lý luận của v i lênin về các đặc điểm của độc quyền và độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
lý luận của v i lênin về các đặc điểm của độc quyền và độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

+ Những liên minh độc quyền, thoạt đầu hình thành theo sự liên kết ngang, tức là sự liên kết nhứng doanh nghiệp trong cùng ngành, dưới những hình thức Cartel, Syndicate, Trust: Cartel Đ

Trang 1

ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA KH XÃ HỘI & NHÂN VĂN

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

ĐỀ TÀI: LÝ LUẬN CỦA V.I.LÊNIN VỀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỘCQUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊTRƯỜNG TƯ BẢN CHỦ NGHĨA.

Trang 2

PHÂN CHIA CÔNG VIỆC GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

1Nguyễn Phương Chi0848Vận dụng lý luận vào thực tiễn100%2Trương Xuân Đức1223Cơ sở lý luận chung về các đặc

điểm của độc quyềnLời mở đầu

Kết luận

3Nguyễn Thị Ngọc Hân 2598Vận dụng lý luận vào thực tiễn100%4Hồ Thị Thảo Hiền4607Cơ sở lý luận chung về độc quyền

nhà nước trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa

5Hồ Công Phi Hoàng1490Cơ sở lý luận chung về độc quyềnnhà nước trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa

6Võ Hoàng Oanh0567Vận dụng lý luận vào thực tiễnKết luận

7Hoàng Hữu Phúc2269Vận dụng lý luận vào thực tiễn100%8Nguyễn Trúc Quỳnh3477Vận dụng lý luận vào thực tiễn100%

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU………4CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỘCQUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TƯ BẢN CHỦ NGHĨA……….………5

I Lý luận của V.I.Lênin về độc quyền trong nền kinh tế thị trường……… 5 1 Tổng quan về chủ nghĩa tư bản độc quyền……… 5

2 Nguyên nhân hình thành và tác động của độc quyền……… 5 3 Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền……… 6 4 Đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền……… 6

II Lý luận của V.I Lênin về độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản 12 1 Nguyên nhân ra đời và phát triển của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản………12

2 Bản chất của CNTB độc quyền nhà nước……….14 3 Những biểu hiện chủ yếu của CNTB độc quyền nhà nước…… 15 4 Giới hạn trong phát triển của chủ nghĩa tư bản……….17

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG LÝ LUẬN VÀO THỰC TIỄN………21

I Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC)……… 21 II Phi vụ “mua” tổng thống của 3 ông trùm tài chính nước Mỹ………… 22 III Lịch sử đen tối của Nike……….24 IV Standard oil……….25 V Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là một biểu hiện mới của sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc, đế quốc………27

KẾT LUẬN……… 29TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 30

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước đã ra đời ở Đức nhưng chưa trở nên phổ biến Mãi cho đến sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, tức là đến giữa thế kỷ XX Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước mới trở thành một thực thể rõ ràng và là một đặc trưng của chủ nghĩa tư bản hiện đại Sự ra đời và phát triển của Chủ Nghĩa Tư Bản độc quyền là mặt biến đổi quan trọng trong quan hệ quản lý và là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản đương đại Đầu thế kỷ XX, V.I.Lenin đã chỉ rõ : Chủ Nghĩa Tư Bản độc quyền thành Chủ Nghĩa Tư Bản độc quyền nhà nước là khuynh hướng tất yếu Để tìm hiểu rõ hơn về Chủ Nghĩa Tư Bản độc quyền, dưới góc độ một bài tiểu luận, nhóm em xin phép trình bày đề tài :" Lý luận của V.I.Lenin về các đặc điểm của độc quyền và độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa" Qua bài tiểu luận, nhóm em xin được làm sáng tỏ 2 vấn đề chính :

- Các đặc điểm của độc quyền và độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.

- Áp dụng lý thuyết trên để nghiên cứu về sự hiện diện của độc quyền trong kinh tếthị trường tư bản chủ nghĩa

Bài tiểu luận sẽ còn tồn đọng một số thiếu sót Kính mong quý thầy cô có thể bổ sung và đóng góp ý kiến để bài tiểu luận của nhóm em hoàn chỉnh hơn!

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô!

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦAĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ

THỊ TRƯỜNG TƯ BẢN CHỦ NGHĨA

I Lý luận của V.I.Lênin về độc quyền trong nền kinh tế thị trường1 Tổng quan về chủ nghĩa tư bản độc quyền:

- Chủ nghĩa tư bản độc quyền là hình thái kinh tế xã hội phát triển cao của xã hộiloài người, xuất hiện đầu tiên tại Châu Âu, được phát triển từ trong lòng xã hội phongkiến và chính thức được xác lập là hình thái kinh tế xã hội tại Anh và Hà Lan vào thếkỉ XVIII Sau cách mạng Pháp cuối thế kỉ thứ XVIII, hình thái chính trị của nhà nướctư bản chủ nghĩa dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại Châu Âu và loại bỏ dần hình tháinhà nước của chế độ phong kiến, quý tộc Và sau này hình thái chính trị - kinh tế - xãhội tư bản chủ nghĩa lan ra khắp Châu Âu và thế giới.

2 Nguyên nhân hình thành và tác động của độc quyền:

- Theo C.Mác và Ăng-ghen: “Tự do cạnh tranh sinh ra tích tụ và tập trung sảnxuất, tích tụ và tập trung sản xuất này phát triển đến một trình độ nào đó sẽ dẫn đếnđộc quyền.”

- Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh phát triển đến trình độ nhất định là vàonhững năm 70 của thế kỉ XVIII, bằng con đường tích tụ và tập trung sản xuất Sau đóchủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn độc quyền, đặc biệt pháttriển mạnh vào đầu thế kỉ XX Sự độc quyền hay sự thống trị của tư bản độc quyền làcơ sở của chủ nghĩa tư bản độc quyền Sự xuất hiện của tư bản độc quyền chủ yếu donhững nguyên nhân sau:

+ Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoahọc kĩ thuật đòi hỏi các doanh nghiệp phải ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuậtmới vào trong sản xuất doanh nghiệp Muốn vậy, các danh nghiệp phải có vốn lớnthông qua quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, tích lũy tư bản để hình thành cáccông ty lớn

+ Hai là, cuối thế kỉ XIX, những thành tựu khoa học kĩ thuật mới xuất hiệnnhu: lò luyện kim mới, động cơ diezen, máy phát điện, các phương tiện vận tải mớinhư xe hơi, tàu thủy, tàu điện, máy bay, tàu hỏa,….

+ Ba là, trong điều kiện phát triển của khoa học kỹ thuật cùng với sự tác độngcủa các quy luật kinh tế thị trường (quy luật giá trị, cung cầu, cạnh tranh, lưu thông

Trang 6

tiền tệ,…) làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội theo hướng tập trung sản xuất quymô lớn

+ Bốn là, cạnh tranh gay gắt làm hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ bịphá sản và bị thôn tính vào các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp lớn tăng cườngtích tụ và tập trung sản xuất và liên kết nhau thành các công ty độc quyền lớn hơn.

+ Năm là, do khủng hoảng kinh tế năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư bản chủnghĩa làm hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản, các doanh nghiệp lớn cóthể tồn tại nhưng để phát triển phải đẩy nhanh tích tụ và tập trung sản xuất hình thànhcác doanh nghiệp quy mô lớn.

+ Sáu là, sự phát triển của hệ thống tín dụng trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúcđẩy tập trung sản xuất hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của tổchức độc quyền.

3 Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền:

- Xét về bản chất chủ nghĩa tư bản độc quyền là một nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tư bản.

- Chủ nghĩa tư bản độc quyền là chủ nghĩa tư bản trong đó ở hầu hết tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế tồn tại các tổ chức tư bản độc quyền và chúng chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.

- Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền vẫn không làm thay đổi được bản chất của chủ nghĩa tư bản Bản thân quy luật lợi nhuận độc quyền cũng chỉ là một hình thái biến tướng của quy luật giá trị thặng dư.

4 Đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền:

Có thể khái quát một số đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền như sau:

- Đặc điểm thứ nhất : Sự tập trung sản xuất và sự thống trị của các tổchức độc quyền.

+ Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền

+ Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các tư bản lớn để tập trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa nào đó nhằm mục đích thu được lợi nhuận độc quyền cao.

Trang 7

+ Những liên minh độc quyền, thoạt đầu hình thành theo sự liên kết ngang, tức là sự liên kết nhứng doanh nghiệp trong cùng ngành, dưới những hình thức (Cartel, Syndicate, Trust):

 Cartel (Đức) : Là hình thức tổ chức độc quyền dựa trên sự ký kết hiệp định giữa các xí nghiệp thành viên để thỏa thuận với nhau về giá cả, quy mô sản lượng, thị trường tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán,… Còn việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vẫn do bản thân mỗi thành viên thực hiện.

 Syndicate (Pháp) : Là hình thức tổ chức độc quyền trong đó việc tiêu thụ sản phẩm do một ban quản trị chung đảm nhiệm, nhưng sản xuất vẫn là công việc độc lập của mỗi thành viên Cartel và Syndicate dễ bị phá vỡ khi tương quan lực lượng thay đổi Vì vậy, hình thức độc quyền mới ra đời là Trust.

 Trust (Mỹ) : Là tổ chức độc quyền cao có ban quản trị chung quyết định tất cả các vấn đề của công ty (giống công ty cổ phần).

+ Liên kết dọc : Nghĩa là sự liên kết các xí nghiệp lớn thuộc các ngành khác, những có liên quan đến nhau về kinh tế, kỹ thuật hình thành các C.ôngxoócxiom Từ giữa thế kỷ XX, phát triển một kiểu liên kết mới - liên kết giữa các độc quyền theo cả chiều dọc và chiều ngang ở cả trong và ngoài nước Từ đó, hình thành nên các tổ chức độc quyền mới là Conglomerat hay Concern khổng lồ thâu tóm nhiều công ty, xí nghiệp thuộc những ngành công nghiệp rất khác nhau, đồng thời bao gồm cả vận tải, thương mại, ngân hàng và các dịch vụ khác,…

 Conglomerat : Là sự liên kết vài ba chục hãng vừa và nhỏ không có liên quan nào về sản xuất hoặc dịch vụ cho sản xuất, nhằm mục đích chiếm đoạt lợi nhuận bằng kinh doanh chứng khoáng, nên dễ bị phá sản chuyển thành Concern.

 Concern : Là tổ chức độc quyền đa ngành, thành phần của nó có hàng trăm xí nghiệp có quan hệ với những ngành khác và phân bố ở nhiều nước Điều này làm giảm thiểu rủi ro do cạnh tranh khốc liệt.

Trang 8

+ Nhờ nắm được địa vị thống trị trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông, các tổ chức độc quyền có khả năng định ra giá cả độc quyền Giá cả độc quyền là giá cả hàng hóa có sự chênh lệch rất lớn so với giá cả sản xuất Họ định ra giá cả độc quyền cao hơn giá cả sản xuất đối với những hàng hóa mà họ bán ra và giá cả độc quyền thấp dưới giá cả sản xuất đối với những hàng hóa mà họ mua, trước hết là nguyên liệu Qua đó thu được lợi nhuận độc quyền Tuy nhiên giá cả độc quyền không thủ tiêu được tác động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư Vì xét toàn bộ xã hội thì tổng giá cả vẫn bằng tổng số giá trị và tổng lợi nhuận vẫn bằng tổng giá trị thặng dư trong các nước tư bản chủ nghĩa Những thứ mà các tổ chức độc quyền kếch xù thu được cũng là những thứ mà các tầng lớp tư sản vừa và nhỏ, nhân dân lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa và nhân dân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc mất đi

- Đặc điểm thứ hai: Tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi phối sâusắc nền kinh tế.

+ Song song với quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong công nghiệp, trong ngân hàng cũng diễn ra quá trình tích tụ, tập trung dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền trong ngân hàng.

+ Quy luật tích tụ, tập trung trong ngân hàng cũng giống như trong công nghiệp, do quá trình cạnh tranh các ngân hàng vừa và nhỏ bị phá sản hoặc bị thôn tính và hình thành các ngân hàng lớn.

+ Khi sản xuất trong ngành công nghiệp tích tụ, tập trung ở mức độ cao, thì các ngân hàng nhỏ không đủ tiềm lực và uy tín phục vụ cho công việc kinh doanh của các doanh nghiệp, công nghiệp lớn Trong điều kiện đó, các ngân hàng vừa và nhỏ, tự sáp nhập vào các ngân hàng lớn hoặc phải phá sản trước quy luật khốc liệt của cạnh tranh Quá trình này đã thúc đẩy các tổ chức độc quyền ngân hàng ra đời.

+ Sự xuất hiện, phát triển của các tổ chức độc quyền trong ngân hàng đã làm thay đổi quan hệ giữa các doanh nghiệp ngân hàng và công nghiệp, làm cho ngân hàng có vai trò mới: Từ chỗ ngân hàng chỉ là trung gian trong việc

Trang 9

thanh toán và tín dụng, thì nay đã nắm được hầu hết lượng tiền tệ của xã hội nên có quyền lực “vạn năng”, khống chế mọi hoạt động của nền kinh tế xã hội.

+ Dựa trên địa vị người chủ cho vay, độc quyền ngân hàng “cử” đại diện của mình vào các cơ quan quản lý của độc quyền công nghiệp để theo dõi việc sử dụng tiền vay hoặc các tổ chức độc quyền ngân hàng còn trực tiếp đầu tư vào công nghiệp Trước sự khống chế và chi phối ngày càng mạnh mẽ của ngân hàng, một quá trình xâm nhập tương ứng trở lại của các độc quyền công nghiệp vào ngân hàng cũng diễn ra Các tổ chức độc quyền công nghiệp cũng tham gia vào việc của ngân hàng bằng cách mua cổ phần của các ngân hàng lớn để chi phối hoạt động của ngân hàng Quá trình độc quyền hóa trong công nghiệp và ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau làm nảy sinh một loại tư bản mới gọi là tư bản tài chính.

+ V.I.Lenin viết :“Tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một số ít ngân hàng độc quyền lớn nhất, với tư bản của những liên minh độc quyền các nhà công nghiệp”.

+ Sự phát triển của tư bản tài chính dần dần dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ những nhà tư bản kếch xù chi phối toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị của toàn xã hội, gọi là tài phiệt (hay đầu sỏ tài chính, trùm tài chính).

+ Các tài phiệt thực hiện sự thống trị của mình thông qua “chế độ tham dự” Thực chất của “chế độ tham dự” là một nhà tài chính lớn, hoặc một tập đoàn tài chính mua số cổ phiếu khống chế, chi phối của một công ty lớn nhất -công ty gốc gọi là “-công ty mẹ”; -công ty này mua lại được cổ phiếu khống chế, thống trị các “công ty con”, “công ty con” đến lượt nó lại chi phối các “công ty cháu”,…

+ Nhờ có “chế độ tham dự” và phương pháp tổ chức tập đoàn theo kiểu móc xích như vậy, bằng một lượng tư bản đầu tư nhỏ, mà tài phiệt có thể khống chế và điều tiết được một lượng tư bản lớn gấp nhiều lần.

+ Ngoài “chế độ tham dự”, tài phiệt còn sử dụng những thủ đoạn như lập công ty mới, phát hành trái khoán, kinh doanh công trái, đầu tư chứng khoán ở sở giao dịch, đầu cơ ruộng đất,… để thu lợi nhuận độc quyền cao Về

Trang 10

mặt chính trị, hệ thống các nhà tài phiệt chi phối mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là chi phối chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước, biến nhà nước tư sản thành công cụ phục vụ lợi ích cho chúng, cho chúng thống trị được về kinh tế.

- Đặc điểm thứ ba: Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến.

+ Đối với các tập đoàn độc quyền, việc đưa tư bản ra nước ngoài để tìm kiếm nơi đầu tư có lợi nhất trở thành phổ biến, gắn liền với sự tồn tại của các tổ chức độc quyền

+ Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư và nguồn lợi ở các nước nhập khẩu tư bản.

+ Nguyên nhân:

 Thừa tư bản tương đối, cần tìm nơi đầu tư có lợi hơn ở nước ngoài Do các nước xuất khẩu tư bản có khoa học kỹ thuật tiến bộ làm tăng cấu tạo hữu cơ và giảm tỷ xuất lợi nhuận.

 Các nước đang phát triển có nguồn tài nguyên dồi dào, nhân công rẻ mạt nhưng thiếu vốn kỹ thuật, làm môi trường thuận lợi để tư bản độc quyền xuất khẩu tư bản.

+ Xuất khẩu tư bản được thực hiện dưới hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp.

 Đầu tư trực tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng các xí nghiệp mới hoặc mua lại các xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư và trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận cao, biến nó thành 1 chi nhánh của “công ty mẹ” ở chính quốc Các xí nghiệp mới hình thành thường tồn tại dưới dạng hỗn hợp song phương hoặc đa phương, nhưng cũng có những xí nghiệp toàn bộ vốn là của công ty nước ngoài

 Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc cho vay để thu lợi tức, mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

Trang 11

- Đặc điểm thứ tư: Sự phân chia thị trường thế giới là tất yếu giữa cáctập đoàn độc quyền.

+ Quá trình tích tụ và tập trung tư bản phát triển, việc xuất khẩu tư bản t

ăng lên cả về quy mô và phạm vi tất yếu dẫn tới sự phân chia thế giới về mặt ki nh tế giữa các tập đoàn tư bản độc quyền và hình thành các tổ chức độc quyền q uốc tế.

+ Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản đã chứng tò thị trường trong n ước luôn gắn với thị trường ngoài nước Đặc biệt trong giai đoạn chủ nghĩa tư b án độc quyền, thị trường ngoài nước còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước tư bản V.I.Lênin nhận xét: "Bọn tư sản chia nhau thế giới, không phả i do tính độc ác đặc biệt của chúng, mà do sự tập trung đã tới mức độ buộc chú ng phải di vào con đường ấy để kiếm lời.

+ Sự đụng độ trên trường quốc tế giữa các tổ chức độc quyền có sức mạ nh kinh tế hùng hậu lại được sự ủng hộ của nhà nước "của mình" và các cuộc c ạnh tranh khốc liệt giữa chúng tất yếu dẫn đến xu hướng thoả hiệp, ký kết các h iệp định, để củng cố địa vị độc quyền của chúng trong những lĩnh vực và những thị trường nhất định Từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế dưới dạ ng Cartel, Syndicate, Trust quốc tế.

- Đặc điểm thứ năm: Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cườngquốc, đế quốc

+ Sự phân chia thế giới về kinh tế được củng cố và tăng cường bằng việ

c phân chia thế giới về lãnh thổ V.I.Lênin đã chỉ ra rằng: “Chủ nghĩa tư bản ph át triển càng cao, nguyên liệu càng thiếu thốn, sự cạnh tranh càng gay gắt và vi ệc tìm kiếm các nguồn nguyên liêu trên toàn thế giới càng ráo riết, thì cuộc đấu tranh để chiếm thuộc địa càng quyết liệt hơn".

+ Các cường quốc đế quốc ra sức xâm chiếm thuộc địa, bởi vì thuộc địa là nơi bảo đảm nguồn nguyên liệu và thị truờng thường xuyên; là nơi tương đối an toàn trong cạnh tranh, bảo đảm thực hiện đồng thời những mục đích về kinh

Trang 12

tế, quân sự và chính trị Từ sau năm 1880, những cuộc xâm chiếm thuộc địa bắt đầu phát triển mạnh Đến cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX các nước đế quốc đã hoàn thành việc phân chia lãnh thổ thế giới Đế quốc Anh chiếm được nhiều th uộc địa nhất, sau đó đến Nga (Nga Hoàng) và Pháp, số dân thuộc địa của Pháp l ại nhiều hơn số dân thuộc địa của ba nước Đức, Mỹ, Nhật cộng lại.

+ Sự phân chia lãnh thổ và phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản tấ t yếu dẫn đến cuộc đấu tranh đòi chia lại thế giới Đó là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918) và cuộc Chiến tranh thế gi ới thứ hai (1939- 1945).

+ V.I.Lênin viết: “Khi nói đến chính sách thực dân trong thời đại chủ ng hĩa đế quốc tư bản, thì cần chú ý rằng tư bản tài chính và chính sách quốc tế thí ch ứng với nó, đã tạo nên hàng loạt hình thức lệ thuộc có tính chất quá độ của các nước Tiêu biểu cho thời đại đó, không những chỉ có hai loại chủ yếu: Nhữn g nước chiếm thuộc địa và những thuộc địa, mà còn có nhiều nước phụ thuộc v ới những hình thức khác nhau, những nước này trên hình thức thì được độc lập về chính trị, nhưng thực tế lại mắc vào cái lưới phụ thuộc về tài chính và ngoại giao”.

=> Năm đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc có liên quan chặt chẽvới nhau, nói lên bản chất của chủ nghĩa đế quốc về mặt kinh tế là sự thống trịcủa chủ nghĩa tư bản độc quyền, về mặt chính trị là hiếu chiến, xâm lược.

II Lý luận của V.I Lênin về độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản:

1 Nguyên nhân ra đời và phát triển của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản.

- V I Lê-nin, nhà lãnh đạo của Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa ở Nga và là một trong những nhà tư tưởng Mác - Lê-nin hàng đầu, đã phát triển các lý luận về độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản Ông đã đặt vấn đề về vai trò của nhà nước trong xã hội với sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản và cách nhà nước phản hồi lại các thuật toán mà hệ thống này đã đem lại.

Trang 13

- Do sự tích tụ và tập trung vốn càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất càng cao, tạo ra nhưng cơ cấu kinh tế to lớn đòi hỏi phải có sự điều tiết từ một trung tâm đối với sản xuất và phân phối.

- Sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mới có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội mà các tổ chức độc quyền tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh do vốn lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận (giao thông, kết cấu hạ tầng, năng lượng, giáo dục…) Vì vậy, nhà nước phải đảm nhiệm.

- Lenin nhấn mạnh rằng chủ nghĩa tư bản tự nhiên tạo ra sự phân chia giữa tầng lớp tư sản và giai cấp công nhân Tầng lớp tư sản nắm giữ các tư liệu sản xuất và tài sản của xã hội, trong khi công nhân không có gì ngoài sức lao động của họ Điều này dẫn đến sự mất cân bằng quyền lực và tài nguyên trong xã hội Sự thống trị độc quyền đã làm sâu sắc thêm mâu thuẫn đối kháng giữa tư sản với vô sản và nhân dân lao động Lenin nhận thức rằng trong chủ nghĩa tư bản, lớp tư sản nắm giữ quyền lực và tài nguyên sản xuất Những người sở hữu tư bản này sẽ tìm cách bảo vệ lợi ích của mình và cố gắng gia tăng sự thống trị của họ trên cơ sở kinh tế và chính trị Nhà nước phải can thiệp để xoa diệu mâu thuẫn đó: trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, phát triển phúc lợi xã hội…

- Lenin cho rằng trong giai đoạn chuyển tiếp từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội, nhà nước phải giữ vai trò độc quyền và trở thành nhà nước cai trị của công nhân và tư sản Ông tin rằng độc quyền nhà nước trong giai đoạn này là cần thiết để đảm bảo quyền lực của công nhân và dần dần giải quyết các mâu thuẫn giai cấp

- Xu thế quốc tế hoá kinh tế và sự bành trướng của các liên minh độc quyền quốc tế bị những rào cản quốc gia dân tộc và xung đột lợi ích với các đối thủ trên thế giới.

=> Tóm lại, lý luận của V.I Lenin về độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tưbản nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong bảo vệ lợi ích của tầng lớp tư sảntrong giai đoạn chuyển tiếp từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội Tuy

Trang 14

nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng độc quyền nhà nước chỉ là giai đoạn tạm thờivà sẽ mất đi khi xã hội không còn giai cấp.

2 Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước:

- Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư sản thành một thiết chế và thể chế thống nhất, trong đó nhà nước tư sản bị phụ thuộc vào các tổ chức kinh tế nhằm bảo vệ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản.

- Xét về bản chất, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước vẫn là chủ nghĩa tư bản, chịu sự chi phối của quy luật thặng dư, mặc dù nó đã có nhiều thay đổi với chủ nghĩa tư bản thời kì cạnh tranh tư do.

- Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền (chủ nghĩa đế quốc) Nó là sự thống nhất của 3 quá trình gắn bó chặt chẽ với nhau: tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền, tăng vai trò can thiệp của nhà nước vào kinh tế, kết hợp sức mạnh kinh tế của độc quyền tư nhân với sức mạnh chính trị của nhà nước trong một thể thống nhất và bộ máy nhà nước phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền.

- Những điểm đáng lưu ý:

+ Trong cơ cấu chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, nhà nước trở thành một tập thể tư bản khổng lồ, nó cũng là chủ sở hữu các xí nghiệp, cũng tiến hành kinh doanh, bốc lột lao động làm thuê như một nhà tư bản thông thường, …

+ Nhà nước tư bản độc quyền còn có chức năng chính trị và khả năng trấn áp xã hội như quân đội, cảnh sát, nhà tù, …

- Về quản lý: Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự can thiệp, sự điều tiết của nhà nước về kinh tế Mặc dù trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản độc quyền, nhà nước đã có sự can thiệp, điều tiết kinh tế ở chừng mực nhất định, nhưng hoạt động chi phối vẫn là của bàn tay vô hình hoặc sự can thiệp, điều tiết của nhà nước mang tính gián tiếp Chẳng hạn, ngay ở giai đoạn nhà nước đã điều tiết gián tiếp vào quan hệ kinh tế bằng thuế má,

Trang 15

bằng việc đi xâm lược nước ngoài để mở rộng thị trường cho các tổ chức độc quyền…

=> Như vậy ta có thể thấy:

+ Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một mối quan hệ chính trị xã hội chứ không phải là một chính sách trong giai đoạn độc quyền chủ nghĩa tư bản.

+ Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là chủ nghĩa tư bản độc quyền có sự can thiệp, điều tiết của nhà nước về kinh tế, là sự kết hợp sức mạnh của tư bản độc quyền với sức mạnh của nhà nước về kinh tế Nhằm duy trì sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, làm cho chủ nghĩa tư bản thích nghi với điều kiện lịch sử mới.

3 Những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước:a Sự kết hợp về nhân sự giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước

- Theo V.I Lenin: “sự liên minh cá nhân của các ngân hàng với công nghiệp được bổ sung bằng sự liên minh cá nhân của ngân hàng và công nghiệp nhà nước”.

- Có sự xâm nhập lẫn nhau của các tổ chức độc quyền và bộ máy nhà nước Đại biểu của các tổ chức độc quyền xâm nhập vào bộ máy nhà nước và ngược lại, các chính trị gia trong bộ máy nhà nước lại là các ông chủ của tổ

- Sở hữu tư bản độc quyền nhà nước là sở hữu tập thể của giai cấp tư sản độc quyền, có nhiệm vụ ủng hộ và phục vụ lợi ích của tư bản độc quyền nhằm duy trì sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản Nó biểu hiện không những ở chỗ sỡ hữu nhà nước tăng lên mà còn ở sự tăng trưởng mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và sở hữu độc quyền tư nhân, hai loại sở hữu này đan kết với nhau trong quá trình tuần hoàn của tổng tư bản xã hội.

Ngày đăng: 01/05/2024, 22:24

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan