báo cáo thực tập tại đài vĩnh phúc vấn đề đạo đức nhà báo trong khai thác xử lý nguồn tin và đưa tin đến công chúng thực trạng và giải pháp

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
báo cáo thực tập tại đài vĩnh phúc vấn đề đạo đức nhà báo trong khai thác xử lý nguồn tin và đưa tin đến công chúng thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cùng với sự phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc, trong suốt chặng đường 58 năm qua, Đài PT - TH Vĩnh Phúc đã từng bước trưởng thành và có bước phát triển vượt bậc cả về nội dung và hình thức,

Trang 1

BÁO CÁO THỰC TẬP

VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC NHÀ BÁO TRONG KHAI THÁC XỬ LÝ NGUỒNTIN VÀ ĐƯA TIN ĐẾN CÔNG CHÚNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI

Đơn vị thực tập

ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH VĨNH PHÚC

Trang 2

MỞ ĐẦU

Học tập là một quá trình lâu dài đòi hỏi có sự gắn liền giữa hai mặt: lý luận và thực tiễn Lý luận là cơ sở, nền tảng cho hoạt động thực tiễn, đồng thời thực tiễn góp phần bổ sung hoàn thiện lý luận Vì vậy, qua gần hai tháng thực tập tại đài, em đã có thời gian luyện tập lại những kiến thức và kĩ năng đã học tại trường, đồng thời, cũng có thời gian rèn luyện thực tế trong một môi trường làm báo chuyên nghiệp và có sự đòi hỏi khắt khe về tính thời sự của đề tài, hình ảnh phát sóng của từng tin, bài Đặc biệt em được trải qua thực tế sâu sắc hơn về vấn đề đạo đức của người làm báo trong việc khai thác và xử lý thông tin là vấn đề nóng hổi hiện nay Một số phóng viên và tờ báo đang coi nhẹ việc kiểm chứng và xác thực các nguồn tin, dẫn tới hậu quả thông tin đưa lên mặt báo sai sự thật đã ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của báo chí đối với công chúng Sự sa đà đã tới mức có dấu hiệu đáng báo động về sự xuống cấp của đạo đức nghề nghiệp Chính vì vậy trong quá trình thực

tập tại đài Phát thanh – Truyền hình Vĩnh Phúc em đã chọn “Vấn đề đạo đứcnhà báo trong khai thác xử lý nguồn tin và đưa tin đến công chúng – thựctrạng và giải pháp” để nghiên cứu

Qua báo cáo thực tập này em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo đài truyền hình Vĩnh Phúc đã đồng ý cho em về đài thực tập cùng các thành viên của ban thời sự đài truyền hình Vĩnh Phúc Đặc biệt trưởng phòng thời sự, đã luôn ủng hộ, giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm thực tế với em, bên cạnh đó là các anh, chị phòng thời sự đã quan tâm chỉ dạy em tận tình, cùng các anh chị phóng viên viết và phóng viên quay phim của đài đã cho em cơ hội đi thực tế học hỏi kinh nghiệm và chỉ bảo giúp đỡ em rất nhiều Hơn nữa, khi thực tập ở đài mọi người luôn thân thiện giúp đỡ em cho em cảm giác ấm áp như một gia đình Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng các thầy cô khoa tuyên truyền đã tháo gỡ mọi thắc mắc cho em trong thời gian em thực tập.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Cùng với sự phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc, trong suốt chặng đường 58 năm qua, Đài PT - TH Vĩnh Phúc đã từng bước trưởng thành và có bước phát triển vượt bậc cả về nội dung và hình thức, trở thành công cụ tư tưởng chính trị sắc bén của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Vĩnh Phúc, góp phần đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống; động viên các điển hình tiên tiến, nhân tố tích cực trong các phong trào thi đua trên địa bàn tỉnh; đấu tranh chống các hành vi sai trái, tiêu cực trong đời sống xã hội.

Nhớ lại những ngày đầu thành lập 19/09/1956, khi ấy Đài chỉ là một trạm truyền thanh với vài chiếc loa đặt tại Thị xã Vĩnh Yên Con người ít, thiết bị thô sơ, song hàng ngày tiếng loa truyền thanh vẫn bám sát cuộc sống, tuyên truyền đầy đủ, kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Đến năm 1958, đài Truyền thanh được tăng cường hơn về cơ sở vật chất và con người, đổi tên thành Phòng thông tin truyền thanh Tiếp đó hệ thống đường dây, số lượng loa cứ theo năm tháng mở rộng, vươn xa, đưa tiếng nói Việt Nam, tiếng nói Vĩnh Phúc đến từng thôn xóm, gia đình và từng người dân Vĩnh Phúc Cho đến nay thế hệ những người làm truyền thanh Vĩnh Phúc vẫn luôn khắc sâu kỷ niệm và vinh dự được trực tiếp trang âm, ghi lại tiếng nói Bác Hồ trong những lần Người về thăm Vĩnh Phúc, nhất là vào ngày 02/03/1963, Bác về thăm và nói chuyện với cán bộ nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tại Thị xã Vĩnh Yên Tại đây Người đã căn dặn: “Phải làm cho Vĩnh Phúc trở thành một trong những tỉnh giàu có, phồn vinh nhất miền Bắc nước ta”.

Trong những ngày giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, dưới bom rơi, đạn lạc của kẻ thù, những người làm truyền thanh vẫn dũng cảm, duy trì tiếng

Trang 4

loa làm phương tiện thông tin, chỉ đạo nhanh nhất, kịp thời nhất và cũng là phương tiện động viên cổ vũ cán bộ, chiến sỹ các lực lượng vũ trang, nhân dân các dân tộc trong tỉnh dũng cảm chiến đấu, thi đua lao động sản xuất, lập nhiều chiến công mới Ngày 30/12/1968 hợp nhất 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú, những người làm truyền thanh Vĩnh Phúc lại sát cánh cùng những đồng nghiệp Phú Thọ, tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền phục vụ sự nghiệp giải phóng Miền Nam và xây dựng quê hương.

Ngày 01/01/1997, cùng với sự tái lập tỉnh Vĩnh Phúc, Đài PT - TH Vĩnh Phúc được thành lập Ngày đầu tái lập, Đài chỉ có 21 cán bộ công nhân viên, trang thiết bị hầu như không có gì Được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm đầu tư, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam giúp đỡ trang thiết bị, Đài PT - TH Vĩnh Phúc đã phát sóng những chương trình phát thanh, truyền hình đầu tiên Chương trình phát thanh lúc đầu phát 1 buổi/ngày, sau tăng lên 2 buổi/ngày, nay tăng lên 3 buổi/ngày với 3 giờ phát thanh Chương trình truyền hình lúc đầu phát 1 buổi/tuần, sau tăng lên 3 buổi/ tuần vào tháng 9/1999, 14 buổi/tuần vào tháng 1/2004 và nay đã phát sóng 24h/24h.

1.2.Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Đài

a) Chức năng

Đài phát thanh - truyền hình tỉnh Vĩnh Phúc là đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng cơ quan báo chí của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh, chịu sự quản lý nhà nước về báo chí, về truyền dẫn và phát sóng của Bộ Thông tin và Truyền thông Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

b) Nhiệm vụ :

Nhiệm vụ và quyền hạn của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Vĩnh Phúc 1 Tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp phần giáo dục, nâng cao dân chí, phục vụ đời sống tinh thần của

Trang 5

nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh bằng các chương trình phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.

2 Lập kế hoạch hằng năm và dài hạn để thực hiện nhiệm vụ được giao; tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp phát thanh, truyền thanh, truyền hình và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt theo sự phân công của UBND tỉnh và cấp có thẩm quyền.

3 Sản xuất và phát sóng các chương trình phát thanh, các chương trình truyền hình, nội dung thông tin trên Trang thông tin điện tử của Đài PT-TH Vĩnh Phúc (sau đây gọi là Trang thông tin điện tử) bằng tiếng Việt, bằng các tiếng dân tộc và tiếng nước ngoài theo quy định của pháp luật.

4 Tham gia phát triển sự nghiệp phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh.

5 Trực tiếp vận hành, quản lý, khai thác hệ thống kỹ thuật chuyên ngành để sản xuất chương trình, truyền dẫn tín hiệu và phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình của địa phương và quốc gia theo quy định của pháp luật; phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác để đảm bảo sự an toàn của hệ thống kỹ thuật này.

6 Thực hiện các dự án đầu tư và xây dựng; tham gia thẩm định các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực phát thanh, truyền thanh, truyền hình theo sự phân công của UBND tỉnh và cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

7 Phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình phát sóng trên sóng Đài quốc gia.

8 Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật với các Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện, thành phố thuộc UBND huyện, thành phố trực thuộc tỉnh theo quy định của pháp luật.

9 Nghiên cứu khoa học và ứng dụng các thành tựu kỹ thuật, công nghệ thuộc lĩnh vực phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên ngành phát thanh, truyền hình theo quy định của pháp luật.

Trang 6

10 Tham gia xây dựng định mức kinh tế, kỹ thuật thuộc lĩnh vực phát thanh, truyền hình theo sự phân công, phân cấp Tham gia xây dựng tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của Trưởng đài Truyền thanh - Truyền hình huyện, thành phố thuộc UBND cấp huyện để UBND tỉnh ban hành.

11 Tổ chức các hoạt động quảng cáo, kinh doanh, dịch vụ; tiếp nhận sự tài trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

12 Quản lý và sử dụng lao động, vật tư, tài sản , ngân sách do nhà nước cấp, nguồn thu từ quảng cáo, dịch vụ, kinh doanh và nguồn tài trợ theo quy định của pháp luật.

13 Thực hiện chế độ, chính sách, nâng bậc lương, tuyển dụng, đãi ngộ, khen thưởng, kỹ luật và các chế độ khác đối với viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.

14 Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan chức năng về các mặt công tác được giao; tổ chức các hoạt động thi đua, khen thưởng theo phân cấp và quy định của pháp luật.

15 Thực hiện cải cách các thủ tục hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch và các tệ nạn xã hội khác trong đơn vị Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

16 Phối hợp trong thanh tra, kiểm tra thực hiện chế độ chính sách và các quy định của pháp luật; đề xuất các hình thức kỷ luật đối với đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định trong hoạt động phát thanh, truyền thanh, truyền hình theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật.

17 Thực hiện công tác thông tin, lưu trữ tư liệu theo quy định của pháp luật.

18 Quản lý về cơ sở vật chất, tài chính, trang thiết bị; quản lý về tổ chức biên chế, người lao động và thực hiện các chế độ chính sách theo quy định.

Trang 7

19 Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao theo quy định của pháp luật.

c) Cơ cấu tổ chức của Đài bao gồm:I Ban Giám đốc:

- Giám đốc - Tổng biên tập: Phạm Thị Thu Hằng

- Phó giám đốc - Phó Tổng biên tập: Hoàng Thị Nhung - Phó giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thảo Nguyên

II Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:

- Trưởng phòng: Nguyễn Thị Kiều Thanh - Phó trưởng phòng: Nguyễn Việt Khương

- Phó trưởng phòng: Nguyễn Hồng Hà ĐT: (0211) 6250.530 4 Phòng Thời sự

- Trưởng phòng: Nguyễn Hải Thành DĐ: 0913312628 - Phó trưởng phòng: Đào Văn Hiếu

- Phó trưởng phòng: Lỗ Anh Hiếu

- Phó trưởng phòng: Ngô Thị Mơ ĐT: (0211) 3840.842 5 Phòng Chuyên đề

- Trưởng phòng: Triệu Hoài Giang

Trang 8

- Phó trưởng phòng: Nguyễn Lê Minh

- Phó trưởng phòng: Vũ Mạnh Quân ĐT: (0211) 6250.580 6 Phòng Văn nghệ

- Trưởng phòng: Nguyễn Quang Minh

- Phó trưởng phòng: Nguyễn Thị Thúy Chinh

- Phó trưởng phòng: Lê Thị Ánh Tuyết ĐT: (0211) 6250.583 7 Phòng Sản xuất phim tài liệu, phóng sự và khai thác chương trình - Trưởng phòng: Bùi Đức Sơn

- Phó Trưởng phòng: Vũ Bích Hằng ĐT: (0211) 3861.919 8 Phòng Thông tin điện tử

- Trưởng phòng: Ngô Đắc Trung - Phó trưởng phòng: Cao Việt Anh

- Phó trưởng phòng: Dương Văn Hưng ĐT: (0211) 3711.367

Trang 9

Chương 2

VẤN ĐỀ NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NHÀ BÁO TRONG KHAI THÁC XỬLÝ NGUỒN TIN VÀ ĐƯA TIN ĐẾN CÔNG CHÚNG – THỰC TRẠNG

VÀ GIẢI PHÁP

2.1 Cơ sở lý luận về đạo đức nhà báo trong khai thác và sử lýnguồn tin, đưa tin đến công chúng

1.1.1 Khái niệm đạo đức

Cùng với nhiều phương thức điều chỉnh hành vi con người, đạo đức đánh giá hành vi con người theo các chuẩn mực và các giá trị như thiện và ác, chính nghĩa và phi nghĩa, đúng và sai, cái phải làm và cái không được làm, cái nên làm và cái không nên làm về mặt xã hội, đạo đức được biểu hiện bằng thái độ cụ thể của dư luận xã hội về mặt cá nhân, đạo đức được coi là “toà án ỉương tâm ” có khả năng tự phê phán, đánh giá và suy xét từng hành vi, thái độ và ý nghĩ trong bản thân mỗi cá nhân Xét về bản chất, sự điều chỉnh của đạo đức mang tính tự giác, là sự tự lựa chọn của mỗi người Vì vậy, ngoài biểu hiện trong các quan hệ xã hội, đạo đức còn thể hiện trong thái độ, hành vi và sự tự ứng xử của bản thân mỗi con người.

"Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên ức được xã hội thừa nhận, quyđịnh hành vi của con người đổi với nhau và đổi với xã hội Các nguyên tắcđạo đức giong như những chiếc mảy điầỉ chỉnh hành vi của con người, nhưngkhông mang tính chất cưỡng chế mà mang tính tự giác ( ) Trên cơ sở lỉtưởng và trách nhiệm đạo đức đã hình thành nên quan niệm về lương tâm vàlòng tự trọng của nhà báo chuyên nghiệp Đạo đức nghề nghiệp bao gồm cácnguyên tẳc xử sự đúng đắn để ngăn ngừa những hành vi không đúng đan.Căn cứ vào những tiêu chuẩn đạo đức này và dựa vào tính chất của nhữnghcmh vi, mỗi nhà báo sẽphải chịu đựng sự tự xỉ vả, xấu hổ, phải tự kết tội,hoặc được khích lệ, tự hào, phẩn khởi và hạnh phúc" - theo Cơ sở lý luận báo

chí - truyền thông, Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Trần Quang, Nxb Vãn hóa - thông tin, H., 1995, tr 252.

Trang 10

1.1.2 Khái niệm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo

Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đức trong một lĩnh vực cụ thể trong đạo đức chung của xã hội Đạo đức nghề nghiệp bao gồm những yêu cầu đạo đức đặc biệt, các quy tắc và chuẩn mực trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, nhằm điều chỉnh hành vi của các thành viên trong nghề nghiệp đó sao cho phù họp với lợi ích và sự tiến bộ của xã hội.

Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy tẳc, chuẩn mực qưy định tháiđộ và hành vỉ ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp Hiện nay,

đạo đức nghề nghiệp của nhà báo còn được gọi là đạo đức nghề báo, đạo đức báo chí, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, đạo đức nhà báo Trong luận án này, chúng tôi sử dụng ba cách gọi: Đạo đức nghề báo, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.

Cũng giống như đạo đức, bên cạnh những chuẩn mực đạo đức nghề báo chung cho tất cả nhà báo ở tất cả các quốc gia thì còn có những chuẩn mực đạo đức nghề báo riêng của từng quốc gia, từng cơ quan báo chí phụ thuộc vào từng thời kỳ phát triển lịch sử của từng quốc gia, cơ quan báo chí đó So với các quy ước về đạo đức nghề báo của các quốc gia và tổ chức báo chí

quốc tế, thì Quy định đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam có những điểm

tương đồng và một số nét mang tính đặc thù.

1.1.3 Đạo đức nhà báo trong việc truyền tải thông tin tới công chúng.

Trong quy định về đạo đức nghề nghiệp của của người làm báo của hội

nhà báo Việt Nam năm 2016 có ghi “Hành nghề trung thực, khách quan,

công tâm, không vụ lợi Bảo vệ công lý và lẽ phải Không làm sai lệch, xuyêntạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đoànkết toàn dân tộc và tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc”…“Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người Không xâm phạmđời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cánhân” Trung thực, nói đúng sự thật là tôn chỉ cao đẹp nhất của nghề báo Tạo

được môi trường báo chí trung thực, lành mạnh có nghĩa là tạo điều kiện tối

Trang 11

đa để sự thật được lên tiếng Một nhà báo tài giỏi, có kiến thức sâu rộng và học hàm, học vị đầy mình nhưng khi đứng trước một trang giấy cùng muôn ngàn sự kiện, con chữ, thứ mà họ cần đầu tiên vẫn là lương tâm, trách nhiệm với sự thật và đạo đức nghề nghiệp Mỗi câu chữ họ viết ra có thể được đong đếm bằng tiền hoặc trách nhiệm xã hội nhưng chọn tiền hay sự thật lại phụ thuộc vào bản lĩnh của mỗi người làm báo

Bản lĩnh, lương tâm, đạo đức nghề nghiệp là những kiến thức mà mọi bài giảng đều là không đủ Giáo trình duy nhất, trường học cần thiết nhất chính là bản thân nội tại con người họ

Trong mỗi trái tim, khối óc của một nhà báo, ngoài lượng kiến thức họ còn phải luôn có chỗ dành cho sự rung cảm Điều khiến xã hội sợ hãi là một nhà báo tài năng nhưng lạnh lùng và vô cảm Biết rung cảm trước những đớn đau của xã hội, đồng cảm với tiếng nói của những người dân nghèo khổ thì nhà báo sẽ nghiêm khắc hơn trước những sai lầm của mình và của đồng nghiệp

Bên cạnh việc hoàn thành tốt nhiệm vụ thông tin được Đảng và Nhà nước giao phó, xứng đáng là phương tiện tuyên truyền sắc bén, hiệu quả, báo chí vẫn còn tồn tại một số hiện tượng cá biệt như đưa thông tin sai sự thật, một số ít nhà báo đã lợi dụng danh nghĩa nhà báo sách nhiễu địa phương, doanh nghiệp, gây bức xúc xã hội, vi phạm đạo đức báo chí…

Một bộ phận phóng viên báo đài vì lo doanh thu, hoặc yếu kém về chuyên môn mà chạy theo thị hiếu tầm thường, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp đang làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của đội ngũ báo giới nước nhà.

Theo các nhà báo giàu kinh nghiệm, có nhiều hình thức vi phạm Đạo đức nhà báo khá phổ biến hiện nay như đưa thông tin sai các vấn đề về tư tưởng chính trị, do nhận thức non kém; những sai phạm về thông tin đối ngoại, do sự tắc trách cẩu thả; đưa tin sai và không có lợi về kinh tế do không hiểu thấu đáo vấn đề hoặc có động cơ không tốt; đưa thông tin về các vấn đề

Trang 12

xã hội nhưng giật gân để “câu khách”… Riêng sai phạm về khai thác và xử lý nguồn tin là việc tùy tiện sử dụng thông tin trên các báo khác mà không để trích dẫn nguồn tin; là việc đưa thông tin sai do hoàn toàn tin tưởng vào nguồn tin mà không có sự kiểm chứng cần thiết Tuy là hiện tượng mới nhưng đã sớm trở thành một tình trạng phổ biến và được nhiều nhà báo thiếu trách nhiệm, thiếu lương tâm nghề nghiệp xem đó như là một công việc hiển nhiên với mục đích cung cấp thông tin mới nhất cho bạn đọc Với sự phát triển ồ ạt của báo mạng và sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, nhiều nhà báo sao chép một cách vô tư các thông tin trên mạng Internet rồi cho đăng trên báo mình mà không cần đăng nguồn trích dẫn, hay kiểm chứng xem thông tin đó có đúng không Hiện tượng này thường diễn ra ở một số ít nhà báo vì những lý do kinh tế, chạy theo đầu bài, hoặc vì lý do chưa nhận thức đầy đủ về chức năng nhiệm vụ của báo chí, hoặc do yếu kém về chuyên môn, từ đó làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của báo giới.

Thông tin của báo chí không chỉ tác động đến một, hai người mà cả triệu người Những thông tin thiếu trung thực, kiểu giật gân, thiên lệch, thiếu tính xây dựng… gây ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức, cá nhân Có doanh nghiệp phá sản vì thông tin sai lệch của báo chí

2.2 Thực trạng vấn đề đạo đức nhà báo trong khai thác và sử lýnguồn tin, đưa tin đến công chúng

Làm báo là một nghề nhưng là nghề đặc biệt, bởi lẽ, nghề báo có quan hệ với số đông, thông tin nhà báo đưa ra có ảnh hưởng lớn đến công chúng và góp phần tạo nên dư luận xã hội Do tính chất đặc thù như vậy nên đạo đức người làm báo luôn được coi trọng, nhất là trong thời buổi cơ chế thị trường hiện nay, việc xuất hiện hàng loạt biểu hiện tiêu cực, vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp của một số nhà báo trong thời gian vừa qua chỉ là phần nổi của “tảng băng chìm” đạo đức nghề nghiệp nhà báo Bởi những vấn đề này thường rất dễ nhận diện vì nó có dấu hiệu của vi phạm pháp luật như tống tiền, viết sai sự thật làm tổn hại đến uy tín và danh dự của người khác

Trang 13

Những hành động sai trái này đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trong thực tế tác nghiệp của đội ngũ nhà báo Việt Nam.

Trong những năm gần đây, với sự quản lý chặt chẽ và kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm của cá nhân và đơn vị trong quá trình hoạt động báo chí thì đạo đức nghề nghiệp báo chí luôn là “đề tài nóng” trên các diễn đàn, các Hội thảo bàn về báo chí Biểu hiện rõ nhất của tình trạng vi phạm đạo đức nghề nghiệp là đưa thông tin sai sự thật, không chính xác làm tổn hại đến danh dự, uy tín cá nhân, lợi ích của tổ chức, doanh nghiệp Trên các trang báo mạng, báo in đăng tải quá nhiều các vụ án mạng, các mặt trái của xã hội; các vụ hôn nhân, tình dục; khai thác các khía cạnh mê tín dị đoan, đời sống tâm linh; chuyện riêng tư của các người mẫu, diễn viên; những hành vi tội ác bạo lực Có không ít nhà báo lợi dụng danh nghĩa nghề nghiệp dọa dẫm doanh nghiệp đưa tiền, ép làm quảng cáo; có nhà báo viết về các lĩnh vực nhạy cảm nhưng để nguyên địa chỉ, tên thật dẫn đến nạn nhân xấu hổ có hành động không tốt Nhiều trường hợp nhà báo sao chép, sử dụng tin bài của người khác mà không có sự đồng ý của tác giả, hoặc dùng phương tiện của báo chí để lăng xê, tâng bốc người này, dìm người khác với mục đích lợi ích cá nhân.

Chạy theo tính nhanh nhạy, giật gân, câu khách của tin tức, một số nhà báo đã thiếu thận trọng, trung thực trong điều tra sự việc, hiện tượng gây ra những hậu quả hết sức nặng nề

Những biểu hiện về vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người làm báo biểu hiện rất đa dạng, phức tạp và đôi khi được che đậy rất khéo Có nhiều ý kiến đề cập đến nguyên nhân của tình trạng này Một số người cho rằng trong cơ chế thị trường, báo chí phải tuân theo quy luật cung - cầu, tức là làm thoả mãn các nhu cầu theo sở thích của người tiêu dùng Tác động của cơ chế này cộng với sự buông lõng quản lý của cơ quan báo chí làm cho một số nhà báo coi trọng lợi ích cá nhân, lợi ích kinh tế hơn lợi ích xã hội

Ngày đăng: 02/05/2024, 15:51

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan