Bộ đề Luật Dân sự trọng tâm - Vòng 2 - Ôn thi công chức Viện kiểm sát nhân dân 2024

99 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Bộ đề Luật Dân sự trọng tâm - Vòng 2 - Ôn thi công chức Viện kiểm sát nhân dân 2024

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ đề Luật Dân sự trọng tâm - Vòng 2 - Ôn thi công chức Viện kiểm sát nhân dân 2024 Đề cương kiến thức trọng tâm, tiết kiệm thời gian, đạt điểm cao nhất.

Trang 1

DÂN SỰ - THI VIẾT CÔNG CHỨC

DÂN SỰ - THI VIẾT CÔNG CHỨC 1

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT DS 3

Câu 1 Nêu các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Phân tích nguyên tắc “Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực” (Khoản 3 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015) Cho ví dụ minh họa 3

Câu 2: Anh chị hãy cho biết Điều luật nào quy định phải áp dụng tập quán để giải quyết vụ, việc dân sự trước khi áp dụng các nguyên tắc khác như: Tương tự pháp luật; các nguyên tắc cơ bản của pháp luật, án lệ,lẽ công bằng trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng và tinh thần của điều luật đó ? (40 điểm) 6

Câu 3 Bằng các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, hãy chứng minh nhận định sau: “Bộ luật dân sự là luật chung điều chỉnh các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm” 7

Câu 4 Bằng các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, hãy chứng minh nhận định sau: “Bộ luật Dân sự năm 2015 đã cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, xây dựng, hoàn thiện hơn các cơ chế pháp lý công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực dân sự” 8

CHƯƠNG 2-3: CÁ NHÂN – PHÁP NHÂN 8

Câu 5 Trình bày về chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự Phân tích những quy định mới về chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự của Bộ luật Dân sự năm 2015 và nêu ý nghĩa của chúng 8

Câu 6: Phân tích quy đinh về năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo BLDS 2015 18

Câu 7: Phân tích các điều kiện để Tòa án tuyên bố cá nhân mất tích và hậu quả của việc tuyên bố cá nhân mất tích theo quy định của BLTTDS 2015 19

Câu 8: Phân tích các điều kiện để một tổ chức trở thành một pháp nhân theo quy định của BLTTDS? Nêu sựkhác biệt về năng lực chủ thể của pháp nhân và năng lực chủ thể của cá nhân 20

Câu 9: So sánh giữa phá sản pháp nhân và giải thể pháp nhân 21

Câu 10: Pháp nhân là gì? So sánh pháp nhân thương mại với pháp nhân phi thương mại 22

CHƯƠNG 4: GIAO DỊCH DÂN SỰ - ĐẠI DIỆN - THỜI HIỆU 23

Câu 11 Khái niệm giao dịch dân sự? Phân tích các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự? 23

Câu 12 Thế nào là giao dịch dân sự vô hiệu? Trình bày các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý? 27

Câu 13 Phân tích thời hiệu và các loại thời hiệu (có so sánh quy định của BLDS 2005 và BLDS 2015)? 27

Câu 14 Phân tích các loại thời hiệu theo quy định của BLDS năm 2015? Cho ví dụ minh họa? 33

Câu 15: Phân tích quy định của BLDS 2015 về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện VADS, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự 35

CHƯƠNG 5: TÀI SẢN 36

Câu 16 Phân tích quy định về tài sản: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản” Cho ví dụ minh họa 36

CHƯƠNG 6: QUYỀN SỞ HỮU VÀ QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN 38

Câu 17: Trình bày các căn cứ xác lập quyền sở hữu theo quy định của BLDS 2015 38

Câu 18 Chiếm hữu? Xác định các trường hợp chiếm hữu thuộc về người không phải là chủ sở hữu? Vận dụng để giải quyết một vụ việc cụ thể? 39

Câu 19: Phân biệt quy định của BLDS về quyền chiếm hữu và các hình thức chiếm hữu? cho ví dụ 40

Trang 2

Câu 20 Phân tích quyền khác đối với tài sản được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015, nêu ý nghĩa của

Câu 21: So sánh và phân tích xác lập quyền sở hữu đối với tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu và xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên theo quy định của BLDS 2015, cho ví dụ: 45

CHƯƠNG 7: CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU 47

Câu 22 Trình bày các hình thức sở hữu và chế độ pháp lý của từng hình thức sở hữu 47

Câu 23 Anh (chị) hãy cho biết các hình thức sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 Phân biệt sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần (40 điểm) 48

CHƯƠNG 9: CÁC PHƯƠNG THỨC BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU 50

Câu 24 Bảo vệ quyền sở hữu? Các phương thức dân sự bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của BLDS 2015? Cho ví dụ minh họa 50

Câu 25: Phân tích các đặc trưng của bảo vệ quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản bằng phương thức dân sự? Các hình thức bảo vệ quyền sở hữu theo phương thức dân sự 51

Câu 26: Phân tích các đặc trưng của phương thức tự bảo vệ quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản? Trình bày những điểm mới trong quy định về hương thức tự bảo vệ quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản của BLDS 2015 so với BLDS 2005 54

Câu 27: Phân tích điều kiện để áp dụng phương thức kiện đòi lại tài sản – một phương thức dân sự nhằm bảo vệ quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản 55

CHƯƠNG 10: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ 58

Câu 28 Phân tích điều kiện của người thừa kế theo quy định của BLDS năm 2015?Thời điểm mở thừa kế và ý nghĩa? 58

Câu 29: Xác định thời hiệu khởi kiện chia thừa kế theo quy định của BLDS 2015 59

Câu 30: Phân biệt thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật 60

CHƯƠNG 11: THỪA KẾ THEO DI CHÚC 64

Câu 31 Phân tích điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của BLDS năm 2015? 64

Câu 32: Phân tích các quy định về hình thức của di chúc theo quy định của BLDS 2015 66

Câu 33 Anh/ chị hãy phân tích quyền của người lập, di chúc theo quy định của BLDS 2015? 70

CHƯƠNG 12: THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT 71

Câu 34: Phân tích các trường hợp chia thừa kế theo pháp luật quy định của BLDS 2015 71

Câu 35 Phân tích khái niệm thừa kế thế vị, phân tích các điều kiện để cháu được thừa kế thế vị khi ông bà chết? 73

CHƯƠNG I: NGHĨA VỤ 73

Câu 36: Phân tích các căn cứ phát sinh nghĩa vụ theo quy định của BLDS 73

Câu 37: Phân biệt chuyển giao nghĩa vụ và thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba theo quy định của bộ luật dân sự 75

CHƯƠNG IV: CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM 76

Câu 38 Nêu các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Phân tích các biện pháp bảo lãnh, bảo lưu quyền sởhữu, cầm giữ tài sản và cho ví dụ minh họa 76

Câu 39 Có ý kiến cho rằng Bộ luật dân sự năm 2015 đã đổi mới cách tiếp cận về đăng ký biện pháp bảo đảmtừ đăng ký là nghĩa vụ của công dân sang đăng ký là quyền của công dân Bằng các quy định về đăng ký biệnpháp bảo đảm trong BLDS 2015 hãy bình luận ý kiến trên 79

CHƯƠNG V: HỢP ĐỒNG 80

Câu 40 Trình bày những quy định mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 về giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng và nêu ý nghĩa của những điểm mới đó? 80

Trang 3

Câu 41 Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng và thời điểm giao kết hợp đồng theo quy định của BLDS năm 2015? Ý nghĩa của việc xác định thời điểm có hiệu lực và thời điểm giao kết hợp đồng? 88Câu 42 Phân tích các quy định của BLDS năm 2015 về hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu?() 89Câu 43 Dựa vào quy định tại Điều 420 BLDS 2015, hãy phân tích điều kiện và nội dung thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản? Ví dụ? 92

CHƯƠNG X: TRÁCH NHIỆM BTTH NGOÀI HỢP ĐỒNG 94

Câu 44: Phân tích điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của BLDS năm 2015? Cho một tình huống cụ thể để chứng minh? () 94Câu 45 Anh/chị hãy phân tích các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và nêu các trường hợp gây thiệt hại không bị xác định là trái pháp luật? Cho ví dụ 97Câu 46: Phân tích năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo quy định của BLDS 2015 98Câu 47 Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng? 99Câu 48: Phân tích nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của BLDS 2015 101

CHƯƠNG XI: BTTH DO HÀNH VI CỦA CON NGƯỜI GÂY RA 101

Câu 49 Phân tích các điều kiện để một hành vi gây thiệt hại được coi là phòng vệ chính đáng? Cho ví dụ minh họa? 101Câu 50: Phân tích điều kiện để hành vi gây thiệt hại được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết và vấn đề bồi thường do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết 102

Trang 4

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT DS

Câu 1 Nêu các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Phân tích nguyên tắc “Cá

nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình

một cách thiện chí, trung thực” (Khoản 3 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015) Cho ví dụ

minh họa.

Đáp án khung:

1 Nêu được 05 nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự tại Điều 3 BLDS 2015.1 Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân

biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

2 Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình

trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm

điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

3 Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của

mình một cách thiện chí, trung thực.

4 Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm

đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.5 Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực

hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

Như vậy, so với BLDS năm 2005, nội dung về các nguyên tắc cơ bản được rút gọn hơn trong BLDS năm 2015, từ một Chương thành một Điều luật Theo đó, số lượng các nguyên tắc cũng giảm hơn, còn năm nguyên tắc.

2 Phân tích nguyên tắc “Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt

quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực” tại khoản 3 Điều 3

BLDS 2015 và cho ví dụ:

- Vai trò của nguyên tắc;

Nguyên tắc này xác định sự đảm bảo đối với các quan hệ dân sự sẽ được “vận hành” trên tinh thần hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp giữa các bên Trên cơ sở đó, việc

Trang 5

xác lập, thực hiện, chấm dứt quan hệ dân sự nếu không đảm bảo sự thiện chí, trung thực của các chủ thể sẽ đứng trước khả năng không được công nhận hoặc phải gánh chịu những chế tài tương ứng.

- Nội dung của nguyên tắc;

Trong quan hệ dân sự, các bên phải hợp tác, giúp đỡ nhau để tạo lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự Mỗi bên không chỉ quan tâm đến quyền và lợi ích của mình mà còn phải quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, của Nhà nước và xã hội Ngoài ra đòi hỏi các bên phải tìm mọi biện pháp cần thiết để khắc phục và hạn chế thiệt hại Tuy nhiên, trong quan hệ dân sự các bên được suy đoán là trung thực, thiện chí Nêu một bên cho rằng bên kia không trung thực, thiện chí phải có chứng cứ (khoản 3 Điều 3 BLDS 2015) Thiện chí được hiểu là sự thân thiện, mong muốn được thực hiện hoàn thành, thực hiện hoàn toàn tự nguyện Trung thực được hiểu là tôn trọng khách quan, tôn trọng những điều thực tế, không tạo dựng các thông tin hoặc các yếu tố gây bất lợi trong quá trình thực hiện các giao dịch dân sự Trong quan hệ pháp luật dân sự, sẽ có nhiều quan hệ mà nghĩa vụ của người này tương ứng với quyền của người khác, thế nên, chỉ cần bên có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, đúng thì sẽ đảm bảo lợi ích cho bên có quyền Chính vì thế, quá trình thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, chỉ cần mỗi chủ thể luôn nỗ lực thực hiện tốt nhất bằng hành vi của mình để đem lại lợi ích tối đa cho bên mang quyền đã tạo nên sự lý tưởng trong quan hệ dân sự.

Nguyên tắc này đòi hỏi mọi chủ thể khi tham gia, thực hiện quan hệ dân sự phải luôn với tinh thần thiện chí, kếp hợp hài hòa, cân bằng lợi ích giữa các bên Ngoài ra, khi xác lập cũng như trong tiến trình thực hiện quan hệ dân sự, các bên phải luôn trao đổi thông tin cần thiết cho nhau Việc che giấu thông tin nhằm có lợi cho mình, bất lợi cho bên kia là hành vi vi phạm nguyên tắc này.

- Ý nghĩa của nguyên tắc;

Nhất quán hướng tới việc tạo hành lang pháp lý ghi nhận và bảo hộ tính chất bình đẳng, tự do, tự nguyện, thỏa thuận cũng như tính chất tự chịu trách nhiệm đối với các quan hệ dân sự phát sinh trong đời sống xã hội.

Thể hiện rõ nét định hướng đảm bảo quyền tự do, bình đẳng của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự nói chung.

- Ví dụ minh họa.

Điều 420 BLDS năm 2015 lần đầu tiên quy định về vấn đề thực hiện hợp đồng khi

Trang 6

hoàn cảnh thay đổi cơ bản Theo đó, tuy hợp đồng đã phát sinh hiệu lực pháp luật nhưng khi một số sự kiện khách quan xảy ra trên thực tế (đã được pháp luật quy định cụ thể) thì bên có lợi ích bị ảnh hưởng trong hợp đồng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán để thay đổi nội dung đã thỏa thuận hoặc các bên có thể yêu cầu Tòa án chấm dứt hợp đồng hay sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền, lợi ích hợp pháp giữa các bên Quy định này cụ thể hóa nguyên tắc tự do, thiện chí, bình đẳng, tự nguyện, thỏa thuận một cách hài hòa và hợp lý

Câu 2: Anh chị hãy cho biết Điều luật nào quy định phải áp dụng tập quán để giảiquyết vụ, việc dân sự trước khi áp dụng các nguyên tắc khác như: Tương tự pháp luật;các nguyên tắc cơ bản của pháp luật, án lệ, lẽ công bằng trong trường hợp chưa có điềuluật để áp dụng và tinh thần của điều luật đó ? (40 điểm).

Đáp án:

* Điều luật quy định: Điều 45 BLTTDS năm 2015; Điều 5,6 BLDS năm 2015(20 điểm).

* Điều 45 BLTTDS 2015 quy định nguyên tắc giải quyết vụ, việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng (10 điểm):

1 Việc áp dụng tập quán được thực hiện như sau: Tòa án áp dụng tập quán để giải quyết vụ, việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định Tập quán không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 Bộ luật DS năm 2015

2 Tòa án áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết vụ, việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng theo quy định tại Điều 5 của BLDS và khoản 1 Điều 45 BLTTDS năm 2015

3 Tòa án áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết vụ việc dân sự khi không thể áp dụng tập quán, tương tự pháp luật theo quy định tại Điều 5 BLDS và khoản 1 Điều 6 BLDS; khoản 1, 2 Điều 45 BLTTDS

* Điều 5 BLDS năm 2015 quy định áp dụng tập quán (5 điểm):

1 Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.

Trang 7

2 Trường hợp các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.

* Điều 6 BLDS năm 2015 quy định ( 5 điểm ):

1 Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.

2 Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng.

Câu 3 Bằng các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, hãy chứng minh nhận địnhsau: “Bộ luật dân sự là luật chung điều chỉnh các quan hệ được hình thành trên cơ sởbình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm”.

Đáp án khung:

- Quy định về phạm vi điều chỉnh của BLDS có tính khái quát, logic và trừu tượng

hơn (Điều 1);

- Quy định thống nhất các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự (Điều 3); - Quy định về mối quan hệ giữa BLDS và luật khác có liên quan (Điều 4);

- Hoàn thiện quy định tạo lập công cụ pháp lý để giải quyết vụ việc dân sự khi không có quy định của pháp luật (các điều 5 và 6);

- Bổ sung cơ chế pháp lý về thực hiện, bảo vệ quyền dân sự (từ Điều 9 đến Điều 15); - Vị trí luật chung còn thể hiện trong các quy định về địa vị pháp lý của chủ thể trong quan hệ dân sự; giao dịch dân sự; đại diện; thời hiệu; quyền sở hữu và quyền khác đối với tài

sản; trách nhiệm dân sự

Trang 8

Câu 4 Bằng các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, hãy chứng minh nhận địnhsau: “Bộ luật Dân sự năm 2015 đã cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, xây dựng, hoànthiện hơn các cơ chế pháp lý công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người,quyền công dân trong lĩnh vực dân sự”.

Đáp án khung:

- Quy định Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự với lý do chưa có điều luật để áp dụng (khoản 2 Điều 14);

- Quy định Tòa án chỉ được áp dụng thời hiệu khi giải quyết vụ việc dân sự nếu một hoặc các bên trong quan hệ dân sự có yêu cầu (khoản 2 Điều 149);

- Hoàn thiện các chế định về năng lực hành vi dân sự, giám hộ và đại diện để tạo cơ chế pháp lý bảo vệ tốt hơn quyền dân sự của người chưa thành niên, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người mất năng lực hành vi dân sự, giúp họ bình đẳng với chủ thể khác trong quan hệ dân sự (Mục 1, 4 Chương III, Chương IX);

- Hoàn thiện các quy định về quyền nhân thân của cá nhân (các quyền về họ tên, dân tộc, quốc tịch, hình ảnh, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, chuyển đổi giới

tính theo quy định của luật) (Mục 2 Chương III).

CHƯƠNG 2-3: CÁ NHÂN – PHÁP NHÂN

Câu 5 Trình bày về chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự Phân tích những quy địnhmới về chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự của Bộ luật Dân sự năm 2015 và nêu ýnghĩa của chúng.

Đáp án khung:

1 Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự theo quy định của BLDS 2015: cá nhân (năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự) và pháp nhân (năng lực pháp luật dân sự), tổ chức không có tư cách pháp nhân, và Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Chủ thể là người tham gia vào quan hệ dân sự và có các quyền, nghĩa vụ được xác định trong nội dung của quan hệ dân sự mà họ tham gia.

Đặc điểm của chủ thể:

- Bao gồm nhiều loại chủ thể khác nhau

Trang 9

- Cá nhân tham gia quan hệ có thể có các tư cách chủ thể khác nhau:

+ Tư cách chủ thể độc lập: khi cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì họ hoàn toàn độc lập khi tham gia các quan hệ dân sự, không phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ ai.

+ Tư cách chủ thể phụ thuộc: các cá nhân có năng lực hành vi không đầy đủ thì với một số quan hệ dân sự muốn tham gia phải thông qua người đại diện theo pháp luật đồng ý.

- Các chủ thể được quyền bằng ý chí của mình để định đoạt khi tham gia quan hệ pháp

luật dân sự: có quyền quyết định có hoặc không tham gia một quan hệ dân sự, tham gia với ai (trừ trường hợp quy định khác như bồi thường thiệt hại), xác định nội dung quan hệ và phương thức thực hiện quan hệ.

- Có một số quan hệ pháp luật dân sự không xác định được cụ thể chủ thể mang nghĩa vụ.

- Các chủ thể luôn được bình đẳng với nhau trong quan hệ pháp luật mà họ tham gia.

2 Phân tích những quy định mới về chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự củaBLDS 2015:

- Những quy định mới về cá nhân;

1.1 Về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và

nghĩa vụ dân sự (khoản 1 Điều 16) BLDS năm 2015 quy định năng lực pháp luật dân sựcủa cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp BLDS, luật khác có liên quan quy định khác;quyền của người không quốc tịch cư trú, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được bảo đảmtheo luật; người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt Nam, trừ

trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác (Điều 18, khoản 3 Điều 31, Điều 673).

1.2 Về năng lực hành vi dân sự của cá nhân

Kế thừa quy định của BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 quy định người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi Tuy nhiên, để bảo đảm cho cá nhân được tiếp cận, thực hiện quyền dân sự của mình đầy đủ, khả thi hơn, nhất là đối với người yếu thế về năng lực hành vi dân sự, Bộ luật sửa đổi, bổ sung một số nội dung sau đây:

- Về năng lực hành vi dân sự của cá nhân, BLDS năm 2015 không quy định về diện

Trang 10

người không có năng lực hành vi dân sự như BLDS năm 2005 nữa mà thay vào đó là quyđịnh người thành niên được coi là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (khoản 2Điều 20); giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật củangười đó xác lập, thực hiện; người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được

tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý (khoản 4 Điều 21)

- Bộ luật bổ sung quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

(Điều 23) Theo đó, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người gặp những khuyết tật nhất định về mặt thể chất hoặc có những vấn đề về mặt tinh thần tác động trực tiếp đến việc biểu đạt ý chí chính xác của họ ra bên ngoài Những người này không rơi vào tình trạng “mất hoàn toàn khả năng nhận thức, làm chủ hành vi” nên không thể xếp họ vào nhóm chủ thể “mất năng lực hành vi dân sự” Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

thường tập trung vào nhóm người cao tuổi chủ yếu liên quan đến lý do về tinh thần vàngười khuyết tật do tình trạng thể chất Tuy nhiên việc kết luận một cá nhân là người có

khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải dựa trên kết luận của tổ chức y tế có thẩm quyền Nhóm người này được quyền tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự theo quy định của luật hoặc theo quyết định của Tòa án phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật (Điều 23 BLDS năm 2015) Theo quy định tại Điều 23 BLDS năm 2015, chế độ pháp lý về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gồm: quy định về chế độ trợ giúp pháp lý cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền được giám hộ và được Tòa án chỉ định người giám hộ để hỗ trợ họ tiếp cận, thực hiện các quyền dân sự hoặc quyền tố tụng của mình (Điều 23).

- Bộ luật quy định cơ chế pháp lý linh hoạt, khả thi, bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp

pháp, chính đáng của người yếu thế về năng lực hành vi dân sự đối với giao dịch do họ tự

mình xác lập, thực hiện theo hướng: Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ các trường

Trang 11

hợp sau đây thì không vô hiệu: (1) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, ngườimất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó; (2)Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa

thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ; (3) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã

thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự (Điều 125)

1.3 Về quyền nhân thân của cá nhân

Trên cơ sở đó, BLDS năm 2015 đã tập trung quy định những quyền nhân thân nhằm xác định tư cách chủ thể của cá nhân trong quan hệ dân sự, như: quyền về họ, tên, dân tộc, nơi cư trú và một số quyền nhân thân khác của cá nhân có tính đặc thù trong quan hệ dân sự, chưa được quy định cụ thể trong Hiến pháp hoặc dễ bị định kiến xã hội dẫn tới sự phân biệt đối xử, như: quyền xác định lại giới tính, quyền đối với hình ảnh, quyền được khai sinh, khai tử

Điểm mới đáng lưu ý trong các quy định về quyền nhân thân là Bộ luật bổ sung quyđịnh về việc chuyển đổi giới tính Theo đó, việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo

quy định của luật, cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch, có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của BLDS và luật khác có liên quan (Điều 37) Quy định này nhằm tạo cơ chế pháp lý chống phân biệt đối xử với người chuyển đổi giới tính, bảo đảm họ có địa vị pháp lý bình đẳng như cá nhân khác và sự minh bạch trong thực hiện các quyền nhân thân, tài sản của chủ thể này trong các quan hệ dân sự Quy định tiến bộ này đã đưa Việt Nam vào nhóm các quốc gia có quy định pháp lý cụ thể để để bảo vệ quyền của người chuyển đổi giới tính nói riêng và quyền của nhóm người đồng tính, song giới, chuyển giới (LGBT) nói chung, phù hợp với Nghị quyết của Hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc được thông qua vào tháng 9/2014 về nhân quyền, xu hướng tình dục và giới tính

Bên cạnh đó, để bảo đảm sự thống nhất trong nhận thức, xây dựng và áp dụng pháp luật cũng như để giải quyết được cơ bản những bất cập phát sinh trong đời sống xã hội và

trong thi hành pháp luật về quyền nhân thân, trong các quy định cụ thể, Bộ luật sửa đổi, bổsung một số quy định quan trọng, như:

Trang 12

(1) Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân củangười chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trongnhận thức, làm chủ hành vi, người mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của

người đại diện có thẩm quyền (khoản 2 Điều 25);

(2) Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thayđổi tên trong trường hợp thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có

yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi hoặc hay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính (Điều 27);

(3) Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ Trường

hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thoả thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn (khoản 2 Điều 29);

(4) Việc sử dụng hình ảnh trong các hoạt động công cộng không cần có sự đồng ý

của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ nếu không làm tổn hại đến đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh, tuy nhiên việc sử dụng hình ảnh này vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

(5) Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự,

nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng (khoản 4 Điều 34);

(6) Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật

cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (khoản 4 Điều 38, khoản 2 Điều 387);

(7) Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyềnnhân thân do BLDS, luật khác có liên quan quy định; theo yêu cầu của người có quyền, Tòa

án có thể buộc người có nghĩa vụ BTTH về tinh thần cho người có quyền; mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc (khoản 5 Điều 131, khoản 3 Điều 419)

1.4 Về giám hộ

Trang 13

- Tôn trọng ý chí của người được giám hộ trong việc cử, chỉ định người giám hộ,

Bộ luật quy định: (1) Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý (khoản 2 Điều 48); (2) Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu (khoản 2 Điều 46); (3) Trường hợp cử, chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người này (khoản 1 Điều 54);

- Quy định chế độ giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hànhvi phù hợp với năng lực hành vi của họ và nhu cầu cần được giám hộ

- Người thân thích của người được giám hộ có quyền thỏa thuận về việc chọn cánhân, pháp nhân khác không phải là người thân thích của người được giám hộ làm người

giám sát việc giám hộ;

- Việc giám hộ, giám sát việc quản lý tài sản phải được đăng ký tại cơ quan nhà

nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch (kể cả giám hộ đương nhiên); người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ Trường hợp có tranh chấp về giám hộ thì được giải quyết theo thủ tục tố tụng tại Tòa án.

- Những quy định mới về pháp nhân;

(1) Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật

có quy định khác Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp pháp luật có quy định thì việc đăng ký pháp nhân phải được thực hiện và phải được công bố công khai; đăng ký pháp nhân bao gồm đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi và đăng ký khác theo quy định của pháp luật; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký Pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam (khoản 2 Điều 74, Điều 82, khoản 2 Điều 86, Điều 80)

(2) Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp

BLDS, luật khác có liên quan quy định khác Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát

Trang 14

sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân (Điều 86)

(3) Căn cứ vào mục đích thành lập, hoạt động của pháp nhân, BLDS phân loại phápnhân trong quan hệ dân sự theo 2 loại pháp nhân cơ bản là pháp nhân thương mại (là doanh

nghiệp và các tổ chức kinh tế khác - có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên) và pháp nhân phi thương mại (là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác - không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên) Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân được thực hiện theo quy định của BLDS, luật khác và quy định khác của pháp luật có liên quan (Điều 75)

(4) Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủyquyền Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do

người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân Pháp nhân cũng phải chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác (khoản 1 Điều 138, khoản 1 Điều 87)

(5) Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành

viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của BLDS, luật khác có liên quan Tài sản của pháp nhân bị giải thể được thanh toán theo thứ tự sau đây: (1) Chi phí giải thể pháp nhân; (2) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; (3) Nợ thuế và các khoản nợ khác Sau khi đã thanh toán hết chi phí giải thể pháp nhân và các khoản nợ, phần còn lại thuộc về chủ sở hữu pháp nhân, các thành viên góp vốn, trừ trường hợp tài sản còn lại của quỹ xã hội, quỹ từ thiện được chuyển giao cho quỹ khác có cùng mục đích hoạt động; nếu không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc quỹ bị giải thể do hoạt động vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Trang 15

thì tài sản của quỹ bị giải thể thuộc về Nhà nước (Điều 81, Điều 94).

- Không còn quy định hộ gia đình, tổ hợp tác là chủ thể của quan hệ pháp luậtdân sự; cách thức hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhântham gia vào quan hệ dân sự;

- Sự tham gia của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trungương, ở địa phương vào quan hệ dân sự.

BLDS năm 2015 một mặt khẳng định Nhà nước Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung

ương, ở địa phương khi tham gia quan hệ dân sự thì bình đẳng với các chủ thể khác và tựchịu trách nhiệm dân sự; Nhà nước, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương không

chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của pháp nhân do mình thành lập, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, trừ trường hợp có bảo lãnh cho nghĩa vụ dân sự của pháp nhân đó

Mặt khác, BLDS năm 2015 đã ghi nhận quyền miễn trừ của Nhà nước, đồng thời

quy định rõ việc từ bỏ quyền miễn trừ của Nhà nước Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương khi tham gia quan hệ dân sự, thương mại với nhà nước, pháp nhân, cá nhân nước ngoài chỉ trong các trường hợp: (i) điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về việc từ bỏ quyền miễn trừ; (ii) có thỏa thuận từ bỏ quyền miễn trừ; hay (iii) đơn phương từ bỏ quyền miễn trừ Các quy định mới nêu trên phù hợp thông lệ quốc tế, đảm bảo tính minh bạch, qua đó tạo sự tin tưởng, an toàn pháp lý cho các đối tác nước ngoài khi tham gia các quan hệ dân sự, thương mại với Nhà nước, cơ quan nhà nước của Việt Nam

Bên cạnh đó, Bộ luật cũng đã sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đếnquyền, nghĩa vụ của Nhà nước, cơ quan nhà nước của Việt Nam trong quan hệ dân sự, như:

(1) Không phân loại pháp nhân, hình thức sở hữu dựa trên yếu tố chủ thể là Nhà nước, cơ quan nhà nước với các chủ thể khác; (2) Quy định chung thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trừ trường hợp BLDS, luật khác có liên quan quy định khác, tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai mà không có quy định ngoại lệ riêng về yêu cầu hoàn trả tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước như trong BLDS năm 2005; Quy định chung người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp BLDS, luật khác có liên quan quy định khác mà không có nguyên

Trang 16

tắc loại trừ được quy định trong BLDS năm 2005 là người chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước không có căn cứ pháp luật thì dù ngay tình, liên tục, công khai, dù thời gian chiếm hữu là bao lâu cũng không thể trở thành chủ sở hữu tài sản đó

3 Ý nghĩa của những quy định mới về chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự củaBLDS 2015.

Để phù hợp với bản chất pháp lý của quan hệ dân sự là quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, độc lập về tài sản, tự chịu trách nhiệm và trên cơ sở những bất cập, vướng mắc qua tổng kết thực tiễn thi hành quy định của BLDS về chủ thể.

Câu 6: Phân tích quy định về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân theo BLDS 2015.1 Khái niệm năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

- “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự" (khoản 1 Điều 16 BLDS)

- Khả năng đó chỉ có thể trở thành hiện thực thông qua NLHVDS của cá nhân Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng, là tiền đề, điều kiện cần thiết để cá nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự; là thành phần không thể thiếu được của cá nhân với tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, là một mặt của năng lực chủ thể.

2 Đặc điểm của năng lực pháp luật của cá nhân

- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được Nhà nước ghi nhận trong các văn bản pháp luật dân sự

- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có tính giai cấp sâu sắc, phụ thuộc vào chế độ chính trị, bản chất Nhà nước.

- NLPLDS của cá nhân là bình đẳng

Khoản 2 Điều 16 BLDS năm 2015 quy định: “Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau” Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bi hạn chế bởi bất cứ lí do nào (mưc độ NLHVDS, độ tuổi, địa vị xã hội, giới tính, tôn giáo, dân tộc ) Mọi cá nhân công dân đều có khả năng hưởng quyền như nhau và gánh chịu nghĩa vụ như nhau.

- Năng lực pháp luật dãn sự của cá nhân không thế bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định (Đ18 BLDS 2015).

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân do Nhà nước quy định cho tất cả cá nhân nhưng Nhà

Trang 17

nước cũng không cho phép công dân tự hạn chế năng lực pháp luật của chính họ và của cá nhân khác Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là thuộc tính nhân thân của chủ thể và không thể dịch chuyển cho chủ thể khác.

Tuy nhiên, trong một số TH nhất định, NLPLDS của cá nhân có thể bị hạn chế Việc hạn chế chỉ mang tính tạm thời, được áp dụng đối với một số chủ thể nhất định, trong một số giai đoạn và ở một số địa bàn cụ thể:

+ áp dụng với 1 số chủ thể nhất định theo quy định của Nhà nước Ví dụ: mặc dù BLDS qđ: “Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị” (K2 Đ205 BLDS), tuy nhiên, theo quy định của Hiến pháp, BLDS, Luật đất đai thì cá nhân ko có quyền sở hữu đối với đất đai mà chỉ có quyền sử dụng đất…, đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý

+ áp dụng đối với cá nhân trong 1 số giai đoạn nhất định Vd: 1 người phạm tội có thể bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc bị cấm đảm nhiệm những chức vụ, cấm làm những nghề nhất định trong 1 thời hạn.

+ áp dụng đối với cá nhân ở một số địa bàn cụ thể: phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội vd: quy định của UBND thành phố HN về việc phải có hộ khẩu tại TP HN mới được mua nhà ở trên địa bàn thành phố.

NLPLDS của cá nhân do ý chí của giai cấp cầm quyền tạo ra cho cá nhân sống trong một xã hội nhất định và chỉ Nhà nước mới có quyền hạn chế, tức bỏ những quyền đã trao cho các cá nhân đó Theo đó, không một cá nhân nào có thể dùng ý chí của riêng mình để tước bỏ quyền dân sự của cá nhân khác hoặc chính bản thân cá nhân cũng ko được quyền thoả thuận với các cá nhân, chủ thể khác để hạn chế NLHVDS của mình.

3 Bắt đầu và chấm dứt NLPLDS của cá nhân:

Khoản 3 Điều 16 BLDS qđ: NLPLDS của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết đi.

4 Nội dung NLPLDS: (Đ17 BLDS)

- là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ DS mà PL qđ cho cá nhân.

+ Quyền nhân thân ko gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản

Quyền nhân thân không gắn với tài sản được quy định từ Điều 25 đến Điều 39 BLDS

Trang 18

2015 Các quyền nhân thân được quy định trong BLDS là cơ sở pháp lý cho cá nhân thực hiện quyền của mình, đồng thời là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân khi các quyền đó bị xâm phạm.

Quyền nhân thân gắn với tài sản theo quy định của BLDS 2015 không còn quy định chi tiết nữa mà các quyền này được quy định chi tiết tại Luật sở hữu trí tuệ, đây là một điểm mới so với BLDS 2005.

+ Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản

Cá nhân có quyền sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình và pháp luật tôn trọng, bảo vệ quyền sở hữu tài sản đối với cá nhân Việc xác lập thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản của cá nhân phải tuân theo các quy định của luật.

Cá nhân có quyền để lại tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình cho những người thừa kế sau khi mình qua đời Đồng thời với việc để lại di sản thừa kế, cá nhân có quyền hưởng thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, cùng với đó là các nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.

+ quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.

Cá nhân có quyền tham gia các quan hệ nghĩa vụ, các hợp động dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ dân sự đó Có những quan hệ nghĩa vụ mà khi cá nhân tham gia thì cá nhân chỉ có quyền mà không có bất cứ nghĩa vụ nào (trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, người bị thiệt hại có quyền yêu cầu người gây thiệt hại phải bồi thường), nhưng có những quan hệ nghĩa vụ thì đồng thời với việc hưởng quyền cá nhân cũng phải thực hiện các nghĩa vụ phát sinh (bên bán vừa có quyền yêu cầu bên mua trả tiền, vừa có nghĩa vụ phải giao vật cho bên mua…)

Câu 6’: Phân tích quy đinh về năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo BLDS 2015- Khái niệm:

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

- Đặc điểm:

+ Năng lực hành vi dân sự của cả nhân do Nhà nước quy định + Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là không bình đẳng

Trang 19

+ Năng lực hành vi dân sự của cá nhân chỉ có khi cá nhân đạt đến độ tuổi nhất định và có thể bị mất hoặc bị hạn chế khi cá nhân còn sống.

+ Các mức độ năng lực hành vi dân sự luôn có sự biến động và có thể chuyển hóa cho nhau khi các điều kiện áp dụng cho mỗi mức độ có sự thay đổi.

- Các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân

• Năng lực hành vi dân sự đầy dủ

• Năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ ( NLHVDS người chưa thành niên), Mất NLHVDS

Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan.

Trên cơ sở giám định pháp y tâm thần

Theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan

Trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Theo yêu cầu của ngườicó quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức

nên giao dịch dân sư phụ thuộcvào quyết định của tòa qua việc xác định quyền và nghĩa vụ của người giám hộ khi Tòa chỉ định)

Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị

Trang 20

giám hộ

Câu 7: Phân tích các điều kiện để Tòa án tuyên bố cá nhân mất tích và hậu quả củaviệc tuyên bố cá nhân mất tích theo quy định của BLTTDS 2015

- Khái niệm: tuyên bố mất tích đối với cá nhân là việc theo thủ tục tố tụng dân sự, Tòa án ra

quyết định tuyên bố một người mất tích nếu người đó biệt tích từ hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có thông tin xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết.

- Điều kiện để tuyên bố cá nhân mất tích:

• Có yêu cầu của người có quyền lợi ích liên quan

• Đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông bảo, tìm kiếm người vắng mặt theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự đối với người bị yêu cầu tuyên bố mất tích.

• Thời gian biệt tích: hai năm liền trở lên Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

Cần lưu ý là thời gian hai năm phải được tính là một khoảng thời gian liên lục, không bị gián đoạn Nếu có sự kiện gián đoạn, thời gian này sẽ được xác định lại từ đầu

Hậu quả của quyết định tuyên bố cá nhân mất tích:

- Về tư cách chủ thể: khi tòa án ra quyết định tuyên bố mất tích, tạm thời tư cách chủ thể của người bị tuyên bố mất tích dừng lại.

- Quan hệ nhân thân: Các quan hệ nhân thân tạm dừng, trường hợp vợ hoặc chống của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì tòa án giải quyết cho ly hôn.

- Quan hệ tài sản: Tài sản của người bị tuyên bố mất tích sẽ do người đang quản lý tiếp tục quản lý Trong trường hợp tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con đã thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý: nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản Người quản lý tài sản sẽ có các quyền và nghĩa vụ của người quản lý giống như trong trường hợp quản lý tải sản của người vắng mặt tại nơi cư trú.

Nộidung

Trang 21

niệmtình trạng biệt tích của một cá nhân trên cơMất tích là sự thừa nhận của Tòa án về

sở có đơn yêu cầu của nguời có quyền và lợiích liên quan

Tuyên bố chết là sự thừa nhận củaTòa án về cái chết đối với một cá nhânkhi cá nhân đó đã biệt tích trong thời hạntheo luật định trên cơ sở đơn yêu cầu củanguời có quyền và lợi ích liên quan

- Một người biệt tích 02 năm liền trởlên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện phápthông báo, tìm kiếm theo quy định của phápluật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tintức xác thực về việc người đó còn sống hay đãchết

Lưu ý: Thời hạn 02 năm được hiểu là

+ Ngày biết được tin tức cuối cùng vềngười đó;

+ Không xác định được ngày thì thờihạn này được tính từ ngày đầu tiên của thángtiếp theo tháng có tin tức cuối cùng;

+ Không xác định được ngày, tháng thìthời hạn được tính từ ngày đầu tiên của nămtiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

- Theo yêu cầu của người có quyền,lợi ích liên quan; và

- Đáp ứng đủ điều kiện tại 1 trong04 truờng hợp sau:

+ Sau 03 năm, kể từ ngày quyết

định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệulực pháp luật mà vẫn không có tin tức xácthực là còn sống;

+ Biệt tích trong chiến tranh sau 05năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà

vẫn không có tin tức xác thực là cònsống;

+ Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên

tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn

hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫnkhông có tin tức xác thực là còn sống, trừtrường hợp pháp luật có quy định khác;

+ Biệt tích 05 năm liền trở lên và

Tạm đình chỉ tư cách chủ thể của người

bị tuyên bố mất tích ( không làm chấm dứt tưcách chủ thể của họ)

Tài sản nguời bị tuyên bố mất tích sẽđuợc chuyển sang quản lý tài sản của nguời bịtuyên bố mất tích (Đ65, 66, 67 và 69 BLDS2015)

- Vợ/chồng của nguời bị mất tích yêucầu ly hôn thì Tòa án cho phép họ ly hôn(K2Đ68 BLDS 2015)

Chấm dứt tư cách chủ thể của

người chết đối với mọi quan hệ pháp luậtmà người đó tham gia với tư cách chủ thểTài sản của người tuyên bố chếtđược giải quyết theo pháp luật về thừa kế

(Điều 72 BLDS 2015)

Câu 8: Phân tích các điều kiện để một tổ chức trở thành một pháp nhân theo quy địnhcủa BLTTDS? Nêu sự khác biệt về năng lực chủ thể của pháp nhân và năng lực chủ thểcủa cá nhân

Pháp nhân là một tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp, có tài sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

I Phân tích điều điện để một tổ chức trở thành một pháp nhân.

- Được thành lập theo quy định của pháp luật - Có cơ cấu tổ chức theo luật định

- Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm độc lập băng tài sản của mình - Nhân danh minh tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập

Trang 22

II Sự khác biệt về năng lực chủ thể của pháp nhân và năng lực chủ thể của cá nhân.1 Định nghĩa năng lực chủ thể

 là khả năng pháp lí của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật  với tư cách là chủ thể của quan hệ đó

 bao gồm hai yếu tố năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

+ Năng lực chủ thể của cá nhân

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là thuộc tính nhân thân của chủ thể và không thể dịch chuyển cho chủ thể khác.

Nó xuất hiện từ khi người đó sinh ra cho đến khi người đó chết đi.

+ Năng lực chủ thể của pháp nhân

Năng lực chủ thể của pháp nhân là khả năng cho phép của pháp nhân và khả năng tự có của chính pháp nhân để pháp nhân trở thành chủ thể độc lập khi tham gia các quan hệ pháp luật.

Điểm giống

– Đều có khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật với tư cách là một chủ thể.

– Tự mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ pháp luật đã tham gia.

– Năng lực chủ thể của cả hai đối tượng này đều bao gồm năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

Điểm khác

Tiêu chíNăng lực chủ thể của cá nhânNăng lực chủ thể của pháp nhân

Trang 23

Cơ sở pháp lý Điều 16 đến Điều 24 Bộ luật Dân

Đối tượng

– công dân Việt Nam;– người nước ngoài

– người không quốc tịch sinh

Có cơ cấu tổ chức thống nhất được các văn bản phápluật quy chế điều lệ của các tổ chức quy định.

Thời điểm phát sinh và chấm dứt

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết (khoản 3 điều 16)

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập;

Nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lựcpháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thờiđiểm ghi vào sổ đăng ký.

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứtkể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân (khoản 2-3điều 86)

Phân loại

Gồm năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

Năng lực pháp luật: Điều 17-18-19Năng lực hành vi: Điều 20-24· Phân loại năng lực hành vi:– có đầy đủ năng lực hành vi dânsự: người thành niên

– có một phần năng lực hành vidân sự: người chưa thành niên– người mất năng lực hành vi dân

· Năng lực pháp luật dân sự:

– Phát sinh đồng thời và chấm dứt năng lực hành vi– Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân mangtính chất chuyên biệt (chuyên trách trong một lĩnhvực xác định)

· Năng lực hành vi dân sự:– Pháp nhân có năng lực hành vi dân sự và thể hiệnqua các hoạt động nội tại và qua hoạt động giao tiếpbên ngoài:

+ được thể hiện qua hành vi đại diện hợp pháp;+ thể hiện hành vi của nhân viên, của những ngườiđược giao nhiệm vụ cụ thể khi giao dịch với ngườibên ngoài pháp nhân.

Câu 9: So sánh giữa phá sản pháp nhân và giải thể pháp nhân 1 Giống nhau:

- Giải thể pháp nhân và phá sản pháp nhân đều là một trong những hình thức chấm dứt pháp nhân cả về pháp lý lẫn thực tiễn Chấm dứt pháp nhân là chấm dứt sự tồn tại của một tổ chức với tư cách là chủ thể độc lập trong các quan hệ pháp luật mà trước đó tổ chức đã tham gia với tư cách pháp nhân

- Đều bị thu hồi con dấu và giấy chứng nhận đăng ký hoạt động

Trang 24

- Đều phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản.

- công ty không có đủ số lượng thành viên tốithiếu trong thời hạn 6 tháng liên tục

- do bị thu hồi giấy phép kinh doanh

- theo quyết định của chủ DN (DNTN); HĐTV,chủ sở hữu cty (TNHH), tất cả các thành viênhợp danh (cty hợp danh), Đại hội đồng cổ đông(cty cổ phần)

- do doanh nghiệp bị mất khả năngthanh toán các khoản nợ đến hạn khichủ nợ có yêu cầu.

Thủ tục - là thủ tục hành chính do chủ sở hữu doanhnghiệp tiến hành, thời hạn giải quyết một vụ giảithể ngắn hơn và đơn giản hơn

- là thủ tục tư pháp, do tòa án cóthẩm quyền quyết định sau khi nhậnđược đơn yêu cầu mở thủ tục phá sảnhợp lệ, thời hạn giải quyết một vụphá sản dài hơn và phức tạp hơn

Thứ tự thanhtoán tài sản

- các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảohiểmxã hội, và các quyền lợi khác của người lao động

-bị xóa tên trong số đăng ký kinh doanh và chấmdứt sự tồn tại của doanh nghiệp

- doanh nghiệp bị tuyên bố phá sảnvẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu nhưmột người nào đó mua lại toàn bộdoanh nghiệp

Thái độ củaNN đv CSH,người quản lý

người quản lý pháp nhân, điều hành pháp nhânkhông bị cấm làm công việc tương tự trong mộtthời gian nhất định

-người quản lý pháp nhân điều hànhpháp nhân bị tuyên bố phá sảnthường bị cấm làm công việc tươngtự trong 1 thời gian nhất định

Thẩm quyền - Cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lậpquyết định

- tòa án nhân dân

Câu 10: Pháp nhân là gì? So sánh pháp nhân thương mại với pháp nhân phi thươngmại.

Pháp nhân là một tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp, có tài sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Mục tiêu hoạtđộng

Tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận đượcchia cho các thành viên

Không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợinhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được

Trang 25

phân chia cho các thành viên

Loại hình pháp

nhân Doanh nghiệp và các tổ chức kinh tếkhác

Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân,tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổchức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chứcxã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xãhội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và cáctổ chức phi thương mại khác.

Quy định điều

thành lập, hoạtđộng, chấm dứt

Bộ luật Dân sự 2015, Luật doanh nghiệpvà quy định khác của pháp luật có liênquan

Bộ luật Dân sự 2015, các luật về tổ chức bộmáy nhà nước và quy định khác của phápluật có liên quan

CHƯƠNG 4: GIAO DỊCH DÂN SỰ - ĐẠI DIỆN - THỜI HIỆU

Câu 11 Khái niệm giao dịch dân sự? Phân tích các điều kiện có hiệu lực của giao dịchdân sự?

Đáp án khung:

- Cơ sở pháp lý: Điều 116, 117 BLDS 2015

- Khái niệm: Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm

phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền nghĩa vụ dân sự()

- Các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:

+ Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giaodịch dân sự được xác lập

* Đối với cá nhân Giao dịch dân sự do cá nhân xác lập chỉ có hiệu lực nếu phù hợp với mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân

Những người chưa đủ 6 tuổi, người mất năng lực hành vi không được phép xác lập giao dịch.

Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.

Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

Trang 26

Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp họ bị tòa tuyên bố mất năng lực hành vi, tuyên bố hạn chế năng lực hành vi Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được toàn quyền xác lập mọi giao dịch dân sự.

* Đối với pháp nhân:

Chủ thể này không thể trực tiếp tự tham gia vào giao dịch dân sự vì sự kết cấu về tổ chức của chủ thể này bao gồm rất nhiều thành viên Chủ thể này sẽ tham gia giao dịch dân sự thông qua người đại diện của họ ( Đại diện theo pháp luật, đại diện ủy quyền)

Các quyền, nghĩa vụ do người đại diện xác lập sẽ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của pháp nhân và chủ thể này chỉ được tham gia vào các giao dịch dân sự nằm trong khuôn khổ của pháp luật Pháp nhân chỉ được tham gia vào quan hệ giao dịch dân sự phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của pháp nhân

Thẩm quyền và phạm vi của người đại diện khi thay mặt pháp nhân khi tham gia quan hệ giao dịch dân sự theo điều lệ hoặc pháp luật quy định.

+Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạođức xã hội đạo đức xã hội)

Khi tham gia vào giao dịch dân sự các bên đều mong muốn đạt được lợi ích, mà lợi ích đó phải là lợi ích hợp pháp Nội dung của giao dịch dân sự là toàn bộ các thỏa thuận mà các bên đã đồng thuận đưa ra xác định quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ việc thực hiện giao dịch Mục đích và nội dung có quan hệ chặt chẽ với nhau và không được vi phạm điều cấm của pháp luật, đạo đức xã hội Mục đích của giao dịch, suy cho cùng, là động cơ thúc giục đương sự xác lập giao dịch; còn nội dung của giao dịch có thể được hiểu như đối tượng của giao dịch đó Pháp luật và đạo đức xã hội nói trong điều luật là tập hợp các quy tắc pháp lý, quy tắc đạo đức (được hoặc không được ghi nhận trong luật viết) phải được tuyệt đối tôn trọng mà không có ngoại lệ Ví dụ: không thể xác lập hợp đồng mua bán con người

+ Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện: Không bên nào áp đặt, cấmđoán, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào, giao dịch do nhầm lẫn

Cam kết, thỏa thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng

+ Hình thức của giao dịch phải phù hợp với quy định của pháp luật

Trang 27

- Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể: - GDDS thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản

- Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Câu 12 Thế nào là giao dịch dân sự vô hiệu? Trình bày các trường hợp giao dịch dânsự vô hiệu và hậu quả pháp lý?

1 Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu:

Giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch dân sự không có hiệu lực Về nguyên tắc các giao dịch không tuân thủ một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì sẽ vô hiệu Điều 122 bộ luật dân sự 2015 quy định: Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện quy định tại điều 117 của bộ luật này thi vô hiệu, trừ trường hợp bộ luật này có quy định khác Những quy định về sự vô hiệu của giao dịch dân sự có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia giao dịch dân sự nói riêng cũng như thiết lập trật tự kỉ cương của xã hội nói chung.

2 Nêu các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự: chủ thể, mục đích và ndung,

tự nguyện, hình thức

3 Hậu quả pháp lý chung của giao dịch dân sự vô hiệu: Đ131

Về nguyên tắc chung, giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên từ thời điểm xác lập

Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu (hoàn nguyên) như khi chưa xác lập giao dịch, cho nên, nếu giao dịch chưa được thực hiện thì các bên không được thực hiện giao dịch đó Nếu giao dịch đã được thực hiện toàn bộ hay một phần thì các bên không được tiếp tục thực hiện giao dịch và phải hoàn trả cho nhau những lợi ích vật chất đã nhận của nhau Nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức ko phải hoàn trả lại Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.

Ngoài ra, BLDS cũng ghi nhận việc giải quyết hậu quả của GDDS vô hiệu liên quan

Trang 28

đến quyền nhân thân do BLDS, luật khác có liên quan quy định.

2 Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của từng trườnghợp:

- Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội; - Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo;

- Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;

- Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn;

- Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;

- Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình;

- Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.

Câu 13 Phân tích thời hiệu và các loại thời hiệu (có so sánh quy định của BLDS 2005và BLDS 2015)?

Điều 154 Thời hiệu

Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự

Điều 155 Các loại thời hiệu

1 thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự.

2 thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được

Điều 149 Thời hiệu

1 thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định Thời hiệu được áp dụng theo quy định cảu Bộ luật này, luật khác có liên quan.

2 Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc

Người được hưởng lợi từ việc áp

Trang 29

miễn việc thực hiện nghĩa vụ.

3 thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

4 thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu.

dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

Câu 150 Các loại thời hiệu

1 thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự.

2 thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.

3 thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

4 thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu.

Theo quy định như trên , ta có thể hiểu thời hiệu bao gồm: thời hiệu hưởng quyền, thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự, thời hiệu trách nhiệm dân sự Khi hết thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

Điều 152 Hiệu lực của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự

Trang 30

Trường hợp pháp luật quy định cho các chủ thể được hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự theo thời hiệu thì chỉ sau khi thời hiệu đó kết thúc, việc hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự mới có hiệu lực.

Điều 153 Tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự 1 thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự có tính liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc nếu có sự kiện làm gián đoạn thì thời hiệu phải được tính lại từ đầu, sau khi sự kiện làm gián đoạn kết thúc.

2 Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự bị gián đoạn khi có một trong các sự kiện sau đây:

a) Có sự giải quyết bằng một quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu;

b) Quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu mà bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan tranh chấp và đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

3 Thời hiệu cũng được tính liên tục trong trường hợp việc hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự được chuyển giao hợp pháp cho người khác.

Điều 154 Bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

1 Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2 Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 155 Không áp dụng thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây: 1 Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.

2 Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

3 Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 4 Trường hợp khác do luật quy định.

Điều 156 Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

Trang 31

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

1 Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;

2 Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

3 Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:

a) Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân; b) Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.

Điều 157 Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự

1 Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp sau đây:

a) Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;

b) Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;

c) Các bên đã tự hòa giải với nhau.

2 Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

Ví dụ: Đ 623 BLDS 2015 quy định về thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế.

Câu 11: Phân tích quy định của BLDS về căn cứ xác lập các loại hình đại diện và hậuquả pháp lý của hành vi đại diện.

Trang 32

1 Căn cứ pháp lý: Điều 135, 136, 138, 1392 Nội dung:

- Căn cứ xác lập quyền đại diện

Quyền đại diện được xác lập giữa người được đại diện và người đại diện ( sau đây được gọi là người đại diện theo ủy quyền) theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật)

- Các loại hình đại diện.

*Đại diện theo pháp luật của cá nhân

+ Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

+ Người giám hộ đối với người được giám hộ Người giám hộ của con người có khó khan trong nhận thực… làm chỉ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.

+ Người di tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 136.

+ Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

- Đại diện theo pháp luật của pháp nhân:

+ Người đại diện theo pháp luật của Pháp nhân bao gồm: + Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ

+ Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của phá luật + Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại tòa án

+ Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 1 tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyề, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ 1 tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

- Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện

+ Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập thực hiện với người thứ 3 phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.

+ Người đại diện có quyền xác lập thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.

Trang 33

+ Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biêt về việc này mà không phản đối.

Câu 7: Phân tích các quy định của BLDS năm 2015 về hợp đồng vô hiệu và hậu quảpháp lý

1 Phân tích các quy định của BLDS 2015 về hợp đồng vô hiệu.- Khái niệm:

Điều 385: Khái niệm hợp đồng

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,nghĩa vụ dân sự.

Điều 407: Hợp đồng vô hiệu

1 Qui định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũngđược áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu

2 Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên cóthỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính Quy định này không áp dụng đốivới biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

3 Sư vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp cácbên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.

- Căn cứ pháp lý:

Tiếp cận từ góc độ hợp động là GDDS hai bên hoặc nhiều bên nhân mạnh vẫn để hợp đồng và giao dịch dân sự củng chung một “ chế độ pháp lý” trong một vi phạm nhất định, khoản 1 điều 407 BLDS năm 2015 đã bổ sung quy định về việc viên dẫn áp dụng các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của BLDS đối với hợp đồng vô hiệu.

2 Các trường hợp hợp đồng vô hiệu:

Theo bộ luật dân sự hiện hành, cá nhà làm luật chỉ ra các trường hợp vô hiệu do vi phạm từng điều kiện cụ thể của HD, theo đó, HĐ vô hiệu gồm:

- Vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội ( điều 123 BLDS) - Vô hiệu do giả tạo ( Điều 124 BLDS)

Trang 34

- Vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện ( Điều 125 BLDS)

- Vô hiệu do nhầm lẫn ( Điều 126 )

- Vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép ( Điều 127)

- Vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình ( điều 128 ) - Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm các quy định bắt buộc về hình thức của giao dịch

Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu như khi chưa xác lập hợp đồng, cho nên, nếu chưa được thực hiện thì các bên không được thực hiện hợp đồng đó Nếu hợp đồng đã thực hiện toàn bộ hay một phần thì các bên không được tiếp tục thực hiện giao dịch và phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận của nhau Nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức đó Bên có lỗi gây ra thiệt hại phải bồi thường thiệt hại ( điều 131 ).

Ngoài ra, BLDS cũng ghi nhận việc giải quyết hậu qua của HĐ vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do BLDS, luật khác có liên quan quy định

Câu 14 Phân tích các loại thời hiệu theo quy định của BLDS năm 2015? Cho ví dụminh họa?

Đáp án khung:

- Khái niệm (5 điểm): Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn

đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.(theo quy định tại Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015)

- Các loại thời hiệu theo quy định của bộ luật dân sự (40 điểm):

+ Thời hiệu hưởng quyền dân sự)

Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự.Như vậy thời hiệu hưởng quyền dân sự còn được gọi là thời hiệu

Trang 35

xác lập quyền dân sự Tuy nhiên không phải bất cứ một quan hệ dân sự nào cũng có thể được xác lập theo thời hiệu

Ví dụ: Theo quy định tại Khoản 2 Điền 230 Bộ luật trên thì sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì nếu tài sản có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó

+ Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự)

Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ Trong thời hạn yêu cầu thực hiện nghĩa vụ , người có quyền có thể khởi kiện nếu nghĩa vụ không được thực hiện sau khi người đó đã trực tiếp yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự không áp dụng trong việc thực hiện nghĩa vụ dân sự với nhà nước Điều đó có nghĩa không ai có thể được miễn trừ việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình đối với nhà nước, dù nghĩa vụ đó đã được xác lập trong bao lâu Quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước được bảo vệ không giới hạn về thời gian

Ví dụ: Khi hết thời hạn bảo hành sản phẩm, bên bán không còn nghĩa vụ bảo hành nữa khi người mua sản phẩm đem đến sửa chữa/ khiếu nại

- Thời hiệu khởi kiện)

Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện

Bộ luật dân sự không quy định về thời hiệu khởi kiện chung cho các quan hệ pháp luật dân sự như pháp luật dân sự một số nước mà quy định các thời hạn khác nhau của thời hiệu khởi kiện đối với từng loại quan hệ pháp luật dân sự cụ thể

Ví dụ: Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng (thương mại/ dân sự, ) là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

- Thời hạn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự)

Trang 36

Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Ví dụ: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế

Câu 15: Phân tích quy định của BLDS 2015 về thời gian không tính vào thời hiệu khởikiện VADS, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

1 Căn cứ pháp lý: Khoản 1,2,3 điều 156 BLDS

Điều 156 Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệuyêu cầu giải quyết việc dân sự

1 Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu

- Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép

- Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;

2 Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

3 Người chiều thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:

a) Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân; b) Người đại diện vì lý do chinh dáng mà không thể tiếp tục đại diện được

Trang 37

CHƯƠNG 5: TÀI SẢN

Câu 16 Phân tích quy định về tài sản: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài

sản” Cho ví dụ minh họa.

Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 thì: 1.Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản;

2.Tài sản bao gồm bất động sản và động sản Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

* Vật:

- Vật là bộ phận của thế giới vật chất, tồn tại khách quan mà con người có thể cảm giác bằng giác quan của mình Muốn trở thành vật trong dân sự phải thỏa mãn những điều kiện sau: là bộ phận của thế giới vật chất; con người chiếm hữu được; mang lại lợi ích cho chủ thể; có thể đang tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai

- Vật được phân loại thành các nhóm khác nhau

+ Dựa vào mối liên hệ, phụ thuộc về công dụng của vật với nhau mà vật được phân thành: Vật chính là vật độc lập có thể khai thác theo tính năng (ti vi, điều hòa, máy ảnh…); vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính nhưng có thể tách rời vật chính điều (khiển ti vi, điều hòa, vỏ máy ảnh,…)

+ Dựa vào việc xác định giá trị sử dụng của vật khi được chia ra thành nhiều phần nhỏ mà Bộ luật dân sự phân chia vật thành vật chia được và vật không chia được

+Dựa vào đặc tính, giá trị của tài sản sau khi sử dụng thì chia thành vật tiêu hao và vật không tiêu hao.

+ Dựa vào các dấu hiệu phân biệt của vật mà người ta phân loại vật thành vật thành vật cùng loại và vật đặc định

+ Ngoài ra, người ta còn chia ra làm vật đồng bộ và vật không đông bộ

* Tiền:

Theo Mác thì tiền tệ là một thứ hàng hóa đặc biệt, được tách ra khỏi thế giới hàng hóa, dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hóa khác Nó trực tiếp thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa Bộ luật

Trang 38

dân sự năm 2005 và cả Bộ luật dân sự năm 2015 đều quy định tiền là một loại tài sản nhưng lại không có quy định để làm rõ bản chất pháp lý của tiền chỉ có loại tiền có giá trị đang được lưu hành trên thực tế, tức là được pháp luật thừa nhận, mới được coi là tài sản Tiền là công cụ thanh toán đa năng, là công cụ tích lũy tài sản và là thước đo giá trị.

* Giấy tờ có giá:

Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được trong giao lưu dân sự Giấy tờ có giá hiện nay tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như séc, cổ phiếu, hồi phiếu, kỳ phiếu, công trái… Xét về mặt hình thức giấy tờ có giá là một chứng chỉ được lập theo hình thức, trình tự luật định nội dung thể hiện trên giấy tờ có giá là thể hiện quyền tài sản, giá của giấy tờ có giá là giá trị quyền tài sản và quyền này được pháp luật bảo vệ giấy tờ có giá có tính thanh khoản và là công cụ có thể chuyển nhượng với điều kiện chuyển nhượng tòan bộ một lần, việc chuyển nhượng một phần giấy tờ có giá là vô hiệu Ngoài ra, giấy tờ có giá có tính thời hạn, tính có thể đưa ra yêu cầu, tính rủi ro Ngoài ra còn có các loại giấy tờ xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, giấy đăng ký xe máy,… không phải là giấy tờ có giá Những loại giấy tờ này chỉ được coi là một vật thuộc sở hữu của người đứng tên trên giấy tờ đó.

* Quyền tài sản:

Quyền tài sản theo định nghĩa tại Điều 115 BLDS 2015 thì quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

Bộ luật sửa đổi, bổ sung một số quy định quan trọng về tài sản Trong đó:

Thứ nhất, Bộ luật đã quy định tài sản bao gồm bất động sản và động sản, bất độngsản và động sản có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai (khoản 2

Điều 105) Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm: tài sản chưa hình thành, tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch (Điều 108) Quy định về tài sản hình thành trong tương lai của BLDS năm 2015 đảm bảo bao quát hơn về các loại tài sản, khắc phục hạn chế trước đây của BLDS năm 2005 là chỉ mới đề cập đến tài sản hình thành trong

Trang 39

tương lai tại mục “Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”

Thứ hai, về nguyên tắc, mọi tài sản đều có thể là đối tượng của các quan hệ dân sự,

trừ trường hợp BLDS, luật khác có liên quan quy định khác

Thứ ba, trường hợp quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được đăng ký thì việc

đăng ký phải được công khai (Điều 105, Điều 106) Việc ghi nhận nguyên tắc công khai

đăng ký như trên có ý nghĩa bảo đảm sự minh bạch trong giao lưu dân sự và quản lý nhà nước, các chủ thể trong giao lưu dân sự được cung cấp thông tin đầy đủ, khách quan về tài sản và quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản cũng như các giao dịch về chuyển dịch tài sản, qua đó, hạn chế được các rủi ro pháp lý Quy định này cũng tạo nền tảng pháp lý cho nền kinh tế vận hành theo các quy luật thị trường một cách lành mạnh và bảo đảm nền tảng pháp lý cho việc cụ thể hóa, khả thi trong quy định của Bộ luật, luật khác có liên quan về thời điểm chuyển quyền, thời điểm phát sinh hiệu lực công khai đối với xã hội (hay còn gọi là hiệu lực đối kháng với người thứ ba)

Thứ tư, Điều 115 đã ghi nhận quyền sử dụng đất là một quyền tài sản Như vậy, căn

cứ vào quy định của BLDS năm 2015, Luật đất đai năm 2013, Luật kinh doanh bất động sản thì quyền sử dụng đất là tài sản theo chế độ pháp lý về bất động sản (tài sản gắn liền với đất) Mặt khác, cùng với việc Bộ luật bổ sung quyền bề mặt (quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác) thì trong quan hệ với đất đai thuộc sở hữu toàn dân, tổ chức, cá nhân sử dụng đất được xác định như là chủ thể có quyền bề mặt theo mục đích, thời hạn và hạn điền được quy định trong Luật đất đai (Điều 115, các điều từ Điều 267 đến Điều 273)

Thứ năm, Bộ luật quy định quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền mà không

cần có điều kiện có thể được chuyển giao (quy định về tài sản bảo đảm, trong đó có quyền tài sản cũng không còn điều kiện ”được phép giao dịch”) Liên quan đến quyền tài sản trong sở hữu trí tuệ, Bộ luật quy định quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ thay cho mặc định quyền sở hữu trí tuệ là quyền tài sản Cách quy định này vừa để phù hợp với bản chất pháp lý của quyền sở hữu vừa để bảo đảm bao quát, không tạo rào cản pháp lý cho việc nghiên cứu, xem xét công nhận tài sản ảo trên internet, game online hoặc tài sản ảo khác (Điều 115, Điều 295).

Trang 40

CHƯƠNG 6: QUYỀN SỞ HỮU VÀ QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN

Câu 17: Trình bày các căn cứ xác lập quyền sở hữu theo quy định của BLDS 2015.

1 Khái niệm: Căn cứ xác lập quyền sở hữu là những sự kiện pháp lý do pháp luật quy định mà khi xuất hiện những sự kiện đó thì quyền sở hữu của một chủ thể đối với tài sản sẽ được phát sinh

2 Quyền sở hữu được xác lập dựa trên các căn cứ sau đây:

- Quyền sở hữu được xác lập dựa trên các căn cứ hợp đồng dân sự hoặc giaodịch một bên Hợp đồng dân sự là thỏa thuận giữa các bên theo đó làm dịch chuyển

quyền sở hữu đối với tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác Ví dụ: A bán cho B một căn nhà từ thời điểm hợp đồng mua bán có hiệu lực, căn nhà trên thuộc quyền sở

hữu của B Quyền sở hữu cũng được xác lập đối với tài sản chủ thể nhận từ tài sản

thừa kế theo di chúc Tài sản trong hứa thưởng, các cuộc thi cũng là căn cứ xác lập

quyền sở hữu

- Quyền sở hữu xác lập trên căn cứ pháp luật:

+ Di sản thừa kế theo pháp luật Ví dụ: A được chia di sản thừa kế theo hang thừa kế thứ nhất thì di dản chia cho A thuộc quyền sở hữu của A.

+ Quyền sở hữu xác lập đối với thu nhập hợp pháp có được do hoạt động sản xuất, KD hợp pháp kể từ thời điểm có thu nhập đó Ví dụ: A bán toàn bộ cá trong vụ cá được 100 triệu từ thời điểm nhận tiền thanh toán A có quyền sở hữu số tiền đó.

+ Xác lập quyền sở hữu do sự kiện sáp nhập, trộn lẫn, chế biến tạo nên sự hợp nhất tài sản của nhiều chủ sở hữu Ví dụ: A và B cũng góp mỗi người 50 triệu đồng để mua một ô tô tải, A và B là đồng sở hữu đối với ô tô này.

+ Xác lập quyền sở hữu do sự kiện không xác định được chủ sở hữu hoặc do bị chôn giấu, đánh rơi, bỏ quyền.

+ Xác lập quyền sở hữu do sự kiện gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước bị thất lac: ví dụ: A bắt được con bò lạc, sau sáu tháng kể từ ngày bắt được A có quyền sở hữu nếu như đã thông báo công khai chiếm hữu liên tục.

- Quyền sở hữu tài sản được xác lập theo những căn cứ khác.

+ Xác lập quyền sử hữu theo thời hiệu khi có các điều kiện do pháp luật quy định.

+ Xác lập quyền sở hữu thông qua phán quyết của tòa án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Ví dụ: việc chia tài sản theo quyết định ly hôn của Tòa án.

Ngày đăng: 01/05/2024, 18:19

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan