nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến stress trong học tập của sinh viên trường đại học duy tân

89 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến stress trong học tập của sinh viên trường đại học duy tân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Do đó, nghiên cứu được thực hiện với mục đích nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng đến stress của sinh viên, trên cơ sở đó, nhóm chúng em cũng đưa ra những giải pháp, khuyến nghị để hoà

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN -

-BÀI TIỂU LUẬNMÔN: TRANH TÀI GIẢI PHÁP

ĐỀ TÀI: “NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNGĐẾN STRESS TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN”

Đà Nẵng, năm 2024.

GVHD : Nguyễn Minh NhậtLớp : MGT 396 N

SVTH : Huỳnh Thị Thanh Thúy_5912

Trần Dương Thu Sương_9875

Trang 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

A MỞ ĐẦU

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ máy móc ngày càng hiện đại, tân tiến, kéo theo cuộc sống của con người cũng ngày càng phát triển theo Cuộc sống dường như đang thay đổi rất nhiều, song từ đó, trong công việc cũng như học tập, con người dường như bị kéo theo những bộn bề, suy nghĩ, áp lực khi phải theo kịp những tiến độ, những sự phát triển mưới của xã hội, khiến họ dần trở nên khó có thể duy trì được tinh thần ổn định dễ bị stress, căng thẳng.

Stress là một triệu chứng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tâm lý và cả vật chất của con người Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng số người tự tử ở Việt Nam Mỗi năm ước tính có khoảng hàng chục ngàn người tự tử do trầm cảm, stress gấp 2.5 lần so với số người chết vì tai nạn giao thông

Theo số liệu thống kê về căng thẳng năm 2021, thống kê mức độ căng thẳng theo nhóm tuổi của thế hệ gen Z chiếm tới 6.1 ( hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, 2020).

Trên thực tế, đã có nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy tình trạng căng thẳng, lo lắng xảy ra trong quá trình học tập và thực hành chuyên môn có thể tác động tiêu cực lâu dài đến điểm số cũng như mức độ hài lòng của sinh viên Thế nhưng tại Việt Nam, nghiên cứu về sức khỏe, tinh thần của sinh viên cùng những yếu tố ảnh hưởng, vẫn còn khá ít Do đó, nghiên cứu được thực hiện với mục đích nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng đến stress của sinh viên, trên cơ sở đó, nhóm chúng em cũng đưa ra những giải pháp, khuyến nghị để hoàn thiện và định hướng cho các bạn trẻ Việt Nam nói chung và sinh viên tại trường Duy Tân nói riêng, nhằm giảm thiểu được những hệ quả tiêu cực trong việc học

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu cơ sở lý luận

Nghiên cứu nhằm làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến stress trong việc học tập của sinh viên Trường Đại học (ĐH) Duy Tân, từ đó tìm ra giải pháp giúp sinh viên tìm ra giải pháp cải thiện được tinh thần ổn định và phương pháp học tập hiệu quả hơn.

Trang 4

1.2.2 Mục tiêu thực tiễn

 Một là, xác định được cường độ học tập của sinh viên, ở mức độ trung bình hay nặng  Hai là, phân tích các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến thái độ trong việc học của sinh viên để lý giải các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng căng thẳng stress của sinh viên

 Ba là, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến sự phát triển tiến bộ trong học tập của sinh viên Duy Tân

 Bốn là, tìm ra các giải pháp và những đề xuất rút ra từ nghiên cứu để giúp các bạn sinh viên Duy Tân cải thiện được tình trạng, tìm kiếm được những phương pháp học mới, đẩy mạnh các yếu tố tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo sinh viên, hoàn thành tốt chương trình học ở Trường ĐH Duy Tân, làm cơ sở để lựa chọn việc làm, xác định được mục tiêu sau khi ra trường từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các nhân tố ảnh hưởng đến stress trong học tập của sinh viên tại Trường ĐH Duy Tân.

1.3.2 Đối tượng khảo sát

Sinh viên học các ngành tại Trường ĐH Duy Tân

1.3.3 Phạm vi nghiên cứu

 Về không gian: Trường Đại học Duy Tân.

 Về thời gian: nhóm thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến stress trong học tập của sinh viên Trường Đại học Duy Tân trong thời gian từ tháng 1/2024 đến tháng 3/2024 Nghiên cứu này được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn, có những hạn chế chung về nghiên cứu nên kết quả điều tra chỉ ở một khoảng thời gian nhất định.

Trang 5

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính ( Qualitative research) là phương pháp thu thập các thông tin và dữ liệu dưới dạng “ phi số” để có được các thông tin chi tiết về đối tượng nghiên cứu Thực hiện phương pháp nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng trong công việc của nhân viên và hiệu chỉnh thang đo của các yếu tố trong mô hình nghiên cứu có đề xuất Nghiên cứu định tính được thực hiện theo 2 giai đoạn Giai đoạn 1, nhóm chúng em nghiên cứu dựa trên tổng quan cơ sở lý thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu, đưa ra bảng câu hỏi khảo sát Giai đoạn 2, nhóm chúng em tiến hành khảo sát 200 sinh viên đang theo học tại Đại học Duy Tân để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến Stress trong học tập của sinh viên và hiệu chỉnh các thang đo các yếu tố trong quá trình nghiên cứu đã đề xuất Kết quả của nghiên cứu được làm cơ sở xây dựng bảng câu hỏi thu thập thông tin để tiến hành nghiên cứu định lượng.

 Thời gian khảo sát bắt đầu từ tháng 1/2024 – 3/2024

 Phương pháp khảo sát: khảo sát trực tiếp trên trường thông qua bảng khảo sát, online

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng ( Quantitative research) là phương pháp thu thâp các thông tin và dữ liệu dưới dạng số học, số liệu có tính chất thống kê để có được những thông tin cơ bản, tổng quát về đối tượng nghiên cứu nhằm mục đích thống kê, phân tích, dữ liệu thường được thu thập thông qua khảo sát sử dựng bảng câu hỏi trên diện rộng và thường được áp dụng trong trường hợp mẫu nghiên cứu lớn.

Nghiên cứu định lượng được sử dụng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng trong học tập của sinh viên Duy Tân Nhóm chúng em sử dụng kỹ thuật xử lý và phân tích nhân tố Nhóm sử dụng kỹ thuật xử lý và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 tiến hành kiểm định thông qua các bước: Đánh giá độ tin cậy các thang đo bằng kiểm định Cronbach’s, phân tích nhân tố khám phá EFA bằng kiểm định OLS, phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu với kiểm định F Tiếp theo, thực hiện kiểm định ANOVA nhằm tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa về yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng trong học tập của sinh viên giữa các nhóm nghành học khác nhau trong trường nhằm tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa về yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng trong học tập của sinh viên giữa các nhóm nghành học khác nhau trong trường.

Trang 6

Khảo sát sử dụng bảng câu hỏi ( questionnaire survey) là phương pháp thu thập thông tin định lượng trên diện rộng, sử dụng bảng câu hỏi (bảng hỏi) khảo sát, điều tra; trong đó, tất cả các câu hỏi đã được soạn sẵn trước để thu thập thông tin từ đối tượng nghiên cứu Các câu hỏi thường ở dạng “đóng” với phương án trả lời cho sẵn và có thêm lựa chọn mở để đối tượng trả lời chia sẻ, giải thích thêm cho câu trả lời của mình.

 Thiết kết bảng câu hỏi

1.5 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Câu hỏi 1 Có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng, gây ra tình trạng stress trong học tập của sinh viên Trường ĐH Duy Tân?

Câu hỏi 2 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến việc học tập của sinh viên Đại học Duy Tân như thế nào?

Câu hỏi 3 Mức độ lo âu, trầm cảm của sinh viên Trường ĐH Duy Tân như thế nào?

Câu hỏi 4 Bằng cách nào để hình thành kỹ năng giải tỏa stress trong học tập của sinh viên?

Câu hỏi 5 Cần có những giải pháp gì để cải thiện phương pháp học tập, giảm được những tác động tiêu cực của stress gây ra?

1.6 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.6.1 Các nghiên cứu nước ngoài

[1] Seo, Young-sook ( Khoa điều dưỡng, trường Cao đẳng Y tế Daegu, Jeong, Chu young (Khoa điều dưỡng, Trường Cao đẳng Y tế Daegu); Cho, Eun-ha (Khoa Điều dưỡng, Trường Cao đẳng Ngoại ngữ Youngman) (2020) “ Factors Affecting Academic Stress of Nursing Students”

Tóm tắt: mục đích của nghiên cứu này là xác định mức độ và mối quan hệ giữa năng lực bản thân, hỗ trợ xã hội và căng thẳng học tập của sinh viên đại học điều dưỡng

Phương pháp: Nghiên cứu này là nghiên cứu mô tả nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng trong học tập Dữ liệu được thu thập bằng bảng câu hỏi cấu trúc từ ngày 10 đến ngày 30 tháng 6 năm 2020 Cuộc khảo sát thực hiện khảo sát trực tuyến với 159 học sinh tại thành phố D và B Dữ liệu được phân tích thống kê mô tả, hệ số tương quan “Pearson” và hồi quy bội từng bước

Trang 7

Kết quả: Căng thẳng trong học tập có tương quan với năng lực bản thân (r=-.41, p<.001) và hỗ trợ xã hội (r=-.40, p<.001 ) Trong hồi quy bội, tính tự tin vào năng lực bản thân (β=-.170, p=.010), hỗ trợ xã hội (β=-.137, p=.042) có liên quan đến căng thẳng trong học tập Những yếu tố này được quy cho 22,2% tổng phương sai về căng thẳng trong học tập

Kết luận: Vì vậy các yếu tố kỹ thuật can thiệp cảm xúc cần được áp dụng vào việc xây dựng chương trình nâng cao sức khỏe tâm thần, căng thẳng học tập của sinh viên điều dưỡng.

[2] Konrad T.Lisnyj, David L.Pearl, Jennifer E.McWhirter and Andrew Papadopoulos.(2021),

“ Exploration of Factors Affecting Post-Secondary Student’s stress and Academic success: Application of the socio- ecological model for Health Promotion”

Tóm tắt: Học sinh sau trung học Canada gặp phải sự gia tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của căng thẳng, điều này có tác động tiêu cực đến thành công học tập của các em Công trình này áp dụng mô hình sinh thái xã hội để nâng cao sức khỏe để khám phá các yếu tố bối cảnh ảnh hưởng đến mối quan hệ này ở cấp độ chính sách cá nhân, giữa các cá nhân, thể chế, cộng đồng và chính sách công

Phương pháp: Sử dụng phương pháp định tính, hiện tượng học, chúng tôi đã thực hiện 38 cuộc phỏng vấn bán cấu trúc với sinh viên đại học và nhân viên trong khuôn viên trường, những người cung cấp dịch vụ cho đối tượng này tại một cơ sở giáo dục sau trung học ở Tây Nam Ontario, Canada Phân tích theo chủ đề xác định một cách quy nạp các chủ đề bao quát trong quan điểm của người tham gia

Kết quả: Một số yếu tố tích cực và tiêu cực đã được xác định ở từng cấp độ mô hình sinh thái xã hội, thể hiện sự tương tác phức tạp của các yếu tố nhân khẩu học, tâm lý, cảm xúc, xã hội, thể chất và học tập ảnh hưởng đến căng thẳng học tập của học sinh

Kết luận: Việc thiếu giao tiếp và kiến thức dường như là nguyên nhân của nhiều yếu tố, nêu bật sự cần thiết phải tăng cường các chiến lược truyền thông để nâng cao nhận thức, khả năng tiếp cận và tính sẵn có của các dịch vụ và chương trình trong khuôn viên trường Kết quả cũng chỉ ra việc tập trung vào các nỗ lực nâng cao sức khỏe tâm thần chủ động, tập trung vào khả năng phục hồi, ngược dòng tại các cơ sở giáo dục sau trung học để giảm căng thẳng và cải thiện thành công trong học tập Kiến thức này có thể giúp các cơ sở ở Canada giải quyết tốt hơn nhu cầu của sinh viên.

Trang 8

[3] “ Factors Affecting Students’ Academic Performance in Higher Education: Evidence from

Accountancy Degree Programme” (2020), Haslinda Hassan, Rosli Mohamad, Raja Haslinda Raja Mohd Ali, Yurita Yakimin Abdul Talib, Hafizah Mohamad Hsbollah - Tunku Puteri Intan Safinaz School of Accountancy (TISSA-UUM), College of Business, Universiti Utara Malaysia, Kedah, Malaysia

Tóm tắt: Nhu cầu ngày càng tăng về kế toán trong tương lai đã dẫn đến số lượng sinh viên đăng ký vào các chương trình kế toán của các trường đại học Malaysia ngày càng tăng Tuy nhiên, việc mở rộng này đã gây ra một số lo ngại về việc liệu những sinh viên này có khả năng thành công trong học tập hay không Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra các yếu tố thúc đẩy kết quả học tập của sinh viên kế toán tại các trường đại học Malaysia Các yếu tố bao gồm giới tính, dân tộc, loại trường trung học, tài trợ và thu nhập gia đình Kết quả học tập của sinh viên được thể hiện bằng điểm trung bình tích lũy (CGPA) đạt được khi kết thúc chương trình

Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu định lượng sử dụng dữ liệu thứ cấp của 367 sinh viên kế toán đại học tốt nghiệp năm 2016 tại Đại học Utara Malaysia (UUM) để phân tích Các phát hiện cho thấy có sự khác biệt đáng kể trong kết quả học tập của học sinh liên quan đến các nhóm dân tộc, loại hình trường trung học và thu nhập gia đình Cụ thể, học sinh Mã Lai, Ấn Độ và các học sinh khác có kết quả học tập kém hơn so với học sinh Trung Quốc Tuy nhiên, giới tính và tài trợ không có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả học tập của họ Những phát hiện của nghiên cứu có thể giúp các tổ chức giáo dục đại học, phụ huynh và các nhà hoạch định chính sách hình thành các cơ chế can thiệp hiệu quả và đưa ra cách tiếp cận toàn diện hơn để cải thiện thành tích của học sinh.

1.6.2 Các nghiên cứu trong nước

[1] “Mối tương quan giữa stress học tập với lo âu, trầm cảm và mức độ stress của sinh viên

Đại học Bách Khoa Hà Nội”, Hoàng Thị Quỳnh Lan (2020)

Tóm tắt: Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu mối quan hệ giữa trầm cảm, lo âu, căng thẳng (DASS) và căng thẳng học tập (ESSA) của sinh viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tổng cộng có 354 học sinh đã tham gia cuộc khảo sát sử dụng thang đo DASS-42 và ESSA Các phân tích thống kê nghiêm ngặt đã dẫn đến những phát hiện thú vị Phản hồi DASS-42 báo cáo tỷ lệ trầm cảm cao Tỷ lệ lo lắng, căng thẳng của học sinh từ cấp trung bình trở lên lần lượt là 4%, 49,9% và 69,5% Yếu tố tâm linh không ảnh hưởng tới trầm cảm, căng thẳng của học sinh Cuối cùng, mối

Trang 9

tương quan giữa từng yếu tố của DASS-42 với từng yếu tố của ESSA cũng được báo cáo trong nghiên cứu này.

[2] “ Một số biểu hiện stress, lo âu, trầm cảm của sinh viên điều dưỡng tại Trường Đại học Y dược Huế và các yếu tố liên quan”, Nguyễn Thị Minh Thành, Nguyễn Thanh Thành Long, Nguyễn Thị Thu Hiền, Đoàn Thị Nhã Phương.( 2023)

Tóm tắt: Mục tiêu: Mô tả một số biểu hiện stress, lo âu, trầm cảm của sinh viên điều dưỡng tại trường Đại học Y Dược Huế và xác định một số yếu tố liên quan.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 828 sinh viên điều dưỡng chính quy từ năm 1 đến năm 4 trường đại học Y Dược Huế Thu thập số liệu từ 01/2022 đến 04/2022 Công cụ nghiên cứu: bộ câu hỏi nhân khẩu học, bộ công cụ đánh giá stress, lo âu, trầm cảm DASS 21 của Lovibond đã được chuẩn hóa Tiếng Việt Phân tích số liệu theo chương trình thống kê SPSS 20.

Kết quả: Tỷ lệ sinh viên điều dưỡng, trường Đại học Y Dược Huế có các biểu hiện của stress, lo âu, trầm cảm lần lượt là 16,2%, 14,6%, 3% Các yếu tố ảnh hưởng đến các biểu hiện của stress, lo âu, trầm cảm của sinh viên: Tôn giáo, tình trạng hôn nhân của gia đình, thu nhập gia đình, mối quan hệ các thành viên trong gia đình, chỗ ở của sinh viên, sinh viên có điện thoại di động, sử dụng internet, tình trạng hút thuốc, tình trạng sử dụng rượu bia, tình trạng yêu đương của sinh viên, mức độ tự tin của sinh viên.

Kết luận: Cần có các chương trình ngoại khóa, các chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần cho sinh viên điều dưỡng

[3] “ Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên khoa y tế Công cộng, Trường Đại Học Y

Dược Huế”, Đoàn Vương Diễm Khánh, Lê Đình Dương, Phạm Tuyên, Trần Bình Thắng, Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Trà My, Nguyễn Thị Yên, Bùi Đức Hà, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Văn Kiều

Tóm tắt: Cùng với viê •c gia tăng các yếu tố nguy cơ quá trình phát triển kinh tế, đô thị hóa và hô •i nhâ •p quốc tế, stress ngày càng phổ biến đă •c biê •t là trong môi trường giáo dục đại học, đào tạo Y khoa thì stress càng cao Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu (1) Mô tả tình trạng stress ở sinh viên năm thứ nhất khoa Y tế công cộng, trường Đại học Y Dược Huế, (2)Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress trên đối tượng này

Trang 10

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiê •n trên 209 sinh viên năm thứ nhất Khoa YTCC, Trường Đại học Y Dược Huế Số liê •u được thu thập bằng bộ công cụ tự điền gồm 5 phần: thông tin chung, đă •c điểm mối quan hệ cá nhân với gia đình, bạn bè, xã hội, các yếu tố về thói quen của sinh viên, các yếu tố về học tập của sinh viên, tình trạng stress của sinh viên Đo lường tình trạng stress của sinh viên bằng Thang đo PSS-14 (perceived stress scale-14 items) với điểm cắt PSS > 30 để xác định ngưỡng stress cao Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0, mô hình hồi quy logistic đa biến được sử dụng xác định các yếu tố liên quan với stress của sinh viên với độ tin cậy 95%

Kết quả: Tỷ lệ sinh viên bị stress cao chiếm 24.9%; sinh viên nữ cao gấp đôi so với sinh viên nam OR=2.3 (KTC:1.10 – 4.83); sinh viên tỉnh khác cao gấp 2.8 lần so với sinh viên trong tỉnh OR=2.83 (KTC:1.19 – 6.73) Các yếu tố có liên quan với tình trạng stress cao ở sinh viên bao gồm: (1) các mối quan hệ xã hội của sinh viên: có hay không có bạn thân, khó khăn trong quan hệ với bạn bè, khó khăn trong các hoạt động xã hội (2) các yếu tố liên quan đến quá trình học tập: áp lực học tập, có nguyên vọng thi lại Đại học, khó khăn trong tìm kiếm tài liệu; khó khăn trong tiếp cận các phương pháp giảng dạy, học tập mới

Kết luận: Stress là một tình trạng phổ biến trong sinh viên năm thứ nhất khoa y tế công cộng Các yếu tố về quan hệ xã hội và các yếu tố liên quan đến quá trình học tập có liên quan đến tình trạng mắc stress cao ở sinh viên.

1.7 KẾT CẤU ĐỀ TÀI

 Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu  Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu  Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

 Chương 4: Kết quả nghiên cứu  Chương 5: Kết luận và khuyến nghị

Trang 11

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương này, tác giả trình bày tổng quan về đề tài đang nghiên cứu thông qua lý do dẫn dắt để hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu tổng quát Những nội dung này sẽ giúp tác giả có cái nhìn tổng quát về nội dung, quá trình hình thành đề tài, để từ đó tạo cơ sở cho việc tìm hiểu sâu về các cơ sở lý thuyết liên quan trong chương tiếp theo

Trang 12

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Ở chương I giới thiệu tổng quan về các phương pháp nghiên cứu trước đây Chương II nhằm mục đích giới thiệu cơ sở lý thuyết để xây dựng mô hình lý thuyết

2.1.1 Các khái niệm cơ bản.2.1.1.1 Stress là gì?

Stress là một sự căng thẳng kéo dài: Trong cuộc sống, nếu luôn bị những căng thẳng, dồn nén với một sức ép kéo dài thì chúng ta không thể chịu đựng nổi mà phải ngã gục, đó là tình trạng stress.

“ Stress có tính chất tổng hợp chứ không phải thể hiện trong một trạng thái phản ứng không đặc hiệu của cơ thể với bất kỳ tín hiệu nào.” Theo Hans Selye ( nhà sinh lý học người Canada-1936)

Căng thẳng trong tiếng Anh là Stress, gốc là từ tiếng latinh stringere nghĩa là “ kéo căng” Ở người, căng thẳng thường được mô tả là một tình trạng tiêu cực hay tích cực có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người đó.

Stress có thể đem lại những hoạt động tích cực, kích thích sự tập trung trong học tập và công việc Tuy nhiên, nếu stress quá độ diễn ra liên tục sẽ dẫn tới sức khỏe tâm lý và thể chất chán nản, mệt mỏi, tiêu hóa kém, suy giảm miễn dịch và thậm chí có thể gây ra bệnh trầm cảm ảnh hưởng đến nhiều mối quan hệ xung quanh.

Theo Kemeny( 2007) cho rằng: các nguồn gây ra stress trong học tập là những suy nghĩ hay sự kiện làm giảm khả năng đạt được các mục tiêu liên quan đến học tập và thành công tại trường học của sinh viên Chẳng hạn, việc ôn thi hay làm bài tập nhóm là những nguồn hình thành stress trong học tập vì không đạt kết quả như mong muốn trong các hoạt động này có thể gây cản trở cho việc tốt nghiệp của sinh viên [1]

Theo quan điểm của R.Lazaus, stress là một khái niệm phức tạp liên quan đến nhiều thông số và quá trình Nó xảy ra trên nhiều bình diện sinh lý, nhận thức, cảm xúc, hành vi và môi trường Vì

Ngày đăng: 01/05/2024, 21:27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan