đề tài tìm hiểu một số loại du lịch ở việt nam

40 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
đề tài tìm hiểu một số loại du lịch ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đặc điểm chung và yêu cầuLao động trong du lịch bao gồm những người trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra những sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của con người và nhu cầu phát triển xã hội- Chủ

Trang 4

PHIẾU NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 5

BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC

STT Họ Và Tên Sinh Viên Nội Dung Thực HiệnTỉ Lệ Hoàn Thành

Trang 6

CAM ĐOAN

Trang 7

MỤC LỤC

Trang 8

I MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

“Nếu một ngày em ghé lại quê anh

Đứng trước biển Vũng Tàu xanh biêng biếcEm sẽ thấy ngoài khơi tàu mải miết

Đưa chuyến hàng vượt sóng đến phương xa.”

Mỗi khi nhắc đến biển, người ta lại nghĩ ngay đến Nha Trang, Phan Thiết, một trong số đó phải kể đến Vũng Tàu Từ rất lâu bất kể các khu du lịch bãi biển mọc lên ngày càng nhiều, nhưng Vũng Tàu vẫn giữ nguyên giá trị của mình, vẫn luôn là một điểm đến du lịch hấp dẫn, bởi những vẻ đẹp tự nhiên của mình.

Trải dài trên mảnh đất hình chữ S Việt Nam thiêng liêng, đâu đâu cũng có những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng, nhưng địa điểm mà có thể hội tụ đầy đủ những cảnh núi đồi, non nước hùng vĩ thì phải nhắc đến Thành phố Vũng Tàu Vũng Tàu có vị trí vô cùng thuận tiện chỉ cách TPHCM 110 km tương đương lái xe tầm 2h30 phút là có thể đến Ngoài việc di chuyển bằng xe du khách còn có thể đi bằng đường thủy với tàu cánh ngầm một cảmgiác vô cùng độc đáo, thú vị.

2 Mục tiêu của đề tài

Giới thiệu tổng quan về danh lam thắng cảnh Bà Rịa Vũng Tàu với những cảnh đẹp tuyệt vời với những thông tin cần thiết để du khách được trải nghiệm.

3 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung nghiên cứu: đề tài nghiên cứu chủ yếu về danh lam thắng cảnh, khu nghỉ dưỡng, lịch sử các vùng miền, và ẩm thực của thành phố biển Bà Rịa Vũng Tàu.

Về không gian: đề tài nghiên cứu chủ yếu ở thành phố Bà Rịa Vũng Tàu.4 Đối tượng nghiên cứu

Các huyện trong tỉnh , ẩm thực TP Bà Rịa , TP Vũng Tàu, khu giải trí, nghỉ ngơi ở đó.

Trang 9

Chương 1 Cơ sở lý thuyết

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DU LỊCH 6.1.Khái niệm

Nguồn nhân lực trong du lịch là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao đông có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia lao động trong ngành du lịch Lao động du lịch chiếm khoảng 10% tổng du lịch trên toàn thế giới.

6.2 Đặc điểm chung và yêu cầu

Lao động trong du lịch bao gồm những người trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra những sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của con người và nhu cầu phát triển xã hội

- Chủ yếu là lao động dịch vụ

Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm du lịch chủ yếu là lao động dịch vụ vậy cho nên lao động trong du lịch phần lớn là trong các lĩnh vực dịch vụ như: nhân viên lễ tân, phục vụ buồng, phục vụ bàn,

Lao động trong dịch vụ vẫn có lao động sản xuất vật chất nhưng thành phần này không nhiều mà cơ bản chủ yếu là lao động sản xuất dịch vụ hay còn gọi là lao đông sản xuất phi vật chất.

Nguyên nhân giải thích cho việc ngành du lịch có tỷ lệ lao động lớn hơn so với các ngành khác: trong quá trình phục vụ du lịch, người lao động phải tiêu hao sức lao động để tạo ra dịch vụ đồng thời tạo ra điều kiện để thực hiện chúng Từ đó họ sẽ đáp ứng được những nhu cầu của khách du lịch.

- Có tính chuyên môn hóa cao

Hoạt động kinh doanh du lịch được phân chia du lịch thành các lĩnh vực khác nhau(lưu trú, ăn uống, vận chuyển, lữ hành, tham quan giải trí), trong mỗi lĩnh vực lại có những bộ phận tác nghiệp khác nhau, các khâu khác nhau

Mỗi lao động đảm nhiệm công việc ở từng vị trí trong từng lĩnh vực phải thực hiện công việc theo những quy trình, kỹ năng chuyên môn khác nhau.

Tuy nhiên chuyên môn hóa ở đây không có nghĩa là mỗi nhân viên làm việc độc lập hoàn

toàn mà phải phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình phục vụ du khách.

Tính chuyên môn hóa là vấn đề gây nên những trở ngại trong quản lý, sử dụng lao động

Đó là nguyên nhân làm cho một số hoạt động du lịch trở nên độc lập

Tính chuyên môn hóa còn gây khó khăn cho việc thay thế lao động trong những trường hợp đột xuất như nghỉ ốm nghỉ phép, gây ảnh hưởng tới quá trình phục vụ du lịch - Có tính thời điểm thời vụ

Lao động trong du lịch thường làm việc với thời gian và cường độ không ổn định, chủ yếu phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách hàng Người lao động phải làm việc từ

sáng sớm đến tận khuya, đặc biệt là các ngày lễ, cuối tuần thì cường độ lao động càng lớn

Một số loại hình chỉ khai thác khách trong khoảng 1 thời gian nhất định cho nên lao động có thể làm vài tháng trong năm, thời gian còn lại có thể nghỉ hoặc làm việc khác

- Có tính chất phức tạp

So với các ngành khác, lao động trong du lịch tuy có cường độ làm việc thấp hơn nhưng

Trang 10

lại có tính chất phức tạp hơn, đòi hỏi cả về thể lực, trí lực, kỹ năng,

Họ thường xuyên tiếp xúc với nhiều đối tượng khách có độ tuổi, tâm lý, văn hóa khác nhau Điều này gây khó khăn cho người lao động, họ cần phải có sức khỏe tốt, cũng như chịu được áp lực tâm lý.

- Tỷ lệ lao động trẻ cao

Phần lớn lao động trong du lịch là lao động trực tiếp tiếp xúc với khác hàng mà những vị trí đó thường cần lao động trẻ , năng động , nhiệt tình

Cho nên lao động trong du lịch tương đối trẻ , lao động nữ thường ở độ tuổi 20-30, lao động nam trung bình từ 30-40

Lao động trẻ thường làm việc ở các vị trí lễ tân, phục vụ bàn,bar, hướng dẫn viên Lao động lớn tuổi chủ yếu ở bộ phận bếp , buồng, quét dọn Lao động nữ thường chiếm tỷ lệ cao hơn lao động nam

Yêu cầu của nguồn nhân lực trong du lịch

Đứng trước sự phát triển nhanh của ngành du lịch Việt Nam , khách du lịch ngày càng

yêu cầu cao hơn về chất lượng dịch vụ

Để tạo ra sản phẩm du lịch có chất lượng cao , thu hút khách du lịch và làm hài lòng họ

lao động trong du lịch cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Du lịch là một nhu cầu cao cấp của con người Vì vậy khi đi du lịch người ta mong muốn được sử dụng những dịch vụ có chất lượng cao trong khi đó chất lượng dịch vụ lại phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn ,nghiệp vụ của người lao động

Để phục vụ tốt, người lao động cần được trang bị kiến thức về lĩnh vực hoạt động , thành thạo các kĩ năng , tay nghề , nghiệp vụ chuyên môn

Từ đó , tránh được những sai sót trong quá trình phục vụ Đội ngũ lao động du lịch Việt Nam trong những năm qua được đánh giá là thiếu chất lượng, yếu chuyên môn trong các lĩnh vực marketing, hướng dẫn du lịch

- Trình độ ngoại ngữ

Ngoại ngữ được xem là công cụ quan trọng trong giao tiếp với khách du lịch , đặc biệt là

khách du lịch quốc tế Việc thông thạo ngoại ngữ giúp nhân viên giao tiếp dễ dàng với

khách, hiểu được những yêu cầu , sở thích , gây được sự thiện cảm cho khách hàng từ đó tăng chất lượng dịch vụ

Hiện nay lao động du lịch Việt Nam còn yếu về trình độ ngoại ngữ và thiếu về số lượng và chất lượng Điều đó làm cho người lao động mất tự tin trong giao tiếp , không hiểu rõ ý khách hàng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hoặc có những hiểu nhầm trong quá trình phục vụ khách quốc tế Vấn đề quan tâm là cần đào tạo trình độ ngoại ngữ theo xu hướng phù hợp với ngôn ngữ khách du lịch từ các quốc gia đến Việt Nam

- Một số yêu cầu khác

Yêu cầu về ngoại hình, sức khỏe, khả năng giao tiếp, hiểu biết tâm lý, hiểu về một số vấn đề xã hội, âm nhạc, hội họa, nghệ thuật, thể thao,

6.3 Vai trò và đặc trưng của nhóm lao động trong ngành du lịch

Ngành du lịch mặc dù có liên quan đến nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau và mang tính chất khác nhau Nguồn nhân lực trong du lịch được hiểu là lực lượng nhân lực tham gia vào quá trình phát triển du lịch, bao gồm nhân lực trực tiếp và nhân lực gián tiếp:

Trang 11

-Nhân lực du lịch trực tiếp là những người làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các đơn vị sự nghiệp du lịch và các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch, -Nhân lực gián tiếp là bộ phận nhân lực làm việc trong các ngành, các quá trình liên quan đến hoạt động du lịch như văn hóa, hải quan, giao thông, xuất nhập cảnh, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ công cộng, môi trường, bưu chính viễn thông, cộng đồng dân cư

Do đó, nếu xét trên mức độ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngành du lịch và của mỗi lĩnh vực du lịch thì nguồn nhân lực trong du lịch được chia làm ba nhóm:

- Nhóm 1: Nhóm lao động làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch

Nhóm lao động này bao gồm những người làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương như Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại các tỉnh, thành phố

Nhóm lao động này có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch của quốc gia và từng địa phương, tham mưu cho các cấp Đảng và chính quyền trong việc đưa ra đường lối và chính sách phát triển du lịch bền vững và hiệu quả

- Nhóm 2: Nhóm lao động làm việc tại các đơn vị sự nghiệp ngành du lịch

Nhóm lao động này bao gồm những người làm việc ở các cơ sở giáo dục, đào tạo như cán bộ giảng dạy, nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng, trung học và cán bộ nghiên cứu ở các viện khoa học về du lịch gồm viện nghiên cứu phát triển du lịch, viện thông tin, các cơ quan báo chỉ chuyên về du lịch như tạp chí Du Lịch, tạp chí Travellive, tạp chí Làng Việt

Đây là một nhóm nhân lực có trình độ học vấn cao, chuyên môn sâu trong lĩnh vực du lịch bao gồm đội ngũ các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, giảng viên, viên chức, nhân viên Họ có kiến thức và hiểu biết khá toàn diện, sâu sắc lĩnh vực du lịch Họ có chức năng đào tạo và nghiên cứu khoa học về du lịch, có vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực du lịch Chất lượng và số lượng nguồn nhân lực du lịch hiện tại và tương lai có đáp ứng được yêu cầu của ngành du lịch hay không có sự tác động lớn của người làm công tác đào tạo

- Nhóm 3: Nhóm lao động làm việc tại các đơn vị kinh doanh du lịch Nhóm lao động này gồm:

- Bộ phận lao động chức năng quản trị doanh nghiệp du lịch: Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc; giám đốc, phó giám đốc các bộ phận (Lưu trú, ăn uống, giải trí, marketing, nhân sự, giám sát viên.

- Bộ phận lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách trong doanh nghiệp du lịch, loại lao động này chiếm tỷ lệ cao nhất Trong khách sạn, có lao động thuộc nghề lễ tân, nghề phục vụ buồng, nghề nấu ăn, nghề phục vụ bàn,

Hiện nay, nhóm lao động làm việc tại các đơn vị kinh doanh du lịch có thể được chia thành bốn bộ phận chính, mỗi bộ phận có chức năng và đặc điểm riêng

-Mỗi bộ phận đó chia thành:

a.Bộ phận lao động quản lý chung:

- Lao động thuộc bộ phận này được hiểu là những người đứng đầu có những đặc trưng riêng phù hợp với tính chất công việc mang tính quản lý của họ

Trang 12

-Lao động thuộc bộ phận này là loại lao động trí óc đặc biệt bởi công việc mang tính chất là lãnh đạo, điều hành do đó đòi hỏi phải sử dụng trí óc để suy nghĩ, tư duy Quyết định đúng hay sai, chất lượng cao hay thấp, đúng thời điểm hay không phụ thuộc rất lớn vào trình độ năng lực của người lãnh đạo

-Lao động quản lý chung của doanh nghiệp là lao động mang tính tổng hợp, vừa mang tính chất quản lý, vừa mang tính chất giáo dục

- Với tư cách là lao động quản lý, người lãnh đạo phải là người chịu trách nhiệm điều hòa

các mối quan hệ, là tấm gương cho mọi người trong doanh nghiệp có thể học hỏi và thực

hiện theo.

Người lãnh đạo cần phải có tầm nhìn, có khả năng và biết trao quyền cho đúng người Cán bộ lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh du lịch ngày càng phải có một bản lĩnh chính trị vững vàng và phẩm chất đạo đức tốt

Hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung, những hoạt động xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xúc tiến, tìm hiểu các nhu cầu của khách hàng tiềm năng, đồng thời tạo được ấn tượng tốt của khách hàng đối với doanh nghiệp

Một số lãnh đạo tích cực tham gia vào các hoạt động vì cộng đồng như hưởng ứng giờ trái đất, các cuộc thi tay nghề của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và chính quyền địa phương giúp doanh nghiệp tạo được ấn tượng tốt đối với doanh nghiệp

Như vậy, có thể nói, do đặc thù của ngành nghề và sự giao tiếp thường xuyên đối với các nhóm đối tượng có đặc trưng khác nhau đòi hỏi người lãnh đạo cần có kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội, kinh tế và khả năng lãnh đạo để có được những quyết định đúng đắn, kịp thời đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

b Bộ phận lao động quản lí trung gian

Nhiệm vụ chính của bộ phận này là tổ chức hoạch toán kinh tế, tổ chức bộ máy quản lý

kinh doanh và tổ chức lao động, hoạch định quy mô và tốc độ phát triển doanh nghiệp.

+ Phòng quy hoạch đầu tư và phát triển cần phân tích tổng hợp để tham mưu cho giám đốc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, dự án của doanh nghiệp => Phải có khả năng phân tích và tầm nhìn chiến lược nhằm tham mưu cho giám đốc những quyết định đúng đắn, khả thi.

+ Phòng kinh doanh cần tập trung phân tích đặc điểm và sự biến động của thị trường du lịch Nghiên cứu được xu thế phát triển cũng như yêu cầu của các nhóm khách hàng trên thị trường tổng thể

=> Sản phẩm cần có những thay đổi như thế nào cho phù hợp.

+ Phòng kế toán cần tập trung thống kê và phân tích được tình hình tài chính của doanh nghiệp như cơ cấu doanh thu, các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu, mức thu nhập theo cơ

cấu dịch vụ hay cơ cấu thị trường Tình hình biến động tỷ giá hối đoái ngoại tệ hay các

vấn đề về kinh tế, chính trị sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức mua của khách.

+ Phòng quản lý nhân sự cần tập trung thống kê và phân tích cơ cấu lao động và tình hình tuyển chọn, đào tạo và sử dụng lao động tại doanh nghiệp Các chế độ khen thưởng và phạt đối với đội ngũ nhân viên sao cho phát huy được tính tích cực của nhân viên Thống kê tình trạng số lao động với từng bộ phận về số lượng, chất lượng, số lao động thừa, thiếu, lao động cần tuyển bổ sung…

Trang 13

c Bộ phận lao động hỗ trợ

Đây là bộ phận thường gồm nhân viên bảo vệ thường trực, nhân viên vệ sinh, môi trường, công tác sửa chữa, bảo dưỡng điện nước, cung ứng hàng hóa, nhân viên tạp vụ trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch Bộ phận này có một số các đặc điểm sau:

- Bộ phận này còn đòi hỏi sự năng động và linh hoạt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Để đạt được yêu cầu có tính chất tiêu chuẩn hóa, chuyên môn hóa, đòi hỏi lao động thuộc bộ phận này phải có trình độ chuyên môn và phải được đào tạo bài bản không những về chuyên ngành du lịch mà còn am hiểu nhiều lĩnh vực.

d Bộ phận lao động nghiệp vụ

Lao động trực tiếp kinh doanh du lịch là những người trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh du lịch, trực tiếp tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ và phục vụ cho du khách

Nhóm lao động này chiếm tỷ lệ cao nhất (thường chiếm từ 75% - 85%) tổng số lao động của doanh nghiệp.

•Lao động tại các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành:

+ Những người thiết kế, xây dựng chương trình du lịch có thể được coi là những người viết kịch bản

+ Bộ phận điều hành: Là người đạo diễn, căn cứ vào yêu cầu của khách, hoàn cảnh khách quan, chủ quan như thời tiết, khí hậu, phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng…bộ phận điều hành cần xây dựng, đạo diễn một chương trình điều hành hiệu quả, an toàn và gây ấn tượng sâu sắc nhất cho khách du lịch.

+ Hướng dẫn viên: Đây được coi là những diễn viên cùng với khách sẽ thực hiện theo

đúng kịch bản đảm bảo yêu cầu của đạo diễn Do tính chất công việc, lao động của hướng

dẫn viên rất phức tạp Có thể nói họ có thời gian làm việc không cố định và khối lượng công việc rất lớn, phải chịu đựng sức ép về mặt tâm lý rất cao.

Lao động tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách du lịch:

Người lái các phương tiện vận chuyển cần phải thay đổi và xử lý linh hoạt các tình huống trong chương trình tour để vừa đảm bảo theo đúng kịch bản của công ty vừa đáp ứng yêu cầu làm hài lòng khách hàng

Trong quá trình vận chuyển, họ cần có trình độ hiểu biết về văn hóa, các điểm du lịch và có phong cách giao tiếp tế nhị, luôn có tinh thần phục vụ tận tình, ý thức bảo quản, gìn giữ phương tiện và xử lý linh hoạt các tình huống phát sinh.

Lao động tại các doanh nghiệp khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí: + Lao động thuộc bộ phận lễ tân

+ Lao động thuộc bộ phận phục vụ buồng + Lao động thuộc bộ phận chế biến món ăn + Lao động tại bộ phận phục vụ bàn

+ Lao động thuộc bộ phận bar, pha chế và phục vụ đồ uống + Lao động trong các cơ sở vui chơi giải trí

6.4 Cơ hội nghề nghiệp trong các doanh nghiệp du lịch

6.4.1.Các nghề nghiệp trong ngành vận chuyển hành khách du lịch

-Hàng không: Ngành hàng không cung cấp nhiều loại việc làm từ cấp thấp đến cấp quản trị cao nhất Các lao động: nhân viên đặt chỗ, nhân viên bán vé, nhân viên thường trực

Trang 14

trên chuyến bay, phi công, kỹ sư hàng không, thợ cơ khí máy bay, nhân viên bảo trợ, nhân viên hành lý, nhân viên bán hàng, các chuyên gia máy tính, nhân viên đào tạo, nhân viên văn phòng, cán bộ nghiên cứu

-Các công ty xe du lịch

Các công ty này cần: người quản lý, nhân viên bán vé, đại diện bán hàng, nhân viên tiếp

đón, nhân viên cung cấp thông tin, lái xe, người phụ trách nhân sự, nhân viên đào tạo, thợ

cơ khí,…

-Các công ty tàu biển

Thị trường du lịch bằng tàu biển đang phát triển nhanh Các cơ hội nghề nghiệp tại ngành này gồm: đại diện bán hàng, công nhân, nhân viên nghiên cứu thị trường, thủy thủ, các loại nhân viên làm việc trong ngành lưu trú ăn uống, giải trí,…phục vụ trên các chuyến tàu

-Các công ty cho thuê xe

Với sự phát triển của du lịch bằng đường hàng không, các công ty cho thuê xe ngày càng chiếm thị phần quan trọng trong công nghiệp du lịch.Các công ty này cần các loại lao động như: nhân viên đặt chỗ, nhân viên bán hàng, nhân viên phục vụ, nhân viên văn phòng, giám đốc khu vực, thợ cơ khí

-Đường sắt:

Ngành đường sắt chuyên chở hành khách cần các loại lao động như: nhân viên phục vụ khách hàng, nhân viên đặt chỗ, nhân viên bán vé, nhân viên chỉ dẫn, lái tàu, nhân viên phụ trách toa, nhân viên đường sắt, nhân viên phục vụ ăn uống, chế biến món ăn, đồ uống,…

6.4.2.Các nghề nghiệp trong ngành lưu trú Các cơ sở lưu trú cần nhiều loại lao động:

-Về quản lý:Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc lưu trú, giám đốc ăn uống, giám đốc tài chính, giám đốc nhân sự, giám đốc marketing, kiểm toán viên, trưởng phòng nghiên cứu, trưởng phòng kỹ thuật, bếp trưởng

-Nhân viên nghiệp vụ: Nhân viên kiểm toán, đào tạo, làm phòng, nhân viên đặt phòng, nhân viên lễ tân, trực tầng, trực sảnh, trực thang máy, các đầu bếp, nhân viên kho, nhân viên phục vụ nhà hàng, nhân viên pha chế đồ uống, nhân viên kỹ thuật, công nhân điện, nước, nhân viên giặt là, bảo vệ, nhân viên làm vườn, công nhân xây dựng,

-Nhân viên phụ việc: nhân viên rửa chén bát, dụng cụ, nhân viên vệ sinh, nhân viên phụ bếp….

-Đối với các khu nghỉ dưỡng, có thêm một số loại nhân viên khác như: nhân viên hướng dẫn các hoạt động thể thao (tennis,golf, bóng chuyền, lặn….), nhân viên phụ trách các hoạt động xã hội, vui chơi giải trí

6.4.3.Các nghề nghiệp trong các công ty lữ hành

Các công ty này cần các loại lao động như: giám đốc điều hành tour, nhân viên thiết kế tour, nhân viên bán tour, nhân viên điều phối tour, hướng dẫn viên, nhân viên đặt phòng, nhân viên marketing, nhân viên văn phòng hướng dẫn viên, nhân viên đào tạo, kiểm toán viên, nhân viên kế toán, nhân viên tin học, trường văn phòng và các vị trí khác

6.4.4 Các nghề nghiệp tại văn phòng du lịch

Trang 15

Có quy mô đa dạng, tại văn phòng thường cần các loại lao thực hiện các loại công việc như: quản lý, tư vấn du lịch, nhân viên văn phòng, thư ký Đối với các văn phòng lớn, mức độ chuyên môn hóa cao hơn, do vậy, có thể cần thêm các tư vấn du lịch nội địa, tư vấn du lịch quốc tế, giám đốc nghiên cứu, nhân viên quảng cáo, các chuyên gia tài chính, nhân viên kế toán, nhân viên bán tour, nhân viên đặt chỗ, nhân viên điều phối, nhân viên đào tạo, chuyên gia tin học, nhân viên hành chính, nhân viên văn phòng…

6.4.5 Các nghề nghiệp trong ngành ăn uống

Ngành ăn uống đang phát triển nhanh và tạo ra nhiều cơ hội việc làm Ngành này cần các loại lao động như:nhân viên phục vụ, nhân viên pha chế đồ uống, nhân viên phục vụ rượu, nhân viên đón tiếp, nhân viên thu ngân, phụ bếp, nhân viên rửa bát, nhân viên bảo trì, bếp trưởng, giám đốc nhà hàng, giám đốc nhân sự, giám đốc tài chính, giám đốc và nhân viên marketing, nhân viên kho, nhân viên mua hàng, nhân viên đào tạo, tổ trưởng các bộ phận…

6.4.6 Các nghề nghiệp tại cơ sở vui chơi giải trí

Các cơ sở này cũng cần nhiều loại lao động: các giám đốc điều hành, nhân viên đón tiếp, người hướng dẫn các hoạt động, thuyết minh bảo

tàng, người tổ chức cắm trại, bảo vệ, lái xe, hướng dẫn làm hàng thủ công, tư vấn và các loại nhân viên thuộc ngành dịch vụ ăn uống và lưu trú, nhân viên bảo trì, bảo vệ

6.4.7 Các nghề nghiệp tại cơ sở đào tạo du lịch

Du lịch phát triển mạnh mẽ nên nhu cầu đào tạo nhân lực du lịch tăng nhanh Trong những năm gần đây, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đã bổ sung các chương trình đào tạo du lịch, mở rộng các chương trình đào tạo Hệ thống trường nghề cũng có bước phát triển nhanh, thực hiện đào tạo theo nhiều cấp, hệ khác nhau, các công ty tư nhân cũng đang mở các cơ sở đào tạo Vì vậy, có nhiều cơ hội tạo ra các việc làm như: giáo viên, cán bộ nghiên cứu nhân viên đào tạo, nhân viên hành chính, nhân viên quản lý, nhân viên phục vụ

6.4.8 Các nghề nghiệp tại cơ quan nghiên cứu về du lịch

Việc nghiên cứu về du lịch bao gồm: thu thập và phân tích các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp Nghiên cứu các tiêu chuẩn quy hoạch và hoạch định hướng phát triển du lịch quốc gia và vùng lãnh tổ, thực hiên các dự án, các đề tài nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ Các nhà nghiên cứu du lich tiến hành nghiên cứu về thị trường, điều tra khách hàng và tiến hành các nghiên cứu khác Các công việc nghiên cứu hiện có ở trong các đơn vị khác nhau của ngành du lịch: hàng không, tàu thủy, các đơn vị về tư vấn về quản lý, các văn phòng du lịch quốc gia

6.4.9 Các nghề nghiệp tại điểm du lịch

Các công viên giải trí, công viên chủ đề, các điểm du lịch văn hoá (bảo tàng, di tích ), các điểm du lịch tự nhiên (vườn quốc gia, khu bảo tồn, thác nước, hang động, ), cung cấp nhiều cơ hội việc làm từ cấp quản lý cho đến nhân viên trực tiếp.

6.4.10 Các nghề nghiệp tại các công ty tổ chức lễ hội và sự kiện

Các cơ quan này cung cấp rất nhiều việc làm với các chức danh như giám đốc, phó giám đốc, trợ lý giám đốc, nhân viên đại diện, các chuyên gia phát triển kinh tế, các chuyên gia về xúc tiến du lịch, các nhà phân tích thống kê, các chuyên gia về thông tin và xuất bản báo chí, các chuyên gia quan hệ công chúng, điều phối viên về marketing, các chuyên gia

Trang 16

về quảng cáo, chuyên gia về thông tin, tổng biên tập các báo, các nhân viên truyền thông, các nhà nhiếp ảnh, nhà văn, nhà báo, các chuyên gia phân tích thị trường, các chuyên gia kinh tế, thư ký, nhân viên cung cấp thông tin, nhân viên hành chính

6.4.11 Các nghề nghiệp tại các văn phòng, trung tâm thông tin du lịch

Các cơ quan này cung cấp rất nhiều việc làm với các chức danh như giám đốc, phó giám đốc, trợ lý giám đốc, nhân viên đại diện, các chuyên gia phát triển kinh tế, các chuyên gia về xúc tiến du lịch, các nhà phân tích thống kê, các chuyên gia về thông tin và xuất bản báo chí, các chuyên gia quan hệ công chúng, điều phối viên về marketing, các chuyên gia về quảng cáo, chuyên gia về thông tin, tổng biên tập các báo, các nhân viên truyền thông, các nhà nhiếp ảnh, nhà văn, nhà báo, các chuyên gia phân tích thị trường, các chuyên gia kinh tế, thư ký, nhân viên cung cấp thông tin, nhân viên hành chính

6.4.12 Các nghề nghiệp tại các công ty tổ chức hội nghị

Tổ chức hội nghị, hội thảo là một nghề đang phát triển nhanh, các đơn vị tổ chức hội nghị cần các loại lao động đảm nhận các công việc như: dàn xếp các công việc liên quan đến hội nghị, các nhà tổ chức

6.4.13 Các nghề nghiệp tại các sòng bạc (Casino)

Casino là một trong những lĩnh vực kinh doanh phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước Casino cần tuyển dụng các loại lao động từ giám đốc, nhân viên đón tiếp, nhân viên thị trường, nhân viên phục vụ, thợ cơ khí, nhân viên bảo trì, bảo vệ, Tại các casino có các nhà hàng, khách sạn và dịch vụ vui chơi giải trí, do vậy cần rất nhiều lao động làm việc trong các cơ sở dịch vụ đó

Chương 2: Thực trạng Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

1 Lịch sử hình thành của BRVT

1.1 Lịch sử tên gọi địa danh

• Bà Rịa: theo nhiều người giải thích là xưa ở vùng đất này có một bà quê ở Bình Định vào vùng Mô Xoài này khai hoang lập nghiệp, nên để ghi nhớ công ơn này nên người dân địa phương Tôn Thờ Bà, và lấy tên bà đặt cho vùng đất Bà Rịa ngày này.

Trang 17

Tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa lập tỉnh Phước Tuy gồm địabàn tỉnh Bà Rịa và quần đảo Trường Sa.

• Từ tháng 3 năm 1963 đến tháng 12 năm 1963 và từ tháng 11 năm 1966 đến tháng 10 năm 1967, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam sáp nhập

tỉnh Bà Rịa với tỉnh Biên Hòa và tỉnh Long Khánh thành tỉnh Bà Biên.

Từ tháng 2 năm 1976 sáp nhập vào tỉnh Đồng Nai.

Từ ngày 30 tháng 5 năm 1979, thành lập Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo trên cơ sở sáp nhập thị xã Vũng Tàu, xã Long Sơn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai và huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Hậu Giang.

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, thành lập tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ Đặc khu Vũng

Tàu – Côn Đảo vừa giải thể và 3 huyện: Châu Thành, Long Đất và Xuyên Mộc thuộc tỉnh Đồng Nai Đồng thời, thành lập thành phố Vũng Tàu và huyện Côn Đảo trên cơ sở đặc khu vừa giải thể.

Khi mới thành lập, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gồm thành phố Vũng Tàu (tỉnh lỵ) và 4 huyện: Châu Thành, Côn Đảo, Long Đất, Xuyên Mộc.

Ngày 2 tháng 6 năm 1994, chia huyện Châu Thành thành thị xã Bà Rịa và 2 huyện:Châu Đức, Tân Thành.

Ngày 9 tháng 12 năm 2003, chia huyện Long Đất thành 2 huyện Long Điền và ĐấtĐỏ.

Ngày 2 tháng 5 năm 2012, tỉnh lỵ của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được chuyển từ

thành phố Vũng Tàu về thị xã Bà Rịa (nay là thành phố Bà Rịa).

Ngày 22 tháng 8 năm 2012, chuyển thị xã Bà Rịa thành thành phố Bà Rịa.

Ngày 12 tháng 4 năm 2018, chuyển huyện Tân Thành thành thị xã Phú Mỹ

• Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 2 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện như hiện nay.

Trang 18

1.2 Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ

Bà Rịa-Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc khu vực Đông Nam Bộ Phía bắc của tỉnh giáp với tỉnh Đồng Nai, ở phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía đông tiếp giáp tỉnh Bình Thuận, còn phía Nam giáp với Biển Đông.

Với vị trí trên cho phép tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều cơ hội để phát triển các ngành kinh tế biển như: khai thác cảng biển và vận tải biển, khai thác dầu khí trên biển, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch nghỉ dưỡng và tắm biển Bên cạnh đó, vị trí này còn giúp tỉnh có điều kiện phát triển các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt đường không, đường thủy và là một địa điểm trung chuyển đi các nơi trong nước và ngoài nước.

1.2.1 Giới hạn lãnh thổ

Vị trí

Phía bắc giáp tỉnh Đồng Nai

Phía tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh

Phía đông giáp tỉnh Bình Thuận và Biển Đông Phía nam giáp Biển Đông

Trang 19

1.3 Các đơn vị, huyện, thành phố

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện với 82 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 29 phường, 6 thị trấn và 47 xã.

1.3.1 Huyện Đất Đỏ:

Huyện Đất Đỏ nằm ở ven biển phía đông nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đất Đỏ là một huyện ven biển thuộc Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, gồm 06 xã, 02 thị trấn: thị trấn Đất Đỏ, thị trấn Phước Hải, xã Phước Long Thọ, xã Long Tân, xã Láng Dài, xã Lộc

An, xã Phước Hội, xã Long Mỹ Huyện Đất Đỏ có diện tích 18.885,56 ha, dân

số 78.452 người, phía Đông giáp huyện Xuyên Mộc và biển Đông, phía Tây giáp huyện

Trang 20

Long Điền và thành phố Bà Rịa, phía Nam giáp biển Đông, phía Bắc giáp huyện Châu Đức

Chị Võ Thị Sáu, sinh năm 1933 trong một gia đình nghèo ở Đất Đỏ, cha làm nghềđánh xe ngựa, mẹ bán bì bún tại chợ Đất Đỏ; đầu năm 1946, thực dân Pháp trở lạichiếm các địa bàn tại Bà Rịa lần thứ hai, trong đó có Đất Đỏ Chi Sáu lúc ấy cũngvừa tròn 11 tuổi, với bản chất thật thà, hiền lành và chất phát, yêu quê hương, đấtnước, nên nhìn thấy những cảnh giết người, cướp của tàn bạo của bọn lính Pháp,trong lòng chị đã hình thành một ý chí căm thù mãnh liệt, sâu sắc bọn thực dânxâm lược.

Ngày đăng: 30/04/2024, 15:24

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan