đề tài lạm phát và kiểm soát lạm phát ở việt nam

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
đề tài lạm phát và kiểm soát lạm phát ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lạm phát là một trong số những chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển của một Quốc Gia song nó cũng chính là công cụ gây trở ngại trong công cuộc xây dựng và đổi mới Đất nước.Cùng với sự phá

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỔ SUNG KIẾN THỨC MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023, GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

TS HUỲNH NHỰT NGHĨA

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LẠM PHÁT 5

1 Khái niệm và thước đo 5

2.3 Căn cứ vào sự biến động: 6

3 Nguyên nhân gây ra lạm phát 6

3.1 Lạm phát do cầu (cầu kéo) 6

3.2 Lạm phát do chi phí đẩy (cung kéo) 7

3.3 Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ 7

3.4 Các nguyên nhân khác 7

4 Tác động của lạm phát 8

4.1 Tác động của lạm phát dự tính được: 8

4.2 Lạm phát không dự kiến được 8

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM 10

1 Lạm phát ở Việt Nam 10

2 Nguyên nhân thực sự gây ra lạm phát ở Việt Nam 11

2.1 Cung tiền tăng quá mức 11

2.2 Nguyên nhân cung cầu hàng hóa 11

3 Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế 12

CHƯƠNG III: KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM 13

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Lạm phát từ trước đến nay luôn là vấn đề nóng bỏng và nhạy cảm của nền kinh tế thị trường trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Lạm phát là một trong số những chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển của một Quốc Gia song nó cũng chính là công cụ gây trở ngại trong công cuộc xây dựng và đổi mới Đất nước.Cùng với sự phát triển đa dạng phong phú của nền kinh tế thì nguyên nhân dẫn đến lạm phát cũng ngày càng trở nên phức tạp hơn làm ảnh hướng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội Nhận thấy, việc nghiên cứu về lạm phát, nguyên nhân và biện pháp kiểm soát lạm phát là hết sức cần thiết, thông qua các phương tiện truyền thông, em đã nghiên cứu và đưa ra chủ đề “LẠM PHÁT VÀ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM”

2 Mục tiêu nghiên cứu:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kinh tế vĩ mô nói chung và lạm phát nói riêng - Phân tích tình hình lạm phát của Việt Nam hiện nay

- Căn cứ vào cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát và đưa ra giải pháp để kiểm soát lạm phát

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu về tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, số liệu nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu:

Kết hợp các phương pháp như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống… dựa trên những tài liệu từ sách báo, tạp chí chuyên ngành và một số luận văn khác về chủ đề lạm phát để luận giải, và phân tích thực tiễn theo mục đích của đề tài

5 Bố cục của đề tài:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề bao gồm 03 chương như sau: Chương I: Cơ sở lý thuyết của lạm phát

Chương II: Thực trạng lạm phát ở Việt Nam hiện nay

Chương III: Các giải pháp kiểm soát lạm phát của Việt Nam

Trang 5

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LẠM PHÁT 1 Khái niệm và thước đo

1.1 Khái niệm:

Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên (liên tục và kéo dài) trong một khoảng thời gian nhất định (mức giá tăng sẽ làm giảm giá trị của tiền được đo bằng sức mua đôi nội của đồng tiền)

Theo K Marx trong bộ tư bản “lạm phát là việc làm tràn đầy các kênh, các luồng lưu thông những tờ giấy bạc thừa dẫn đến giá cả tăng vọt” Ở đây Marx đã đứng trên góc độ giai cấp để nhìn nhận lạm phát, dẫn tới người ta có thể hiểu lạm phát là do nhà nước do giai cấp tư bản, để bóc lột một lần nữa giai cấp vô sản

1.2 Thước đo:

Thước đo tình trạng lạm phát chủ yếu trong một thời kỳ là tỷ lệ lạm phát Chính là tỷ lệ phần trăm về chênh lệch của một trong các chỉ số nêu trên ở hai thời điểm khác nhau Công thức tính tỷ lệ lạm phát (theo CPI) trong thời gian t:

CPIt = ∑∑ ∗ 100 Trong đó:

𝑃 : Giá hàng hóa i năm t 𝑃 : Giá hàng hóa i năm gốc 𝑄 : Lượng hàng hóa i năm gốc 2 Phân loại lạm phát

2.1 Căn cứ vào mức độ lạm phát có thể chia lạm phát thành 3 loại:

Lạm phát vừa: khi tỷ lệ lạm phát dưới 10%/năm Thực tế mức độ lạm phát vừa đưa ra không có tác động đến nền kinh tế Những kế hoạch dự đoán tương đối ổn định không bị xáo trộn Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đang trong mức lạm phát vừa phải

Lạm phát phi mã: khi tỷ lệ lạm phát từ 10% đến 999.99%/năm Khi mức độ lạm phát như vậy kéo dài nó có tác động mạnh đến nền kinh tế, có thể gây ra những biến đổi kinh tế nghiêm trọng

Trang 6

Siêu lạm phát: khi tỷ lệ lạm phát từ 1000%/năm trở lên Hiện tượng này không phổ biến nhưng nó đã xuất hiện trong lịch sử Ví dụ như ở Đức, Trung Quốc, Brazil Nếu trong lạm phát phi mã, nền kinh tế xem như đang đi dần vào cõi chết

Ngoài ra, dựa vào các căn cứ khác nhau, lạm phát còn được phân loại khác nhau: 2.2 Căn cứ vào tính chất:

Lạm phát thuần túy: là lạm phát mà giá cả tất cả hàng hóa tăng cùng một tỷ lệ Lạm phát dự kiến: lạ lạm phát được dự báo trước

Lạm phát không dự kiến: lạm phát xảy ra không được dự kiến từ trước 2.3 Căn cứ vào sự biến động:

Lạm phát ngắn hạn: biểu hiện mức giá biến động trong thời gian ngắn Lạm phát dài hạn: thể hiện xu hướng cửa làm phát trong dài hạn 3 Nguyên nhân gây ra lạm phát

Có 03 nguyên nhân chính gây ra lạm phát: 3.1 Lạm phát do cầu (cầu kéo)

Xuất phát từ sự gia tăng nhanh trong tổng cầu trong khi tổng cung không tăng hoặc tăng không kịp dẫn đến dự mất cân đối trong quan hệ cung – cầu

Nói cách khác, khi nhu cầu thị trường về một mặt hàng hòa nào đó tăng lên trong khi nguồn cung không đáp ứng kịp sẽ làm cho giá cả của mặt hàng đó tăng theo, giá cả của một số mặt hàng khác cũng theo đó mà leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường

Ví dụ: Giá xăng dầu ở Việt Nam tăng kéo theo cước taxi tăng, giá các mặt hàng nông sản, thực phẩm, nguyên vật liệu sản xuất cũng tăng theo

Điều này được minh họa bằng biểuđồ sau:

Xuất phát từ sự gia tăng trong tổng cầu, đường tổng cầu (AD) dịch chuyển sang bên phải Tổng cầu tăng vượt quá mức cung ứng hàng hóa của xã hội

Biểu đồ 1: Lạm phát do cầu kéo

Trang 7

3.2 Lạm phát do chi phí đẩy (cung kéo)

Xuất phát từ sự sụt giảm trong tổng cung, nguyên nhân chính là do chi phí sản xuất trong nền kinh tế tăng nhanh hơn sức lao động xã hội

Đây là sự gia tăng được duy trì của mức giá chung do sự gia tăng tự định của các chi phí Điều này có thể do quyết định của người công nhân yêu cầu lương thực tế cao hơn, do chủ thuê tăng biên lợi nhuận của họ lên hoặc có thể do việc tăng tự định giá nhập khẩu

Những điều này được minh họa bằng sự dịch chuyển theo hướng đi lên của đường tổng cung:

Khi giá cả thị trường đầu vào tăng dẫn đến lợi nhuận giảm, thu hẹp quy mô sản xuất làm cho tổng cung giảm, đường tổng cung (AS) dịch chuyển lên trên Giá cả tăng từ P1 lên P2

3.3 Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ

Những nhà kinh tế học thuộc trường phái tiền tệ cho rằng lạm phát là do lượng cung tiền thừa quá nhiều trong lưu thông gây ra Cung tiền tăng chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền ngoại tệ khỏi mất giá so với trong nước; hay chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm phát

3.4 Các nguyên nhân khác

Lạm phát do xuất khẩu: xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng

Lạm phát do nhập khẩu: khi giá hàng hoá nhập khẩu tăng thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên

Lạm phát do sức ỳ của nền kinh tế: Nếu giá cả tăng đều với tỷ lệ nhất định trong khoảng thời gian dài và nền kinh tế không có sự thay đổi lớn về cung cầu hàng hóa, dân chung sẽ được dự kiến tỷ lệ lạm phát tương ứng cho năm tiếp theo, do đó nó sẽ được hoạch toán vào các hợp đồng của nên kinh tế

Biểu đồ 2: Lạm phát do chi phí đẩy

Trang 8

4 Tác động của lạm phát

Lạm phát đang là một trong những nguyên nhân khiến cho nền kinh tế suy thoái, kinh tế chính trị bất ổn, dẫn đến đời sống của con người càng thêm phần cơ cực Nhưng xét về góc độ tạo ra lợi ích cho xã hội, lạm phát còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống của con người trong xã hội

4.1 Tác động của lạm phát dự tính được:

Trong trường hợp lạm phát có thể được dự kiến trước thì các thực thể tham gia vào nền kinh tế có thể chủ động ứng phó với nó, tuy vậy nó vẫn gây ra những tổn thất cho xã hội:

Làm thay đổi giá tương đối một cách không mong muốn: trong trường hợp do lạm phát doanh nghiệp này tăng giá (và đương nhiên phát sinh chi phí thực đơn) còn doanh nghiệp khác lại không tăng giá do không muốn phát sinh chi phí thực đơn thì giá cả của doanh nghiệp giữ nguyên giá sẽ trở nên rẻ tương đối so với doanh nghiệp tăng giá Do nền kinh tế thị trường phân bổ nguồn lực dựa trên giá tương đối nên lạm phát đã dẫn đến tình trạng kém hiệu quả xét trên góc độ vi mô lạm phát thường sẽ dẫn đến giá cả tăng lên, các doanh nghiệp sẽ mất thêm chi phí để in ấn, phát hành bảng giá sản phẩm

Lạm phát có thể làm thay đổi nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân trái với ý muốn của người làm luật do một số luật thuế không tính đến ảnh hưởng của lạm phát Ví dụ: trong trường hợp thu nhập thực tế của cá nhân không thay đổi nhưng thu nhập danh nghĩa tăng do lạm phát thì cá nhân phải nộp thuế thu nhập trên cả phần chênh lệch giữa thu nhập danh nghĩa và thu nhập thực tế

Lạm phát gây ra sự nhầm lẫn, bất tiện: đồng tiền được sử dụng để làm thước đo trong tính toán các giao dịch kinh tế, khi có lạm phát cái thước này co giãn và vì vậy các cá nhân khó khăn hơn trong việc ra các quyết định của mình

4.2 Lạm phát không dự kiến được 4.2.1 Tác động đến lĩnh vực sản xuất

Tiêu cực: tỷ lệ lạm phát cao sẽ làm cho giá đầu vào và giá đầu ra biến động không ngừng gây ra sự mất ổn định đối với nhà sản xuất Sự mất giá của đồng tiền làm cho nghiệp vụ kế toán không còn chính xác nữa Những doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thấp sẽ có nguy cơ phá sản rất lớn

Tích cực: Tuy nhiên một tỉ lệ lạm phát vừa phải và ổn định có tác động tích cực đến nền kinh tế, nó làm tăng khối lượng tiền tệ trong lưu thông, do đó cung cấp thêm vốn cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh, kích thích sự tiêu dùng của chính phủ và người dân

Trang 9

4.2.2 Tác động đến tỉ lệ thất nghiệp

Giữa lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ nghịch biến: khi lạm phát tăng thì thất nghiệp giảm và ngược lại Theo “lý thuyết đánh đổi giữa lạm phát và việc làm” của A.W.Phillips thì một nước có thể mua một mức độ thất nghiệp thấp hơn nếu sẵn sàng trả giá bằng một tỉ lệ lạm phát cao hơn

4.2.3 Tác động đến lĩnh vực tiền tệ, tín dụng

Lạm phát làm cho quan hệ thương mại, tín dụng, ngân hàng bị thu hẹp Lượng tiền gửi vào ngân hàng giảm mạnh nên không đáp ứng được nhu cầu của người đi vay, người dân chuyển sang tích trữ vàng và các kênh đầu tư khác do đó ngân hàng gặp khó khăn trong viêc huy động vốn, hệ thống ngân hàng phải luôn cố gắng duy trì mức lãi suất ổn định, lãi suất danh nghĩa phải tăng lên cùng với tỷ lệ lạm phát Trong khi đó, người đi vay là những người có lợi từ sự mất giá của đồng tiền Do vậy hoạt động của hệ thống ngân hàng không còn bình thường nữa, chức năng kinh doanh tiền tệ bị hạn chế

4.2.4 Tác động đến cán cân ngân sách – chính sách tài chính của nhà nước

Lạm phát gây ra sự biến động lớn trong giá cả và sản lượng hàng hóa Khi lạm phát xảy ra thì những thông tin trong xã hội bị phả hủy do biến động của giá cả và làm cho thị trường bị rối loạn Khi đó khó cố thể phân biệt được doanh nghiệp làm ăn tốt hay kém Đồng thời làm cho nhà nước thiếu vốn, giảm các nguồn thu Do đó, các khoản chuyển nhượng, trợ cấp, phúc lợi xã hội hay các khoản đầu tư của nhà nước trong các ngành nghề, lĩnh vực đều bị cắt giảm Một khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt thì các mục tiêu cải thiên và nâng cao đời sống kinh tế xã hội sẽ không có điều kiện thực hiện

4.2.5 Tác động làm phân phối lại của cải trong xã hội

Lạm phát không chỉ gây ra rối loạn kinh tế, ngừng trệ sản xuất, và bóp méo hoạt động phân bổ nguồn lực xã hội, mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của mọi tầng lớp nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người nghèo và người có thu nhập thấp trong xã hội, do thu nhập không thay đổi kịp với tốc độ thay đổi giá Lạm phát giá lương thực có thể xóa tan thành quả công cuộc xóa đói giảm nghèo trong nhiều năm qua của các nước đang phát triển trên thế giới Lạm phát có xu hướng phân phối lại của cải từ những người có tài sản với lãi suất danh nghĩa cố định sang tay những người có những khoản nợ với lãi suất danh nghĩa cố định

Trang 10

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM 1 Lạm phát ở Việt Nam

Trong quá khứ Việt Nam có thời gian phải chịu lạm phát phi mã, với mức sụt giá của đồng tiền lên đỉnh hơn 700% vào năm 1987 Kể từ năm 1993, lạm phát đã được khống chế khá tốt và thường dưới 2 con số Giai đoạn từ năm 1999 đến 2001 là thời kỳ lạm phát thấp nhất của Việt Nam Trong khoảng thời gian này, CPI lần lượt chỉ ở mức 0.1%, -0.6% và 0.8% Thời kỳ này gắn liền với giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 – 1998

Lạm phát ở Việt Nam bắt đầu tăng cao từ năm 2004, cùng với giai đoạn bùng nổ của kinh tế thế giới và việc tăng giá của nhiều loại hàng hóa Năm 2007, chỉ số CPI tăng đến 12.6% và đặc biệt tăng cao vào những tháng cuối năm

Năm 2008 là một năm đáng nhớ đối với kinh tế vĩ mô cũng như tình hình lạm phát ở Việt Nam CPI đã liên tục tăng cao từ đầu năm, và mức cao nhất của CPI tính theo năm của năm 2008 đã lên đến 30% Kết thúc năm 2008, chỉ số CPI tăng 19.89%, tính theo trung bình năm tăng 22.97%

Năm 2009, suy thoái của kinh tế thế giới khiến sức cầu suy giảm, giá nhiều hàng hóa cũng xuống mức khá thấp, lạm phát trong nước được khống chế CPI năm 2009 tăng 6.52%, thấp hơn đáng kể so với những năm gần đây Tuy vậy, mức tăng này nếu so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới lại cao hơn khá nhiều

Năm 2010, chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát CPI cuối kỳ khoảng 7% Mục tiêu này có thể không được hoàn thành khi 2 tháng đầu năm CPI đã tăng 3.35% Ngoài ra, nền kinh tế hiện nay vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể dẫn đến lạm phát cao trong những tháng sắp tới

Biểu đồ 3: CPI cuối kỳ và trung bình giai đoạn 1992 - 2010

Trang 11

2 Nguyên nhân thực sự gây ra lạm phát ở Việt Nam

Có thể tóm tắt các yếu tố tác động đến lạm phát xuất phát từ 3 nguyên nhân chính: cung tiền tăng quá mức, giá hàng hóa thế giới tăng cao đột ngột, và sức cầu về hàng hóa trong nước tăng trong khi sản xuất chưa đáp ứng kịp

2.1 Cung tiền tăng quá mức

Thời gian qua, nhiều ý kiến đồng thuận cho rằng cung tiền được xem là nguyên nhân chính gây ra lạm phát ở Việt Nam Từ năm 2000 đến năm 2009, tín dụng trong nền kinh tế tăng hơn 10 lần, cung tiền M2 tăng hơn 7 lần, trong khi đó GDP thực tế chỉ tăng hơn 1 lần Điều này tất yếu dẫn đến đồng tiền bị mất giá Thực tế chúng ta dễ nhận thấy là lạm phát ở Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các quốc gia khác trong cùng thời kỳ, mặc dù cùng chịu chung cú sốc tăng giá của hàng hóa thế giới

Tại sao Việt Nam cần một mức tăng trưởng cung tiền cao như vậy? Nguyên nhân là do tỷ lệ đầu tư/GDP trong nền kinh tế Việt Nam khá cao, nhưng lại không tạo ra được một tốc độ tăng trưởng kinh tế tương ứng

Hàng năm, đầu tư trong nền kinh tế đều quanh mức 40% GDP Tỷ lệ đầu tư lớn này đòi hỏi một mức tăng trưởng tín dụng và cung tiền cao để phục vụ nhu cầu đầu tư Trong khi đó, tăng trưởng GDP chỉ quanh mức 7%, thậm chí năm 2008 và 2009 chỉ lần lượt đạt mức 6,19% và 5.32% Điều này cho thấy chất lượng tăng trưởng, đầu tư và phát triển ở Việt Nam vẫn cần được tiếp tục cải thiện Đây là nguyên nhân sâu xa khiển cho lạm phát luôn ở trong tình trạng chực chờ, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế vĩ mô

2.2 Nguyên nhân cung cầu hàng hóa

Ngoài nguyên nhân tiền tệ kể trên, chúng ta xem xét những nguyên nhân còn lại xuất phát từ phía cầu và phía cung hàng hóa (lạm phát chi phi đẩy (cost push) và cầu kéo (demand pull)) Đây là những nguyên nhân trực tiếp và dễ thấy nhất

Trong năm 2007, sự bùng nổ của nhu cầu tiêu dùng trong nước đã góp phần làm lạm phát tăng tốc Cũng trong khoảng thời gian đó, giá cả của hàng loạt nguyên nhiên liệu như xăng dầu, sắt thép, và lương thực đều tăng mạnh, kích hoạt cho một đợt tăng giá mạnh mẽ của hầu hết các hàng hóa và dịch vụ trong nước Lạm phát cao nhất tính theo năm đã lên tới 28% vào tháng 8/2008 Cuối năm 2008, với sự lao dốc của hầu hết các hàng hóa trên thế giới, lạm phát trong nước cũng được chặn đứng Lạm phát giảm xuống mức thấp nhất chỉ còn 1.97% (YoY) vào tháng 8/2009

Ngày đăng: 30/04/2024, 15:23

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan