luận án tiến sĩ kinh tế phát huy vốn tự nhiên để phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông hồng

15 0 0
luận án tiến sĩ kinh tế phát huy vốn tự nhiên để phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông hồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nếu tài nguyên thiên nhiên vẫn tiếp tục bị khai thác thiếu bền vững với tốc độ đáng báo động như hiện nay, chắc chắn thế giới sẽ đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng, đó là: cạn ngu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

NGUYỄN VĂN HUY

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

NGUYỄN VĂN HUY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS NGUYỄN DANH SƠN2 TS TẠ ĐÌNH THI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được bảo vệ ở bất kỳ học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngàythángnăm 2020

Tác giả luận án

Nguyễn Văn Huy

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Viện Chiến lược phát triển cùng các thầy cô giáo tham gia giảng dạy đã cung cấp những kiến thức cơ bản, chuyên môn sâu và đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập nghiên cứu.

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Danh Sơn và TS Tạ Đình Thi - những người hướng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ và chỉ dẫn cho tôi những kiến thức cũng như phương pháp luận trong suốt thời gian hướng dẫn nghiên cứu, hoàn thành luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn các Sở, Ban, Ngành có liên quan đã cung cấp tài liệu, các bạn đồng nghiệp, những người thân, bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 2020

Tác giả

Nguyễn Văn Huy

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 5

5 Đóng góp mới của luận án 12 6 Kết cấu của luận án 13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUANĐẾN PHÁT HUY VỐN TỰ NHIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN KTXH VÙNG 15

1.1 Nghiên cứu về phát huy vốn tự nhiên cho phát triển kinh tế-xã hội vùng 15 1.2 Nghiên cứu về hiệu quả phát huy vốn tự nhiên 20 1.3 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới phát huy vốn tự nhiên trong phát triển KTXH vùng 22 1.4 Nghiên cứu về phát huy nguồn vốn tự nhiên cho phát triển KTXH vùng ĐBSH 27 1.5 Những khoảng trống nghiên cứu và dự kiến đóng góp của luận án 28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY VỐN TỰ NHIÊN ĐỂ PHÁTTRIỂN KTXH VÙNG VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 31

Trang 6

2.1 Các khái niệm 31

2.1.4 Phát huy vốn tự nhiên để phát triển KTXH vùng39

2.2 Phân loại và đặc điểm của vốn tự nhiên 40

2.3 Mối quan hệ giữa phát huy vốn tự nhiên và phát triển KTXH vùng 47

2.3.1 Vai trò của vốn tự nhiên trong phát triển KTXH vùng472.3.2 Tất yếu phát huy vốn tự nhiên để phát triển KTXHvùng52

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát huy vốn tự nhiên trong phát triển KTXH vùng 55

2.5 Đo lường phát huy vốn tự nhiên để phát triển KTXH vùng 59

2.5.1 Tiêu chí đánh giá mức độ bền vững khi phát huy vốn tự nhiên để phát

2.6 Kinh nghiệm thực tiễn về phát huy vốn tự nhiên để phát triển KTXH vùng 69

Trang 7

3.2.1 Mô hình nghiên cứu81

3.3 Thực trạng mức độ bền vững khi phát huy vốn tự nhiên để phát triển KTXH vùng ĐBSH 88

3.3.2 Nâng cao chất lượng (giá trị) tài nguyên91

3.4 Thực trạng thể chế phát huy vốn tự nhiên ở vùng ĐBSH 105

3.4.1 Các văn bản quy định về phát huy vốn tự nhiên1053.4.2 Mục tiêu trong quy hoạch phát huy vốn tự nhiên để phát triển KTXH

3.4.3 Chính sách phát huy vốn tự nhiên vùng ĐBSH1113.4.4 Thực hiện chính sách bảo tồn, khôi phục, giảm thiểu tác động tiêu cựcđối với vốn tự nhiên trong quá trình sử dụng117

3.5 Thực trạng hiệu quả phát huy vốn tự nhiên để phát triển KTXHvùng ĐBSH 120

3.6 Đánh giá chung về phát huy vốn tự nhiên để phát triển KTXH vùng ĐBSH

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÁT HUY VỐN TỰ NHIÊN ĐỂPHÁT TRIỂN KTXH VÙNG ĐBSHGIAI ĐOẠN 2021 - 2030 145

4.1 Bối cảnh phát triển 145

4.2 Quan điểm định hướng và mục tiêu phát huy vốn tự nhiên để phát triển KTXHvùng ĐBSH 147

Trang 8

4.2.1 Tiếp cận mới về tài nguyên tự nhiên như là vốn tự nhiên trong phát triển

4.3 Một số giải pháp tăng cường phát huy vốn tự nhiên để phát triển KTXH vùng ĐBSH 153

4.3.1 Ứng dụng công nghệ hiện đại vào khai thác và sử dụng vốn tự nhiên 1534.3.2 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cótrình độ chuyên môn về lượng giá tài nguyên thiên nhiên1634.3.3 Hoàn thiện cơ sở pháp lý, xây dựng chính sách và những quy định về sử

4.3.6 Chuyển hướng từ mô hình kinh tế truyền thống- kinh tế tuyến tính sang

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 197

KẾT LUẬN 199PHỤ LỤC 216

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắtNghĩa của từ viết tắt

BĐKH Biến đổi khí hậu

Trang 10

DANH MỤC HÌNH VẼ

Sơ đồ 1: Khung logic nghiên cứu của luận án 11

Hình 2.1: Phân loại vốn tự nhiên theo khả năng cung cấp hàng hoá, dịch vụ 41

Hình 2.2: Sơ đồ phân tích các thành phần của tổng giá trị kinh tế 48

Hình 3.1: Bản đồ vùng đồng bằng sông Hồng 81

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả 82

Hình 3.2: Cơ cấu sử dụng nước năm 2010 của vùng ĐBSH 122

Hình 3.3: Tỷ trọng % và bình quân đầu người về diện tích đất ở, đất chuyên dùng và đất nông nghiệp của cả nước và các vùng KTTĐ năm 2011 123

Hình 3.4: Bản đồ khoáng sản phía Bắc Việt Nam 128

Hình 4.1: Các phương pháp lượng giá vốn tự nhiên 180

Trang 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng vốn tự nhiên 26 Bảng 2.1: Bộ tiêu chí đánh giá phát huy vốn tự nhiên 66 Bảng 2.2: Các công cụ kinh tế được áp dụng ở các nước Châu Âu 69 Bảng 3.1 Độ tin cậy của các thang đo 83 Bảng 3.2: Kết quả khảo sát về thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến phát huy vốn tự nhiên vùng ĐBSH 84 Bảng 3.3: Tổng hợp các loại đất vùng ĐBSH 92 Bảng 3.4: Các loại đất ở vùng ĐBSH 93 Bảng 3.5: Nguồn lợi cá, tôm và mực biển vịnh Bắc Bộ (tấn) 102 Bảng 3.6 Thực trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất của ĐBSH, Hà Nội và toàn lãnh thổ Việt Nam 121 Bảng 3.7: Cơ cấu sử dụng đất của ĐBSH tại thời điểm 12/2017 124 Bảng 3.8: Diện tích rừng các tỉnh ĐBSH 126 Bảng 3.9: Diện tích 3 loại rừng ở ĐBSH 127 Bảng 3.10: Chi phí y tế từ ô nhiễm bụi than trực tiếp 130 Bảng 3.11: Thống kê các Trường đại học, cao đẳng và học viện trong cả nước 136 Bảng 4.1 Công cụ tài chính và cơ chế dựa vào thị trường 183

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của Đề tài

Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người Tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị khai thác cạn kiệt và trở nên khan hiếm, đã ảnh hưởng mạnh tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) ở nhiều quốc gia Nếu tài nguyên thiên nhiên vẫn tiếp tục bị khai thác thiếu bền vững với tốc độ đáng báo động như hiện nay, chắc chắn thế giới sẽ đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng, đó là: cạn nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất, khủng hoảng phát sinh do tranh chấp tài nguyên, thất nghiệp gia tăng, ô nhiễm, suy thoái môi trường và nhiều vấn đề an ninh phi truyến thống như di dân, an ninh tài nguyên nước, biến đổi khí hậu.

Một trong các nguyên nhân sâu xa của các vấn đề trên bắt nguồn từ mô hình phát triển lấy tăng trưởng kinh tế làm trọng, khuyến khích sản xuất dựa trên nền tảng tiết kiệm chi phí bằng cách sử dụng những đầu vào miễn phí, đó là nguồn tài nguyên sẵn có của tự nhiên và các hàng hóa, dịch vụ được nguồn đầu vào tự nhiên cung cấp Nếu chúng ta không nhận thức được tài nguyên thiên nhiên như một “nguồn vốn”, phải bỏ chi phí “đầu tư” và khi sử dụng, giá trị phải được bảo tồn, thậm chí “sinh lãi” thì nguồn đầu vào sản xuất quan trọng này sẽ ngày càng cạn kiệt Điều này sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và sự phát triển KTXH của một quốc gia nói chung.

Trong thời gian qua, quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường tại nhiều nơi, vấn đề lợi nhuận, lợi ích kinh tế cá nhân, doanh nghiệp thường được đặt lên trên lợi ích cộng đồng và xã hội, bên cạnh đó là hậu quả của sự độc quyền, vấn đề sở hữu với tài sản công cộng…cũng đã làm cho việc khai thác, sử dụng nguồn vốn tự nhiên thiếu bền vững; nguồn tài nguyên không thể tái tạo có thể bị khai thác và sử dụng với tốc độ quá nhanh còn tài nguyên có thể tái tạo lại chưa kịp phục hồi.

Trang 13

Phát huy nguồn vốn tự nhiên là nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, sử dụng và không ngừng thúc đẩy, đầu tư phát triển nguồn vốn tự nhiên, qua đó góp phần quan trọng đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, thúc đẩy tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu tại các địa phương, quốc gia, khu vực và trên toàn cầu Việc phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên với tư cách là “vốn tự nhiên” đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, phát huy vai trò của hệ thống chính trị, đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng và toàn xã hội.

Ở nước ta, phát triển KTXH vùng có vai trò và ý nghĩa quan trọng Vùng là một khu vực địa lý được phân định trong quản lý phát triển dựa trên những yếu tố nhất định, trong đó có yếu tố đồng nhất (tương đối) về tự nhiên như địa hình, địa mạo… làm nên sự khác biệt của vùng này so với các khu vực/vùng xung quanh Phát triển vùng có một nội dung cơ bản, cốt lõi là huy động và sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn lực, trong đó có tài nguyên tự nhiên với tư cách là một nguồn vốn cho phát triển Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đặc trưng cơ bản của quá trình phát triển kinh tế của vùng vẫn chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên Việc khai thác quá mức trong thời gian qua cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự cạn kiệt tài nguyên, suy thoái môi trường, phá hủy các hệ sinh thái quan trọng, tác động nghiêm trọng đến nguồn vốn tự nhiên tại nước ta.

Trong những năm qua, trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng, việc phát triển KTXH vùng ĐBSH (ĐBSH) đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đáng ghi nhận Tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện tuy nhiên, để tiếp tục duy trì và phát triển bền vững vùng, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng vấn đề phát huy nguồn vốn tự nhiên sẽ là một vấn đề hệ trọng, có ý nghĩa to lớn cho tương lai phát triển KTXH của vùng ĐBSH.

Với mục tiêu những năm tới là trở thành một khu vực thịnh vượng theo hướng hiện đại, không đói nghèo và đa dạng sinh học Nhiều nhiệm vụ, giải pháp được đặt ra trong chính sách, quy hoạch phát triển KTXH Tuy nhiên, nội dung vẫn chủ yếu

Trang 14

đề cập nhiều đến các mục tiêu tăng trưởng, chú trọng vào các nguồn lực kinh tế như lao động, vốn, công nghệ… mà chưa xem xét đẩy đủ vấn đề về tài nguyên thiên nhiên ngang tầm nhiệm vụ, tài nguyên thiên nhiên vẫn chưa được xem là một nguồn vốn đặc biệt cần phải phát huy và để có những giải pháp phát huy phù hợp.

Để phát huy vốn tự nhiên cho phát triển KTXH vùng ĐBSH hiệu quả hơn cần phải đánh giá đúng hiện trạng về nguồn vốn tự nhiên, tìm ra các tồn tại, hạn chế trong phát huy nguồn vốn tự nhiên và chỉ ra nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế, để từ đó kiến nghị, đề ra các giải pháp phát huy các kết quả đạt được; đồng thời, khắc phục tồn tại, hạn chế hiện này Do đó, cần thiết phải nghiên cứu một cách toàn diện việc phát huy vốn tự nhiên trong phát triển KTXH vùng về cả về lý luận và thực tiễn.

Về lý luận, trước hết phải phân định rõ về vốn tự nhiên Vốn (capital) cho phát

triển nói chung có vai trò quan trọng như là yếu tố cơ bản, trong đó vốn tự nhiên (natural capital) được xác định như một thành tố cấu thành quan trọng của tự nhiên - nguồn cung cấp đầu vào (input) quan trọng cho hệ thống kinh tế cũng như là nơi thu nhận và hấp thụ (lưu giữ và chuyển hóa) các thải bỏ (chất thải) từ hệ thống kinh tế Trong phát triển bền vững, vốn tự nhiên được yêu cầu được đối xử như là một nguồn lực kinh tế, cụ thể là cần được lượng giá và đối xử như là các loại vốn khác (tài chính, lao động ) Đây là một vấn đề còn mới mẻ cả trong lý thuyết phát triển kinh tế cả trong khoa học kinh tế và chưa có nhiều nghiên cứu tại nước ta.

Thứ hai, phải chỉ ra sự cần thiết phát huy vốn tự nhiên để phát triển KTXH vùng, đánh giá được hiệu quả phát huy vốn tự nhiên.

Thứ ba, cần khẳng định việc phát huy vốn tự nhiên để phát triển KTXH vùng là trách nhiệm của Nhà nước nhằm xác lập chủ thể hoạt động một cách rõ ràng.

Thứ tư, xây dựng khung lý luận về nội dung phát huy vốn tự nhiên cũng như các yếu tố tác động đến phát huy vốn tự nhiên trong phát triển KTXH vùng.

Về thực tiễn, cần xem xét vai trò Nhà nước trong phát huy vốn tự nhiên vùng

ĐBSH để phát triển KTXH vùng Những hạn chế, bất cập trong phát huy vốn tự

Trang 15

quả phát huy vốn tự nhiên để phát triển KTXH vùng ĐBSH bền vững trong giai đoạn tới.

Để góp phần làm sáng rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn ở trên, nghiên cứu

sinh đã chọn đề tài luận án là: “Phát huy vốn tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội

vùng Đồng bằng sông Hồng” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích

Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát huy vốn tự nhiên để phát triển KTXH vùng, áp dụng vào vùng ĐBSH và trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát huy vốn tự nhiên để phát triển KTXH vùng ĐBSH trong giai đoạn 2021 – 2030.

2.2 Nhiệm vụ

- Tổng quan tình hình nghiên cứu về vốn tự nhiên và phát huy vốn tự nhiên để phát triển vùng để tìm ra những giá trị kế thừa và “khoảng trống” mà luận án cần giải quyết.

- Hệ thống hóa, bổ sung và hoàn thiện lý luận về vốn tự nhiên và phát huy nguồn vốn tự nhiên để phát triển KTXH vùng.

- Phân tích thực trạng phát huy vốn tự nhiên trong phát triển KTXH vùng ĐBSH; chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.

- Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát huy vốn tự nhiên vùng ĐBSH nhằm phát triển KTXH vùng bền vững trong thời gian tới.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng

Luận án tập trung vào nghiên cứu phát huy vốn tự nhiên để phát triển KTXH vùng ĐBSH theo tiếp cận của khoa học kinh tế phát triển.

Ngày đăng: 29/04/2024, 18:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan