Bộ câu hỏi Luật Hình sự - Vòng 2 - trọng tâm - chuẩn form ôn thi công chức Viện kiểm sát 2024

44 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Bộ câu hỏi Luật Hình sự - Vòng 2 - trọng tâm - chuẩn form ôn thi công chức Viện kiểm sát 2024

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ câu hỏi Luật Hình sự - Vòng 2 - trọng tâm - chuẩn form ôn thi công chức Viện kiểm sát 2024 Giúp bạn tiết kiệm thời gian, đi vào nội dung trọng tâm của đề thi, làm bài đạt hiệu quả cao nhất.

Trang 1

HÌNH SỰ (Đã chỉnh theo Luật mới)

MỤC LỤC

PHẦN CHUNG 2

Câu 1.Phân tích các nguyên tắc của bộ luật hình sự Việt Nam hiện nay 2

Câu 2 Nguyên tắc nhân đạo của Luật hình sự 7

Câu 3 Hiệu lực về không gian của Bộ luật hình sự 8

TỘI PHẠM 10

Câu 4 Nêu khái niệm tội phạm, phân loại tội phạm và ý nghĩa của việc xác định đúng các loại tội phạm theo quy định tại Điều 8 BLHS (30 điểm) 10

Câu 5 Phân biệt dấu hiệu đặc trưng tội phạm phân biệt lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản 11

Câu 6 Phân tích khái niệm, phân loại và ý nghĩa của đối tượng tác động của tội phạm 15

Câu 7 Phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác Sự khác biệt đó được thể hiện như thế nào trong BLHS 2015 16

Câu 8 Nguyên tắc xử lý tội phạm và người phạm tội 18

Câu 9 Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội với hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm 21

Câu 10 Hãy phân tích khái niệm cấu thành tội phạm và đặc điểm của các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm 22

Câu 11 Hãy trình bày việc phân loại cấu thành tội phạm Cho ví dụ? 24

Câu 12 Hãy phân tích ý nghĩa của cấu thành tội phạm 28

Câu 13 Phân tích khái niệm chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự hiện hành 29

Câu 14 Trình bày mặt chủ thể của tội phạm 30

Câu 15 Phân tích quy định của pháp luật hình sự hiện hành về chủ thể đặc biệt của tội phạm 32

Câu 16 Trình bày mặt khách thể của tội phạm 32

Câu 17 Hãy phân tích khái niệm và ý nghĩa của khách thể của tội phạm 33

Câu 18 Phân tích việc phân loại khách thể của tội phạm theo quy định của pháp luật hình sự 35

Câu 19 Trình bày mặt chủ quan của tội phạm 37

Câu 20 Trình bày dấu hiệu hành vi trong mặt khách quan của tội phạm 39

Câu 21 Phân tích khái niệm, ý nghĩa mặt khách quan của tội phạm 41

Câu 22 Trình bày dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội trong mặt khách quan của tội phạm, ý nghĩa của việc nghiên cứu dấu hiệu đó 42

Câu 23 Phân biệt lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin theo qui định của BLHS (30 điểm) 43

Câu 24 Phân biệt trường hợp vô ý phạm tội vì cẩu thả với trường hợp gây hậu quả nguy hại cho xã hội vì sự kiện bất ngờ theo qui định của BLHS (30 điểm) 44

Câu 25 Phân tích quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự hiện hành 45

Câu 26 Phân tích quy định của pháp luật hình sự về trường hợp phạm tội do dùng rượu, bia, chất kích thích mạnh khác 46

ĐỒNG PHẠM 47

Câu 27 Đồng phạm và các vấn đề liên quan 47

Câu 28 Phân tích các dấu hiệu của đồng phạm; ý nghĩa của việc xác định dấu hiệu của đồng phạm 50

Câu 29 Phân tích các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm 51

TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 53

Câu 30 Trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự 53

Trang 2

Câu 31 Trình bày khái niệm người có năng lực trách nhiệm hình sự và phân tích các dấu hiệu của

tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự.(30 điểm) 55

Câu 32 Phân tích các điều kiện của phòng vệ chính đáng và điều kiện của vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (30 điểm) 56

HÌNH PHẠT 57

Câu 33 Khái niệm hình phạt và mục đích Phân biệt cải tạo không giam giữ án treo 57

Câu 34 Hãy nêu đặc điểm của hệ thống hình phạt trong bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 và cho biết việc quy định hình phạt theo một hệ thống như vậy có ý nghĩa gì? Nêu khái niệm các biện pháp tư pháp và ý nghĩa các biện pháp tư pháp này 61

Câu 35 Trình bày khái niệm, điều kiện áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ Nghĩa vụ của người bị kết án cải tạo không giam giữ Phân biệt hình phạt cải tạo không giam giữ với án treo (30 điểm) 63

Câu 36 Trình bày khái niệm, các căn cứ để cho hưởng án treo Phân biệt án treo với hình phạt cải tạo không giam giữ (30 điểm) 64

Câu 37 Nguyên tắc chung về đường lối xử lý người chưa thành niên phạm tội trong bộ luật hình sự năm 2015 Cơ sở của đường lối đó 66

Câu 37 Phân tích vấn đề nhân thân của người phạm tội trong luật hình sự 67

PHÂN BIỆT 68

Câu 1: Phân biệt Tội giết người ở gđ chuẩn bị phạm tội với Tội đe dọa giết người 68

Câu 2: Phân biệt Tội giết người thực hiện phạm tội chưa đạt với Tội cố ý gây thương tích 68

Câu 3: Phân biệt Tội giết người với Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến hậu quả chết người 70

Câu 4: Phân biệt tội cướp tài sản(đ168) và cưỡng đoạt tài sản (đ170) 71

Câu 5: Phân biệt tội cướp ts với tôi công nhiên chiếm đoạt ts 71

Câu 6: Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt ts với lội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ts 71

Câu 7: Phân biệt tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước và tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của nn 72

Câu 8: Phân biệt tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản 72

Câu 9: Phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản 73

Câu 10: Phân biệt tội tham ô tài sản với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tsan 74

PHẦN CHUNGTỘI PHẠM

Câu 4 Nêu khái niệm tội phạm, phân loại tội phạm và ý nghĩa của việc xác định đúng các loại tội phạm theo quy định tại Điều 8 BLHS (30 điểm)

1 Khái niệm tội phạm: (4 điểm)

“ Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lựctrách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm

độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.” (Khoản 1 điều 8 BLHS 2015).

2 Phân loại tội phạm:

- Căn cứ trên tiêu chí lỗi: Tội phạm do cố ý (Đ10), tội phạm do vô ý (Đ11)

- Căn cứ vào giai đoạn thực hiện tội phạm: Tội phạm đã hoàn thành, Tội phạm chưa hoàn thành (chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt)

Trang 3

- Căn cứ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, tội phạm được phân rathành bốn loại:(2 điểm)

+ Tội phạm ít nghiêm trọng: là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo

không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm; (1 điểm)

+ Tội phạm nghiêm trọng: là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao

nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù; (1điểm)

+ Tội phạm rất nghiêm trọng: là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15

năm tù; (1 điểm)

+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm

tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình (1 điểm)

3 Ý nghĩa của việc xác định đúng đắn các loại tội phạm:

Việc phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS 2015 là sự thể hiện của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự, giúp cho việc áp dụng đúng đắn các quy định của BLHS như:

+ Việc áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù vì phạm tội lần đầu, đã hối cải chỉ có thể áp dụng đối với những trường hợp tội đã phạm là tội ít nghiêm trọng (Điều 3 BLHS)

+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều BLHS (k2 Điều 12)

+ xác định và áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (k2 Điều 27 BLHS)

+ Hình phạt cảnh cáo chỉ có thể áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng (Điều 34)

+ Hình phạt cải tạo không giam giữ chỉ có thể áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng (Điều 36)

+ xác định các trường hợp được coi là tái phạm, tái phạm nguy hiểm (Điều 53)

+ Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:

a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;

b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ tội phạm quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này; (k2 DD91 blhs 2015)

+ Toà án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng (Điều 95)

- Việc phân loại tội phạm còn có ý nghĩa trong việc áp dụng đúng đắn các qui định khác có liênquan đến việc giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự, nhất là luật Tố tụng hình sự (các chế định như biện pháp ngăn chặn, thời hạn điều tra, thời hạn truy tố, thẩm quyền xét xử… )

4 Phân tích các dấu hiệu của tội phạm

4.1 Tính nguy hiểm cho xã hội: Căn cứ quy định tại Điều 8 BLHS, có thể thấy, theo quy định của

luật hình sự Việt Nam, tội phạm phải là hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội (2 điểm) Nguy hiểm đáng kể cho xã hội cho xã hội nghĩa là gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ Thiệt hại do tội phạm gây ra có thể là thiệt hại về thể chất, về vật chất hoặc các thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, những tác hại gây ra cho an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội (1 điểm) Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm có tính khách quan, nghĩa là nó tồn tại độc lập, khách quan, không phụ thuộc vào sự áp đặt chủ quan của con người (1 điểm) Trong BLHS quy định nhiều tội phạm mà tự bản thân việc thực hiện hành vi được quy định trong BLHS đã là nguy hiểm đáng kể cho xã hội và bị coi là tội phạm Trong nhiều trường hợp điều luật Phần các tội phạm của

Trang 4

BLHS không quy định cụ thể các tiêu chí để xác định hành vi như thế nào là nguy hiểm đáng kể cho xã hội mà chỉ quy định những dấu hiệu định tính (1 điểm) Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội không chỉ là căn cứ để phân biệt hành vi phạm tội với những hành vi vi phạm pháp luật khác, mà còn là cơ sở để 2 nhà làm luật phân hóa TNHS, làm cơ sở để cá thể hóa TNHS khi áp dụng (1 điểm) Đồng thời, khoản 2 Điều 8 BLHS còn quy định: “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác” (1 điểm)

3.2 Tính có lỗi: Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 BLHS, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội

do người có năng lực TNHS hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý Như vậy, dấu hiệu tính có lỗi là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm (2 điểm) Việc thừa nhận nguyên tắc trách nhiệm do lỗi là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự xuất phát từ việc coi lỗi là thái độ phủ định chủ quan của người hoặc pháp nhân thương mại thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trước các yêu cầu và đòi hỏi của xã hội và coi mục đích của TNHS, của hình phạt là nhằm giáo dục, cải tạo người phạm tội.

3.3 Tính trái PLHS: Theo luật hình sự Việt Nam, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được

luật hình sự quy định Tính trái PLHS của tội phạm được thể hiện tại Điều 2, khoản 1 Điều 8 và các điều luật cụ thể Phần các tội phạm của BLHS Có thể hiểu rằng, những hành vi nguy hiểm được quy định trong Bộ luật hình sự, nếu ai thực hiện những hành vi đó thì là trái pháp luật hình sự (2 điểm) Tính trái PLHS và tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm có mối quan hệ biện chứng, gắn bó với nhau về mặt hình thức pháp lý và nội dung chính trị - xã hội Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm thể hiện nội dung có tính chính trị - xã hội của tội phạm, còn tính trái PLHS là thể hiện về mặt hình thức pháp lý của tội phạm Trong mối quan hệ hai mặt đó, tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là thuộc tính bên trong của tội phạm quy định tính trái PLHS của tội phạm Căn cứ vào tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi cụ thể, nhà làm luật mới phản ánh hành vi đó vào luật hình sự để quy định đó là tội phạm và hành vi đó mang tính trái PLHS (2 điểm)

3.4 Tính phải chịu hình phạt: Tội phạm luôn chứa đựng khả năng bị đe dọa áp dụng biện pháp

cưỡng chế Nhà nước nghiêm khắc nhất là hình phạt Do vậy, có thể nói tội phạm mang tính phải chịu hình phạt (2 điểm) Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 BLHS, tính phải chịu hình phạt của tội phạm tuy không phải là thuộc tính bên trong của tội phạm nhưng là hệ quả của việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi và trái PLHS và bị coi là tội phạm (1 điểm) Nói đến tội phạm là nói đến hình phạt, với tính cách là biện pháp cưỡng chế Nhà nước nghiêm khắc nhất trong số các biện pháp cưỡng chế Nhà nước để áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội (1 điểm) Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là cơ sở để phân hóa hình 3 phạt khi nhà làm luật quy định các điều khoản về tội phạm trong BLHS và là cơ sở để cá thể hóa hình phạt khi áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội trong từng trường hợp cụ thể (1 điểm)

Câu 8 Nguyên tắc xử lý tội phạm và người phạm tội + Đối với người phạm tội:

1 Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật.

2 Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.

3 Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội.

4 Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện

Trang 5

tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra.

5 Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục.

6 Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện.

7 Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.

+ Đối với pháp nhân phạm tội:

- Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý

nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;

- Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế;

- Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

- Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.

Câu 9 Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội với hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.

1 Xác định mối quan hệ nhân quả (10 điểm)

Trong luật hình sự, quan hệ nhân quả được hiểu là mối quan hệ giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội với hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi đó gây ra Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội với hậu quả nguy hiểm cho xã hội có các dấu hiệu sau:

- (3 điểm) Thứ nhất, hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là nguyên nhân phải xảy ra trướchậu quả nguy hiểm cho xã hội về mặt thời gian Ví dụ: Hành vi dùng dao đâm người khác phải xảy ra

trước hậu quả chết người Nếu người đó đã chết trước khi bị đâm thì hành vi dùng dao đâm người khác không phải là nguyên nhân dẫn đến chết người.

- (3 điểm) Thứ hai, hành vi nguy hiểm cho xã hội phải chứa đựng khả năng thực tế làm phátsinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội Ví dụ: Hành vi dùng dao đâm vào tim người khác là khả năng

thực tế dẫn đến chết người Cần lưu ý trên thực tế có những trường hợp hành vi không chứa đựng khả

năng thực tế dẫn đến hậu quả nhưng gặp phải các yếu tố ngẫu nhiên đã gây nên hậu quả Trong trường

hợp này thì không được coi là tồn tại quan hệ nhân quả trong luật hình sự Ví dụ: do trêu đùa mộtngười đã xô người khác nhưng người khác lại trượt chân ngã, đập đầu chết.

- (4 điểm) Thứ ba, hậu quả nguy hiểm cho xã hội phải là là hậu quả phát sinh từ chính hànhvi nguy hiểm cho xã hội trước đó gây ra Ví dụ: A đánh B gây thương tích, do thương tích nặng hoặc

do không được cứu chữa kịp thời nên B chết Trong trường hợp này có mối quan hệ nhân quả giữahành vi gây thương tích ban đầu với hậu quả chết người Cần lưu ý là trong trường hợp hành vi nguy

hiểm cho xã hội chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hâu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng khả năng thực tế đó chưa biến thành hiện thực thì lại có yếu tố khác xen vào gây nên hậu quả nguy hiểm cho xã hội, thì không tồn tại quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm trước đó với hậu quả nguy hiểm

cho xã hội Ví dụ: A đánh B gây thương tích, B được đưa đi bệnh viện Trên đường đi bệnh viện thì xechở B bị tai nạn làm B chết Trong trường hợp này, hậu quả B chết không phải phát sinh từ hành vigây thương tích của A mà là do yếu tố bên ngoài tác động đến (xe chở B bị tai nạn) Do vậy, giữa hànhvi gây thương tích của A và hậu quả B chết không có mối quan hệ nhân quả.

2 Các dạng tồn tại của mối quan hệ nhân quả (10 điểm):

Trang 6

Mối quan hệ giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội với hậu quả nguy hiểm cho xã hội tồn tại chủ yếu dưới các dạng sau:

- (3 điểm) Quan hệ nhân quả trong đó chỉ có một hành vi nguy hiểm cho xã hội là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả Ví dụ: A dùng dao đâm làm B chết.

- (3 điểm) Quan hệ nhân quả trong đó có từ hai hành vi nguy hiểm cho xã hội đồng thời cùng trực tiếp gây nên hậu quả nguy hiểm cho xã hội Ví dụ: A, B cùng nhau dùng dao đâm gây thương tích cho C.

- (4 điểm) Quan hệ nhân quả trong đó có một hoặc một số hành vi nguy hiểm cho xã hội trực tiếp làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội, còn những hành vi khác không trực tiếp gây nên hậu quả

mà thông qua hành vi của người khác trực tiếp gây nên hậu quả nguy hiểm cho xã hội Ví dụ: trong vụán đồng phạm, người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm, gây ra hậu quả của tội phạm,còn người xúi giục, người tổ chức, người giúp sức không trực tiếp gây ra hậu quả mà thông qua ngườithực hành để gây ra hậu quả của tội phạm.

3 Ý nghĩa của việc xác định mối quan hệ nhân quả (5 điểm)

Việc xác định mối quan hệ nhân quả trong luật hình sự có ý nghĩa trong việc xác định tội danh.

Ví dụ: Bị can A sử dụng dao đâm B; kết quả giám định pháp y kết luận B chết do bị vết đâm của A nênbị can A phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người Trong trường hợp A đâm B nhưng B chỉ bịthương sau đó do không cẩn thận B bị nhiễm trùng uốn ván và bị chết thì A không phải chịu tráchnhiệm về cái chết của B vì nguyên nhân dẫn đến hậu quả B chết không phải từ hành vi A đâm B, màchỉ phải chịu trách nhiệm về tội cố ý gây thương tích đối với B.

Và trong việc quyết định hình phạt Ví dụ, bị can A là người có vai trò giúp sức trong vụ án đồngphạm, A đã có hành vi cung cấp vũ khí cho B đâm C dẫn đến hậu quả là C chết Hành vi của A có mốiquan hệ nhân quả với hậu quả C chết nhưng chỉ gián tiếp làm phát sinh hậu quả thông qua hành vicủa B, chính vì vậy khi xem xét hình phạt đối với A sẽ được giảm nhẹ hơn so với B – Người có hành vitrực tiếp làm phát sinh hậu quả là C chết.

Câu 10 Hãy phân tích khái niệm cấu thành tội phạm và đặc điểm của các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm.

a Phân tích khái niệm CTTP (10 điểm)

Trong luật hình sự, trên cơ sở khái niệm tội phạm, nhà làm luật đã quy định những dấu hiệu pháp lý đặc trưng với từng loại tội phạm cụ thể, giúp cho việc nhận biết, phân biệt giữa các tội phạm với nhau Tổng hợp các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của từng tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự -văn bản pháp luật duy nhất ở nước ta quy định về tội phạm và hình phạt, gọi là cấu thành tội phạm Cấu thành tội phạm là phạm trù pháp lý trừu tượng, kết quả của hoạt động nhận thức của con người, do nhà làm luật xác định trong quá trình làm luật, trong đó ghi nhận các dấu hiệu đặc trưng điển hình, phản ánh bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi bị coi là tội phạm Có thể nói, cấu thành tội phạm là khuôn mẫu pháp lý của từng tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự.

Khái niệm cấu thành tội phạm: Cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu pháp lý đặc trưng

riêng của tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự

Đây là một khái niệm mang tính trừu tượng và không được thể hiện ở bất kỳ điều luật nào Khái niệm về cấu thành tội phạm thể hiện rõ nguyên tắc pháp chế của Luật hình sự theo đó những hành vi nguy hiểm cho xã hội mang đầy những đặc điểm, dấu hiệu pháp lý quy định trong BLHS thì mới được coi là tội phạm và theo đó phải chịu TNHS với hậu quả pháp lý cao nhất là hình phạt; bất kỳ hành vi nào mặc dù nguy hiểm cho xã hội đến đâu nhưng không mang dấu hiệu pháp lý của một tội phạm quy định tại BLHS thì cũng không được coi là tội phạm và không phải chịu TNHS.

Trang 7

b Đặc điểm của các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm (15 điểm)

(1) Các dấu hiệu của CTTP được quy định trong luật hình sự (5 điểm)

Cấu thành tội phạm được tạo nên bởi các dấu hiệu pháp lý đặc trưng được nhà làm luật xác định trước khi thiết kế cấu trúc từng tội phạm cụ thể trong luật hình sự Do vậy, các dấu hiệu của cấu thành tội phạm đều được quy định trong luật hình sự.

Các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự, ở cả Phần chung và Phần các tội phạm của Bộ luật

- Một số dấu hiệu như tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự, lỗi cố ý phạm tội, lỗi vô ý phạm tội, chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, đồng phạm, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết được quy định ở Phần chung của BLHS từ điều 1 đến điều 107 Ví dụ như quy định về tuổi chịu TNHS đối với từng loại tội phạm được quy định tại Điều 12 BLHS

- Các dấu hiệu thể hiện những đặc trưng riêng của mỗi tội phạm được quy định ở Phần các tội phạm của BLHS Ví dụ, dấu hiệu "dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản" trong tội Cướp tài sản (Điều 168 BLHS).

Việc quy định rõ ràng, chính xác các dấu hiệu của cấu thành tội phạm trong các điều khoản của Bộ luật hình sự, nhất là những dấu hiệu đặc trưng của nó, là một trong những bảo đảm quan trọng cho việc áp dụng pháp luật hình sự thống nhất, là cơ sở để giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự

(2) Tổng hợp các dấu hiệu trong CTTP có tính đặc trưng riêng (5đ)

Mỗi cấu thành tội phạm đều được tạo nên bởi các dấu hiệu pháp lý, nếu tách rời thì dấu hiệu pháp

lý của tội phạm này có thể giống dấu hiệu pháp lý của tội phạm khác Ví dụ, cấu thành tội phạm củaTội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS); Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS) đều có những dấu hiệu:Xâm phạm đến quyền sở hữu hợp pháp; do người đạt độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệmhình sự thực hiện; có lỗi cố ý trực tiếp Song, trong sự kết hợp với những dấu hiệu pháp lý đặc trưng

riêng, thì tổng hợp các dấu hiệu của từng cấu thành tội phạm đều có tính đặc trưng, khác biệt với dấu

hiệu pháp lý của các cấu thành tội phạm khác, ví dụ đều là hành vi chiếm đoạt tài sản, do người cónăng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp nhằm mục đích vụ lợi nhưng nếu lồngghép với dấu hiệu pháp lý “Lén lút thực hiện hành vi chiếm đoạt” sẽ là cấu thành tội trộm cắp tài sảnquy định tại điều 173 BLHSx và nếu lồng ghép với dấu hiệu “Dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạttài sản” thì sẽ là cấu thành của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại điều 174 BLHS.

Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng để xác định tội trong từng trường hợp cụ thể, cho phép phân biệt hành vi là tội phạm với hành vi không phải là tội phạm, đồng thời có ý nghĩa để phân biệt tội phạm mà cấu thành tội phạm phản ánh với tội phạm khác

(3) Các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm, với mối liên hệ tổng hợp của chúng, có tính bắt buộc(5 điểm)

Cấu thành tội phạm chứa đựng những dấu hiệu đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự Như đã phân tích, trong các cấu thành tội phạm có những dấu hiệu mà ở cấu thành tội phạm nào cũng có, như dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội, lỗi, tuổi chịu trách nhiệm hình sự, năng lực trách nhiệm hình sự và có những dấu hiệu có ở cấu thành tội phạm này nhưng lại không có ở cấu thành tội phạm khác Như vậy, ngoài những dấu hiệu giống nhau của các cấu thành tội phạm còn có những dấu hiệu đặc trưng riêng của từng cấu thành tội phạm Song, đối với từng cấu thành tội phạm, thì tổng hợp các dấu hiệu của từng cấu thành tội phạm, trong đó có những dấu hiệu đặc trưng riêng, tạo nên sự khác biệt của tội phạm cụ thể với những tội phạm khác và mang tính bắt buộc để xác định tội phạm cụ thể Người áp dụng pháp luật phải trên cơ sở hành vi đã thực hiện, đối chiếu

Trang 8

hành vi đó với các dấu hiệu pháp lý trong hành vi cấu thành tội phạm được quy định trong BLHS để xác định hành vi cụ thể nào đó có phải tội phạm hay không.

Câu 11 Hãy trình bày việc phân loại cấu thành tội phạm Cho ví dụ?

1 Phân loại CTTP theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội (10 điểm)

Dựa trên mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được cấu thành tội phạm phản ánh, cấu thành tội phạm được phân ra thành cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành tội phạm giảm nhẹ và cấu thành tội phạm tăng nặng

a Cấu thành tội phạm cơ bản (4 điểm)

Cấu thành tội phạm cơ bản là cấu thành tội phạm mà trong đó chỉ bao gồm những dấu hiệu pháp lý đặc trưng cơ bản nhất có ở mọi trường hợp phạm tội của loại tội nhất định, phản ánh đầy đủ bản chất

nguy hiểm cho xã hội của loại tội đó, là căn cứ để phân biệt tội phạm đó với những tội phạm khác Vídụ, cấu thành tội phạm cơ bản của tội trộm cắp tài sản được quy định tại khoản 1 điều 173 BLHS cócác dấu hiệu: Về mặt chủ thể của tội phạm là người từ đủ 16 tuổi có năng lực TNHS; về mặt khách thểlà quyền sở hữu tài sản được pháp luật bảo vệ; về mặt chủ quan của tội phạm được thể hiện ở lỗi cố ýtrực tiếp và về mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của ngườikhác có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọnghoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính, có án tích về hành vi chiếm đoạt tài sản.

Trong BLHS, tại mỗi điều luật tại phần các tội phạm có thể chứa đựng một hoặc nhiều cấu thành tội phạm cơ bản và thường được quy định tại khoản 1 của điều luật, cá biệt Điều 124 về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ quy định 2 cấu thành cơ bản tại khoản 1 và khoản 2 của điều luật.

b Cấu thành tội phạm tăng nặng (4 điểm)

- Cấu thành tội phạm tăng nặng là cấu thành tội phạm mà trong đó ngoài những dấu hiệu của cấu thành tội phạm cơ bản còn có thêm dấu hiệu khác làm tăng lên một cách đáng kể tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm so với những trường hợp phạm tội thông thường khác (So với tội phạm được ghi nhận ở cấu thành tội phạm cơ bản) Từ đó khung hình phạt áp dụng với các trường hợp phạm tội

thuộc cấu thành tăng nặng cũng nặng hơn so với hành vi phạm tội thuộc cấu thành cơ bản Ví dụ, quyđịnh tại khoản 2 điều 173 BLHS hiện hành là quy định về cấu thành tội phạm tăng nặng của tội Trộmcắp tài sản, trong đó quy định:

“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;e) Tài sản là bảo vật quốc gia

c Cấu thành tội phạm giảm nhẹ (2 điểm)

Cấu thành tội phạm giảm nhẹ là cấu thành tội phạm mà trong đó ngoài những dấu hiệu của cấu thành tội phạm cơ bản còn có thêm dấu hiệu khác làm giảm đi một cách đáng kể tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm so với những trường hợp phạm tội thông thường khác Ví dụ, quy định tại khoản 2 Điều 116 về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết” là cấu thành giảm nhẹ, theo đó:

“Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”.

Đây là trường hợp tội phạm giảm nhẹ tính nguy hiểm cho xã hội của tội này được quy định tại khoản 1 và có khung hình phạt từ 7 đến 15 năm tù giam.

Trang 9

Trong luật hình sự, dấu hiệu của cấu thành tội phạm cơ bản còn được gọi là "dấu hiệu định tội" hay "tình tiết là yếu tố định tội" Dấu hiệu của cấu thành tội phạm giảm nhẹ hoặc của cấu thành tội phạm tăng nặng còn được gọi là "dấu hiệu định khung" hay "tình tiết là yếu tố định khung" Đây là các dấu hiệu (tình tiết) khác biệt với tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Tình tiết là dấu hiệu định tội (hoặc là yếu tố định tội) là tình tiết (dấu hiệu) thuộc cấu thành tội phạm cơ bản, có ý nghĩa xác định tội danh cụ thể, là cơ sở để phân biệt tội mà cấu thành tội phạm phản ánh với tội khác.

Tình tiết là dấu hiệu định khung (hoặc là yếu tố định khung) là tình tiết (dấu hiệu) thuộc cấu thành tội phạm giảm nhẹ hoặc cấu thành tội phạm tăng, có ý nghĩa xác định khung hình phạt giảm nhẹ hoặc khung hình phạt tăng nặng trong một điều luật để áp dụng đối với người phạm tội.

Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là tình tiết được quy định tại Điều 51 BLHS mà khi có nó sẽ làm giảm mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, do đó làm giảm trách nhiệm hình sự của người phạm tội so với những trường hợp phạm tội tương tự mà không có tình tiết giảm nhẹ đó Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tình tiết được quy định tại Điều 52 BLHS mà khi có nó sẽ làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, do đó làm tăng trách nhiệm hình sự của người phạm tội so với những trường hợp phạm tội tương tự mà không có tình tiết tăng nặng đó.

Một tình tiết đã là dấu hiệu (yếu tố) định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự Khoản 3 Điều 51 BLHS quy định: "Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt" Khoản 2 Điều 52 BLHS quy định: "Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng".

2 Phân loại CTTP theo đặc điểm cấu trúc của mặt khách quan của tội phạm (10 điểm)

Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc của mặt khách quan của tội phạm, cấu thành tội phạm được phân thành cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm hình thức.

a Cấu thành tội phạm vật chất (5 điểm)

Cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm trong đó mặt khách quan của tội phạm có các dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, quan hệ nhân quả giữa hành vi

nguy hiểm cho xã hội với hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi ấy gây ra Ví dụ, cấu thành tộiphạm về tội “Giết người” quy định tại điều 123 BLHS là cấu thành tội phạm vật chất vì trong cấuthành chứa đựng dấu hiệu hành vi tước bỏ quyền sống của người khác một cách trái pháp luật và lànguyên nhận trực tiếp gây ra hậu quả chết người

b Cấu thành tội phạm hình thức (5 điểm)

Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm chỉ có dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội

trong mặt khách quan của tội phạm mà không quy định về hậu quả của hành vi phạm tội Ví dụ, khoản1 điều 168 về tội cướp tài sản là cấu thành hình thức, theo quy định tại điều này thì chỉ cần có hành vi“Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc hành vi khác làm người khác rơi vào tìnhtrạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản” thì đã cấu thành tội phạm này mà hoàn toànkhông có quy định về hậu quả do hành vi đó gây ra như số tiền chiếm đoạt, thiệt hại về tính mạng, sứckhỏe của bị hại

Ngoài ra, trong luật hình sự còn cấu thành tội phạm cắt xén là CTTP chỉ quy định hành vi khách quan giống như CTTP hình thức, nhưng hành vi được mô tả ở đây không phải là các hành vi khách quan cụ thể mà là các “hoạt động” hướng tới mục đích cụ thể, các hành vi tiền đề của hành vi khách

quan của tội phạm Ví dụ theo quy định tại Khoản 1 Điều 109 BLHS thì người nào chỉ cần có hành vi“Thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” thì phải chịu trách nhiệm hình

Trang 10

sự, bất kể người đó đã có những hoạt động để lật đổ chính quyền hay chưa Thực chất hành vi khách

quan của tội này là các hành vi phá hoại, chống phá, lật đổ chính quyền; tuy nhiên vì tính chất đặc biệt nghiêm trọng của hành vi này nên BLHS quy định những hành vi liền trước những hành vi này cũng đã được xem là hành vi phạm tội.

Để xem xét một cấu thành tội phạm là cấu thành hình thức hay cấu thành vật chất thì phải căn cứ vào cấu thành của tội đó có chứa đựng quy định về hậu quả hay không mà không cần biết hậu quả có xảy ra trên thực tế hay không.

3 Phân loại cấu thành tội phạm theo một số tiêu chí khác (5 điểm)

a Căn cứ vào các giai đoạn thực hiện tội phạm (mức độ thực hiện ý định phạm tội) có thể chiacấu thành tội phạm ra thành: (2,5 điểm)

- Cấu thành tội phạm của tội phạm hoàn thành Ví dụ, quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS “1.92 Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm” Đây là cấu thành tội phạm của tội phạm hoàn thành - Cấu thành tội phạm của tội phạm chưa hoàn thành (tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc ở giai đoạn phạm tội chưa đạt) Việc phân loại trên căn cứ vào các quy định của luật hình sự về các giai đoạn thực hiện tội phạm và đồng phạm (các điều 14, 15 BLHS) Ví dụ, quy định tại khoản 6 điều 134 BLHS về chuẩn bị phạm tội đối với tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác” là cấu thành tội phạm của tội phạm chưa hoàn thành.

b (2,5 điểm) Căn cứ vào CTTP của tội phạm do người trực tiếp thực hiện tội phạm (người thựchành) và CTTP của tội phạm do những người đồng khác thực hiện (người tổ chức, người giúp sức,người xúi giục), CTTP được chia thành 2 loại:

- CTTP do người thực hành thực hiện Ví dụ cấu thành tội phạm tại khoản 1 Điều 111 về tội “Xâm phạm an ninh lãnh thổ” quy định: “Người nào xâm nhập lãnh thổ, có hành động làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt như sau:

1 Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân”.

Đây là CTTP do người thực hành thực hiện

- CTTP của hành vi đồng phạm: CTTP của hành vi tổ chức, CTTP của hành vi giúp sức, CTTP của hành vi xúi giục trong vụ án có đồng phạm Ví dụ, CTTP tại khoản 2 Điều 111 quy định “Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm” đây là CTTP do hành vi đồng phạm.

Câu 12 Hãy phân tích ý nghĩa của cấu thành tội phạm

1 Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự (10 điểm)

- Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước do việc họ đã thực hiện tội phạm và là kết quả của việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự, được thể hiện ở bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật và một số biện pháp cưỡng chế hình sự khác do luật hình sự quy định (2 điểm)

- Điều 2 BLHS 2015 quy định "Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự" Đồng thời khoản 2 Điều 2 quy định, chỉ pháp nhân thương mại nào phạm tội đã được quy định tại Điều 76 BLHS mới phải chịu TNHS Quy định này thể hiện rõ nét nguyên tắc pháp chế - một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự và là cơ sở để đảm bảo quan trọng trong việc thực hiện các nguyên tắc khác của Luật hình sự (2 điểm).

Trang 11

- Về mặt pháp lý, cá nhân, pháp nhân thương mại chỉ phải chịu TNHS nếu họ thực hiện hành vi được quy định trong BLHS BLHS mà trong đó có chứa các CTTP chính là cơ sở pháp lý duy nhất để xác định TNHS áp dụng với người hoặc pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội Muốn xác định hành vi của họ có được quy định trong BLHS hay không phải đối chiếu hành vi họ thực hiện với CTTP được quy định trong BLHS Nếu hành vi của họ thoả mãn tất cả các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể thì hành vi đó mới có thể được kết luận là tội phạm và họ phải chịu TNHS Do đó, CTTP là cơ sở pháp lý để xác định TNHS của cá nhân, pháp nhân thương mại phạm tội (6 điểm).

- Người “phạm tội đã được BLHS quy định”, pháp nhân “phạm một tội đã được quy định tại điều 76 BLHS” được hiểu là người, pháp nhân đó đã thực hiện hành vi thỏa mãn các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm được quy định trong BLHS, đó có thể là cấu thành cơ bản, cấu thành tăng nặng, cấu thành giảm nhẹ, CTTP của tội phạm hoàn thành, CTTP của tội phạm chưa hoàn thành

2 CTTP là căn cứ pháp lý để định tội danh (8 điểm)

- Định tội danh là một trong những giai đoạn của việc áp dụng pháp luật hình sự; là việc xác định hành vi đã thực hiện phạm tội cụ thể nào trong BLHS; căn cứ pháp lý để xử lý tội phạm đó tức là hành vi phạm tội được quy định tại điểm khoản hay điều luật nào; hình phạt như thế nào và có thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự hay không Muốn định tội danh, người áp dụng phải căn cứ vào các CTTP được quy định trong BLHS xác định hành vi đã thực hiện có thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu của CTTP hay không Nếu thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu CTTP của tội phạm cụ thể nào thì hành vi đã

thực hiện phạm vào tội danh của CTTP đó (6 điểm) Ví dụ: Người có đầy đủ năng lực trách nhiệmhình sự thực hiện hành vi lén lút đột nhập vào nhà của người khác và lét lút chiếm đoạt tài sản có giátrị 5 triệu đồng Để xác định hành vi của người này có phải là tội phạm hay không? Cơ quan tố tụngđã tiến hành đối chiếu hành vi của người này với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được quy địnhtrong BLHS và xét thấy hành vi phù hợp với cấu thành tội phạm quy định tại khoản 1 điều 173 BLHSnên kết luận người này đã phạm tội “Trộm cắp tài sản”.

Như vậy CTTP là cơ sở pháp lý để xác định tội danh Chỉ có thể căn cứ vào CTTP đã được quy định trong BLHS mới có thể xác định được tội danh.

3 CTTP là cơ sở pháp lý để định khung hình phạt (7 điểm)

Định khung hình phạt là việc xác định hành vi phạm tội đã thoả mãn CTTP cơ bản có thuộc khung hình phạt tăng nặng hoặc giảm nhẹ không và thuộc khung nào Nếu không thoả mãn CTTP tăng nặng hay giảm nhẹ, thì hành vi phạm tội sẽ thuộc CTTP cơ bản Nếu các tình tiết của hành vi phạm tội phù hợp với dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì khung hình phạt được áp dụng là khung hình phạt có dấu hiệu định khung hình phạt đó (5 điểm)

- Lấy được ví dụ (2 điểm)

Như vậy, CTTP là cơ sở pháp lý để định khung hình phạt.

Câu 13 Phân tích khái niệm chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự hiện hành.

- Nêu khái niệm: Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự bao gồm năng

lực nhận thức, năng lực điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định khi thực hiện hành vi phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội trong phạm vi các tội mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự tại điều 76 Bộ luật hình sự (5 điểm)

- Trước khi có Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, chủ thể của tội phạm chỉ là cá nhân, tuy nhiên theo pháp luật hiện hành, khái niệm chủ thể của tội phạm đã được mở rộng, bao gồm cá nhân và pháp nhân thương mại Để trở thành chủ thể của tội phạm, cá nhân, pháp nhân thương mại đó phải thỏa mãn các điều kiện về chủ thể, áp dụng riêng cho chủ thể là cá nhân và chủ thể là pháp nhân thương mại (3 điểm)

Trang 12

- Điều kiện một cá nhân được coi là có năng lực trách nhiệm hình sự:

+ Có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình theo yêu cầu của xã hội Không thuộc trường hợp quy định tại điều 21 BLHS là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; nếu không sẽ không phải chịu TNHS về hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình (4 điểm)

+ Đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12 của BLHS Để có thể truy cứu TNHS đối với cá nhân thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì phải xác định được vào thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người đó đã đủ tuổi chịu TNHS quy định tại điều 12 BLHS hay chưa (4 điểm)

+ Tuy nhiên, trong một số trường hợp hành vi phạm tội trở nên nguy hiểm hơn hoặc cần có đường lối xử lý riêng do xảy ra ở một số chủ thể có dấu hiệu đặc biệt Trong cấu thành tội phạm của các tội này, xét về chủ thể thì ngoài độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và tình trạng có năng lực trách nhiệm hình sự là các dấu hiệu chung bắt buộc, luật hình sự còn quy định thêm một số dấu hiệu khác

riêng có Ví dụ: dấu hiệu có chức vụ, quyền hạn của chủ thể của tội phạm trong Tội tham ô tài sản,dấu hiệu là người mẹ trong Tội giết con mới đẻ Những tội phạm có thêm dấu hiệu khác trong chủ thể

của tội phạm, ngoài hai dấu hiệu về độ tuổi chịu trách nhiệm và có năng lực trách nhiệm hình sự, được gọi là những tội phạm có dấu hiệu chủ thể đặc biệt (2 điểm).

- Năng lực trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội.

Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên, bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác Có những đặc điểm

(1) Được thành lập theo quy định của pháp luật;

(2) Có cơ cấu tổ chức rõ ràng: Có cơ quan điều hành (Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân) và cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật

(3) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; (4) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

(5) Tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận chia cho các thành viên là mục tiêu chính.

+ Năng lực TNHS hình thành từ khi pháp nhân thương mại được thành lập và chấm dứt khi pháp nhân sáp nhập, phân chia, giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật có liên quan (4 điểm)

+ Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với những tội quy định tại Điều 76 BLHS và phải đảm bảo các điều kiện:

(1) Hành vi phạm tội thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại.

(2) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại.

(3) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân

thương mại (thể hiện ở sự chỉ đạo của những người đứng đầu hoặc của một tập thể pháp nhân thươngmại như: Giám đốc, Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc của công ty) Có trường hợp tuy

không có sự chỉ đạo, điều hành nhưng lại có sự chấp thuận của những người đứng đầu pháp nhân thương mại thì hành vi phạm tội cũng là hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại (3 điểm)

Câu 14 Trình bày mặt chủ thể của tội phạm.

* K/n: chủ thể của tội phạm là người có năng lực TNHS, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.

* Năng lực TNHS

Trang 13

a K/n: Năng lực TNHS là khả năng của một người ở thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện và điều khiển được hành vi đó.

- Luật hình sự VN không trực tiếp quy định thế nào là có năng lực TNHS mà quy định tình trạng đối lập là không có năng lực TNHS.

b Tình trạng không có năng lực TNHS

Điều 21 BLHS quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

- Tình trạng không có năng lực TNHS được xác định dựa trên hai dấu hiệu: dấu hiệu y học và dấu hiệu tâm lý và cả hai dấu hiệu này đều thỏa mãn đồng thời.

+ dấu hiệu y học: người trong tình trạng không có năng lực TNHS là người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần.

+ dấu hiệu tâm lý: người trong tình trạng không có năng lực TNHS là người đã mất năng lực hiểu biết những đòi hỏi của xã hội liên quan đến hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện, là người không có năng lực đánh giá hành vi đã thực hiện là đúng hay sai, nên làm hay không nên làm.

c Vấn đề năng lực TNHS trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác - Điều 21 BLHS quy định: “Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.”

- Người say vẫn bị coi là có năng lực TNHS (mặc dù thực tế năng lực nhận thức và năng lực điều khiển của họ có thể bị hạn chế hoặc có thể loại trừ) chính vì họ có năng lực TNHS khi đặt mình vào tình trạng say và như vậy cũng có nghĩa họ đã tự tước bỏ năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của mình, tự đặt mình vào tình trạng năng lực TNHS bị hạn chế hoặc bị loại trừ Họ là người có lỗi đối với tình trạng say của mình và do vậy cũng có lỗi đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện trong khi say.

* Tuổi chịu trách nhiệm hình sự Điều 12 BLHS quy định:

“1 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2 Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”

- Như vậy, người chưa đạt độ tuổi bắt đầu có năng lực TNHS sẽ luôn luôn được coi là không có lỗi vì họ chưa có năng lực TNHS Năng lực TNHS chỉ được hình thành khi con người đã đạt độ tuổi nhất định và năng lực đó sẽ tiếp tục phát triển hoàn thiện trong thời gian nhất định tiếp theo.

* Chủ thể đặc biệt của tội phạm

- K/n: chủ thể đặc biệt là chủ thể có ngoài hai dấu hiệu về năng lực TNHS và tuổi chịu TNHS trong cấu thành tội phạm thì còn phải có thêm dấu hiệu đặc biệt khác vì chỉ có dấu hiệu này thì chủ thể đặc biệt mới có thể thực hiện được hành vi phạm tội mà CTTP đó phản ánh

- Các đặc điểm của chủ thể đặc biệt:

+ Các đặc điểm liên quan đến chức vụ, quyền hạn VD tội tham ô, tội nhận hối lộ

+ Các đặc điểm liên quan đến nghề nghiệp, tính chất công việc VD tội vi phạm quy định điều khiển tàu bay

+ Các đặc điểm liên quan đến nghĩa vụ phải thực hiện VD tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự, tội không chấp hành án

+ Các đặc điểm về tuổi VD tội giao cấu với trẻ em + Các đặc điểm về giới tính VD tội hiếp dâm

+ Đặc điểm về quan hệ gia đình họ hàng VD tội loạn luân, tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

Trang 14

* Vấn đề nhân thân người phạm tội (xem câu 10)

Câu 15 Phân tích quy định của pháp luật hình sự hiện hành về chủ thể đặc biệt của tội phạm

- Khái niệm: CTTP của tất cả các tội phạm đều đỏi hỏi chủ thể phải có năng lực trách nhiệm hình sự (đạt đội tuổi chịu TNHS và không thuộc trường hợp trong tình trạng không có năng lực TNHS) Một số CTTP đòi hỏi chủ thể phải có thêm dấu hiệu đặc biệt khác, vì chủ thể phải có dấu hiệu này mới có thể thực hiện được hành vi phạm tội Những chủ thể đòi hỏi phải có thêm các dấu hiệu đặc biệt như vậy gọi là chủ thể đặc biệt (5 điểm)

- Các dấu hiệu đặc biệt của chủ thể đặc biệt theo pháp luật hình sự VN gồm: (10 điểm)

+ Các đặc điểm liên quan đến chức vụ quyền hạn Ví dụ: Điều 354 BLHS về “Tội nhận hối lộ” quy định dấu hiệu chủ thể đặc biệt đối với người thực hành phải là người có chức vụ, quyền hạn và nhờ có chức vụ, quyền hạn đó mà có khả năng, thẩm quyền thực hiện công việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ

+ Các đặc điểm liên quan đến nghề nghiệp, tính chất công việc Ví dụ: Điều 277 BLHS về “Tội vi phạm quy định về điều khiển tàu bay” quy định dấu hiệu chủ thể của tội này phải là người làm nghề chỉ huy, điều khiển tàu bay.

+ Các đặc điểm liên quan đến nghĩa vụ phải thực hiện Ví dụ: Điều 332 BLHS về “Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự” quy định chủ thể của tội này phải là công dân Việt Nam có nghĩa vụ đăng ký nghĩa vụ quân sự, chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện.

+ Các đặc điểm liên quan quan hệ gia đình, họ hàng Ví dụ: Điều 185 BLHS về tội “ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình” quy định dấu hiệu chủ thể thực hiện hành vi phạm tội phải là người có quan hệ gia đình, huyết thống, nuôi dưỡng đối với bị hại.

+ Các đặc điểm liên quan đến mối quan hệ trong công việc, học tập (quan hệ lệ thuộc)

+ Đặc điểm về độ tuổi Ví dụ Điều 146 BLHS quy định về tội “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi” quy định chủ thể thực hiện hành vi phạm tội phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên.

+ Các đặc điểm khác như giới tính, quốc tịch (Điều 109 tội “Phản bội tổ quốc” quy định chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là công dân VN) …

- Ý nghĩa của việc xác định dấu hiệu chủ thể đặc biệt: có ý nghĩa trong việc định tội (5 điểm) Tuy nhiên, trong vụ án có đồng phạm, dấu hiệu chủ thể đặc biệt chỉ yêu cầu đối với người thực hành Những người đồng phạm khác không yêu cầu có dấu hiệu chủ thể đặc biệt (5 điểm)

Câu 16 Trình bày mặt khách thể của tội phạm.

* Khái niệm: Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.

* Các loại khách thể Khách thể chung

- k/n: khách thể chung của tội phạm là tổng hợp các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm

- Bất kỳ một hành vi phạm tội nào cũng xâm hại đến khách thể chung của tội phạm, tức là một trong số cá quan hệ xã hội được nhà nước xác định bảo vệ bằng luật hình sự Điều 8 BLHS quy định khái niệm tội phạm đã nêu ra khách thể chung của tội phạm là độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Khách thể loại

Trang 15

- Khái niệm: khách thể loại của tội phạm là nhóm quan hệ xã hội cùng tính chất được nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của nhóm tội phạm.

- Khách thể loại của tội phạm là cơ sở để phân loại các tội phạm trong Phần các tội phạm của luật hình sự thành các chương, các hành vi phạm tội cùng xâm hại đến một nhóm quan hệ xã hội nhất định mà luật hình sự bảo vệ được hệ thống thành một chương

Khách thể trực tiếp

- Khái niệm: khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội cụ thể bị loại tội phạm cụ thể trực tiếp xâm hại

- Trong trường hợp nhiều quan hệ xã hội cùng bị gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thì quan hệ xã hội được coi là khách thể trực tiếp là quan hệ xã hội mà sự gây thiệt hại cho quan hệ xã hội đó khi căn cứ vào tất cả các mặt như tính chất quan trọng của quan hệ xã hội, mức độ bị gây thiệt hại, mục đích chủ quan của người phạm tội… thể hiện được đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi.

* Đối tượng tác động của tội phạm a Khái niệm

Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.

b Một số loại đối tượng tác động của tội phạm

- Con người có thể là đối tượng tác động của tội phạm

- Các đối tượng vật chất với ý nghĩa là khách thể của quan hệ xã hội có thể là đối tượng tác động của tội phạm

- Hoạt động bình thường của chủ thể có thể là đối tượng tác động của tội phạm Câu 17 Hãy phân tích khái niệm và ý nghĩa của khách thể của tội phạm

1 Phân tích khái niệm khách thể của tội phạm (15 điểm)

(5 điểm): Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ Luật hình sự Việt Nam coi các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại là khách thể của tội phạm.

Trong xã hội, nhà nước luôn thiết lập các quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của nhân dân và dân tộc nhằm thúc đẩy sự phát triển của đất nước; để bảo vệ các quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của mình, Nhà nước xác lập các quy phạm pháp luật hình sự nhằm ngăn cấm, trừng phạt các hành vi phạm tội xâm phạm các quan hệ xã hội đó.

(5 điểm) Như vậy, có thể rút ra khái niệm khách thể của tội phạm như sau: Khách thể của tội

phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm và bị tội phạm xâm hại đến.

(5 điểm) Điều 8 BLHS quy định phạm vi khách thể (các quan hệ xã hội) được luật hình sự bảo vệ bao gồm: Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, quyền con người, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

2 Phân tích ý nghĩa của khách thể của tội phạm: (10 điểm)

- Xác định giới hạn, phạm vi các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ là cơ sở cho việcxây dựng hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự Phạm vi các quan hệ xã hội được luật hình sự

bảo vệ không phải là bất biến mà có thể thay đổi theo sự thay đổi của hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội trong từng thời kỳ, đòi hỏi có sự đánh giá, điều chỉnh các quy định của luật hình sự cho phù hợp Quá trình xác định các quan hệ xã hội thuộc phạm vi bảo vệ của luật hình sự cho phù hợp với thực tế để coi là khách thể của tội phạm là nhiệm vụ của nhà làm luật trong quá trình xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định của luật hình sự (2 điểm)

Trang 16

- Tính chất của các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại là cơ sở cho việc hệ thống hóa các quyphạm pháp luật trong phần các tội phạm của BLHS Dựa vào tính chất giống nhau hoặc gần giống

nhau của các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ bị tội phạm xâm phạm gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại, nhà làm luật đã phân các tội phạm tại Phần các tội phạm thành 14 chương (2 điểm)

Điều đáng lưu ý là mặc dù khách thể tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tính nguy hiểm khách quan của tội phạm nhưng nó không phải lúc nào cũng được phản ánh một cách đầy đủ trong CTTP cụ thể Trong đa số các CTTP thì khách thể tội phạm chỉ được phản ánh thông qua đặc

điểm của đối tượng tác động của tội phạm VD tội trộm cắp tài sản chỉ quy định đối tượng tác độngcủa tội phạm là tài sản nhưng thông qua đối tượng tác động này có thể xác định khách thể của tộiphạm là quyền sở hữu về tài sản vì thông qua việc tác động, dịch chuyển bất hợp pháp quyền của chủsở hữu về tài sản thành của mình, người phạm tội xâm phạm đến quyền sở hữu của chủ tài sản là mộttrong các quyền của tổ chức, cá nhân được LHS bảo vệ.

- Xác định khách thể của tội phạm có ý nghĩa trong việc đánh giá tính chất, mức độ nguyhiểm cho xã hội khi xác định hành vi thực tế đã thực hiện có phạm tội hay không VD việc một đối

tượng sử dụng con dấu, tài liệu giả nhưng con dấu, tài liệu đó do đối tượng tự nghĩ ra để thực hiệnhành vi lừa đảo mà không phải dựa trên mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị nào thì hànhvi sử dụng con dấu, tài liệu giả đó được xem làm một trong chuỗi hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tàisản, xâm phạm khách thể là quyền sở hữu tài sản mà không được xem là hành vi độc lập gây nguyhiểm đáng kể cho xã hội và xâm phạm đến khách thể là trật tự quản lý hành chính được LHS bảo vệ vàkhông phải chịu trách nhiệm hình sự.(2 điểm)

- Xác định đúng khách thể của tội phạm còn có ý nghĩa trong việc phân biệt tội phạm này vớitội phạm khác để định tội danh được chính xác VD cùng là hành vi xâm phạm tính mạng hoặc hủy

hoại tài sản nhưng nếu khách thể tác động của tội phạm là an ninh quốc gia thì phải chịu TNHS về tội“Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” quy định tại điều 113 BLHS, ngược lại cũng với hànhvi xâm phạm tính mạng của người khác hoặc hủy hoại tài sản nhưng khách thể tội phạm là trật tự, antoàn công cộng thì phải chịu TNHS về “Tội khủng bố” quy định tại điều 299 BLHS (2 điểm)

- Ngoài ra, xác định tính chất, tầm quan trọng của khách thể của tội phạm còn có ý nghĩa khiquyết định hình phạt đối với người phạm tội Cụ thể, một trong những căn cứ để xem xét mức TNHS

đối với người thực hiện hành vi phạm tội, pháp nhân thực hiện hành vi phạm các tội quy định tại điều 76 BLHS đó chính là tầm quan trọng của khách thể được LHS bảo vệ, thông thường đối với các hành vi phạm tội xâm phạm những khách thể quan trọng được LHS bảo vệ như ANQG hay tính mạng, sức khỏe của cá nhân thì mức hình phạt sẽ nặng hơn so với hành vi phạm tội xâm phạm những khách thể khác; mức hình phạt có thể là chung thân hoặc tử hình (2 điểm)

Câu 18 Phân tích việc phân loại khách thể của tội phạm theo quy định của pháp luật hình sự

Căn cứ vào cách thức quy định của luật hình sự về khách thể của tội phạm, khoa học hình sự phân loại khách thể của tội phạm thành ba loại là khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp

1 Phân tích khách thể chung của tội phạm (8 điểm)

- (2 điểm) Khái niệm: Khách thể chung của tội phạm là tổng thể các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm Bất kỳ một hành vi phạm tội nào cũng xâm hại đến một trong số các quan hệ xã hội được Nhà nước xác định bảo vệ bằng luật hình sự, nghĩa là đều xâm hại đến khách thể chung của tội phạm Khách thể chung của tội phạm phản ánh phạm vi các quan hệ xã hội được Nhà nước bảo vệ bằng luật hình sự và chính sách hình sự của Nhà nước trong đấu tranh phòng và

chống tội phạm Ví dụ: Tội giết người xâm phạm quan hệ nhân thân, tội trộm cắp tài sản xâm hại quan

Trang 17

hệ sở hữu Quan hệ nhân thân hay quan hệ sở hữu trong những trường hợp này là khách thể của tộiphạm.

- (3 điểm) Điều 8 Bộ luật hình sự quy định khái quát khách thể chung của tội phạm Các điều luật về các tội phạm trong bộ luật hình sự là sự cụ thể hóa khách thể của tội phạm được xác định trong Điều 8 BLHS Mỗi một tội phạm cụ thể khi xâm hại đến khách thể riêng cũng đều xâm hại đến khách thể chung

- (3 điểm) Xác định khách thể chung của tội phạm cho phép xác định phạm vi hiệu lực của luật hình sự, phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác Nếu thiệt hại do hành vi nào đó gây ra cho các quan hệ xã hội không nằm trong hệ thống các khách thể chung của tội phạm thì hành vi gây thiệt hại đó không thể bị coi là trái pháp luật hình sự, do vậy không phải chịu trách nhiệm hình sự

2 Khách thể loại của tội phạm (8 điểm)

- Khách thể loại của tội phạm là nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất được nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của nhóm tội phạm nhất định (2 điểm)

- Xác định khách thể loại của tội phạm là cơ sở để nhà làm luật phân các tội phạm thành các chương tương ứng trong Phần các tội phạm của BLHS (3 điểm)

- Cụ thể như sau: (3 điểm)

+ Chương XIII: các tội xâm phạm an ninh quốc gia (gồm 15 điều, từ điều 108 đến điều 122);

+ Chương XIV: các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người (gồm 34 điều, từ điều 123 đến điều 156);

+ Chương XV: các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân (gồm 11 điều, từ điều 157 đến điều 167)

+ Chương XVI: các tội xâm phạm sở hữu (gồm 13 điều, từ điều 168 đến điều 180);

+ Chương XVII: các tội xâm phạm chế độ hôn nhân, gia đình (gồm 7 điều, từ điều 181 đến điều 187)

+ Chương XVIII: các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (gồm 37 điều, từ điều 188 đến điều 234) + Chương XIX: các tội phạm về môi trường (gồm 12 điều, từ điều 235 đến điều 246).

+ Chương XX: các tội phạm về ma túy (gồm 13 điều, từ điều 247 đến điều 259).

+ Chương XXI: các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (gồm 69 điều, từ điều 260 đến điều 329).

+ Chương XXII: các tội phạm trật tự quản lý hành chính (gồm 22 điều, từ điều 330 đến điều 351) + Chương XXIII: các tội phạm về chức vụ (gồm 15 điều, từ điều 352 đến điều 366).

+ Chương XXIV: các tội xâm phạm hoạt động tư pháp (gồm 25 điều, từ điều 367 đến điều 391) + Chương XXV: các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân (gồm 29 điều, từ điều 392 đến điều 420).

+ Chương XXVI: các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh (gồm 5 điều từ điều 421 đến điều 425).

Trong quá trình sửa đổi, bổ sung BLHS, khi quy định về tội phạm mới thì nhà làm luật phải xem xét đến tính chất của tội phạm đó với tính chất của nhóm tội phạm đã được quy định trong BLHS để đưa vào chương tương ứng phù hợp.

3 Khách thể trực tiếp của tội phạm (9 điểm)

- Khái niệm: Khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội cụ thể, thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm cụ thể trực tiếp xâm hại đến (2 điểm).

- Các quan hệ xã hội tồn tại trong mối liên hệ và tác động qua lại nhau Mỗi tội phạm có thể xâm hại trực tiếp cho nhiều quan hệ xã hội cụ thể được luật hình sự bảo vệ, nhưng không phải tất cả các

Trang 18

quan hệ xã hội bị xâm hại đều là khách thể trực tiếp của tội phạm Khách thể trực tiếp của tội phạm chỉ có thể là quan hệ xã hội thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó và bị tội phạm trực tiếp xâm hại Mỗi tội phạm cụ thể đều có khách thể trực tiếp, có thể là một khách thể trực tiếp hoặc nhiều khách thể trực tiếp (2 điểm)

- Trường hợp tội phạm có nhiều khách thể trực tiếp là trường hợp tội phạm xâm hại đến nhiều quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ mà mỗi quan hệ xã hội chỉ thể hiện được một phần bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, kết hợp tất cả các quan hệ xã hội bị tội phạm trực tiếp xâm hại mới

thể hiện được đầy đủ bản chất của hành vi phạm tội ấy VD đối với tội “Cướp tài sản” hành vi phạmtội không những xâm phạm quyền sở hữu tài sản mà còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của ngườikhác, là hai khách thể độc lập được luật hình sự bảo vệ và cả hai khách thể này kết hợp với nhau mớiphản ánh được đầy đủ bản chất của tội “Cướp tài sản” (2 điểm)

- Đối với nhà làm luật, trong quá trình xây dựng, sửa đổi, bổ sung luật hình sự, xác định quan hệ xã hội nào có thể được coi là khách thể trực tiếp của tội phạm hoặc không coi là khách thể trực tiếp của tội phạm nữa có ý nghĩa quan trọng khi xem xét để quy định tội phạm mới hoặc xóa bỏ tội phạm.

- Đối với người áp dụng luật, xác định khách thể trực tiếp của tội phạm có ý nghĩa để định tội Vídụ: hành vi đập phá dẫn đến hư hỏng trạm biến áp điện vừa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu, vừa gâythiệt hại cho an toàn năng lượng, vừa gây thiệt hại cho an toàn trật tự công cộng Nhưng xét về nhiềumặt thì rõ ràng thiệt hại cho an toàn năng lượng quốc gia mới thể hiện được đầy đủ tính chất nguyhiểm cho xã hội của hành vi Khách thể trực tiếp của loại hành vi phạm tội này là an toàn năng lượngquốc gia, do vậy phải định tội đối với hành vi đó là tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng vềan ninh quốc gia (Điều 303 BLHS) (3 điểm)

Câu 19 Trình bày mặt chủ quan của tội phạm.

Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm bao gồm lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội

* Lỗi: Lỗi là thái độ tâm lý của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và đối với hậu quả của hành vi ấy gây ra cho xã hội thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý Thái độ tâm lý của chủ thể với hành vi nguy hiểm cho xã hội không phải sau sự kiện thực hiện hành vi mà trong quá trình thực hiện nó, đồng thời với quá trình thực hiện hành vi.

a) Lỗi cố ý: Điều 10 BLHS quy định về cố ý phạm tội như sau: “Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1 Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra;

2 Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.”

- Lỗi cố ý trực tiếp: là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức được hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả xảy ra.

+ Xét về lý trí: người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó Sự nhận thức này phụ thuộc vào những phẩm chất của chủ thể như kinh nghiệm sống, học vấn, trí tuệ, hiểu biết pháp luật,… Sự nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi không có nghĩa phải nhận thức được tính trái pháp luật của hành vi Một người biết hay không biết tính trái pháp luật của hành vi không phải là điều kiện bắt buộc để xác định họ có lỗi hay không có lỗi khi thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội.

+ Xét về ý chí: người phạm tội mong muốn hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra, mong muốn hậu quả mà họ đã thấy trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra trên thực tế Ở đây, hậu quả xảy ra hoàn toàn phù hợp với mục đích, sự mong muốn của người phạm tội.

Trang 19

- Lỗi cố ý gián tiếp: là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

+ Xét về lý trí: người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó

+ Xét về ý chí: người phạm tội không mong muốn hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra Hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà người phạm tội đã thấy trước không phù hợp với mục đích của họ Người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là nhằm mục đích khác và chính vì để đạt được mục đích này mà người phạm tội đã chấp nhận hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình có thể gây ra.

b) Lỗi vô ý

Điều 11 BLHS quy định về vô ý phạm tội như sau:

“Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1 Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;

2 Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.”

- Lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin là lỗi của một người trong trường hợp thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, vì vậy đã thực hiện hành vi và gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

+ Xét về lý trí: người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thể hiện ở chỗ thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra Người phạm tội có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra nhưng đồng thời lại cho rằng hậu quả đó không xảy ra.

+ Xét về ý chí: người phạm tội không mong muốn hành vi của mình gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội vì người phạm tội đã cân nhắc, tính toán và loại trừ khả năng hậu quả xảy ra hoặc nếu có xảy ra thì có thể ngăn ngừa được Sự cân nhắc, tính toán này có thể dựa vào những căn cứ như tin tưởng vào sự khéo léo, sự hiểu biết, kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ kỹ thuật của mình hoặc tin vào những tình tiết khách quan bên ngoài khác.

- Lỗi vô ý phạm tội do cẩu thả là lỗi của một người trong trường hợp gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội vì cẩu thả nên đã không thấy trước hậu quả đó mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước.

+ Dấu hiệu thứ nhất: người phạm tội không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình đã gây ra: người phạm tội không nhận thức được mặt thực tế của hành vi của mình và như vậy cũng có nghĩa không nhận thức được khả năng gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình (ví dụ người y tá phát nhầm thuốc); người phạm tội tuy nhận thức được mặt thực tế của hành vi của mình nhưng lại hoàn toàn không nhận thức được khả năng gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình.

+ Dấu hiệu thứ hai: người phạm tội phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó Họ với địa vị cụ thể và nghĩa vụ tuân thủ quy tắc thì phải thấy và có đủ điều kiện để có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình Nhưng người phạm tội đã không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình chỉ vì cẩu thả, thiếu sự thận trọng cần thiết khi xử sự.

c) Trường hợp hỗn hợp lỗi

- K/n: Là trường hợp trong CTTP có hai loại lỗi (cố ý và vô ý) được quy định đối với những tình tiết khách quan khác nhau

- Trường hợp tồn tại đồng thời hai loại lỗi chỉ có thể xảy ra ở những cấu thành tội phạm tăng nặng của những tội phạm cố ý mà tình tiết tăng nặng là những hậu quả nguy hiểm nhất định cho xã hội và lỗi của người phạm tội đối với những hậu quả đó là lỗi vô ý.

d) Sự kiện bất ngờ (xem câu 8) * Động cơ phạm tội

- K/n: là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý.

Trang 20

- Trong luật hình sự VN, động cơ phạm tội nói chung không được phản ánh trong CTTP cơ bản là dấu hiệu định tội Trong một số ít trường hợp, động cơ được phản ánh là dấu hiệu định tội như động cơ phòng vệ ở tội Giết người do vượt quá giới hạn PVCĐ Động cơ phạm tội có thể được phản ánh trong các CTTP tăng nặng hoặc giảm nhẹ là dấu hiệu định khung tăng nặng hoặc giảm nhẹ (VD động cơ đê hèn là dấu hiệu định khung tăng nặng được phản ánh trong CTTP tăng nặng của tội giết người) Ngoài ra, động cơ phạm tội còn có thể được xem là những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS khi quyết định hình phạt được quy định ở Điều 51 và 52 BLHS.

* Mục đích phạm tội

- K/n: là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội.

- Mục đích được phản ánh trong CTTP ở những trường hợp sau:

+ TH dấu hiệu hậu quả chưa phản ánh được mục đích phạm tội chính của người phạm tội VD hành vi khủng bố tuy xâm phạm đến tính mạng con người nhưng đó chưa phải là mục đích chính của người phạm tội mà để nhằm chống chính quyền nhân dân.

+ TH dấu hiệu hành vi khách quan không phản ánh được mục đích phạm tội Đây là trường hợp hành vi khách quan tuy giống nhau nhưng lại được thực hiện nhằm những mục đích khác nhau VD cùng là hành vi xuất cảnh trái phép nhưng có trường hợp nhằm chống chính quyền nhân dân và có trường hợp không nhằm mục đích đó Hai loại hành vi này tuy giống nhau về hành vi khách quan nhưng lại khác nhau về mục đích, do vậy, tính chất nguy hiểm cho xã hội cũng khác nhau và cấu thành hai tội khác nhau: tội trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Đ 121) và tội xuất cảnh trái phép (Đ 347)

Câu 20 Trình bày dấu hiệu hành vi trong mặt khách quan của tội phạm

- Khái niệm mặt khách quan của tội phạm: Là những biểu hiện cuả tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên

ngoài thế giới khách quan Mặt khách quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố của tội phạm

- Các dấu hiệu của mặt khách quan của tội phạm bao gồm: Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội; hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; công cụ, phương

tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, điạ điểm phạm tội (2 điểm)

- Hành vi khách quan là xử sự của người phạm tội thể hiện ra bên ngoài thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ Hành vi khách quan là dấu hiệu cơ bản trong mặt khách quan của tội phạm, là dấu hiệu

bắt buộc trong mọi cấu thành tội phạm.Không có hành vi khách quan thì không có tội phạm (2 điểm)

- Đặc điểm của dấu hiệu hành vi trong mặt khách quan của tội phạm:

+ Có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội: tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội được xác định là đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt hành vi phạm tội với

những hành vi vi phạm pháp luật khác (3 điểm)

+ Hành vi do người có khả năng nhận thức tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi ấy thực hiện Những trường hợp khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà người thực hiện hành vi không nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội hoặc không điều khiển được hành vi ấy thì không phải là hành vi khách quan của tội phạm VD: hành vi gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội do sự kiện bất ngờ hay được thực hiện trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự thì không phải là hành vi khách quan của tội phạm.

+ Là hành vi trái pháp luật hình sự: hành vi đó phải thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm được qui định trong Luật hình sự, nên thường gọi là tính được qui định trong Luật hình sự hay tính trái

Biểu hiện của hành động (phạm tội) có thể chỉ là một động tác đơn giản, xảy ra một lần trong thời gian ngắn, cũng có thể là tổng hợp nhiều động tác khác nhau, lặp đi lặp lại liên tục trong một thời gian dài Hành động (phạm tội) có thể tác động trực tiếp vào đối tượng tác động của tội phạm hoặc thông

Trang 21

qua công cụ, phương tiện Hành động (phạm tội) có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc việc làm…

(2 điểm)

+ Không hành động (phạm tội):

Là hình thức biểu hiện của hành vi phạm tội qua việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật yêu

cầu phải làm, mặc dù có đủ điều kiện để làm (2 điểm)

Biểu hiện: chủ thể đã không làm một việc có nghĩa vụ pháp lý phải làm, trong khi có đủ điều kiện để

làm (1điểm)

Điều kiện để việc không hành động trở thành hành vi phạm tội:

Chủ thể có nghĩa vụ pháp lý phải làm (nghĩa vụ phát sinh do luật định, nghĩa vụ phát sinh do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nghĩa vụ phát sinh do nghề nghiệp, nghĩa vụ phát sinh do hợp đồng, nghĩa vụ phát sinh do xử sự trước đó của chủ thể).

Chủ thể có đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ, tức là có đủ khả năng (năng lực cá nhân để hành động thực hiện nghĩa vụ) và điều kiện (yếu tố khách quan để thực hiện nghĩa vụ, như có máy móc, thiết

bị, dụng cụ hỗ trợ…) (2 điểm)

- Các dạng cấu trúc đặc biệt của hành vi khách quan:

+ Tội ghép: Là tội phạm mà hành vi khách quan được hình thành bởi nhiều hành vi khác nhau xảy ra

đồng thời, xâm hại các khách thể khác nhau (1điểm)

+ Tội kéo dài: là tội phạm mà hành vi khách quan có khả năng diễn ra không gián đoạn trong

khoảng thời gian dài (1điểm)

+ Tội liên tục: Là tội phạm có hành vi khách quan bao gồm nhiều hành vi cùng loại xảy ra kế tiếp nhau về thời gian, xâm hại cùng khách thể và bị chi phối bởi một ý định phạm tội cụ thể thống nhất.

- Ý nghĩa của việc xác định dấu hiệu hành vi trong mặt khách quan của tội phạm:

+ Trong việc định tội: giúp xác định hành vi đã thực hiện có cấu thành tội phạm hay không, cấu

thành tội gì (1điểm)

+ Trong việc định khung hình phạt: hành vi thực hiện được quy định tại khung hình phạt nào.

+ Trong việc quyết định hình phạt (1điểm)

Câu 21 Phân tích khái niệm, ý nghĩa mặt khách quan của tội phạm

1 Phân tích khái niệm mặt khách quan của tội phạm (15 điểm)

- Tội phạm là thể thống nhất giữa trạng thái tâm lý bên trong và những biểu hiện ra bên ngoài của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội Nếu như các biểu hiện lỗi, mục đích phạm tội, động cơ phạm tội thể hiện trạng thái tâm lý bên trong của tội phạm thì hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm, phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm.

Tổng hợp những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm được gọi là mặt khách quan của tội phạm (5

- Như vậy có thể rút ra khái niệm mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tộiphạm, là những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan (5

- Các dấu hiệu của mặt khách quan của tội phạm bao gồm: Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội; hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; công cụ, phương

tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, điạ điểm phạm tội Trong đó, hành vi nguy hiểm cho xã hội là

dấu hiệu được thể hiện trong tất cả tội phạm, còn những dấu hiệu khác như hậu quả nguy hiểm cho xã hội, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh thực hiện tội phạm chỉ thể hiện ở một số

các tội phạm Ví dụ hậu quả nguy hiểm cho xã hội được thể hiện trong CTTP của “Tội giết người”,“Trộm cắp tài sản” phương pháp thủ đoạn thể hiện trong CTTP tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”quy định tại điều 174 BLHS, “Tội lừa dối khách hàng” quy định tại điều 198 BLHS (5 điểm)

2 Phân tích ý nghĩa của mặt khách quan của tội phạm (10 điểm)

Trang 22

- Việc xác định những tình tiết thuộc mặt khách quan của tội phạm trước hết là có ý nghĩa trong

việc định tội (xác định hành vi có phải hành vi phạm tội hay không, nếu có thì phạm tội gì) Ví dụ vớihành vi chiếm đoạt tài sản của người khác trái phép, nếu xác định được có dấu hiệu về thủ đoạn thựchiện hành vi phạm tội là dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khác để bị hại giao ra tài sảnthì sẽ cấu thành tội “Cướp tài sản” quy định tại điều 168 BLHS; nếu xác định thủ đoạn là cung cấpthông tin gian dối, sai sự thật để bị hại tin tưởng và tự nguyện giao tài sản để chiếm đoạt thì sẽ cấu

thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại điều 174 BLHS (4 điểm)

- Xác định những tình tiết thuộc mặt khách quan của tội phạm còn có ý nghĩa trong việc xác định

khung hình phạt Ví dụ trong cấu thành của tội “Cướp giật tài sản” quy định tại điều 171 BLHS thìdấu hiệu về thủ đoạn phạm tội là thủ đoạn nguy hiểm như dùng xe mô tô để thực hiện cướp giật tàisản, thuộc mặt khách quan của tội phạm là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt đối với tội danh

này, được quy định tại điểm d Khoản 2, Điều 171 BLHS (3 điểm)

- Việc xác định những tình tiết thuộc mặt khách quan của tội phạm có ý nghĩa trong việc đánh giá

mức độ giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự, làm căn cứ để quyết định hình phạt Ví dụ ngườiphạm tội trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra thì được xem là một tìnhtiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 điều 51 BLHS, hoàn cảnh phạm tội là dấu hiệu thuộc mặt khách

quan của tội phạm là căn cứ xem xét mức TNHS (3 điểm)

Câu 22 Trình bày dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội trong mặt khách quan của tội phạm, ý nghĩa của việc nghiên cứu dấu hiệu đó.

- Khái niệm mặt khách quan của tội phạm: Là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan Mặt khách quan của tội phạm là

một trong bốn yếu tố của tội phạm.(2 điểm)

- Các dấu hiệu của mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội; hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; công cụ, phương tiện,

phương pháp, thủ đoạn, thời gian, điạ điểm phạm tội (2 điểm)

- Khái niệm hậu quả của tội phạm: là thiệt hại do hành vi phạm tội đã gây ra cho quan hệ xã hội là

khách thể bảo vệ của luật hình sự (2 điểm)

- Biểu hiện: Hậu quả của tội phạm thể hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường của các bộ phận cấu thành quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm Tính chất, mức độ của hậu quả thể hiện ở tính

chất, mức độ làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động Thể hiện: (2 điểm)

+ Sự biến đổi tình trạng bình thường của thực thể tự nhiên của con người:

Thiệt hại về thể chất, bao gồm thiệt hại về tính mạng (hậu quả chết người), thiệt hại về sức khỏe

(hậu quả thương tích hoặc các tổn hại cho sức khỏe) (2 điểm).

Thiệt hại về tinh thần, bao gồm thiệt hại gây ra cho nhân phẩm, danh dự, tự do của con người (2điểm)

+ Sự biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng vật chất (thiệt hại về vật chất) Ví dụ: tài sản bị

phá hủy, bị hủy hoại, bị chiếm đoạt, bị sử dụng, bị chiếm giữ trái phép (3 điểm)

+ Sự biến dạng xử sự của con người: biến dạng xử sự của chính chủ thể hoặc xử sự của người khác.

Ví dụ:xử sự tự sát là kết quả của hành vi xúi giục người khác tự sát hoặc hành vi bức tử; xử sự sống sa

đọa hoặc phạm pháp là hậu quả của hành vi dụ dỗ người chưa thành niên phạm pháp… (3 điểm)

- Các loại hậu quả của tội phạm;

+ Hậu quả vật chất (1 điểm)+ Hậu quả về thể chất (1 điểm)+ Hậu quả về tinh thần (1 điểm)+ Hậu quả khác (1 điểm)

- Ýnghĩa của việc nghiên cứu dấu hiệu hậu quả của tội phạm:

+ Việc xác định hậu quả của tội phạm có ý nghĩa trong việc định tội đối với một số tội phạm, nhất là

các tội phạm có lỗi vô ý (2 điểm).

Ngày đăng: 01/05/2024, 18:06

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan