Pháp luật môi trường đất đâi - Trường đại học Thương mại

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Pháp luật môi trường đất đâi - Trường đại học Thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tranh chấp đất đai là hiện tượng thường xảy ra trong đời sống xã hội ở mọi thời kỳ lịch sử. Trong một xã hội tồn tại sự đối kháng giữa các giai cấp thì đất đai luôn là đối tượng giữa chúa đất và nông nô, giữa đông đảo quần chúng nhân dân không có đất và bọn chủ đất lớn. Tóm lại, đó là tranh chấp giữa những kẻ áp bức và những người bị áp bức. Những tranh chấp này biểu hiện mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp, khi xung đột không thể điều hòa được thì tất yếu phải giải quyết bằng các cuộc cách mạng xã hội để thay thế chế độ sở hữu đất đai này bằng chế độ sở hữu đất đai khác tiến bộ hơn. Trong chế độ của chúng ta hiện nay, Nhà nước là người đại diện cho toàn thể nhân dân lao động thực hiện quyền sở hữu đối với đất đai. Vì thế, tranh chấp đất đai trong thời kỳ này mang nội dung kinh tế cũng như ý nghĩa chính trị khác với tranh chấp đất đai trong xã hội có giai cấp đối kháng. Tuy nhiên, các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào cũng nhất trí với nhau về tất cả các vấn đề trong quan hệ pháp luật, vì thế sẽ xuất hiện những ý kiến khác nhau, những mâu thuẫn, bất đồng nhất định. Hiện tượng đó được thể hiện trên thực tế bằng những hành động cụ thể và người ta gọi đó là sự tranh chấp. Vậy tranh chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai. Có thể nêu ra một số đặc điểm của tranh chấp đất đai như sau:

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA KINH TẾ - LUẬT

- -BÀI THẢO LUẬN

PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG – ĐẤT ĐAI

Trang 2

2

Trang 3

NHÓM 5

1 Nguyễn Thạc MinhQuân Nhóm trưởng

- Lên đề cương + phân chia nhiệm vụ - Phần 1 câu 2 - Hoàn thiện word

2 Nguyễn Thị Tú Oanh Thànhviên - Phần 1; 2; 3 câu 1

3 Trần Thị Hà Phương Thànhviên - Phần 1; 2; 3 câu 1

6 Nguyễn Thị Oanh Thànhviên - Phần 1 câu 2

7 Nguyễn Thị Phương Thànhviên - Phần 2 câu 2

8 Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Thànhviên - Phần 2 câu 2

9 Nguyễn Trà My Thànhviên - Thuyết trình

10 Nguyễn Thị Nhung Thànhviên - Làm powerpoint 3

Trang 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

-Hà Nội, ngày 24/10/2022

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

1 Thời gian: 21h ngày 24/10/2022 2 Địa điểm: Online qua Zoom

3 Số lượng: đủ 10 thành viên tham gia 4 Nội dung cuộc họp

- Nhóm trưởng xác định công việc chung ban đầu – phân chia nhiệm vụ bài thảo luận cho từng thành viên trong nhóm

- Các thành viên xung phong nhận làm powerpoint, thuyết trình và phần làm bài của mình

- Từng thành viên đưa ra ý kiến đóng góp về đề cương bài thảo luận của nhóm - Xác nhận nhiệm vụ và bắt đầu thực hiện

Thư ký Nhóm trưởng

5

Trang 7

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU 8

LỜI CẢM ƠN 9

I.CƠ SỞ LÝ THUYẾT 11

1 Khái niệm và các dạng tranh chấp đất đai hiện nay 11

1.1 Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp đất đai 11

1.2 Các dạng tranh chấp đất đai 12

2 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai 13

II.GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 15

CÂU 1 VỤ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI GIỮA NGƯỜI DÂN XÃ ĐỒNG TÂM (HUYỆN MỸ ĐỨC, TP HÀ NỘI) VÀ CHÍNH QUYỀN NĂM 2017 15

1.1 Tranh chấp trên thuộc nội dung tranh chấp môi trường nào theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường hiện nay? 24

1.2 Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên? 24

2 Yêu cầu 2 25

2.1 Trước khi triển khai xây dựng khu vui chơi giải trí, công ty ABC có phải thực hiện đánh giá môi trường hay không? 25

2.2 Xác định cụ thể hình thức đánh giá môi trường và các thủ tục cần thiết? 28

KẾT LUẬN 30

7

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Để hoàn thành bài thảo luận này, đầu tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Trường Đại học Thương Mại đã đưa môn học Pháp luật Môi trường – Đất đai vào chương trình giảng dạy Bên cạnh đó đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin

Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - Th.S Nguyễn Thái Trường đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như những đóng góp và góp ý chân thành cho bài thảo luận của chúng em được hoàn thiện hơn trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học Pháp luật môi trường - đất đai của thầy , chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước và áp dụng vào công việc thực tế của chúng em sau này.

8

Trang 9

LỜI CẢM ƠN

Như chúng ta đã biết, “đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng nhất của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng Đất đai là nguồn tài nguyên giới hạn về số lượng, có vị trí cố định trong không gian, không thể di chuyển được theo ý muốn chủ quan của con người”.

Trong những năm gần đây, “vấn đề thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp mang tính nhạy cảm bởi ảnh hưởng của vấn đề này đến tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất Trong khi hệ thống pháp luật chính sách về đất đai nhà ở hiện nay chưa thực sự hoàn thiện còn những vấn đề bất cập cần sửa đổi, bổ sung, chính sách quản lí còn nhiều yếu kém…”

Bên cạnh đó môi trường cũng có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sống, sự phát triển xã hội của các quốc gia và nhân loại, nó tác động hàng ngày, hàng giờ, trực tiếp ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của con người Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra có tác động mạnh mẽ tới đời sống kinh tế, xã hội của mọi quốc gia, trong đó có ảnh hưởng nhiều mặt tới môi trường Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quan tâm tới bảo vệ môi trường

Trang 11

I.CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1 Khái niệm và các dạng tranh chấp đất đai hiện nay

1.1 Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là hiện tượng thường xảy ra trong đời sống xã hội ở mọi thời kỳ lịch sử Trong một xã hội tồn tại sự đối kháng giữa các giai cấp thì đất đai luôn là đối tượng giữa chúa đất và nông nô, giữa đông đảo quần chúng nhân dân không có đất và bọn chủ đất lớn Tóm lại, đó là tranh chấp giữa những kẻ áp bức và những người bị áp bức Những tranh chấp này biểu hiện mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp, khi xung đột không thể điều hòa được thì tất yếu phải giải quyết bằng các cuộc cách mạng xã hội để thay thế chế độ sở hữu đất đai này bằng chế độ sở hữu đất đai khác tiến bộ hơn.

Trong chế độ của chúng ta hiện nay, Nhà nước là người đại diện cho toàn thể nhân dân lao động thực hiện quyền sở hữu đối với đất đai Vì thế, tranh chấp đất đai trong thời kỳ này mang nội dung kinh tế cũng như ý nghĩa chính trị khác với tranh chấp đất đai trong xã hội có giai cấp đối kháng.

Tuy nhiên, các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào cũng nhất trí với nhau về tất cả các vấn đề trong quan hệ pháp luật, vì thế sẽ xuất hiện những ý kiến khác nhau, những mâu thuẫn, bất đồng nhất định Hiện tượng đó được thể hiện trên thực tế bằng những hành động cụ thể và người ta gọi đó là sự tranh chấp. 

Vậy tranh chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai.

Có thể nêu ra một số đặc điểm của tranh chấp đất đai như sau:

+ Đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lí, quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp.

+ Các chủ thể tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể quản lí và sử dụng đất, không có quyền sở hữu đối với đất đai.

+ Tranh chấp đất đai luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể nên không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi

Trang 12

ích của Nhà nước Vì trước hết, khi xảy ra tranh chấp, một bên không thực hiện được những quyền của mình, do có ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Tranh chấp đất đai xảy ra sẽ tác động không nhỏ đến tâm lí, tinh thần của các bên, gây nên tình trạng mất ổn định, bất đồng trong nội bộ nhân dân, làm cho những quy định của pháp luật đất đai chũng như chính sách của Nhà nước không được thực hiện một cách triệt để.

1.2 Các dạng tranh chấp đất đai

Sự tồn tại của các dạng tranh chấp đất đai tự thân nó là sự phản ánh những đặc trưng của quan hệ pháp luật đất đai ở từng thời kì nhất định Căn cứ vào tính chất pháp lí của các tranh chấp, có một số dạng chủ yếu sau đây:

1.2.1 Tranh chấp về quyền sử dụng đất

+ Tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau về ranh giới giữa những vùng đất được phép sử dụng và quản lí Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi hoặc do hai bên không xác định được với nhau.

+ Tranh chấp về QSDĐ, tài sản gắn liền với đất trong quan hệ thừa kế; quan hệ li hôn giữa vợ và chồng.

+ Đòi lại đất, tài sản gắn liền với đất của người thân trong những giai đoạn trước đây mà qua các cuộc điều chỉnh ruộng đất đã được chia cấp cho người khác.

+ Tranh chấp giữa đồng bào dân tộc địa phương với đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới; giữa đồng bào địa phương với các nông trường, lâm trường và các tổ chức sử dụng đất khác.

1.2.2 Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Việc một bên vi phạm, làm cản trở tới việc thực hiện quyền của phía bên kia hoặc một bên không làm đúng nghĩa vụ của mình cũng phát sinh tranh chấp Loại tranh chấp này thường thể hiện ở các hình thức như:

+ Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại QSDĐ, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị QSDĐ. 

12

Trang 13

+ Tranh chấp về việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

1.2.3 Tranh chấp về mục đích sử dụng đất

Đặc biệt là tranh chấp trong nhóm đất nông nghiệp, giữa đất trồng lúa với đất nuôi tôm, giữa đất trồng cà phê với trồng cây cao su; giữa đất hương hỏa với đất thổ cư… trong quá trình phân bổ và quy hoạch sử dụng đất.

Nhiều khi tranh chấp về QSDĐ dẫn đến những tranh chấp về địa giới hành chính Loại tranh chấp này thường xảy ra giữa hai tỉnh, hai huyện, hai xã với nhau, tập trung ở những nới có nguồn lâm thổ sản quý, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, ở vị trí dọc theo các triền sông lớn, những vùng có địa giới không rõ ràngkhông có mốc gới những là vị trí có tầm quan trọng.

2 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

* Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án nhân dân

Điều 203 Luật đất đai quy định: Tranh chấp về QSDĐ mà đương sự có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do tòa án nhân dân giải quyết Đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có giấy tờ theo quy định thì đương sự có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Kế thừa những quy định của Luật đất đai năm 2003 Theo quy định của Luật này, nếu các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận hoặc không có các giấy tờ hợp lệ về QSDĐ được quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 50 thì chỉ được quyền yêu cầu UBND giải quyết Nếu không đồng ý với quyết định đã giải quyết tranh chấp thì có quyền đề nghị UBND cấp trên hoặc Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường giải quyết (tùy theo từng loại chủ thể tranh chấp) và quyết định giải quyết thứ hai là quyết định cuối cùng Điều gì sẽ xảy ra nếu trong cả hai quyết định giải quyết tranh chấp đều thiếu tính khách quan và không đúng pháp luật? Với thực trạng này, họ không còn con đường nào khác để giải quyết một các thỏa đáng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình Do vậy, đây không phải là một cách

13

Trang 14

thức hiệu quả cho việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong xã hội này sinh từ tranh chấp đất đai Khắc phục hạn chế nói trên, Luật đất đai hiện hành đã tỏ ra có khả năng loại trừ những bất cập từ cơ chế cũ khi đưa ra những cách thức giải quyết tranh chấp đất đai thực sự linh hoạt, bước đầu đáp ứng được sự kì vọng của xã hội.

Như vậy, với mục đích là nâng cao vai trò của hệ thống các cơ quan tư pháp, quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai hện nay đã xuất phát từ yếu tố hiệu quả trong hoạt động tranh tụng của hệ thống tòa án nhân dân về giải quyết tranh chấp nhằm đảm bảo sự công bằng, khách quan đối với các lợi ích chính đáng cần được pháp luật bảo vệ Bằng việc mở rộng thẩm quyền của hệ thống tòa án nhân dân, Luật đất đai đã đưa ra cơ chế đảm bảo cho các bên tranh chấp chủ động lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp với nguyện vọng của mình Điều này cho thấy quy định của pháp luật đã xuất phát từ chính lợi ích của công chúng, từ sự bình ổn của xã hội và sự phù hợp mang tính quy luật.

* Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của UBND

Với quy định hiện hành thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của IBND chỉ còn giới hạn trong phạm vi mà các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật đất đai và đương sự lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp là nộp đơn yêu cầu giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật đất đai.

Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tạo tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Trường hợp tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường hoặc khởi kiện tại tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

14

Trang 15

Về căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp không có giấy tờ về QSDĐ, các cấp có thẩm quyền phải xem xét khách quan, tình hình sử dụng đất cụ thể tại địa phương để có quyết định đúng đắn Các căn cứ bao gồm:

+ Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đưa ra.

+ Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đất đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương.

+ Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thừa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt.

+ Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước.

+ Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ.

Việc xác định những căn cứ nói trên trong Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai là điểm tiến bộ vượt bậc của pháp luật nhằm đưa ra lộ trình cần thiết, hợp lí và có hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp giữa những người đã có quá trình sử dụng ổn định lâu dài nhưng không có các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật Đây là loại tranh chấp có số lượng tồn đọng nhiều nhất hiện nay.

II.GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

CÂU 1 VỤ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI GIỮA NGƯỜI DÂN XÃ ĐỒNG TÂM(HUYỆN MỸ ĐỨC, TP HÀ NỘI) VÀ CHÍNH QUYỀN NĂM 2017

1 Tóm tắt vụ việc

Vụ việc bắt nguồn từ tranh chấp đất đai kéo dài nhiều năm và trở thành điểm “nóng” khi người dân ở đây cho rằng hàng chục ha đất được quyết định giao cho Tập đoàn Viettel thực hiện dự án là đất nông nghiệp của xã chứ không phải đất quốc phòng Liên quan đến những tranh chấp về đất đai ở Đồng Tâm, ngày 30/3/2017 Công an TP Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án “Gây rối trật tự công cộng”; Cục Điều tra hình sự (Bộ Quốc phòng) ra quyết định khởi tố vụ án “Chống người thi hành công vụ” và vụ án “Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai” Nguyên nhân của vụ này xuất phát từ việc người dân xã Đồng Tâm không đồng tình việc chính quyền huyện Mỹ Đức giao đất đang canh tác của họ cho Viettel do quân đội quản lý Theo tờ Người cao tuổi, năm 1980, Chính phủ Việt Nam cho thu hồi 208ha đất vì

15

Trang 16

mục đích an ninh quốc phòng, trong đó có 47,36ha là đất nông nghiệp của xã Theo RFI, do chưa thực hiện được dự án, Lữ đoàn 28 Phòng không - Không quân đã đồng ý để một số hộ dân đang canh tác được sử dụng tạm thời trên khu đất cho tới khi thu hồi Và năm 2015, Bộ Quốc phòng cho thu hồi trên 50ha đất quốc phòng giao cho Viettel, một công ty thương mại do Bộ Quốc phòng làm chủ và quản lý, trong đó có 46ha thuộc xã Đồng Tâm Tuy nhiên, sau khi có kết quả thanh tra, thì khu đất này là khu đất thuộc sân bay Miếu Môn và là đất quốc phòng Từ 1989, kế thừa Bộ Tư lệnh Công binh, Lữ đoàn 28 đã ký một số hợp đồng giao khoán (một hình thức cho thuê) hằng năm trên diện tích 19,9ha cho xã Đồng Tâm, xã giao cho các đội sử dụng vào mục đích nông nghiệp Vị trí diện tích đất giao khoán này nằm trong diện tích đất quốc phòng của sân bay Miếu Môn Mặt khác, các đơn vị quốc phòng chưa thực hiện di dời một số hộ dân đã ăn ở trên đất quốc phòng từ trước năm 1980, để các hộ lấn chiếm, cho tặng, chuyển nhượng, xây dựng công trình trái phép, là buông lỏng quản lý đất quốc phòng.

2 Căn cứ pháp lý:

Vụ việc vi phạm các quy định về sử dụng đất đai

Khoản 1 Điều 10 Luật đất đai 2013, thì đất nông nghiệp được quy định dưới góc độ pháp

lý là loại đất được Nhà nước giao cho người dân để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng.,….

Khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:

- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; - Đất trồng cây lâu năm;

Ngày đăng: 30/04/2024, 15:25

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan