luận án tiến sĩ kinh tế quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam

15 0 0
luận án tiến sĩ kinh tế quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGUYỄN HÙNG TIẾN QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP... NGUYỄN HÙNG TIẾN QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG N

Trang 1

NGUYỄN HÙNG TIẾN

QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016

Trang 2

NGUYỄN HÙNG TIẾN

QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 62 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐẮC HƯNG

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên: Nguyễn Hùng Tiến Ngày sinh: 12 tháng 5 năm 1972 Quê quán: Thanh Hóa

Hiện đang công tác tại: Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam

Là nghiên cứu sinh khoá XV (2010-2014) của Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh

Mã số nghiên cứu sinh: 010115100009

Tên đề tài: "Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn Việt Nam"

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 62 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Đắc Hưng

Luận án này được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh Tôi xin cam đoan luận án này chưa từng được trình nộp để lấy học vị tiến sĩ tại bất cứ một trường đại học nào Luận án này là công trình nghiên cứu riêng của tôi, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận án

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan của tôi

TP Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 01 năm 2016

Tác giả

Nguyễn Hùng Tiến

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để có ngày hôm nay, hoàn thành được luận án tiến sĩ của mình, Nghiên cứu sinh xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS TS Nguyễn Đắc Hưng - một người thầy đã vô cùng nhiệt tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi, luôn động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu Đồng thời, tôi cũng xin chân thành gửi tới PGS TS Lý Hoàng Ánh - Hiệu trưởng cùng toàn thể các thầy, cô giáo của Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh, Người phản biện độc lập và các thầy, cô giáo đã tham gia dạy, góp ý chỉnh sửa để luận án của tôi được hoàn thiện như ngày hôm nay

Tôi xin cám ơn các đồng chí lãnh đạo, cán bộ công tác tại Agribank và khách hàng của Agribank đã hỗ trợ tôi về tài liệu, số liệu để nghiên cứu,… và đã dành thời

gian nghiên cứu, cho ý kiến đối với “Phiếu tham khảo ý kiến cán bộ quản lý tín

dụng và cán bộ tín dụng” và “Phiếu tham khảo ý kiến khách hàng đang giao dịch với Agribank” của tôi

Tôi cũng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn luôn động viên, cổ vũ, hỗ trợ tôi những lúc khó khăn để tôi có thể vượt qua và hoàn thành luận án tiến sĩ kinh tế này

Xin trân trọng cảm ơn!

Nguyễn Hùng Tiến

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 15

1.1 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 15

1.1.1 Hoạt động tín dụng ngân hàng 15

1.1.2 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 20

1.2 Quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 30

1.2.1 Quan niệm về quản lý rủi ro tín dụng 30

1.2.2 Mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 33

1.2.3 Nội dung quản lý rủi ro tín dụng 35

1.2.4 Nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II 46

1.2.5 Mô hình quản lý rủi ro tín dụng 49

1.2.6 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 52

1.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng 62

1.2.8 Phương pháp đánh giá chất lượng quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 64

1.3 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số nước trên thế giới và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam 67

1.3.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về quản lý rủi ro tín dụng 67

1.3.2 Bài học đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 73

Kết luận chương 1 76

Trang 6

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN

HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 77

2.1 Tổng quan về hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam 77

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 77

2.1.2 Mô hình tổ chức bộ máy 78

2.1.3 Các sản phẩm dịch vụ cơ bản 80

2.1.4 Tổng quan hoạt động kinh doanh 82

2.2 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 86

2.2.1 Mô hình quản lý rủi ro tín dụng 86

2.2.2 Hệ thống chính sách và quy trình quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 88

2.2.3 Nhận biết và phân tích đo lường rủi ro tín dụng 98

2.2.4 Chấp nhận giảm nhẹ và từ chối rủi ro tín dụng 100

2.2.5 Quản lý và kiểm soát hoạt động tín dụng 106

2.2.6 Quản lý tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng từ kết quả khảo sát các trường hợp điển hình tại một số chi nhánh Agribank 110

2.2.7 Quản lý tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng thông qua hoạt động giao dịch vay vốn với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 113

2.3 Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 114

Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 152

3.1 Định hướng tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 152

3.1.1 Định hướng và mục tiêu hoạt động kinh doanh đến năm 2020 152

Trang 7

3.1.2 Định hướng quản lý rủi ro tín dụng đến năm 2020 156

3.1.3 Quan điểm phát triển hoạt động tín dụng gắn liền với tiếp tục giảm thiểu rủi ro 157

3.2 Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 158

3.2.1 Xây dựng và áp dụng mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung ở mức độ phù hợp với đặc thù của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 158

3.2.2 Nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tín dụng 162

3.2.3 Xây dựng môi trường quản lý tín dụng theo các nguyên tắc Basel II 168

3.2.4 Xây dựng hệ thống báo cáo quản lý rủi ro tín dụng có chất lượng 176

3.2.5 Đổi mới mô hình và nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát nội bộ 177

3.2.6 Hoàn thiện chính sách và quy trình quản lý tài sản bảo đảm tiền vay 178

3.2.7 Hoàn thiện chính sách và quy trình phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và xử lý nợ xấu 181

3.2.8 Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng (RMS) 183

3.2.9 Đổi mới chiến lược khách hàng và nâng cao hiệu quả Marketing tiếp cận sát nhu cầu vay vốn hợp lý của mọi đối tượng 185

3.2.10 Tăng cường sự phối kết hợp hiệu quả với các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội 187

3.2.11 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn liền với phòng ngừa rủi ro đạo đức của cán bộ nhân viên trong hoạt động tín dụng 188

3.2.12 Giải pháp khác 190

3.3 Kiến nghị 194

3.3.1 Đối với Nhà nước 194

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 199

3.3.3 Đối với một số Bộ - Ngành khác có liên quan 203

Trang 8

của các tổ chức tín dụng việt Nam

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Các quy trình quản lý rủi ro tín dụng 36

Bảng 1.2 Khuyến cáo mức trích lập dự phòng rủi ro cho các TCTD 63

Bảng 1.3 Chất lượng quản lý rủi ro tín dụng ING Group 67

Bảng 1.4 Thực tiễn áp dụng Basel II tại châu Á 73

Bảng 2.1 Tổng quan các chỉ tiêu chủ yếu của Agribank giai đoạn 2009 - 2014 82

Bảng 2.2 Quyền phán quyết hiện hành của Agribank đối với Sở giao dịch và các chi nhánh trên địa bàn TP Hà nội và TP Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến nay 97

Bảng 2.3 Quyền phán quyết hiện hành của Agribank đối với các chi nhánh khác từ năm 2010 đến nay 98

Bảng 2.4 Công thức tính số tiền phải trích lập dự phòng 101

Bảng 2.5 Diễn biến nợ xấu qua các năm của Agribank giai đoạn 2008 - 2011 102

Bảng 2.6 Diễn biến nợ xấu qua các năm của Agribank giai đoạn 2012 - 2014 102

Bảng 2.7 Kết quả trích lập và xử lý dự phòng rủi ro tín dụng của Agribank giai đoạn 2009 - 2014 104

Bảng 2.8 Dư nợ cho vay các chương trình kinh tế quan trọng năm 2012-2013 107

Bảng 2.9 Vay vốn NHNN tại Agribank giai đoạn 2009-2014 114

Bảng 2.10 Tỷ lệ nợ xấu chung và tỷ lệ nơ xấu cho vay hộ sản xuất của Agribank giai đoạn 2009 - 2014 124

Bảng 2.11 Thống kê đặc điểm cán bộ ngân hàng tham gia khảo sát 140

Bảng 2.12 Đánh giá của cán bộ về nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng từ phía hội sở 144

Bảng 2.13 Đánh giá của cán bộ về nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng từ phía chi nhánh 145

Bảng 2.14 Kết quả khảo sát khách hàng 147

Trang 10

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Tăng trưởng nguồn vốn giai đoạn 2009 - 2014 83

Biểu đồ 2.2 Tình hình hoạt động tín dụng giai đoạn 2009 - 2014 84

Biểu đồ 2.3 Doanh số thanh toán quốc tế giai đoạn 2009 - 2014 85

Biểu đồ 2.4 Doanh số kinh doanh ngoại tệ giai đoạn 2009 - 2014 85

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Phân loại rủi ro tín dụng 24

Hình 1.2 Biểu hiện của rủi ro tín dụng 28

Hình 1.3 Quy trình phát sinh rủi ro tín dụng tại NHTM 29

Hình 1.4 Kim tự tháp quản lý rủi ro tín dụng 35

Hình 1.5 Nội dung quản lý rủi ro tín dụng phân tích trong luận án 36

Hình 1.6 Vùng an toàn xung quanh khoản vay của ngân hàng 51

Hình 1.7 Khuôn khổ phân tích hoạt động quản lý rủi ro tín dụng 65

Hình 1.8 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng của INGGroup 69

Hình 2.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Agribank 79

Hình 2.2 Mạng lưới tổ chức của Agribank 80

Hình 2.3 Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank 86

Hình 2.4 Quy trình thực hiện chấm điểm đối với khách hàng là tổ chức 89

Trang 12

TÓM TẮT LUẬN ÁN

Quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nói chung, của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) nói riêng tiếp tục mang tính cấp bách

Để trả lời câu hỏi và giải quyết những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng (RRTD) của NHTM, luận án đã cho thấy rõ, RRTD là rủi ro lớn nhất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, ảnh hưởng sâu rộng, nhiều mặt đến một NHTM Vì vậy, các NHTM phải áp dụng nhiều biện pháp có hiệu quả khác nhau để không ngừng tăng cường quản lý RRTD Có các nguyên tắc cụ thể, đồng thời có nhiều mô hình quản lý RRTD, có các chính sách quản lý RRTD mà NHTM phải tuân thủ, hoặc lựa chọn Có một hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý RRTD mà các NHTM cần phải hướng tới, đạt được, trên cơ sở phân tích các nhân tố chủ quan, nhân tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý RRTD Ở các quốc gia khác nhau, có các kinh nghiệm khác nhau, cũng như có các thông lệ quốc tế về quản lý RRTD khác nhau đã được luận án rút ra, làm bài học tham khảo cho các NHTM Việt Nam cũng như Agribank

Trả lời và giải quyết những vấn đề về thực tiễn, dựa trên nguồn số liệu thứ cấp là chủ yếu, thông qua phân tích thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Agribank, luận án đã tìm ra và khẳng định một số nguyên nhân gây ra RRTD của Agribank và đã làm rõ những biện pháp mà Agribank đang triển khai giải quyết Tuy nhiên, những biện pháp này vẫn chưa giải quyết được những tồn tại, yếu kém trong quản lý RRTD của Agribank

Trả lời và làm rõ những giải pháp nhằm tăng cường quản lý RRTD tại Agribank, luận án đề xuất một hệ thống giải pháp có tính đồng bộ, từ tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đến nâng cao chất lượng cán bộ, xây dựng mô hình quản lý tín dụng hiện đại và phù hợp, hoàn thiện văn bản tín dụng nội bộ Đề xuất một số kiến nghị đối với Nhà nước, đối với Ngân hàng Nhà nước (NHNN), một số Bộ - Ngành có liên quan tập trung vào hoàn thiện môi trường pháp lý, chuyển sang sử dụng công cụ gián tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ và giảm các biện pháp hành chính trong quản lý của NHNN, cấp đủ vốn điều lệ và một số nội dung khác có liên quan

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài luận án

Hoạt động tín dụng đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các NHTM Song hoạt động này cũng luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao Chính vì vậy, NHTM phải thường xuyên thực hiện nhiều biện pháp phù hợp nhằm tăng cường quản lý rủi ro, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng

Hoạt động của các NHTM ở nước ta đã trải qua hơn 27 năm đổi mới, đã gặp phải nhiều RRTD khác nhau trong các thời kỳ khác nhau của gần ba thập niên qua Trong những năm gần đây, thực hiện các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường dịch vụ tài chính, các NHTM ở nước ta bên cạnh việc gặp phải những rủi ro của nội tại nền kinh tế trong nước thì còn đối phó với sự cạnh tranh cũng như nhiều loại hình rủi ro khác nhau của khu vực và quốc tế

Thực tế kể từ cuối năm 2006 đến nay, trong hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM ở nước ta gặp phải những rủi ro lớn bởi lạm phát cao, sự phát triển nóng của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán; những yếu kém về quản lý của các Tập đoàn và Tổng công ty nhà nước; diễn biến thiên tai và dịch bệnh đối với sản xuất nông nghiệp đồng thời cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế và khủng hoảng nợ tại nhiều nước châu Âu Do tác động bởi các yếu tố khách quan đó, cộng với những yếu kém trong quản lý RRTD của các NHTM dẫn tới tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng tăng cao và chậm được xử lý Thực tế này đòi hỏi các NHTM phải tăng cường quản lý RRTD vì sự phát triển ổn định chung của nền kinh tế cũng như sự phát triển bền vững của mỗi ngân hàng

Agribank là một NHTM có quy mô lớn nhất, có mạng lưới rộng nhất trong toàn bộ ngành ngân hàng, lợi nhuận chủ yếu từ hoạt động tín dụng, chiếm tỷ trọng 90% tổng thu nhập hàng năm Vì vậy, Agribank cũng không là ngoại lệ đối với những rủi ro nói trên Trong những năm qua, Agribank đã thực hiện nhiều biện pháp có tính đồng bộ, triển khai trong toàn hệ thống để tăng cường quản lý RRTD, kiểm soát chặt chẽ chất lượng cho vay, không ngừng hoàn thiện các quy định nội bộ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng Nhưng do nhiều nhân tố khác nhau, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu dẫn đến tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng trong các năm 2010

Trang 14

- 2012, nhiều khoản nợ có khả năng mất vốn tiếp tục xuất hiện trong năm 2013 mặc dù tỷ lệ nợ xấu có giảm Đặc biệt là những yếu kém trong quản lý RRTD đã gây ra tình trạng “mất” cán bộ, thu nhập của toàn hệ thống tiếp tục bị giảm sút trong các năm 2010 - 2013 và tăng nhẹ trong năm 2014, uy tín bị ảnh hưởng Không những vậy, năng lực cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong hoạt động tín dụng nói riêng của Agribank cũng bị giảm sút trong các năm 2010 - 2012, sau đó có được phục hồi dần nhưng vẫn còn dư âm trong một bộ phận dư luận, ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế (Nguồn: Agribank 2009-2014, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo hoạt động tín dụng)

Thực hiện đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam theo quyết định của Thủ trướng Chính phủ, cũng như chiến lược trở thành một NHTM lớn mạnh, hiện đại nhất Việt Nam, đòi hỏi Agribank phải tăng cường quản lý rủi ro nói chung, trong đó tập trung là công tác quản lý RRTD

Xuất phát từ thực tiễn yêu cầu nói trên, luận án chọn đề tài “Quản lý rủi ro tín

dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” làm công

trình nghiên cứu

2 Tổng quan về đề tài nghiên cứu

2.1 Luận án tiến sĩ có chủ đề gần với nội dung đề tài

- Luận án tiến sĩ kinh tế, với đề tài: “Chính sách tín dụng của Agribank đối

với phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn khu vực Tây Nguyên”, của

nghiên cứu sinh: Nguyễn Mạnh Hùng, bảo vệ tại Học viện Ngân hàng năm 2009 (Nguồn: Nguyễn Mạnh Hùng, 2009)

+ Kết quả đạt được: Đề tài tập trung nghiên cứu chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn của Agribank tại 5 tỉnh Tây Nguyên là: Lâm Đồng, Đắc Nông, Đắk Lăk, Gia Lai và Kon Tum Trong đó, thực trạng tập trung chủ yếu là hoạt động huy động vốn và cho vay giai đoạn 2002 - 2007, dự báo và giải pháp cho giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn 2015

+ Khoảng trống của công trình nghiên cứu đó là luận án chỉ nghiên cứu về chính sách tín dụng của Agribank đối với khu vực Tây Nguyên, không nghiên cứu chuyên sâu về quản lý RRTD của toàn hệ thống Agribank có tính cập nhật giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

Ngày đăng: 28/04/2024, 20:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan