tiểu luận môn văn hóa đại chúng đề tài doraemon dưới góc nhìn văn hóa đại chúng

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận môn văn hóa đại chúng đề tài doraemon dưới góc nhìn văn hóa đại chúng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những nét vẽ đầu tiên về chú mèo với thân hình tròn trịa như lật đật đó sau này đã trở thành một trong những nhân vật hư cấu nổi tiếng nhất mọi thời đại - Doraemon.. Các tập phim về Dora

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VĂN HÓA HỌC*****

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG

ĐỀ TÀI: DORAEMON DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG

Giảng viên hướng dẫn: TS Ngô Anh Đào Sinh viên thực hiện: Trương Thị Hồng Thắm Lớp: K15.2

MSSV: 2156140064

Thành phố Hồ Chính Minh, 2023

Trang 2

Mục lục

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng nghiên cứu 4

4 Phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

NỘI DUNG 4

1 Sự ra đời của Doraemon 4

2 Cốt truyện và bối cảnh của Doraemon 5

4 Doraemon theo cấu trúc văn hóa đại chúng 14

5 Vai trò, ý nghĩa của tác phẩm Doraemon 16

5.1 Giải trí 16

5.2 Biểu tượng văn hóa Nhật Bản 16

5.3 Những bài học quý giá 17

KẾT LUẬN 18

Phụ lục hình ảnh 19

Tài liệu tham khảo 22

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Doraemon là một trong những bộ truyện tranh nổi tiếng nhất tại Nhật Bản, gắn liền với tuổi thơ và tình bạn của hàng triệu con người Bộ truyện này không ngừng tái bản, chuyển thể thành phim hoạt hình để phục vụ nhu cầu của người xem Tuổi thơ của ai chắc hẳn cũng biết tới hình tượng chú mèo máy đáng yêu thông minh mang tên Doraemon Doraemon không chỉ nổi tiếng tại Nhật Bản, mà còn phủ sóng trên nhiều quốc gia lớn nhỏ, đã mang đến cho hàng ngàn trẻ em trên thế giới nhiều câu chuyện về tình thân và tình bạn và cả những bài học truyền cảm hứng quý giá

Có thể nói rằng, Doraemon là một sản phẩm của văn hóa đại chúng Ra đời cách đây đã 50 năm nhưng sức ảnh hưởng to lớn của bộ truyện này vẫn không hề giảm nhiệt, hầu hết mọi thế hệ tuổi thơ trên thế giới đều dành niềm yêu thích đặc biệt riêng cho chú mèo máy xanh mang tên Doraemon Doraemon còn được coi là biểu tượng văn hóa của Nhật Bản không chỉ do tính đại chúng và phổ biến của nó mà còn vì những giá trị mà nó mang lại

Chính vì những lý do này mà tôi quyết định chọn đề tài “Doraemon dưới góc nhìn văn hóa đại chúng” làm đề tài cho bài tiểu luận cuối kỳ môn học “Văn hóa đại chúng”.

2 Mục tiêu nghiên cứu2.1 Mục tiêu chung

Tìm hiểu, phân tích tác phẩm “Doraemon” dưới góc nhìn văn hóa đại chúng.

2.2 Mục tiêu cụ thể

Nghiên cứu đề tài “Doraemon dưới góc nhìn văn hóa đại chúng”.

Trên cơ sở nghiên cứu, bài viết góp phần hệ thống hóa một cách toàn diện dựa trên các lý thuyết khoa học về lĩnh vực văn hóa đại chúng từ đó áp dụng vào quá trình phân tích, đưa ra dữ liệu khai thác mới về tác phẩm “Doraemon” Qua đó, có thể thấy được sự phổ biến, vai trò, cũng như những tác động của một sản phẩm của văn hóa đại chúng - “Doraemon”.

Trang 4

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong bài viết này là bộ truyện tranh Doraemon và các hình

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài cố gắng khai thác một cách có hệ thống tư liệu về Doraemon dưới góc nhìn văn hóa đại chúng Bên cạnh đó, đề tài chủ yếu giải quyết vấn đề bằng các phương pháp như phương pháp tổng hợp, phân tích và bình giảng; phương pháp so sánh và tiếp cận theo hướng liên ngành

NỘI DUNG

1 Sự ra đời của Doraemon

Doraemon ra đời vào năm 1969, là tác phẩm truyện tranh nổi tiếng, sau đó được chuyển thể thành các thể loại khác như phim, kịch… Cha đẻ của chú mèo máy này là Fujiko Fujio, đây là bút danh chung của Fujimoto Hiroshi và Abiko Motoo Cả hai làm việc chung trong nhiều tác phẩm trước đó và đạt được những thành tựu nhất định.

Chú mèo máy Doraemon ban đầu được sáng tác theo một cách khá bất ngờ Theo lời kể của Fujimoto, khi Hiroshi và Motoo đang suy nghĩ đề tài cho một tác phẩm mới nhưng cả hai đều không nghĩ ra được ý tưởng nào thú vị, tất cả đều khá nhàm chán, mặc dù đã khuya nhưng cả hai vẫn rất cố gắng Chính vào lúc đó, có một chú mèo hoang đột nhập vào phòng của Hiroshi nhưng ông quyết định đi nghỉ ngơi mà không đưa chú mèo đó ra khỏi nhà vì đã kiệt sức Hôm sau, khi bước xuống nhà, ông vô tình chạm vào lật đật của con gái mình và hình ảnh chú mèo vẫn còn đang quanh quẩn

Trang 5

trong tâm trí ông, và ý tưởng về việc kết hợp hình ảnh của con mèo hoang và lật đật đã xuất hiện trong đầu ông

Những nét vẽ đầu tiên về chú mèo với thân hình tròn trịa như lật đật đó sau này đã trở thành một trong những nhân vật hư cấu nổi tiếng nhất mọi thời đại - Doraemon Doraemon được tạo ra từ sự ghép lại của 2 từ trong tiếng Nhật là “dora” và “emon” Tác giả đã sử dụng nghệ thuật chơi chữ khi dùng từ “dora” này “Dora” có nghĩa là đi lạc, hay còn được hiểu là điều không mong muốn “Dora” cũng được dùng để nói về cái gông, ám chỉ thân hình tròn trịa như lật đật của chú mèo máy Doraemon Ngoài ra, “dora” cũng là cụm bắt đầu của từ “dorayaki” - một loại bánh pancake nhân đậu đỏ truyền thống của Nhật Bản, món ăn yêu thích của chú mèo máy này “Emon” là một loại trạng từ truyền thống cho tên của người hay động vật có giới tính nam Như vậy theo nghĩa đen thì Doraemon có nghĩa là chú mèo đực bị lạc đường Ở Việt Nam, Doraemon còn được gọi với tên Mèo Ú.

2 Cốt truyện và bối cảnh của Doraemon2.1 Cốt truyện

Nội dung của Doraemon bắt đầu bằng dòng thời gian ở tương lai, cậu bé Sewashi gửi một chú mèo máy thông minh đến từ thế kỷ 22 với một chiếc túi bảo bối thần kỳ về quá khứ để giúp đỡ ông của cậu.

Trở về với hiện tại, Nobita là một đứa trẻ nhút nhát, vô cùng hậu đậu, thành tích học tập luôn cuối lớp Cậu không giỏi các trò chơi về thể chất cũng như trí tuệ, thường hay khóc nhè mỗi khi bị bắt nạt Vì tất cả những lý do này mà Sewashi quyết định gửi chú mèo máy thông minh với nhiều bảo bối thần kỳ này để giúp đỡ ông cậu có một cuộc sống hạnh phúc hơn

Cốt truyện của Doraemon khá đơn giản, nó xoay quanh việc cậu bé Nobita nhút nhát, thường xuyên gặp những rắc rối và bị bắt nạt Sau đó, Nobita về nhà và xin Doraemon cho cậu mượn bảo bối để giúp đỡ Nhưng do bản tính của mình, Nobita sẽ đem đến những tình huống dở khóc dở cười, để rồi Doraemon phải xuất hiện để khắc phục lỗi lầm cho người bạn của mình.

Tác giả Fujiko Fuijo xây dựng hình tượng một nhóm bạn cực kì thú vị, mỗi bạn với một tính cách khác nhau Vì đa số những lần Doremon cho Nobita mượn bảo bối

Trang 6

đều xảy ra những việc dở khóc dở cười, những ai có mục đích xấu sẽ phải gánh chịu hậu quả Sau mỗi mẩu chuyện nhỏ hay dài đều sẽ rút ra những bài học.

Với lối tình tiết dễ thương, thân thuộc, gần gũi, xuyên suốt tác phẩm là những câu chuyện đơn giản, nhẹ nhàng mà không kém phần hài hước và đôi khi là cả những giọt nước mắt.

2.2 Bối cảnh

Truyện Doraemon lấy bối cảnh xã hội Nhật Bản vào thập niên 1970, cụ thể là ở quận Nerima thuộc ngoại ô thủ đô Tokyo, đặc biệt là những nơi tụ họp và vui chơi của trẻ em; nhà của các nhân vật, trường học và cả ngọn núi sau trường, nơi mà Nobita hay đến để tìm kiếm sự yên tĩnh thường xuyên xuất hiện Một nơi thường được đề cập trong tác phẩm là “bãi đất trống” hay “sân bóng”, bao gồm một bãi cỏ rộng có ba ống cống bê tông xếp chồng lên nhau, là nơi các nhân vật chính thường gặp mặt để cùng nhau chơi cầu lông, bóng đá và bóng chày, hay chỉ đơn giản là ngồi nói chuyện Gần đó là nhà của Nobita, nằm trong khu vực Tsukimidai (“Nơi ngắm nhìn Mặt Trăng”) Cái tên trên được lấy cảm hứng từ Fujimidai (“nơi ngắm nhìn núi Phú Sĩ”), nơi Tezuka Osamu sinh sống và làm việc; một mangaka nổi tiếng là điểm tham chiếu của người tạo ra Doraemon Mặc dù những cảnh quan trong tác phẩm có vẻ bất biến, nhưng theo suy nghĩ của tác giả, có những yếu tố có thể thay đổi và tiến hóa, chẳng hạn như vật liệu xây dựng trong bãi đất trống Trong quá trình xuất bản Doraemon, Fujiko cũng nhiều lần thay đổi các địa điểm và đối tượng hiện diện trong tác phẩm với mục đích làm cho câu chuyện trở nên thực tế hơn đối với độc giả.

3 Đặc điểm văn hóa đại chúng của Doraemon3.1 Tính đại chúng

Doraemon là một tác phẩm nổi tiếng khắp châu Á và cả thế giới Hình tượng chú mèo máy Doraemon đã trở thành biểu tượng văn hóa đương đại của xứ sở mặt trời mọc

Mặc dù là một trong những bộ truyện tranh nổi tiếng nhất tại Nhật Bản nhưng Doraemon chỉ thực sự gây được tiếng vang khi những tập phim hoạt hình được lên sóng Chính sự đầu tư chỉn chu này đã giúp cho bộ phim hoạt hình Doraemon đem về

Trang 7

thành công rực rỡ Vào thời điểm đó, Doraemon trở thành hiện tượng trên khắp nước Nhật Các tập phim về Doraemon liên tục được sản xuất và phát sóng trong hơn hai mươi năm liên tiếp và luôn nằm trong nhóm những tác phẩm có lượt xem đài cao nhất mọi thời đại của Nhật Bản

Năm 2015, các nhà sản xuất phim hoạt hình Doraemon tạm nghỉ sau một thời gian làm việc vô cùng tâm huyết để tìm kiếm những diễn viên lồng tiếng mới, đem lại những điều mới mẻ hơn cho khán giả Với độ nổi tiếng ngày một tăng cao của mình, Doraemon bắt đầu được phát hành rộng rãi ra toàn châu Á Nhờ vào thành công rực rỡ của phiên bản hoạt hình ngoài phạm vi không gian Nhật Bản, các tác phẩm truyện tranh sau đó của Doraemon cũng rất được yêu thích.

Sau thành công của các tập phim truyền hình, năm 1980, phiên bản điện ảnh đầu tiên của Doraemon bắt đầu được sản xuất và cho ra mắt tại Nhật Nội dung của các tác phẩm được chuyển thể từ tập đầu tiên trong loạt truyện tranh Dự án điện ảnh này là một trong những ước mơ từ lâu của tác giả Fujimoto và ông mong muốn rằng mỗi năm sẽ có một bộ phim điện ảnh đến với khán giả Những bộ phim điện ảnh của Doraemon vào mỗi năm luôn nhận được sự chờ đợi rất lớn từ người hâm mộ mọi lứa tuổi Đây luôn là tác phẩm đứng đầu phòng vé khi công chiếu, đã có hơn 100 triệu lượt xem các tác phẩm điện ảnh về chú mèo máy đến từ tương lai này Có thể nói rằng, Doraemon đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu vào mỗi năm dành cho những ai yêu thích cậu bé Nobita và người bạn mèo máy thông minh của mình.

Manga và anime Doraemon được coi là có ảnh hưởng nhất trong lịch sử manga và anime Tác phẩm đã truyền cảm hứng cho nhiều người sáng tạo ra những hình tượng nhân vật khác Thuật ngữ "Doraemon" cũng đã được hình thành trong giới hạn ngữ cảnh Nhật Bản, dùng để diễn đạt một thứ gì đó có khả năng đáp ứng nguyện vọng của mọi người Ở Nhật Bản, series và nhân vật chính trong đó đã trở thành một biểu tượng văn hóa thực sự Đặc biệt, Doraemon được gọi là nhân vật được yêu thích nhất trong lịch sử manga Thương hiệu của tác phẩm đã được TV Asahi sử dụng như một công ty quảng bá các sáng kiến từ thiện, thông qua TV Asahi Doraemon Bokin, chủ yếu được tổ chức sau các trận động đất xảy ra trên đất nước Vào năm 2013, như một dấu hiệu của sự đoàn kết, tập đoàn Đường sắt Odakyū đã tặng một trăm figure đại diện cho nhân vật chính của bộ truyện cho các quận Kanagawa và Tokyo Vào năm

Trang 8

2014 Shogakukan cũng xuất bản một sách hướng dẫn với các nhân vật của manga về những việc cần làm trong trường hợp xảy ra động đất Vào ngày 15 tháng 7 năm 2011, trong quá trình tái thiết Sân bay Chitose mới, người ta khánh thành một khu vực dành riêng cho nhân vật Doraemon Ngày 03 tháng 9 năm 2011, Viện bảo tàng Fujiko F Fujio được mở cửa cho công chúng ở Kawasaki đến tham quan, tập trung vào tác giả và quá trình sáng tạo của nguyên tác manga Cũng tại địa điểm này vào ngày 3 tháng 9 năm 2012, một buổi lễ đã được tổ chức nhân kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của Doraemon, trong đó nhân vật này được nhận quyền công dân danh dự của thành phố Kawasaki Để chào mừng lễ kỷ niệm, triển lãm 100 Years Before The Birth Of Doraemon đã được tổ chức tại Hồng Kông từ ngày 14 tháng 8 đến ngày 16 tháng 9 năm 2012, với một số figure đại diện cho các nhân vật và bối cảnh nổi tiếng nhất trong series Từ ngày 1 tháng 3 năm 2016 đến ngày 31 tháng 8 năm 2018, Doraemon Tram đã có mặt tại Takaoka, một phương tiện được trang trí độc quyền với các nhân vật của tác phẩm Từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017, sau sự hợp tác giữa Shogakukan và Japan Airlines, tuyến hàng không giữa Tokyo và Thượng Hải đã được khai thác bởi Doraemon Jet.

Không chỉ ở Nhật Bản, Doraemon còn có sức ảnh hưởng văn hóa tại một số quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là ở các nước châu Á Tại Thượng Hải ở Trung Quốc, người ta đã thành lập một công viên chủ đề về Doraemon Tại Việt Nam, Quỹ học bổng Doraemon được thành lập để giúp đỡ các em học sinh nghèo và dùng hình ảnh Doraemon để tuyên truyền an toàn giao thông Vào năm 2015, người dân xã Wang Luang ở Thái Lan còn dùng búp bê Doraemon để cầu mưa

Doraemon đã gặt hái được nhiều thành công to lớn Năm 2002, Doraemon được tạp chí Time Asia bình chọn là một trong hai mươi người hùng đáng yêu nhất của châu Á Năm 2007, Oricon xếp Doraemon vị trí thứ hai trong danh sách các nhân vật manga quyền năng nhất Năm 2008, Doraemon được Chính phủ Nhật Bản chọn làm đại sứ hoạt hình của Nhật Bản chọn làm đại sứ hoạt hình của Nhật Bản trong buổi lễ do Ngoại trưởng Nhật Bản - Komura Masahiko chủ trì Nhân vật Doraemon còn được thành phố Kawasaki cấp hộ khẩu như một công dân chính thức năm 2012 Nhân vật này cũng xuất hiện vào ngày 21 tháng 8 năm 2016 cùng với Thủ tướng Nhật Bản Abe

Trang 9

Shinzō trong Lễ bế mạc Thế vận hội Mùa hè 2016, với mục đích công bố Thế vận hội Mùa hè 2020.

3.2 Tính kinh doanh thương mại

Sẽ không quá khi nói rằng Doraemon và những người bạn của cậu đã góp phần rất

lớn vào sự phát triển vượt bậc như ngày nay của nền công nghiệp hoạt hình tại đất

nước Hoa anh đào.

Loạt phim điện ảnh “Doraemon” được bắt đầu sản xuất từ năm 1980 đến nay đã cho ra đời 44 sản phẩm, gồm 42 phim 2D và 2 phim 3D Xét trên thị trường thế giới, Doraemon là thương hiệu anime có doanh thu cao nhất Ngoài ra, đây cũng là phim hoạt hình có tổng doanh thu toàn cầu cao thứ 10, đạt gần 1,85 tỷ USD tính đến giữa tháng 4/2023

Phần phim “Stand by Me” lọt top 10 phim Nhật có doanh thu toàn cầu cao nhất, cán mốc hơn 183 triệu USD Riêng tại thị trường Việt Nam, phần lớn các dự án điện ảnh về Doraemon đều được đón nhận nồng nhiệt Theo thống kê của website “Box Office Vietnam”, từ năm 2019, tất cả các phần phim 2D truyền thống về Doraemon đều vượt mức doanh thu 20 tỷ đồng như “Doraemon: Nobita và các bạn khủng long mới” (gần 23 tỷ đồng), “Doraemon: Nobita và mặt trăng phiêu lưu ký” (25,4 tỷ đồng) Bộ phim thứ 41 - “Doraemon: Nobita và cuộc chiến vũ trụ tí hon” năm 2021 thu về hơn 48 tỷ đồng, lập kỷ lục phần phim Doraemon có doanh thu cao nhất chiếu tại Việt Nam.

“Nobita và vùng đất bí ẩn trên bầu trời” - phần phim thứ 42 của loạt “Doraemon 2D” được đánh giá cao về cả phần hình ảnh lẫn nội dung Phần phim này đã đạt thành công vang dội tại phòng vé Nhật Bản Bộ phim ra mắt tại Nhật Bản vào hồi tháng 3 vừa qua và nhận được phản ứng vô cùng tích cực từ khán giả Phim đạt số điểm 3.9/5.0 trên trang đánh giá Eiga.com và 4.1/5.0 trên trang đánh giá Yahoo Movies, lọt top những phần phim có điểm số cao nhất toàn loạt phim Cho đến tháng 5, phim đã thu về 42,6 tỷ yên doanh thu, áp sát mốc top 3 các phim Doraemon có doanh thu cao nhất mọi thời đại Bên cạnh đó, tại Việt Nam, phim có suất chiếu đặc biệt trong hai ngày 20 và 21 tháng 5, chính thức khởi chiếu ngày 26 tháng 5 năm 2023 Chỉ trong hai ngày mở suất chiếu đặc biệt, phim đã thu về gần 10 tỷ đồng, trở thành phim

Trang 10

“Doraemon” có doanh thu suất chiếu đặc biệt cao nhất từ trước đến nay Và trong cuối tuần khởi chiếu đầu tiên, bộ phim tiếp tục xác lập những kỷ lục ấn tượng hơn nữa Cụ thể, trong ba ngày cuối tuần 26, 27, 28/5, "Nobita và vùng đất bí ẩn trên bầu trời" đã vươn lên vị trí số 1 phòng vé, vượt qua cả những tên tuổi sừng sỏ từ Hollywood Sau 3 ngày khởi chiếu phim thu về tổng cộng hơn 21 tỷ đồng, nâng tổng doanh thu của "Doraemon" lên tới 31 tỷ đồng với xấp xỉ 361.000 lượt khán giả Con số này cũng giúp phần phim thứ 42 trở thành phim anime có doanh thu mở màn cao nhất mọi thời đại tại Việt Nam, vượt qua cả những bom tấn anime làm mưa làm gió phòng vé như "Thám tử lừng danh Conan: Nàng dâu Halloween" hay "One Piece Film Red".

Hàng loạt các sản phẩm thương mại lấy hình tượng nhân vật Doraemon như thú nhồi bông, Figure… hay chong chóng tre, các sản phẩm đồ chơi lấy hình tượng các bảo bối của Doraemon Bên cạnh việc xuất hiện trong Doraemon, hình tượng nhân vật Doraemon thỉnh thoảng còn xuất hiện trong Doraemon bóng chày và Đội quân Doraemon - một chuyển thể khác của Doraemon nhưng không do họa sĩ Fujiko chấp bút Doraemon còn là hình tượng trong các trò chơi điện tử như Doraemon chơi bóng, Doraemon và Nobita phiêu lưu, Doraemon nghiện bánh rán…

Tại Nhật Bản, quyền quản lý hàng hóa Doraemon thuộc về ShoPro, công ty đã sản xuất và phân phối nhiều loại sản phẩm dưới thương hiệu của mình, chẳng hạn như đồ dùng học tập, móc khóa, action figure, bánh kẹo, giày dép và quần áo Nhiều công ty đã hợp tác để tạo ra và phân phối một loạt các sản phẩm xê-ri và nhân vật trong đó, chẳng hạn như Sanrio, Converse và ESP Guitars, đã tạo ra một loạt guitar được trang trí bằng các nhân vật manga; hơn nữa việc hợp tác với Uniqlo đã dẫn đến sự ra đời của dòng quần áo do Murakami Takashi thiết kế Dịch vụ bưu chính Nhật Bản cũng đã phân phối nhiều loại tem minh họa các nhân vật của tác phẩm, trong đó có một loại tem lấy cảm hứng từ "Cánh cửa thần kỳ"

Tại Trung Quốc, việc hợp tác với Meitu đã cho phép tạo ra một loại điện thoại thông minh dành riêng cho nhân vật chính của series Ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ, quyền khai thác thương hiệu do Viz Media nắm giữ, công ty này cùng với công ty Hot Topic đã phát triển nhiều loại quần áo và đồ sưu tầm về các nhân vật Ở Châu Âu, việc bán hàng được quản lý bởi Viz Media Europe, với sự hợp tác của một số công ty Tại Việt Nam, quyền kinh doanh hình ảnh Doraemon ban đầu thuộc về Umezawa; từ tháng 6

Trang 11

năm 2013 trở đi, được chuyển giao lại cho Tagger (là đại lý của Animation International) Sau đó, Tagger hợp tác với một số công ty cho ra mắt các sản phẩm liên quan đến Doraemon như thú nhồi bông, thực phẩm và băng đô.

Thông qua các thỏa thuận cụ thể với Shogakukan, Doraemon cũng đã được sử dụng trong quảng cáo Một công ty vận tải của Nhật Bản, đã phát sóng nhiều quảng cáo lấy cảm hứng từ nhân vật này từ năm 1999 Tiếp theo sáng kiến Cool Japan do chính phủ Nhật Bản thúc đẩy, Sharp Corporation đã sản xuất nhiều quảng cáo khác nhau về nhân vật Doraemon và Nobita; chúng được phát sóng độc quyền tại các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

3.3 Tính nhất thời

Doraemon là một trong những tác phẩm hoạt hình nổi tiếng nhất, độ phổ biến của Nobita và các người bạn không chỉ giới hạn trong bất kỳ lứa tuổi nào, ngay cả những người lớn tuổi cũng sẽ biết đến Nhưng để có được thành công như hôm nay thì Fujiko và Doraemon đã phải trải qua những ngày tháng đầu cực kỳ khó khăn khi tác phẩm không được đón nhận như kỳ vọng.

Ban đầu, ở thời điểm phát hành tác phẩm không được nhiều độc giả đón nhận, ngược lại manga được ưa chuộng nhất là gekiga, sau này thị hiếu độc giả tăng dần cùng với sự phổ biến của anime truyền hình và phim chiếu rạp, manga dần được đón nhận và đánh giá cao Nhờ vào điều này giúp tác phẩm được kéo dài thêm hai mươi bảy năm nữa.

Nhà xuất bản Shogakukan cho ra mắt những trang vẽ đầu tiên của Doraemon trên sáu tập san khác nhau dành cho trẻ em Trong khoảng thời gian bộ truyện mới ra mắt, số lượng người đọc là rất ít, cả Hiroshi và Motoo đều cực kỳ thất vọng Do tư tưởng quá mới mẻ và kịch bản vào những tập truyện đầu chưa đủ thu hút mà vào lúc đó, tất cả mọi người nhận định rằng đây sẽ là một tác phẩm thất bại của bộ đôi họa sĩ tài năng Những áp lực vào thời điểm đó đối với Hiroshi và Motoo là cực kỳ khủng khiếp Mọi việc còn trở nên tệ hơn gấp bội cho cả hai, với việc phải phát hành cùng lúc đến tận sáu tạp san thì khối lượng của việc sáng tác là rất khổng lồ Ông phải cho ra mắt được ít nhất là sáu câu chuyện mỗi tháng do mỗi tập san lại có một câu chuyện khác.

Ngày đăng: 29/04/2024, 16:18

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan