơi mà sự chủ động trong suy nghĩ; khả năng đặt câu hỏi; sự bình tĩnh, tỉnh táo trong việc tiếp nhận kiến thức nắm vai trò then chốt và quan trọng Để hiểu sâu hơn nữa về vấn đề quan trọng này, nhóm chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề bài số 12: “Tư duy phản biện: định nghĩa, đặc điểm và vai trò của tư duy phản biện Phương pháp rèn luyện” làm chủ đề nghiên cứu trong đề tài lần này.

B NỘI DUNGI Khái quát chung của tư duy

1 Khái niệm

- Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết

2 Đặc điểm

2.1 Tính “có vấn đề” của tư duy

- Tư duy chỉ nảy sinh khi chúng ta gặp tình huống “ có vấn đề” 1

Trang 6

- Tình huống “có vấn đề” là tình huống chưa có đáp số nhưng đáp số đã tiềm tàng bên trong - Nhưng không phải tình huống có vấn đề nào cũng kích thích được hoạt động tư duy Muốn kích thích hoạt động tư duy thì cá nhân xác định được cái gì đã biết, đã cho và cái gì chưa biết, cần phải tìm và có nhu cầu tìm kiếm nó

2.2 Tính gián tiếp của tư duy

- Tư duy của con người mang tính gián tiếp: Trong quá trình tư duy con người sử dụng các phương tiện công cộng khác nhau để nhận thức sự vật hiện tượng mà không trực tiếp tri giác

- Tư duy có thể nhận thức gián tiếp các sự vật hiện tượng vì Giữa các sự vật hiện tượng có mối liên hệ mang tính quy luật

Tư duy được phản ánh bằng ngôn ngữ nên tư duy phản ánh gián tiếp Đây là phương tiện nhận thức đặc thù của con người

2.3 Tính trừu tượng và khái quát hóa của tư duy

- Tư duy phản ánh cái chung nhất, đồng thời tư duy cũng phản ánh cái bản chất nhất

2.4 Tư duy gắn liền với ngôn ngữ

- Đây là một trong những đặc điểm khác biệt cơ bản giữa tâm lý người và tâm lý động vật - Mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ là mối quan hệ biện chứng

2.5 Tư duy liên hệ với hoạt động nhận thức cảm tính

- Tư duy bao giờ cũng liên hệ mật thiết với hoạt động nhận thức cảm tính (cảm giác, tri giác, biểu tượng)

- Hoạt động nhận thức cảm tính là “cửa ngõ”, là kênh duy nhất, qua đó tư duy liên hệ với thế giới bên ngoài

II Tư duy phản biện

1 Khái niệm tư duy phản biện:

- Tư duy phản biện hay tư duy sắc bén là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề Lập luận phản biện phải rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ, khách quan và công tâm.

Dựa vào những nghiên cứu gần đây, các nhà giáo dục đã hoàn toàn tin tưởng rằng trường học nên tập trung hơn vào việc dạy học sinh tư duy phản biện Tư duy phản biện không chỉ

2

Trang 7

đơn thuần là sự tiếp nhận và duy trì thông tin thụ động Đó có thể tóm tắt là quá trình tư duy tìm lập luận phản bác lại kết quả của một quá trình tư duy khác để xác định lại tính chính xác của thông tin

2 Đặc điểm của tư duy phản biện

2.1 Đặc điểm

- Tính khách quan:

+ Tư duy phản biện đòi hỏi phải xem xét đối tượng, sự việc với thái độ thực sự khách quan, công bằng; có ý thức công tâm và bình đẳng khi nhìn nhận sự việc ở tất cả các góc nhìn khác nhau,không gán ghép, bóp méo, cường điệu Tính khách quan của tư duy phản biện cũng đòi hỏi khi phán đoán, phân tích, thẩm định, đánh giá một vấn đề cần xuất phát và tôn trọng các dữ kiện, bằng chứng từ những nguồn thông tin chính xác, cập nhật và tin cậy, không được áp đặt, phiến diện, bảo thủ.

+ Theo Oxford Advanced’s Learner Dictionary, “Critical” trong “Critical thinking” có nghĩa là “đưa ra những đánh giá công bằng, thận trọng về tính chất tốt hay xấu của một người hoặc một vật nào đó” Do đó, tư duy phản biện đòi hỏi tư duy phải có tính kỷ luật, phải phân tích vấn đề khách quan, kỹ lưỡng trước khi đưa ra kết luận.

- Tính logic:

+ Phản biện là qua trình hoàn thiện tư duy trên cơ phân tích, lập luận khách quan, khoa học, hợp lí, thuyết phục nhằm hướng tới sự đồng thuận khi nhận thức, đánh giá vấn đề Sự đồng thuận thuận đó là sự đồng thuận dựa trên tiêu chuẩn chân lý, có sự khoa học + Quá trình tư duy phản biện là quá trình thao tác theo trình tự khoa học và hợp lý một chuỗi các thuật tư duy khác nhau và được thực hiện trên cơ sở của năng lực phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá, bao gồm: quan sát, tìm tòi, nhận diện vấn đề; đặt câu hỏi và tìm câu trả lời để làm sáng tỏ bản chất vấn đề; đưa ra các phán đoán, thiết lập các giả định, suy luận, xây dựng lập luận để bảo vệ hạt nhân logic, hợp lý cũng như chỉ ra những điểm bất hợp lý, phi logic; tìm kiếm lý lẽ, bằng chứng để bảo vệ; nhanh nhạy phát hiện và lập luận để bác bỏ ngụy biện; sắp xếp và trình bày lập luận rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ, khúc triết, dễ hiểu…

- Tính toàn diện:

+ Tư duy phản biện không cho phép xem xét, đánh giá sự việc một cách biệt lập mà luôn đòi hỏi phải đánh giá, nhìn nhận các vấn đề, các đối tượng, các tình huống một cách toàn

3

Trang 8

diện từ nhiều mặt, nhiều phương diện, nhiều khía cạnh, nhiều quan điểm, nhiều góc độ khác nhau; luôn đặt đối tượng trong sự vận động với nhiều mối liên hệ, gắn kết nhân quả giữa các vấn đề, đối tượng khác để phân tích, đánh giá Bởi trong thực tế, không có gì có thể tồn tại độc lập mà luôn có sự liên hệ đến những sự vật, hiện tượng, tình huống khác Vì vậy, để đề xuất được những quyết định đúng đắn, phù hợp khi giải quyết vấn đề thì yếu tố quan trọng là phải nhìn nhận, đánh giá vấn đề bằng tư duy đa diện, đa chiều.

- Tính nhạy bén:

+ Tư duy phản biện đòi hỏi phải có đầu óc nhạy bén để nắm bắt, phát hiện và thích ứng nhanh với những tình huống khác thường, đặc biệt; thích ứng với những yếu tố mới, những yêu cầu mới; từ đó hình thành nhu cầu, mong muốn phải tìm hiểu và giải quyết vấn đề Tính nhạy bén của tư duy phản biện còn là sự nhanh nhạy và khéo léo trong việc chọn lựa cách tiếp cận cũng như quyết định phương án xử lý, giải quyết vấn đề tối ưu.

+ Cụ thể là trong tranh luận với mục đích phản biện, tính nhạy bén của tư duy phản biện là sự nhạy cảm trong việc nắm bắt những nội dung cốt lõi, những giả định, hàm ý và động cơ sâu xa trong quan điểm của người khác, những khía cạnh phức tạp phía sau những dấu hiệu tưởng như chỉ là những nghịch lý, những biểu hiện phi truyền thống Đồng thời, nhanh nhạy hình thành lập luận để thể hiện thái độ, quan điểm của mình, tìm kiếm bằng chứng rõ ràng, chính xác để bảo vệ, hỗ trợ, chọn lựa và sử dụng ngôn ngữ phù hợp, hiệu quả để trình bày, thuyết phục.

2.2 Các cấp độ trong tư duy phản biện

- Cấp độ 1: The unreflective thinker

+ Ở cấp độ này, chúng ta có thể hiểu rằng tư duy phản biện không hề tồn tại Một người không phản ánh được suy nghĩ của bản thân, chỉ hành động dựa vào những ý kiến của người khác Họ bốc đồng, thiếu những kỹ năng quan trọng để phân tích những suy nghĩ của mình Những người ở cấp độ này thường không áp dụng những tiêu chuẩn liên quan đến suy nghĩ, chẳng hạn như tính logic, độ chính xác, Vì vậy mà họ không nhận ra được rằng, còn rất nhiều vấn đề mà bản thân chưa biết.

- Cấp độ 2: The challenged thinker

+ Những người ở cấp độ này đã có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của tư duy phản biện, đồng thời nhận ra thiếu sót này của bản thân Họ cũng có ý thức khắc phục bằng cách

4

Trang 9

đưa ra những suy nghĩ, quan điểm, góc nhìn khách quan, tuy nhiên vẫn còn hời hợt, không thực sự tập trung Cũng vì những điều này mà họ có thể ngộ nhận rằng mình thông minh, sâu sắc hơn người khác, khiến việc nỗ lực rèn luyện để tiến lên những cấp độ tiếp theo khá khó khăn.

- Cấp độ 3: The beginning thinker

+ Ở cấp này, mỗi cá nhân sẽ chủ động kiểm soát những suy nghĩ, hành vi của họ trong các lĩnh vực rộng lớn hơn Họ hiểu rằng những suy nghĩ của mình có thể có những điểm mù và các hạn chế nên tìm cách khắc phục những vấn đề này Bên cạnh đó, những người ở cấp độ này cũng bắt đầu phát triển các tiêu chuẩn bên trong cao hơn về sự rõ ràng, logic, tính chính xác, đồng thời nhận ra vai trò cảm xúc và cái tôi trong tư duy phản biện Họ bắt đầu có phản ứng nhanh hơn với những lời chỉ trích, phản hồi, đồng thời sử dụng chúng để điều chỉnh hướng suy nghĩ của bản thân.

- Cấp độ 4: The practical thinker

+ Một người đạt cấp độ tư duy ở mức này sẽ dễ dàng nhận ra thiếu sót của bản thân và tự phát triển một số kỹ năng cần thiết để giải quyết chúng Họ sẽ rèn luyện thói quen suy nghĩ tốt hơn, bằng cách phát triển một kế hoạch bài bản, có hệ thống các phương pháp thực hành nhằm thực hiện các bước cải tiến tăng dần và có kiểm soát.

- Cấp độ 5: The advanced thinker

+ Những người ở cấp độ này có tư duy phản biện gần như trở thành một thói quen khi nhìn vào các vấn đề trong cuộc sống Họ thường có thể phát hiện ra những định kiến trong suy nghĩ, hiểu biết của chính họ và từ quan điểm của người khác Những người này luôn nghiêm khắc trong việc tự phê bình, đồng thời có những kế hoạch bài bản trong quá trình cải thiện bản thân.

- Cấp độ 6: The master thinker

+ Đây là cấp độ mà tư duy phản biện đã trở thành một kiểu phản xạ của não bộ, những người đạt đến cấp độ này chính là những người có tư duy bậc thầy trong việc kiểm soát hoàn toàn cách họ đưa ra quyết định và xử lý thông tin Họ không ngừng nâng cao kỹ năng tư duy bằng cách thực hành thường xuyên, nâng tầm suy nghĩ lên mức nhận thực có ý thức Tuy nhiên, nhiều nhà tâm lý học cho rằng, con người khó có thể đạt đến cấp độ bậc thầy này.

5

Trang 10

3 Đặc điểm của người có tư duy phản biện:- Có lập trường:

+ Người có tư duy phản biện có lập trường vô cùng rõ ràng Họ không tiếp cận vấn đề và đưa ra kết luận một cách quá nhanh chóng, không nhận xét mang tính chủ quan, cũng không a dua theo số đông mà họ cần có thời gian để quan sát, xem xét và đánh giá sự việc và bản thân theo nhiều hướng trước khi đưa ra quyết định

- Luôn tò mò và đặt câu hỏi:

+ Người có tư duy phản biện luôn đặt câu hỏi ngay cả với những vấn đề đã được coi là “cũ” Bởi họ luôn tò mò với tất cả các sự vật, sự việc, thông tin, hiện tượng có liên quan đến mình Thậm chí trong một số trường hợp họ có thể khiến cho người khác cảm thấy không thoải mái vì sự “đào sâu” của mình

+ Việc liên tục đặt câu hỏi, tìm kiếm câu trả lời sẽ giúp chúng ta tìm hiểu kỹ thông tin, nắm rõ nhiệm vụ, công việc mình phải làm Từ đó có cách suy nghĩ, suy xét, quyết định đúng đắn trước khi triển khai hành động

+ Đặt câu hỏi là một trong những cách hiệu quả để cải thiện kỹ năng tư duy phản biện của mỗi cá nhân Là cách để thử thách bản thân để tìm ra phương hướng mới chuẩn bị tốt nhất cho việc đưa ra quyết định, cách giải quyết vấn đề đúng đắn nhất.

- Tự nhận thức về ý kiến cá nhân và không bị ảnh hưởng bởi người khác:

+ Người có tư duy phản biện là thường thích sự rõ ràng Họ luôn độc lập trong suy nghĩ, không ngừng xem xét bản thân, không ngừng việc tự hỏi: “Tại sao?”.Họ chính là người luôn tự nhận thức về ý kiến cá nhân, tôn trọng sự thật Người có khả năng tư duy phản diện luôn coi sự thật là con đường dẫn lối đi tìm mục đích thực sự của cuộc sống

+ Không bị ảnh hưởng bởi người khác cũng là biểu hiện của người có tư duy phản biện Họ thường suy nghĩ một cách độc lập, không bao giờ chấp nhận gật đầu với lý do chỉ vì người khác cho là đúng Họ sẵn sàng nói lên ý tưởng khác với số động, chấp nhận việc bị cô lập để chọn theo con đường mà mình cho là đúng đắn Từ đó tạo ra những thay đổi, thay vì chấp nhận lối mòn an toàn mà người trước đó đã tạo ra

- Tôn trọng sự thật:

6

Trang 11

+ Người có tư duy phản biện luôn tôn trọng sự thật, ưu tiên việc ra quyết định dựa trên sự thật trong mọi hoàn cảnh Ví dụ khi chọn lựa một món đồ nào đó, bạn không quan tâm nhiều đến hình thức mà trú trọng vào nội dung, giá trị của nó.

+ Vậy nên người có tư duy phản biện sẽ luôn có xu hướng tìm tòi và nghiên cứu các thông đáng tin cậy, xác thực và có nguồn dẫn tham khảo, sau đó mới đưa ra kết luận Từ đó, giúp họ luôn tỉnh táo trong việc lắng nghe, tiếp thu thông tin được chia sẻ tràn lan trên mạng xã hội.

- Có tư duy đột phá, sáng tạo:

+ Biểu hiện của người có tư duy phản biện tốt chính là khả năng tư duy sáng tạo, ấn tượng và đột phá Họ sẽ không thực hiện theo sắp xếp, tiêu chuẩn mà luôn tìm tòi cái mới, sáng tạo ý tưởng, cách thức làm việc khác biệt khi triển khai một nhiệm vụ, công việc nào đó + Mục tiêu hướng đến của họ là tìm cách giải quyết công việc, vấn đề nhanh chóng và hiệu quả hơn

+ Người có tư duy phản biện thường không quan tâm đến lời nói của người khác, và sẵn sàng vượt qua các khuôn mẫu truyền thống Đây là tiền đề cho những ý tưởng đột phá mà người có tư duy theo lối mòn khó mà phát hiện ra.

- Tự tin:

+ Người có tư duy phản biện thường tự tin trong giao tiếp, tự tin vào bản thân vì họ không sợ sai, không ngại sai Họ dám đứng lên nêu nên quan điểm và quyết tâm bảo vệ lập trường, quan điểm của mình.

- Không ngại khi phản biện sai:

+ Người có tư duy phản biện luôn chấp nhận cái sai của bản thân, sẵn sàng học hỏi, rút kinh nghiệm, thay đổi quan điểm tư duy của mình nếu quan điểm của mình là chưa chính xác Từ đó giúp họ sớm tìm ra biện pháp hiệu quả để khắc phục cái sai đó

- Là “phản diện” trong mắt nhiều người:

+ Thường xuyên đưa ra ý kiến phản đối khiến bạn trở thành người “phản diện” trong mắt mọi người xung quanh, là “kẻ ác” với bạn bè Đây chính là biểu hiện dễ nhận biết của người có tư duy phản biện Mặc dù cách làm của bạn chỉ có mục đích góp thêm ý kiến mới, mở rộng tư duy kiến thức cho người nghe, hoặc là chỉ muốn đối phương nhận xét thử tính

7

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:42

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan