(Luận án tiến sĩ) Phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang

212 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
(Luận án tiến sĩ) Phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

(Luận án tiến sĩ) Phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang(Luận án tiến sĩ) Phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang(Luận án tiến sĩ) Phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang(Luận án tiến sĩ) Phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang(Luận án tiến sĩ) Phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang(Luận án tiến sĩ) Phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang(Luận án tiến sĩ) Phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang(Luận án tiến sĩ) Phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang(Luận án tiến sĩ) Phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang(Luận án tiến sĩ) Phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang(Luận án tiến sĩ) Phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang(Luận án tiến sĩ) Phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang(Luận án tiến sĩ) Phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang(Luận án tiến sĩ) Phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang(Luận án tiến sĩ) Phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang(Luận án tiến sĩ) Phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang(Luận án tiến sĩ) Phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang(Luận án tiến sĩ) Phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang

Trang 2

NGÔ MINH TUẤN

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trìnhnghiên cứu của riêng của tác giả Các sốliệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận ánlà trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Tác giả luận án

Ngô Minh Tuấn

Trang 4

STTChữ viết đầy đủChữ viết tắt

7 Phát triển công nghiệp bền vững PTCNBV

9 Tổng sản phẩm trên địa bàn

(Gross Regional Domestic Product)

GRDP

Trang 6

LỜI CAM ĐOANMỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chương 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

1.1 Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài, trong nước liên

1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những

Chương 2:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂNCÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở TỈNH BẮC GIANG

2.1 Phát triển công nghiệp và phát triển công nghiệp bền vững 36 2.2 Quan niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng

đến phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang 47 2.3 Kinh nghiệm phát triển công nghiệp bền vững ở một số địa

phương và bài học tham khảo cho tỉnh Bắc Giang 64

Chương 3:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP BỀN

3.1 Khái quát chung về công nghiệp tỉnh Bắc Giang 84 3.2 Thành tựu và hạn chế trong phát triển công nghiệp bền vững

3.3 Nguyên nhân thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra từ

thực trạng phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang 114

Chương 4:QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNGNGHIỆP BỀN VỮNG Ở TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN

MỤC LỤC

Trang 7

03 Bảng 3.3 Giá trị sản xuất (GO) và giá trị gia tăng (VA)

công nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2022 91 04 Bảng 3.4 Đóng góp của khu vực công nghiệp trong GRDP

tỉnh Bắc Giang theo giá hiện hành giai đoạn 2010 - 2022 93 05 Bảng 3.5 Năng suất lao động ngành công nghiệp tỉnh

06 Bảng 3.6 Cơ cấu kinh tế nội ngành công nghiệp tỉnh Bắc

07 Bảng 3.7 Giá trị kim ngạch xuất khẩu tỉnh Bắc Giang

08 Bảng 3.8 Tỷ lệ giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghiệp

tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2022 98 09 Bảng 3.9 Lao động công nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn

10 Bảng 3.10 Lao động trong doanh nghiệp công nghiệp tỉnh

11 Bảng 3.11 Tổng thu nhập của lao động trong các doanh

nghiệp công nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2022 104 12 Bảng 3.12 Tỷ lệ khu, cụm công nghiệp tỉnh Bắc Giang

có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn 105 13 Bảng 3.13 Khoảng cách điểm giữa ICOR tỉnh Bắc Giang

và khu vực công nghiệp của Tỉnh giai đoạn 2010 - 2021 108 14 Bảng 3.14 Thu nhập bình quân tháng của lao động trong

doanh nghiệp công nghiệp tỉnh Bắc Giang 111

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Trang 8

Giang giai đoạn 2010 - 2021 94 02 Hình 3.2 Tỷ trọng giá trị xuất khẩu các khu công nghiệp

03 Hình 3.3 Cơ cấu nguồn gốc công nghệ của các doanh

nghiệp công nghiệp tỉnh Bắc Giang năm 2020 106 04 Hình 3.4 Tỷ lệ giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất

(VA/GO) công nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010

05 Hình 3.5 Sản lượng điện phục vụ sản xuất công nghiệp

06 Hình 3.6 Cơ cấu nguồn công nghệ nhập khẩu của các

doanh nghiệp công nghiệp tỉnh Bắc Giang năm 2020 113 07 Hình 3.7 Cơ cấu doanh nghiệp công nghiệp tỉnh Bắc

Trang 9

MỞ ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Thực tiễn hiện nay cho thấy, PTBV nói chung và PTCNBV nói riêng đã trở thành vấn đề có tính cấp thiết đối với mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ Ở Việt Nam, PTCN là chủ trương lớn, xuyên suốt và nhất quán, đồng thời, giữ vị trí trung tâm trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Chiến lược phát triển KT - XH 10 năm 2021 - 2030 của Việt Nam đã xác định: “Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh Phát triển công nghiệp kết hợp hài hoà cả chiều rộng và chiều sâu, trong đó chú trọng phát triển theo chiều sâu, tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp” [24, tr 243] Từ đó, hướng đến thực hiện mục tiêu “Là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao” [24, tr 217] vào năm 2030 và “Trở thành nước phát triển, thu nhập cao” [24, tr 218] vào năm 2045.

Nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, trong vùng quy hoạch Thủ đô Hà Nội, trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) Lạng Sơn Hà Nội -Hải Phòng, tiếp giáp với nhiều tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tỉnh Bắc Giang có vị trí thuận lợi và nhiều lợi thế trong liên kết vùng, kết nối giao thương, thúc đẩy PTCN Với lợi thế sẵn có, vấn đề PTCNBV đã được tỉnh Bắc Giang xác định là nhiệm vụ trung tâm, biểu hiện ở mục tiêu “Là một trong những trung tâm công nghiệp” [65, tr 1] vào năm 2030 và định hướng “Điều chỉnh mô hình tăng trưởng công nghiệp từ số lượng sang năng suất, chất lượng và hiệu quả” [96, tr 6] Để thực hiện được các mục tiêu và định hướng đề ra, tỉnh Bắc Giang đã ban hành Kế hoạch số 54-KH/TU ngày 09 tháng 10 năm 2018 về Chiến lược PTCN tỉnh Bắc Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 [65]; Kế hoạch hành động PTBV đến năm 2030 [96] Đến nay, PTCNBV của tỉnh Bắc Giang đã đạt được những kết quả quan trọng,

Trang 10

cả về kinh tế, xã hội và môi trường Tuy nhiên, PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang vẫn còn có những hạn chế, về kinh tế, biểu hiện ở tỷ lệ giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất công nghiệp (VA/GO) và hiệu quả sử dụng vốn của khu vực công nghiệp có xu hướng giảm, hiệu quả sử dụng điện năng thấp; về xã hội, biểu hiện ở việc thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp chưa thực sự là động lực làm dịch chuyển lao động trong quá trình PTCNBV và việc thực hiện trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Tỉnh với người lao động chưa đầy đủ; về môi trường, biểu hiện ở nhận thức, mức độ thực hiện quy định của pháp luật về BVMT, công nghệ sản xuất của một số doanh nghiệp công nghiệp tỉnh Bắc Giang còn lạc hậu

Cùng với sự vận động không ngừng của thực tiễn, bằng các phương pháp tiếp cận khác nhau, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về PTCN nói chung và PTCNBV nói riêng Những nghiên cứu này thể hiện PTCNBV trên cả 3 trụ cột (PTCNBV về kinh tế, PTCNBV về xã hội và PTCNBV về môi trường); cả ở cấp độ quốc gia và cấp độ địa phương (tỉnh, thành phố) Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang dưới góc độ kinh tế chính trị.

Từ những phân tích trên cho thấy, PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang là vấn đề

cấp thiết Do vậy, tác giả lựa chọn “Phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh

Bắc Giang” để làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang, đề xuất giải pháp PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang đến năm 2035.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; chỉ ra giá trị của các công trình khoa học đã được tổng quan và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu.

Trang 11

Làm rõ lý luận về PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang (quan niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang); khảo cứu kinh nghiệm PTCNBV ở một số địa phương và rút ra những bài học có thể tham khảo cho PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang.

Đánh giá thành tựu và hạn chế trong PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2022; chỉ ra nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế, từ đó, rút ra những vấn đề cần tập trung giải quyết PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.

Đề xuất quan điểm và giải pháp PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang đến năm 2035.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Phát triển công nghiệp bền vững.

Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận án nghiên cứu PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang dưới

góc độ kinh tế chính trị, trên các nội dung, PTCNBV về kinh tế, PTCNBV về xã hội và PTCNBV về môi trường.

- Về không gian: Luận án nghiên cứu ở tỉnh Bắc Giang.

- Về thời gian: Luận án khảo sát số liệu về PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang

giai đoạn 2010 - 2022; đề xuất quan điểm, giải pháp PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang đến năm 2035.

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về PTCN nói chung và PTCNBV nói riêng; đồng thời, kế thừa ở kết quả của các nghiên cứu đã công bố có liên quan.

Trang 12

Cơ sở thực tiễn

Luận án dựa trên cơ sở thực tiễn PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang thông qua các báo cáo và số liệu thống kê của cơ quan chức năng; tổng hợp của tác giả; đồng thời, kế thừa những số liệu về PTCNBV có liên quan đã được công bố.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê - so sánh, phương pháp kết hợp logic với lịch sử.

Phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịchsử được tác giả sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án.

Khi nghiên cứu, phân tích các nội dung của luận án, tác giả luôn quán triệt và xem xét từng vấn đề thuộc nội dung PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang trong quá trình vận động, phát triển và mối quan hệ tổng thể với phát triển KT - XH tỉnh Bắc Giang.

Phương pháp trừu tượng hóa khoa học được tác giả sử dụng chủ yếu ở

chương 2 của luận án để xây dựng quan niệm, xác định nội dung, tiêu chí đánh giá cùng các yếu tố ảnh hưởng đến PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang Đồng thời, được tác giả sử dụng trong khảo cứu thực tiễn của một số địa phương về PTCNBV, từ đó, rút ra kinh nghiệm có thể tham khảo cho tỉnh Bắc Giang trong quá trình PTCNBV.

Phương pháp phân tích - tổng hợp được tác giả sử dụng ở tất cả các

chương của luận án Đối với chương 1 và chương 2, tác giả phân tích, tổng hợp các tài liệu đã công bố, có liên quan và từ đó, xác định khoảng trống nghiên cứu, đề ra những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết Trên cơ sở đó, xây dựng khung lý luận làm cơ sở phân tích thực trạng PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang Ở chương 3, từ nguồn số liệu thứ cấp thu thập được, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp, khái quát thành những luận điểm về thành tựu, hạn chế

Trang 13

và chỉ ra nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế này Trong chương 4, trên cơ sở thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang, những gợi ý kinh nghiệm của các địa phương khác trong PTCNBV, tác giả đề xuất quan điểm và giải pháp PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang đến năm 2035.

Phương pháp thống kê - so sánh được tác giả sử dụng chủ yếu ở

chương 3 của luận án Dựa trên cơ sở thống kê các số liệu thu thập được, tác giả tiến hành so sánh để thấy được mức độ PTCNBV theo từng năm và theo từng giai đoạn trong khoảng thời gian khảo sát số liệu Từ đó, đưa ra những đánh giá đúng đắn về PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang, làm cơ sở chỉ ra những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết.

Phương pháp kết hợp logic với lịch sử được tác giả sử dụng trong toàn bộ

các chương của luận án Ở chương 1, phương pháp kết hợp logic với lịch sử được tác giả sử dụng trong tổng quan tình hình nghiên cứu theo từng nội dung và tiến trình thời gian công bố Trong các chương còn lại, phương pháp này được tác giả sử dụng để khái quát kinh nghiệm, thành tựu, hạn chế, quan điểm, giải pháp thành các luận điểm, sau đó phân tích, luận giải, làm rõ các luận điểm đó.

5 Những đóng góp mới của luận án

Làm rõ những vấn đề lý luận về PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang và kinh nghiệm thực tiễn ở một số địa phương cấp tỉnh.

Chỉ rõ thực trạng, thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang.

Đề xuất quan điểm và giải pháp PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang đến năm 2035.

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sâu sắc thêm lý luận về PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang.

Trang 14

Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo, chỉ đạo thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu khoa học về về vấn đề PTCNBV ở địa bàn cấp tỉnh ở nước ta hiện nay.

7 Kết cấu của luận án

Luận án gồm: Phần mở đầu; 4 chương (10 tiết); kết luận; danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo; phụ lục.

Trang 15

1.1.1.1 Một số cơng trình nghiên cứu về phát triển cơng nghiệp

Gabriele A (2010), The Role of the State in China's IndustrialDevelopment: A Reassessment (Vai trị của nhà nước trong phát triển cơng

nghiệp Trung Quốc: Một gĩc nhìn khác) [109] Nghiên cứu chỉ rõ, so với những năm 1990, sở hữu nhà nước và doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc đã cĩ sự giảm xuống về số lượng, nhưng gia tăng về quy mơ, mức độ thâm dụng vốn và tri thức, năng suất và mức sinh lợi Nhà nước Trung Quốc đĩng vai trị quan trọng, chi phối sự phát triển của ngành cơng nghiệp.

Wang Z., Yang L (2015), Delinking indicators on regional industrydevelopment and carbon emissions: Beijing - Tianjin - Hebei economic bandcase (Hồn thiện các chỉ số phát triển cơng nghiệp khu vực và lượng phát thải

carbon: Trường hợp vùng kinh tế Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc) [124] Từ số liệu khảo sát vùng kinh tế Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc giai đoạn 1996 - 2010, nghiên cứu chỉ rõ, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chĩng là yếu tố chính gây ra sự gia tăng lượng khí phát thải carbon Lượng khí thải carbon liên quan đến năng lượng sử dụng cho cơng nghiệp đã tăng với tốc độ bình quân hàng năm là 2,94%; trong đĩ, lượng phát thải carbon chủ yếu là do ngành cơng nghiệp thứ cấp - chiếm khoảng 80% [124, tr 41]

Romano L., Trá F (2017), The nature of industrial development andthe speed of structural change (Bản chất của phát triển cơng nghiệp và tốc độ

chuyển đổi cơ cấu) [118] Kết quả nghiên cứu chỉ rõ, sự PTCN làm cho cấu

Trang 16

trúc và hoạt động của nền kinh tế thay đổi Tốc độ thay đổi của nền kinh tế phụ thuộc vào thời điểm và mức độ PTCN Đối với các nước PTCN muộn, việc điều chỉnh cơ cấu nội ngành công nghiệp và cơ cấu liên ngành nhanh hơn đáng kể so với các nước đã PTCN trước đó; từ đó, khẳng định, vấn đề công nghiệp hóa nền kinh tế cần được diễn ra càng sớm càng tốt.

Podile V (2018), Andhra Pradesh New Industrial Development Policy -A Testimony for Commitment (Chính sách phát triển công nghiệp mới của

Andhra Pradesh Minh chứng cho sự cam kết) [117] Bang Andhra Pradesh -Ấn Độ được thành lập năm 2014, với lợi thế là sự phát triển mạnh của các ngành công nghiệp như công nghiệp dệt may, công nghiệp thép, công nghiệp ô tô và đóng tàu Kết quả nghiên cứu chỉ rõ, bằng các chính sách phù hợp, chính quyền Andhra Pradesh đã tạo lập được môi trường kinh doanh thuận lợi, hệ thống luật pháp và kết cấu hạ tầng KT - XH, xây dựng được một hệ sinh thái hiệu quả, hỗ trợ tốt và giúp các ngành công nghiệp trở nên đổi mới và cạnh tranh toàn cầu; đồng thời, biến Bang Andhra Pradesh thành một trung tâm đổi mới, ứng dụng công nghệ và công nghiệp hóa cao

Mehdi B., Seyed H.M.K (2019), Industrial development and socialwelfare: A case study of Iran (Phát triển công nghiệp và phúc lợi xã hội:

Nghiên cứu trường hợp Iran) [115] Sử dụng các mô hình kinh tế lượng ước tính sử dụng dữ liệu hàng năm giai đoạn 1967 - 2015, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ động giữa PTCN và phúc lợi xã hội trong dài hạn và ngắn hạn Phát triển công nghiệp có tác động tích cực đáng kể đến phúc lợi xã hội của Iran và tác động trong dài hạn là mạnh mẽ hơn Bên cạnh đó, phúc lợi xã hội của Iran cũng chịu tác động đáng kể từ doanh thu từ dầu mỏ, lạm phát, thất nghiệp và Chiến tranh Iraq - Iran Từ đó, nghiên cứu kiến nghị Chính phủ Iran cần PTCN và tăng cường tác động của công nghiệp đối với phúc lợi xã hội bằng cách kiểm soát các tác động tiêu cực của nó.

Trang 17

Samford S (2022), Decentralization and local industrial policy inMexico (Phân cấp và chính sách công nghiệp địa phương ở Mexico) [119].

Bằng phương pháp định lượng, đối sánh giữa Mexico và các nước phát triển ở cấp độ địa phương trong việc phân cấp và can thiệp chính sách PTCN, kết quả nghiên cứu chỉ rõ, những quan chức nhạy cảm với nhu cầu PTCN địa phương có thể có khả năng thiết kế các biện pháp can thiệp chính sách tốt hơn Nếu như các địa phương ở các nước phát triển có xu hướng sử dụng các biện pháp can thiệp chính sách có tính chủ động, có mục tiêu và giảm thiểu rủi ro thì các địa phương ở Mexico có xu hướng sử dụng các biện pháp can thiệp thụ động trong giải quyết các nhu cầu trước mắt, ngắn hạn Từ đó, nghiên cứu đề xuất, cần tiếp tục làm rõ vấn đề quyền quyết định của chính quyền địa phương sẽ đóng góp bao nhiêu trong hiệu quả của các chính sách PTCN quốc gia.

Ekundayo P.M., Ayobola O.C., Xuan V.V (2023), The relevance ofresource wealth in output growth and industrial development in Africa (Mối

quan hệ giữa sự giàu có tài nguyên trong tăng trưởng sản lượng và phát triển công nghiệp ở Châu Phi) [109] Nghiên cứu xem xét vai trò của tài nguyên thiên nhiên trong việc thúc đẩy tăng trưởng thu nhập và hiệu quả PTCN ở 22 quốc gia châu Phi giàu tài nguyên, giai đoạn 1999 - 2019 Bằng phương pháp hồi quy, kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên ở các quốc gia châu Phi, hàm ý thực tế về hội chứng lời nguyền tài nguyên ở một số quốc gia châu Phi giàu tài nguyên Tài nguyên thiên nhiên có tác động đáng kể nhưng tiêu cực đến sự phát triển của công nghiệp trong dài hạn Từ đó, nghiên cứu kiến nghị, các nền kinh tế châu Phi giàu tài nguyên cần phải chuyển nguồn thu từ tài nguyên vào việc phát triển và thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp.

1.1.1.2 Một số công trình nghiên cứu về phát triển công nghiệp bền vữngHarmsen J., Powell J.B (2010), Sustainable development in theprocess industries (Phát triển bền vững trong các ngành công nghiệp chế

Trang 18

biến) [113] Nghiên cứu cung cấp một bức tranh tổng quát và đưa ra các giải

pháp nhằm thúc đẩy các PTCN trước những thách thức về môi trường và xã hội trong sản xuất Kết quả nghiên cứu đã khẳng định vai trò cũng như ảnh hưởng của PTCN đối với PTBV Từ kết quả định lượng các trường hợp cụ thể trong các ngành hóa chất, dầu khí, sản xuất vật liệu và khai thác khoáng sản, nghiên cứu đã chỉ ra cách thức các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả tài nguyên thông qua việc hợp tác giữa các ngành công nghiệp khác nhau để đạt được sự phát triển theo quan điểm PTBV trên cả ba mặt: Kinh tế, xã hội và môi trường.

Szilagyi A., Mocan M (2018), Scaling up Resource Efficiency andCleaner Production for an Sustainable Industrial Development (Nâng cao

hiệu quả sử dụng tài nguyên và sản xuất sạch hơn để phát triển công nghiệp bền vững) [122] Nghiên cứu chỉ rõ, xanh hóa các nền kinh tế là xu hướng toàn cầu chính hiện nay, hình thành bằng cách tập trung vào các ngành công nghiệp hiện có và hỗ trợ một số lượng đáng kể các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa) để tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực và năng suất, đồng thời, giảm tác động của chúng đến môi trường Việc thực hiện phương pháp tiếp cận hiệu quả nguồn lực và sản xuất sạch hơn đòi hỏi cách tiếp cận có hệ thống và tuân thủ diễn tiến thời gian để xác định, đánh giá những điểm kém hiệu quả hiện có và giải quyết chúng bằng cách áp dụng “các thông lệ tiêu chuẩn” cho tất cả các nguyên nhân gây ra chất thải và khí thải, cũng như sự kém hiệu quả của quá trình và giám sát kết quả ở cấp độ doanh nghiệp Từ đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường áp dụng, tiếp cận hiệu quả nguồn lực và sản xuất sạch hơn, chuyển giao kinh nghiệm hiện có và thực tiễn tốt nhất cho một số lượng lớn hơn các doanh nghiệp.

Liu M., Feng X., Wang S., Zhong Y (2021), “Does poverty-alleviation-based industry development improve farmers’ livelihood capital?”

Trang 19

(Phát triển công nghiệp dựa vào xóa đói, giảm nghèo có cải thiện vốn sinh kế của nông dân không?) [114] Nghiên cứu chỉ rõ, “giảm nghèo có mục tiêu” là cách tiếp cận độc đáo được áp dụng ở Trung Quốc để đạt được tầm nhìn về một xã hội thịnh vượng vừa phải về mọi mặt và “Giấc mơ Trung Hoa”; với tư cách là một phương tiện xóa đói giảm nghèo, PTCN là nền tảng quan trọng cho các biện pháp giảm nghèo khác Phát triển công nghiệp có tác động tích cực đáng kể đến vốn sinh kế của nông dân; có thể nâng cao đáng kể vốn nhân lực, xã hội và tài chính của nông dân, trong khi không có ảnh hưởng đáng kể đến vốn tự nhiên và vật chất; có tác động không đồng nhất đến vốn sinh kế của nông dân, tác động hiệu quả hơn đến những người không nghèo hơn là những người nghèo; tác động lên vốn sinh kế của nông dân khác nhau giữa các vùng Từ đó, nghiên cứu đề xuất: Cần thực hiện các biện pháp tăng cường vốn nhân lực cho nông dân; thúc đẩy đổi mới các sản phẩm tài chính và sử dụng tốt nguồn vốn xã hội; tăng cường hỗ trợ PTCN cho người nghèo nhằm cải thiện vốn sinh kế của nông dân.

Foluso A.A., Mojeed M.O., Motunrayo O.A., Nicholas M.O (2022),

Industrial development, urbanization and pollution nexus in Africa ((Mối liên

hệ giữa phát triển công nghiệp, đô thị hóa và ô nhiễm ở Châu Phi) [111] Bằng phương pháp định lượng, nghiên cứu đã đánh giá mối quan hệ giữa PTCN, đô thị hóa và phát thải ô nhiễm ở Châu Phi, giai đoạn 1990 - 2019 Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự gia tăng đô thị hóa và PTCN đã dẫn đến sự gia tăng suy thoái môi trường Từ đó, kiến nghị chính sách kinh tế trên bình diện châu lục nhằm thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp và giảm thiểu phát thải ô nhiễm môi trường ở Châu Phi.

Chen X., Dong M., Zhang L., Luan X., Cui X., Cui Z (2022),

Comprehensive evaluation of environmental and economicbenefits of industrial symbiosis in industrial parks (Đánh giá toàn diện lợi

ích kinh tế và môi trường của sự cộng sinh công nghiệp trong các khu công

Trang 20

nghiệp) Vận dụng phương pháp đánh giá toàn diện về lợi ích cộng sinh công nghiệp trong nghiên cứu điển hình khu công nghiệp sinh thái ở Trung Quốc cho thấy, sự cộng sinh công nghiệp có tác động tích cực về nhiều mặt, như: Tăng năng suất nguyên liệu đầu vào trực tiếp, nước và năng lượng; giảm tác động phát thải; tiết kiệm đầu tư kinh tế; giảm tỷ lệ tải trọng môi trường; tăng chỉ số PTBV Từ đó, nghiên cứu đề xuất hàm ý cho các nhà quản lý khu công nghiệp sinh thái về tiêu thức phân loại cộng sinh và công cụ đánh giá lợi ích để xây dựng mạng lưới cộng sinh bằng cách so sánh sự đóng góp của các loại cộng sinh; đồng thời, đề xuất chính sách PTCNBV.

Zhou Z., Munir A (2023), Economic digitalization and energytransition for green industrial development pathways (Số hóa kinh tế và chuyểnđổi năng lượng cho lộ trình phát triển công nghiệp xanh) [128] Bằng các kỹ

thuật thực nghiệm tiên tiến, nghiên cứu xem xét các quốc gia G7 giai đoạn 2003 - 2019 và chỉ rõ: Số hóa kinh tế tạo ra hiệu ứng thúc đẩy PTCN xanh ngắn hạn và dài hạn; quá trình chuyển đổi năng lượng có những tác động tích cực trong ngắn hạn và dài hạn đối với việc PTCN xanh Đáng chú ý nhất, số hóa kinh tế đã điều chỉnh tích cực tác động của quá trình chuyển đổi năng lượng đến PTCN xanh và rõ rệt hơn trong dài hạn Từ đó, nghiên cứu kiến nghị các chính sách tăng cường phối hợp tích hợp các công nghệ chuyển đổi năng lượng và kỹ thuật số để đạt được cơ cấu công nghiệp xanh nhằm PTBV.

1.1.2 Một số công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tàiluận án

1.1.2.1 Một số công trình nghiên cứu về phát triển công nghiệp

Bùi Vĩnh Kiên (2009), Đánh giá chính sách phát triển công nghiệpBắc Ninh [41] Nghiên cứu đã chỉ rõ, sau khi tái lập tỉnh (1997), Bắc Ninh xác

định phát triển kinh tế lấy PTCN làm trọng tâm Chính sách PTCN tỉnh Bắc Ninh được đánh giá theo năm nhóm: Chính sách thu hút đầu tư PTCN; chính sách tiếp cận đất đai; chính sách khoa học và công nghệ; chính sách phát triển

Trang 21

NNL; chính sách cải thiện môi trường kinh doanh Từ kết quả đánh giá chính sách PTCN tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2007, nghiên cứu kiến nghị những bài học kinh nghiệm (cả về xây dựng chính sách; quy hoạch phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn; từng nhóm chính sách PTCN; tổ chức thực hiện chính sách) nhằm góp phần xây dựng chiến lược PTCN tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2008 - 2015.

Vũ Bằng Tâm, Eric Iksoon IM (2011), Đầu tư nhân lực và phát triểncông nghiệp địa phương ở Việt Nam [63] Nghiên cứu trình bày mối quan hệ

giữa đầu tư nhân lực và PTCN địa phương của 63 tỉnh thành ở Việt Nam (trừ Điện Biên, do thiếu số liệu) giai đoạn 2003 - 2009 Kết quả nghiên cứu cho thấy, giáo dục trung học chuyên nghiệp và giáo dục đại học đều có ảnh hưởng tích cực đến PTCN địa phương, tuy nhiên, tác động của giáo dục đại học là thấp hơn và “chỉ xấp xỉ 70% tác động của giáo dục trung học chuyên nghiệp” [63, tr 30] Nguyên nhân được xác định, trong khi giáo dục đại học nặng về lý thuyết và tính khái quát, các trường trung học chuyên nghiệp chỉ “chú tâm cung cấp kỹ năng chuyên ngành cần và đủ để học viên kiếm được việc làm thích hợp” [63, tr 33], do đó, gián tiếp đóng góp tích cực hơn Ở chiều ngược lại, những địa phương phát triển hơn tác động lên số học sinh theo học đại học lớn hơn trung học chuyên nghiệp Từ những kết quả đã chỉ ra, nghiên cứu đề xuất gợi ý chính sách nhằm thúc đẩy giáo dục (đặc biệt là giáo dục đại học) theo hướng tăng kỹ năng chuyên ngành và tính thực tiễn, góp phần đóng góp nhiều hơn trong sự PTCN ở cấp độ địa phương.

Bùi Văn Huyền (2012), Phát triển công nghiệp địa phương: Kinhnghiệm từ tỉnh Aichi (Nhật Bản) [40] Kết quả nghiên cứu chỉ rõ, sự thành

công trong PTCN tỉnh Aichi là một điển hình trên phạm vi toàn cầu, thể hiện ở những đóng góp về giá trị sản xuất công nghiệp, cơ cấu trong GRDP của tỉnh, cũng như những thương hiệu nổi tiếng ngành công nghiệp ô tô, công nghiệp hàng không vũ trụ và nhiều ngành công nghiệp chế tác khác Trên cơ

Trang 22

sở tổng kết và phân tích kinh nghiệm PTCN của tỉnh Aichi, cả ở góc độ sự phát triển của các ngành công nghiệp chủ lực và chính sách thu hút đầu tư PTCN, nghiên cứu đã đem lại những bài học tham khảo hữu ích đối với các địa phương ở Việt Nam trong bối cảnh thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hóa nền kinh tế.

Nguyễn Phương Thảo (2013), Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đếnphát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh [68] Nghiên cứu đã đánh giá những

nhân tố ảnh hưởng đến PTCN tỉnh Bắc Ninh và khẳng định, Bắc Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi để PTCN, vị trí địa lý thuận lợi; chính sách PTCN đúng đắn; NNL dồi dào, trẻ và nhạy bén trong tiếp cận KH&CN Tuy nhiên, PTCN của Bắc Ninh còn gặp khó khăn do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài.

Ngô Thị Hải Yến (2014), Hiện trạng phát triển công nghiệp tỉnh BắcNinh [108] Nghiên cứu đã đánh giá hiện trạng PTCN tỉnh Bắc Ninh về giá trị

sản xuất công nghiệp, cơ cấu giá trị sản xuất và sự phân hóa thãnh thổ công nghiệp; đồng thời, chỉ rõ một số vấn đề cần giải quyết, như thiếu NNL chất lượng cao, chính sách khuyến khích PTCN hỗ trợ chưa đủ mạnh, nguy cơ ô nhiễm môi trường do phát thải công nghiệp Kết quả nghiên cứu khẳng định, Bắc Ninh đã phát huy được những lợi thế trong PTCN và trở thành điểm sáng của cả nước; PTCN đã làm cho cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và cơ cấu sử dụng đất của Tỉnh chuyển dịch mạnh mẽ.

Trần Thị Hòa (2014), Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tếcông nghiệp vùng [31] Nghiên cứu đã trình bày về quan điểm PTCN Việt Nam,

như: Tập trung vào một số ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu trong nước và tăng nhanh xuất khẩu; tập trung PTCN chế biến, chế tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới; phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ để tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu Kết quả nghiên cứu chỉ rõ, phát triển kinh tế công nghiệp vùng chịu ảnh hưởng của các nhân tố: Vị trí địa lý kinh tế;

Trang 23

môi trường chính trị - pháp luật; cơ chế, chính sách; hệ thống kết cấu hạ tầng; KH&CN; NNL Từ đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp mang tính dài hạn để phát huy vai trò của kinh tế công nghiệp vùng trong phát triển KT - XH ở các địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

Đặng Thu Hương, Nguyễn Thanh Lân (2017), Hoạt động R&D vàtiếp nhận công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn HưngYên [37] Nghiên cứu trình bày thực trạng hoạt động nghiên cứu và phát

triển (về tổ chức, đầu tư tài chính, các yếu tố tác động), tiếp nhận công nghệ (về hoạt động và loại hình, đầu tư tài chính, các yếu tố tác động) Khảo sát hoạt động của 302 doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên cho thấy: Trình độ công nghệ ở mức thấp và trung bình thấp; doanh nghiệp chưa chú trọng hoạt động nghiên cứu và triển khai, tiếp nhận công nghệ Từ đó, nghiên cứu đề xuất mội số gợi ý chính sách, như: Thành lập một tổ chức trung gian để liên kết các tổ chức nghiên cứu và phát triển với các doanh nghiệp; bảo lãnh các khoản vay phục vụ hoạt động nghiên cứu và triển khai, tiếp nhận công nghệ; có chính sách phát triển NNL, đặc biệt là NNL về KH&CN.

Hồ Quế Hậu (2017), Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển côngnghiệp hỗ trợ: Bằng chứng từ Thành phố Hồ Chí Minh [30] Bằng phương pháp

phân tích tổng hợp dữ liệu thứ cấp, kết hợp với khảo sát định lượng tại 3.012 doanh nghiệp, nghiên cứu chỉ rõ, có 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ: Trình độ công nghệ tiên tiến; chất lượng sản phẩm tốt; sự liên kết chặt chẽ với các đối tác, trong đó quan trọng nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; năng lực quản lý tốt; chất lượng lao động cao; khả năng vay vốn ngân hàng Từ đó, nghiên cứu đề xuất khuyến nghị chính sách (về nâng cao trình độ công nghệ của công nghiệp hỗ trợ; kết nối công nghiệp hỗ trợ nội địa với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; phát triển NNL; ưu đãi vốn kinh doanh) nhằm PTCN hỗ trợ trên địa bàn

Trang 24

Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thị Thu Hà (2018), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoàiđến phát triển công nghiệp và việc làm của tỉnh Hải Dương [29] Từ phân

tích số liệu thứ cấp theo thời gian giai đoạn 1997 - 2016, nghiên cứu chỉ rõ, đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể kìm hãm PTCN nội địa trong Tỉnh, cả trong ngắn hạn và dài hạn, biểu hiện thông qua sự cạnh tranh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài làm hẹp quy mô sản xuất, thậm chí phá sản của các doanh nghiệp nội địa trong Tỉnh Từ đó, nghiên cứu đề xuất định hướng giải pháp, gồm: Phát triển công nghiệp hỗ trợ; hoàn thiện và bổ sung cơ chế, chính sách tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Tỉnh; có chính sách ưu đãi đối với những dự án đầu tư gắn với định hướng phát triển KT -XH ở từng vùng/ địa phương trong Tỉnh.

Nguyễn Quang Thử (2018), Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Namtrong giai đoạn hiện nay [88] Đề tài luận án nghiên cứu PTCN với chủ thể

thực hiện là chính quyền tỉnh Quảng Nam (gồm Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các sở, ban, ngành của Tỉnh) và tiếp cận dưới góc độ QLNN trên các nội dung: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chính sách PTCN; tạo lập môi trường kinh doanh để PTCN; xúc tiến, thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp; kiểm tra, giám sát các hoạt động PTCN trên địa bàn và quản lý các doanh nghiệp công nghiệp Tác giả luận án đã phân tích thực trạng PTCN tỉnh Quảng Nam, từ đó đề ra những định hướng và giải pháp để tiếp tục PTCN trên địa bàn Tỉnh.

Đỗ Thuý Nga (2018), Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thànhphố Hà Nội [51] Đề tài luận án nghiên cứu PTCN hỗ trợ trên địa bàn thành

phố Hà Nội dưới góc độ kinh tế phát triển Từ những vấn đề lý luận về PTCN hỗ trợ ở cấp độ địa phương, luận án đã xây dựng quan niệm, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá PTCN hỗ trợ trên địa bàn thành phố

Trang 25

Hà Nội (với 3 tiêu chí cơ bản: Sự gia tăng về quy mô ngành công nghiệp hỗ trợ, chất lượng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và hiệu quả phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ) Từ thực trạng PTCN hỗ trợ đã chỉ ra theo từng tiêu chí đánh giá, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến PTCN hỗ trợ (gồm: Cơ chế chính sách, liên kết kinh tế toàn cầu, thị trường, NNL, cơ sở hạ tầng), tác giả luận án đã đề xuất hệ thống quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình PTCN hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030.

Ngô Thuý Quỳnh (2019), Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bànHà Nội: Thực trạng và giải pháp để bứt tốc [57] Nghiên cứu đã khái quát

tình hình PTCN hỗ trợ của thành phố Hà Nội, cả về kết quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả PTCN hỗ trợ; chủ trương và chính sách PTCN hỗ trợ của chính quyền Thành phố; chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém Từ đó, nghiên cứu kiến nghị một số giải pháp PTCN hỗ trợ trên địa bàn Thành phố, như: Đổi mới tư duy, nhận thức về PTCN chủ lực và PTCN hỗ trợ; nâng cao năng lực QLNN.

Nguyễn Quốc Tuấn, Trần Xuân Văn (2020), Kinh nghiệm phát triểncông nghiệp hỗ trợ của Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh và gợi ý chothành phố Hải Phòng [91] Nghiên cứu chỉ rõ, Thành phố Hồ Chí Minh đã có

những chủ trương, chính sách và giải pháp cụ thể, như: Tổ chức các hoạt động hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; kêu gọi, xúc tiến thương mại - đầu tư trong và ngoài nước; hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu; hoàn thiện quy hoạch) nhằm PTCN hỗ trợ đúng tầm của một địa phương đứng đầu cả nước về sản xuất công nghiệp Bắc Ninh, với lợi thế có các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn (như Samsung, Microsoft, Canon ) đã hình thành ba ngành công nghiệp trọng điểm (công nghiệp điện tử - tin học; công nghiệp cơ khí chế tạo; công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm và đồ uống) và PTCN hỗ trợ (tính đến hết 2019, tỉnh Bắc Ninh có hơn 400 doanh nghiệp

Trang 26

công nghiệp hỗ trợ) Từ những kết quả đã chỉ ra, nghiên cứu đề xuất một số gợi ý định hướng cho PTCN hỗ trợ của thành phố Hải Phòng, như: Xác định rõ các ngành, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cần ưu tiên, thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; xoá bỏ khoảng cách giữa chính sách và thực thi chính sách; chủ động tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa.

Lưu Hữu Khuê, Thiều Thị Hương (2021), Phát triển công nghiệp theolãnh thổ tại tỉnh Thanh Hóa [43] Nghiên cứu đã sử dụng hai chỉ số giá trị sản

xuất công nghiệp và mật độ sản xuất công nghiệp để phân tích sự PTCN theo lãnh thổ Kết quả chỉ rõ: Giá trị sản xuất công nghiệp của Thanh Hóa tăng đều qua các năm và đến năm 2020 đã đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ; mật độ sản xuất công nghiệp theo đơn vị hành chính cấp huyện có sự chênh lệch rất lớn; mật độ sản xuất công nghiệp của vùng đồng bằng là cao nhất và vùng núi là thấp nhất Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp PTCN theo lãnh thổ tại Thanh Hóa đến năm 2030, gồm: Hoàn thiện, rà soát, bổ sung các quy hoạch, kế hoạch PTCN đã ban hành; cơ cấu lại sự phân bố công nghiệp theo vùng; đẩy mạnh thu hút đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp của các tập đoàn/ công ty lớn vào các dự án sản xuất có công nghệ cao; hoàn thiện cơ chế, chính sách cho PTCN theo hướng điều chỉnh, bổ sung các cơ chế chính sách ưu đãi cho các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp.

Đỗ Lý Hoài Tân (2021), Tình hình phát triển ngành công nghiệp trênđịa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2019 [64] Nghiên cứu đã

trình bày những kết quả quan trọng trong PTCN ở Thành phố Hồ Chí Minh và khẳng định, trong giai đoạn 2011 - 2019, ngành công nghiệp luôn có mức tăng trưởng khá ấn tượng và tỷ trọng đóng góp trong cơ cấu kinh tế Thành phố tăng theo từng năm Tuy nhiên, tình hình PTCN của Thành phố Hồ Chí Minh cũng có những bất cập, như trong phát triển nhân lực nội ngành, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn yếu và đặc biệt, xu hướng giảm dần

Trang 27

trong mức đóng góp của 4 ngành công nghiệp trọng yếu (chế biến thực phẩm và đồ uống; hóa dược; sản xuất hàng điện tử; cơ khí) đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của ngành công nghiệp nói riêng và kinh tế Thành phố nói chung Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chủ yếu như: Tinh gọn nhóm ngành công nghiệp quan trọng để tập trung hỗ trợ; phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng hỗ trợ cụ thể; nâng cao chất lượng lao động ngành công nghiệp; mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu cho các mặt hàng công nghiệp; thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm nhằm PTCN, chất lượng sản phẩm.

Trần Văn Tuyên, Phạm Cảnh Huy (2022), Thực trạng và đề xuất mộtsố giải pháp phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh [92].

Nghiên cứu đã tập trung đánh giá thực trạng phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, từ tình hình quy hoạch đến đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, tình hình sản xuất - kinh doanh của các dự án đầu tư trong các cụm công nghiệp và các ưu đãi, hỗ trợ phát triển các cụm công nghiệp Từ đó, đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

1.1.2.2 Một số công trình nghiên cứu về phát triển công nghiệp bền vữngLê Minh Đức (2007), Những thách thức trong quá trình phát triểncông nghiệp bền vững [26] Nghiên cứu chỉ rõ, cạnh tranh dựa vào công nghệ

cao trở thành thách thức lớn nhất đối với sản xuất công nghiệp Hơn nữa, cạnh tranh dựa trên các tiêu chí môi trường và xã hội đang trở thành xu thế đặc trưng theo hướng bền vững, bởi các vấn đề môi trường và xã hội trong doanh nghiệp là hệ quả của “vấn đề công nghệ” Đa phần các công nghệ lạc hậu là các công nghệ không thân thiện môi trường, công nghệ nhiều phế thải, tiêu tốn nguyên liệu, năng lượng và kém cạnh tranh Theo đó, công nghệ -môi trường - cạnh tranh ngày nay trở thành những vấn đề không thể tách rời trong xu thế toàn cẩu hóa Cạnh tranh ngày nay không chỉ phản ánh chỉ số giá

Trang 28

cả, chất lượng thông thường mà ngày càng có xu hướng bị ràng buộc bởi những quy định xuất xứ về môi trường Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra những thách thức khác mà quá trình PTCNBV hiện nay đang đối mặt, như: Tình trạng gia tăng lượng thải (phát thải rắn công nghiệp, phát thải khí nhà kính); khủng hoảng năng lượng; cạn kiệt nguồn nước, hài hoà tiêu chuẩn môi trường trong các cam kết hội nhập và năng lực thể chế trong PTCN.

Nguyễn Hải Bắc (2010), Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững côngnghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên [5] Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề

lý luận cơ bản về PTBV công nghiệp theo cấp độ địa phương; xây dựng bộ các tiêu chí để đánh giá và phân tích tình hình PTCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 - 2008 theo yêu cầu PTBV Từ đó, tác giả luận án đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp PTBV công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Nguyễn Văn Thành (2012), Định hướng và giải pháp phát triển bềnvững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh [72] Nghiên cứu đã đánh giá

PTBV công nghiệp tỉnh Quảng Ninh theo các tiêu chí: Tăng trưởng kinh tế (biểu hiện ở: Tốc độ tăng trưởng, giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh, cơ cấu công nghiệp); doanh nghiệp công nghiệp bền vững; tổ chức không gian lãnh thổ và phân bố công nghiệp hợp lý Từ đó, nghiên cứu đề xuất định hướng và giải pháp PTBV công nghiệp (về vốn đầu tư; thị trường; đào tạo NNL; khoa học và chuyển giao công nghệ; về quản lý phát triển các khu, cụm công nghiệp; hợp tác liên vùng và phối hợp phát triển; đổi mới công nghệ, nâng cấp cải tạo cơ sở sản xuất).

Nguyễn Thị Kim Đoan (2012), Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệmôi trường trong phát triển bền vững khu vực duyên hải miền Trung [25].

Nghiên cứu đã khái quát tình hình phát triển ngành công nghiệp gắn với BVMT khu vực duyên hải miền Trung Từ đó, nghiên cứu đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm PTCN gắn với BVMT, bao gồm: Tập trung rà soát, đánh giá,

Trang 29

điều chỉnh các loại quy hoạch, kế hoạch PTCN, các khu, cụm công nghiệp theo định hướng phát triển KT - XH của vùng và các tỉnh; khuyến khích và hỗ trợ đổi mới công nghệ ngành công nghiệp một cách thích hợp; tăng cường quản lý ô nhiễm công nghiệp; tăng cường hợp tác liên tỉnh, liên kết đồng bộ về các chính sách, chỉ đạo và điều hành trong PTCN.

Tô Hiến Thà (2014), Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm BắcBộ Việt Nam theo hướng bền vững [69] Đề tài luận án chỉ rõ, PTCN theo hướng

bền vững là phương thức PTCN theo yêu cầu PTBV, trong đó, tốc độ và chất lượng tăng trưởng công nghiệp được duy trì cao và ổn định, đảm bảo yêu cầu về sự hài hoà giữa các mặt kinh tế, xã hội và môi trường Từ những kết quả về PTCN vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, luận án đã đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu (gồm: Nhóm giải pháp chung; nhóm giải pháp nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng công nghiệp; nhóm giải pháp đảm bảo sự bền vững về môi trường trong PTCN) nhằm PTCN vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững.

Ngô Anh Tuấn (2017), Phát triển bền vững công nghiệp tỉnh QuảngNam [90] Luận án luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về PTBV công

nghiệp, chỉ rõ hệ thống tiêu chí đánh giá PTBV công nghiệp; đánh giá thực trạng PTBV công nghiệp (trên cả 3 mặt, kinh tế, xã hội và môi trường) và tính bền vững trong PTCN (kết quả đạt được, điểm thiếu bền vững và nguyên nhân, những mâu thuẫn và xung đột trong PTBV công nghiệp) tỉnh Quảng Nam Từ những kết quả đã chỉ ra, tác giả luận án đề xuất quan điểm, mục tiêu, định hướng và các giải pháp thúc đẩy PTBV công nghiệp tỉnh Quảng Nam.

Trịnh Văn Thiện (2017), Chính sách phát triển khu công nghiệp vàtác động của nó đến sự phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh HảiDương [73] Nghiên cứu đã chỉ rõ, chính sách phát triển các khu công nghiệp

(chính sách ưu đãi; chính sách môi trường) có vai trò quan trọng đối với sự PTBV của các khu công nghiệp Kết quả nghiên cứu khẳng định, nhờ chính

Trang 30

sách phát triển khu công nghiệp hợp lý, đặc biệt là công tác quy hoạch, phát triển khu công nghiệp đã thúc đẩy KT - XH tỉnh Hải Dương phát triển.

Đặng Thị Thu Giang (2018), Tái cơ cấu công nghiệp Hà Nội theohướng phát triển bền vững [27] Luận án đã xây dựng cơ sở lý luận về tái cơ

cấu công nghiệp theo hướng PTBV; đánh giá toàn diện thực tế tái cơ cấu công nghiệp theo hướng PTBV ở Hà Nội nói chung và các khu công nghiệp Hà Nội nói riêng theo các tiêu chí cụ thể đã xác định Từ những kết quả nghiên cứu đã chỉ ra (03 thành công, 06 hạn chế và 04 nguyên nhân), luận án xác định rõ 3 quan điểm và đề xuất 4 nhóm giải pháp mang tính đồng bộ, cụ thể và khả thi, nhằm tái cơ cấu công nghiệp Hà Nội theo hướng PTBV, nhất là đối với các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, sạch và phát triển chuỗi cung ứng, theo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến 2030”, góp phần thực hiện thành công chiến lược tăng trưởng xanh và PTBV Thủ đô và cả nước.

Hoàng Xuân Lâm (2020), Chính sách phát triển công nghiệp bền vữngcủa Trung Quốc và hàm ý cho Việt Nam [44] Nghiên cứu chỉ rõ, sở dĩ Trung

Quốc thu được những thành tựu trong PTCNBV là nhờ các biện pháp, chính sách, như: Hợp lý hóa cơ cấu công nghiệp, phát triển một số ngành cộng nghiệp mũi nhọn hướng về xuất khẩu; phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ; đẩy mạnh đầu tư phát triển KH&CN; tăng đầu tư cho phát triển NNL; các biện pháp BVMT công nghiệp; sử dụng lao động hiệu quả Từ những kết quả đã chỉ ra, nghiên cứu đã đề xuất hàm ý chính sách PTCNBV ở Việt Nam, bảo đảm hài hoà giữa các mặt kinh tế, xã hội, môi trường ngay từ đầu quá trình PTCN, thông qua các vấn đề, như: Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn; coi trọng việc giải quyết thoả đáng vấn đề nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp; phát triển thị trường hàng hóa; chính sách PTCN phải cân nhắc đầy đủ các yếu tố xã hội; đẩy mạnh PTCN môi trường và khai thác, sử dụng tài nguyên hiệu quả, hợp lý.

Trang 31

Hoàng Xuân Lâm, Phùng Văn Như (2020), Kinh nghiệm phát triểncông nghiệp bền vững của Thái Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam[45] Nghiên cứu đã trình bày kinh nghiệm PTCNBV của Thái Lan trên các

vấn đề: Các chính sách thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp (phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ, cơ cấu lại sản xuất công nghiệp, phát triển NNL và tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển khu công nghiệp); các biện pháp BVMT công nghiệp (xây dựng và thực hiện chiến lược PTBV, áp dụng các biện pháp BVMT, hạn chế và xử lý ô nhiễm môi trường); các biện pháp giải quyết các vấn đề xã hội trong PTCN Từ đó, nghiên cứu đề xuất các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, đó là: Coi trọng ngay từ đầu việc đảm bảo hài hoà các mặt kinh tế, xã hội và môi trường trong quá trình PTCN; đối với lĩnh vực công nghiệp chế biến, cần khắc phục tình trạng “đa nhưng không tinh”; tăng cường giải quyết việc làm và mở rộng an sinh xã hội; thực hiện liên kết ngành phát huy sức mạnh tổng thể của các thành phần kinh tế, khai thác mọi nguồn lực cho phát triển.

Đỗ Văn Trịnh (2020), Phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững ở thànhphố Hà Nội [89] Luận án đã luận giải cơ sở lý luận về PTCN hỗ trợ bền vững

ở thành phố Hà Nội dưới góc độ kinh tế chính trị, xây dựng quan niệm trung tâm và chỉ rõ nội dung PTCN hỗ trợ bền vững trên cả 3 mặt, kinh tế, xã hội và môi trường Từ những thành tựu và hạn chế đã chỉ ra, tác giả luận án đã đề xuất quan điểm và giải pháp PTCN hỗ trợ bền vững ở thành phố Hà Nội, bao gồm: Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển; hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách; phát triển NNL, đặc biệt là NNL chất lượng cao; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KH&CN theo hướng giải quyết hài hoà cả ba mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường; tăng cường liên kết, hợp tác, mở rộng thị trường.

Nguyễn Đức Kiên, Trần Văn, Hansjoerg Herr, Michael Von Hauff (2021), Chính sách công nghiệp thông minh hướng tới phát

Trang 32

triển bền vững: Các nguyên tắc chung và kinh nghiệm của nước Đức

[42] Nghiên cứu đã chỉ rõ những kinh nghiệm trong hoạch định và thực thi chính sách công nghiệp ở nước Đức trên nền tảng PTBV, có liên hệ tới điều kiện cụ thể của Việt Nam Từ đó, nghiên cứu kiến nghị hàm ý chính sách PTCN đúng, phù hợp thực tiễn và xu thế, có thể tham khảo cho Việt Nam trong quá trình hướng tới mục tiêu trở thành nước công nghiệp phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.

Tô Hiến Thà (2021), Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệptheo hướng bền vững [70] Nghiên cứu chỉ rõ, PTCN theo hướng bền vững là

phương thức PTCN theo yêu cầu của PTBV, trong đó, tốc độ và chất lượng tăng trưởng công nghiệp được duy trì cao và ổn định, đảm bảo yêu cầu về sự hài hoà giữa các mặt kinh tế, xã hội và môi trường Kết quả nghiên cứu khẳng định, PTCN theo hướng bền vững chịu tác động của các nhân tố, như: Các nhân tố thuộc về lực lượng sản xuất (điều kiện tự nhiên; lao động và chất lượng lao động công nghiệp; tiến bộ KH&CN; kết cấu hạ tầng; doanh nghiệp công nghiệp với vốn đầu tư, trình độ kỹ thuật - công nghệ, trình độ nhân lực, trình độ tổ chức, quản lý tương ứng); các nhân tố thuộc về quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng (năng lực quản lý, điều hành của Nhà nước; môi trường chính trị, pháp lý; môi trường kinh tế vĩ mô; chính sách cơ cấu kinh tế; chính sách sở hữu; văn hóa; tính bền vững của thể chế kinh tế).

Tô Hiến Thà, Tô Đê Hạng (2021), Các biện pháp phát triển công nghiệptheo hướng bền vững của Nhật Bản và Hàn Quốc [71] Nghiên cứu đã đánh

giá những biện pháp PTCN theo hướng bền vững ở Nhật Bản và Hàn Quốc, theo nhóm biện pháp về: Nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng công nghiệp và giải quyết vấn đề xã hội trong PTCN Kết quả nghiên cứu khẳng định, Nhật Bản và Hàn Quốc là những quốc gia điển hình trong PTCN theo hướng bền vững; từ đó, đề xuất hàm ý chính sách cho Việt Nam trong PTCN theo hướng bền vững.

Trang 33

Đàm Đức Quang (2022), Phát triển công nghiệp theo hướng tăngtrưởng xanh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang [55] Đề tài luận án nghiên cứu

PTCN theo hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang dưới góc độ kinh tế phát triển Từ khung lý luận với bộ tiêu chí đánh giá về PTCN theo hướng tăng trưởng xanh (gồm: Tiêu chí về mức độ tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0 và sử dụng năng lượng; tiêu chí về kinh tế; tiêu chí về xanh hóa sản xuất; tiêu chí về tiêu dùng bền vững; tiêu chí về xã hội, môi trường), luận án đã đánh giá thực trạng PTCN theo hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2020 Từ đó, tác giả luận án đã đề xuất một số định hướng và giải pháp PTCN theo hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2030.

Đặng Thanh Bình (2023), Phát triển công nghiệp bền vững của tỉnhQuảng Ninh [6] Từ góc độ tiếp cận quản lý kinh tế, luận án đã hệ thống

hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về PTCNBV cấp tỉnh; đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ và đồng bộ hệ thống 10 nội dung theo 3 trụ cột phát triển: Phát triển công nghiệp bền vững về kinh tế, PTCNBV về văn hóa - xã hội và PTCNBV về môi trường Kết quả nghiên cứu của luận án chỉ rõ: Phát triển công nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 -2020 về kinh tế ở mức tốt, về văn hóa - xã hội ở mức khá và về bảo vệ môi trường ở mức trung bình khá Từ những kết quả đã chỉ ra, luận án đã đề xuất các giải pháp (9 nhóm giải pháp), kiến nghị PTCN của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Lê Trung Dũng, Phan Thị Hà Châm, Phạm Thị Phương (2023), Ảnhhưởng của các khu công nghiệp huyện Việt Yên, tỉnh BắcGiang đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư địa phương [21].

Nghiên cứu đã chỉ rõ, việc phát triển các khu công nghiệp huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đã có đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước, tạo thêm nhiều công ăn, việc làm cho người lao động, chất lượng lao động được nâng

Trang 34

cao, thu nhập và đời sống người dân được cải thiện Tuy nhiên, việc phát triển các khu công nghiệp cũng gây ra sự quá tải của cơ sở hạ tầng, xu hướng tăng tệ nạn xã hội, giảm chất lượng môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân Từ đó, nghiên cứu đề xuất 3 nhóm giải pháp (về cơ sở hạ tầng, đất đai và nhà ở; về việc làm và thu nhập; về môi trường) nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấnđề luận án tập trung nghiên cứu

1.2.1 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tàiluận án

Qua tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đề tài cho thấy, vấn đề PTCNBV đã được quan tâm và nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau Những kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có thể được khái quát trên các vấn đề:

Một là, PTCNBV đã trở thành xu hướng tất yếu, trong đó,KH&CN là yếu tố quyết định sự thành công của quá trìnhPTCNBV.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế thế giới, xây dựng nền công nghiệp phát triển gắn với việc nâng cao năng lực cạnh tranh đóng vai trò quyết định trong xác định vị thế của một nền kinh tế Xu thế PTCN hiện nay cho thấy, việc tạo ra lợi ích kinh tế đã không còn là mục tiêu duy nhất, quá trình PTCN ngày càng chú trọng đến vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường Điều đó chứng tỏ, quá trình PTCN của nền kinh tế được thực hiện đã ngày càng đảm bảo tính bền vững, tạo nên xu thế PTCNBV Mặt khác, cạnh tranh dựa trên các tiêu chí về xã hội và môi trường đang là xu hướng đặc trưng cho quá trình PTBV Tuy nhiên, các vấn đề xã hội và môi trường nảy sinh trong PTCN thường được xác định là hệ quả của “vấn đề công nghệ” Trình độ công nghệ và mức độ ứng dụng KH&CN vào quá trình sản xuất công nghiệp sẽ quyết

Trang 35

định mức độ bảo đảm tính bền vững, cả về xã hội và môi trường Vì vậy, công nghệ - các vấn đề xã hội và môi trường - cạnh tranh là những vấn đề không thể tách rời nhau trong bối cảnh hiện nay.

Sự phát triển của KH&CN được xác định là phương tiện để các nền kinh tế thực hiện chuyển đổi thành nền kinh tế phát triển Trong đó, KH&CN được triển khai dọc theo chuỗi giá trị, quy trình sản xuất công nghiệp; đồng thời, theo hướng bảo đảm tính bền vững của các ngành công nghiệp, giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực (nếu có) đến môi trường Điều đó chứng tỏ, KH&CN được xác định là yếu tố quyết định sự thành công của quá trình PTCNBV ở mỗi nền kinh tế Những kết quả nghiên cứu này là cơ sở để nghiên cứu sinh nhận thức rõ về vị trí, vai trò quan trọng, cốt lõi của KH&CN trong chiến lược PTCNBV, từ đó tiếp tục nghiên cứu và triển khai thực hiện đề tài luận án.

Hai là, PTCNBV là quá trình PTCN trên cả ba trụ cột: Phát triển bềnvững về kinh tế, PTBV về xã hội và PTBV về môi trường.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã công bố, cả ở nước ngoài và trong nước về PTCNBV đều thống nhất ở điểm, PTCNBV được thể hiện trên cả ba trụ cột/ nội dung: Phát triển công nghiệp bền vững về kinh tế, PTCNBV về xã hội và PTCNBV về môi trường Bên cạnh sự đa dạng trong góc độ tiếp cận, nhiều nghiên cứu đã sử dụng các bộ tiêu chí đánh giá PTCNBV một cách toàn diện, trên cả ba trụ cột của quá trình PTBV; từ đó, các nghiên cứu này đề xuất các kiến nghị, hàm ý chính sách, hay các phương hướng, quan điểm chỉ đạo và giải pháp PTCNBV Những kết quả nghiên cứu đã tổng quan đem lại cái nhìn tổng thể về vấn đề PTCNBV, quyết định việc lựa chọn, sử dụng hệ thống các tiêu chí đánh giá theo từng nội dung của quá trình PTCNBV, là cơ sở đề nghiên cứu sinh xác định phương pháp luận đúng đắn trong nghiên cứu và triển khai thực hiện đề tài luận án.

Ba là, vấn đề PTCNBV ở cấp độ địa phương đã được nghiên cứu và

Trang 36

mang lại những gợi ý có ý nghĩa, cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về PTCNBV ở cấp độ địa phương theo những góc độ tiếp cận, phạm vi khác nhau, như theo tính chất ngành công nghiệp (công nghiệp chủ lực và công nghiệp hỗ trợ), theo không gian lãnh thổ, hay sự PTBV của một ngành công nghiệp cụ thể Về mặt lý luận, đó là sự thống nhất, PTCNBV là quá trình PTCN trên cả ba trụ cột của quá trình PTBV Về mặt thực tiễn, các nghiên cứu về PTCNBV ở cấp độ địa phương đã đề xuất những hàm ý chính sách, làm cơ sở để các địa phương vận dụng trong thực tiễn Những kết quả nghiên cứu này đem lại những gợi ý trực tiếp cho nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện đề tài luận án Đồng thời, nó cũng cung cấp những bài học kinh nghiệm có thể tham khảo, những gợi ý, làm cơ sở để đề xuất quan điểm, giải pháp trong đề tài luận án.

Như vậy, những nghiên cứu đã được tổng quan thực sự là nguồn tài liệu ban đầu quý giá, giúp nghiên cứu sinh nhận thức tương đối đầy đủ về PTCNBV Qua đó, giúp ích rất nhiều cho nghiên cứu sinh trong quá trình nghiên cứu, triển khai thực hiện và hoàn thành đề tài luận án

Từ tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, có thể thấy, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang một cách toàn diện và dưới góc độ kinh tế chính trị Vì vậy, đề

tài “Phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang” mà nghiên cứu sinh

lựa chọn là một đề tài độc lập, không trùng lặp với bất cứ công trình khoa học nào đã được công bố.

1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Từ những kết quả đã chỉ ra trong tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, nghiên cứu sinh xác định những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong đề tài luận án như sau:

Một là, về lý luận và kinh nghiệm Tiếp tục nghiên cứu, làm rõ: Phát

Trang 37

triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang là gì? Đánh giá PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang cần dựa trên những nội dung và tiêu chí nào? Quá trình PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào và xu hướng ảnh hưởng của những yếu tố này diễn ra như thế nào? Những bài học có thể tham khảo cho PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang trên cơ sở khảo cứu kinh nghiệm PTCNBV ở một số địa phương nước ngoài và trong nước là gì?

Từ những kết quả nghiên cứu đã chỉ ra về PTCN và PTCNBV, nghiên cứu sinh tiến hành xây dựng quan niệm về PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang Đồng thời, xác định nội dung và các tiêu chí đánh giá tương ứng với từng nội dung; xác định các yếu tố ảnh hưởng và chỉ rõ xu hướng ảnh hưởng của những yếu tố này đến quá trình PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang Những yếu tố ảnh hưởng được chỉ ra là cơ sở lý luận để nghiên cứu sinh xác định nguyên nhân của thành tựu và hạn chế, quan điểm và giải pháp phù hợp nhằm PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang đến năm 2035.

Những địa phương có tính tương đồng sẽ được nghiên cứu sinh lựa chọn để tiến hành khảo sát kinh nghiệm về PTCNBV Từ những kinh nghiệm khảo sát được, nghiên cứu sinh đề xuất bài học có thể tham khảo đối với tỉnh Bắc Giang trong PTCNBV Đồng thời, kinh nghiệm của những địa phương được khảo sát cũng là những gợi ý mang tính thực tiễn để nghiên cứu sinh đề xuất quan điểm và giải pháp phù hợp nhằm PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang đến năm 2035.

Hai là, về đánh giá thực trạng PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang Nghiên cứu trả

lời những câu hỏi: Những thành tựu và hạn chế trong PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang là gì? Đâu là nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế này? Những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới là gì?

Trên cơ sở khung lý thuyết đã xây dựng ở chương 2, nghiên cứu sinh tiến hành đánh giá thực trạng PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang Trong quá trình đánh giá thành tựu và hạn chế trong PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn

Trang 38

2010 - 2022, nghiên cứu sinh không miêu tả số liệu đơn thuần mà cố gắng chỉ ra xu hướng phát triển của công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang theo từng nội dung, tiêu chí đã được lựa chọn trước đó Nghiên cứu sinh làm rõ nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế đã được xác định; đồng thời, chỉ ra những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết trong PTCNBV thời gian tới Việc giải quyết những mâu thuẫn này sẽ trực tiếp góp phần PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang; đồng thời, cũng là đóng góp mới về cơ sở thực tiễn của luận án.

Ba là, về quan điểm và giải pháp PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang đến năm

2035 Nghiên cứu trả lời câu hỏi: Để thực hiện PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang đến năm 2035 cần quán triệt những quan điểm và thực hiện những giải pháp gì?

Quan điểm và giải pháp PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang đến năm 2035 được nghiên cứu sinh đề xuất trên cơ sở những vấn đề thực tiễn đặt ra cần tiếp tục giải quyết, các yếu tố ảnh hưởng đến PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang, cũng như gợi ý từ những kinh nghiệm có thể tham khảo của các địa phương đã khảo sát Những quan điểm và giải pháp này được đề xuất trên cơ sở đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ và khả thi, nhằm hướng tới mục đích cuối cùng là thúc đẩy PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển KT - XH bền vững của Tỉnh.

Trang 39

Kết luận chương 1

Phát triển công nghiệp bền vững đã trở thành một xu hướng tất yếu Quá trình PTCNBV của mỗi địa phương cần được tiếp cận một cách toàn diện và được đánh giá trên cả ba trụ cột: Bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường Thực tiễn cho thấy, “vấn đề công nghệ” sẽ quyết định mức độ bảo đảm tính bền vững của quá trình PTCN, không chỉ ở khía cạnh kinh tế, mà còn ở cả khía cạnh xã hội và môi trường.

Kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án cho thấy, vấn đề PTCNBV đã được quan tâm, nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau và có sự thống nhất nhất định về nội dung, PTCNBV là quá trình PTCN trên cả ba trụ cột: Phát triển bền vững về kinh tế, PTBV về xã hội và PTBV về môi trường Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này đã cung cấp một cái nhìn khá đầy đủ, toàn diện và đem lại những gợi ý cả về mặt lý luận và thực tiễn Từ đó, làm cơ sở hình thành phương pháp luận đúng đắn trong quá trình nghiên cứu về PTCNBV.

Mặc dù đã có khá nhiều nghiên cứu về PTCNBV ở cấp độ địa phương, tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang một cách toàn diện và dưới góc độ kinh tế

chính trị Vì vậy, đề tài “Phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh BắcGiang” mà nghiên cứu sinh lựa chọn là một đề tài độc lập và là vấn đề có

tính cấp thiết, cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Trang 40

Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP BỀNVỮNG Ở TỈNH BẮC GIANG VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN

2.1 Phát triển công nghiệp và phát triển công nghiệp bền vững

2.1.1 Một số vấn đề lý luận về công nghiệp và phát triển công nghiệp

2.1.1.1 Quan niệm công nghiệp

Thực tiễn lịch sử cho thấy, sự phát triển của nền sản xuất xã hội cũng đồng thời là quá trình các công cụ sản xuất từng bước được cải tiến và ngày càng hoàn thiện hơn Con người ngày càng làm chủ việc ứng dụng kết quả của việc cải tiến công cụ lao động và sau này là những thành tựu KH&CN vào quá trình sản xuất.

Từ góc độ phân công lao động xã hội, sự hình thành và phát triển của công nghiệp, với tư cách một ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế, là kết quả của quá trình phát triển lâu dài, từ khi sản xuất thủ công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp Theo V.I Lênin, công nghiệp là một ngành kinh tế, kết quả tất yếu đến của sự phát triển sản xuất, mà trực tiếp là sản xuất hàng hóa:

“Kinh tế hàng hóa phát triển đưa đến chỗ làm tăng thêm số lượng các ngành công nghiệp riêng biệt và độc lập; xu hướng của sự phát triển này là nhằm biến việc sản xuất không những từng sản phẩm riêng, mà cả việc sản xuất từng bộ phận riêng của sản phẩm; và không những việc sản xuất sản phẩm mà thậm chí cả từng thao tác trong việc chế biến sản phẩm thành sản phẩm tiêu dùng, thành một ngành công nghiệp riêng biệt” [46, tr 21-22].

Công nghiệp là một bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh tế quốc dân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh, “Công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế” [50, tr 375]; “Người thì có hai chân Kinh tế một nước thì có hai bộ phận chính: Nông nghiệp và công nghiệp Người không thể thiếu một chân, thì nước không thể thiếu một bộ phận kinh tế” [49, tr 182]

Ngày đăng: 01/05/2024, 23:12

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan