tiểu luận cuối kỳ đề bài văn hóa đông nam á mang tính thống nhất trong đa dạng

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận cuối kỳ đề bài văn hóa đông nam á mang tính thống nhất trong đa dạng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Đông Nam Á thể hiện qua một số thành tố văn hóa ...08... Bài nghiên cứu nhằm đánh giá, tổng kết quá trình học tập và khả năng vận dụng các kiến

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-TIỂU LUẬN CUỐI KỲHỌC PHẦN: VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á

Đề bài: Văn hóa Đông Nam Á mang tính thống nhất trong đa dạng

SINH VIÊN THỰC HIỆN : LƯỜNG THỊ HOA

Hà Nội, tháng 11 năm 2022

Trang 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 02

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 03

5 Phương pháp nghiên cứu 03

NỘI DUNG 04

Chương 1 Điều kiện tạo nên tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Đông Nam Á .04

1.1 Nhân tố tự nhiên 04

1.2 Nền văn minh lúa nước 06

1.3 Sự tiếp biến văn hóa 06

Chương 2 Tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Đông Nam Á thể hiện qua một số thành tố văn hóa 08

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Từ lâu Đông Nam Á được biết đến là khu vực nhộn nhịp, nơi giao lưu kinh tế và văn hóa của những nền văn minh lớn Ngày nay, với vị trí chiến lược và tiềm năng phát triển, khu vực này tiếp tục thu hút sự quan tâm, nghiên cứu, đặc biệt sau khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sau là Cộng đồng Đông Nam Á (AC), phát huy vai trò kết nối, hợp tác quốc tế tại khu vực Chính vì vậy nên việc tìm hiểu về văn hóa khu vực đối với thế hệ trẻ nói chung và sinh viên ngành Đông Nam Á học nói riêng là điều cần thiết

Bài tiểu luận đề tài “Văn hóa Đông Nam Á mang tính thống nhất trong đa dạng” là bài thi kết thúc học phần môn Văn hóa Đông Nam Á, học kỳ 1 năm học 2021-2022 Bài nghiên cứu nhằm đánh giá, tổng kết quá trình học tập và khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào việc nghiên cứu văn hóa Đông Nam Á của bản thân người viết.

Bên cạnh đó, tác giả mong muốn đóng góp kết quả của bài nghiên cứu cho việc tìm hiểu về văn hóa Đông Nam Á, cụ thể về đặc trưng thống nhất trong đa dạng, cho sinh viên ngành Đông Nam Á học Với kết cấu bài tiểu luận, nội dung nghiên cứu sẽ tóm lược và trình bày những ý chính, tiêu biểu nhất, giúp người đọc nhanh chóng nắm bắt được thông tin.

2 Lịch sử nghiên cứu

Về lịch sử nghiên cứu của chủ đề, ngay từ thế kỷ XVIII đã có nhiều công trình nghiên cứu về Văn hóa Đông Nam Á từ học giả phương Tây và Nhật Bản Tuy nhiên đến nửa sau thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu trong khu vực mới bắt đầu tập trung nghiên cứu về chính khu vực của

Trang 4

mình Về nghiên cứu Văn hóa Đông Nam Á tại Vieteh Nam, tiêu biểu có cuốn sách Văn hóa Đông Nam Á của GS.Mai Ngọc Chừ, là giáo trình tham khảo cho sinh viên Đông Nam Á học Tác phẩm đã trình bày một cách đầy đủ khía cạnh về văn hóa Đông Nam Á bao gồm tiến trình lịch sử và cả thành tố văn hóa Đặc biệt trong mỗi thành tố, thầy đã chỉ ra tính chung nhất của văn hóa Đông Nam Á, đồng thời nhấn mạnh về tính thống nhất và đa dạng.

Cụ thể về đề tài tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Đông Nam Á, đã có một số công trình trong nước nghiên cứu về, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu một khía cạnh Như đề tài “Đa dạng văn hóa ở Đông Nam Á: cơ sở hình thành và biểu hiện” trên tạp trí VHNT của tác giả Hà Thị Đan, mới chỉ đưa ra tính đa dạng

Tác giả nhận thấy tính mới của bài nghiên cứu này thể hiện ở chỗ chỉ ra điều kiện tạo nên đặc trưng thống nhất trong đa dạng, và phân tịch chi tiết về thành tố văn hóa thể hiện đặc trưng đó, cụ thể là ngôn ngữ, tín ngưỡng và phong tục tập quán.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Bài nghiên cứu nhằm chỉ ra điều kiện tạo nên tính thống nhất và đa dạng của văn hóa Đông Nam Á và đi sâu vào hệ thống hóa các thành tố văn hóa tiêu biểu theo tính thống nhất và tính đa dạng

Để đạt được mục đích, cần hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

- Chỉ ra tính chung ảnh hưởng đến toàn khu vực Đông Nam Á - Lựa chọn, phân tích, làm rõ thành tố văn hóa tiêu biểu, thể hiện được sự thống nhất trong đa dạng của văn hóa Đông Nam Á

Trang 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tính đa dạng và thống nhất của

văn hóa Đông Nam Á

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi không gian: phạm vi văn hóa Đông Nam Á theo sự phân định hành chính, tức là gồm khu vực địa lý 11 quốc gia

- Phạm vi thời gian: thời gian nghiên cứu từ ngày 1-17 tháng 11 năm 2022

- Phạm vi đối tượng: thành tố văn hóa ngôn ngữ, tín ngưỡng và phong tục tập quán (ẩm thực, trang phục và nhà ở)

5 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả chủ yếu áp dụng phương pháp tổng hợp tài liệu, phân tích và đối chiếu các thông tin Từ các tài liệu tổng quát về văn hóa Đông Nam Á, tác giả đã chọn lọc và hệ thống hóa theo hướng chỉ rõ tính thống nhát và tính đa dạng qua các khía cạnh văn hóa

Với dung lượng của một bài tiểu luận, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của bài nghiên cứu thể hiện qua hai chương:

Chương 1 Điều kiện tạo nên tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Đông Nam Á

Chương 2 Tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Đông Nam Á thể hiện qua một số thành tố văn hóa

Trang 6

NỘI DUNG

Thống nhất trong đa dạng là khẩu hiệu quốc gia của Indonesia Thời kỳ mới giành độc lập để xây dựng được một quốc gia thống nhất trong bối cảnh về địa lý quốc gia này có hàng ngàn hòn đảo, về mặt tộc người có hàng trăm nhóm, về tư tưởng, văn hóa thì có vô vàn sự khác biệt Indonesia đã đưa ra khẩu hiệu Bhinneka Tunggal Ika Nghĩa đen của khẩu hiệu này là: nhiều nhưng là một, nội hàm này cũng có thể hiểu là thống nhất trong đa dạng Khi nghiên cứu, các nhà nghiên cứu thường mượn ngữ nghĩa của khẩu hiệu này để mô tả hiện trạng bức tranh văn hóa của các dân tộc Đông Nam Á.

Chương 1 Điều kiện tạo nên tính thống nhất trong đa dạngcủa văn hóa Đông Nam Á

1.1 Điều kiện tự nhiên

Đông Nam Á là cầu nối giữa phương Đông và phương Tây Các con đường hàng hải quốc tế nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, châu Á với châu Đại Dương; đường hàng không từ Bắc xuống Nam, Đông sang Tây và ngược lại đều đi qua trục Đông Nam Á Nhiều người gọi đó là “hành lang” hay “ngã tư đường” quan trọng của thế giới thời cổ đại Mặt khác, Đông Nam Á còn giữ một vị trí bản lề giữa một bên là lục địa rộng lớn, bên kia là Tây Đại Dương, Ấn Độ Dương mênh mông, bao gồm các nước lục địa và hải đảo Đông Nam Á hải đảo (kéo dài qua các quần đảo về phía Thái Bình Dương) gồm 6 nước: Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Brunei và Đông Timo Đông Nam Á lục địa gồm Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan và Myanmar Chính sự phân chia Đông Nam

Trang 7

Á thành các quốc gia hải đảo và các quốc gia lục địa đã góp phần tạo nên sự đa dạng về văn hóa.

Đông Nam Á với khí hậu nhiệt đới cận xích đạo và gió mùa nóng ẩm tạo nên 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Sự đa dạng về khí hậu, thời tiết dẫn đến sự đa dạng trong hoạt động kinh tế, phong tục, tập quán sinh hoạt và văn hóa Đông Nam Á có một mạng lưới sông ngòi dày đặc, với các hệ thống sống lớn như Mê công, sông Hồng, Sông Mênam, sông Iraoadi… tạo nên những đồng bằng phù sa màu mỡ, trong đó cây lúa nước với những điều kiện sinh trưởng thích hợp trở thành cây trồng chủ yếu trong nền nông nghiệp của dân cư Đông Nam Á Đây cũng là một nét thống nhất của khu vực Đông Nam Á, nhưng tuy mỗi vùng của quốc gia, tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia mà cây lúa có nhiều chủng loại và chất lương khác nhau.

Đông Nam Á có một mạng lưới sông ngòi dày đặc, với các hệ thống sống lớn như Mê công, sông Hồng, Sông Mênam, sông Iraoadi… tạo nên những đồng bằng phù sa màu mỡ, trong đó cây lúa nước với những điều kiện sinh trưởng thích hợp trở thành cây trồng chủ yếu trong nền nông nghiệp của dân cư Đông Nam Á Đây cũng là một nét thống nhất của khu vực Đông Nam Á, nhưng tuy mỗi vùng của quốc gia, tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia mà cây lúa có nhiều chủng loại và chất lương khác nhau Sự thống nhất đó là kết cấu liên hoàn núi, đồng bằng và sông suối, mặt khác cũng tạo nên tính đa dạng của địa hình như ở Việt Nam có hệ thống núi rộng lớn ở miền Đông và Tây Bắc, ở Philipin có núi lửa Những đặc điểm của điều kiện tự nhiên Đông Nam Á từ vị trí địa lý, khí hậu, địa hình… đều thể hiện rõ nét tính thống nhất trong đa dạng của khu vực, tạo nên một đặc điểm riêng biệt, một nét đặc sắc của Đông Nam Á Sự thống nhất và đa dạng về điều kiện tự nhiên là cơ sở, nền tảng tạo ra sự thống nhất trong các lĩnh vực đời sống xã hội.

Trang 8

1.2 Nền văn minh lúa nước

Đông Nam Á được xác định là một khu vực văn hóa lúa nước với một phức thể gồm 3 yếu tố: văn hóa núi, văn hóa đồng bằng và văn hóa biển, yếu tố đồng bằng tuy có sau nhưng đóng vai trò chủ đạo Lịch sử ở đây đã diễn ra những quá trình hội tụ - phát tán dẫn đến những phức thể văn hóa chung cho toàn vùng, bước hội tụ sau cao hơn bước hội tụ trước, đồng thời cũng để lại nhiều sắc thái khác nhau có tính dân tộc hoặc mang dấu ấn địa phương Cư dân Đông Nam Á có những nét chung thống nhất về mặt văn hóa, vì cư dân ở đây có chung một nền tảng văn hóa Đông Nam Á, lấy sản xuất nông nghiệp lúa nước làm phương thức hoạt động kinh tế chính Đông Nam Á được coi là “cái nôi” của cây lúa nước và là một trong 5 trung tâm cây trồng lớn trên thế giới

Cùng với việc trồng lúa nước, người ta đã thuần dưỡng trâu bò làm sức kéo, xuất hiện các nghề thủ công, đặc biệt là nghề sông, biển Từ đó, nông nghiệp lúa nước đã trở thành một cơ sở quan trọng của nền văn minh khi vực Đó là một nền văn minh mang đủ các sắc thái của những nền văn minh đồng bằng, biển, nửa đồi núi, nửa rừng với đủ các dạng kết cấu đan xen phức tạp… cơ sở chung của nền văn minh này là nông nghiệp trồng lúa nước, văn hóa xóm làng

1.3 Sự tiếp biến văn hóa

Trong suốt chiều dài lịch sử, Đông Nam Á là khu vực giao lưu văn hóa nhộn nhịp, từ Đông sang Tây Hầu hết các nền văn minh lớn của thế giới đều ghi dấu tại Đông Nam Á, gồm văn minh Trung Hoa, Ấn Độ và phương Tây Những cư dân Đông Nam Á đã tiếp nhận các mô hình văn

Trang 9

hóa một cách chủ động và chọn lọc Tiếp nhận những tinh hoa văn hóa phù hợp với phong tục, tập quán và lối sống riêng

Trên cơ tầng văn hóa bản địa, các quốc gia Đông Nam Á thông qua quá trình giao lưu, tiếp biến với văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, Ả Rập, Ba Tư (thời cổ, trung đại) và phương Tây (cận/ hiện đại) đã góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng của văn hóa khu vực này Các lần giao lưu, tiếp biến văn hóa với thế giới bên ngoài bao gồm:

Lần 1: là quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa Đông Nam Á với văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, Ả Rập, Ba Tư.

Văn hóa Trung Hoa: là một trong cái nôi của văn minh nhân loại, văn hóa Trung Hoa ảnh hưởng lớn đến các nước khu vực Đông Nam Á mà rõ nhất là ảnh hưởng lên Việt Nam Văn hóa Việt Nam suốt nghìn năm Bắc thuộc và phong kiến chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, điển hình là Nho giáo Đây là tôn giáo chi phối lớn đến đời sống nước ta từ văn chương, chữ viết đến hệ thống thi cử, các mối quan hệ và thiết chế xã hội

Văn hóa Ấn Độ: Ngay từ những năm đầu sau Công nguyên, thông qua con đường truyền giáo và thương mại, văn hóa Ấn Độ đã lan tỏa tới các nước trong khu vực Đông Nam Á Sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với Đông Nam Á đậm đà đến mức trước kia, có nhiều học giả cho rằng, văn hóa Đông Nam Á chỉ là cái bóng của văn hóa Ấn Độ (bằng chứng là sự hiện diện của 2 tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo và Phật giáo).

Văn hóa Ả Rập, Ba Tư: Vào thời kỳ Trung đại, các nước Đông Nam Á lại có quá trình giao lưu và tiếp nhận văn hóa Ả Rập, Ba Tư; cùng với đó là sự du nhập của Hồi giáo Tôn giáo này thay thế Ấn Độ giáo ở quần đảo Mã lai - Indonesia Hiện nay, Indonesia là quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới; còn ở Maylaysia, Hồi giáo cũng là quốc giáo.

Trang 10

Lần 2 (thời kỳ cận/ hiện đại): Trong thế kỷ 18, 19 hầu hết các nước nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây, trừ Thái Lan nhưng cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc Do vậy, chúng ta hướng sang văn hóa - văn minh phương Tây: Hà Lan, Tây Ban Nha, Anh, Pháp Cùng với đó là sự du nhập của Công giáo Ảnh hưởng của văn hóa Tây Âu làm cho văn hóa Đông Nam Á vượt khỏi truyền thống văn hóa Trung đại, chuyển dần và bước hẳn sang quỹ đạo của văn hóa hiện đại.

Văn hóa Đông Nam Á là một quá trình trầm tích các lớp văn hóa (nội sinh, ngoại sinh) tạo thành một tổng thể văn hóa thống nhất Đồng thời quá trình hội tụ, tái tạo năng động, sáng tạo làm thành cốt lõi văn hóa trong lịch sử tồn tại và phát triển tạo nên sự đa dạng của các sắc màu văn hóa Sự thống nhất trong đa dạng ấy thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau, trong phạm vi bài tiểu luận này, người viết đề cập đến đặc tính đó qua ba thành tố văn hóa: ngôn ngữ, tín ngưỡng và phong tục tập quán

Chương 2 Tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa ĐôngNam Á thể hiện qua một số thành tố văn hóa

2.1 Ngôn ngữ

Nhận định về ngôn ngữ của khu vực Đông Nam Á, GS Mai Ngọc Chừ có viết: “Các ngôn ngữ Đông Nam Á là bức tranh đa dạng trong một sự thống nhất cao độ từ trong cội nguồn của chúng.”

Tính đa dạng của ngôn ngữ Đông Nam Á thể hiện ở hai khía cạnh Đầu tiên: một ngôn ngữ có thể tồn tại ở nhiều quốc gia Tiếng Thái không

Trang 11

chỉ có ở Thái Lan mà còn có ở Lào, Việt Nam, Campuchia, Myanmar; tiếng Khmer không chỉ ở Campuchia mà còn ở Việt Nam, Thái Lan; tiếng Malayu ở Malaysia, Indonesia, Brunei, Singapore…

Sự đa dạng còn được thể hiện ở chỗ mỗi quốc gia Đông Nam Á hiện có đến hàng chục , thậm chỉ hàng trăm ngôn ngữ khác nhau Với gần 200 triệu dân sống ở 13.000 hòn đảo , Indonesia có đến hơn 200 ngôn ngữ dân tộc khác nhau cùng tồn tại Đất nước 7.107 hòn đảo Philippines cũng có đến khoảng 80 ngôn ngữ dân tộc Tại Việt Nam với 54 dân tộc, mỗi dân tộc đều có tiếng nói và sắc thái văn hóa riêng, các nhà dân tộc học đã chia các dân tộc ở Việt Nam thành 8 nhóm ngôn ngữ:

Nhóm Việt-Mường: gồm người Việt, người Mường, người Chứt, người Thổ

Nhóm Tày-Thái: gồm người Tày, Thái, Nùng, Bố Y, Sán Chay, Lào,

Nhóm Dao-Hmông: gồm người Hmông, Dao, Pà Thẻn, Nhóm Tạng-Miến: gồm người Hà Nhì, Lô Lô, Si La, La Hủ, Nhóm Hán: gồm người Hoa, Sán Dìu, Ngái,

Nhóm Môn-Khmer: gồm người Khmer, Kháng, Hrê, Xơ Đăng, Ba Na, Khơ Mú, Cơ Ho, Mạ, Xinh Mun,

Nhóm Mã Lai-Đa đảo: gồm người Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Ra Glai, Chu Ru,

Nhóm hỗn hợp Nam Á: gồm la Chí, La Ha, Pu Chéo, Cơ Lao, Các nước Đông Nam Á khác cũng là những quốc gia đa ngôn ngữ

Tuy nhiên , dù hết sức đa dạng và nhiều vẻ , các ngôn ngữ Đông Nam Á đều chỉ thuộc về một trong số 4 ngữ hệ: Nam Á , Nam Đảo , Thái , Hán Tạng

Trang 12

Ngữ hệ Nam Đảo hay còn gọi là Mã lai - đa đảo, gồm 4 nhóm: Melanesia, Polynesia, Micronesia và Indonesia Ngữ hệ này phân bổ rộng rãi tại các hải đảo Đông Nam Á và Thái Bình Dương, Madagascar và một phần nhỏ tại đại lục châu Á Ở khu vực Đông Nam Á chủ yếu là nhóm Indonesia, trong đó có ngôn ngữ Melayu gồm khoảng 170 triệu người sử dụng, tại các quốc gia Brunei, Malaysia, Indonesia, Singapore; ngôn ngữ Tagalog với 50 triệu người sử dụng ở Philippine và các ngôn ngữ Giarai, Ê-đê, Chăm, Raglai, Churu ở Việt Nam

Ngữ hệ Nam Á chủ yếu được phân bổ ở các quốc gia Đông Nam Á lục địa, phân chia thành bốn nhóm chính:

- Nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer: các ngôn ngữ của người Môn ở Myanmar và tây nam Thái Lan với khoảng 700.000 người sử dụng ngôn ngữ Khmer ở Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, khoảng 9 triệu người sử dụng Tại Việt Nam, những tộc người sử dụng nhóm này phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên, Trường Sơn và Tây Bắc: Bahna, Sơđăng, Kơho, Hre, Mnông, Katu, Sinhmul…

- Nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao: phân bổ chủ yếu ở Việt Nam, Lào, Thái, Myanmar

-Nhóm ngôn ngữ Việt Mường: gồm bốn ngôn ngữ Việt (Kinh), Mường, Thổ, Chứt chỉ có ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á có người Việt sinh sống.

-Nhóm ngôn ngữ Nam Á khác

Ngữ hệ Thái được phân bổ chủ yếu ở Thái Lan, Lào, Việt Nam và Myanmar Thuộc họ này bao gồm các ngôn ngữ: Thái, Lào, Tày - Nùng, Sán chay, Bố Y, Giáy…

Ngày đăng: 03/05/2024, 16:27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan