PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ THÔNG QUA TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG KỊCH

91 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ THÔNG QUA TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG KỊCH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo Dục - Đào Tạo - Khoa học xã hội - Mầm non TRỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON NGHỆ THUẬT ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ THÔNG QUA TỔ CHỨC TRÕ CHƠI ĐÓNG KỊCH Sinh viên thực hiện NGUYỄN THANH NGỌC DIỆN MSSV: 2116120111 CHUYÊN NGÀNH: Giáo dục Mầm non KHÓA 2016 – 2020 Cán bộ hƣớng dẫn Th.s-GVC HOÀNG NGỌC THỨC MSCB: 34-15110-14117 Quảng Nam, 062020 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô trong khoa Tiể u học - Mầm non và Nghệ thuật trường Đại học Quảng Nam đã nhiệt tình truyền đạ t những kiến thức quý báu cho em trong quá trình học tập tại trường. Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, quan tâm, học hỏ i kinh nghiệm từ các thầy cô và bạn bè tại Trường Đại học Quảng Nam. Em xin gửi lời biết ơn đến các thầy, cô, anh (chị) trong thư viện trường Đại học Quảng Nam đã giúp đỡ, tận tình và cung cấp các loại tài liệu cần thiết trong quá trình nghiên cứu đề tài khóa luận. Em xin trân trọng cảm ơn đến Ban giám hiệu, giáo viên, phụ huynh và các cháu trường mẫu giáo Phú Thọ đã dành cho em những thời gian đáng quý nhất để trả lời các phiếu điều tra, tìm kiếm và cung cấp tài liệu tư vấn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầ y giáo Th.S-GVC Hoàng Ngọc Thức trong suốt quá trình từ khi bắt đầu đến lúc hoàn thành khóa luận, thầy là người hướng dẫn luôn nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo, sửa sai cho em từ những lỗi nhỏ nhất để thực hiện tốt đề tài. Cuối cùng, em xin gởi lời cảm ơn chân tình đến những người thân yêu trong gia đình và bạn bè của em đã động viên, khích lệ, giúp đỡ em trong quá trình thự c hiện khóa luận này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực để hoàn thành khóa luận, nhưng chắ c chắn sẽ không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện và mang tính khả thi hơn. Xin chân thành cảm ơn Tam Kỳ, tháng 6 năm 2020 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thanh Ngọc Diện DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT KÍ HIỆU VIẾT TẮT GIẢI THÍCH CHỮ VIẾT TẮT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Bộ GD – ĐT BGH CBQL ĐC GV K MGN PTVT SL TCĐK TB T TC TL TN TNSP UBND Y Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban Giám hiệu Cán bộ quản lý Đối chứng Giáo viên Khá Mẫu giáo nhỡ Phát triển vốn từ Số lượng Trò chơi đóng kịch Trung bình Tốt Tiêu chí Tỉ lệ Thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm Ủy ban nhân dân Yếu MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................2 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................................2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................2 6. Lịch sử nghiên cứu ..................................................................................................3 7. Đóng góp của đề tài.................................................................................................4 8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: ................................................................................4 9. Cấu trúc tổng quan của đề tài ..................................................................................4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .....................................................................................5 CHƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ THÔNG QUA TỔ CHỨC TRÕ CHƠI ĐÓNG KỊCH..........5 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài .................................................................5 1.1.1. Biện pháp ..........................................................................................................5 1.1.2. Phát triển ...........................................................................................................5 1.1.3. Vốn từ ................................................................................................................5 1.1.4. Phát triển vốn từ ................................................................................................5 1.1.5. Tổ chức ..............................................................................................................5 1.1.6. Trò chơi đóng kịch ............................................................................................6 1.2. Đặc điểm tâm lý và đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ ............................6 1.2.1. Đặc điểm tâm lý học .........................................................................................6 1.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mầm non ..............................................................6 1.3. Nhiệm vụ và nội dung phát triển vốn từ cho trẻ MGN ........................................7 1.3.1. Nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ ...................................................................7 1.3.2. Nội dung phát triển vốn từ cho trẻ ....................................................................8 1.4. Tầm quan trọng của việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ .......................9 1.4.1. Vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ MGN .................................9 1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ trẻ MGN ..........................11 1.5. Ý nghĩa của trò chơi đóng kịch và sự phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo nhỡ .......13 1.5.1. Trò chơi đóng kịch và sự phát triển toàn diện của trẻ nói chung, sự phát triển vốn từ của trẻ nói riêng .............................................................................................13 1.6. Trò chơi đóng kịch và đặc điểm của trò chơi đóng kịch ....................................15 1.6.1. Khái quát về trò chơi đóng kịch ......................................................................15 1.6.2. Tác dụng của trò chơi đóng kịch .....................................................................15 1.7. Tiểu kết chương 1 ..............................................................................................17 CHƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ THÔNG QUA TỔ CHỨC TRÕ CHƠI ĐÓNG KỊCH ..................18 2.1. Vài nét về trường Mẫu giáo Phú Thọ - huyện Quế Sơn ....................................18 2.1.1. Đặc điểm, tình hình nhà trường ......................................................................18 2.2. Thực trạng việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch tại trường Mẫu giáo Phú Thọ - huyện Quế Sơn ...............................20 2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua việc tổ chức trò chơi đóng kịch. ........................................................20 2.2.2. Thực trạng nhận thức của CBQL (gồm BGH và các tổ trưởng chuyên môn) trong nhà trường với việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua việc tổ chức trò chơi đóng kịch. ............................................................................................23 2.2.3. Thực trạng quá trình giáo viên tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ tại trường Mẫu giáo Phú Thọ - huyện Quế Sơn .................25 2.2.4. Đánh giá thực trạng về phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ ở trường mẫu giáo Phú Thọ - huyện Quế Sơn. ........................................................................26 2.2.5. Nguyên nhân của thực trạng ...........................................................................29 2.3. Tiểu kết chương 2 ..............................................................................................30 CHƠNG 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ THÔNG QUA TỔ CHỨC TRÕ CHƠI ĐÓNG KỊCH VÀ THỰC NGHIỆM S PHẠM ..............................................................................................31 3.1. Cơ sở khoa học để xây dựng các biện pháp nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua việc tổ chức trò chơi đóng kịch .................................................31 3.1.1. Căn cứ vào mục tiêu, nội dung, phương pháp của chương trình giáo dục mầm non hiện hành ............................................................................................................31 3.1.2. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 4 - 5 tuổi. .........................................32 3.1.3. Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất của trường mẫu giáo Phú Thọ - huyện Quế Sơn .....................................................................................................................33 3.2. Đề xuất các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua việc tổ chức trò chơi đóng kịch .............................................................................................33 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................................ 40 3.4. Thực nghiệm sư phạm ........................................................................................40 3.4.1. Mô tả thực nghiệm sư phạm............................................................................40 3.4.2. Tổ chức thực nghiệm sư phạm trên 2 lớp mẫu giáo nhỡ ................................42 3.4.3. Kết quả trước và sau thực nghiệm sư phạm của 2 lớp đối chứng và thực nghiệm. .....................................................................................................................44 3.4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực nghiệm. ...........................48 3.5. Tiểu kết chương 3 ..............................................................................................48 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................50 1. Kết luận .................................................................................................................50 2. Khuyến nghị ..........................................................................................................51 2.1. Đối với nhà trường ...............................................................................................51 2.2. Đối với giáo viên ................................................................................................51 2.3. Đối với phụ huynh..............................................................................................51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................52 PHẦN PHỤ LỤC.......................................................................................................1 DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ STT Tên Nội dung Trang 01 Bảng 2.1 Về cơ cấu tổ chức của nhà trường 19 02 Bảng 2.2. Số lượng trẻ tại trường 20 03 Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng của việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch 21 04 Bảng 2.4. Khảo sát mức độ chú ý của việc phát triển vốn từ cho trẻ MGN thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch . 21 05 Bảng 2.5. Khảo sát mức độ vận dụng các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch 22 06 Bảng 2.6. Khảo sát mức độ xuất hiện của trò chơi đóng kịch phát triển vốn từ khi giáo viên tổ chức các hoạt động cho trẻ 22 07 Bảng 2.7. Khảo sát mức độ chú ý sửa lỗi ngữ pháp (diễn đạt) cho trẻ MGN về việc phát triển vốn từ thông qua trò chơi đóng kịch 23 08 Bảng 2.8. Thống kế số liệu về nhận thức của cán bộ quản lí về việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ 24 09 Bảng 2.9. Thực trạng khả năng phát triển vốn từ của trẻ qua việc tổ chức trò chơi đóng kịch 28 10 Bảng 3.1. So sánh mức độ phát triển vốn từ của 2 nhóm trẻ Mẫu giáo nhỡ (ĐC và TN) qua việc tổ chức trò chơi đóng kịch trước khi tiến hành thực nghiệm. 44 11 Bảng 3.2 So sánh kết quả phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo nhỡ qua việc tổ chức trò chơi đóng kịch ở 2 nhóm TN và ĐC 46 12 Bảng 3.3. Kết quả về quá trình nghiên cứu việc phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch của 2 lớp TN và ĐC 47 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Stt Tên Nội dung Trang 1 Biểu đồ 3.1 Mức độ phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch trước khi thực nghiệm của 2 nhóm lớp TN và ĐC. 45 2 Biểu đồ 3.2 Mức độ phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch sau thực nghiệm của 2 lớp ĐC và TN 46 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trẻ em luôn là niềm tự hào, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là mầm xanh tương lai của đất nước. Để trẻ phát triển một cách toàn diện, trước hết ta phải phát triển trẻ về tất cả năm mặt: nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội và thẩm mỹ . Trong đó, lĩnh vực phát triển ngôn ngữ là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành giáo dục mầm non. Ngôn ngữ là phương tiện để con người có thể giao tiếp với nhau, đối với trẻ mầm non thì ngôn ngữ giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm lý của trẻ. Trẻ từ khi mới bập bẹ tập nói cho tới khi biết nói rõ ràng và hiểu được lời nói của người lớn thì đối với trẻ ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất về ngôn ngữ. Và để trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất thì điều chúng ta cần quan tâm nhất là phát triển vốn từ cho trẻ. Khi vốn từ của trẻ được phong phú hơn thì trẻ sẽ nắm bắt, hiểu được mọi thứ xu ng quanh, trẻ có thể nghe, hiểu và thực hiện được những gì mọi người nói. Vốn từ của trẻ phát triển thì trẻ có thể bày tỏ cảm xúc của mình với người khác một cách hiệu quả và nâng cao được khả năng giao tiếp của trẻ. Chính vì vậy, thông qua các hoạt động ở trường mầm non trẻ có thể vừa học vừa chơi để phát triển vốn từ một cách nhanh và hiệu quả nhất. Theo nhà tâm lý học G.Piaget trò chơi là một trong những hoạt động trí tuệ, là một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ trẻ. Qua trò chơi trẻ sẽ được phát triển toàn diện, khi tham gia vào trò chơi trẻ được hoạt động một cách tích cực (đi lại, trao đổi, giải quyết vấn đề…). Trong đó, trò chơi đóng kịch giữ một vai trò quan trọng và đã được giáo viên mầm non sử dụng trong quá trình dạy học. Khi được tham gia đóng kịch trẻ sẽ được vừa học vừa chơi, chính vì vậy trò chơi đóng kịch được sử dụng vừa là phương pháp dạy học, vừa là hình thức tổ chức cho trẻ với phương châm “Học mà chơi, chơi mà học”. Tuy nhiên, việc sử dụng trò chơi đóng kịch trong dạy học ở các trường mầm non chưa phổ biến, việc giáo viên vận dụng trò chơi đóng kịch để kích thích phát triển vốn từ cho trẻ còn khá ít. Mà trẻ ở giai đoạn này việc phát triển vốn từ là một điều cần được quan tâm nhất. Chính vì lẽ đó, là một giáo viên mầm non tương lai tôi đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển vốn từ cho trẻ. Đặc biệt hơn là thông qua việc tổ chức 2 trò chơi đóng kịch, nên chúng tôi quyết định chọn đề tài “Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch” để làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua quan sát thực tế và tìm hiểu thực trạng của trẻ mẫu giáo nhỡ về ngôn ngữ, đặc điểm phát triển vốn từ tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển vốn từ cho trẻ MGN thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch. 3.2. Khách thể nghiên cứu - Quá trình tổ chức trò chơi đóng kịch trong việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ. - GV và Trẻ MGN trường mẫu giáo Phú Thọ - huyện Quế Sơn, Quảng Nam. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu về cơ sở lý luận của việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch. 4.2. Nghiên cứu thực trạng việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch. 4.3. Đề xuất các biện pháp để phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch và thực nghiệm sư phạm. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Đọc sách, báo và các tài liệu có liên quan tới việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch từ đó chọn lọc các cơ sở khoa học để nghiên cứu và thực hiện đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Dùng phiếu Anket (điều tra) kết hợp với việc trao đổi với giáo viên về những thông tin có liên quan đến việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ. - Sử dụng phương pháp quan sát, trò chuyện, phỏng vấn… 3 - Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp nghiên cứu sản phẩm để xác định mục đích phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch trong quá trình tìm hiểu thực trạng và thực nghiệm. 5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Sử dụng các phương pháp tác động đến một số nhóm trẻ MGN về việc vận dụng các biện pháp phát triển vốn từ được lựa chọn để làm thực nghiệm sư phạm. - Xử lí kết quả nghiên cứu bằng phương pháp thống kê toán học. 6. Lịch sử nghiên cứu Có nhiều công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới bàn về vấn đề ngôn ngữ và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các tác giả đều nghiên cứu về ngôn ngữ và sự phát triển ngôn ngữ, các phương pháp và biện pháp giúp phát triển ngôn ngữ của trẻ. Điển hình như: - Triết học Mác - Lê Nin đưa ra luận điểm ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc xác định hệ thống các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Tạ Thị Thanh Ngọc với tác phẩm: Dạy trẻ phát âm đúng và làm giàu vốn từ cho trẻ. - Đặng Thu Quỳnh với nghiên cứu “Trò chơi với chữ cái và phát triển ngôn ngữ” ở đây tác giả nghiên cứu về các trò chơi liên quan đến chữ cái, qua đây tác giả cũng đã tìm ra được các trò chơi liên quan đến chữ cái nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Trong giáo trình “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” của tác giả Nguyễn Xuân Khoa cũng đã đề cập đầu đủ các mặt phát triển của ngôn ngữ, đồng thời đưa ra được các phương pháp và biện pháp hướng dẫn cụ thể: Dạy trẻ nghe và phát âm đúng, phương pháp phát triển từ ngữ, phương pháp dạy trẻ đặt câu, phương pháp phát triển lời nói mạch lạc, cho trẻ làm quen tác phẩm văn chương, chuẩn bị cho trẻ học đọc viết… Tôi nhận thấy các tác giả đều rất quan tâm đến việc phát triển vốn từ cho trẻ ở trường mầm non. Nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào cụ thể liên quan đến vi ệc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua việc thiết kế trò chơi học tập. Trong khóa luận này, tôi tiến hành các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua việc thiết kế trò chơi học tập với hy vọng sẽ góp phần nhỏ vào việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đồng thời tạo điều kiện cho trẻ vừa học vừa chơi. 4 7. Đóng góp của đề tài Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch. - Bổ sung một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch. Đề tài hoàn thành sẽ được lưu trữ tại thư viện trường Đại học Quảng Nam, là tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành Mầm non khoa Tiểu học - Mầm non cùng với những độc giả quan tâm đến vấn đề này. 8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Vì thời gian và khả năng có hạn, nên tôi chỉ đi sâu nghiên cứu các vấn đề liên quan như sau: - Về nội dung nghiên cứu: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua việc tổ chức trò chơi đóng kịch. - Về địa bàn nghiên cứu: 4 lớp mẫu giáo nhỡ trường mẫu giáo Phú Thọ - huyện Quế Sơn. 9. Cấu trúc tổng quan của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, mục lục, chữ viết tắt và tài liệu tham khảo; nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch. Chương 2. Thực trạng việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch. Chương 3. Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông quatổ chức trò chơi đóng kịch và thực nghiệm sư phạm tại trường mẫu giáo Phú Thọ - huyện Quế Sơn, Quảng Nam. 5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ THÔNG QUA TỔ CHỨC TRÕ CHƠI ĐÓNG KỊCH 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Biện pháp Biện pháp là cách làm, cách giải quyết các vấn đề cụ thể, cách thức xử lí công việc, con đường để thực hiện một điều gì đó có hiệu quả nhất 14; 119. 1.1.2. Phát triển Theo từ điển Tiếng Việt “Phát triển” là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp. Như vậy, “phát triển” được hiểu là sự tăng trưởng, là sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực, tiến lên 4; 743. 1.1.3. Vốn từ Vốn từ hay từ vựng, kho từ vựng của một người là tập hợp các từ trong một ngôn ngữ mà người đó quen thuộc. Vốn từ vựng thường xuyên tăng lên theo tuổi tác, và là công cụ cơ bản và hữu dụng trong giao tiếp và thu nhận kiến thức. Người ta phân biệt hai loại kho từ vựng là chủ động và bị động. Kho từ vựng chủ động bao gồm các từ được sử dụng trong văn nói và văn viết. Kho từ vựng bị động bao gồm các từ mà một người có thể nhận ra lúc đọc hoặc lúc nghe, nhưng không sử dụng chúng trong văn nói hoặc văn viết 4; 552. 1.1.4. Phát triển vốn từ Theo tác giả Nguyễn Thị Phương Nga đã khẳng định “phát triển vốn từ cho trẻ là hoạt động có chủ đích, có kế hoạch nhằm giúp trẻ lĩnh hội vốn từ có hiệu quả” 6; 74. Phát triển vốn từ của trẻ được hiểu như là một quá trình lâu dài trẻ tích lũy vốn từ, hiểu nghĩa của từ và hình thành cách sử dụng từ trong các ngữ cảnh giao tiếp khác nhau. Trẻ chỉ lĩnh hội nghĩa của từ khi nào từ được sử dụng trong câu, trong lời nói. 1.1.5. Tổ chức Theo từ điển Tiếng Việt “Tổ chức là quá trình sắp xếp và bố trí các công việc, giao quyền hạn và phân phối các nguồn lực của tổ chức sao cho chúng đóng góp một cách tích cực và có hiệu quả vào mục tiêu chung của doanh nghiệp” 4; 377. 6 1.1.6. Trò chơi đóng kịch Trò chơi đóng kịch là trò chơi đóng vai theo tác phẩm văn học. Nhờ trí tưởng tượng sáng tạo và cảm xúc của mình trẻ tái hiện lại tính cách nhân vật trong tác phẩm văn học một cách biểu cảm 14; 75. Là hoạt động giúp trẻ phát triển trí nhớ và giáo dục trẻ tinh thần tập thể. Qua hoạt động đóng kịch trẻ truyền đạt lại nội dung câu truyện, làm sống lại tâm trạng, hành động ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong truyện, đồng thời trẻ biết thể hiện tình cảm và đánh giá các nhân vật trong truyện. Khi đóng kịch trẻ dễ dàng nắm được nội dung, ý nghĩa của tác phẩm, nắm được tính liên tục của câu truyện, điều này góp phần đẩy mạnh sự phát triển tư duy, cảm thụ tác phẩm một cách sâu sắc ở trẻ. Để đạt được điều đó thì trước khi cho trẻ đóng kịch giáo viên phải cho trẻ ôn lại nội dung câu truyện và đàm thoại với trẻ về nội dung. Giúp trẻ hiểu sâu hơn về nội dung truyện và lời thoại của các nhân vật trong truyện. Để từ đó trẻ biết thể hiện những sắc thái khác nhau về ngữ điệu, tính cách tâm trạng của các nhân vật trong truyện. Nhằm giúp trẻ phân biệt được giọng điệu lời nói của các nhân vật. Qua đó trẻ khắc hoạ được tính cách nhân vật. Để trẻ nhớ được ngôn ngữ, lời thoại của các nhân vật trong truyện để đóng kịch thì trước hết cho trẻ nhắc lại lời thoại của nhân vật sau đó cho trẻ đóng vai theo tổ hoặc nhóm. 1.2. Đặc điểm tâm lý và đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ 1.2.1. Đặc điểm tâm lý học Từ lọt lòng đến 5 tuổi là giai đoạn phát triển đầu tiên của cuộc đời, nó có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình phát triển chung của trẻ em. Trẻ 4- 5 tuổi có sự thay đổi hoạt động chủ đạo, trẻ đã biết tương đối nhiều về bản thân, biết điều khiển những cảm xúc và hành vi, điều đó tạo điều kiện cho sự chủ động của hành vi. Trẻ đã có thể lĩnh hội các khái niệm sơ đẳng và có các lập luận, kết luận chính xác khi được dạy dỗ. Chú ý của trẻ mẫu giáo nhỡ đã tập trung hơn và bền vững hơn. Ghi nhớ có tính chủ động nhiều hơn 8; 12. 1.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mầm non Ở độ tuổi mẫu giáo trẻ hoàn thiện dần về mặt ngữ âm, các phụ âm đầu, âm cuối, âm đệm. Khả năng điều chỉnh về phát âm của trẻ được tăng dần theo từng độ tuổi. Khi trẻ 4-5 tuổi là giai đoạn quan trọng của sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, cô 7 giáo cần dạy trẻ hiểu lời nói của người lớn, mở rộng vốn từ, phát triển giao tiếp ngôn ngữ với người lớn và những trẻ khác 8; 13. 1.3. Nhiệm vụ và nội dung phát triển vốn từ cho trẻ MGN 1.3.1. Nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ 1.3.1.1. Mở rộng vốn từ cho trẻ - Mở rộng vốn từ là làm vốn từ của trẻ thêm phong phú hơn. - Làm giàu những từ chỉ số (nhiều hơn, ít hơn). - Cho trẻ tìm những từ trái nghĩa (to - nhỏ; cao - thấp, hiền lành - độc ác…) - Dạy trẻ biết ghi nhớ và sử dụng các câu tục ngữ, thành ngữ. - Mở rộng vốn từ cho trẻ về các chủ đề ở trường mầm non (Chủ đề trường mầm non, bản thân, gia đình, thực vật, động vật, hiện tượng thiên nhiên, quê hương - đất nước, Bác Hồ, nghề nghiệp). Thực tế vốn từ của trẻ ở mỗi vùng miền khác nhau và tùy thuộc vào cách giáo dục trẻ ở mỗi môi trường khác nhau rõ rệt. Do đó khả năng tăng vốn từ của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống và cách giáo dục của người lớn. 1.3.1.2. Củng cố vốn từ cho trẻ - Củng cố vốn từ là giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của từ và khả năng dùng từ. - Giúp trẻ hiểu được nghĩa của những từ đã học đã biết. - Cho trẻ nhắc lại những từ mới học nhiều lần. - Củng cố và giải thích nghĩa các từ khó, phát âm bằng việc nói mẫu. - Chú ý cách phát âm của trẻ, và sửa sai, luyện tập cho trẻ phát âm đúng. 1.3.1.3. Tích cực hóa vốn từ cho trẻ - Tích cực hóa vốn từ là giúp trẻ biết lựa chọn từ để sử dụng một cách chính xác làm cho ngôn ngữ của trẻ mang sắc thái tu từ, từ láy mang sắc thái biểu cảm. - Giúp trẻ có khả năng lựa chọn và sử dụng chính xác các từ tùy vào hoàn cảnh giao tiếp. - Giúp trẻ vận dụng từ vào lời nói giúp cho vốn từ ngữ thụ động chuyển sang từ ngữ chủ động tích cực. - Giáo dục trẻ không sử dụng những từ ngữ thô tục thiếu văn hóa. - Giúp trẻ biết lựa chọn từ để sử dụng một cách chính xác, logic, thành thạo. - Giúp trẻ có một trí nhớ tốt để tìm ra từ thích hợp với tình huống giao tiếp. 8 - Giáo dục trẻ sử dụng từ ngữ để thể hiện văn minh, lịch sự trong giao tiếp như biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, đi thưa về trình… 1.3.2. Nội dung phát triển vốn từ cho trẻ 1.3.2.1. Những vốn từ trong hoạt động đời sống trẻ (đời sống riêng và xã hội). Những vốn từ liên quan đến đời sống riêng của trẻ - Trẻ cần hiểu về công việc của bố mẹ, về người thân, về cuộc sống của gia đình mình. - Trẻ biết tên, các dấu hiệu đặc trưng, trang phục, nơi làm việc, công cụ, sản phẩm, ý nghĩa của các nghề nghiệp trong xã hội. - Trẻ biết chi tiết về những vật xung quanh, gọi tên, thuộc tính và công dụng, nói lên những đặc điểm cơ bản. Trẻ biết so sánh điểm giống nhau và điểm khác nhau của từng đối tượng. - Trẻ phải nắm vững nội dung, quy định và cách ứng xử ở trường mầm non, ở nơi công cộng và trên đường phố. - Dạy trẻ hiểu đúng, dùng đúng các từ chỉ thời gian như: Sáng, trưa, chiều, tối, hôm qua, hôm nay, ngày mai… Hiểu đúng, dùng đúng các từ chỉ vị trí như: trái, phải, trên, dưới, trước, sau… Hiểu đúng, dùng đúng các từ chỉ kích thướt như: dài, ngắn, to, nhỏ, cao thấp…. Những vốn từ liên quan đến đời sống xã hội Dạy trẻ biết và nhớ được các ngày lễ trong năm: - Dạy trẻ biết ngày 8- 3 là ngày Quốc tế phụ nữ (ngày của mẹ, của bà, của cô, của chị...) - Biết ngày 1-5 là Ngày hội của những người lao động trên thế giới. Cho trẻ biết tại sao lại lấy ngày 1-5 là ngày Quốc tế lao động. - Biết ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6 (ngày của các cháu). Cô giáo kể cho trẻ nghe về Bác Hồ, nơi làm việc của Bác, nơi Bác yên nghĩ sau khi Bác mất, tình thương yêu của Bác đối với thiếu niên, nhi đồng. - Ngày 2-9 là ngày Quốc khánh của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Ngày 20-10 là ngày Phụ nữ Việt Nam. - Ngày 20- 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam. Ngày tri ân các thầy cô giáo đã dạy dỗ các con. 9 - Ngày 22- 12 là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Cô kể cho trẻ nghe về cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, giành độc lập dân tộc. Dạy trẻ hát những bài hát về chú bộ đội. - Kể cho trẻ nghe các mẫu chuyện về các chú bộ đội, công việc của các chú đối với Tổ Quốc, với nhân dân… - Cho trẻ nhận biết thêm về các phương tiện giao thông như: xe đạp, xe máy, xe ô tô, xe xích lô, tàu hỏa (xe lửa), tàu thủy, máy bay… Dạy trẻ dùng đúng động từ cho các loại phương tiện đó. Ví dụ: Máy bay, bay rất nhanh; xe ô tô, chạy trên đường bộ… 1.3.2.2. Những vốn từ về thế giới tự nhiên xung quanh trẻ - Cho trẻ quan sát những con vật xung quanh và cho trẻ gọi tên, nhận biết đặc điểm đặc trưng của các loài động vật đó. Cho trẻ so sánh điểm giống và khác nhau của hai con vật; mối quan hệ giữa động vật với nhau và với con người. Cho trẻ biết động vật sống khắp nơi trên trái đất, các loại đông vật đặc trưng từng vùng miền. - Dạy trẻ biết và gọi tên đúng các mùa trong năm: Mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông và biết được đặc điểm của từng mùa: + Mùa xuân: Trời đẹp, còn rét nhẹ, bầu trời không trong xanh… + Mùa hạ: Nắng to, nóng bức… + Mùa thu: Nắng đẹp, ít mưa, khô ráo… + Mùa đông: Trời âm u, lạnh rét… - Cho trẻ khám phá một số đặc điểm, tính chất của một số nguyên liệu thiên nhiên vô sinh như: đất, nước, cát, sỏi, không khí, ánh sáng… - Việc phát triển vốn từ cho trẻ được nâng lên theo lứa tuổi tùy thuộc vào sự hiểu biết đi từ gia đình đến xã hội; từ những đặc điểm cơ bản nổi bật bên ngoài đến chỗ sử dụng những từ khái quát, những động từ, tính từ đa nghĩa, những từ chỉ số trừu tượng… 1.4. Tầm quan trọng của việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ 1.4.1. Vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ MGN 1.4.1.1. Ngôn ngữ là phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ đối với thế giới xung quanh. Ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh. Thông qua các từ ngữ, các câu nói của người lớn, trẻ em làm quen với các sự 10 vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh, trẻ hiểu được những đặc điểm, tính chất, công dụng của các sự vật cùng với các từ tương ứng với nó. Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ nhận biết được các sự vật, hiện tượng mà trẻ tiếp xúc, giúp trẻ hình thành, phát triển phong phú các biểu tượng về thế giới xung quanh. Ngôn ngữ của trẻ được phát triển dần theo lứa tuổi. Trẻ hiểu được những lời giải thích và gợi ý của người lớn. Sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh ngày càng rộng lớn hơn. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giúp trẻ nhận thức về thế giới xung quanh mà còn là công cụ giúp trẻ hoạt động vui chơi và là phương tiện để trẻ biểu hiện nhận thức của mình. Ngôn ngữ còn là phương tiện để trẻ trao đổi những ý đồ chơi, những tình cảm trong lúc chơi để phát triển tư duy và trí tưởng tượng của trẻ. Từ những gì hiểu biết về môi trường xung quanh trẻ sử dụng ngôn ngữ để kể lại, miêu tả lại với mọi người. 1.4.1.2. Ngôn ngữ là phương tiện phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ và là công cụ để hòa nhập cộng đồng của trẻ 1.4.1.2.1. Vai trò của ngôn ngữ đối với việc phát triển tình cảm xã hội Đối với trẻ nhỏ ngôn ngữ là phương tiện để giao lưu cảm xúc với những người xung quanh, hình thành những cảm xúc tích cực. Bằng những câu hát ru, những câu nói âu yếm đã mang lại cho trẻ những cảm giác bình yên, sự vui mừng, những tình cảm thân thương đối với những người xung quanh. Trong quá trình giao tiếp người lớn luôn hướng dẫn, uốn nắn hành vi của trẻ bằng những cử chỉ, nét mặt, nụ cười giúp trẻ nhận ra hành vi của mình đúng hay sai…, giúp trẻ hình thành được những thói quen tốt và học được cách ứng xử đúng đắn. Ngôn ngữ giúp trẻ nhận thức được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống xung quanh, những hành vi, chuẩn mực đạo đức, giáo dục được cho trẻ về chân, thiện, mỹ… 1.4.1.2.2. Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục đạo đức - Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc hình thành và điều chỉnh những hành vi của trẻ. Thông qua ngôn ngữ trẻ biết những gì nên làm và những gì không nên làm: ngoan - hư, xấu - tốt…, để rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp ở trẻ. - Ngôn ngữ góp phần không nhỏ vào việc trang bị cho trẻ những hiểu biết về ứng xử có văn hóa, rèn cho trẻ sự yêu thương, nhân ái và bao dung trong cuộc sống. 11 1.4.1.2.3. Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục thẩm mỹ - Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong quá trình tác động có mục đích nhằm phát triển năng lực cảm thụ cái đẹp và hiểu đúng đắn cái đẹp trong tự nhiên và trong đời sống xã hội, giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. - Ngôn ngữ giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh làm cho trí tưởng tượng của trẻ thêm phong phú, trẻ càng yêu quý cái đẹp và có ý thức sáng tạo ra cái đẹp. Trẻ cảm nhận được cái đẹp, cái hay trong ngôn ngữ, cái đẹp trong hành vi ứng xử và cái đẹp muôn màu, muôn vẻ trong cuộc sống. - Ngôn ngữ đã góp phần không nhỏ vào quá trình giáo dục cho trẻ những tình cảm thẩm mỹ cao đẹp. 1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ trẻ MGN 1.4.2.1. Các yếu tố về sinh lý Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ liên quan mật thiết với việc phát triển hệ thần kinh nói chung, bộ máy phát âm nói riêng. Ngôn ngữ có cơ sở sinh lý, hoạt động lời nói có cơ sở sinh lý học. Vì thế cần phải phát triển ngôn ngữ đúng lúc mới đạt kết quả tốt. Một số hội chứng khuyết tật ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ Yếu tố sinh học là yếu tố di truyền, là yếu tố bẩm sinh của một cơ thể sống. Trẻ em sinh ra đã mang những đặc điểm di truyền từ cha mẹ, những đặc điểm bẩm sinh được hình thành từ trong bào thai. Nhưng với một lý do nào đó, những đặc điểm này phát triển không đầy đủ sẽ bị ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ cũng như ngôn ngữ của trẻ sau này như tự kỷ, khiếm thính, khiếm thị... a. Hội chứng tự kỷ Tự kỷ là hội chứng khi trẻ bị khiếm khuyết trong giao tiếp, trong tương tác với mọi người, khó khăn trong việc kiểm soát ngôn ngữ, hành vi, cảm xúc, dẫn đến giảm khả năng hòa nhập vào xã hội. Những biểu hiện rõ rệt ở những trẻ được chuẩn đoán có hội chứng tự kỷ là thường có những hành vi lặp đi lặp lại, trẻ không dùng ngôn ngữ để biểu thị suy nghĩ hay cần sự giúp đỡ của người khác, khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh rất hạn chế. Những đứa trẻ này chỉ có mối quan hệ thân thiết với ba mẹ, anh chị và người thân trong gia đình nhưng thường là bám theo một người nào đó trẻ 12 cảm thấy an toàn nhất và có cảm giác sợ người lạ. Trẻ thiếu khả năng kết nối với những trẻ đồng trang lứa, hay thích chơi một mình, không quan tâm đến ai, thậm chí không mừng rỡ khi ba mẹ về hay khóc khi ba mẹ đi khỏi. Trẻ được hòa nhập vào xã hội bên ngoài thì quan hệ nhóm bạn ở trường mầm non là mô hình phát triển kỹ năng xã hội cơ bản giúp trẻ biết cách ứng xử với bạn bè, cô giáo và mọi người xung quanh. Ở trường mầm non, nhà trường cần tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa dạy học với quy luật phát triển của trẻ, các mối quan hệ trong nhà trường cũng như mối quan hệ giữa nhà trường với xã hội là mối quan hệ nền tảng, ứng xử và giao tiếp một cách tốt đẹp để trẻ học hỏi những lời hay lẽ phải, từ đó hình thành ngôn ngữ, biết nói lời hay, ý đẹp với mọi người. b. Hội chứng khiếm thính Trẻ khiếm thính là những trẻ bị tổn hại cơ quan thính giác ở mức độ khác nhau, do cơ quan thính giác bị tổn thương nên trẻ không tri giác được thế giới âm thanh, không nghe được tiếng nói và không hình thành được ngôn ngữ. Những trẻ bị giảm hay mất khả năng nghe ở các mức độ nhẹ, trung bình hoặc nặng, rất nặng và điếc được gọi là trẻ có khiếm khuyết về thính giác. Từ đó sẽ gây khó khăn trong quá trình tr ẻ tiếp thu tiếng nói, dẫn đến trẻ nói không đúng, không chính xác về âm, vần, thanh điệu và cấu trúc. Những trẻ bị khiếm thính trong quá trình giao tiếp phải cần sự hỗ trợ của máy trợ thính, các phương tiện hỗ trợ giao tiếp khác mới có thể nghe được. Điều này làm giảm khả năng phát triển ngôn ngữ của các em. c. Hội chứng khiếm thị Khiếm thị hay còn gọi là triệu chứng mất khả năng cảm nhận thị giác một phần hoặc toàn phần. Những trẻ bị khiếm thị trong đi đứng bé thường hay bị ngã, hay va vào đồ vật và người khác. Khi nhìn một thứ gì đó trẻ sẽ nheo mắt và cúi nhìn vật đó rất sát, trẻ khám phá đồ vật thường bằng xúc giác rất nhiều. Chính vì thế, nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ. 1.4.2.2. Các yếu tố về tâm lý Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là phát triển hoạt động lời nói của trẻ, hoạt động phát triển lời nói gắn bó chặt chẽ với cơ chế của hoạt động lời nói là sản sinh ngôn ngữ và tiếp nhận ngôn ngữ. Ngôn ngữ của trẻ được hình thành từ rất sớm, ban đầu trẻ chỉ mới học nói theo cách tự nhiên, về sau khi tư duy của trẻ phát triển thì lời nói của trẻ dần có ý thức hơn. 13 1.4.2.3. Các yếu tố về giáo dục Giáo dục là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả các mục đích đã đề ra. Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Sự kết hợp giữa thầy cô giáo và ba mẹ cùng với các phương pháp giáo dục phù hợp là một trong các yếu tố then chốt tạo nên một môi trường nuôi dưỡng trẻ hoàn hảo nhất. Lớp học là nơi tạo điều kiện cho trẻ mở mang kiến thức qua các trải nghiệm về thế giới xung quanh. Đối với trẻ được sống trong một gia đình có lối sống nề nếp, giao tiếp có văn hóa, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau thì sẽ tiếp thu nhận thức và bắt chước những gì trẻ được nhìn thấy, được nghe thông qua người khác. Chính vì vậy, gia đình là môi trường đầu tiên, tốt nhất về lối sống văn minh, giao tiếp có văn hóa để góp phần hình thành nhân cách và giúp trẻ phát triển. Đây là một trong những điều kiện đáng quan tâm nhất trong việc phát triển ngôn ngữ trẻ độ tuổi mầm non. 1.5. Ý nghĩa của trò chơi đóng kịch và sự phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo nhỡ 1.5.1. Trò chơi đóng kịch và sự phát triển toàn diện của trẻ nói chung, sự phát triển vốn từ của trẻ nói riêng 1.5.1.1. Đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nói chung Nghệ thuật là một phương tiện toàn diện và vô tận để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Cùng với các loại hình nghệ thuật khác như hội hoạ, âm nhạc …đóng kịch là một hoạt động nghệ thuật ở trường mầm non được trẻ em yêu thích. Nó có ý nghĩa giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Trò chơi đóng kịch là một trong những con đường giúp trẻ tiếp nhận tác phẩm văn học có hiệu quả nhất. Bởi lẽ trẻ không chỉ được nghe kể, nghe đọc, phân tích về tác phẩm, về tính cách các nhân vật trong tác phẩm mà còn được trải nghiệm, được “hóa thân” vào nhân vật. Qua đó trẻ cảm nhận một cách sâu sắc tác phẩm. Khi tham gia trò chơi đóng kịch, trẻ được nhận vai và trải nghiệm đời sống tình cảm của các vai, giúp trẻ hiểu, biết phân biệt được cái tốt, cái xấu (chân, thiện, mỹ...) từ đó bồi dưỡng tình cảm hướng thiện, yêu cái thiện, khinh ghét cái ác và giáo dục lòng nhân ái cho trẻ. Trong quá trình chơi, trẻ nhập vai và phản ánh tính cách nhân vật bằng lời nói, cử chỉ, điệu bộ...qua đó mà ngôn ngữ nói chung, ngôn ngữ nghệ thuật nói riêng cho 14 trẻ được phát triển và hình thành tâm hồn nghệ sĩ, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ. Suốt quá trình chơi, đòi hỏi trẻ phải huy động các chức năng tâm lý như ngôn ngữ, trí nhớ, óc tưởng tượng, tư duy, xúc cảm, tình cảm... để thể hiện tính cách nhân vật. Do vậy mà ngoài việc phát triển ngôn ngữ còn phát triển các quá trình tâm lý khác cho trẻ. 1.5.1.2. Đối với sự phát triển vốn từ của trẻ MGN nói riêng Thông qua tổ chức cho trẻ chơi các nội dung phong phú theo yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục tác động trực tiếp đến trẻ bằng mọi mặt: ý chí, tình cảm, ý thức, hành vi nhằm mục đích phát triển toàn diện nhân cách, trò chơi đóng kịch có ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi. Trẻ ở lứa tuổi 4- 5 tuổi thì vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ. Trò chơi đóng kịch là loại trò chơi có chủ đề, có vai chơi, nội dung chơi; nhưng nội dung chơi, vai chơi, hành động chơi được xác định trước trong tác phẩm văn học nhằm làm nảy sinh, kích thích sự phát triển về chất, các mối quan hệ xã hội cùng các phẩm chất tâm lý cho trẻ. Đây là một kiểu học tập mang tính chất trò chơi mà trẻ vô cùng hứng thú. Qua trò chơi đóng kịch sẽ góp phần giúp trẻ diễn đạt mạch lạc, biểu cảm, từ đó sẽ thúc đẩy khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ. Bởi vì khi trẻ đóng kịch thì bắt buộc trẻ phải thuộc lời thoại và diễn đạt lại một cách lưu loát, biểu cảm đúng với tính cách và sắc thái tình cảm của nhân vật mà trẻ đóng.Ở 4 tuổi trở lên trẻ trở nên mạnh dạn hơn, có nhiều sáng kiến hơn vì thế thúc đẩy trẻ lĩnh hội được cách nói của người lớn, giúp cho ngôn ngữ mạch lạc của trẻ phát triển và rõ ràng. Trò chơi là yếu tố, là điều kiện chính kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ tích cực, dễ dàng nên việc tổ chức các trò chơi cho trẻ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thật vậy chính trò chơi đóng kịch là nơi trẻ thể hiện được tốt nhất khả năng nói của mình và là nơi được thỏa mãn nhu cầu tự khẳng định, tự tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Từ đó giúp trẻ hình thành động cơ chơi, mục đích chơi. Đây là nền tảng của hoạt động học tập giúp trẻ chuyển sang độ tuổi mới. 15 1.6. Trò chơi đóng kịch và đặc điểm của trò chơi đóng kịch 1.6.1. Khái quát về trò chơi đóng kịch Trò chơi đóng kịch là hình thức đặc biệt giúp trẻ nhập vai thành nhân vật trong tác phẩm văn học. Bằng hình tượng và ngôn ngữ văn học, tác phẩm văn học làm nảy sinh trong tâm hồn trẻ thơ tình cảm sâu sắc những rung động, mãnh liệt đối với con người và cuộc sống xung quanh. Trẻ mẫu giáo rất ưa những tác phẩm văn học, trẻ thích được nghe những câu truyện, những bài ca có vần điệu. Xuất phát từ những đặc điểm của trò chơi là mô tả, tái hiện lại những hình ảnh của nhân vật, những sự kiện trong tác phẩm cho nên đây cũng chính là những diễn biến của trò chơi sáng tạo. Tuy nhiên quá trình hoạt động này đòi hỏi ở trẻ phải phát huy cao độ các chức năng tâm lý, phải tư duy tưởng tượng, tình cảm xúc cảm. Ngoài ra trẻ còn được hoá thân vào các vai chơi để thể hiện tinh thần của tác phẩm mà mình yêu thích. Trò chơi đóng kịch còn mang đến cho trẻ một khoảng không rộng lớn để thể hiện óc sáng tạo của mình, được giao lưu với xã hội rộng lớn. Từ đó trẻ tích luỹ được vốn kiến thức phong phú đa dạng. Đóng kịch vừa mang tính chất là chơi vừa là hoạt động nghệ thuật, vì thế nó giúp trẻ thực sự thấy thoải mái không gò bó trong khi chơi nhưng lại kích thích bản thân trẻ cố gắng hơn để hoàn thiện vai chơi của mình, mang lại niềm vui cho mọi người hình thành tính trách nhiệm ở trẻ. Ngoài ra trò chơi đóng kịch còn mang tính tập thể cao. Nó phù hợp với truyền thống, tính chất trong các phong tục tập quán của con người Việt Nam. Trong vở kịch bao giờ cũng có những nhân vật mang tính thiện, tính ác, tính tốt, tính xấu đối lập nhau. Nhưng bên cạnh đó lại luôn luôn có sự đoàn kết giúp đỡ nhau cùng vượt qua khó khăn bảo vệ cái thiện chống lại cái ác, chia sẻ giúp đỡ phái yếu. Vì thế, đóng kịch là một thể loại vừa mang tính tập thể vừa mang tính giáo dục cao. 1.6.2. Tác dụng của trò chơi đóng kịch Qua trò chơi đóng kịch trẻ được sống với cái tôi của nhân vật thể hiện tính cách của các nhân vật, giúp trẻ hiểu nội dung và nhập vai vào câu chuyện một cách sâu sắc hơn. 16 Trò chơi đóng kịch đối với trẻ mẫu giáo ngoài các nhân vật chuyển thể từ các nhân vật văn học còn cần đến người dẫn chuyện và đặc biệt bao giờ cũng có kịch bản đó là yếu tố trung tâm giữ vai trò nòng cốt của nghệ thuật kịch. Nhân vật có thể là một cá nhân hay một nhóm trẻ không xuất hiện trên sân khấu nhưng nó luôn luôn cần sự phối kết hợp giữa các nhân vật trên sàn diễn để câu chuyện có mở đầu, diễn biến và kết thúc giúp kịch bản thêm rõ ràng mạch lạc và dễ hiểu đối với trẻ. Ngôn ngữ của người dẫn truyện có tác dụng vừa dẫn dắt các nhân vật trong truyện vừa thúc đẩy vở kịch phát triển và có khả năng định hướng tư duy quá trình tiếp xúc cảm nhận tác phẩm văn học. Đây cũng là một yếu tố cần thiết khi tổ chức trò chơi đóng kịch. Đối với trò chơi này giúp trẻ nắm được nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học, tính lôgic liên tục của sự phát triển, các sự kiện có tính chế ước nhân quả, những cái đó thúc đẩy tư duy của trẻ phát triển. Khi chơi đóng kịch trẻ nói bằng ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm văn học (đặc biệt là nhân vật trong truyện: ngụ ngôn, cổ tích, thần thọai). Cung cấp cho trẻ những ngôn ngữ dân gian phong phú, đa dạng, lôi cuốn hấp dẫn trẻ. Từ đó trẻ lĩnh hội được sự giàu có của ngôn từ, hiểu được không chỉ để giao tiếp mà còn là phương tiện để thể hiện mọi vấn đề, mọi suy nghĩ của con người. Điều này có ảnh hưởng tích cực đế sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Trò chơi đóng kịch còn là phương tiện giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ đồng thời còn là phương tiện phát triển ngôn ngữ nói diễn cảm và ngôn ngữ câm: Điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, giọng nói. Hơn thế nữa nó là phương tiện làm quen với nghệ thuật đó là kịch nói. Qua trò chơi trẻ tái hiện được lịch sử của dân tộc: Sự tích Bánh Chưng bánh dày, Sơn Tinh Thuỷ Tinh, sự tích Hồ Gươm... Giúp trẻ hiểu rõ hơn truyền thống yêu nước đánh giặc ngoại xâm của ông cha và khắc sâu những truyền thống tốt đẹp đó. Hình thành cho trẻ tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc. Tóm lại đóng kịch là loại trò chơi mang tính nghệ thuật, một hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, đạo đức, nhân cách và mang tính chất giáo dục tập thể. Qua hoạt động này trẻ đã truyền đạt những nội dung trong câu truyện làm sống lại tâm trạng, hành động ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật. Đồng thời thể hiện sự đánh giá của mình đối với các nhân vật từ đó trẻ biết liên hệ những điều cần thiết trong truyện đối với đời sống xung quanh của mình. 17 1.7. Tiểu kết chƣơng 1 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất củ a giáo dục mầm non. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi. Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ em. Bên cạnh đó, ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá. Để trẻ có thể tự tin giao tiếp tốt, chúng ta cần cung cấp vốn từ cho trẻ nhiều hơn nữa. Hiện tại, trẻ mẫ u giáo 4 – 5 tuổi có số lượng vốn từ tương đối nhiều, khoảng 1200 – 2000 từ, nội dung vố n từ đó xoay quanh ba đề tài: những từ ngữ nói về cuộc sống riêng, những từ ngữ về cuộc sống xã hội, những từ ngữ về thế giới tự nhiên. Chúng ta cần dự a vào các khía cạnh đó và vốn từ của trẻ hiện tại mà phát triển hơn nữa. Trò chơi đóng kịch thuộc nhóm trò chơi có quy luật, thường do người lớn nghĩ ra và dùng nó vào mục đích giáo dục và dạy học, hướng tới việc phát triển trí tuệ cho trẻ. Trò chơi đóng kịch giúp trẻ phân tích khá tốt quá trình chơi, trên cơ sở những dấu hiệu chung dần dần trẻ hiểu được ý nghĩa tổng quát của từ và chúng có thể độc lập thực hiện nhiệm vụ trí tuệ, như miêu tả đồ vật, phân biệt dấu hiệu đặc trưng của đồ vật, đoán đồ vật qua sự miêu tả, tìm sự giống và khác nhau giữa các vật… Việc sử dụng trò chơi đóng kịch với việc phát triển vốn từ giúp trẻ hứng thú với việc học từ mới, ôn lại các từ cũ và khắc sâu hơn. Bên cạnh đó trò chơi đóng kịch sẽ giáo dục trẻ những kỹ năng sống cần thiết. 18 CHƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ THÔNG QUA TỔ CHỨC TRÕ CHƠI ĐÓNG KỊCH 2.1. Vài nét về trƣờng Mẫu giáo Phú Thọ - huyện Quế Sơn 2.1.1. Đặc điểm, tình hình nhà trường 2.1.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của trường Trường Mẫu giáo Phú Thọ nằm tại thôn An Phú thuộc xã Quế Mỹ - huyện Quế Sơn - tỉnh Quảng Nam. Trường được thành lập vào tháng 6 năm 2010 với diện tích 6612m. Trường được xây dựng theo mô hình chuẩn với chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ khá tốt, được trang bị đầy đủ về mặt cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên tận tâm với nghề. Sau gần ba năm đi vào hoạt động, trường đã ổn định về cơ cấu tổ chức, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được nâng cao. Tại trường Mẫu giá Phú Thọ trẻ sẽ được trải nghiệm với thực tế, học hỏi những điều mới lạ với đồ dùng dạy và học được chuẩn bị chu đáo từ các giáo viên và các giáo sinh thực tập tại trường. Ban đầu chỉ có 6 lớp học, sau thời gian ngắn với số lượng trẻ tham gia học tại trường dần tăng lên, nên nhà trường đã mở thêm 6 lớp nhằm đáp ứng nhu cầu của các bậc phụ huynh muốn gửi con học tại trường. Các cán bộ, giáo viên luôn nỗ lực phấn đấu đạt chất lượng cao trong giảng dạy cũng như trong công tác nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ. Trường Mẫu giáo Phú Thọ sẽ ngày càng khẳng định được vị trí của mình và là lựa chọn hàng đầu cho các bậc phụ huynh khi đưa con em mình đến với ngôi trường đầu tiên trong cuộc đời. 2.1.1.2. Về cơ sở vật chất Hệ thống phòng học đạt tiêu chuẩn, diện tích rộng rãi cho trẻ chơi và học tập cũng như sinh hoạt hằng ngày, thoáng mát, sạch sẽ, có ánh sáng mặt trời vừa đủ cùng hệ thống rèm che để trẻ ngủ ngon giấc. Mỗi phòng học đều được trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết như: tivi màng hình lớn, loa, micro… và đồng thời còn có đầy đủ thảm trải nền để trẻ ngồi chơi và sinh hoạt hằng ngày cùng bộ bàn ghế để trẻ ăn uống và học tập, mỗi trẻ sẽ được trang bị riêng một chiếc sạp để ngủ, với tủ đựng mùng, mền, chăn, gối và tư trang dành riêng cho từng cháu. 19 Trường có sẵn sân chơi ngoài trời rộng rãi, thoáng mát với nhiều đồ chơi đa dạng phong phú như: xích đu, xe đạp ba bánh, xe đạp thăng bằng, cầu trượt… Đồng thời, còn có sân chơi trong nhà được trang trí bắt mắt với những thảm cỏ nhân tạo được trải đều một bên, đi kèm theo là những đồ dùng, đồ chơi có tính giáo dục cao. Nhà bếp được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn, rộng rãi, thoáng mát, trang thiết bị đầy đủ như máy hấp chén, tủ nấu cơm nhiều tầng... đảm bảo an toàn vệ sinh trong quá trình chế biến bữa ăn hằng ngày cho trẻ và cán bộ, giáo viên trong trường. Hệ thống nhà vệ sinh khép kín được trang bị riêng trong từng lớp học và có khu vực riêng dành cho cán bộ giáo viên tại trường. Phòng vệ sinh ở mỗi lớp đều được thiết kế khoa học, vừa sạch sẽ, vừa kín đáo mà GV vẫn có thể quan sát tốt. Phòng y tế được trang bị đầy đủ các dụng cụ, nhân viên y tế có chuyên môn cao túc trực thường xuyên. Đồng thời, mỗi lớp học đều được trang bị riêng một tủ thuốc cá nhân với các loại thuốc cần thiết để sử dụng cho các trường hợp khẩn cấp. Hệ thống camera trực tuyến giúp phụ huynh có thể quan sát được con em mình trong các hoạt động sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi và học tập hằng ngày. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn vệ sinh cá nhân cho trẻ thì mỗi trẻ đều được trang bị riêng cho mình những vật dụng cần thiết như: ly, khăn, mền, gối, bàn chải và đồng phục của trường giúp trẻ thoải mái trong các hoạt động hằng ngày. 2.1.1.3. Về đội ngũ giáo viên Bảng 2.1. Về cơ cấu tổ chức của nhà trư

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM

KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON & NGHỆ THUẬT

- -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài:

PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ THÔNG QUA TỔ CHỨC TRÕ CHƠI ĐÓNG KỊCH

Sinh viên thực hiện

NGUYỄN THANH NGỌC DIỆN

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô trong khoa Tiểu học - Mầm non và Nghệ thuật trường Đại học Quảng Nam đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong quá trình học tập tại trường Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, quan tâm, học hỏi kinh nghiệm từ các thầy cô và bạn bè tại Trường Đại học Quảng Nam

Em xin gửi lời biết ơn đến các thầy, cô, anh (chị) trong thư viện trường Đại học Quảng Nam đã giúp đỡ, tận tình và cung cấp các loại tài liệu cần thiết trong quá trình nghiên cứu đề tài khóa luận

Em xin trân trọng cảm ơn đến Ban giám hiệu, giáo viên, phụ huynh và các cháu trường mẫu giáo Phú Thọ đã dành cho em những thời gian đáng quý nhất để trả lời các phiếu điều tra, tìm kiếm và cung cấp tài liệu tư vấn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Th.S-GVC Hoàng Ngọc Thức trong suốt quá trình từ khi bắt đầu đến lúc hoàn thành khóa luận, thầy là người hướng dẫn luôn nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo, sửa sai cho em từ những lỗi nhỏ nhất để thực hiện tốt đề tài

Cuối cùng, em xin gởi lời cảm ơn chân tình đến những người thân yêu trong gia đình và bạn bè của em đã động viên, khích lệ, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận này

Mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực để hoàn thành khóa luận, nhưng chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện và mang tính khả thi hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Tam Kỳ, tháng 6 năm 2020

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thanh Ngọc Diện

Trang 3

Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban Giám hiệu

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Lịch sử nghiên cứu 3

7 Đóng góp của đề tài 4

8 Giới hạn phạm vi nghiên cứu: 4

9 Cấu trúc tổng quan của đề tài 4

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ THÔNG QUA TỔ CHỨC TRÕ CHƠI ĐÓNG KỊCH 5

1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 5

1.2.2 Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mầm non 6

1.3 Nhiệm vụ và nội dung phát triển vốn từ cho trẻ MGN 7

1.3.1 Nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ 7

1.3.2 Nội dung phát triển vốn từ cho trẻ 8

1.4 Tầm quan trọng của việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ 9

1.4.1 Vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ MGN 9

1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ trẻ MGN 11

Trang 5

1.5 Ý nghĩa của trò chơi đóng kịch và sự phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo nhỡ 13

1.5.1 Trò chơi đóng kịch và sự phát triển toàn diện của trẻ nói chung, sự phát triển vốn từ của trẻ nói riêng 13

1.6 Trò chơi đóng kịch và đặc điểm của trò chơi đóng kịch 15

1.6.1 Khái quát về trò chơi đóng kịch 15

1.6.2 Tác dụng của trò chơi đóng kịch 15

1.7 Tiểu kết chương 1 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ THÔNG QUA TỔ CHỨC TRÕ CHƠI ĐÓNG KỊCH 18

2.1 Vài nét về trường Mẫu giáo Phú Thọ - huyện Quế Sơn 18

2.1.1 Đặc điểm, tình hình nhà trường 18

2.2 Thực trạng việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch tại trường Mẫu giáo Phú Thọ - huyện Quế Sơn 20

2.2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua việc tổ chức trò chơi đóng kịch 20

2.2.2 Thực trạng nhận thức của CBQL (gồm BGH và các tổ trưởng chuyên môn) trong nhà trường với việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua việc tổ chức trò chơi đóng kịch 23

2.2.3 Thực trạng quá trình giáo viên tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ tại trường Mẫu giáo Phú Thọ - huyện Quế Sơn 25

2.2.4 Đánh giá thực trạng về phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ ở trường mẫu giáo Phú Thọ - huyện Quế Sơn 26

2.2.5 Nguyên nhân của thực trạng 29

2.3 Tiểu kết chương 2 30

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ THÔNG QUA TỔ CHỨC TRÕ CHƠI ĐÓNG KỊCH VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 31

3.1 Cơ sở khoa học để xây dựng các biện pháp nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua việc tổ chức trò chơi đóng kịch 31

Trang 6

3.1.1 Căn cứ vào mục tiêu, nội dung, phương pháp của chương trình giáo dục mầm

non hiện hành 31

3.1.2 Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 4 - 5 tuổi 32

3.1.3 Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất của trường mẫu giáo Phú Thọ - huyện

3.4.1 Mô tả thực nghiệm sư phạm 40

3.4.2 Tổ chức thực nghiệm sư phạm trên 2 lớp mẫu giáo nhỡ 42

3.4.3 Kết quả trước và sau thực nghiệm sư phạm của 2 lớp đối chứng và thực

2.1 Đối với nhà trường 51

2.2 Đối với giáo viên 51

2.3 Đối với phụ huynh 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

PHẦN PHỤ LỤC 1

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ

01 Bảng 2.1 Về cơ cấu tổ chức của nhà trường 19

03 Bảng 2.3

Thực trạng nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng của việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch

21

04 Bảng 2.4 Khảo sát mức độ chú ý của việc phát triển vốn từ cho trẻ

MGN thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch 21

05 Bảng 2.5

Khảo sát mức độ vận dụng các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch

22

06 Bảng 2.6 Khảo sát mức độ xuất hiện của trò chơi đóng kịch phát

triển vốn từ khi giáo viên tổ chức các hoạt động cho trẻ 22

07 Bảng 2.7

Khảo sát mức độ chú ý sửa lỗi ngữ pháp (diễn đạt) cho trẻ MGN về việc phát triển vốn từ thông qua trò chơi đóng kịch

23

08 Bảng 2.8 Thống kế số liệu về nhận thức của cán bộ quản lí về việc

phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ 24

09 Bảng 2.9 Thực trạng khả năng phát triển vốn từ của trẻ qua việc tổ

10 Bảng 3.1

So sánh mức độ phát triển vốn từ của 2 nhóm trẻ Mẫu giáo nhỡ (ĐC và TN) qua việc tổ chức trò chơi đóng kịch trước khi tiến hành thực nghiệm

44

11 Bảng 3.2 So sánh kết quả phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo nhỡ

qua việc tổ chức trò chơi đóng kịch ở 2 nhóm TN và ĐC 46

12 Bảng 3.3

Kết quả về quá trình nghiên cứu việc phát triển vốn từ

của trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng 47

Trang 8

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

1 Biểu đồ 3.1

Mức độ phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch trước khi thực

nghiệm của 2 nhóm lớp TN và ĐC

45

2 Biểu đồ 3.2

Mức độ phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch sau thực

nghiệm của 2 lớp ĐC và TN

46

Trang 9

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Trẻ em luôn là niềm tự hào, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là mầm xanh tương lai của đất nước Để trẻ phát triển một cách toàn diện, trước hết ta phải phát

triển trẻ về tất cả năm mặt: nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội và thẩm

mỹ Trong đó, lĩnh vực phát triển ngôn ngữ là một trong những mục tiêu quan trọng

của ngành giáo dục mầm non Ngôn ngữ là phương tiện để con người có thể giao tiếp với nhau, đối với trẻ mầm non thì ngôn ngữ giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm lý của trẻ Trẻ từ khi mới bập bẹ tập nói cho tới khi biết nói rõ ràng và hiểu được lời nói của người lớn thì đối với trẻ ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất về ngôn ngữ Và để trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất thì điều chúng ta cần quan tâm nhất là phát triển vốn từ cho trẻ

Khi vốn từ của trẻ được phong phú hơn thì trẻ sẽ nắm bắt, hiểu được mọi thứ xung quanh, trẻ có thể nghe, hiểu và thực hiện được những gì mọi người nói Vốn từ của trẻ phát triển thì trẻ có thể bày tỏ cảm xúc của mình với người khác một cách hiệu quả và nâng cao được khả năng giao tiếp của trẻ Chính vì vậy, thông qua các hoạt động ở trường mầm non trẻ có thể vừa học vừa chơi để phát triển vốn từ một cách nhanh và hiệu quả nhất

Theo nhà tâm lý học G.Piaget trò chơi là một trong những hoạt động trí tuệ, là một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ trẻ Qua trò chơi trẻ sẽ được phát triển toàn diện, khi tham gia vào trò chơi trẻ được hoạt động một cách tích cực (đi lại, trao đổi, giải quyết vấn đề…) Trong đó, trò chơi đóng kịch giữ một vai trò quan trọng và đã được giáo viên mầm non sử dụng trong quá trình dạy học Khi được tham gia đóng kịch trẻ sẽ được vừa học vừa chơi, chính vì vậy trò chơi đóng kịch được sử dụng vừa là phương pháp dạy học, vừa là hình thức tổ chức cho trẻ với

phương châm “Học mà chơi, chơi mà học” Tuy nhiên, việc sử dụng trò chơi đóng

kịch trong dạy học ở các trường mầm non chưa phổ biến, việc giáo viên vận dụng trò chơi đóng kịch để kích thích phát triển vốn từ cho trẻ còn khá ít Mà trẻ ở giai đoạn này việc phát triển vốn từ là một điều cần được quan tâm nhất

Chính vì lẽ đó, là một giáo viên mầm non tương lai tôi đã nhận thức rõ tầm

Trang 10

trò chơi đóng kịch, nên chúng tôi quyết định chọn đề tài “Phát triển vốn từ cho trẻ

mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch” để làm đề tài nghiên cứu khóa

luận tốt nghiệp của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Thông qua quan sát thực tế và tìm hiểu thực trạng của trẻ mẫu giáo nhỡ về ngôn ngữ, đặc điểm phát triển vốn từ tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển vốn từ cho trẻ MGN thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch

3.2 Khách thể nghiên cứu

- Quá trình tổ chức trò chơi đóng kịch trong việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ

- GV và Trẻ MGN trường mẫu giáo Phú Thọ - huyện Quế Sơn, Quảng Nam

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Nghiên cứu về cơ sở lý luận của việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch

4.2 Nghiên cứu thực trạng việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch

4.3 Đề xuất các biện pháp để phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch và thực nghiệm sư phạm

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

Đọc sách, báo và các tài liệu có liên quan tới việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch từ đó chọn lọc các cơ sở khoa học để nghiên cứu và thực hiện đề tài

5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Dùng phiếu Anket (điều tra) kết hợp với việc trao đổi với giáo viên về những thông tin có liên quan đến việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ

- Sử dụng phương pháp quan sát, trò chuyện, phỏng vấn…

Trang 11

- Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp nghiên cứu sản phẩm để xác định mục đích phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch trong quá trình tìm hiểu thực trạng và thực nghiệm

5.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Sử dụng các phương pháp tác động đến một số nhóm trẻ MGN về việc vận dụng các biện pháp phát triển vốn từ được lựa chọn để làm thực nghiệm sư phạm

- Xử lí kết quả nghiên cứu bằng phương pháp thống kê toán học

6 Lịch sử nghiên cứu

Có nhiều công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới bàn về vấn đề ngôn ngữ và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ Các tác giả đều nghiên cứu về ngôn ngữ và sự phát triển ngôn ngữ, các phương pháp và biện pháp giúp phát triển ngôn ngữ của trẻ Điển hình như:

- Triết học Mác - Lê Nin đưa ra luận điểm ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc xác định hệ thống các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ

- Tạ Thị Thanh Ngọc với tác phẩm: Dạy trẻ phát âm đúng và làm giàu vốn từ

cho trẻ

- Đặng Thu Quỳnh với nghiên cứu “Trò chơi với chữ cái và phát triển ngôn

ngữ” ở đây tác giả nghiên cứu về các trò chơi liên quan đến chữ cái, qua đây tác giả

cũng đã tìm ra được các trò chơi liên quan đến chữ cái nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ

- Trong giáo trình “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” của

tác giả Nguyễn Xuân Khoa cũng đã đề cập đầu đủ các mặt phát triển của ngôn ngữ,

đồng thời đưa ra được các phương pháp và biện pháp hướng dẫn cụ thể: Dạy trẻ

nghe và phát âm đúng, phương pháp phát triển từ ngữ, phương pháp dạy trẻ đặt câu, phương pháp phát triển lời nói mạch lạc, cho trẻ làm quen tác phẩm văn chương, chuẩn bị cho trẻ học đọc viết…

Tôi nhận thấy các tác giả đều rất quan tâm đến việc phát triển vốn từ cho trẻ ở trường mầm non Nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào cụ thể liên quan đến việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua việc thiết kế trò chơi học tập

Trong khóa luận này, tôi tiến hành các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo

nhỡ thông qua việc thiết kế trò chơi học tập với hy vọng sẽ góp phần nhỏ vào việc

Trang 12

7 Đóng góp của đề tài

Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch

- Bổ sung một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch Đề tài hoàn thành sẽ được lưu trữ tại thư viện trường Đại học Quảng Nam, là tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành Mầm non khoa Tiểu học - Mầm non cùng với những độc giả quan tâm đến vấn đề này

8 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

Vì thời gian và khả năng có hạn, nên tôi chỉ đi sâu nghiên cứu các vấn đề liên quan như sau:

- Về nội dung nghiên cứu: Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua

việc tổ chức trò chơi đóng kịch

- Về địa bàn nghiên cứu: 4 lớp mẫu giáo nhỡ trường mẫu giáo Phú Thọ -

huyện Quế Sơn

9 Cấu trúc tổng quan của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, mục lục, chữ viết tắt và tài liệu tham khảo; nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ

thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch

Chương 2 Thực trạng việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua

tổ chức trò chơi đóng kịch

Chương 3 Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông quatổ

chức trò chơi đóng kịch và thực nghiệm sư phạm tại trường mẫu giáo Phú Thọ - huyện Quế Sơn, Quảng Nam

Trang 13

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ THÔNG QUA TỔ CHỨC TRÕ CHƠI ĐÓNG KỊCH

1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.1.1 Biện pháp

Biện pháp là cách làm, cách giải quyết các vấn đề cụ thể, cách thức xử lí công việc, con đường để thực hiện một điều gì đó có hiệu quả nhất [14; 119]

1.1.2 Phát triển

Theo từ điển Tiếng Việt “Phát triển” là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp Như vậy, “phát triển” được hiểu là sự tăng trưởng, là sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực, tiến lên [4; 743]

1.1.3 Vốn từ

Vốn từ hay từ vựng, kho từ vựng của một người là tập hợp các từ trong một ngôn ngữ mà người đó quen thuộc Vốn từ vựng thường xuyên tăng lên theo tuổi tác, và là công cụ cơ bản và hữu dụng trong giao tiếp và thu nhận kiến thức Người ta phân biệt hai loại kho từ vựng là chủ động và bị động Kho từ vựng chủ động bao gồm các từ được sử dụng trong văn nói và văn viết Kho từ vựng bị động bao gồm các từ mà một người có thể nhận ra lúc đọc hoặc lúc nghe, nhưng không sử dụng chúng trong văn nói hoặc văn viết [4; 552]

1.1.4 Phát triển vốn từ

Theo tác giả Nguyễn Thị Phương Nga đã khẳng định “phát triển vốn từ cho trẻ là hoạt động có chủ đích, có kế hoạch nhằm giúp trẻ lĩnh hội vốn từ có hiệu quả” [6; 74]

Phát triển vốn từ của trẻ được hiểu như là một quá trình lâu dài trẻ tích lũy vốn từ, hiểu nghĩa của từ và hình thành cách sử dụng từ trong các ngữ cảnh giao tiếp khác nhau Trẻ chỉ lĩnh hội nghĩa của từ khi nào từ được sử dụng trong câu, trong lời nói

1.1.5 Tổ chức

Theo từ điển Tiếng Việt “Tổ chức là quá trình sắp xếp và bố trí các công việc,

giao quyền hạn và phân phối các nguồn lực của tổ chức sao cho chúng đóng góp một

Trang 14

1.1.6 Trò chơi đóng kịch

Trò chơi đóng kịch là trò chơi đóng vai theo tác phẩm văn học Nhờ trí tưởng tượng sáng tạo và cảm xúc của mình trẻ tái hiện lại tính cách nhân vật trong tác phẩm văn học một cách biểu cảm [14; 75]

Là hoạt động giúp trẻ phát triển trí nhớ và giáo dục trẻ tinh thần tập thể Qua hoạt động đóng kịch trẻ truyền đạt lại nội dung câu truyện, làm sống lại tâm trạng, hành động ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong truyện, đồng thời trẻ biết thể hiện tình cảm và đánh giá các nhân vật trong truyện Khi đóng kịch trẻ dễ dàng nắm được nội dung, ý nghĩa của tác phẩm, nắm được tính liên tục của câu truyện, điều này góp phần đẩy mạnh sự phát triển tư duy, cảm thụ tác phẩm một cách sâu sắc ở trẻ Để đạt được điều đó thì trước khi cho trẻ đóng kịch giáo viên phải cho trẻ ôn lại nội dung câu truyện và đàm thoại với trẻ về nội dung Giúp trẻ hiểu sâu hơn về nội dung truyện và lời thoại của các nhân vật trong truyện Để từ đó trẻ biết thể hiện những sắc thái khác nhau về ngữ điệu, tính cách tâm trạng của các nhân vật trong truyện Nhằm giúp trẻ phân biệt được giọng điệu lời nói của các nhân vật Qua đó trẻ khắc hoạ được tính cách nhân vật Để trẻ nhớ được ngôn ngữ, lời thoại của các nhân vật trong truyện để đóng kịch thì trước hết cho trẻ nhắc lại lời thoại của nhân vật sau đó cho trẻ đóng vai theo tổ hoặc nhóm

1.2 Đặc điểm tâm lý và đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ

1.2.1 Đặc điểm tâm lý học

Từ lọt lòng đến 5 tuổi là giai đoạn phát triển đầu tiên của cuộc đời, nó có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình phát triển chung của trẻ em Trẻ 4-5 tuổi có sự thay đổi hoạt động chủ đạo, trẻ đã biết tương đối nhiều về bản thân, biết điều khiển những cảm xúc và hành vi, điều đó tạo điều kiện cho sự chủ động của hành vi Trẻ đã có thể lĩnh hội các khái niệm sơ đẳng và có các lập luận, kết luận chính xác khi được dạy dỗ Chú ý của trẻ mẫu giáo nhỡ đã tập trung hơn và bền vững hơn Ghi nhớ có tính chủ động nhiều hơn [8; 12]

1.2.2 Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mầm non

Ở độ tuổi mẫu giáo trẻ hoàn thiện dần về mặt ngữ âm, các phụ âm đầu, âm cuối, âm đệm Khả năng điều chỉnh về phát âm của trẻ được tăng dần theo từng độ tuổi Khi trẻ 4-5 tuổi là giai đoạn quan trọng của sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, cô

Trang 15

giáo cần dạy trẻ hiểu lời nói của người lớn, mở rộng vốn từ, phát triển giao tiếp ngôn ngữ với người lớn và những trẻ khác [8; 13]

1.3 Nhiệm vụ và nội dung phát triển vốn từ cho trẻ MGN

1.3.1 Nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ

1.3.1.1 Mở rộng vốn từ cho trẻ

- Mở rộng vốn từ là làm vốn từ của trẻ thêm phong phú hơn

- Làm giàu những từ chỉ số (nhiều hơn, ít hơn)

- Cho trẻ tìm những từ trái nghĩa (to - nhỏ; cao - thấp, hiền lành - độc ác…) - Dạy trẻ biết ghi nhớ và sử dụng các câu tục ngữ, thành ngữ

- Mở rộng vốn từ cho trẻ về các chủ đề ở trường mầm non (Chủ đề trường

mầm non, bản thân, gia đình, thực vật, động vật, hiện tượng thiên nhiên, quê hương - đất nước, Bác Hồ, nghề nghiệp)

Thực tế vốn từ của trẻ ở mỗi vùng miền khác nhau và tùy thuộc vào cách giáo dục trẻ ở mỗi môi trường khác nhau rõ rệt Do đó khả năng tăng vốn từ của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống và cách giáo dục của người lớn

1.3.1.2 Củng cố vốn từ cho trẻ

- Củng cố vốn từ là giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của từ và khả năng dùng từ - Giúp trẻ hiểu được nghĩa của những từ đã học đã biết

- Cho trẻ nhắc lại những từ mới học nhiều lần

- Củng cố và giải thích nghĩa các từ khó, phát âm bằng việc nói mẫu - Chú ý cách phát âm của trẻ, và sửa sai, luyện tập cho trẻ phát âm đúng

1.3.1.3 Tích cực hóa vốn từ cho trẻ

- Tích cực hóa vốn từ là giúp trẻ biết lựa chọn từ để sử dụng một cách chính xác làm cho ngôn ngữ của trẻ mang sắc thái tu từ, từ láy mang sắc thái biểu cảm

- Giúp trẻ có khả năng lựa chọn và sử dụng chính xác các từ tùy vào hoàn cảnh giao tiếp

- Giúp trẻ vận dụng từ vào lời nói giúp cho vốn từ ngữ thụ động chuyển sang từ ngữ chủ động tích cực

- Giáo dục trẻ không sử dụng những từ ngữ thô tục thiếu văn hóa

- Giúp trẻ biết lựa chọn từ để sử dụng một cách chính xác, logic, thành thạo

Trang 16

- Giáo dục trẻ sử dụng từ ngữ để thể hiện văn minh, lịch sự trong giao tiếp như biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, đi thưa về trình…

1.3.2 Nội dung phát triển vốn từ cho trẻ

1.3.2.1 Những vốn từ trong hoạt động đời sống trẻ (đời sống riêng và xã hội) * Những vốn từ liên quan đến đời sống riêng của trẻ

- Trẻ cần hiểu về công việc của bố mẹ, về người thân, về cuộc sống của gia đình mình

- Trẻ biết tên, các dấu hiệu đặc trưng, trang phục, nơi làm việc, công cụ, sản phẩm, ý nghĩa của các nghề nghiệp trong xã hội

- Trẻ biết chi tiết về những vật xung quanh, gọi tên, thuộc tính và công dụng, nói lên những đặc điểm cơ bản Trẻ biết so sánh điểm giống nhau và điểm khác nhau của từng đối tượng

- Trẻ phải nắm vững nội dung, quy định và cách ứng xử ở trường mầm non, ở nơi công cộng và trên đường phố

- Dạy trẻ hiểu đúng, dùng đúng các từ chỉ thời gian như: Sáng, trưa, chiều,

tối, hôm qua, hôm nay, ngày mai… Hiểu đúng, dùng đúng các từ chỉ vị trí như: trái, phải, trên, dưới, trước, sau… Hiểu đúng, dùng đúng các từ chỉ kích thướt như: dài, ngắn, to, nhỏ, cao thấp…

* Những vốn từ liên quan đến đời sống xã hội

Dạy trẻ biết và nhớ được các ngày lễ trong năm:

- Dạy trẻ biết ngày 8-3 là ngày Quốc tế phụ nữ (ngày của mẹ, của bà, của cô, của chị )

- Biết ngày 1-5 là Ngày hội của những người lao động trên thế giới Cho trẻ biết tại sao lại lấy ngày 1-5 là ngày Quốc tế lao động

- Biết ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6 (ngày của các cháu) Cô giáo kể cho trẻ nghe về Bác Hồ, nơi làm việc của Bác, nơi Bác yên nghĩ sau khi Bác mất, tình thương yêu của Bác đối với thiếu niên, nhi đồng

- Ngày 2-9 là ngày Quốc khánh của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Ngày 20-10 là ngày Phụ nữ Việt Nam

- Ngày 20-11 là ngày Nhà giáo Việt Nam Ngày tri ân các thầy cô giáo đã dạy dỗ các con

Trang 17

- Ngày 22-12 là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam Cô kể cho trẻ nghe về cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, giành độc lập dân tộc Dạy trẻ hát những bài hát về chú bộ đội

- Kể cho trẻ nghe các mẫu chuyện về các chú bộ đội, công việc của các chú đối với Tổ Quốc, với nhân dân…

- Cho trẻ nhận biết thêm về các phương tiện giao thông như: xe đạp, xe máy,

xe ô tô, xe xích lô, tàu hỏa (xe lửa), tàu thủy, máy bay… Dạy trẻ dùng đúng động từ

cho các loại phương tiện đó Ví dụ: Máy bay, bay rất nhanh; xe ô tô, chạy trên

đường bộ…

1.3.2.2 Những vốn từ về thế giới tự nhiên xung quanh trẻ

- Cho trẻ quan sát những con vật xung quanh và cho trẻ gọi tên, nhận biết đặc điểm đặc trưng của các loài động vật đó Cho trẻ so sánh điểm giống và khác nhau của hai con vật; mối quan hệ giữa động vật với nhau và với con người Cho trẻ biết động vật sống khắp nơi trên trái đất, các loại đông vật đặc trưng từng vùng miền

- Dạy trẻ biết và gọi tên đúng các mùa trong năm: Mùa xuân, mùa hạ, mùa

thu, mùa đông và biết được đặc điểm của từng mùa:

+ Mùa xuân: Trời đẹp, còn rét nhẹ, bầu trời không trong xanh… + Mùa hạ: Nắng to, nóng bức…

+ Mùa thu: Nắng đẹp, ít mưa, khô ráo… + Mùa đông: Trời âm u, lạnh rét…

- Cho trẻ khám phá một số đặc điểm, tính chất của một số nguyên liệu thiên

nhiên vô sinh như: đất, nước, cát, sỏi, không khí, ánh sáng…

- Việc phát triển vốn từ cho trẻ được nâng lên theo lứa tuổi tùy thuộc vào sự hiểu biết đi từ gia đình đến xã hội; từ những đặc điểm cơ bản nổi bật bên ngoài đến chỗ sử dụng những từ khái quát, những động từ, tính từ đa nghĩa, những từ chỉ số trừu tượng…

1.4 Tầm quan trọng của việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ

1.4.1 Vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ MGN

1.4.1.1 Ngôn ngữ là phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ đối với thế giới xung quanh

Ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xung

Trang 18

vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh, trẻ hiểu được những đặc điểm, tính chất, công dụng của các sự vật cùng với các từ tương ứng với nó Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ nhận biết được các sự vật, hiện tượng mà trẻ tiếp xúc, giúp trẻ hình thành, phát triển phong phú các biểu tượng về thế giới xung quanh

Ngôn ngữ của trẻ được phát triển dần theo lứa tuổi Trẻ hiểu được những lời giải thích và gợi ý của người lớn Sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh ngày càng rộng lớn hơn Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giúp trẻ nhận thức về thế giới xung quanh mà còn là công cụ giúp trẻ hoạt động vui chơi và là phương tiện để trẻ biểu hiện nhận thức của mình Ngôn ngữ còn là phương tiện để trẻ trao đổi những ý đồ chơi, những tình cảm trong lúc chơi để phát triển tư duy và trí tưởng tượng của trẻ Từ những gì hiểu biết về môi trường xung quanh trẻ sử dụng ngôn ngữ để kể lại, miêu tả lại với mọi người

1.4.1.2 Ngôn ngữ là phương tiện phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ và là công cụ để hòa nhập cộng đồng của trẻ

1.4.1.2.1 Vai trò của ngôn ngữ đối với việc phát triển tình cảm xã hội

Đối với trẻ nhỏ ngôn ngữ là phương tiện để giao lưu cảm xúc với những người xung quanh, hình thành những cảm xúc tích cực Bằng những câu hát ru, những câu nói âu yếm đã mang lại cho trẻ những cảm giác bình yên, sự vui mừng, những tình cảm thân thương đối với những người xung quanh Trong quá trình giao tiếp người lớn luôn hướng dẫn, uốn nắn hành vi của trẻ bằng những cử chỉ, nét mặt, nụ cười giúp trẻ nhận ra hành vi của mình đúng hay sai…, giúp trẻ hình thành được những thói quen tốt và học được cách ứng xử đúng đắn Ngôn ngữ giúp trẻ nhận thức được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống xung quanh, những hành vi, chuẩn mực

đạo đức, giáo dục được cho trẻ về chân, thiện, mỹ…

1.4.1.2.2 Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục đạo đức

- Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc hình thành và điều chỉnh những hành vi của trẻ Thông qua ngôn ngữ trẻ biết những gì nên làm và những gì không nên

làm: ngoan - hư, xấu - tốt…, để rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp ở trẻ

- Ngôn ngữ góp phần không nhỏ vào việc trang bị cho trẻ những hiểu biết về ứng xử có văn hóa, rèn cho trẻ sự yêu thương, nhân ái và bao dung trong cuộc sống

Trang 19

1.4.1.2.3 Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục thẩm mỹ

- Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong quá trình tác động có mục đích nhằm phát triển năng lực cảm thụ cái đẹp và hiểu đúng đắn cái đẹp trong tự nhiên và trong đời sống xã hội, giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước

- Ngôn ngữ giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh làm cho trí tưởng tượng của trẻ thêm phong phú, trẻ càng yêu quý cái đẹp và có ý thức sáng tạo ra cái đẹp Trẻ cảm nhận được cái đẹp, cái hay trong ngôn ngữ, cái đẹp trong hành vi ứng xử và cái đẹp muôn màu, muôn vẻ trong cuộc sống

- Ngôn ngữ đã góp phần không nhỏ vào quá trình giáo dục cho trẻ những tình cảm thẩm mỹ cao đẹp

1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ trẻ MGN

1.4.2.1 Các yếu tố về sinh lý

Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ liên quan mật thiết với việc phát triển hệ thần kinh nói chung, bộ máy phát âm nói riêng Ngôn ngữ có cơ sở sinh lý, hoạt động lời nói có cơ sở sinh lý học Vì thế cần phải phát triển ngôn ngữ đúng lúc mới đạt kết quả tốt

* Một số hội chứng khuyết tật ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ

Yếu tố sinh học là yếu tố di truyền, là yếu tố bẩm sinh của một cơ thể sống Trẻ em sinh ra đã mang những đặc điểm di truyền từ cha mẹ, những đặc điểm bẩm sinh được hình thành từ trong bào thai Nhưng với một lý do nào đó, những đặc điểm này phát triển không đầy đủ sẽ bị ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ cũng như

ngôn ngữ của trẻ sau này như tự kỷ, khiếm thính, khiếm thị

a Hội chứng tự kỷ

Tự kỷ là hội chứng khi trẻ bị khiếm khuyết trong giao tiếp, trong tương tác với mọi người, khó khăn trong việc kiểm soát ngôn ngữ, hành vi, cảm xúc, dẫn đến giảm khả năng hòa nhập vào xã hội

Những biểu hiện rõ rệt ở những trẻ được chuẩn đoán có hội chứng tự kỷ là thường có những hành vi lặp đi lặp lại, trẻ không dùng ngôn ngữ để biểu thị suy nghĩ hay cần sự giúp đỡ của người khác, khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh rất hạn chế Những đứa trẻ này chỉ có mối quan hệ thân thiết với ba mẹ, anh

Trang 20

cảm thấy an toàn nhất và có cảm giác sợ người lạ Trẻ thiếu khả năng kết nối với những trẻ đồng trang lứa, hay thích chơi một mình, không quan tâm đến ai, thậm chí không mừng rỡ khi ba mẹ về hay khóc khi ba mẹ đi khỏi

Trẻ được hòa nhập vào xã hội bên ngoài thì quan hệ nhóm bạn ở trường mầm non là mô hình phát triển kỹ năng xã hội cơ bản giúp trẻ biết cách ứng xử với bạn bè, cô giáo và mọi người xung quanh Ở trường mầm non, nhà trường cần tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa dạy học với quy luật phát triển của trẻ, các mối quan hệ trong nhà trường cũng như mối quan hệ giữa nhà trường với xã hội là mối quan hệ nền tảng, ứng xử và giao tiếp một cách tốt đẹp để trẻ học hỏi những lời hay lẽ phải, từ đó hình thành ngôn ngữ, biết nói lời hay, ý đẹp với mọi người

b Hội chứng khiếm thính

Trẻ khiếm thính là những trẻ bị tổn hại cơ quan thính giác ở mức độ khác nhau, do cơ quan thính giác bị tổn thương nên trẻ không tri giác được thế giới âm thanh, không nghe được tiếng nói và không hình thành được ngôn ngữ Những trẻ bị giảm hay mất khả năng nghe ở các mức độ nhẹ, trung bình hoặc nặng, rất nặng và điếc được gọi là trẻ có khiếm khuyết về thính giác Từ đó sẽ gây khó khăn trong quá trình trẻ tiếp thu tiếng nói, dẫn đến trẻ nói không đúng, không chính xác về âm, vần, thanh điệu và cấu trúc Những trẻ bị khiếm thính trong quá trình giao tiếp phải cần sự hỗ trợ của máy trợ thính, các phương tiện hỗ trợ giao tiếp khác mới có thể nghe được Điều này làm giảm khả năng phát triển ngôn ngữ của các em

c Hội chứng khiếm thị

Khiếm thị hay còn gọi là triệu chứng mất khả năng cảm nhận thị giác một phần hoặc toàn phần Những trẻ bị khiếm thị trong đi đứng bé thường hay bị ngã, hay va vào đồ vật và người khác Khi nhìn một thứ gì đó trẻ sẽ nheo mắt và cúi nhìn vật đó rất sát, trẻ khám phá đồ vật thường bằng xúc giác rất nhiều Chính vì thế, nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ

1.4.2.2 Các yếu tố về tâm lý

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là phát triển hoạt động lời nói của trẻ, hoạt động phát triển lời nói gắn bó chặt chẽ với cơ chế của hoạt động lời nói là sản sinh ngôn ngữ và tiếp nhận ngôn ngữ

Ngôn ngữ của trẻ được hình thành từ rất sớm, ban đầu trẻ chỉ mới học nói theo cách tự nhiên, về sau khi tư duy của trẻ phát triển thì lời nói của trẻ dần có ý thức hơn

Trang 21

1.4.2.3 Các yếu tố về giáo dục

Giáo dục là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả các mục đích đã đề ra Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ Sự kết hợp giữa thầy cô giáo và ba mẹ cùng với các phương pháp giáo dục phù hợp là một trong các yếu tố then chốt tạo nên một môi trường nuôi dưỡng trẻ hoàn hảo nhất Lớp học là nơi tạo điều kiện cho trẻ mở mang kiến thức qua các trải nghiệm về thế giới xung quanh

Đối với trẻ được sống trong một gia đình có lối sống nề nếp, giao tiếp có văn hóa, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau thì sẽ tiếp thu nhận thức và bắt chước những gì trẻ được nhìn thấy, được nghe thông qua người khác Chính vì vậy, gia đình là môi trường đầu tiên, tốt nhất về lối sống văn minh, giao tiếp có văn hóa để góp phần hình thành nhân cách và giúp trẻ phát triển Đây là một trong những điều kiện đáng quan tâm nhất trong việc phát triển ngôn ngữ trẻ độ tuổi mầm non

1.5 Ý nghĩa của trò chơi đóng kịch và sự phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo nhỡ

1.5.1 Trò chơi đóng kịch và sự phát triển toàn diện của trẻ nói chung, sự phát triển vốn từ của trẻ nói riêng

1.5.1.1 Đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nói chung

Nghệ thuật là một phương tiện toàn diện và vô tận để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ Cùng với các loại hình nghệ thuật khác như hội hoạ, âm nhạc …đóng kịch là một hoạt động nghệ thuật ở trường mầm non được trẻ em yêu thích Nó có ý nghĩa

giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách trẻ

Trò chơi đóng kịch là một trong những con đường giúp trẻ tiếp nhận tác phẩm văn học có hiệu quả nhất Bởi lẽ trẻ không chỉ được nghe kể, nghe đọc, phân tích về tác phẩm, về tính cách các nhân vật trong tác phẩm mà còn được trải nghiệm, được “hóa thân” vào nhân vật Qua đó trẻ cảm nhận một cách sâu sắc tác phẩm

Khi tham gia trò chơi đóng kịch, trẻ được nhận vai và trải nghiệm đời sống tình cảm của các vai, giúp trẻ hiểu, biết phân biệt được cái tốt, cái xấu (chân, thiện, mỹ ) từ đó bồi dưỡng tình cảm hướng thiện, yêu cái thiện, khinh ghét cái ác và giáo dục lòng nhân ái cho trẻ

Trong quá trình chơi, trẻ nhập vai và phản ánh tính cách nhân vật bằng lời nói,

Trang 22

trẻ được phát triển và hình thành tâm hồn nghệ sĩ, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ

Suốt quá trình chơi, đòi hỏi trẻ phải huy động các chức năng tâm lý như ngôn ngữ, trí nhớ, óc tưởng tượng, tư duy, xúc cảm, tình cảm để thể hiện tính cách nhân vật Do vậy mà ngoài việc phát triển ngôn ngữ còn phát triển các quá trình tâm lý khác cho trẻ

1.5.1.2 Đối với sự phát triển vốn từ của trẻ MGN nói riêng

Thông qua tổ chức cho trẻ chơi các nội dung phong phú theo yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục tác động trực tiếp đến trẻ bằng mọi mặt: ý chí, tình cảm, ý thức, hành vi nhằm mục đích phát triển toàn diện nhân cách, trò chơi đóng kịch có ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi

Trẻ ở lứa tuổi 4-5 tuổi thì vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ Trò chơi đóng kịch là loại trò chơi có chủ đề, có vai chơi, nội dung chơi; nhưng nội dung chơi, vai chơi, hành động chơi được xác định trước trong tác phẩm văn học nhằm làm nảy sinh, kích thích sự phát triển về chất, các mối quan hệ xã hội cùng các phẩm chất tâm lý cho trẻ

Đây là một kiểu học tập mang tính chất trò chơi mà trẻ vô cùng hứng thú Qua trò chơi đóng kịch sẽ góp phần giúp trẻ diễn đạt mạch lạc, biểu cảm, từ đó sẽ thúc đẩy khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ Bởi vì khi trẻ đóng kịch thì bắt buộc trẻ phải thuộc lời thoại và diễn đạt lại một cách lưu loát, biểu cảm đúng với tính cách và sắc thái tình cảm của nhân vật mà trẻ đóng.Ở 4 tuổi trở lên trẻ trở nên mạnh dạn hơn, có nhiều sáng kiến hơn vì thế thúc đẩy trẻ lĩnh hội được cách nói của người lớn, giúp cho ngôn ngữ mạch lạc của trẻ phát triển và rõ ràng Trò chơi là yếu tố, là điều kiện chính kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ tích cực, dễ dàng nên việc tổ chức các trò chơi cho trẻ có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Thật vậy chính trò chơi đóng kịch là nơi trẻ thể hiện được tốt nhất khả năng nói của mình và là nơi được thỏa mãn nhu cầu tự khẳng định, tự tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh Từ đó giúp trẻ hình thành động cơ chơi, mục đích chơi Đây là

nền tảng của hoạt động học tập giúp trẻ chuyển sang độ tuổi mới

Trang 23

1.6 Trò chơi đóng kịch và đặc điểm của trò chơi đóng kịch

1.6.1 Khái quát về trò chơi đóng kịch

Trò chơi đóng kịch là hình thức đặc biệt giúp trẻ nhập vai thành nhân vật trong tác phẩm văn học Bằng hình tượng và ngôn ngữ văn học, tác phẩm văn học làm nảy sinh trong tâm hồn trẻ thơ tình cảm sâu sắc những rung động, mãnh liệt đối với con người và cuộc sống xung quanh

Trẻ mẫu giáo rất ưa những tác phẩm văn học, trẻ thích được nghe những câu truyện, những bài ca có vần điệu Xuất phát từ những đặc điểm của trò chơi là mô tả, tái hiện lại những hình ảnh của nhân vật, những sự kiện trong tác phẩm cho nên đây cũng chính là những diễn biến của trò chơi sáng tạo Tuy nhiên quá trình hoạt động này đòi hỏi ở trẻ phải phát huy cao độ các chức năng tâm lý, phải tư duy tưởng tượng, tình cảm xúc cảm Ngoài ra trẻ còn được hoá thân vào các vai chơi để thể hiện tinh thần của tác phẩm mà mình yêu thích

Trò chơi đóng kịch còn mang đến cho trẻ một khoảng không rộng lớn để thể hiện óc sáng tạo của mình, được giao lưu với xã hội rộng lớn Từ đó trẻ tích luỹ được vốn kiến thức phong phú đa dạng

Đóng kịch vừa mang tính chất là chơi vừa là hoạt động nghệ thuật, vì thế nó giúp trẻ thực sự thấy thoải mái không gò bó trong khi chơi nhưng lại kích thích bản thân trẻ cố gắng hơn để hoàn thiện vai chơi của mình, mang lại niềm vui cho mọi người hình thành tính trách nhiệm ở trẻ

Ngoài ra trò chơi đóng kịch còn mang tính tập thể cao Nó phù hợp với truyền thống, tính chất trong các phong tục tập quán của con người Việt Nam Trong vở kịch bao giờ cũng có những nhân vật mang tính thiện, tính ác, tính tốt, tính xấu đối lập nhau Nhưng bên cạnh đó lại luôn luôn có sự đoàn kết giúp đỡ nhau cùng vượt qua khó khăn bảo vệ cái thiện chống lại cái ác, chia sẻ giúp đỡ phái yếu Vì thế, đóng kịch là một thể loại vừa mang tính tập thể vừa mang tính giáo dục cao

1.6.2 Tác dụng của trò chơi đóng kịch

Qua trò chơi đóng kịch trẻ được sống với cái tôi của nhân vật thể hiện tính cách của các nhân vật, giúp trẻ hiểu nội dung và nhập vai vào câu chuyện một cách sâu sắc hơn

Trang 24

Trò chơi đóng kịch đối với trẻ mẫu giáo ngoài các nhân vật chuyển thể từ các nhân vật văn học còn cần đến người dẫn chuyện và đặc biệt bao giờ cũng có kịch bản đó là yếu tố trung tâm giữ vai trò nòng cốt của nghệ thuật kịch Nhân vật có thể là một cá nhân hay một nhóm trẻ không xuất hiện trên sân khấu nhưng nó luôn luôn cần sự phối kết hợp giữa các nhân vật trên sàn diễn để câu chuyện có mở đầu, diễn biến và kết thúc giúp kịch bản thêm rõ ràng mạch lạc và dễ hiểu đối với trẻ Ngôn ngữ của người dẫn truyện có tác dụng vừa dẫn dắt các nhân vật trong truyện vừa thúc đẩy vở kịch phát triển và có khả năng định hướng tư duy quá trình tiếp xúc cảm nhận tác phẩm văn học Đây cũng là một yếu tố cần thiết khi tổ chức trò chơi đóng kịch

Đối với trò chơi này giúp trẻ nắm được nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học, tính lôgic liên tục của sự phát triển, các sự kiện có tính chế ước nhân quả, những cái đó thúc đẩy tư duy của trẻ phát triển

Khi chơi đóng kịch trẻ nói bằng ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm văn học (đặc biệt là nhân vật trong truyện: ngụ ngôn, cổ tích, thần thọai) Cung cấp cho trẻ những ngôn ngữ dân gian phong phú, đa dạng, lôi cuốn hấp dẫn trẻ Từ đó trẻ lĩnh hội được sự giàu có của ngôn từ, hiểu được không chỉ để giao tiếp mà còn là phương tiện để thể hiện mọi vấn đề, mọi suy nghĩ của con người Điều này có ảnh hưởng tích cực đế sự phát triển ngôn ngữ của trẻ Trò chơi đóng kịch còn là phương tiện giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ đồng thời còn là phương tiện phát triển ngôn ngữ nói diễn cảm và ngôn ngữ câm: Điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, giọng nói Hơn thế nữa nó là phương tiện làm quen với nghệ thuật đó là kịch nói

Qua trò chơi trẻ tái hiện được lịch sử của dân tộc: Sự tích Bánh Chưng bánh dày, Sơn Tinh Thuỷ Tinh, sự tích Hồ Gươm Giúp trẻ hiểu rõ hơn truyền thống yêu nước đánh giặc ngoại xâm của ông cha và khắc sâu những truyền thống tốt đẹp đó Hình thành cho trẻ tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc

Tóm lại đóng kịch là loại trò chơi mang tính nghệ thuật, một hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, đạo đức, nhân cách và mang tính chất giáo dục tập thể Qua hoạt động này trẻ đã truyền đạt những nội dung trong câu truyện làm sống lại tâm trạng, hành động ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật Đồng thời thể hiện sự đánh giá của mình đối với các nhân vật từ đó trẻ biết liên hệ những điều cần thiết trong truyện đối với đời sống xung quanh của mình

Trang 25

1.7 Tiểu kết chương 1

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ em Bên cạnh đó, ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá Để trẻ có thể tự tin giao tiếp tốt, chúng ta cần cung cấp vốn từ cho trẻ nhiều hơn nữa Hiện tại, trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi có số lượng vốn từ tương đối nhiều, khoảng 1200 – 2000 từ, nội dung vốn

từ đó xoay quanh ba đề tài: những từ ngữ nói về cuộc sống riêng, những từ ngữ về

cuộc sống xã hội, những từ ngữ về thế giới tự nhiên Chúng ta cần dựa vào các khía

cạnh đó và vốn từ của trẻ hiện tại mà phát triển hơn nữa Trò chơi đóng kịch thuộc nhóm trò chơi có quy luật, thường do người lớn nghĩ ra và dùng nó vào mục đích giáo dục và dạy học, hướng tới việc phát triển trí tuệ cho trẻ Trò chơi đóng kịch giúp trẻ phân tích khá tốt quá trình chơi, trên cơ sở những dấu hiệu chung dần dần trẻ hiểu được ý nghĩa tổng quát của từ và chúng có thể độc lập thực hiện nhiệm vụ trí tuệ, như miêu tả đồ vật, phân biệt dấu hiệu đặc trưng của đồ vật, đoán đồ vật qua sự miêu tả, tìm sự giống và khác nhau giữa các vật… Việc sử dụng trò chơi đóng kịch với việc phát triển vốn từ giúp trẻ hứng thú với việc học từ mới, ôn lại các từ cũ và khắc sâu hơn Bên cạnh đó trò chơi đóng kịch sẽ giáo dục trẻ những kỹ năng sống cần thiết

Trang 26

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ THÔNG QUA TỔ CHỨC TRÕ CHƠI ĐÓNG KỊCH

2.1 Vài nét về trường Mẫu giáo Phú Thọ - huyện Quế Sơn

2.1.1 Đặc điểm, tình hình nhà trường

2.1.1.1 Quá trình thành lập và phát triển của trường

Trường Mẫu giáo Phú Thọ nằm tại thôn An Phú thuộc xã Quế Mỹ - huyện Quế Sơn - tỉnh Quảng Nam Trường được thành lập vào tháng 6 năm 2010 với diện tích 6612m Trường được xây dựng theo mô hình chuẩn với chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ khá tốt, được trang bị đầy đủ về mặt cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên tận tâm với nghề

Sau gần ba năm đi vào hoạt động, trường đã ổn định về cơ cấu tổ chức, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được nâng cao Tại trường Mẫu giá Phú Thọ trẻ sẽ được trải nghiệm với thực tế, học hỏi những điều mới lạ với đồ dùng dạy và học được chuẩn bị chu đáo từ các giáo viên và các giáo sinh thực tập tại trường

Ban đầu chỉ có 6 lớp học, sau thời gian ngắn với số lượng trẻ tham gia học tại trường dần tăng lên, nên nhà trường đã mở thêm 6 lớp nhằm đáp ứng nhu cầu của các bậc phụ huynh muốn gửi con học tại trường Các cán bộ, giáo viên luôn nỗ lực phấn đấu đạt chất lượng cao trong giảng dạy cũng như trong công tác nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ Trường Mẫu giáo Phú Thọ sẽ ngày càng khẳng định được vị trí của mình và là lựa chọn hàng đầu cho các bậc phụ huynh khi đưa con em mình đến với ngôi trường đầu tiên trong cuộc đời

2.1.1.2 Về cơ sở vật chất

Hệ thống phòng học đạt tiêu chuẩn, diện tích rộng rãi cho trẻ chơi và học tập cũng như sinh hoạt hằng ngày, thoáng mát, sạch sẽ, có ánh sáng mặt trời vừa đủ cùng hệ thống rèm che để trẻ ngủ ngon giấc Mỗi phòng học đều được trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết như: tivi màng hình lớn, loa, micro… và đồng thời còn có đầy đủ thảm trải nền để trẻ ngồi chơi và sinh hoạt hằng ngày cùng bộ bàn ghế để trẻ ăn uống và học tập, mỗi trẻ sẽ được trang bị riêng một chiếc sạp để ngủ, với tủ đựng mùng, mền, chăn, gối và tư trang dành riêng cho từng cháu

Trang 27

Trường có sẵn sân chơi ngoài trời rộng rãi, thoáng mát với nhiều đồ chơi đa dạng phong phú như: xích đu, xe đạp ba bánh, xe đạp thăng bằng, cầu trượt… Đồng thời, còn có sân chơi trong nhà được trang trí bắt mắt với những thảm cỏ nhân tạo được trải đều một bên, đi kèm theo là những đồ dùng, đồ chơi có tính giáo dục cao

Nhà bếp được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn, rộng rãi, thoáng mát, trang thiết bị đầy đủ như máy hấp chén, tủ nấu cơm nhiều tầng đảm bảo an toàn vệ sinh trong quá trình chế biến bữa ăn hằng ngày cho trẻ và cán bộ, giáo viên trong trường Hệ thống nhà vệ sinh khép kín được trang bị riêng trong từng lớp học và có khu vực riêng dành cho cán bộ giáo viên tại trường Phòng vệ sinh ở mỗi lớp đều được thiết kế khoa học, vừa sạch sẽ, vừa kín đáo mà GV vẫn có thể quan sát tốt

Phòng y tế được trang bị đầy đủ các dụng cụ, nhân viên y tế có chuyên môn cao túc trực thường xuyên Đồng thời, mỗi lớp học đều được trang bị riêng một tủ thuốc cá nhân với các loại thuốc cần thiết để sử dụng cho các trường hợp khẩn cấp Hệ thống camera trực tuyến giúp phụ huynh có thể quan sát được con em mình trong các hoạt động sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi và học tập hằng ngày

Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn vệ sinh cá nhân cho trẻ thì mỗi trẻ đều được trang bị riêng cho mình những vật dụng cần thiết như: ly, khăn, mền, gối, bàn chải và đồng phục của trường giúp trẻ thoải mái trong các hoạt động hằng ngày

2.1.1.3 Về đội ngũ giáo viên

Bảng 2.1 Về cơ cấu tổ chức của nhà trường

(Nhà trường có tổng số cán bộ giáo viên và nhân viên là 42 người)

Ban giám hiệu gồm 3 người (1 hiệu trưởng và 2 hiệu phó) đều có trình độ

Trang 28

Có 28 giáo viên đứng lớp đều có trình độ Đại học Trong đó chia làm 4 tổ chuyên môn (tổ nhà trẻ: 8 GV; tổ mẫu giáo bé: 6 GV; tổ mẫu giáo nhỡ: 8 GV; tổ mẫu giáo lớn: 6 GV) Đội ngũ giáo viên giỏi, yêu trẻ, có kinh nghiệm trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, đặc biệt là có tâm huyết đối với nghề

Nhân viên bao gồm 11 người, trong đó có 3 nhân viên văn phòng 1 người trình độ Cao đẳng và 2 người trình độ Đại học, 2 bảo vệ đều có trình độ Sơ cấp và 6 nhân viên cấp dưỡng có bằng sơ cấp về nấu ăn có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề

2.1.1.4 Về số lượng trẻ tại trường

Tổng số lượng trẻ của trường hiện nay là 357 trẻ, gồm 12 lớp được chia theo 2 độ tuổi: nhà trẻ và mẫu giáo Ở độ tuổi nhà trẻ có 2 lớp hoa hồng, độ tuổi mẫu

giáo được chia theo 3 khối lớp: bé - nhỡ - lớn, tổng số trẻ cụ thể như sau:

Bảng 2.2 Số lượng trẻ tại trường

Nhờ sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, giáo viên trong trường Mầm non Thực hành luôn chịu khó học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ một cách tốt nhất có thể để trẻ phát triển toàn diện Đồng thời được sự quan tâm, động viên nhiệt tình của các bậc phụ huynh, mà số lượng trẻ đến trường, lớp tương đối ổn định, trẻ khỏe mạnh, lanh lợi, đi học đều đặn, hứng thú trong hoạt động và học tập vui chơi có nề nếp, hòa đồng cùng bạn bè

2.2 Thực trạng việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch tại trường Mẫu giáo Phú Thọ - huyện Quế Sơn

2.2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua việc tổ chức trò chơi đóng kịch

- Mục đích điều tra: Nhằm xây dựng và áp dụng các biện pháp phát triển vốn

từ cho trẻ MGN thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch, chúng tôi đã tiến hành lấy ý

Trang 29

kiến của 28 GV tại trường Mẫu giáo Phú Thọ bằng việc sử dụng phiếu điều tra với hệ

thống câu hỏi phù hợp và liên quan đến vấn đề nghiên cứu (xem phụ lục)

- Khách thể điều tra: 28 giáo viên đang giảng dạy tại trường

- Cách tiến hành: Chúng tôi lấy ý kiến GV bằng cách gặp trực tiếp và tiến

hành điều tra bằng phiếu hỏi nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng của việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch

- Sau khi tổng hợp phiếu điều tra bằng phương pháp thống kê toán học chúng tôi thu được kết quả về các mặt thực trạng phát triển vốn từ ở các bảng sau:

Bảng 2.3 Thực trạng nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng của việc

phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch (Căn cứ vào câu hỏi 1- phụ lục 1 chúng tôi thu được kết quả như sau)

Tổng số giáo viên được hỏi: 28 GV

* Nhận xét: Qua việc khảo sát nhận thức của GV về việc tổ chức trò chơi đóng

kịch để phát triển vốn từ cho trẻ MGN, chúng tôi nhận thấy rằng giáo viên có nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức trò chơi đóng kịch nhưng chưa cao chỉ chiếm 46.4%, còn lại hơn một nửa số GV cho rằng không quan trọng (chiếm tỉ lệ 53.6%)

Bảng 2.4 Khảo sát mức độ chú ý của việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo MGN

thông qua trò chơi đóng kịch

(Căn cứ vào câu hỏi 2- phụ lục 1 chúng tôi thu được kết quả như sau)

Tổng số giáo viên được hỏi: 28 GV

Trang 30

* Nhận xét: Qua bảng số liệu trên cho thấy, việc phát triển vốn từ cho trẻ

MGN thông qua trò chơi đóng kịch không thường xuyên được chú trọng, và nhiều giáo viên cũng chưa thực sự quan tâm đến việc tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển vốn từ cho trẻ Trên thực tế quá trình tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ nhằm phát triển vốn từ vẫn còn có nhiều bất cập và gặp nhiều khó khăn Trong tiết học cũng như các hoạt động ngoài tiết học giáo viên còn xem nhẹ việc phát triển vốn từ cho trẻ mà trọng tâm là cho trẻ nhớ được kịch và đóng được vở kịch đó Chưa cho trẻ phát triển hết khả năng ngôn ngữ và tuy duy, sáng tạo của mình

Bảng 2.5 Khảo sát mức độ vận dụng các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ

mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch (Căn cứ câu hỏi 3 - Phụ lục 1)

Tổng số giáo viên được hỏi: 28 GV

* Nhận xét: Qua việc khảo sát mức độ vận dụng các biện pháp phát triển vốn

từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua việc tổ chức trò chơi đóng kịch, chúng tôi nhận thấy chỉ khoảng hơn nửa giáo viên là có sử dụng chỉ chiếm 53.6% Điều này cho thấy giáo viên chưa thật sự quan tâm đến việc phát triển vốn từ cho trẻ

Bảng 2.6 Khảo sát mức độ xuất hiện của trò chơi đóng kịch phát triển vốn từ

khi giáo viên tổ chức các hoạt động cho trẻ

(Căn cứ vào câu hỏi 4 - phụ lục 1 chúng tôi thu được kết quả như sau)

Tổng số giáo viên được hỏi: 28 GV

Trang 31

* Nhận xét: Thông qua bảng khảo sát, chúng tôi thấy rằng các giáo viên

mầm non đều có tổ chức trò chơi đóng kịch để phát triển vốn từ cho trẻ được lồng ghép vào mọi giờ hoạt động, tuy nhiên mức độ xuất hiện không giống nhau Đa số giáo viên đã tổ chức trò chơi đóng kịch phát triển vốn từ ở giờ hoạt động làm quen văn học và giờ hoạt động góc nhưng chưa đến 50% Còn đối với các giờ hoạt động khác thì việc vận dụng trò chơi đóng kịch vào hoạt động học đạt rất thấp Điều này cho ta khẳng định việc phát triển vốn từ qua trò chơi chưa được phát huy cao

Bảng 2.7 Khảo sát mức độ chú ý sữa lỗi ngữ pháp (diễn đạt) cho trẻ MGN về việc

phát triển vốn từ thông qua trò chơi đóng kịch

(Căn cứ vào câu hỏi 5-phụ lục 1 chúng tôi thu được kết quả như sau:)

Tổng số giáo viên được hỏi: 28 GV

* Nhận xét: Qua bảng số liệu trên cho thấy, việc phát triển vốn từ cho trẻ

MGN thông qua trò chơi đóng kịch không thường xuyên được chú trọng trong việc sữa lỗi ngữ pháp khi trẻ diễn đạt cũng như khi trẻ trả lời các câu hỏi và nhiều giáo viên cũng chưa thực sự quan tâm đến việc tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển vốn từ cho trẻ Trên thực tế khi tổ chức cho trẻ tham gia vào quá trình đóng kịch thì trẻ còn lạm dụng nhiều từ địa phương, nói lắp bắp Trong tiết học cũng như các hoạt động ngoài tiết học giáo viên còn xem nhẹ việc phát triển vốn từ cho trẻ mà trọng tâm là cho trẻ nhớ được kịch và đóng được vở kịch đó

2.2.2 Thực trạng nhận thức của CBQL (gồm BGH và các tổ trưởng chuyên môn) trong nhà trường với việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua việc tổ chức trò chơi đóng kịch

- Mục đích điều tra: Nhằm điều tra nhận thức của CBQL về việc phát triển

vốn từ cho trẻ MGN thông qua việc tổ chức trò chơi đóng kịch, chúng tôi tiến hành sử dụng phiếu hỏi để lấy ý kiến của đội ngũ CBQL tại trường Mẫu giáo Phú Thọ -

Trang 32

- Đối tượng điều tra: Nhận thức của CBQL về việc phát triển vốn từ cho trẻ

MGN qua việc tổ chức trò chơi đóng kịch

- Khách thể điều tra: 7 CBQL (3 BGH + 4 Tổ trưởng chuyên môn)

- Cách tiến hành: Theo hướng tiếp nhận, chúng tôi phát phiếu điều tra với hệ

thống câu hỏi phù hợp và liên quan đến vấn đề phát triển vốn từ cho trẻ MGN thông qua việc tổ chức trò chơi đóng kịch

Đối với CBQL chúng tôi sử dụng 4 câu hỏi, từ câu 1 đến câu 4 (căn cứ phiếu

hỏi - phụ lục 2) với 3 mức độ đánh giá ở mỗi câu: rất cần thiết, cần thiết và không cần thiết về nhận thức của CBQL với việc tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát

triển vốn từ cho trẻ Kết quả được thể hiện ở bảng 2.8

Bảng 2.8 Thống kế số liệu về nhận thức của cán bộ quản lý về việc

phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ

(Căn cứ vào phiểu hỏi phụ lục 2 chúng tôi thu được kết quả như sau)

Tổng số CBQL được hỏi: 7 người

* Nhận xét: Kết quả từ bảng số liệu cho thấy hầu hết các cán bộ quản lý

trong trường Mẫu giáo Phú Thọ - huyện Quế Sơn cho rằng: Việc phát triển vốn từ cho trẻ vẫn chưa phải là vấn đề quan trọng và cần thiết; cụ thể như qua điều tra 7 cán bộ quản lí thì có 57.1% CBQL cho rằng việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ là không cần thiết chiếm một nửa trên tổng số CBQL, còn lại 42.9% cán bộ cho rằng việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ là cần thiết và rất cần thiết

Qua việc khảo sát trên chúng tôi nhận thấy về mặt nhận thức của giáo viên và CBQL trong nhà trường chưa nhận thức sâu sắc, chưa thấy được việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ là quan trọng, chưa có nhận thức cơ bản về vai trò và sự cần thiết của việc phát triển vốn từ cho trẻ nói chung và phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua trò chơi đóng kịch nói riêng

Trang 33

2.2.3 Thực trạng quá trình giáo viên tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ tại trường Mẫu giáo Phú Thọ - huyện Quế Sơn

- Mục đích điều tra:

Để tìm hiểu thực trạng quá trình tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển vốn từ cho trẻ MGN, chúng tôi tiến hành điều tra để tìm hiểu quá trình tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển vốn từ cho trẻ MGN

- Khách thể điều tra: 28 GV, đặc biệt chúng tôi chú ý đến GV dạy MGN - Đối tượng điều tra:

+ Quá trình tổ chức trò chơi đóng kịch

+ Quá trình vận dụng TCĐK vào dạy học trong và ngoài giờ lên lớp

- Cách tiến hành: Gặp trực tiếp GV, quan sát và tìm hiểu việc thiết kế trò chơi

học tập qua tiết học trên lớp Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục 1 - trong giờ lên

lớp (căn cứ phụ lục 3a) Từ khách thể điều tra chúng tôi rút ra được những ưu điểm

và hạn chế sau:

* Ưu điểm - Về phía cô:

+ Đã chú ý việc soạn giáo án cho tiết dạy, thực hiện đầy đủ các bước dạy, cô đã gây hứng thú trẻ vào tiết học bằng cách cho trẻ hát và vận động bài hát “Rì rà rì rầm”

+ Chuẩn bị mũ đội, đồ dùng cho trẻ đóng kịch đẹp mắt + Thời gian dạy đảm bảo

+ Có áp dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học

- Về phía trẻ:

+ Đã chú ý nghe cô kể chuyện, nhớ được nội dung câu chuyện và trả lời được câu hỏi của cô

+ Tham gia tích cực vào hoạt động

* Hạn chế - Về phía cô:

+ Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục chưa phân hóa được mức độ phát triển

vốn từ của trẻ trong lớp thành các loại: khá - trung bình - yếu

Trang 34

+ Giáo viên chưa tạo điều kiện phát triển vốn từ cho trẻ, chưa có biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong khi chơi

- Về phía trẻ:

+ Nhiều trẻ chưa thực sự tập trung, chú ý trong giờ học

+ Nhiều trẻ còn nói ngọng và dùng từ địa phương, nói lắp, câu nói còn thiếu

cấu trúc ngữ pháp

* Tìm hiểu việc thiết kế trò chơi học tập qua các hoạt động ngoài tiết dạy: Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục 2 - Ngoài giờ lên lớp (Căn cứ phụ lục 3b)

* Nhận xét: Thông qua hoạt động góc trẻ thể hiện hết khả năng của mình, trẻ

thích thú tham gia vào các góc chơi như góc phân vai, học tập, tạo hình, thư viện, thực hành cuộc sống, âm nhạc Tuy nhiên, trẻ còn sử dụng nhiều từ chưa chính xác, còn nói tiếng địa phương, cách thể hiện còn lúng túng, trẻ chưa mạnh dạn tham gia vào cuộc đối thoại giữa các góc chơi với nhau Qua đó, chúng tôi thấy việc phát triển vốn từ của trẻ thông qua các góc chơi còn nhiều hạn chế

* Kết luận: Phát triển vốn từ cho trẻ là một nội dung quan trọng trong việc

phát triển toàn diện cho trẻ Nó là cơ sở thành lập câu và phát triển ngôn ngữ mạch lạc Việc phát triển vốn từ phải được thực hiện trong tất cả các hình thức dạy nói cho trẻ và phải có kế hoạch cụ thể trong từng ngày từng tuần

2.2.4 Đánh giá thực trạng về phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ ở trường mẫu giáo Phú Thọ - huyện Quế Sơn

Để tìm hiểu thực trạng mức độ phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo nhỡ, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu 128 trẻ thuộc 4 lớp mẫu giáo nhỡ của trường Mẫu giáo Phú Thọ - huyện Quế Sơn và dựa trên các tiêu chí đánh giá được xây dựng

2.2.4.1 Tiêu chí và cách đánh giá về việc phát triển vốn từ cho trẻ MGN

Để điều tra, đánh giá, nhận xét về thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ chúng tôi xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể như sau:

- Tiêu chí 1: Khả năng ghi nhớ và hiểu nghĩa từ của trẻ

+ Mức độ 1: Ghi nhớ và hiểu chính xác nghĩa từ ngữ (Đạt từ 3.5  5.0 điểm)

+ Mức độ 2: Ghi nhớ và hiểu từ ngữ nhưng chưa chính xác nghĩa từ ngữ

(Đạt từ 2.5  3.0 điểm)

Trang 35

+ Mức độ 3: Chưa ghi nhớ và chưa hiểu đúng nghĩa từ ngữ (Đạt từ 0

2.0 điểm)

- Tiêu chí 2: Khả năng sử dụng vốn từ trong giao tiếp

+ Mức độ 1: Mạnh dạn, tự tin, chủ động sử dụng vốn từ khi giao tiếp với

mọi người xung quanh, biết trả lời câu hỏi của giáo viên (Đạt từ 3.5  5.0 điểm)

+ Mức độ 2: Sử dụng vốn từ chưa được chủ động trong giao tiếp và trả lời

đúng các câu hỏi của giáo viên (Đạt từ 2.5  3.0 điểm)

+ Mức độ 3: Ngại giao tiếp và chỉ trả lời đúng câu hỏi của giáo viên (Đạt từ

0  2.0 điểm)

- Tiêu chí 3: Khả năng phát âm và giao tiếp đúng cú pháp

+ Mức độ 1: Biết, hiểu nội dung câu hỏi và phát âm đúng cú pháp các câu

- Tiêu chí 4: Vận dụng sáng tạo vào quá trình giao tiếp với bạn và cô giáo + Mức độ 1: Vận dụng sáng tạo được sắc thái để bày tỏ cảm xúc của lời nói

khi giao tiếp (Đạt từ 3.5  5.0 điểm)

+ Mức độ 2: Sử dụng đúng các câu khác nhau trong giao tiếp (Đạt từ 2.5

- Xếp loại trung bình: 10 đến 14 điểm - Xếp loại yếu: dưới 10 điểm

* Quá trình tiến hành

- Bước 1: Thông qua quan sát tiết học lớp mẫu giáo nhỡ trường mầm non

Trang 36

- Bước 2: Thông qua trao đổi trực tiếp với giáo viên trực tiếp giảng dạy - Bước 3: Thông qua quan sát, tâm sự và lắng nghe các cháu MGN trả lời

Tôi tiến hành nghiên cứu việc phát triển vốn từ cho trẻ qua các tiết dạy trên lớp, tham dự, theo dõi hoạt động ngoài giờ lên lớp và thông qua cách quan sát, theo dõi, đánh giá, nhận xét của 8 GV ở 4 lớp mẫu giáo nhỡ tại trường mầm non; sau khi quan sát, đánh giá, nhận xét, chúng tôi rút ra được kết quả ở bảng 2.9:

Bảng 2.9 Thực trạng khả năng phát triển vốn từ của trẻ

qua tổ chức trò chơi đóng kịch (căn cứ vào phụ lục 4)

Dựa vào kết quả đánh giá ở bảng 2.9 chúng tôi nhận thấy:

Tiêu chí 1: Có trẻ có khả năng hiểu chính xác nghĩa từ ngữ đạt loại tốt, tuy

nhiên số lượng này không cao chỉ có 19 trẻ chiếm 14.9%, những trẻ này hiểu chính xác nghĩa từ ngữ Và bên cạnh đó, có một số lượng không nhỏ trẻ có khả năng hiểu chính xác nghĩa từ ngữ đạt loại trung bình và yếu: với 54 trẻ đạt loại trung bình chiếm 42.1%, với 23 trẻ đạt loại yếu chiếm 18.0% Đa số những trẻ này chỉ hiểu từ ngữ nhưng chưa chính xác nghĩa

Tiêu chí 2: Số lượng trẻ mạnh dạn, tự tin, chủ động sử dụng vốn từ khi giao

tiếp với mọi người xung quanh, biết trả lời câu hỏi của giáo viên chiếm tỉ lệ rất thấp chỉ có 10.9% Còn lại phần lớn trẻ nhờ sự gợi ý của cô giáo thì trẻ mới giao tiếp và trả lời các câu hỏi

Tiêu chí 3: Có 10 trẻ có khả năng phát âm và giao tiếp đúng cú pháp đạt loại

tốt chiếm 7.8% Dù đã gợi ý, đọc đi đọc lại nhiều lần những câu có từ ngữ khó cho trẻ nghe nhưng chủ yếu trẻ chỉ đọc được những từ ngữ quen thuộc còn những từ ngữ mới trẻ vẫn chưa phát âm đúng cú pháp

Tiêu chí 4: Trẻ vận dụng sáng tạo vào quá trình giao tiếp với bạn và cô giáo

chiếm tỉ lệ thấp với 11 trẻ chiếm 8.6% Và cùng với đó thì số lượng trẻ có khả năng

Trang 37

vận dụng sáng tạo vào quá trình giao tiếp với bạn và cô giáo ở mức độ trung bình và yếu lại chiếm tỉ lệ khá cao

2.2.4.2 Đánh giá thực trạng

Qua việc quan sát, điều tra thực trạng việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch, thực tế đã cho ta thấy được rằng giáo viên vẫn chưa thực sự chú ý đến việc sử dụng trò chơi đóng kịch để tạo hứng thú trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ nên khả năng phát triển vốn từ của trẻ chưa tốt Trẻ chưa thực sự hiểu hết nghĩa từ ngữ và phát âm chưa chính xác, do đó vốn từ của trẻ chưa được dồi dào, phong phú

2.2.5 Nguyên nhân của thực trạng

2.2.5.1 Nguyên nhân khách quan

- Do trải nghiệm của trẻ còn quá ít, một số trẻ vẫn chưa tập trung việc học

- Nhà trường không lên kế hoạch tự thiết kế trò chơi cho trẻ để phát triển vốn

từ cụ thể theo từng chủ đề trong năm

- Do số lượng trẻ đông, dịch bệnh và thời tiết thay đổi thất thường nên giáo viên ít tạo cơ hội cho trẻ hoạt động nhiều

- Giáo viên vẫn chưa chú ý sửa sai khi trẻ chơi

- Trẻ hiếu động trong khi chơi nên chưa chú ý phát triển vốn từ - Vài trẻ còn phát âm chưa đúng

- Có một số trẻ hiếu động và cá biệt không chú ý tập trung làm giảm chất lượng của hoạt động

- Giữa nhà trường và phụ huynh có sự phối hợp nhưng chưa chặt chẽ trong việc động viên, khích lệ và chơi cùng trẻ những trò chơi trẻ được chơi ở trường

2.2.5.2 Nguyên nhân chủ quan

- Một số trẻ còn sử dụng từ địa phương nên phát âm chưa chuẩn xác, diễn đạt còn lúng túng, vốn từ hạn chế

- Trong cùng một lớp nhưng sự nhận thức của trẻ không đồng đều, khó cho việc truyền đạt nội dung cho tất cả trẻ

- Trí nhớ của trẻ còn hạn chế, chủ yếu là trí nhớ không chủ định, đa số trẻ còn học vẹt Sử dụng từ ngữ còn lủng củng nhiều và chưa đúng ngữ pháp

- GV chưa sử dụng hợp lí các phương pháp dạy học và những đồ dùng trực

Trang 38

2.3 Tiểu kết chương 2

Qua việc khảo sát thực trạng và phân tích kết quả về việc giáo viên thiết kế trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ và thực trạng phát triển vốn từ của trẻ ở trường Mẫu giáo Phú Thọ hiện nay, chúng tôi đã rút ra được những kết luận như sau:

- Trong chương 2 này, chúng tôi đã tìm hiểu được vài nét về trường cũng như thấy được thực trạng của vấn đề phát triển vốn từ cho trẻ thông qua trò chơi đóng kịch đã đạt được hiệu quả cao

- Về phía giáo viên, hầu như các cô đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển vốn từ cho trẻ nhưng chưa sâu sắc Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ là lứa tuổi trẻ tiếp thu nhanh và làm theo những gì người lớn nói Vì thế, các giáo viên mầm non là những người truyền đạt cho trẻ những từ ngữ hay và khoa học giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất và làm giàu vốn từ cho trẻ Đặc biệt, trường MG hiện nay ngoài những giáo viên chính còn có giáo sinh thực tập nên việc tổ chức trò chơi phát triển vốn từ cho trẻ được tổ chức thường xuyên hơn, các GV thường tổ chức trò chơi lồng ghép với các hoạt động học làm cho hoạt động thêm phong phú, do đó trẻ có thể vừa học vừa chơi Tuy nhiên, các GV thường sử dụng các trò chơi đóng kịch mang nội dung sẵn có quá quen thuộc với trẻ, chưa đưa ra mục đích rõ ràng để phát triển vốn từ cho trẻ, làm cho trẻ không hứng thú, tích cực trong hoạt động

- Về phía trẻ, thực trạng vốn từ của trẻ vẫn còn ở mức bình thường trẻ còn lúng túng nhiều với những hình ảnh tưởng chừng đã quá quen thuộc với trẻ, do đó các giáo viên mầm non cần dành nhiều thời gian để cung cấp vốn từ cho trẻ, hướng dẫn và dạy trẻ từ mới, từ đó trẻ sẽ có những biểu tượng mới và vốn từ tương ứng với biểu tượng đó

Ở chương 3 chúng tôi sẽ đưa ra những biện pháp tổ chức một số trò chơi đóng kịch cho trẻ MGN nhằm phát triển vốn từ, hy vọng với các trò chơi này sẽ giúp cho vốn từ của trẻ được chính xác và mở rộng hơn

Trang 39

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ THÔNG QUA TỔ CHỨC TRÕ CHƠI ĐÓNG KỊCH VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1 Cơ sở khoa học để xây dựng các biện pháp nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua việc tổ chức trò chơi đóng kịch

3.1.1 Căn cứ vào mục tiêu, nội dung, phương pháp của chương trình giáo

dục mầm non hiện hành

3.1.1.1 Mục tiêu

Giáo dục mầm non là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi (Điều 21 – Luật Giáo dục, 2005)

“Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp 1” (Điều 22 – Luật Giáo dục, 2005)

* Phát triển thể chất

- Trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển cân đối Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A

- Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế - Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động: vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian

- Thực hiện được một số vận động của đôi tay một cách khéo léo

- Có một số thói quen, kỹ năng tốt về bảo vệ môi trường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và cách đảm bảo sự an toàn

* Phát triển nhận thức

- Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi sự vật hiện tượng xung quanh - Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phân đoán, chú ý và ghi nhớ có chủ định Nhận ra mối liên hệ đơn giản của các sự vật, hiện tượng xung quanh

* Phát triển ngôn ngữ

- Nghe và hiểu được lời nói trong giao tiếp

Trang 40

- Có một số biểu tượng về việc đọc và viết để vào lớp một

- Có khả năng diễn đạt bằng lời nói, thể hiện ý muốn, cảm xúc, tình cảm của mình và của người khác

- Có một số biểu tượng về môi trường và những thứ liên quan đến môi trường

* Phát triển tình cảm – xã hội

- Mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin, lễ phép trong giao tiếp

- Nhận ra một số trạng thái cảm xúc về thể hiện tình cảm phù hợp với các đối tượng và hoàn cảnh cụ thể

- Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt Có ý thức tự phục vụ, kiên trì, thực hiện công việc được giao

- Yêu quý gia đình, trường lớp mầm non và nơi sinh sống

* Phát triển thẩm mỹ

- Có nhu cầu, hứng thú khi tham gia vào các hoạt động hát, múa, đọc thơ, đóng kịch,…và thể hiện cảm xúc qua các hoạt động đó

- Cảm nhận được vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong các tác phẩm nghệ thuật

3.1.1.2 Nội dung

Nội dung giáo dục mầm non phải đảm bảo phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo cô giáo và người lớn tuổi; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, hồn nhiên, mạnh dạn, yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết…

3.1.1.3 Phương pháp

Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện, chú trọng việc nêu gương, động viên, khích lệ…

3.1.2 Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 4 - 5 tuổi

Vào tuổi mẫu giáo nhỡ do thế giới nội tâm đã bắt đầu phong phú nên cá tính của trẻ bắt đầu được bộc lộ rõ rệt, mỗi đứa mỗi cá tính, mỗi nết Trong hoạt động vui chơi, trẻ thể hiện rõ rệt tính tự lực, tự do và chủ động Khi tự nguyện tham gia vào các trò chơi thì trẻ tự mình lựa chọn trò chơi thích hợp, tự lực phân vai cho nhau và tự thỏa thuận cho nhau những nguyên tắc chơi

Ngày đăng: 01/05/2024, 01:49

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan