bài tập nhóm trình bày quy trình nghiệp vụ của phương thức bpo phân tích rủi ro của người xk và người nk trong phương thức này

12 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
bài tập nhóm trình bày quy trình nghiệp vụ của phương thức bpo phân tích rủi ro của người xk và người nk trong phương thức này

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nêu ưu điểm và hạn chế của phương thức BPO so với các phương thức thanh toán khác.Trả lờiI.Khái niệm về phương thức BPOTheo Điều 3, Nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng của URBPO 1.0 ICC201

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

Trang 2

CHỦ ĐỀ SỐ 2:

Trình bày quy trình nghiệp vụ của phương thức BPO Phân tích rủi ro của người XK và người NK trong phương thức này Nêu ưu điểm và hạn chế của phương thức BPO so với các phương thức thanh toán khác.

Trả lờiI.Khái niệm về phương thức BPO

Theo Điều 3, Nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng của URBPO 1.0 ICC

(2013), BPO (Bank Payment Obligation) là một cam kết độc lập và không thể hủy

ngang của một ngân hàng cỏ nghĩa vụ (Obligor Bank), ngân hàng này sẽ thanhtoán ngay hoặc cam kết thanh toán sau và thực hiện thanh toán vào ngày đáo hạnmột số tiền nhất định cho ngân hàng tiếp nhận (Recipient Bank) sau khi ngân hàngnày xuất trình tất cả các bộ dữ liệu mà dữ liệu cơ sở đã được thiết lập yêu cầu chokết quả so khớp dữ liệu phù hợp, hoặc một chấp nhận số khớp dữ liệu không phùhợp được chấp nhận theo đúng quy định.

II.Quy trình nghiệp vụ của phương thức BPO

Hình 1 Quy trình tổng thể thực hiện thanh toán BPO.

Nguồn: GS.TS Đinh Xuân Trình (2018)

Trang 3

Quy trình nghiệp vụ thanh toán BPO được chia làm 3 giai đoạn:

1 Giai đoạn 1:

Xác lập quan hệ pháp lý giữa người mua với ngân hàng người mua và người bán với ngân hàng người bán bằng việc ký kết "Thỏa thuận khách hàng BPO" (BPO Customer Agreement)

2 Giai đoạn 2:

Thiết lập dữ liệu cơ sở được thể hiện trong Sơ đồ từ bước 1 đến bước 7: Bước 1: Người bán vå người mua kỷ kết hợp đồng ngoại thương

Bước 2 và 3: Người bán và người mua ghi nội dung của hợp đồng ngoại thương cho ngân hàng của minh để ngân hàng thiêt lập dữ liệu cơ sở thống qua Hệ ứng dụng so khớp dữ liệu giao dich (Transaction Matching Application - TMA)

Bước 4: Ngân hàng người mua xuất trình dữ liệu cơ sở ban đầu qua TMA yêu cầu

Bước 7: TMA công bố so khớp dữ liệu cơ sở ban đầu thành công cho ngân hàng người mua, ngân hàng người bán, người mua người bán va thông bảo dữ liệu cơ sở ban đầu chính thức được thiết lập

3 Giai đoạn 3:

Vận hành BPO thể hiện trong Sơ đồ từ bước 8 đến bước 14, cụ thể: Bước 8: Người bán giao hàng cho người nhập khẩu

Bước 9: Người bán gửi trực tiếp chứng từ thương mại cho người mua

Bước l0: Người bán gửi nội dung chi tiết chứng từ thương mại cho ngân hàng người bán để tạo lập bộ dữ liệu thương mại Xuất trình qua TMA yêu câu so khớp với dữ liệu cơ sở đã được thiết lập

Trang 4

Bước 11: Ngân hàng người bán xuất trình bộ dữ liệu thương mại qua TMA yêu cầu so khớp với dữ liệu cơ sở đã được thiết lập xem có phù hợp không

Bước 12: Kết quả so khớp thành công, TMA thông báo kết quả đến ngân hàng người mua và ngân hàng người bán Lúc này, ngân hàng người mua trở thành ngân hàng nghĩa vụ và ngân häng người bán trở thành ngân hàng tiếp nhận hay ngân hàng thụ hưởng BPO

Bước 13: Ngân hàng người mua thông báo cho người mua biêt so khớp bộ dữ liệu thương mại phù hợp với dữ liệu cơ sở đã được thiết lập Ngân hàng này có nghĩa vụ thanh toán theo cam kết cua BPO

Bước 14: Đến hạn quy định, ngân hàng người mua có nghĩa vụ thanh toán cho ngân hàng thụ hưởng BPO

III.Lợi ích và rủi ro của người XK và người NKVới người xuất khẩu:

– Lợi ích:

+ Rút ngắn thời gian thu tiền: Thời gian cho việc khớp dữ liệu điện tử nhanh hơn lưu chuyển chứng từ giấy và kiểm tra thủ công trong thanh toán L/C → Người xuất khẩu giảm đọng vốn lưu động → giảm khoản chi trả lãi suất vay ngân hàng hoặc chiết khấu bộ chứng từ thương mại → Gia tăng tốc độ luân chuyển tiền mặt và tăng khả năng thanh toán.

Mở rộng thị phần: với phương thức này, doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian để hồi vốn nhanh và quay lại phục vụ cho nhu cầu kinh doanh

Giảm rủi ro: doanh nghiệp có thể tránh rủi ro tỷ giá ngoại tệ biến động (bởi đồng tiền thanh toán được quy ước là tiền tệ của quốc gia nước xuất khẩu) Cũng như ngân hàng chịu trách nhiệm cho tất cả các sai sót có thẻ phát sinh trong các công đoạn của quy trình thực hiện và người nhập khẩu không thể từ chối nghĩa vụ thanh toán với lý do liên quan đến chất lượng hàng hóa, như vậy giảm thiểu rủi ro người nhập khẩu hủy đơn hàng

Nâng cao hiệu quả kinh doanh: khi quy trình nhanh hơn tiết kiệm chi phí nhân sự cũng như thời gian chuẩn bị hồ sơ thanh toán.

– Rủi ro:

Trang 5

Việc trả tiền cho người bán (nhà xuất khẩu) sẽ phải thông qua sự đồng ý thỏa thuận giữa ngân hàng người nhận (Recipient Bank) và ngân hàng

Trang 6

nghĩa vụ nếu ngân hàng người nhận không thực hiện.

Với người nhập khẩu

– Lợi ích:

Được bảo vệ bởi ngân hàng: do ngân hàng chỉ đảm bảo thực hiện việc thanh toán khi các dữ liệu trích xuất từ các chứng từ thể hiện đúng thời hạn giao hàng, quy cách hàng hóa, chứng nhận xuất xứ, chất lượng,… đúng theo yêu cầu của phương thức BPO.

Nhận hàng nhanh hơn: do người xuất khẩu giao hàng xong gửi trực tiếp chứng từ thương mại cho người nhập khẩu, không phải qua trung gian (chứng từ vận tải ghi là giao trực tiếp cho người nhập khẩu), không bị ảnh hưởng thời gian nhận hàng và không ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Nâng cao hiệu quả kinh doanh: người nhập khẩu có thể đàm phán giá cả thuận lợi hơn, chủ động tính toán thời gian thanh toán đơn hàng theo yêu cầu, dựa vào khả năng tài chính và vòng quay vốn hiện tại của mình – Rủi ro:

BPO vẫn khá độc lập về chứng từ và hàng hóa: Chứng từ có thể xảy ra sai sót khi chuyển thẳng từ người bán đến người mua mà không qua kiểm tra của ngân hàng Ngoài ra, ngân hàng cũng không đảm bảo đươc chất lượng hàng hóa người bán giao đến người mua Vì giao hàng trước chứng từ nên có thể xảy ra các rủi ro khi chứng từ tới sau khiến người mua không nhận được hàng.

IV.Ưu điểm và hạn chế so với phương thức khác

Những lợi thế so sánh của BPO so với L/C ● Đối với nhà xuất khẩu

- Giảm thiểu rủi ro người mua hủy đơn hàng, rủi ro về ngân hàng phát hành hay rủi ro quốc gia.

Trang 7

- Bảo đảm ngân hàng người mua chịu rủi ro.

- Ngăn cản người mua từ chối thanh toán trường hợp người mua than phiền về chất lượng hàng hóa.

- Xử lý đơn giản và nhanh chóng nhờ so khớp dữ liệu được thực hiện tự động - Không phải kiểm tra chứng từ.

Trong số các lợi thế trên đây, quy trình so khớp dữ liệu là đặc điểm mang lại những lợi ích thực tế lớn nhất Không phải kiểm tra chứng từ bằng tay và không có khái niệm sai sót hay tranh cãi trong kiểm tra chứng từ, bởi việc so khớp dữ liệu điện tử được thực hiện tự động hoàn toàn, không có sự can thiệp mang tính chủ quan của con người vào quy trình so khớp Toàn bộ quy trình thanh toán được tự động hóa sẽ được thực hiện nhanh hơn, rẻ hơn thư tín dụng Theo đó, các tranh chấp hay chậm thanh toán cũng sẽ giảm đi đáng kể.

● Đối với nhà nhập khẩu

- Bên nhập khẩu được bảo vệ bởi ngân hàng đảm bảo chỉ thực hiện việc thanh toán khi các dữ liệu trích xuất từ các chứng từ thể hiện đúng thời hạn giao hàng, quy cách hàng hóa, chứng nhận xuất xứ, chất lượng… đúng theo yêu cầu của BPO.

- Có thể đàm phán giá cả thuận lợi hơn, các điều kiện thanh toán và tín dụng cao hơn từ phía người bán do việc thanh toán qua ngân hàng diễn ra nhanh chóng hơn so với phương thức tín dụng chứng từ.

- Nhận chứng từ thương mại nhanh chóng do chuyển trực tiếp từ người bán sang người mua, do đó không ảnh hưởng đến thời gian nhận hàng và không ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Trang 8

- An toàn hơn phương thức chuyển tiền trả trước, người mua không phải trả tiền trước khi nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa.

- Tạo điều kiện tài chính cho người mua đối với các khoản trả chậm.

- Tăng cường mối quan hệ giữa người mua và người bán khi mở ra cơ hội hợp tác dài hạn và an toàn.

- Tăng khả năng cạnh tranh ở thị trường trong và ngoài nước ● Đối với ngân hàng

Quy trình thực hiện BPO đơn giản hơn hầu hết các sản phẩm tài trợ thương mại khác Đồng thời, bản chất kỹ thuật số của dòng thông tin sẽ giúp ngân hàng có thể nhìn thấy các sự kiện diễn ra trong chuỗi cung ứng, mở ra cơ hội phát triển các sản phẩm tài trợ thương mại đáp ứng nhu cầu của người bán và người mua Đề xuất, khuyến nghị

Có thể nói, BPO là phương thức thanh toán mang lại nhiều lợi ích cho tất cả các bên tham gia và đã được chứng minh bằng các giao dịch thực tế, tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có ngân hàng Việt Nam nào triển khai áp dụng phương thức thanh toán này Để sẵn sàng hội nhập với cộng đồng các ngân hàng quốc tế, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cần sớm tìm hiểu và có những bước chuẩn bị cần thiết để có thể triển khai phương thức thanh toán BPO đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.

Việc áp dụng phương thức thanh toán PBO không chỉ góp phần thúc đẩy giao thương quốc tế, mà còn khẳng định vị thế của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong xu thế phát triển chung của thế giới Vì vậy, để triển khai thành công rộng rãi BPO tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, bên cạnh những bài học được đúc rút từ các kinh nghiệm thực tế của các ngân hàng trên thế giới, mỗi ngân hàng Việt Nam cần có chiến lược riêng, phối hợp hiệu quả với tổng hòa các nguồn lực nội tại Thực tế cho

Trang 9

thấy, để có thể triển khai phương thức thanh toán BPO, các ngân hàng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể như:

- Về pháp lý, cần quy định cho phép các tổ chức liên quan chấp nhận hình thức chứng từ điện tử Ví dụ, hải quan chấp nhận cho nhà nhập khẩu thông quan bằng chứng từ điện tử.

- Về công nghệ, ngân hàng cung ứng dịch vụ BPO cần đầu tư hạ tầng/hệ thống công nghệ có tương thích với điện ISO20022 cũng như hệ thống TMA - Về con người, ngân hàng cung ứng dịch vụ BPO cần đào tạo đội ngũ nhân

viên am hiểu về nghiệp vụ BPO thì mới có thể cung ứng dịch vụ BPO - Vấn đề ứng dụng quản trị rủi ro theo Basel III đối với các công cụ tài trợ

thương mại bao gồm BPO…

- Ngân hàng muốn trở thành một thành viên tham gia BPO trước tiên phải đăng ký với SWIFT Các ngân hàng thành viên tham gia giao dịch BPO cũng phải tuân thủ theo URBPO và chấp nhận các quy định trong quy tắc này Ưu

điểm của phương thức thanh toán BPO :

1 Tăng tính rõ ràng và đáng tin cậy: BPO cung cấp một cơ chế thanh toán tương

tự như các hình thức thanh toán không xem trước khác như LC (Letter of Credit) nhưng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.

Thông qua các yếu tố sau:

● Cam kết thanh toán từ ngân hàng: Trong BPO, ngân hàng phát hành cam kết thanh toán (payment undertaking) dựa trên các điều kiện đã được thỏa thuận giữa các bên tham gia giao dịch Đây là cam kết không hủy ngang làm cho thanh toán bằng BPO trở nên đáng tin cây hơn Cam kết này đảm bảo rằng

Trang 10

ngân hàng sẽ thanh toán cho bên bán theo hợp đồng nếu các điều kiện được đáp ứng.

● Xác minh độc lập: Trong quá trình BPO, các bên tham gia có thể sử dụng các bên thứ ba độc lập (như một ngân hàng thứ ba hoặc nhà kiểm toán) để xác minh thông tin và điều kiện của giao dịch Điều này tăng tính đáng tin cậy và độc lập của quá trình thanh toán.

● Quy định pháp lý: BPO có các quy định và tiêu chuẩn pháp lý cụ thể để đảm bảo tính rõ ràng và đáng tin cậy của các giao dịch Ví dụ, ICC (International Chamber of Commerce) đã phát hành các quy tắc thực hành (UCP 600) để hướng dẫn việc sử dụng BPO và đảm bảo sự thống nhất trong quy trình Điều này giúp tăng tính rõ ràng và đáng tin cậy trong quá trình giao dịch.

2 Giảm rủi ro thanh toán: BPO giúp giảm rủi ro thanh toán cho các bên tham

gia giao dịch Bằng cách có một ngân hàng cam kết thanh toán theo điều kiện xác định, BPO đảm bảo rằng những bên tham gia không phải chịu mất mát trong trường hợp bên bán không thực hiện cam kết.

● Quy trình xác nhận tự động: BPO có thể sử dụng quy trình xác nhận tự động để đảm bảo sự nhất quán và rõ ràng trong quá trình thanh toán Các hệ thống tự động thông báo và xác nhận việc thanh toán khi các điều kiện đã được đáp ứng, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các quá trình manua.

● Hệ thống công nghệ thông tin: BPO sử dụng hệ thống công nghệ thông tin để ghi nhận không có sự tham gia của con người làm giảm đi yếu tố chủ quan trong thanh toán, theo dõi và xác nhận các thông tin liên quan đến giao dịch Việc sử dụng công nghệ giúp tăng tính chính xác và minh bạc đồng thời giảm thiểu rủi ro của các quá trình giao dịch.

3 Tăng tốc độ thanh toán: Phương thức thanh toán BPO thường nhanh chóng

hơn so với các phương thức truyền thống Quá trình thông báo và xác nhận thanh

Trang 11

toán có thể được thực hiện một cách tự động và nhanh chóng qua hệ thống điện tử, giúp giảm thời gian và công sức cho các bên tham gia.

Nhược điểm của phương thức thanh toán BPO:

1 Hạn chế về sự phổ biến: BPO vẫn chưa được sử dụng rộng rãi như các

phương thức thanh toán truyền thống khác như LC Do đó, một số bên tham gia giao dịch có thể không quen thuộc với quy trình và quy định của BPO, dẫn đến sự khó khăn trong việc chấp nhận và thực hiện giao dịch.

2 Yêu cầu cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin: BPO đòi hỏi một cơ sở hạ tầng

công nghệ thông tin tốt để thực hiện các giao dịch một cách hiệu quả Điều này có thể tạo ra một rào cản cho các tổ chức hoặc quốc gia không có cơ sở hạ tầng tương ứng.

3 Chi phí: Một số ngân hàng có thể tính phí cao cho việc cung cấp dịch vụ

BPO, gây áp lực tài chính cho các bên tham gia giao dịch.

Trang 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 ICC (2013) Uniform Rules for Bank Payment Obligations - URBPO 1.0 2 Lê Đan Thủy và cộng sự (2021) Nghĩa vụ thanh toán ngân hàng (BPO) 3 TS.Nguyễn Thị Cẩm Thủy và cộng sự (2021) Phương thức thanh toán BPO –

Sản phẩm thay thế L/C trong tương lai, Công nghệ ngân hàng-số 10 [23-27] 4 Lợi thế so sánh giữa phương thức thanh toán L/C với nghĩa vụ thanh toán của

ngân hàng, Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 2/2020.

Ngày đăng: 03/05/2024, 16:26

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan