các loại hình trung gian thương mại trong thương mại quốc tế và hoạt động giao dịch qua trung gian của lĩnh vực xuất khẩu nông sản việt nam

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
các loại hình trung gian thương mại trong thương mại quốc tế và hoạt động giao dịch qua trung gian của lĩnh vực xuất khẩu nông sản việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKhoa Tiếng Anh

BÀI THẢO LUẬN

QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾĐỀ TÀI:

CÁC LOẠI HÌNH TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI TRONG THƯƠNG MẠIQUỐC TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH QUA TRUNG GIAN CỦA LĨNH

VỰC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM

Hà Nội – 2024

Trang 2

STT Họ và tên Nhiệm vụ Đánh giá

- Viết mở đầu, kết luận - Tìm câu hỏi và trả lời phản

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Trang 3

BIÊN BẢN HỌP NHÓMThời gian: 22h 

Địa điểm họp: Google meetNgày: 30/03/2024

Thành viên tham gia: 12/13

Vắng: 1 ( Nguyễn Phương Nam) Muộn: 1 ( Lê Thị Thanh Loan)

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 5

Chương 1: Phân tích các loại hình trung gian trong thương mại quốc tế 6

1.1 Khái niệm trung gian thương mại 6

1.2 Đặc điểm của hoạt động trung gian trong thương mại quốc tế 6

1.3 Vai trò của hoạt động trung gian trong thương mại quốc tế 7

1.4 Các loại hình trung gian trong thương mại quốc tế 7

1.5.3 Những vấn đề cần chú ý khi áp dụng phương thức giao dịch qua trung gian 10

Chương 2: Nhận xét hoạt động giao dịch qua trung gian của lĩnh vực xuất khẩu hàng nôngsản Việt Nam 12

2.1 Thực trạng hoạt động giao dịch qua trung gian của lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam 12

2.2 Ưu điểm và nhược điểm của phương thức giao dịch qua trung gian của lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam 13

2.2.1 Ưu điểm 13

2.2.2 Nhược điểm 14

2.3 Những chú ý khi áp dụng phương thức giao dịch qua trung gian của lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam 16

2.4 Một số giải pháp 17

KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với các nền kinh tế khu vực và thế giới Trong đó thương mại quốc tế đang ngày càng chiếm vị thế quan trọng trong phát triển của đất nước cũng như doanh nghiệp Phương thức giao dịch là cách thức hay kiểu cách giao dịch mua bán trên thị trường thế giới Căn cứ vào mặt hàng, đối tượng, thị trường, thời hạn giao dịch và trình độ của người tiến hành giao dịch cũng như thời cơ, tính chất của từng thương vụ mà các doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương thức giao dịch cho phù hợp Thêm vào đó, hoạt động xuất nhập khẩu xuất hiện kèm theo đó là nhiều phương thức giao dịch với những đặc điểm và ưu thế riêng Trong số đó, giao dịch qua trung gian là một hình thức giao dịch vô cùng phổ biến hiện nay.

Trang 6

Chương 1: Phân tích các loại hình trung gian trong thương mại quốc tế

Trung gian thương mại là phương thức giao dịch Thương mại quốc tế mà các hoạt động trao đổi giữa người bán và người mua để mua bán hàng hóa và dịch vụ đều thông qua bên thứ ba (trung gian thương mại - trade intermediaries)

1.2 Đặc điểm của hoạt động trung gian trong thương mại quốc tế

Các hoạt động trung gian thương mại đều phát sinh dựa trên cơ sở hợp đồng như: hợp đồng môi giới thương mại, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, hợp đồng đại lý thương mại, Tất cả đều là hợp đồng song vụ, ưng thuận và có tính đền bù và phải được thể hiện bằng văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương như điện báo, fax, telex, và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

- Đặc điểm trung gian:

 Là hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại được thực hiện theo phương thức giao dịch qua trung gian Bên trung gian được bên thuê dịch vụ trao quyền tham gia vào việc xác lập, thực hiện giao dịch thương mại với bên thứ ba vì lợi ích của bên thuê dịch vụ để được hưởng thù lao.

Hoạt động trung gian thương mại có sự tham gia của ba bên: Bên ủy quyền (bên thuê dịch vụ, gồm một hoặc một số tổ chức, cá nhân kinh doanh), bên thực hiện dịch vụ (bên được ủy quyền) và bên thứ ba (gồm một hoặc một số tổ chức, cá nhân kinh doanh) Trong đó, bên trung gian (bên đại diện, bên môi giới, bên nhận ủy thác, bên đại lý) có vai trò làm cầu nối giữa bên thuê dịch vụ và bên thứ ba Ngoài ra, bên trung gian phải là thương nhân và có tư cách pháp lý độc lập với bên thuê dịch vụ và bên thứ ba Trong quan hệ với bên thuê dịch vụ (bên ủy quyền) và bên thứ ba, bên trung gian thực hiện các hoạt động thương mại với tư cách pháp lý hoàn toàn độc lập và tự do Bên trung gian không sở hữu hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, mà chỉ hỗ trợ trong các khía cạnh liên quan đến giao dịch quốc tế như: hải quan, lưu trữ, tiếp thị, vận chuyển,

Hoạt động trung gian thương mại song song tồn tại hai nhóm quan hệ: (i) quan hệ giữa bên thuê dịch vụ và bên trung gian thực hiện dịch vụ; (ii) quan hệ giữa bên thuê dịch vụ, bên trung gian thực hiện dịch vụ với bên thứ ba Các quan hệ này đều phát sinh trên

Trang 7

cơ sở hợp đồng Để thực hiện hoạt động trung gian thương mại, trước tiên bên có nhu cầu sử dụng dịch vụ của người trung gian và bên cung ứng dịch vụ trung gian phải thiết lập được quan hệ với nhau và được thiết lập trên cơ sở tự do, thống nhất ý chí của các bên và hình thức của nó là hợp đồng.

- Đặc điểm thương mại quốc tế:

Thương mại quốc tế có quy mô lớn và phức tạp, bao gồm hai hay nhiều bên tham gia, các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan chính phủ hay cá nhân, đòi hỏi sự tuân thủ các quy định và quy tắc quốc tế về: các hiệp định thương mại tự do, quy tắc về hải quan và vận chuyển, bản quyền, các quy định thanh toán và tài chính quốc tế, , đồng thời cũng mang lại nhiều lợi ích kinh tế, giúp các doanh nghiệp tham gia tăng cường mở rộng thị trường.

1.3 Vai trò của hoạt động trung gian trong thương mại quốc tế

Hoạt động trung gian thương mại quốc tế góp phần mang lại hiệu quả lớn cho các thương nhân trong quá trình tổ chức mạng lưới phân phối, tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ ở trong nước cũng như ở ngoài nước thông qua các hợp đồng đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, các nhà sản xuất, bên cung ứng hàng hóa Hơn hết, trung gian thương mại còn giúp việc giao dịch mua bán trực tiếp các sản phẩm mới thuận lợi hơn, đẩy mạnh việc giao lưu buôn bán, hạn chế được tình trạng bị ép giá hay rủi ro và khi mua, bán được hàng hóa, cung ứng dịch vụ với giá cả có lợi hơn cho bên thuê dịch vụ của họ.

Bên trung gian thương mại thường thực hiện dịch vụ trung gian cho nhiều thương nhân nên có kiến thức về các mối quan hệ khách hàng tiềm năng, thường xuyên thực hiện công việc liên quan đến phân phối vì vậy nên họ đã góp phần thúc đẩy sản xuất, phân phối nguồn lực, lưu thông hàng hoá và từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển Mặt khác, các trung gian thương mại giúp thương nhân nắm bắt những thông tin cần thiết về nhu cầu thị trường trong nước, thị trường ngoài nước một cách kịp thời Từ đó, đánh giá chính xác nhu cầu thị trường và tiến hành các hoạt động kinh doanh theo nhu cầu của thị trường Trên cơ sở đó mà mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, trực tiếp mở rộng các hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu tại chỗ, thiết lập và mở rộng quan hệ buôn bán với các nước trên thế giới, góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao vị thế của các bên tham giaCác loại hình trung gian trong thương mại quốc tế.

1.4 Các loại hình trung gian trong thương mại quốc tế

Trang 8

1.4.1.Đại lý

Khái niệm: Đại lý là một thương nhân (là một loại hình doanh nghiệp) tiến hành một hoặc nhiều hành vi chia theo sự ủy thác của người giao đại lý (Principal) Trong thương mại quốc tế, đại lý sẽ làm công việc mua hoặc bán hàng hóa ở trong thị trường quốc tế vậy nên đại lý sẽ thường sở hữu hàng hóa.

Căn cứ vào các chỉ tiêu khác nhau, đại lý được chia thành các loại hình khác nhau: - Căn cứ vào mối quan hệ giữa người ủy thác và người đại lý:

 Đại lý thụ ủy (Mandatory agent): thuộc quyền sở hữu của người giao đại lý, chi phí vận hành do người giao đại lý chịu trách nhiệm và thù lao được chia theo khoản tiền hoặc % kim ngạch.

 Đại lý hoa hồng (Commission agent): thuộc quyền sở hữu của đại lý, chi phí do người giao đại lý chịu và thù lao được chia theo một phần hoa hồng thỏa thuận.

 Đại lý kinh tiêu (Merchant agent): thuộc quyền sở hữu của đại lý và chi phí cũng do đại lý bỏ ra, thù lao được chia dựa vào sự chênh lệch giá giữa mua hàng hóa rẻ và bán hàng hóa đắt

- Căn cứ vào phạm vi ủy quyền của đại lý:

 Đại lý toàn quyền: là đại lý toàn quyền quyết định mọi công việc trong doanh nghiệp.

 Tổng đại lý: là đại lý làm một công việc nhất định trong doanh nghiệp.

 Đại lý đặc biệt: là đại lý chỉ làm một công việc nhất định trong một khoảng thời gian nhất định.

- Căn cứ vào số lượng đại lý:

 Đại lý độc quyền: là chỉ có một đại lý bán một loại mặt hàng trong một khu vực và trong một thời gian nhất định.

 Đại lý phổ thông: là trong một khu vực và trong một thời gian nhất định có nhiều đại lý.

1.4.2.Môi giới

Khái niệm: Là thương nhân được người bán hoặc người mua ủy thác tiến hành giao dịch để mua bán, đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.

Trang 9

Đặc điểm của môi giới:

- Bên môi giới phải là thương nhân và không đứng tên trong hợp đồng mua bán - Không chiếm hữu hàng hóa và không chịu trách nhiệm về việc khách hàng có thực hiện hợp đồng hay không.

- Không tham gia vào việc thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có ủy quyền của bên được môi giới.

- Không có quyền quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các bên được môi giới.

- Không đại diện cho quyền lợi của bên nào mà hoạt động với danh nghĩa của chính mình.

- Nhận tiền thù lao từ một phía là người ủy thác mua và người ủy thác bán - Quan hệ với người ủy thác là hợp đồng từng lần.

dịch qua trung gian

1.5.1.Ưu điểm

Việc giao dịch qua trung gian đòi hỏi bên trung gian phải có kiến thức, hiểu biết nhất định về các quy định của pháp luật, về cung cầu, xu thế trên thị trường, cũng như thông thạo cách làm các thủ tục giao dịch hợp pháp Nhờ đó quá trình mua bán sẽ diễn ra dễ dàng, nhanh chóng, bên trung gian có khả năng đẩy mạnh việc buôn bán và nhiều khi mua bán được hàng hóa với giá cả có lợi hơn cho người ủy thác Họ cũng làm giảm thiểu rủi ro cho cả hai bên bán và bên mua.

Một lợi thế của việc sử dụng bên trung gian là tranh thủ được cơ sở vật chất của trung gian Nó có thể cung cấp ngay các nguồn tiếp thị sẵn có mà các nhà xuất khẩu, nhập khẩu có thể mất nhiều năm để tự phát triển Những người trung gian, nhất là các loại đại lý, thường có cơ sở vật chất nhất định, nên khi sử dụng dịch vụ của bên thứ ba, người ủy thác đỡ phải đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Nhiều trung gian xuất khẩu, nhập khẩu cũng tài trợ cho việc bán hàng và mở rộng tín dụng, tạo điều kiện thanh toán nhanh chóng cho nhà xuất khẩu, nhập khẩu.

Nhờ dịch vụ của trung gian trong việc lựa chọn, đóng gói, phân loại, người ủy thác có thể hợp lý hóa và giảm bớt được chi phí vận tải Hình thành được mạng lưới buôn bán, tiêu thụ rộng khắp, tạo điều kiện cho việc chiếm lĩnh và mở rộng thị trường.

Trang 10

Trong thương mại quốc tế, nhiều người trung gian buôn bán (môi giới và một số loại đại lý) có tiềm năng tài chính lớn, nhiều khi họ còn là những người cung cấp tín dụng cho người ủy thác.

1.5.2.Nhược điểm

Giao dịch gián tiếp thông qua trung gian khiến doanh nghiệp không trực tiếp giao dịch được với khách hàng ở thị trường nước ngoài, dẫn đến việc mất đi sự liên hệ trực tiếp với thị trường Việc thiếu sự hiện diện trực tiếp ở thị trường nước ngoài như vậy có thể khiến cho doanh nghiệp không nắm bắt được những biến động về nhu cầu, phản hồi và hành vi của người tiêu dùng, cũng như không học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ hoạt động marketing và kinh doanh ở các thị trường đó.  Doanh nghiệp rất hiếm khi biết khách hàng của mình là ai, và do đó mất cơ hội điều chỉnh các dịch vụ của doanh nghiệp cho phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của họ.

Việc kinh doanh buôn bán phụ thuộc vào năng lực, phẩm chất của người trung gian nên nhiều khi phải gánh chịu hậu quả và rủi ro Bên trung gian cũng có thể cung cấp các sản phẩm tương tự như sản phẩm của doanh nghiệp, bao gồm cả các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp, cho cùng một khách hàng thay vì cung cấp đại diện độc quyền Triển vọng và mục tiêu dài hạn cho chương trình xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp có thể thay đổi nhanh chóng và thật khó để chuyển hướng nỗ lực của doanh nghiệp cho phù hợp Ngoài ra, nhà kinh doanh cũng phải thường xuyên đáp ứng các yêu sách của đại lý hoặc môi giới.

Khi thực hiện các cuộc mua bán trung gian, hai chủ thể mua bán đều không thể trao đổi trực tiếp với đối phương, dẫn đến việc lợi nhuận bị chia sẻ Bên bán và bên mua sẽ không kịp thời nắm bắt về tình hình, giá cả, cũng như mức độ cạnh tranh trên thị trường Khi đó, rất có khả năng sẽ xảy ra tình trạng vốn bị chiếm dụng, bên trung gian nhân cơ hội thu lợi nhuận nhiều hơn và đưa ra nhiều yêu cầu hơn cho cả hai bên giao dịch.

1.5.3.Những vấn đề cần chú ý khi áp dụng phương thức giao dịch qua trung gian

Việc lựa chọn đại lý và môi giới phải hết sức thận trọng, phải điều tra xem xét kỹ lưỡng.

Trang 11

Lựa chọn đại lý và môi giới thường căn cứ vào những tiêu thức cơ bản là khả năng tài chính, cơ sở vật chất, phẩm chất và trình độ kiến thức của người trung gian buôn bán về hàng hóa, về kinh doanh cũng như về luật pháp và tập quán buôn bán.

Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của việc kinh doanh, năng lực phẩm chất của người trung gian, vị trí của cơ sở đại lý, thị trường buôn bán, … mà nhà kinh doanh trao quyền đại lý hay môi giới theo mức độ cho phù hợp.

Chỉ nên áp dụng phương thức buôn bán qua trung gian trong các trường hợp cần thiết như khi thâm nhập vào một thị trường mới, khi mới đưa vào thị trường một mặt hàng mới, khi tập quán đòi hỏi phải bán hàng qua trung gian, khi mặt hàng đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt như hàng tươi sống chẳng hạn.

Trang 12

Chương 2: Nhận xét hoạt động giao dịch qua trung gian của lĩnh vực xuất khẩuhàng nông sản Việt Nam

2.1 Thực trạng hoạt động giao dịch qua trung gian của lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam

- Điểm mạnh

Trong khi doanh nghiệp Việt Nam chưa có đầy đủ thông tin về đối tác và nhu cầu thị trường, khâu trung gian đóng vai trò rất quan trọng, làm cầu nối giữa doanh nghiệp trong nước và thị trường nước ngoài Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã thực sự công nhận “quyền lực” của nhà môi giới.

Ông Nguyễn Minh Hoàng, Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành, chia sẻ: “Từ năm 2010, Công ty Minh Thành xuất khẩu nông sản thông qua các nhà môi giới vào thị trường EU Đến năm 2011 công ty đã trực tiếp đến chào hàng với một số nhà nhập khẩu nhằm mục đích tối ưu hóa lợi nhuận, nhưng bị từ chối với lý do chưa biết về thương hiệu cũng như chất lượng và uy tín của công ty chúng tôi Do vậy vẫn phải tiếp tục xuất khẩu thông qua khâu trung gian, với cách này hàng hóa thâm nhập các thị trường rất dễ dàng và nhanh chóng”.

- Điểm yếu

Một khi chưa tiếp cận được nhà phân phối ở thị trường nước ngoài, doanh nghiệp nước ta còn chịu nhiều thiệt thòi

Châu Phi đang có nhu cầu nhập khẩu khoảng 9 triệu tấn gạo/năm, doanh nghiệp nước ta đang có nhiều cơ hội chiếm thị phần tại thị trường này Tuy nhiên, khi xuất khẩu phụ thuộc vào khâu trung gian, giá gạo bán vào thị trường bị đẩy lên có khi đến 800 USD/tấn Ngoài ra, Việt Nam và các nước Châu Phi chưa có những thỏa thuận hợp tác về ngân hàng dẫn tới việc doanh nghiệp làm thủ tục mở L/C phức tạp, thời gian chuyển tiền kéo dài, chi phí ngân hàng trung gian cao Trong khi đó, các doanh nghiệp trung gian quốc tế có lợi thế về vốn và hệ thống phân phối ở hầu khắp Châu Phi, nên dễ dàng trong việc giải quyết những khó khăn này, nhất là khâu thanh toán.

- Cơ hội

Ngày đăng: 01/05/2024, 08:28

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan