sáng kiến kinh nghiệm hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
sáng kiến kinh nghiệm hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Biện pháp phát triển tính sáng tạo trong tạo hình tại lớp mầm 1 trường mầm non Hoa Sứ Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 3 - 4 tuổi, đây là giai đoạn đầu tuổi mẫu giáo, vận động của trẻ còn ở mức độ thấp (kỹ năng cầm bút, thao tác vẽ, nặn, cắt, xé dán... còn vụng, vốn ngôn ngữ của trẻ còn quá ít. Trẻ chưa thể diễn đạt nguyện vọng của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc.

Trang 1

Mẫu báo cáo sáng kiến

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TÍNH SÁNG TẠO TRONG TẠO HÌNH TRẺ3-4 TUỔI TẠI LỚP….

1.Tên sáng kiến1: Biện pháp phát triển tính sáng tạo trong tạo hìnhtại lớp ….

2 Mô tả bản chất của sáng kiến2:

* Đặc điểm khả năng tạo hình của trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi.

Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 3 - 4 tuổi, đây là giai đoạn đầu tuổi mẫu giáo, vận động của trẻ còn ở mức độ thấp (kỹ năng cầm bút, thao tác vẽ, nặn, cắt, xé dán còn vụng, vốn ngôn ngữ của trẻ còn quá ít Trẻ chưa thể diễn đạt nguyện vọng của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc

Vì vậy hoạt động tạo hình chính là một thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh Để tạo ra một sản phẩm đẹp trước hết trẻ phải hiểu về cái đó, có tình cảm với nó và có kỹ năng tạo ra nó, thì trẻ mới hoàn thành sản phẩm đó được Chính từ các hoạt động đó sẽ làm phát triển tình cảm thẩm mỹ của trẻ.

Bản thân là một người giáo viên, hàng ngày trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc gáo dục trẻ, tôi luôn mong muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ, để trẻ có một tuổi thơ hồn nhiên trong sáng, có tâm hồn yêu cuộc sống, yêu nghệ thuật, có cơ hội được trải nghiệm, sáng tạo và biết cách sử dụng và tận dụng

Trang 2

những gì có sẵn từ cuộc sống xung quanh trẻ và giúp trẻ phát triển, bộc lộ hết những khả năng vốn có, những mong muốn của chúng về thế giới xung quanh.

Chính vì lẽ đó, mà tôi luôn băn khoăn trăn trở và tự đặt câu hỏi tại sao lại không tìm ra các hình thức cũng như tìm tòi nhiều đề tài mới, tận dụng những nguyên vật liệu tự nhiên, nguyên vật liệu sưu tầm tái sử dụng vốn có trong thiên nhiên, trong cuộc sống sinh hoạt vào trong hoạt động học tập vui chơi hàng ngày của trẻ, để trẻ được khám phá, được chơi, được thỏa sức sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo mà tuổi thơ tôi đã từng chơi

Để cho trẻ phát triển hết khả năng thẩm mỹ, thông qua hoạt động tạo hình tôi đã nhận thấy khi cho trẻ sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên, nguyên vật liệu sưu tầm tái sử dụng trẻ phát huy rất tốt về khả năng tạo hình của trẻ Trong những năm học trước, tôi cũng rất quan tâm, chú trọng đến hoạt động tạo hình cho trẻ, xong kết quả đạt được trên trẻ còn thấp, hoạt động của trẻ còn mang tính thụ động, trẻ chưa thực sự say mê với hoạt động tạo hình, có khả năng sáng tạo của mình, sản phẩm trẻ tạo ra còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo, mới lạ

Nhận thấy ý nghĩa và vai trò quan trọng của hoạt động tạo hình phát triển hết khả năng sáng tạo cho trẻ tôi áp dụng nhiều hình thức tổ chức, đa dạng về đề tài, nguyên vật liệu phong phú,để cho trẻ tạo ra những sản phẩm, đồ chơi đẹp, độc đáo Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn cho mình một đề tài để nghiên cứu.

Đó là đề tài: “Biện pháp phát triển tính sáng tạo trong tạo hình tại lớp mẫugiáo ………

* Kết quả khảo sát khi chưa áp dụng biện pháp:

Trang 3

2.1 Các bước và cách thức thực hiện giải pháp Giải pháp 1: Xây dựng môi trường tạo hình cho trẻ:

Tạo môi trường kích thích trẻ hứng thú hoạt động tạo hình và tích lũy kiến thức cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.

Môi trường lớp học đẹp cũng là một yếu tố trực tiếp tác động hàng ngàyđến trẻ chính vì vậy việc trang trí lớp cũng được tôi đặc biệt quan tâm Tôi trang trí sắp xếp lớp học phù hợp hài hòa, thường xuyên thay đổi theo chủ điểm hợp lý, kích thích và phụ huynh quan sát sẽ tạo được sự chú ý hấpdẫn lôi cuốn trẻ, với các góc mở chủ yếu là sản phẩm của cô và trẻ tự làm từ cácnguyên vật liệu sẵn có ở địa phương Tạo cơ hội cho trẻ khám phá cái mới, thích thú, sáng tạo, tiếp nhận cảm xúc…

Hàng ngày, tôi cho trẻ lựa chọn các nguyênvật liệu để trẻ thể hiện tùy theo ý muốn qua đó trẻ được học và phát triển những kỹ năng cơ bản Trẻ được vẽ, cắt, xé dán, nặn bằng sự tưởng tượng của chính mình

Tôi sắp xếp các nguyên vật liệu sao cho trẻ có thể thấy rõ và lấy được dễdàng để thực hiện ý tưởng của mình vào bất kỳ lúc nào mà trẻ thích và có thể trưng bày các sản phẩm của mình Tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻnhư: bày đồ chơi đẹp, sắp xếp các nguyên vật liệu một cách hợp lý đẹp mắt ( Hình ảnh 1: Các nguyên liệu trong góc tạo hình)

Ngoài ra, tôi còn bố trí không gian góc tạo hình ở phía cửa ra vào cửa lớp để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên và giúp trẻ có được trạng thái cảm xúc tích

Trang 4

cực khi tham gia vào các hoạt động tạo hình là một hoạt động mang tính yên tĩnh vì vậy tôi bố trí xa các góc ồn ào, như góc xây dựng, góc bán hàng, để không làm phân tán sự chú ý của trẻ khi tham gia vào hoạt động, vì vậy tôi đã tạo ra khoảng cách đủ rộng để đảm bảo cho trẻ hoạt động dễ dàng trong góc chơi đồng thời có lối đi lại thuận tiện để mở rộng các mối quan hệ trong khi chơi, trong lớp tôi đã sử dụng các giá, kệ nhỏ, có chiều cao vừa phải để tạo ranh giới giữa góc tạo hình với các góc chơi khác nhau, đồng thời giúp trẻ nhận dạng được phạm vi góc chơi.

Sau chủ đề mỗi tuần tôi tổ chức cho trẻ cùng tham gia vào việc bố trí sắp xếp lại vị trí góc chơi, đồ dùng đồ chơi trong góc để tạo cảm giác mới lạ, kích thích sự hứng thú của trẻ.

Giải pháp 2: Khả năng thể hiện sự sáng tạo trong tạo hình

Khi cho trẻ hoạt động tạo hình thì không phải tất cả các trẻ trong lớp đều có khả năng tạo hình giống nhau mà trẻ chưa có kỹ nặng tạo hình còn rất nhiều, nên việc lựa chọn đề tài cũng như nguyên vật liệu phải thật sự phù hợp với tình hình thực tế tại lớp.

Bước đầu tôi chọn những đề tài gần gũi, từ cơ bản như cho trẻ dán ngôi nhà, dán hoa, làm thiệp, vẽ các nét cơ bản từ đó hình thành các kỹ năng cũng như phát triển sự sáng tạo dần trong trẻ.

Để trẻ học tốt được hoạt động tạo hình và phát triển hết khả năng sáng tạo trong trẻ tôi đã lên kế hoạch cho việc lựa chọn và sử dụng các nguyên vật liệu sao cho phù hợp và trẻ phát huy tốt nhất khả năng tạo hình của mình

Tôi thấy, việc tìm đề tài mới lạ và kết hợp sử dụng nguyên vật liệu tạo hình cũng quyết định đến sự thành công của bài dạy Vì khi đưa ra tài mới như: dán đàn cá, tôi sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên từ nhiều loại lá khác nhau để tại hình ra con các, khơi gợi sự sáng tạo trong trẻ.Tôi sử dụng nguyên vật liệu, đa dạng phong phú sẽ kích thích khả năng sáng tạo của trẻ thông qua màu sắc và các hoạt động: tô, vẽ, cắt, nặn…

Trang 5

Tôi luôn suy nghĩ và tìm tòi ra các nguyên vật liệu phong phú như: hột, hạt, que, lá, tăm, phấn màu, bột nước, nấu hồ, giấy xốp……giấy đường, chai nhựa Để trẻ có thể thoải mái lựa chọn các nguyên liệu mình thích, phù hợp với từng cá nhân trẻ.

Giải pháp 3: Phát triển sự sáng tạo trong các giờ hoạt động, sử dụng nguyênvật liệu thiên nhiên tái chế trong tiết dạy tạo hình:

Để giúp trẻ thõa mãn sự sáng tạo trong hoạt động tạo hình, Tôi tận dụng các nguyên vật liệu khác nhau để đưa vào tiết dạy tạo hình, cho trẻ sáng tạo và tạo ra sản phẩm đẹp mắt, Khi có đầy đủ nguyên vật liệu rồi, để phát triển tưởng tượng cho trẻ và giúp trẻ hoạt động sáng tạo theo trí tưởng tượng đó tôi thường xuyên sưu tầm các hình ảnh trong sách báo về cách làm đồ chơi bằng nguyên vật liệu để trẻ có sự lựa chọn chính xác cho việc sử dụng nguyên vật liệu phù hợp

Tuy nhiên, khi lựa chọn các nguyên vật liệu tôi đã cân nhắc để nguyên vật liệu tôi lựa chọn cần đảm bảo tính an toàn đối với trẻ như: không độc hại, không nhọn, không có cạnh sắc… Kích thước phải phù hợp với tay trẻ Dễ bảo quản, cất giữ và dễ sửa chữa…

Để phát huy tối đa nguyên vật liệu của mình làm sao nguyên vật liệu của lớp không phải là một kho phế liệu thì tôi đã phân loại và làm sạch nguyên vật liệu của mình Tôi cho trẻ quan sát và nhận xét về hình dạng, cấu tạo, chất liệu của chúng Qua việc tiếp xúc trẻ có thể tưởng tưởng, sáng tạo và biết được công dụng của chúng sẽ được sử dụng như thế nào trong hoạt động tạo hình từ đó trẻ có thể về nhà và mang nguyên vật liệu đến để hoạt động được phong phú và bổ ích hơn Tôi luôn chú ý đến cách sắp xếp các sản phẩm từ nguyên vật liệu đó sao cho hợp lí và đẹp mắt

Tạo môi trường nghệ thuật, trang trí phòng học ngộ nghĩnh sẽ giúp trẻ có cảm giác thích thú và mong muốn được hoạt động Việc sử dụng các nguyên vật liệu đa dạng, phong phú tôi nhận thấy trẻ lớp tôi sáng tạo, yêu thích, hứng thú và ngày càng mong muốn được học hoạt động tạo hình hơn

Trang 6

Mặt khác, nhận thấy những nguyên vật liệu truyền thống này chưa phát huy tối đa khả năng sáng tạo của trẻ nên tôi mạnh dạn sử dụng những nguyên vật liệu phong phú sưu tầm được để cho trẻ hoạt động Một số tiết học như sau: Trang trí váy áo thời trang: Trong tiết học tạo hình “ trang trí váy áo thời

trang” tôi đã chuẩn bị rất nhiều váy, áo bằng giấy, bằng dạ, bằng vải, lõi giấy, bìa cứng, keo sữa, kim sa, nhũ óng ánh, màu nước…

Cách thực hiện: Cho trẻ xem cilp các bạn biểu diễn thời trang.

Với chủ đề: “ Sắc màu rực rỡ” trẻ nhận biết được chất liệu, kiểu dáng, đặc điểm nổi bật cảu những bộ váy áo đã được trang trí và những bộ váy áo chưa trang trí Trẻ nói được ý thích, ý tưởng sáng tạo chiếc váy, áo thời trang mình sẽ trang trí Trẻ về nhóm thực hiện trang trí váy, áo theo ý thích Cô giáo bao quát, hướng dẫn và gợi mở cho trẻ để sản phẩm của trẻ đẹp và phong phú hơn.

Trẻ treo và giới thiệu sản phẩm thời trang của nhóm manh Trẻ mặc những bộ đồ thời trang lên sân khấu biểu diễn.

( Hình ảnh 8: Các bé mặc những sản phẩm thời trang)

- Tạo hình từ len: Trong tiết học “ Tạo hình từ len”, tôi đã chuẩn bị rất

nhiều các loại len, cành cây khô, bìa cứng, que đè lưỡi, đũa, kim sa, cúc áo, xốp dính, kéo….Cô cho trẻ quan sát các sản phẩm được làm từ len và xem clip tạo hình từ len Trẻ nói được ý thích, ý tưởng làm các sản phẩm tạo hình từ những đồ vật gì Trẻ về nhóm làm các sản phẩm tạo hình từ len Trẻ mang các sản phẩm lên treo và giới thiệu sản phẩm của mình và của bạn.

( Hình ảnh 9: Trẻ làm tạo hình từ len)

Tạo hình từ các loại rau củ: trong tiết tạo hình làm hoa từ rau củ tôi đã chuẩn bị các loại rau củ để tạo thành những bông hoa đầy màu sắc, ngoài ra còn tạo hình thành các con vật ngộ nghĩnh và cho trẻ phát triển sự sáng tạo trong hoạt động tạo hình.

( Hình ảnh 9: Trẻ làm tạo hình từ len)

Qua các giờ hoạt động tạo hình nói trên tôi đã củng cố kỹ năng tạo hình cho trẻ, phát triển trí tưởng tượng cho trẻ đồng thời rèn sự khéo léo cuả đôi bàn

Trang 7

tay cũng như tính kiên trì của trẻ Tôi rất chú trọng cho trẻ sử dụng nguyên vật liệu đa dạng, phong phú khi trẻ hoạt động tại góc chơi nghệ thuật Ở góc chơi này, trẻ được thỏa sức sáng tạo theo trí tưởng tượng của mình để rồi tự tạo cho mình những sản phẩm tạo hình, những đồ chơi thật đẹp Trẻ được khám phá tích cực hơn, được sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau, được thỏa sức sáng tạo, có cơ hội trải nghiệm một cách tích cực hơn, phong phú hơn Cô giáo còn có thể hướng dẫn trẻ tạo được những bức tranh, hoặc những đồ chơi để sử dụng cho những góc chơi khác.Qua đó, bổ sung được rất nhiều đồ dùng cho hoạt động vui chơi cũng như học tập thể của trẻ.

( Hình ảnh 10: Trẻ chơi khu tạo hình )

Trong hoạt động ngoài trời, trẻ vừa sưu tầm, vừa chơi với các nguyên vật liệu sưu tầm được Khi cho trẻ quan sát cây cối, tôi luôn chú ý hướng dẫn trẻ cắt tỉa lá vàng, nhặt lá rụng rồi về ép thẳng, nhặt những cành cây khô, vỏ cây để sử dụng làm nguyên liệu tạo hình cho trẻ Hoặc đi tham quan, cô và trẻ có thể nhặt rất nhiều sỏi, đá có hình thù ngộ nghĩnh để xếp hình các con vật dễ thương Như vậy, chính trẻ đã sưu tầm được rất nhiều.

Giải pháp 4: Phát huy khả năng sáng tạo của trẻ thông qua việc tổ chức hoạtđộng tạo hình ở mọi lúc, mọi nơi:

Tôi luôn tận dụng mọi lúc, mọi nơi phát cho trẻ những tờ giấy, bút màu, phấn, bảng để trẻ vẽ theo ý thích của trẻ

Tất cả những điều mà trẻ được tri giác, được trải nghiệm trong cuộc sống trẻ sẽ có cơ hội tưởng tượng và vẽ theo cảm nhận của riêng mình Từ đó cũng góp phần phát triển khả năng sáng tạo của trẻ.

Trẻ có các kỹ năng tạo hình và biết thể hiện sự sáng tạo trong các tác phẩm Trẻ hứng thú, tích cực, chủ động tham gia các hoạt động tạo hình để tạo ra các sản phẩm, Sáng tạo các đồ dùng tạo hình

Bản thân tôi nhận thấy các nguyên vật liệu, các đồ dùng, dụng cụ tạo hình rất cần thiết nhằm giúp trẻ có thêm nhiều trải nghiệm, đáp ứng nhu cầu “học mà chơi, chơi mà học” của trẻ

Trang 8

Đối với trẻ mẫu giáo bé, do kỹ năng tạo hình vẽ, nặn xé dán còn hạn chế nên việc in dập là một hình thức tuyệt vời đáp ứng nhu cầu vui chơi, học tập của trẻ, kích thích khả năng sáng tạo của trẻ.

Bên cạnh việc in tạo hình bằng các phương tiện sẵn có như in lá cây, in bàn chân, bàn tay tôi đã sáng tạo mẫu in từ các phương tiện đơn giản cho trẻ như:

Tạo các khuôn in rỗng cho trẻ: Vẽ các loại lá cây, trái cây, các phương tiện giao thông, các đồ dùng, đồ chơi quen thuộc cho trẻ lên bìa cừng và khoét rỗng để tạo khuôn in cho trẻ Khi trẻ thực hiện trẻ chỉ việc đặt khuôn in lên giấy và vẽ nét theo hình dáng khuôn in để tạo hình.

Tạo khuôn in sáng tạo bằng các nguyên vật liệu đơn giản:

Ví dụ : Từ chai nhựa, sử dụng phần đáy chai nhựa in màu để tạo hình bông hoa, lấy thân chai, nắp chai nhựa để in hình tròn, in các nắp chai lên giấy tạo thành hình bông hoa

+ Sử dụng bàn chải, dĩa thức ăn để in tạo hình

+ Sử dụng len, nilong, quấn vào chai nhựa để trẻ in màu

+ Sử dụng chai nhựa, quấn quanh nắp chai một miếng mút, khi in trẻ cầm vào thân chai chấm màu để in.

+ Sử dụng các loại dây len, ống hút, mút xốp để in tạo hình bông hoa + Sử dụng lõi giấy vệ sinh cắt theo nhiều hình dáng khác nhau để in

+ Sử dụng trái cây hoặc các loại củ như cà rốt khắc tạo hình để cho trẻ in màu + Cho nước vào các quả bóng bay, trẻ cầm quả để in màu

Cho trẻ vẽ trên các nguyên liệu khác nhau: Khi cho trẻ ra hoạt động ngoài trời tôi nhận thấy trẻ rất thích thú khi dùng que vẽ trên cát Vì vậy ngay trong lớp học tôi dùng cát màu, gạo, đất nặn, đổ vào các khay to

Khi hoạt động trẻ có thể dùng ngón tay, dùng que vẽ các hình trên các nguyên vật liệu này Rất đơn giản, và trẻ có thể vẽ nhiều lần, nhiều hình, vẽ không được chỉ cần gạt tay và vẽ lại Rất đơn giản, hiệu quả, không tốn giấy mà trẻ học kỹ năng vẽ rất hiệu quả.

Trang 9

Sáng tạo đồ chơi phục vụ hoạt động tạo hình “Đồ chơi sáng tạo” hiện nay là một vấn đề vô cùng cấp thiết của trẻ trong từng ngôi nhà, từng mái trường Làm sao để chơi vừa đẹp vừa thể hiện được sáng tạo và gu thẩm mĩ của mình Cái đẹp không chỉ người lớn cảm nhận mà trẻ con, đặc biệt trẻ mầm non đó là thời kỳ vô cùng nhạy cảm với những “cái đẹp” xung quanh

Tâm lý trẻ mầm non là “Học mà chơi, chơi mà học” Với những đồ dùng đồ chơi mà chính mình tạo ra trẻ càng hứng thú, tập trung vào giờ học.

Để thực hiện biện pháp này tôi đã thiết kế một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo để ứng dụng trong các hoạt động

Ví dụ 1: Thiết kế đồ chơi từ túi giấy “ Chú voi đáng yêu” *Chuẩn bị: Túi giấy, bìa màu, mắt, keo sữa

* Cách tiến hành:

+ Bước 1: Gấp một chiếc túi: cắt một tờ giấy hình chữ nhật có kích thước 25cm - 30cm.

+ Bước 2: Cắt 3 hình tròn có kích thước bằng nhau: có đường kính 24cm + Bước 3: Lấy hồ sữa bôi lên đây túi dán 2 hình tròn làm tai, sau đó dán hình tròn còn lại làm đầu.

+ Bước 4: Cắt dải giấy dài 25cm-30cm rộng 5cm rồi gập gấp khúc + Bước 5: Chọn khuy hột hạt lấy hồ sữa dán làm mắt.

*Ứng dụng: Hoạt động góc, hoạt động học: khám phá, văn học ( Hình ảnh minh họa

Ví dụ 2: Thiết kế đồ chơi mặt nạ giấy “ Mặt nạ nữ hoàng” *Chuẩn bị: Bìa màu, giấy màu, nhũ, keo sữa, màu nước * Cách tiến hành:

+ Bước 1: Đặt một cặp kính lên một tờ giấy dày hoặc bìa cát tông, dùng bút chì cẩn thận vẽ theo viền chiếc kính.

+ Bước 2: Vẽ hai hình bên trong để làm mắt, sau đó dựa vào đường viền kính để vẽ một chiếc mặt nạ có hình vương miện và cắt ra.

Trang 10

+ Bước 3: Lấy đầu bút chì chọc thủng hình con mắt rồi dùng kéo khoét theo nét vẽ Làm tương tự với mắt bên kia.

+ Bước 4: Bẻ vuông góc phần đầu chiếc ống hút có khấc và dán vào mặt sau chiếc mặt nạ cầm tay.

+ Bước 5: Dùng nhũ và dùng màu nước để tô điểm cho chiếc mặt nạ nữ hoàng *Ứng dụng: Hoạt động góc, hoạt động nêu gương bé ngoan, biểu diễn văn nghệ ( Hình ảnh minh họa )

Giải pháp 5: Tăng cường tổ chức các hoạt động tạo hình sáng tạo

Sáng tạo nhiều cách thức tổ chức hoạt động tạo hình khác nhau để trẻ không ngừng cảm thấy mới lạ Với các nội dung, các nguyên liệu tạo hình mang tính chất truyền thống, cố gắng mở rộng, sáng tạo thêm hình thức mới

Bên cạnh nội dung tạo hình truyền thống như các giờ vẽ, nặn, xé dán, tìm tòi sáng tạo bổ sung thêm các nội dung mới để trẻ không bị nhàm chán nhưng đảm bảo phù hợp với lứa tuổi của trẻ, không quá khó, quá dễ, giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng tạo hình và các kỹ năng tư duy, kỹ năng sống khác một cách hiệu quả:

Tổ chức các giờ trải nghiệm vẽ trên các chất liệu khác nhau như giấy, vẽ trên đĩa giấy, vẽ trên mẹt tre, vẽ trên nón Cho trẻ vẽ bằng màu nước, phấn màu, bằng màu dạ, màu chì

Với đất nặn ngoài cho trẻ nặn, cho trẻ làm tranh từ đất nặn bằng cách sử dụng đất nặn đắp nổi lên trên giấy, trên mẹt, trên đĩa để tạo thành sản phẩm.

Với giấy ngoài để vẽ, xé dán, tôi cho trẻ vò, gấp, xếp, cắt giấy Sáng tạo hình thức và không gian tổ chức các hoạt động tạo hình - Sáng tạo hình thức tổ chức các hoạt động tạo hình:

Các kỹ năng tạo hình của trẻ được cô giáo cung cấp chủ yếu thông qua hoạt động học Tuy nhiên nếu hoạt động học được tổ chức một cách dập khuôn, máy móc sẽ khiến trẻ không hứng thú tham gia Vì vậy, muốn tổ chức tốt hoạt động tạo hình cho trẻ, giáo viên cần thay đổi hình thức tổ chức, giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động hơn

Giải pháp 6: Làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh

Ngày đăng: 02/05/2024, 18:40

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan