đề tài chương 8 tài chính và gọi vốn khởi nghiệp

29 0 0
đề tài chương 8 tài chính và gọi vốn khởi nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cấu trúc của thị trường tài chính a Căn cứ vào thời gian sử dụng vốnThị trường tiền tệ – Thị trường vốn ngắn hạn, nơi mua, bán các công cụ tài chính ngắn hạn dưới một năm – Các công cụ t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trang 2

TÀI CHÍNH VÀ GỌI VỐN KHỞI NGHIỆP I.Tổng quan về thị trường tài chính

1.Khái niệm

Thị trường tài chính là nơi các nhà đầu tư, doanh nghiệp và chính phủ mua bán các tài

sản chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ và phái sinh

Hoạt động giao dịch này giúp phân bổ nguồn vốn từ những chủ thể thừa vốn sang những chủ thể thiếu vốn để đầu tư và phát triển kinh tế.

2.Các chủ thể tham gia trên thị trường tài chính

3.Chức năng của thị trường tài chính

- Dẫn nguồn tài chính từ những chủ thể có khả năng cung ứng nguồn tài chính đến nhữngchủ thể cần nguồn tài chính.

- Tăng khả năng thanh khoản cho các chứng khoán.

- Cung cấp thông tin kinh tế và đánh giá giá trị của doanh nghiệp hoạt động trên thị trường.

4 Vai trò của thị trường tài chính

Trang 3

● Thu hút, huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước, đồng thời khuyến khích tiết kiệm và đầu tư.

● Góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính.

● Thực hiện chính sách tài chính, chính sách tiền tệ của nhà nước.

5 Cấu trúc của thị trường tài chính

a) Căn cứ vào thời gian sử dụng vốn

Thị trường tiền tệ

– Thị trường vốn ngắn hạn, nơi mua, bán các công cụ tài chính ngắn hạn dưới một năm – Các công cụ tài chính ngắn hạn ở Việt Nam bao gồm tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, hợp đồng mua lại chứng khoán

(Repo), giấy nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

Thị trường vốn

– Thị trường vốn trung và dài hạn, nơi mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn trên 1 năm

– Chứng khoán trung và dài hạn bao gồm trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường

b) Căn cứ theo phương thức huy động nguồn tài chính

Trong thị trường nợ, mối quan hệ giữa chủ thể phát hành công cụ nợ và nhà đầu tư là mốiquan hệ tài chính Còn trong thị trường vốn cổ phần thì hai chủ thể có mối quan hệ đồng sở hữu.

– Phần lớn có thể xác định trước phần thu nhập của thị trường nợ Còn đối với thị trường vốn cổ phần thì không thể xác định được.

– Thị trường nợ có thời hạn thanh toán được xác định trước đó trong hợp đồng Còn đối với thị trường vốn cổ phần, thời hạn là điều không thể xác định.

– Thị trường vốn cổ phần mang đến cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư mức rủi ro cao hơnso với thị trường nợ.

– Thị trường nợ là thị trường phù hợp với các nhà đầu tư cần sự an toàn, còn các nhà đầu tư mạo hiểm mong muốn lợi nhuận cao thì thị trường vốn cổ phần là một lựa chọn hoàn hảo.

– Trong thị trường nợ, chủ thể sở hữu công cụ nợ phải thanh toán lãi cho các cổ đông khi đến kỳ hạn thanh toán trong hợp đồng Còn trong thị trường cổ phần, các chủ sở hữu công cụ nợ không cần thanh toán cổ tức cho cổ đông khi đến kỳ thanh toán.

c) Căn cứ theo sự luân chuyển các nguồn tài chính

Trang 4

Thị trường chứng khoán sơ cấp: là nơi diễn ra giao dịch mua, bán các loại cổ phiếu mới

phát hành

Các công ty có nhu cầu huy động vốn sẽ bán ra thị trường số cổ phần nhất định, mục đíchnhằm tạo ra nguồn vốn cho công ty.

Ví dụ: Một công ty A cần có thêm vốn để mở rộng kinh doanh, và phát triển dịch vụ Thế nên, công ty quyết định bán ra 30% cổ phần (quyền sở hữu công ty) Con số 30% cổ phần này sẽ được bán ra dưới cái tên chứng khoán mới phát hành Hoạt động mua, bán giữa nhà đầu tư B và công ty A được xem là giao dịch chứng khoán trên thị trường sơ cấp.

Thị trường chứng khoán thứ cấp: là nơi mua, bán các loại chứng khoán đã được phát

hành trên thị trường sơ cấp.

Đây là nơi giao dịch giữa các chứng khoán đã phát hành Nhà đầu tư mua đi bán lại tùy thuộc vào mục đích riêng như tích lũy, đầu cơ,…

Ví dụ: Nhà đầu tư mua 30% chứng khoán do công ty A phát hành Sau một thời gian, giá chứng khoán của tăng mạnh Nhà đầu tư B quyết định bán cho một nhà đầu tư khác để lấy tiền chênh lệch Giao dịch buôn bán này được thực hiện thông qua trung gian là một công ty chứng khoán Giao dịch này không tạo thêm vốn cho công ty vì 30% chứng khoán này do nhà đầu tư sở hữu Việc mua bán chứng khoán giữa các nhà đầu tư được diễn ra trên thị trường thứ cấp.

d) Căn cứ vào tính chất pháp lý

Thị trường chính thức: Là thị trường tuân thủ 100% các quy định và đặt dưới sự giám sát

chặt chẽ của Chính phủ và các cơ quan quản lý.

Các chủ thể tham gia vào thị trường chính thức được pháp luật thừa nhận và bảo vệ Do đó, rủi ro gặp phải là thấp.

Khả năng tiếp cận các nguồn vốn trên thị trường chính thức bị hạn chế, chịu nhiều ràng buộc do các hoạt động như huy động, cung ứng, giao dịch các nguồn tài chính đều được thực hiện theo những nguyên tắc và thể chế do nhà nước qui định.

Ví dụ thoạt động mua bán chứng khoán trên sàn giao dịch như HOSE, HNX được coi là thị trường chính thức Ở đó người mua và người bán (hoặc đại lý môi giới của họ) gặp nhau và có thời gian giao dịch cụ thể để tiến hành gia dịch buôn bán.

Thị trường phi chính thức: Là thị trường không tuân thủ 100% các quy định Sự giám sát

của Chính phủ và các cơ quan quản lý cũng ít chặt chẽ hơn so với thị trường chính thức.

Ví dụ điển hình của thị trường phi chính thức là thị trường trao tay, trong đó các nhà buôn sẵn sàng mua và bán chứng khoán theo kiểu mua bán thẳng cho bất kỳ ai.nên thị trường theo kiểu này có tính cạnh tranh cao.

Trang 5

Tiêu chíThị trường chính thứcThị trường phi chính thức

1 Sự quản lí của Chính phủ Chặt chẽÍt chặt chẽ hơn2 Khả năng tiếp cận nguồn

vốn Hạn chế, khó khăn và nhiều ràng buộc Dễ dàng và ít ràng buộc hơn

6) Công cụ trên thị trường tài chính

Tín phiếu kho bạc công cụ vay nợ ngắn hạn của chính phủ do Kho bạc hoặc NHNN phát

hành để bù đắp cho những thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước thường có kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hay 9 tháng Tín phiếu kho bạc thường được coi là không có rủi ro tín dụng (rủi ro phá sản) Bởi vì được phát hành bởi Chính phủ nên rất khó xảy ra khả năng vỡ nợ, tính thanh khoản cao là do đây là công cụ an toàn nhất trên thị trường tiền tệ nên được ưa chuộng chính vì thế khi chũng ta cần vốn có thể bán cho NĐT một cách dễ dàng Tín phiếu được bán thấp hơn mệnh giá và thanh toán theo mệnh giá khi đáo hạn, chứ không trả lãi trong kỳ

VD; tín phiếu kho bạc mệnh giá là 100 triệu nhưng khi NĐT A mua thì chỉ có 98tr với kỳ hạn 3 tháng thì trong khoảng thời gian này NĐT sẽ không được nhận bất kỳ tiền lãi nào mà chỉ nhận khi đáo hạn Và số tiền NĐT A nhận khi đáo hạn là 100tr bằng với mệnh giá Nhưng vào tháng 2 NĐT muốn bán tín phiếu cho 1 NĐT khác thì NĐT A này sẽ bán với giá 99tr để thu về lợi nhuận.

Chứng chỉ tiền gửi là một loại giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành để huy dộng vốn từ

các tổ chức cá nhân khác CCTG có giá trị như một quyển sổ tiết kiệm để chứng nhận quyền sở hữu một khoản tiền có kỳ hạn

Hợp đồng Repo hay còn gọi là thỏa thuận mua lại là hợp đồng mua bán chứng khoán

với cam kết của người bán sẽ mua lại chứng khoán đó từ người mua với một mức giá cụ thể vào một ngày cụ thể trong tương lai.

Về mặt bản chất, thỏa thuận mua lại là một khoản vay có tài sản thế chấp, Chênh lệch giữa giá mua lại và giá bán chính là tiền lãi của khoản vay Hợp đồng mua lại thường được kí kết theo các kì hạn tiêu chuẩn như 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần hay 1, 2, 3 tháng hay 6 tháng

Trái phiếu Chính Phủ: Trái phiếu do chính phủ phát hành xác nhận nghĩa vụ trả nợ và

lãi của chính phủ đối với người sở hữu trái phiếu Trái phiếu Chính phủ được coi là một trong những loại tài sản có tính an toàn cao, có khả năng bảo toàn vốn cho người mua gầnnhư là tuyệt đối và mang lại lãi suất ổn định trong suốt thời gian nắm giữ Thời hạn của các loại TPCP sẽ có sự khác biệt tuỳ từng đợt phát hành, thường kéo dài từ 1 – 30 năm.

Trang 6

Cổ phiếu thường: là công cụ tài chính thể hiện quyền sở hữu trong công ty và cho phép

cổ đông được hưởng các quyền lợi thông thường trong doanh nghiệp.

Hợp đồng mua bán cổ phiếu có kỳ hạn là một sản phẩm phái sinh cho phép nhà đầu tư

cam kết hợp đồng mua hoặc bán một loại cổ phiếu tại một thời điểm trong tương lai với một mức giá xác định trước tại thời điểm ký kết hợp đồng Giá hợp đồng mua bán kỳ hạn phụ thuộc trực tiếp vào giá cổ phiếu trên thị trường trao ngay

Hợp đồng tương lai cổ phiếu: tương tự như hợp đồng kỳ hạn song được niêm yết trên

thị trường tương lai Các chi tiết chuẩn của hợp đồng mua bán được sở giao dịch xây dựng Các nhà đầu tư chỉ có thể thương lượng giá mua bán Sở giao dịch có trách nhiệm đảm bảo thanh toán các hợp đồng.

II.Tổng quan về thị trường tài trợCác phương thức tài trợ doanh nghiệp

1 Tự Khởi Động (Bootstrap)1.1 Khái niệm

- Bootstrap bắt nguồn từ cụm từ “pull yourself up by your bootstraps”, có nghĩa là tự mình làm một việc gì đó mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào.

- Trong kinh doanh, “bootstrap” là việc các doanh nghiệp tự khởi động, duy trì sử

dụng lợi nhuận của doanh nghiệp tạo ra để tài trợ cho việc mở rộng doanh nghiệp hay những cơ hội mới.

1.2 Đặc điểm

- Đối với hình thức này, người khởi nghiệp (doanh nhân sáng lập) là nhà đầu tư duy nhất ngay từ đầu

- Vốn đầu tư của người sáng lập thường bắt đầu từ ít hoặc rất ít vốn do đến từ tiền tiết kiệm của chủ sở hữu.

Vd: Trường hợp khởi nghiệp của chuỗi thương hiệu gà rán KFC, ông Harland

Sanders vào độ tuổi 65 đã dùng số tiền trợ cấp ít ỏi chỉ khoảng 105 đô la cùng với lòng kiên trì đi khắp nước Mỹ tìm kiếm cơ hội kinh doanh dù bị từ chối hơn 1000 lần đã thành công tạo nên chuỗi thương hiệu gà rán nổi tiếng trên toàn thế giới

1.3 Ưu và nhược điểm của phương thức

Với việc “tự thân vận động”, vận hành và phát triển công ty bằng nguồn vốn của chính mình thì các doanh nhân sẽ có được một số lợi ích và bất lợi như sau:

1.3.1 Ưu điểm

- Người chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định, quyền kiểm soát về vấn đề tài

chính và hướng phát triển của công ty trong tương lai

- Tự do thực hiện ý tưởng, sáng tạo và thử nghiệm mà không bị ràng buộc bởi các điều khoản đầu tư.

- Tăng trưởng bền vững, lâu dài do doanh nghiệp phát triển dựa trên nguồn lực tự có.

Trang 7

1.3.2 Nhược điểm

- Người chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn do là nhà đầu tư duy nhất ngay từ đầu

- Ít lợi nhuận hơn do chỉ sử dụng những khoản lợi nhuận để kinh doanh thay vì tìm các nhà đầu tư bên ngoài.

- Thiếu chắc chắn do không thể dự đoán được khi nào lợi nhuận sẽ có để tài trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp.

- Hạn chế khả năng mở rộng quy mô và tốc độ phát triển chậm bởi cần nhiều thời gian hơn để tích lũy nguồn lực và phát triển thị trường.

2 Tài trợ của chính phủ (Government Financing)2.1 Khái niệm

- Tài trợ của chính phủ là việc chính phủ cung cấp nguồn tài chính hoặc hỗ trợ khác nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp trong giai đoạn đầu phát triển - Hầu hết các chính phủ đều có những chương trình ưu đãi về thuế, đầu tư hay trong một số trường hợp trợ cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Vd: Chính phủ Thái Lan không thu thuế thu nhập cá nhân trong vòng 10 năm đối

với nhà đầu tư khi đầu tư vào 10 lĩnh vực công nghiệp chủ chốt về công nghệ và sáng tạo theo quy định

Tại Ấn Độ, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong Chương trình hành động của Ấn Độ sẽ được miễn thuế TNDN trong vòng 3 năm.

Đối với Việt Nam, do nguồn vốn chính phủ còn hạn hẹp và có quy định sử dụng vốn rất chặt chẽ, chưa có các cơ chế để tài trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo mà chủ yếu chỉ tài trợ cho giai đoạn nghiên cứu và phát triển, chẳng hạn như NAFOSTED và NATIF.

2.3 Ưu và nhược điểm của phương thức

Đối với hình thức này các doanh nhân sẽ có được một số lợi ích và bất lợi như sau:

2.3.1 Ưu điểm

- Giúp nhà khởi nghiệp không phải pha loãng sở hữu của mình tại doanh nghiệp - Cung cấp nguồn vốn giúp doanh nghiệp khởi nghiệp giảm bớt gánh nặng tài chính để tập trung vào phát triển và vận hành.

- Thông qua các chính sách tài trợ, ưu đãi chính phủ chia sẻ rủi ro với các doanh nghiệp.

2.3.2 Nhược điểm

- Tỷ lệ cạnh tranh cao do số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp đăng ký tài trợ chính phủ thường rất lớn => Nên tỷ lệ thành công thấp.

- Quá trình xem xét, phê duyệt và giải ngân mất nhiều thời gian do các thủ tục

Trang 8

3.1 Khái niệm

- Tài trợ ngân hàng là phương thức tài trợ truyền thống nhất và thường là suy nghĩ đầu tiên của mọi người khi họ cân nhắc việc tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình.

- Ngân hàng sẽ cung cấp tài chính hoặc các khoản vay cho các cá nhân sở hữu kế hoạch kinh doanh vững chắc Kế hoạch kinh doanh của startup phải có cấu trúc tốt, phương thức hoạt động, dự báo lợi nhuận và thời gian đáo hạn ước tính hợp lý - Việc cung cấp tài chính của các ngân hàng có hai hình thức: cho vay vốn và hạn mức tín dụng

3.2 Cho vay vốn

- Vay vốn từ ngân hàng bằng phương thức thế chấp tài sản được biết đến là một trong các cách huy động vốn mà đông đảo các nhà khởi nghiệp chọn lựa

- Khi vay vốn, các doanh nghiệp phải cung cấp báo cáo tài chính và kế hoạch kinh doanh của mình

- Hiện nay, một số ngân hàng cho vay khởi nghiệp như Vpbank, Tpbank, BIDV, Agribank, Vietinbank.

Vd: Vietcombank dành nguồn vốn 160.000 tỉ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

với mức suất vay chỉ từ 5,3%/năm và cố định trong các kỳ Đồng thời, có thể vay tối đa lên tới 70% giá trị tài sản đảm bảo, thời hạn vay lên tới 15 năm

3.3 Hạn mức tín dụng

- Hạn mức tín dụng là những lựa chọn tốt cho các chủ doanh nghiệp muốn linh hoạt trong việc trả nợ và tín dụng mà họ có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp - Khoản tiền mà các nhà khởi nghiệp phải thanh toán so với số tiền nợ ngân hàng hàng tháng là rất thấp.

Vd: Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội kinh doanh, Maritime Bank

dành Gói tín dụng lên đến 10.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi với lãi suất chỉ từ 6.99%/

- Không làm loãng quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp.

- Số vốn huy động được lớn do tỷ lệ thuận với tài sản bảo đảm

- Ngân hàng có thể cung cấp cho doanh nghiệp dịch vụ tư vấn tài chính, giúp doanh nghiệp sử dụng vốn vay hiệu quả.

3.3.2 Nhược điểm

Trang 9

- Thủ tục vay vốn phức tạp do doanh nghiệp phải chuẩn bị nhiều hồ sơ, giấy tờ để vay vốn ngân hàng.

- Điều kiện vay vốn khắt khe bởi phải đáp ứng các điều kiện về tài chính và hoạt động kinh doanh mới được chấp nhận khoản vay.

- Phải trả lãi suất và gốc vay tạo ra gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp.

- Nguy cơ mất tài sản đảm bảo, nếu doanh nghiệp không trả được nợ vay, ngân hàng có thể thu giữ tài sản.

4 Bạn bè và gia đình (Friends and family)4.1 Khái niệm

- Một hình thức phổ biến để tài trợ cho giai đoạn đầu khởi nghiệp là nhờ sự giúp đỡ của những người mình quen biết cá nhân như bạn bè, những người thân trong gia đình.

- Theo Global Entrepreneurship Monitor, 5% người trưởng thành ở Mỹ đã đầu tư vào một công ty do người quen thành lập.

Vd: Bạn A có ý định kinh doanh cá viên chiên mà không đủ vốn đầu tư nên quyết

định kêu gọi bạn bè cùng kinh doanh và vay thêm từ gia đình 50tr đồng.

4.1.1 Lưu ý

- Trước khi khởi nghiệp, nên có kế hoạch kinh doanh rõ ràng, giải thích một cách rành mạch những thứ đang được chuẩn bị, cần bao nhiêu vốn đầu tư, định hướng kinh doanh, cách thức để có thể thu lại lợi nhuận, trong khoảng bao lâu sẽ có lời và hoàn trả lại vốn vay.

- Caron Beesley, chuyên gia tiếp thị nội dung và cộng tác viên của SBA đưa ra lời

khuyên khi các nhà khởi nghiệp theo phương pháp này nên “Thu hẹp danh sáchcủa mình xuống với bạn bè hoặc gia đình, những người có niềm tin rằng bạn sẽthành công, những người hiểu kế hoạch của bạn và những người rõ ràng về rủiro.”

4.2 Cách thức huy động vốn

- Gặp mặt và trao đổi trực tiếp

Vd: Hẹn một buổi cà phê hay tại một nhà hàng nào đó để có thể dễ dàng trình bày

cho người thân/bạn bè về dự án của bản thân

- Tổ chức sự kiện (buổi tiệc gặp mặt nhỏ phục vụ đồ ăn nhẹ và đồ uống)

 Đây là hình thức mà nhiều nhà khởi nghiệp áp dụng thành công, tìm kiếm được các nhà đầu tư tiềm năng mà hạn chế được tình huống khó xử cho mọi người

- Gửi tin nhắn SMS or Messenger, Zalo

4.3 Đặc điểm

- Dễ tiếp cận và mang tính linh hoạt cao.

- Phù hợp với những doanh nhân mới, chưa có nhiều mối quan hệ làm ăn và sở hữu hồ sơ năng lực tốt

4.4 Ưu và nhược điểm của phương thức

Trang 10

4.4.1 Ưu điểm

- Ít xảy ra kiện tụng nếu đầu tư không thành công.

- Không cần trả lãi, hoặc lãi suất khá thấp so với việc vay nợ từ các nguồn khác - Do là mối quan hệ thân quen nên các bên dễ dàng tự thỏa thuận linh hoạt với nhau về thời gian và phương thức trả

4.4.2 Nhược điểm

- Hầu hết nhà đầu tư là bạn bè, người thân nên họ không am hiểu kinh doanh nên có thể không thể hỗ trợ ta về chuyên môn và đưa ra lời hướng dẫn chính xác.

- Tạo ra căng thẳng và ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ nếu dự án thất bại hoặc không đạt được kết quả như mong đợi.

- Số vốn huy động được bị hạn chế, gần như chỉ có thể thực hiện 1 lần, huy động vốn nhiều lần bằng cách này gần như không khả thi.

5.Nhà đầu tư thiên thần (Angels Investor)

- Thuật ngữ “thiên thần” đến từ nhà hát Broadway, khi những người giàu chi tiền để thúc đẩy các tác phẩm trên sân khấu

- Cụm từ “nhà đầu tư thiên thần” được sử dụng lần đầu tiên bởi nhà sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Đầu tư Mạo hiểm – William Wetzel

- Nhà đầu tư thiên thần (Angel investor) - Nhà đầu tư hạt giống là cá nhân hoặc tổ chức có nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư hay có nhiều kinh nghiệm thực tế quản trị

- Mục đích của các nhà đầu tư là đổi lấy quyền sở hữu công ty bằng cách trực tiếp mua cổ phần hoặc dựa vào các khoản nợ chuyển đổi

Vd: Điển hình và quen thuộc hơn với chúng ta là Chương trình Shark

Tank-Thương vụ bạc tỷ.

5.2 Đặc điểm

- Nhà đầu tư là người có khối tài sản lớn, có bối cảnh gia đình làm kinh doanh hoặc mạng lưới quan hệ tốt

- Là những nhà đầu tư chuyên nghiệp trong khởi nghiệp đặc biệt là vào giai đoạn đầu phát triển, có xu hướng đầu tư bằng tiền mặt của cá nhân hoặc gia đình

- Ngoài việc mang lại nguồn tài chính lớn, còn mang đến giá trị cho các công ty khởi nghiệp bằng cách chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của họ về kinh doanh - Từ năm 2017 đến nay, hoạt động của các nhà đầu tư thiên thần ở Việt Nam có tính hệ thống, chuyên nghiệp hơn, thông qua việc kết nối, hình thành một số câu lạc bộ, mạng lưới đầu tư cho khởi nghiệp như: VIC Impact, Angel4us, Công ty cổ phần tư nhân Đầu tư và Khởi nghiệp quốc gia,

5.2.1 Lưu ý

- Nên tìm một cá nhân hiểu biết về ngành và mô hình kinh doanh và có thể mang

đến giá trị thực ra xem xét, trao đổi Nếu họ có trải nghiệm trong lĩnh vực hoạt

Trang 11

động của chúng ta và họ nghĩ rằng họ có thể giúp gia tăng những nỗ lực của chúng ta thì sẽ dễ dàng hơn cho họ vượt qua chướng ngại trong đầu tư

5.3 Ưu và nhược điểm của phương thức5.3.1 Ưu điểm

- Ít rủi ro hơn so với việc vay thế chấp bởi nhà đầu tư thường tham gia cố vấn và đề xuất chiến lược kinh doanh, bán hàng, marketing và mối quan hệ đối tác để giúp các công ty khởi nghiệp phát triển.

- Tỷ lệ thành công cao.

- “Thừa hưởng” sự uy tín và mối quan hệ có lợi từ các nhà đầu tư thiên thần

- DNKN có thể tìm kiếm các cơ hội hợp tác và liên kết với các công ty khác, đồng thời cũng có thể được giới thiệu với các nhà đầu tư khác để thu hút nguồn vốn trong giai đoạn phát triển sau này.

5.3.2 Nhược điểm

- Các nhà đầu tư thiên thần cung cấp vốn đầu tư thấp hơn so với các nhà đầu tư mạo hiểm.

- Nguy cơ bị mất hoàn toàn quyền kiểm soát để đổi lấy các quyền lợi về kinh tế.

Thậm chí nhiều công ty còn phải đánh đổi đến 50% cổ phần để nhận được sự đầu tư

- Chịu nhiều áp lực về tốc độ phát triển và tỷ lệ lợi nhuận, nhằm đạt được kỳ vọng theo thỏa thuận gọi vốn ban đầu.

- Cạnh tranh cao do rất nhiều startup tìm kiếm nguồn vốn từ nhà đầu tư thiên thần.

6. Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital)6.1 Khái niệm

- Quỹ đầu tư mạo hiểm là một tập hợp số tiền vốn của các nhà đầu tư để đầu tư rót vốn vào các công ty mới thành lập hoặc chưa niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán nhưng có tiềm năng tốt và hứa hẹn sẽ tăng trưởng, phát triển trong tương lai.

6.2 Các giai đoạn tài trợ vốn

- Pre-seed (Gieo hạt): Giai đoạn người sáng lập công ty cố gắng biến một ý tưởng

thành một kế hoạch kinh doanh Họ cần cố vấn và người tài trợ sớm.

- Seed funding (Nảy mầm): Giai đoạn công ty tìm cách tung ra sản phẩm đầu tiên

của mình, vì chưa có doanh thu nên họ cần quỹ đầu tư mạo hiểm để tài trợ cho toàn bộ hoạt động của công ty.

- Early-stage funding (Cấp vốn giai đoạn đầu): Giai đoạn doanh nghiệp đã phát

triển được một sản phẩm, cần thêm vốn để đẩy mạnh sản xuất và bán hàng Các vòng cấp vốn được ký hiệu theo chiều vốn tăng dần, chẳng hạn như series A, series B, series C…

- Late-stage funding (Cấp vốn giai đoạn cuối): Giai đoạn doanh nghiệp đã có

doanh thu và chứng tỏ được sự tăng trưởng mạnh mẽ của mình, lúc này doanh nghiệp có thể chưa có lãi nhưng triển vọng đầy hứa hẹn.

Trang 12

6.3 Đặc điểm

- Quỹ đầu tư mạo hiểm là một dạng vốn cổ phần tư nhân, là một hình thức tài trợ được cung cấp bởi các doanh nghiệp hay các quỹ cho các doanh nghiệp mới nổi nhỏ, ở giai đoạn đầu mà các doanh nghiệp này có tiềm năng phát triển nhanh

- Quỹ đầu tư mạo hiểm thường được hình thành tư việc gây quỹ từ các định chế tài chính lớn, các quỹ hưu bổng và các cá nhân rất giàu có.

- Quỹ đầu tư mạo hiểm có xu hướng đầu tư sau khi các nhà đầu tư thiên sứ đã đầu tư vào.

- Việc đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm xảy ra sau vòng “seeding funding” ban đầu Vòng đầu tiên gọi là “Series A”.

- Khi tham gia vào các quỹ đầu tư mạo hiểm nhà đầu tư không cần ký quỹ hoặc đặt cọc.

- Các chuyên gia quản lý nguồn vốn đầu tư là những người hướng dẫn, trực tiếp hỗ trợ và đồng thời cung cấp chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển mạnh hơn, có chỗ đứng trên thị trường.

6.4 Ưu và nhược điểm của phương thức6.4.1 Ưu điểm

- Nhà đầu tư có quyền triển khai các quyết định liên quan đến công ty họ đầu tư - Tại công ty đầu tư mà họ rót vốn vào nhà đầu tư của quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ được góp phần vào vốn chủ sở hữu.

- Nhà đầu tư sẽ nhận được lợi nhuận lớn trong tương lai khi doanh nghiệp mà họ đầu tư vốn phát triển tốt.

- Quỹ đầu tư mạo hiểm tạo ra nguồn vốn để các doanh nghiệp Startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

6.4.2 Nhược điểm

- Nhà đầu tư phải đối mặt với rủi ro lớn vì các doanh nghiệp mà họ đầu tư là những doanh nghiệp startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ Khi doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu khởi nghiệp sẽ có nhiều vấn đề xảy ra.

- Nhà đầu tư có thể chịu thua lỗ nếu không quản lý chặt chẽ hoặc doanh nghiệp được đầu tư không có kế hoạch sử dụng nguồn vốn đầu tư hợp lý.

- Nguy cơ bị mất hoàn toàn quyền kiểm soát để đổi lấy các quyền lợi về kinh tế KHÁC BIỆT NHÀ ĐẦU TƯ THIÊN THẦN VÀ MẠO HIỂM

1 Giai đoạn đầu tư

- Thường đầu tư vào giai đoạn ban đầu của các công ty khởi nghiệp, khi công tycần vốn để bắt đầu hoạt động và phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ đầu tiên Giaiđoạn góp vốn thường từ cuối giai đoạn hoàn thiện công nghệ kỹ thuật cho đến đầu

giai đoạn gia nhập thị trường.

- Nhà đầu tư mạo hiểm: Thường tập hợp khoản đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau,

chú trọng đầu tư vào giai đoạn sinh lời của các công ty khởi nghiệp Lúc này,

Trang 13

công ty đã điều chỉnh mô hình kinh doanh, cần vốn để tăng trưởng và mở rộng thị trường Các nhà đầu tư mạo hiểm thường hỗ trợ công ty tăng trưởng cho đến khi sẵn sàng trở thành công ty đại chúng hoặc công ty được mua lại

2 Mức độ rủi ro

- Nhà đầu tư thiên thần và nhà đầu tư mạo hiểm đều sẵn sàng chấp nhận rủi ro cho

khoản đầu tư Nhà đầu tư thiên thần đầu tư sớm hơn nhà đầu tư mạo hiểm nênthường sẽ có rủi ro cao hơn đối với các khoản đầu tư

Tuy nhiên, các quỹ đầu tư mạo hiểm là hình thức quỹ đầu tư nên phải chịu áp lực lớn đến từ những người đã góp vốn vào quỹ Do vậy, trong mối quan hệ đầu tư, các startup sẽ phải chịu áp lực về doanh số từ quỹ đầu tư mạo hiểm lớn hơn nhà đầu tư thiên thần

3 Quyền ra quyết định

- Nhà đầu tư thiên thần thường tự mình ra quyết định, không bị chi phối bởi ai.- Nhà đầu tư mạo hiểm: Hình thành Ủy ban đầu tư và cùng làm việc để đưa raquyết định khách quan về các thương vụ định đầu tư.

4 Số tiền đầu tư

- Nhà đầu tư thiên thần: Thường đầu tư bằng cách bỏ tiền túi ra, không chiếm

quá 10% danh mục đầu tư và thường là cá nhân hoặc tổ chức nhỏ.

- Nhà đầu tư mạo hiểm: Thường huy động vốn của nhiều người vào quỹ đầu tư

mạo hiểm rồi đem đi đầu tư vào công ty khởi nghiệp Do đó, khả năng đầu tư dồi dào, số tiền đầu tư tăng qua các vòng đầu tư và thường là các quỹ đầu tư hoặc tổ chức tài chính lớn.

5 Ước tính thời gian đầu tư

- Cả nhà đầu tư thiên thần và nhà đầu tư mạo hiểm đều tìm kiếm cơ hội thoái

vốn hoặc sự kiện tạo thanh khoản để thu hồi vốn trong khoảng 3 – 5 năm Tuy một số khoản đầu tư sẽ cần thời gian dài hơn, nhưng các nhà đầu tư cần lấy lại số tiền đầu tư đã bỏ ra Còn các nhà đầu tư mạo hiểm gặp phải áp lực lớn do quỹ đầu tư mạo hiểm thường có vòng đời khoảng 10 năm, sau đó phải hoàn trả toàn bộ vốn và lợi nhuận cho các thành viên.

7 Vốn tư nhân (Private Equity)7.1 Khái niệm

- Quỹ đầu tư tư nhân là loại hình quỹ chuyên đầu tư vốn vào các công ty tư nhân, hoặc các công ty đại chúng và biến chúng trở thành công ty tư nhân.

- Các quỹ Private Equity có đóng góp quan trọng cho doanh nghiệp không chỉ về vốn, mà còn về các khía cạnh khác của kinh doanh như quản trị, ý tưởng, các mối quan hệ, và kinh nghiệm…

- Ở Việt Nam, đối tượng mà các quỹ PE hướng đến là các công ty có tiềm năng tăng trưởng lớn (growth strategy), hoặc các công ty gặp khó khăn về tài chính và cần được hỗ trợ về quản trị (distressed investment strategy).

Trang 14

7.2 Đặc điểm

- Thời gian đầu tư thường dao động trong khoảng từ 3-7 năm Sau thời gian này, quỹ PE sẽ thoái vốn khỏi công ty được đầu tư, nhằm thu lợi nhuận.

- Đa phần các quỹ PE ở Việt Nam chỉ đầu tư nắm giữ cổ phần thiểu số, với mức đầu tư phổ biến từ 5 đến 50 triệu USD.

- Sở hữu đội ngũ nhân sự có chất lượng cao

 Đối với rất nhiều “dân” làm nghề tài chính, làm PE là một công việc đáng mơ ước, không chỉ bởi những khoản lương thưởng hậu hĩnh, mà còn bởi đây là một công việc cực kỳ thú vị.

 Môi trường làm việc này đòi hỏi những cá nhân có kiến thức cũng như kinh nghiệm chuyên sâu về nhiều lĩnh vực như chiến lược, quảng bá, vận hành, nhân sự, Mọi hoạt động của nguồn nhân lực tương xưng với tính chất và khả năng sinh lời của công việc đó

- Quỹ Private Equity đi liền với “bí mật thông tin”

 Tất cả những quỹ Private Equity đều sẽ đi liền với sự bảo mật, kiệm lời bao gồm cả bên mua và bên bán Như vậy thì với đầu tư PE sự bí mật là một điều “mặc định” và trong đó bao gồm cả lĩnh vực thông tin.

 Đối tượng mà quỹ hướng đến là các doanh nghiệp tư nhân, công ty chưa niêm yết, có thể góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc mua trái phiếu chuyển đổi của chúng.

- “High risk, high return” – Lợi nhuận cao, rủi ro cao

 Với tỷ suất sinh lời cao ngất ngưỡng của quỹ Private Equity thì rủi ro là một điều không thể tránh khỏi Tại một số quốc gia đã đề ra các quy định rõ ràng rằng những nhà đầu tư nào có đủ khả năng chấp nhận rủi ro thì mới được rót vốn vào các quỹ Private Equity.

8. Chào bán cổ phiếu ra công chúng (IPO)8.1 Khái niệm

- Chào bán cổ phiếu ra công chúng (hay còn gọi là IPO) là phát hành cổ phiếu

lần đầu ra công chúng, dùng để chỉ hoạt động lần đầu phát hành cổ phiếu và đưa lên sàn chứng khoán của một công ty với mục đích huy động vốn từ các nhà đầu tư để mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển với quy mô lớn hơn.

8.2 Đặc điểm

- Các hình thức chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng

- Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để huy động vốn thêm vốn cho tổ chức phát hành;

Ngày đăng: 30/04/2024, 10:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan