Tìm hiểu ứng dụng youtube của google apps

83 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tìm hiểu ứng dụng youtube của google apps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nói đến Youtube – một trong những Google Apps trên dịch vụ điện toán đám mây của Google. Đây chắc hẳn là một cái tên không còn xa lạ đối với chúng ta, từ già đến trẻ đâu đâu cũng đều sử dụng phần mềm này. Đây được coi là ứng dụng phổ biến và có lượng người dùng nhiều nhất chỉ sau Google. Theo báo cáo năm 2018 của We Are Social, người Việt dành khoảng 7 giờ mỗi ngày cho việc sử dụng Internet, trong đó trung bình 2,5 giờ là dành cho các phương tiện truyền thông xã hội. YouTube là trang website được truy cập nhiều thứ hai trong cả nước với tỷ lệ người dùng là 59. Cho đến năm 2021, thống kê cho thấy 95% người sử dụng Internet tại Việt Nam có sử dụng Youtube, tương đương với 50 triệu người và vẫn đang tăng theo từng ngày. Ngày nay, Youtube không chỉ là kênh giải trí mà còn là mảnh đất “hái ra tiền” cho dân kinh doanh. Kết hợp thêm với phần mềm quản lý bán hàng đa kênh giúp hỗ trợ quản lý hoạt động kinh doanh tốt hơn và tránh thất thoát doanh thu tốt nhất. Chính vì sự phổ biến của Youtube mà chúng em thấy rằng đề tài này khá hay và thiết thực. Để có thể hiểu rõ hơn về đề tài, chúng em quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu ứng dụng Youtube của Google App”.

Trang 2

Đề hoàn thành bài đồ án môn học Điện toán đám mây với đề tài “Tìm hiểu ứng dụng Youtube của Google Apps”, chúng em xin chân thành cảm ơn và biết sâu sắc đến Thạc sĩ Tôn Thất Hòa An – Giảng viên Bộ môn Điện toán đám mây đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ chúng em trong quá trình thực hiện bài đồ án này.

Tuy nhiên, do sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm của chúng em còn hạn chế Chúng em rất mong sẽ được thầy quan tâm và đóng góp ý kiến để chúng em hoàn thiện tốt hơn cho các bài đồ án, nghiên cứu tiếp theo của mình.

Chúng em xin kính chúc Giảng viên phụ trách học phần – Thạc sĩ Tôn Thất Hòa An, cùng với giảng viên tham gia chấm điểm bài đồ án này lời chúc sức khỏe và hạnh phúc nhất.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

IaaS Infrastructure as a Service PaaS Platform as a Service SaaS Software as a Service DVR Digital Video Recorder KOL Key opinion leader

Trang 5

Cloud Computing Điện toán đám mây

Infrastructure as a Service Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ Platform as a Service Nền tảng như một dịch vụ Software as a Service Phần mềm như một dịch vụ

Digital Video Recorder Máy ghi hình kỹ thuật số

Create a new playlist Tạo một danh sách phát mới

Trang 6

Travel blogger Blogger du lịch

Trang 7

Hình 3-1 Giao diện trên máy tính của Youtube 11

Hình 3-2 Giao diện trên thiết bị di động của Youtube 12

Hình 3-8 Giao diện kênh đăng ký 15

Hình 3-9 Giao diện thư viện 15

Hình 3-10 Giao diện video đã xem 16

Hình 3-11 Giao diện video xem sau 17

Hình 3-12 Giao diện video đã thích 17

Hình 3-13 Mục các kênh đăng ký 18

Hình 3-14 Giao diện trò chơi 19

Hình 3-15 Giao diện thể thao 19

Hình 3-16 Mục dịch vụ khác của Youtube 20

Hình 3-17 Giao diện cài đặt 20

Hình 3-18 Giao diện lịch sử báo cáo 21

Hình 3-19 Giao diện trợ giúp 21

Hình 3-20 Giao diện gửi phản hồi 22

Hình 3-21 Thanh danh mục 22

Trang 8

Hình 4-1 Đăng nhập tài khoản 30

Hình 4-2 Thao tác chọn "Kênh của bạn" 31

Hình 4-3 Thao tác đặt tên cho kênh 31

Hình 4-4 Giao diện đã được tạo tài khoản 32

Hình 4-5 Đăng nhập (Sign in) 32

Hình 4-6 Truy cập vào Tạo kênh của tôi (Create a channel) 33

Hình 4-7 Tạo kênh mới 33

Hình 4-8 Truy cập vào "Cài đặt" 34

Hình 4-9 Tạo kênh mới 34

Hình 4-10 Lựa chọn tên Kênh thương hiệu 34

Hình 4-11 Tạo thêm kênh thương hiệu 35

Hình 4-12 Đã tạo kênh Youtube 35

Hình 4-13 Thao tác tải video lên 36

Hình 4-14 Thao tác chọn tệp 37

Hình 4-15 Tiến hành tải video 37

Trang 9

Hình 4-18 Chế độ hiển thị 39

Hình 4-19 Thao tác lên lịch 39

Hình 4-20 Danh sách phát 40

Hình 4-21 Xuất bản 40

Hình 4-22 Thao tác phát trực tiếp trên thiết bị di động 41

Hình 4-23 Thao tác phát trực tiếp trên máy tính 42

Hình 4-29 Thao tác phát lại một video trên thiết bị di động 45

Hình 4-30 Thao tác thay đổi chất lượng video 46

Hình 4-31 Chọn chất lượng video mong muốn khi dùng mạng di động và khi dùng

Hình 4-36 Lưu sau khi thiết lập 50

Hình 4-37 Thao tác tạo một video Shorts trên thiết bị di động 51

Trang 10

Hình 4-46 Truy cập vào Youtube 58

Hình 4-47 Chọn vào “Tùy chỉnh kênh” 58

Hình 4-48 Chọn “Kiếm tiền” 58

Hình 4-49 Một vài hình thức quảng cáo trên Youtube 60

Hình 4-50 Chức năng tham gia “Hội viên của kênh” 60

Hình 4-51 Super chat và hình dán đặt biệt 61

Hình 4-52 Kiếm tiền từ Affiliate Marketing 62

Hình 4-53 2 influencer nổi tiếng với quảng cáo sản phẩm 63

Hình 4-54 Youtube JUNO VN 64

Hình 4-55 Kênh Pít Ham Ăn 65 Hình 4-56 Video shorts nhiều lượt xem nhất từ kênh Pít Ham Ăn và Dương Phạm.66

Trang 11

LỜI CẢM ƠN i

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN TÔN THẤT HÒA AN ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC THUẬT NGỮ ANH – VIỆT iv

1.6Đối tượng nghiên cứu 5

1.7Phương pháp nghiên cứu 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6

2.1Điện toán đám mây là gì? 6

2.2Mô hình dịch vụ của điện toán đám mây 6

2.3Các mô hình triển khai điện toán đám mây 7

2.4Ưu điểm và nhược điểm của điện toán đám mây 8

CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU ỨNG DỤNG YOUTUBE 10

Trang 12

3.1.1 Mô hình SaaS của Youtube 10

3.1.2 Mô hình triển khai đám mây công cộng của Youtube 10

3.2Giao diện của Youtube 11

3.4Nhược điểm của Youtube 29

3.5Kết quả Youtube mang lại 29

CHƯƠNG 4: THỰC HÀNH ỨNG DỤNG YOUTUBE 30

4.1Tạo kênh Youtube 30

4.2Một số thao tác tính năng của Youtube 36

4.2.1 Tải video lên 36

Trang 13

4.4.1 Kiếm tiền từ chương trình đối tác của Youtube (Youtube Partner) 57

4.4.2 Kiếm tiền từ Affiliate Marketing 61

4.4.3 Quảng bá sản phẩm, dịch vụ của đối tác 62

4.4.4 Tự kinh doanh, bán hàng trên Youtube 63

4.4.5 Kiếm tiền bằng Youtube Shorts 64

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67

5.1Những kết quả đạt được của đồ án 67

5.2Những khó khăn và điểm yếu của đồ án 67

5.3Hướng nghiên cứu tiếp theo 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

Trang 14

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan về đề tài

Cùng với sự phát triển của Công nghệ thông tin và Internet thì Điện toán đám mây cũng đã và đang phát triển Sự phát triển của điện toán đám mây đã trở thành một trong những yếu tố làm thay đổi cách nhìn của con người trong đời sống xã hội hiện đại Điện toán đám mây đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp máy tính, thay đổi cơ bản cách thức sử dụng các nguồn tài nguyên, cơ cấu vận hành cũng như việc lưu trữ, phân phối và xử lý thông tin

Nhờ có dịch vụ điện toán đám mây mà các doanh nghiệp có thể xây dựng hệ thống vận hành trực tuyến, không tốn kém chi phí, Và không chỉ các doanh nghiệp mà hầu như người người nhà nhà hiện nay cũng đã sử dụng dịch vụ Điện toán đám mây.

Khi điện toán đám mây được Amazon chính thức giới thiệu, một cuộc cách mạng trong lĩnh vực công nghệ đã nảy sinh Những công nghệ hiện đại cứ nối tiếp nhau phát triển dựa trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây khiến cho những người tạo ra nó cũng không thể không khỏi ngạc nhiên vì sự phát triển nhanh chóng này.

Nếu như bạn đang sử dụng những ứng dụng web từ các hãng lớn như Google hoặc Microsoft thì chính bạn đang sử dụng Cloud Computing Các ứng dụng web như Gmail, Youtube và Google Docs đều dựa trên Cloud Computing bởi vì khi kết nối tới những dịch vụ đó, người dùng đã được truy cập vào những cụm nhóm máy chủ đồ sộ thống nhất trên Internet.

1.2 Lý do chọn đề tài

Nói đến Youtube – một trong những Google Apps trên dịch vụ điện toán đám mây của Google Đây chắc hẳn là một cái tên không còn xa lạ đối với chúng ta, từ già đến trẻ đâu đâu cũng đều sử dụng phần mềm này Đây được coi là ứng dụng phổ biến và có lượng người dùng nhiều nhất chỉ sau Google

Trang 15

Theo báo cáo năm 2018 của We Are Social, người Việt dành khoảng 7 giờ mỗi ngày cho việc sử dụng Internet, trong đó trung bình 2,5 giờ là dành cho các phương tiện truyền thông xã hội YouTube là trang website được truy cập nhiều thứ hai trong cả nước với tỷ lệ người dùng là 59 Cho đến năm 2021, thống kê cho thấy 95% người sử dụng Internet tại Việt Nam có sử dụng Youtube, tương đương với 50 triệu người và vẫn đang tăng theo từng ngày.

Ngày nay, Youtube không chỉ là kênh giải trí mà còn là mảnh đất “hái ra tiền” cho

dân kinh doanh Kết hợp thêm với phần mềm quản lý bán hàng đa kênh giúp hỗ trợ quản lý hoạt động kinh doanh tốt hơn và tránh thất thoát doanh thu tốt nhất.

Chính vì sự phổ biến của Youtube mà chúng em thấy rằng đề tài này khá hay và thiết

thực Để có thể hiểu rõ hơn về đề tài, chúng em quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu ứngdụng Youtube của Google App”

1.3 Tổng quan về Youtube

Youtube là gì?

YouTube đơn giản là một trang web được thiết kế để chia sẻ video Nơi người dùng có thể xem, thích, theo dõi, chia sẻ, nhận xét và tải lên video của riêng họ Dịch vụ video có thể được truy cập trên PC, máy tính xách tay, máy tính bảng và qua điện thoại di động.

Sự phổ biến của YouTube chủ yếu nằm ở việc trang web này rất dễ sử dụng Các đoạn video với hàng loạt các định dạng khác nhau có thể được tải lên và YouTube sẽ chuyển nó thành định dạng video Adobe Flash, với file FLV Chính vì sự phổ biến đó mà ngay cả những em bé ngày nay cũng là một cộng đồng đóng góp không ít vào MV “Baby Shark Dance” lên đến 10 tỷ lượt xem.

Sự ra đời của Youtube

Youtube được thành lập dựa trên những ý tưởng giải quyết rắc rối trong việc chia sẻ video bởi 3 kỹ sư tài năng là Chad Hurley, Steve Chen, Jawed Karim Và cho đến ngày

Trang 16

14/2/2005 tên miền “YouTube.com” đã được kích hoạt Đây chính là một nền tảng hữu ích cho đời sống giải trí hiện đại.

Tuy nhiên, Youtube cũng đã từng phải đối mặt với không ít rắc rối trong suốt quá trình phát triển của mình, một trong số đó là việc lựa chọn tên miền đã dẫn đến các vấn đề tranh chấp với một trang web khác cũng có tên gần tương tự, đó là www.utube.com

Video “Me at the zoo” là video đầu tiên được đăng tải trên YouTube chỉ dài 18 giây, với nội dung cho thấy nhà đồng sáng lập Jawed Karim đang đi tham quan tại sở thú San Diego.

Đến tháng 10/2006, Youtube mới thật sự đặt bước ngoặc lớn khi Google thông báo rằng họ đã mua lại Youtube Sau khi “về với đội” của Google, YouTube vẫn tiếp tục hoạt động độc lập, đội ngũ lãnh đạo (bao gồm cả các nhà đồng sáng lập) và 67 nhân viên của công ty vẫn làm việc bình thường.

Phương thức hoạt động

Youtube là nền tảng chia sẻ video là nơi người dùng có thể tải lên hoặc tải về máy tính hay điện thoại và chia sẻ các video clip Sở dĩ cũng có thể coi YouTube là một nền tảng truyền thông xã hội là bởi nó cho phép người dùng thực hiện rất nhiều thao tác khác nhau thông qua tài khoản của mình, ví dụ như tải lên, xem, xếp hạng, chia sẻ, thêm vào mục yêu thích, báo cáo và nhận xét về mọi video được đăng tải, cũng như đăng ký theo dõi người dùng khác.

Các nội dung có sẵn trên YouTube cũng rất đa dạng, bao gồm video clip, đoạn chương trình truyền hình, video âm nhạc, tin tức, phim tài liệu, bản ghi âm, đoạn giới thiệu phim và các nội dung khác như viết blog bằng video, video sáng tạo ngắn và video giáo dục, giải trí…

Không giống những nền tảng mạng xã hội khác yêu cầu phải lập tài khoản để sử dụng, YouTube cho phép người dùng không đăng ký tài khoản vẫn có thể xem được hầu hết video ở trang, còn người dùng đăng ký được phép tải lên số lượng video vô hạn

Trang 17

Bên cạnh đó, một số video cũng sẽ giới hạn độ tuổi người xem, chẳng hạn như chỉ dành cho người dùng trên 18 tuổi (thường là những video có chứa nội dung nhạy cảm hoặc có khả năng xúc phạm đến một nhóm đối tượng người dùng cụ thể).

1.4 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu:

- Mục tiêu tổng quát: tìm hiểu các vấn đề về Youtube Giúp người dùng có cái nhìn tổng quan, nắm được những thông tin sử dụng cơ bản Ưu điểm, nhược điểm và những kết quả mà Youtube mang lại.

- Mục tiêu cụ thể: giúp người dùng hiểu rõ hơn về nền tảng điện toán đám mây của Youtube, tìm hiểu về giao diện, tính năng và những sản phẩm của Youtube Cho người dùng hiểu rõ hơn về những lợi ích mà Youtube mang lại Đặc biệt là tìm hiểu các vấn đề liên quan đến việc phát triển thương mại kỹ thuật số trên Youtube.

Nội dung nghiên cứu:

- Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến ứng dụng Youtube - Tìm hiểu về mô hình SaaS của Youtube

- Tìm hiểu giao diện của Youtube

- Tìm hiểu về phương thức hoạt động của Youtube

- Tìm hiểu các tính năng của Youtube trên nền tảng miễn phí - Tìm hiểu các sản phẩm tính phí của Youtube

- Hướng dẫn sử dụng Youtube (thao tác)

- Tìm hiểu việc phát triển thương mại kỹ thuật số trên Youtube

1.5 Phạm vị đề tài

- Đề tài được nghiên cứu trên nền tảng mạng xã hội Youtube.

- Dựa trên những kiến thức đã học từ môn Điện toán đám mây kết hợp với việc tham khảo, nghiên cứu các nguồn tài liệu liên quan trên mạng Internet.

Trang 18

1.6 Đối tượng nghiên cứu

Ứng dụng Youtube trên nền tảng điện thoại và laptop Khai thác các chức năng, các sản phẩm của Youtube Mô tả giao diện và thao tác trên Youtube Ngoài ra, tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến đề tài.

1.7 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên c ứu t ài li ệu:

- Dựa vào những tài liệu và thông tin thu thập trên các trang báo, trang web.

- Tham khảo tài liệu về mô hình điện toán đám mây, mô hình dịch vụ và mô hình triển khai của Youtube.

Phương pháp nghiên c ứu quan s át:

- Quan sát các dịch vụ mà Youtube mang lại cho người sử dụng, có thể tìm kiếm

thông tin qua internet hay các đường link quảng cáo.

Trang 19

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Điện toán đám mây là gì?

Điện toán đám mây (Cloud computing) là một giải pháp toàn diện cung cấp công nghệ thông tin như một dịch vụ dựa vào Internet Mô hình này cung cấp tài nguyên chia sẻ giống như dòng điện được phân phối trên lưới điện Thuật ngữ “đám mây” ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như một liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó.

Điện toán đám mây bao gồm cả các khái niệm như phần mềm dịch vụ, công nghệ Web tiên tiến và các vấn đề khác xuất hiện gần đây, các xu hướng công nghệ nổi bật, trong đó đề tài chủ yếu của nó là vấn đề dựa vào Internet để đáp ứng những nhu cầu điện toán của người dùng.

2.2 Mô hình dịch vụ của điện toán đám mây

Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS - Infrastructure as a Service)

Các nguồn tài nguyên như là máy chủ, lưu trữ, tường lửa (firewalls), cân bằng tải (load balancers), các địa chỉ IP… được cung cấp như một dịch vụ, giúp người dùng linh hoạt hơn trong việc sử dụng tài nguyên.

Ví dụ về dịch vụ IaaS như: Google Computer Engine, Microsoft Azure, IBM, Vultur

Nền tảng như một dịch vụ (PaaS - Platform as a Service)

Hỗ trợ người sử dụng điện toán đám mây bằng các hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, máy chủ web và môi trường thực thi lập trình Hơn nữa, nó còn cho phép người dùng tập trung vào các ứng dụng cụ thể, đồng thời cho phép các nhà cung cấp đám mây quản lý và đo đạc tài nguyên một cách tự động Như vậy PaaS có thể cho phép người dùng tập trung hơn vào ứng dụng và dịch vụ đầu cuối mà không phải mất thời gian làm việc với hệ điều hành.

Trang 20

PaaS giúp triển khai Công nghệ thông tin cho quy trình kinh doanh nhanh chóng với chi phí thấp Có thể triển khai các ứng dụng cá nhân hoặc công cộng, khả năng mở rộng dễ dàng, cập nhật phiên bản nhanh chóng và bảo mật tốt, không hạn chế về mặt địa lý.

Ví dụ về dịch vụ PaaS như: Appfog, IBM Rational, Developer Cloud, Dotcloud  Phần mềm như một dịch vụ (SaaS - Software as a Service)

Giúp cho người dùng truy cập đến các phần mềm trên nền tảng đám mây mà không cần quản lý cơ sở hạ tầng và nền tảng nó đang chạy Điều này có nghĩa là nó dễ dàng truy cập và có khả năng mở rộng SaaS là sự lựa chọn phù hợp nhất khi muốn tập trung vào người dùng cuối.

Ví dụ về dịch vụ SaaS như: Youtube, Facebook, Gmail, Google Maps

2.3 Các mô hình triển khai điện toán đám mây

Đám mây công cộng (Public cloud)

Cơ sở hạ tầng đám mây được tạo sẵn cho công chúng và được sở hữu bởi một tổ chức bán dịch vụ đám mây Mô hình này còn được gọi là đám mây bên ngoài hay đa thuê bao, nó đại diện cho một môi trường điện toán đám mây truy cập mở.

Đặc điểm của đám mây công cộng:

- Cơ sở hạ tầng đồng nhất

- Chính sách chung cho mọi thuê bao

- Tài nguyên được chia sẻ và nhiều thuê bao - Cho thuê cơ sở hạ tầng

- Có tính kinh tế của quy mô lớn

Đám mây riêng (Private cloud)

Mô hình đám mây riêng còn được gọi là đám mây nội bộ, mô hình này phân cấp người dùng và hạn chế truy cập vào tài nguyên của nó Cơ sở hạ tầng của loại đám mây này được vận hành bởi một tổ chức duy nhất Nó có thể được quản lý bởi tổ chức đó hoặc bên thứ ba.

Trang 21

Đặc điểm của đám mây riêng:

- Cơ sở hạ tầng không đồng nhất - Chính sách tuỳ chỉnh và biến đổi - Tài nguyên dành riêng

- Cơ sở hạ tầng trong nhà - Kiểm soát toàn bộ.

Đám mây cộng đồng (Community cloud)

Cơ sở hạ tầng đám mây Cộng đồng được dùng chung bởi một vài tổ chức và hỗ trợ một cộng đồng cụ thể có cùng mối quan tâm (ví dụ: nhiệm vụ, yêu cầu bảo mật, chính sách và tuân thủ).

Đám mây lai (Hybrid cloud)

Đám mây Lai có hạ tầng là một sự kết hợp của hai hay nhiều loại đám mây công cộng, riêng hoặc cộng đồng mà vẫn giữ các thực thể duy nhất nhưng ràng buộc với nhau bằng công nghệ chuẩn hóa hoặc độc quyền, cho phép tính khả chuyển của các dữ liệu và ứng dụng (như việc bùng nổ các đám mây đối với việc cân bằng tải giữa các đám mây).

2.4 Ưu điểm và nhược điểm của điện toán đám mây

Ưu điểm của điện toán đám mây :

- Tốc độ xử lý nhanh, cung cấp cho người dùng những dịch vụ chất lượng nhất với giá thành là hoàn toàn miễn phí.

- Đối với doanh nghiệp khi sử dụng công nghệ đám mây này sẽ giảm bớt được chi phí đầu tư ban đầu về cơ sở hạ tầng, những chi phí như máy móc và nguồn nhân lực cũng sẽ được giảm đến mức thấp nhất.

- Truy cập và sử dụng hệ thống thông qua mạng Internet ở bất kỳ đâu và trên bất kỳ thiết bị nào mà họ sử dụng

Trang 22

- Với khả năng tiện dụng, cộng nghệ điện toán đám may phù hợp với nhiều mô hình công việc, có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực kinh doanh.

- Khả năng mở rộng và thu hẹp được và nhanh chóng, tránh được tình trạng hoang phí hay thiếu hụt tài nguyên khi triển khai công việc, giúp cải thiện chất lượng các dịch vụ được cung cấp trên đám mây.

- Chia sẻ tài nguyên và chi phí trên một địa bàn rộng lớn, mang lại các lợi ích cho người dùng

- Với mô hình 3 lớp của điện toán đám mây, khả năng bảo bật tương đối là ổn - Các ứng dụng triển khai trên nền tảng điện toán đám mây dễ dàng để sửa chữa và cải thiện về tính năng, bởi chúng không được cài đặt cố định trên một máy tính nào.

Nhược điểm của điện toán đám mây :

- Phụ thuộc vào mạng Internet Khi Internet gặp trục trặc, mất kết nối thì người dùng không thể truy cập và sử dụng dữ liệu trên đám mây được.

- Đôi khi, dịch vụ đám mây bị treo bất ngờ, khiến cho người dùng không thể truy cập các dịch vụ và dữ liệu của mình, làm ảnh hưởng đến công việc

- Dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến trên đám mây bất ngờ ngừng hoạt động hoặc không tiếp tục cung cấp, khiến người dùng mất nhiều thời gian để sao lưu dữ liệu về máy tính cá nhân.

- Vấn đề về bảo mật và tính riêng tư của người dùng, bên cạnh đó tình trạng mất dữ liệu vấn có thể xảy ra khi lỗi hệ thống, việc bị các tổ chức tin tặc tấn công quấy rối gây tổn thất cho người dùng cũng nhưng nhà cung cấp cũng không thể tránh khỏi.

Trang 23

-CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU ỨNG DỤNG YOUTUBE 3.1 Mô hình dịch vụ và mô hình triển khai điện toán đám mây của Youtube 3.1.1 Mô hình SaaS của Youtube

Youtube được xây dựng và cung cấp theo mô hình “phần mềm như một dịch vụ” hay

gọi là “SaaS – Software as a Service” Là một nền tảng chia sẻ video chạy trên cơ sở hạ tầng đám mây của Google.

Đây là một ứng dụng hoàn chỉnh như một dịch vụ theo yêu cầu cho nhiều khách hàng bằng một phiên bản cài đặt Điều này giúp cho người dùng truy cập đến phần mềm trên nền tảng đám mây mà không cần quản lý đến cơ sở hạ tầng và nền tảng nó đang chạy Nói đơn giản là, cho phép người dùng đăng nhập mà không cần hiểu rõ về yếu tố kỹ thuật, cài đặt, Youtube tập trung vào người dùng cuối Có nghĩa là nó dễ dàng truy cập và có khả năng mở rộng.

Tuy nhiên, vẫn có những sản phẩm trên Youtbe mà người dùng phải trả phí để sử dụng Như là sản phẩm Youtube Premium Sử dụng sản phẩm này bạn có thể xem video không bị dính quảng cáo, xem video và nghe nhạc ngoại tuyến, phát nhạc ngay cả khi khóa màn hình, Do đó, việc bạn trả tiền cho dịch vụ phần mềm của Youtube Premium, có sẵn trên internet là bạn đã đang sử dụng mô hình SaaS.

3.1.2 Mô hình triển khai đám mây công cộng của Youtube

Youtube được triển khai dựa trên mô hình đám mây công cộng – Public Cloud Vì bất kỳ ai cũng có thể tạo tài khoản và tải video lên YouTube Các video này lần lượt được lưu trữ trên máy chủ của YouTube (về mặt kỹ thuật là máy chủ của Google).

Đây là mô hình triển khai được sử dụng khá phổ biến hiện nay Youtube là dịch vụ được cung cấp bởi nhà cung cấp, được xây dựng nhằm phục vụ cho mục đích sử dụng công cộng Người dùng sẽ đăng ký với nhà cung cấp và trả phí sử dụng dựa theo chính sách giá của nhà cung cấp.

Trang 24

Tuy nhiên, không phải tất cả nội dung đều có thể truy cập công khai trên YouTube.

Ví dụ: một số video tải lên được đặt ở chế độ riêng tư (chỉ người dùng đã tải lên mới

có thể xem) và một số video là không công khai, nghĩa là chỉ khi bạn có liên kết, bạn mới có thể truy cập video.

3.2 Giao diện của Youtube

Vì được xem như là mô hình SaaS nên giao diện của Youtube cũng rất thân thiện và trực quan.

Giao diện trang chính của Youtube, nơi mà được thể hiện đầy đủ, rõ ràng và trực quan các chức năng, thông tin với người dùng Trên đây sẽ hiển thị các video do những kênh mà người dùng đã đăng ký hoặc là những kênh mà người dùng hay truy cập vào để xem

Hình 3-1 Giao diện trên máy tính của Youtube

Trang 25

Hình 3-2 Giao diện trên thiết bị di động của Youtube

3.2.1 Ô tìm kiếm

Là nơi mà mọi người hay truy cập vào Youtube sau đó click vào nó đầu tiên để nhập tìm video muốn xem Việc tìm kiếm trên Youtube thực sự rất đơn giản, vì để kết nối hàng triệu người dùng với các đoạn video họ đang tìm kiếm, Youtube sử dụng một thuật toán phức tạp với hàng triệu dòng code Khi bạn tìm kiếm một video, thuật toán đó sẽ quyết định kết quả tìm kiếm nào sẽ hiển thị cho bạn và theo trật tự sắp xếp nào

Hình 3-3 Ô tìm kiếm

Thuật toán xếp hạng kết quả tìm kiếm của Youtube dựa trên 2 yếu tốt chính: - Metadata của video (dựa vào tiêu đề, mô tả, từ khóa).

- Video đã thu hút người dùng như nào (dựa vào lượt thích, bình luận, thời gian xem).

Trang 26

3.2.2 Thanh đề xuất

Thanh đề xuất hiển thị phía dưới ô tìm kiếm gợi ý về các thể loại đa dạng được trình

bày phía dưới ô tìm kiếm giúp ta dễ dàng truy cập vào thể loại yêu thích như du lịch, âm nhạc, làm đẹp, giúp cho việc tìm kiếm trở nên dễ dàng

Hình 3-4 Thanh đề xuất

3.2.3 Danh mục phía góc trái màn hình

Đây là danh mục mà mọi người có thể dễ dàng truy cập vào trang cá nhân của mình, khám phá những video thịnh hành, xem những kênh mà mình đã đăng ký, hay muốn xem lại những video mình đã xem trước đó

Hình 3-5 Danh mục phía góc trái màn hình

+ Khám phá: Khi nhấn vào đây, người dùng có thể thấy giao diện của các danh mục phổ biến, các video thịnh hành và video của người sáng tạo và nghệ sĩ đăng lên.

Trang 27

Hình 3-6 Giao diện khám phá

+ Shorts: Khi người dùng nhấn vào mục này, màn hình giao diện video ngắn Shorts sẽ xuất hiện.

Hình 3-7 Shorts

Trang 28

+ Kênh đăng ký: Nhấn vào mục này, danh sách các video mới nhất của các kênh mà người dùng đã đăng ký sẽ xuất hiện.

Hình 3-8 Giao diện kênh đăng ký

+ Thư viện: Chứa các danh mục video đã xem, xem sau, đã thích của người dùng.

Hình 3-9 Giao diện thư viện

Trang 29

+ Video đã xem: Tổng hợp nhật ký các video mà người dùng đã xem Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng tính năng “Xóa tất cả video đã xem” để xóa nhật ký, “Quản lý toàn bộ lịch sử hoạt động” hoặc người dùng không muốn ghi lại nhật ký lịch sử video đã xem có thể bấm chọn “Tạm dừng lưu danh sách video đã xem”.

Hình 3-10 Giao diện video đã xem

+ Video của bạn: Khi nhấn vào mục này, giao diện sẽ chuyển đến Studio, tổng hợp danh sách các video mà người dùng đã đăng tải lên.

+ Xem sau: Tổng hợp các video mà người dùng đã chọn chế độ xem sau cho video.

Trang 30

Hình 3-11 Giao diện video xem sau

+ Video đã thích: Khi người dùng nhấn nút thích một video, video đó sẽ tự động được thêm vào một danh sách phát để người dùng có thể dễ dàng xem lại tất cả các video đã thích.

Hình 3-12 Giao diện video đã thích

Trang 31

Mục các kênh đăng ký: thể hiện ngắn gọn những kênh mà người dùng đã đăng ký Để

có thể xem nhiều kênh đã đăng ký người dùng chỉ cần click chuột vào “Hiển thị thêm mục”.

Hình 3-13 Mục các kênh đăng ký

Khám phá: Thể hiện các sự kiện mới lạ mà người dùng có thể khám phá.

+ Trò chơi: Người dùng sẽ thấy các phần dành cho video thịnh hành về nội dung trò chơi, sự kiện trực tiếp hàng đầu và các trò chơi trực tiếp hàng đầu (nơi để người dùng khám phá thêm nội dung về trò chơi đó) Người dùng cũng sẽ thấy một phần dành cho những video trò chơi mới nhất từ các kênh mà mình đăng ký

Trang 32

Hình 3-14 Giao diện trò chơi

+ Thể thao: Người có thể xem nội dung thể thao trực tiếp độc quyền trên YouTube mà không cần có tài khoản YouTube Ngoài ra, những nội dung nổi bật đều có trên YouTube cho tất cả các thiết bị.

Hình 3-15 Giao diện thể thao

Trang 33

Mục dịch vụ khác của Youtube: đây là những sản phẩm được tạo ra bởi Youtube,

người dùng có thể dễ dàng truy cập vào từ đây Tuy nhiên, một vài sản phẩm sẽ có tính phí.

Hình 3-16 Mục dịch vụ khác của Youtube

+ Cài đặt: Tại đây, người dùng có thể thay đổi mọi yếu tố, quyền riêng tư, từ quốc gia/khu vực đến chế độ hiển thị của kênh.

Trang 34

Hình 3-17 Giao diện cài đặt

+ Lịch sử báo cáo: Người dùng có thể truy cập vào trang này để xem trạng thái của những video mình đã báo vi phạm trên YouTube.

Hình 3-18 Giao diện lịch sử báo cáo

+ Trợ giúp: Nếu người dùng có nhu cầu cần trợ giúp, khắc phục sự cố, quản lý tài khoản,… có thể nhấn chọn vào mục trợ giúp để được Youtube hỗ trợ cho người dùng.

Trang 35

Hình 3-19 Giao diện trợ giúp

+ Gửi phản hồi:

Hình 3-20 Giao diện gửi phản hồi

Trang 36

Ngoài ra để tiện lợi cho người dùng, Youtube còn lập trình chức năng dấu thanh danh mục đi Để hiện thị đầy đủ thì người chọn chỉ cẩn click chuột vào icon 3 dấu gạch ngang

Hình 3-21 Thanh danh mục

3.2.4 Tính năng góc phải màn hình

Hình 3-22 Tính góc phải màn hình

- Icon đầu tiên cho phép người dùng chọn tải video lên hoặc phát trực tiếp

Hình 3-23 Icon đầu tiên

- Icon thứ 2 là phần thông báo mà người dùng nhận được khi đăng ký một kênh nào đó Khi click chuột vào icon thông báo sẽ hiện ra các thông báo như hình Những thông

Trang 37

báo ở đây có thể là kênh bạn đăng ký mới đang video mới hoặc là các trả lời bình luận của người dùng khác với bạn,

Hình 3-24 Icon thứ hai

- Icon cuối cùng là những phần thông tin liên quan đến tài khoản cá nhân của người dùng Người dùng chỉ cần click chuột vào icon hình đại diện của mình sẽ hiện được những thông tin như hình Ở đây người dùng có thể dễ dàng truy cập vào các thông tin cá nhân, cài đặt các giao diện/ ngôn ngữ cho tài khoản của mình, hoặc là chuyển sang một tài khoản Youtube khác,…

Trang 38

Hình 3-25 Icon thứ ba

3.3 Các sản phẩm của Youtube3.3.1 YouTube Premium

Youtube Premium là dịch vụ đăng ký trả phí, ban đầu được ra mắt với tên gọi YouTube Red trước khi đổi thương hiệu vào năm 2018 Nói một cách đơn giản, đó là Youtube không có các quảng cáo Nâng cấp lên gói Youtube Premium cũng mang lại cho bạn các lợi ích khác như phát chế độ nền khi bạn truy cập ứng dụng khác hoặc nghe nhạc, xem video khi tắt màn hình trên thiết bị di động của mình.

Người dùng cũng có thể tải xuống video để xem ngoại tuyến, điều này rất hữu ích nếu không muốn bị hết dữ liệu cho phép hoặc có thể xem lại video bất cứ khi nào người dùng muốn Video tải xuống có độ phân giải lên đến 1080p.

Ưu điểm của Premium là trải nghiệm không có quảng cáo và linh hoạt hơn khi xem hoặc nghe Sâu đây là mọi thứ người dùng nhận được với mức giá 11.99$/tháng:

+ Video không có quảng cáo: Không có quảng cáo gây phiền nhiễu trên bất kỳ nội dung nào trên bất kỳ thiết bị nào đã đăng nhập vào tài khoản Premium.

Trang 39

+ Phát trong nền: Người dùng có xem video, nghe nhạc, podcast khi màn hình bị khóa.

+ Phát lại ngoại tuyến: Người dùng có thể tải video xuống để xem ngoại tuyến bất cứ khi nào.

+ Youtube Music Premium: Quyền truy cập không có quảng cáo vào ứng dụng âm nhạc và danh mục hàng triệu bài hát.

+ Youtube Originals – Bản gốc không có quảng cáo và quyền truy cập vào nội dung Premium độc quyền.

Tài khoản Youtube Premium sử dụng được trên hầu hết các thiết bị cho phép đăng nhập vào ứng dụng Youtube, bao gồm máy tính, TV thông minh, console, thiết bị di động và Chormecast Audio.

Hình 3-26 Youtube Premium

3.3.2 YouTube Music

Dịch vụ phát nhạc trực tuyến của YouTube bắt đầu ra mắt vào ngày 12/11/2015 Người dùng sẽ được thưởng thức những sản phẩm âm nhạc được tải lên trên kênh chính thức của những nghệ sĩ mình yêu thích, với chất lượng âm thanh tuyệt vời

Trang 40

Ngoài ra, người dùng còn có thể nghe những bản nhạc cover đỉnh cao, một tính năng mà Apple Music và Spotify không hỗ trợ.

Youtube Music cho phép người dùng tự tạo và chỉnh sửa thư viện nhạc từ những bài hát phù hợp với sở thích cá nhân của mình Hơn nữa, người sử dụng cũng có thể dễ dàng chia sẻ những danh sách phát yêu thích đến bạn bè, người thân của mình Mỗi ngày, Youtube Music sẽ đề xuất cho người dùng những bài hát đang "trend" cùng những bản nhạc mới phát hành trên nền tảng này Thêm vào đó, dựa trên thời gian trong ngày và vị trí của người dùng, Youtube Music cũng sẽ đề xuất những album nhạc phù hợp.

Ngoài ra, Youtube Music sở hữu một thiết kế đơn giản, được sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt Giao diện Tìm kiếm thông minh, giúp người dùng tìm kiếm bài hát yêu thích dễ dàng hơn rất nhiều Về với phiên bản miễn phí, người dùng sẽ nghe nhạc cùng với quảng cáo Tuy nhiên, với phiên bản trả phí Youtube Music Premium người dùng có thể trải nghiệm âm nhạc không giới hạn với những tính năng cực đặc biệt như là: nghe nhạc không quảng cáo, phát nhạc trong nền, chuyển đổi mượt mà giữa âm thanh và video,…

Hình 3-27 Youtube Music

3.3.3 YouTube Kids

YouTube Kids là ứng dụng trên điện thoại được thiết kế với những nội dung dành cho trẻ em được quản lý vởi phụ huynh, lần đầu ra mắt ngày 22/02/2015 Ứng dụng phân

Ngày đăng: 03/05/2024, 16:58

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan