đề tài phân tích hoạt động đãi ngộ lao động cho vị trí nhân viên bán hàng tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động này dưới góc nhìn

28 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
đề tài phân tích hoạt động đãi ngộ lao động cho vị trí nhân viên bán hàng tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động này dưới góc nhìn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Như vậy, đãi ngộ nhân lực chính là quá trình chăm lo đời sống vật chất cũng như tinh thần người lao động để họ có thể chuyên tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và qua đó góp phần hoàn

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH



TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Đề tài: Phân tích hoạt động đãi ngộ lao động cho vị trí Nhân viên bán hàng tại côngty cổ phần bánh kẹo hải hà từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

này dưới góc nhìn của anh/chị.

Trang 2

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH



TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Đề tài: Phân tích hoạt động đãi ngộ lao động cho vị trí Nhân viên bán hàng tại côngty cổ phần bánh kẹo hải hà từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

này dưới góc nhìn của anh/chị.

Trang 4

Mục lục

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÃI NGỘ 6

1.1Khái niệm đãi ngộ 6

1.2Vai trò của hoạt động đãi ngộ 6

1.3Các hình thức của hoạt động đãi ngộ 7

1.3.1Đãi ngộ tài chính 7

1.3.2Đãi ngộ phi tài chính 10

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đãi ngộ 10

1.4.1 Yếu tố bên trong doanh nghiệp 10

1.4.2 Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 12

CHƯƠNG II HOẠT ĐỘNG ĐÃI NGỘ LAO ĐỘNG CỦA NHÂN VIÊN BÁN HÀNG CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ 13

2.1 Tổng quan về Công ty 13

2.1.1 Giới thiệu chung 13

2.2.2 Thực trạng đãi ngộ phi tài chính 21

2.3 Đánh giá chung về chính sách đãi ngộ tài chính đối với 22

2.3.1 Thành công 22

2.3.2 Hạn chế 23

2.4 Nguyên nhân gây ra các nhược điểm 23

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÃI NGỘ CHO VỊ TRÍ NHÂN VIÊN BÁN HÀNG TẠI CTCP BÁNH KẸO HẢI HÀ 24

3.1 Hoàn thiện xây dựng chính sách lương 24

3.2 Hoàn thiện xây dựng chính sách thưởng 24

3.3 Hoàn thiện xây dựng chính sách phụ cấp 25

3.4 Hoàn thiện đãi ngộ thông qua đào tạo chuyên môn 25

KẾT LUẬN 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

Trang 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà

Trang 7

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÃI NGỘ1.1 Khái niệm đãi ngộ

“Đãi ngộ nhân lực là những hoạt động liên quan đến suốt cả quá trình làm việc của người lao động, ngay cả khi thôi việc Đãi ngộ nhân lực không chỉ bao gồm quá trình chăm lo đời sống vật chất mà còn cả đời sống tinh thần người lao động để người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và góp phần hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp” (PGS TS Hoàng Văn Hải, ThS Vũ Thùy Dương, 2010) Như vậy, đãi ngộ nhân lực bao gồm đãi ngộ tài chính và phi tài chính Doanh nghiệp cần kết hợp cả hai hình thức đãi ngộ này để đem lại hiệu quả cao cho công tác đãi ngộ nhân lực.

Còn theo PGS TS Nguyễn Ngọc Quân và ThS Nguyễn Văn Điểm (2012), “Đãi ngộ nhân lực là các khoản thù lao và những lợi ích dành cho người lao động Phúc lợi xã hội là khoản thù lao gián tiếp mà người lao động nhận được dưới dạng các hỗ trợ cho cuộc sống như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm sức khỏe, các chương trình giai trí, tham quan, nghỉ mát"

Như vậy, đãi ngộ nhân lực chính là quá trình chăm lo đời sống vật chất cũng như tinh thần người lao động để họ có thể chuyên tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và qua đó góp phần hoàn thành mục tiêu của tổ chức đã đề ra.

1.2 Vai trò của hoạt động đãi ngộ

- Với người lao động:

Đãi ngộ nhân sự tạo điều kiện để người lao động nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần, từ đó người lao động mới có động lực kích thích để làm việc, đạt hiệu quả cao, gia tăng thêm niềm tin với công việc, với doanh nghiệp và gắn kết người lao động làm việc lâu dài

- Với doanh nghiệp:

+ Đãi ngộ nhân sự là điều kiện đủ để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

+ Đãi ngộ nhân sự góp phần duy trì nguồn nhân lực ổn định, có chất lượng, nhờ đó đảm bảo thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đề ra.

Trang 8

+ Đãi ngộ nhân sự giúp nâng cao hiệu quả các chức năng quản trị nhân sự khác trong doanh nghiệp

+ Đãi ngộ nhân sự nhằm tạo lập một môi trường văn hóa nhân văn trong doanh nghiệp giúp tinh thần doanh nghiệp và người lao động được củng cố và phát triển

- Đối với xã hội:

Đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp giúp duy trình nguồn lực ổn định và có chất lượng cho xã hội từ đó góp phần đảm bảo ổn định cho kinh tế xã hội, tạo thuận lợi cho việc thực hiện chiến lược phát triển con người mỗi quốc gia.

1.3 Các hình thức của hoạt động đãi ngộ

1.3.1 Đãi ngộ tài chính

Đãi ngộ tài chính là quá trình chăm lo đời sống vật chất cho NLĐ thông qua các công cụ tài chính Đãi ngộ tài chính là khoản tiền, hiện vật hay dịch vụ mà NSDLĐ trả cho NLĐ theo hợp đồng lao động về một công việc mà NLĐ thực hiện Đãi ngộ tài chính không chỉ bù đắp hao phí lao động mà nó còn là công cụ quan trọng giúp nhà quản trị tạo động lực kích thích nhân viên làm việc hiệu quả (Bùi Thị Đào, 2023).

Đãi ngộ tài chính là khoản thù lao được trả cho một nhân viên để bù đắp hao phí lao động về vật chất và tinh thần Mức lương, thưởng, phúc lợi phải dựa trên cơ sở giá trị lao động, tính đến yêu cầu của quy luật giá trị, cung cầu và cạnh tranh nhân lực và phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

Đãi ngộ tài chính trong doanh nghiệp là hình thức đãi ngộ thực hiện bằng các công cụ tài chính, bao gồm nhiều loại khác nhau như tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp, cổ phần

+ Tiền lương: Tiền lương là sự biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thỏa thuận giữa NSDLĐ và NLĐ hoặc bằng pháp luật, pháp quy quốc gia, do NSDLĐ phải trả cho NLĐ theo hợp đồng lao động (Nguyễn Ánh Tuyết, 2022)

Các hình thức trả lương bao gồm:

 Trả lương theo thời gian: Nhân viên được trả lương theo thời gian làm việc: Giờ, tuần, tháng hoặc năm

Trang 9

 Trả lương hỗn hợp: Gồm kết hợp giữa trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm

Phương thức trả lương:

 Trả lương theo kết quả thực hiện công việc hay nhiệm vụ: Là hình thức trả lương dựa trên thành tích của cá nhân hoặc nhóm hoặc bộ phận trong doanh nghiệp  Trả lương theo công việc: Là cách tính lương dựa trên việc đánh giá giá trị của

mỗi công việc

 Trả lương theo hỗn hợp (3Ps): Là cách thức trả lương cho NLĐ dựa vào các yếu tố quyết định như giá trị công việc, kiến thức, kỹ năng của NLĐ, kết quả thực hiện công việc Tiền lương NLĐ nhận được phụ thuộc vào bản thân NLĐ, công việc họ đảm nhận và kết quả lao động của họ

+ Phụ cấp: Là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương (Chu Thị Thủy, 2019)

 Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Là loại phụ cấp nhằm bù đắp cho NLĐ làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nhưng chưa được xác định hoặc xác định chưa đủ mức lương

 Phụ cấp thâm niên: Là khoản tiền dùng để trả cho NLĐ đã được xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch lương hoặc trong ngạch lượng hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn hưởng thu cấp thâm niên vượt khung nhằm tạo động lực, khuyến khích NLĐ.

Trang 10

+ Thưởng: Là số tiền, tài sản hoặc các hình thức khác mà NSDLĐ thưởng cho NLĐ nhằm mục đích ghi nhận và khuyến khích NLĐ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của NLĐ (Nguyễn Ánh Tuyết, 2022)

Các hình thức thưởng:

 Thưởng do NLĐ hoàn thành nhiệm vụ thường xuyên và có đóng góp vào thành tích tập thể, nguồn thưởng từ lợi nhuận.

 Thưởng tiết kiệm vật tư: Thưởng tiết kiệm vật tư nhằm khuyến khích NLĐ nâng cao trong sử dụng, bảo quản tốt vật tư, khuyến khích NLĐ hạ thấp định mức tiêu hao vật tư trong một đơn vị sản phẩm để hạ giá thành sản xuất.

 Thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất: Thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm khuyến khích NLĐ phát huy tích cực sáng tạo trong lao động sản xuất và công tác để tăng năng suất lao động, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

 Thưởng cuối năm: Căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và mức độ hoàn thành công việc của NLĐ hàng năm, DN có kế hoạch thưởng cho NLĐ trên cơ sở các thỏa thuận trong HĐLĐ, thỏa ước tập thể và quy chế của đơn vị mình + Phúc lợi: Phúc lợi là phần hỗ trợ thêm cho NLĐ nhằm đảm bảo cuộc sống của họ, tạo điều kiện thuận lợi để tái sản xuất sức lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của gia đình NLĐ (Nguyễn Ánh Tuyết, 2022)

Các loại phúc lợi:

 Phúc lợi theo quy định của pháp luật: Gồm Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động

 Phúc lợi tự nguyện: Các loại phúc lợi bảo hiểm bao gồm bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm nhân thọ Các loại phúc lợi bảo đảm bao gồm bảo đảm thu nhập và bảo đảm hưu trí.

 Phúc lợi linh hoạt dành cho NLĐ: mặc thường phục một ngày trong tuần, giờ làm việc linh hoạt, làm việc từ xa, sắp xếp giờ nghỉ trưa, làm việc theo kết quả.

Trang 11

 Các dịch vụ xã hội khác: Gồm trợ cấp về giáo dục, đào tạo; dịch vụ nghề nghiệp; tư vấn cho NLĐ; phúc lợi chăm sóc y tế tại chỗ, thư viện và phòng đọc; dịch vụ giải trí; chương trình thể thao, văn hóa; chương trình dã ngoại

1.3.2 Đãi ngộ phi tài chính

Đãi ngộ phi tài chính là hình thức đãi ngộ được thực hiện thông qua các công cụ phi tài chính như: công việc, cơ hội thăng tiến, cơ hội được đào tạo, môi trường làm việc, điều kiện làm việc, bầu không khí làm việc (Bùi Thị Đào, 2023)

Các hình thức đãi ngộ phi tài chính:

- Đãi ngộ thông qua công việc: Được biểu hiện thông qua việc công được gia phù hợp với vị trí, khả năng và sở thích của NLĐ hay NLĐ được nhà quản lý giao việc quan trọng phù hợp

 Công việc mang lại thu nhập xứng đáng với công sức

 Công việc phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm, kiến thức xã hội

 Công việc mang lại cơ hội thăng tiến, lộ trình thăng tiến rõ ràng  Có cơ hội được đào tạo nâng cao năng lực

- Đãi ngộ thông qua môi trường làm việc: Tạo động lực thông qua môi trường làm việc được thực hiện dưới các hình thức như: Tạo dựng không khí làm việc, quy định và tạo dựng các quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong nhóm làm việc, tạo sự thi đua bán hàng, đảm bảo điều kiện vệ sinh và an toàn lao động, tổ chức các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hỗ trợ các hoạt động đoàn thể, quy định thời gian và giờ giấc làm việc linh hoạt Ngoài ra còn có, thái độ đối xủ của cấp trên với cấp dưới, các chuyến tham quan teambuilding cũng là những đãi ngộ phi tài chính mà doanh nghiệp thường cung cấp cho nhân viên

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đãi ngộ

1.4.1 Yếu tố bên trong doanh nghiệp

- Chiến lược phát triển doanh nghiệp, chiến lược và chính sách nguồn nhân lực doanh nghiệp

Trang 12

Chính sách phát triển nguồn nhân lực và các chính sách về đãi ngộ tài chính có mối quan hệ mật thiết với nhau trong giai đoạn phát triển khác nhau tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh Chính sách đãi ngộ tài chính phụ thuộc vào khả năng tài chính của DN, việc phân phối các nguồn tài chính cho tiền lương, tiền lương, tiền thưởng phải tính đến nỗ lực của NLĐ Các đãi ngộ tài chính cũng phụ thuộc vào các yếu tố năng suất lao động trong DN cao hay thấp, năng suất lao động của họ sẽ tạo nguồn tài chính dồi dào và do đó việc trả công dựa trên nguyên tắc sự đóng góp của NLĐ sẽ dẫn đến NLĐ được hưởng tiền công cao hơn và ngược lại.

- Bản thân người lao động

Mức độ hoàn thành công việc: Mục tiêu và nguyên tắc của chính sách đãi ngộ tài chính là đảm bảo mức lương, thưởng và các phúc lợi tương ứng với sự đóng góp vào kết quả hoàn thiện công việc Điều đó đảm bảo tính công bằng và khuyến khích người lao động làm việc.

Năng lực kinh nghiệm: Việc thực hiện đãi ngộ tài chính căn cứ vào năng lực thực hiện công việc, kinh nghiệm và năng lực cũng giúp NLĐ hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ tốt hơn đồng thời tác động đến kết quả hoàn thiện công việc của tập thể, nhóm, doanh nghiệp Đãi ngộ tài chính cần tính toán đến sự đóng góp kinh nghiệm của NLĐ đối với kết quả hoàn thành công việc để đưa ra những chính sách hợp lý.

- Yếu tố công việc của người lao động

Mức đãi ngộ tài chính cao hay thấp phụ thuộc vào giá trị của công việc như độ phức tạp của công việc, trách nhiệm đối với công việc, tầm quan trọng của công việc và điều kiện thực hiện công việc.

Công việc có độ phức tạp cao đòi hỏi người lao động phải có trình độ kỹ năng cao mới có thể hoàn thành được Sự phức tạp trong công việc cũng phản ánh về những khó khăn và yêu cầu cao để thực hiện công việc nên ngoài đòi hỏi trình độ kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp thì người lao động cũng cần phải có những phẩm chất nghề nghiệp và có trách nhiệm đối với công việc đó Ngược lại công việc đơn giản không đòi hỏi người lao động phải có trình độ, có kinh nghiệm và phẩm chất nghề nghiệp do đó trả công ở đó sẽ thấp Tầm quan trọng của công việc phản ánh giá trị của công việc đó Các công việc quan

Trang 13

trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả, hiệu quả sẽ được trả công cao hơn và công việc được triển khai trong điều kiện khó khăn hơn sẽ được trả công cao hơn do đòi hỏi người lao động phải có những nỗ lực cố gắng nhiều hơn khi thực hiện công việc

- Năng lực tài chính

Năng lực tài chính của doanh nghiệp là khả năng đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động trong doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu doanh nghiệp đề ra Tuy vậy, khi xem xét trên góc độ hay phạm vi khác nhau, nội dung cụ thể năng lực tài chính của DN có những điểm khác nhau Thông thường năng lực tài chính được xem xét trên hai góc độ: Năng lực tài chính tổng thể và năng lực tài chính cho tăng trưởng Doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt sẽ ngân sách ổn định dành cho quỹ lương, thưởng và xây dựng được những chương trình phúc lợi đa dạng cho NLĐ Bên cạnh đó, doanh nghiệp xây dựng được những chính sách đãi ngộ tài chính hợp lý, đúng đắn góp phần cân đối giữa chi phí và lợi nhuận để tái sản xuất mở rộng doanh nghiệp, đầu tư theo chiều sâu nhằm gia tăng năng suất và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

1.4.2 Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

- Chế tài, luật pháp của Nhà nước về đãi ngộ nhân lực

Khi nền kinh tế tăng trưởng thì cầu lao động gia tăng do đó giá cả của lao động do đó cũng tăng theo Trong nền kinh tế suy thoái các doanh nghiệp thường cắt giảm lao động, cung lao động trên thị trường lao động tăng do các doanh nghiệp có xu hướng giảm tiền công và khi lạm phát dẫn đến suy giảm về sức mua đồng tiền Do đó Nhà nước và các doanh nghiệp phải thực hiện điều chỉnh chính sách tiền công để đảm bảo tiền công thực tế có khả năng duy trì ổn định cuộc sống của người lao động.

Chính sách pháp luật đối với người lao động về tiền công là cơ sở để các doanh nghiệp triển khai xây dựng chính sách tiền công và hệ thống tiền công Theo Bộ Luật lao động Việt Nam (2019), Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ

- Thị trường lao động

Trang 14

Khi xây dựng và triển khai chính sách đãi ngộ tài chính trong DN cần tính đến tình hình cung cầu về lao động trên thị trường và mức lương đối với chức danh công việc của doanh nghiệp cùng ngành Có nhiều ngành nghề dư thừa nhân lực nhưng cũng có nhiều ngành nghề thiếu hụ nhân lực Vì vậy doanh nghiệp cần có những chính sách tiền công thích hợp đảm bảo thu hút phù hợp với người tài, đảm bảo tính cạnh tranh giá cả sinh hoạt và sức mua của đồng tiền, tiền công có chức năng đảm bảo tái sản xuất sức lao động, tái sản xuất mở rộng sức lao động cho người lao động Do đó tiền công được đảm bảo chú trọng đến điều kiện sinh hoạt Đó là những dịch vụ cần thiết để người lao động có tiền trả và làm việc hiệu quả Do đó việc trả công phải tính đến giá cả hàng hóa dịch vụ, khi giá cả hàng hóa dịch vụ có lạm phát để tiền công thực tế đảm bảo ổn định và cải thiện cuộc sống của người lao động trong doanh nghiệp.

CHƯƠNG II HOẠT ĐỘNG ĐÃI NGỘ LAO ĐỘNG CỦA NHÂN VIÊN BÁNHÀNG CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ

2.1 Tổng quan về Công ty

2.1.1 Giới thiệu chung

Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà (HAIHACO ) là một trong những doanh nghiệp chuyên sản xuất bánh kẹo lớn nhất tại Việt Nam

Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ

Tên giao dịch quốc tế: HAIHA CONFECTIONERY JOINT - STOCK COMPANY Tên viết tắt: HAIHACO

Fax: (+84.4) 8631683/8638730 Website: http://www.haihaco.com.vn Email: haihaco@hn.vnn.vn

Công ty được thành lập từ năm 1960 trải qua hơn 50 năm phấn đấu và trưởng thành Công ty đã không ngừng lớn mạnh, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh Với đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, chiến lược kinh doanh tốt, đội ngũ kỹ sư được đào tạo chuyên ngành có năng lực và lực lượng công nhân giỏi tay nghề Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà đã tiến bước vững chắc và phát triển liên tục để giữ vững uy tín và chất lượng xứng đáng với niềm tin yêu của người tiêu dùng.

Ngày đăng: 30/04/2024, 14:59

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan