báo cáo nhóm 3 bao bì thực phẩm giới thiệu về bao bì làm từ thân chuối túi giấy

9 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
báo cáo nhóm 3 bao bì thực phẩm giới thiệu về bao bì làm từ thân chuối túi giấy

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐIỀU KIỆN TĂNG TRƯỞNG CỦA NGUYÊN LIỆU LÀM RA BAO BÌ Để cây chuối phát triển tốt và đạt được tăng trưởng tốt nhất, cần có các điều kiện sau: Cần ánh sáng đủ, ít nhất là 6-8 giờ mỗi ngày

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

BÁO CÁO NHÓM 3

BAO BÌ THỰC PHẨM

LỚP DH23TP1

4 Lương Nguyễn Đăng Khoa DTP222950

7 Dương Trần Như Huỳnh DTP222834

Trang 2

CHƯƠNG : GIỚI THIỆU VỀ BAO BÌ LÀM TỪ THÂN CHUỐI (TÚI GIẤY)1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA BAO BÌ LÀM TỪ THÂN CÂY CHUỐI

Các bạn có biết, hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa và túi nilon đang rất nghiêm trọng và đáng lo ngại Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) thì vào mỗi năm chúng ta thải ra một khối lượng nhựa đủ để trải quanh trái đất 4 lần Trong đó 13 triệu tấn rác nhựa trôi nổi, đổ ra đại dương.

Theo số liệu thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, 0,28 triệu đến 0,73 triệu tấn trong số đó bị thải ra biển - nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp.

Điều đáng nói là việc xử lý và tái chế rác thải nhựa còn nhiều hạn chế khi có đến 90% rác thải nhựa được xử lý theo cách chôn, lấp, đốt và chỉ có 10% còn lại là được tái chế.

Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải nhựa Lượng rác thải nhựa gia tăng nhanh chóng, năm 2014 khoảng 1,8 triệu tấn/năm, năm 2016 khoảng 2,0 triệu tấn/năm và hiện nay khoảng 3,27 triệu tấn/năm được tạo ra tại Việt Nam Khối lượng rác thải nhựa đổ ra biển mỗi năm khoảng 0,28 - 0,73 triệu tấn/năm (chiếm gần 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới) Tại Việt Nam, bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nilon/tháng, riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn rác thải nhựa và túi nilon Điều đáng lo ngại là phải mất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, các chất thải từ nhựa và ni lông mới phân hủy hết, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đe dọa các hệ sinh thái và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia và ô nhiễm rác thải nhựa được coi là thảm họa “ô nhiễm trắng”.

Chúng tôi đã đọc qua rất nhiều bài báo, tạp chí, tin thời sự phản ánh về vấn đề nan giải “ô nhiễm trắng” Bên dưới những bài báo ấy còn có rất nhiều bình luận kêu gọi mọi người dừng sử dụng hộp nhựa và túi nilong Nhưng, không sử dụng hộp nhựa và túi nilong thì chúng ta sẽ phải tìm loại vật liệu nào thân thiện với môi trường hơn để thay thế? Qua quá trình thảo luận, nhóm chúng tôi quyết định sẽ nghiên cứu và phát triển một loại bao bì từ thân cây chuối để thay thế bao bì từ nhựa và túi nilon Với một loại nguyên liệu xuất phát từ thiên nhiên hứa hẹn đây sẽ là một loại bao bì an toàn cho môi trường, với giá thành rẻ và đa dạng các mẫu mã đẹp mắt

Trang 3

2 ĐIỀU KIỆN TĂNG TRƯỞNG CỦA NGUYÊN LIỆU LÀM RA BAO BÌ

Để cây chuối phát triển tốt và đạt được tăng trưởng tốt nhất, cần có các điều kiện sau:

 Cần ánh sáng đủ, ít nhất là 6-8 giờ mỗi ngày, để cây quang hợp và phát triển  Cần đất ẩm nhưng không bị ngập úng Đảm bảo cung cấp đủ nước trong thời kỳ

mùa khô.

 Có thể trồng trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là trên đất phù sa, thoát nước tốt và pH từ 5.5 đến 7.0 là lý tưởng cho sự phát triển của cây chuối.

 Chuối thích nhiệt độ ấm, khoảng 26-30°C, và không dễ chịu với nhiệt độ dưới 15°C.

 Mức độ độ ẩm cao trong không khí cũng tốt cho sự phát triển của cây chuối  Cung cấp phân bón cần thiết để cung cấp dưỡng chất cho cây trong quá trình phát

 Bảo vệ cây khỏi sâu bệnh và côn trùng gây hại là quan trọng để đảm bảo tăng trưởng và sản xuất hiệu quả.

3 VÙNG TRỒNG VÀ CÁCH THU NHẬN NGUYÊN LIỆU 3.1 Vùng trồng:

 Cây chuối là một loài cây sinh trưởng khá dễ, thường được trồng ở các vùng có khí hậu ấm áp và độ ẩm cao Một số vùng trồng chuối phổ biến bao gồm:

 Nhiệt đới và cận nhiệt đới: Các quốc gia và khu vực như Đông Nam Á (như Lào, Campuchia, Thái Lan ), Trung Mỹ và Nam Mỹ , châu Phi là các vùng chủ yếu trồng chuối.

 Vùng nhiệt đới ẩm ướt: Các khu vực như các quần đảo Thái Bình Dương, bờ biển phía đông của Brazil và các khu vực nhiệt đới khác trên thế giới cũng thích hợp cho việc trồng cây chuối.

 Vùng có đất phù sa: Cây chuối thích hợp với đất phù sa, do đó, các vùng có đất phù sa như cửa sông, bãi cát ven biển cũng thường được chọn để trồng cây chuối Tuy nhiên, cây chuối cũng có thể được trồng ở một số vùng có khí hậu khác nếu có điều kiện phù hợp về nhiệt độ, độ ẩm và đất đai.

Ở Việt Nam, chuối được trồng phổ biến ở hầu hết các vùng bao gồm:

o Đồng bằng sông Cửu Long: Đây là khu vực trồng chuối lớn nhất ở Việt Nam, bao gồm các tỉnh như Tiền Giang, Bến Tre, và Vĩnh Long

Trang 4

o Tây Nguyên: Các tỉnh như Đắk Lắk, Gia Lai và Kon Tum cũng có diện tích trồng chuối đáng kể

o Nam Bộ: Ngoài các tỉnh trong Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh như Bình Thuận và Ninh Thuận cũng có sản xuất chuối khá phát triển

o Miền Trung: Các tỉnh như Quảng Nam và Quảng Ngãi cũng có diện tích trồng chuối nhất định.

3.2 Cách thu nhận nguyên liệu

 Thu nhận thân cây chuối để làm nguyên liệu sản xuất bao bì có thể thực hiện theo các bước sau:

 Chọn cây chuối phù hợp có thân lớn, khỏe mạnh để thu hoạch.

 Thu hoạch: Cắt cây chuối xuống từ gốc, chọn các phần thân đủ dài và to để sử dụng làm nguyên liệu cho bao bì.

 Loại bỏ lá khỏi phần thân, chỉ giữ lại phần thân chính.

 Sử dụng công cụ phù hợp để tách các lớp vỏ của thân cây chuối ra khỏi nhau  Làm sạch và sấy khô: Rửa sạch các lớp vỏ với nước và lau khô để loại bỏ bất kỳ

bụi bẩn nào còn lại Sau đó, phơi khô các lớp vỏ dưới ánh nắng mặt trời hoặc sử dụng các phương pháp sấy khác để loại bỏ độ ẩm.

 Tạo hình và cắt: Cắt các lớp vỏ đã sấy khô thành các tấm nhỏ hơn hoặc các hình dạng cần thiết cho sản xuất bao bì.

 Sử dụng trong sản xuất: Các tấm vỏ cây chuối đã chuẩn bị có thể được sử dụng như nguyên liệu để sản xuất các loại bao bì khác nhau

Trang 5

CHƯƠNG : QUY TRÌNH CHẾ BIẾN BAO BÌ TỪ THÂN CÂY CHUỐI1 QUY TRÌNH CHẾ BIẾN BAO BÌ:

2 THUYẾT MINH VỀ QUY TRÌNH LÀM BAO BÌ

Thị trường ngày càng cạnh tranh, bao bì không chỉ là một phần của sản phẩm mà còn là một công cụ quan trọng để thu hút và giữ chân khách hàng Quá trình làm bao bì không chỉ đơn thuần là việc sản xuất ra những chiếc hộp hay túi đựng sản phẩm, mà còn là quá trình kỹ thuật đòi hỏi sự kỹ lưỡng và chi tiết.

Hiện nay, nhu cầu người tiêu dùng về việc sử dụng bao bì ngày càng tăng cao Cùng với sự phát triển của xã hội và những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng cuộc sống, người tiêu dùng đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn về:

Thân chuối, bẹ chuối

Phơi khô, cắt nhỏ

Ngâm trong NaOH 10%

Nấu sôi

Rửa trung tính pH=7

Xay nhuyễn và dàn đều

Sấy khô 70C trong 8 giờ

Sản phẩm

Trang 6

 Chất lượng và an toàn;  Thân thiện với môi trường;  Thiết kế hấp dẫn và tiện dụng;  Thông tin sản phẩm.

Trong nỗ lực hướng tới sản xuất bao bì sinh thái và tái chế, việc sử dụng thân cây chuối làm nguyên liệu cho bao bì là một giải pháp thú vị và bền vững Quá trình làm bao bì từ thân cây chuối không chỉ giúp tái chế các vật liệu phế thải mà còn tạo ra các sản phẩm bao bì tự nhiên và sinh thái.

a Quá trình chuẩn bị và sản xuất bao bì1 Chuẩn bị nguyên liệu

Thân cây chuối sau khi được thu thập sẽ được xử lý để loại bỏ vỏ ngoài và các tạp chất Chuối được tách bẹ, đập giập, phơi khô, cắt nhỏ, ngâm qua dung dịch NaOH, nấu sôi, xay nhuyễn, vô khuôn, gia công túi Thân cây sau đó được cắt thành các phần nhỏ hơn để dễ dàng xử lý trong quá trình tiếp theo

2 QUY TRÌNH CHUẨN BỊ BAO BÌ TỪ THÂN CÂY CHUỐI:Bước 1: Thu thập nguyên liệu

 Thu thập thân cây chuối từ các vườn cây chuối.

 Thu thập nguồn nguyên liệu thân giả cây chuối Thân cây chuối được làm sạch bằng cách loại bỏ vỏ ngoài và các tạp chất từ thân cây chuối Tách, rửa sạch bẹ chuối, cắt nhỏ bẹ chuối thành từng khúc nhỏ ( khoảng 0,5 cm)

Bước 2: Ngâm qua dung dịch NaOH và nấu sôi

 Các phần thân cây chuối đã được cắt nhỏ được đem đi nấu trong nước để làm mềm và tách sợi từ xác cây Cân 500 gam nguyên liệu khô ( hoặc 1 kg nguyên liệu tươi)

Trang 7

cho vào nồi, thêm vào 20 gam NaOH và 2 lít nước, tiến hành đun sôi hỗn hợp trong vòng 1 giờ.

 Quá trình nấu giúp loại bỏ lignin và các tạp chất khác từ sợi cây chuối, làm cho sợi trở nên mềm mại và dễ dàng xử lí hơn.

Bước 3: Nấu xong rửa sạch và chỉ lấy phần xác

 Sau khi nấu xong, thân cây chuối được rửa sạch để loại bỏ bất kỳ tạp chất nào còn lại: Để nguội hỗn hợp, lọc rửa, loại bỏ lượng dư NaOH.

 Chỉ phần xác của thân cây chuối để sử dụng trong quá trình sản xuất giấy.

Bước 4: Xay nhuyễn phần xác chuối:

 Cho nguyên liệu thô vào máy xay và thêm nước cất, xay hỗn hợp nhuyễn Tiếp tục lọc, rửa để loại bỏ lượng dư NaOH, thử môi trường bằng giấy pH, khi pH = 7 thì dừng lọc rửa thu được bột giấy thành phẩm

 Để tạo ra được giấy (trước khi gia công thành túi) phải cần đến 500ml-600ml xác chuối xay nhuyễn.

Bước 5: Xác chuối được tạo thành giấy trước

 Hỗn hợp sợi và nước sau khi được xay nhuyễn được đưa vào quá trình sản xuất giấy, trong đó chúng được xử lý và làm mịn để tạo ra các tấm giấy từ thân cây chuối.

Bước 6: Hoàn thiện sản phẩm bao bì

 Tạo khung giấy và ép khô nước, để giấy khô tự nhiên, thu được giấy thành phẩm  Phơi khô để thu được mẫu giấy.

 Các miếng giấy có thể được uốn cong, cắt thành các hình dạng mong muốn và ghép lại với nhau để tạo ra các sản phẩm bao bì như hộp, túi,

Trang 8

 Sau khi sản xuất, bao bì có thể cần các bước gia công bổ sung như cắt góc, ép nhiệt, hoặc gia công bề mặt để tạo ra các tính năng như cán mờ, bóng, hoặc chống trầy xước Những bước này giúp tạo ra sản phẩm bao bì cuối cùng với chất lượng cao và thẩm mỹ tốt.

Bước 7: Hoàn thành 1 chiếc túi sinh học từ mẫu giấy

 In các thông điệp, hình ảnh, hoặc nhãn mác trên bao bì sử dụng các kỹ thuật in phù hợp In ấn không chỉ làm cho bao bì trở nên hấp dẫn hơn mà còn là cách hiệu quả để truyền đạt thông điệp thương hiệu và thông tin sản phẩm.

 Kiểm tra và hoàn thiện bao bì để đảm bảo chất lượng và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và bảo vệ môi trường Bao bì cần phải được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đưa vào sử dụng để đảm bảo rằng nó đáp ứng được các tiêu chuẩn và yêu cầu của sản phẩm.

 Phải mất 3 ngày để xác chuối tự khô và mất 1 tuần mới có thể hoàn thành 1 chiếc túi sinh học hoàn chỉnh Sau khi phơi khô và hoàn thiện, túi sinh học từ thân cây chuối sẽ được sử dụng để đóng gói sản phẩm và sản phẩm có khả năng tự phân hủy giúp bảo vệ môi trường.

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN

1 ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM BAO BÌ LÀM TỪ THÂN CÂY CHUỐI:

* Ưu điểm bao bì từ thân cây chuối

 Tính thân thiện với môi trường: bao bì từ thân cây chuối là một nguồn nguyên liệu tái chế và phân hủy tự nhiên, giúp làm giảm lượng rác thải nhựa và bảo vệ môi trường

 Độ bền và chịu lực tốt: phù hợp để đựng và vận chuyển các sản phẩm nông sản và thực phẩm

 Giá thành thấp: Chuối là một nguồn nguyên liệu dễ dàng tiếp cận và có giá thành thấp, giúp giảm chi phí sản xuất bao bì

 Tính tái chế cao: có thể tái chế và sử dụng lại nhiều lần, giúp giảm lượng rác thải và tiết kiệm tài nguyên

 Tính thẩm mỹ cao: bao bì từ than cây chuối mang đến vẻ đẹp tự nhiên và sáng tạo, tạo điểm nhấn cho sản phẩm và thu hút người tiêu dùng

Trang 9

 Mang tính truyền thống và văn hóa: việc sử dụng bao bì từ thân cây chuối còn giữ lại được những giá trị truyền thống và văn hóa của một số cộng đồng dân tộc * Nhược điểm bao bì từ thân cây chuối

 Dễ bị ẩm ướt và rách: Khi thấm nước hoặc tiếp xúc với độ ẩm cao, bao bì dễ bị mốc và rách, làm giảm độ bền và tính thẩm mỹ của túi

 Không phù hợp với sản phẩm ẩm ướt vì có thể làm hỏng sản phẩm bên trong  Khó vận chuyển và lưu trữ: thân chuối thường cồng kềnh, không linh hoạt trong

vận chuyển và lưu trữ so với các loại bao bì khác

 Cần quy trình xử lý đặc biệt: để bảo quản bao bì từ thân cây chuối và ngăn chặn sự phát triển của côn trùng và nấm mốc, cần có quy trình xử lý đặc biệt và công phu.

2 BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CÁC NHƯỢC ĐIỂM

* Cách khắc phục:

 Sử dụng chất phủ chống nước hay túi lót bên trong: để tăng khả năng chống ẩm và bảo vệ sản phẩm bên trong khỏi tác động của nước

 Tối ưu hóa quá trình vận chuyển và lưu trữ: có thể xử lý sơ bộ thân cây chuối để tạo ra sản phẩm có hình dạng và kích thước phù hợp để tiết kiệm không gian và chi phí vận chuyển

 Sử dụng phương pháp xử lý hiệu quả: Sử dụng phương pháp xử lý đặc biệt như sấy khô, xử lý nhiệt hoặc sử dụng chất bảo quản tự nhiên để ngăn chặn sự phát triển của côn trùng và nấm mốc trên bao bì từ thân cây chuối

 Nghiên cứu và phát triển công nghệ mới: đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ mới để cải thiện tính linh hoạt, bảo quản và chống ẩm của bao bì từ thân cây chuối, giúp nâng cao hiệu quả và tiết kiệm chi phí

Ngày đăng: 01/05/2024, 14:49

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan