phát triển ứng dụng tích điểm cho cửa hàng tiện ích trên nền tảng android

70 0 0
phát triển ứng dụng tích điểm cho cửa hàng tiện ích trên nền tảng android

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

2.1.3: Lợi ích của việc tích điểm cho khách hàng - Giữ chân khách hàng Giữa 2 cửa hàng đều bán sản phẩm giống nhau, một cửa hàng sử dụng phần mềm tích điểm cho khách và một cửa hàng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG TÍCH ĐIỂM CHO CỬA HÀNG TIỆN ÍCH TRÊN NÊN TẢNG ANDROID

Sinh viên thực hiện : Trương Thị Trinh

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á

TRƯƠNG THỊ TRINH

TÊN ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG TÍCH ĐIỂM CHO CỬA HÀNG TIỆN ÍCH TRÊN NỀN TẢNG ANDROID

Giáo viên hướng dẫn: ThS Trần Xuân Thanh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn đến các quý thầy cô khoa Công Nghệ Thông Tin, Trường Đại Học Công Nghệ Đông Á đã tạo cơ hội cho được học tập, rèn luyện và tích lũy kiến thức, kỹ năng để thực hiện khóa

luận

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn thầy Trần Xuân Thanh đã tận tình chỉ dẫn, theo dõi và đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp em giải quyết được các vấn đề gặp phải trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề

tài một cách tốt nhất

Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức của bản thân còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung khóa luận khó tránh những thiếu sót Em rất mong nhận sự góp ý, chỉ dạy thêm từ quý thầy cô

Em cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên và tạo điều kiện tốt

nhất để em có thể nỗ lực hoàn thành tốt bài nghiên cứu

Cuối cùng, em xin chúc quý thầy cô luôn thật nhiều sức khỏe và đạt được

nhiều thành công trong công việc

Trân trọng

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài phát triển ứng dụng tích điểm cho cửa hàng tiện ích dựa trên nền tảng Android là thành quả của một quá trình học tập và nghiên cứu nghiêm túc, độc lập dưới sự hướng dẫn của thầy Trần Xuân Thanh khoa Công Nghệ Thông Tin Trường Đại Học Công Nghệ Đông Á Tất cả nội dung trong bài tiểu luận không có bất kỳ sự gian lận hay sao chép của người khác, đó là sản phẩm do chính em đã đạt được sau quãng thời gian học tập tại trường Các số liệu và minh chứng được trình bày trong báo cáo là hoàn toàn đúng sự thật Nếu có bất kì vướng mắc hay vấn đề nào phát sinh tôi xin được chịu trách nhiệm trước hội đồng kỷ luật của khoa và nhà trường

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU 3

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2

1.1 Tổng quan về Android Studio 2

1.1.1 Khái niệm Android Studio 2

1.1.2 Mục đích: 2

1.1.3 Tính năng: 2

1.1.4 Ưu điểm của Android Studio 3

1.1.5 Nhược điểm của Android Studio 3

1.2 Cấu trúc thư mục Project Android 4

1.2.1 Cấu trúc chuẩn trên Android Studio 4

1.2.2 Giải thích ý nghĩa các thư mục 4

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG 10

2.1: Khảo sát thực tế 10

2.1.1: Tình hình kinh doanh hiện nay 10

2.1.2: Phân tích tính năng tích điểm 10

2.1.3: Lợi ích của việc tích điểm cho khách hàng 10

2.1.4: Top 5 ứng dụng tích điểm cho khách hàng hiện nay 12

2.2: Phân tích yêu cầu đề tài 13

2.2.1: Tóm tắt yêu cầu của hệ thống mà dự án sẽ thực hiện 13

2.4.2: Giao diện người quản trị 14

2.5: Phân tích thiết kế với uml 14

2.6: Biểu đồ usecase mức tổng quát 16

Trang 6

2.6.1: Biểu đồ usecase tổng quát 16

2.7.8 Đặc tả Usecase xem điểm 26

2.7.9 Đặc tả Usecase quản lý thông tin cá nhân 27

2.7.10 Đặc tả Usecase xem thông tin sản phẩm 28

2.8: Biểu đồ tuần tự 29

2.8.1: Chức năng đăng ký 29

2.8.2: Chắc năng đăng nhập 30

2.8.3: Chức năng tích điểm 30

2.8.4: Chức năng đổi điểm 31

2.8.5: Chức năng thêm mới khách hàng 31

2.8.6: Chức năng sửa thông tin khách hàng 32

2.8.7: Chức năng xóa khách hàng 32

2.8.8: Chức năng thêm mới sản phẩm 33

2.8.10: Chức năng xóa sản phẩm 34

2.8.11: Chức năng tìm kiếm 34

2.8.12: Chức năng sửa thông tin các nhân 35

2.8.13: Chức năng đổi mật khẩu 35

2.9: Thiết kế cơ sở dữ liệu 36

2.9.1: Yêu cầu 36

2.9.2: Sơ đồ phân cấp chức năng 37

2.9.3: Thiết kế cơ sở dữ liệu 37

Trang 7

3.1 Các class được triển khai trong ứng dụng 39

3.1.1 Class thiết kế giao diện 39

3.1.2 Class xử lý các sự kiện 39

3.2 Thiết kế các giao diện của ứng dụng 40

3.2.1 Giao diện đăng nhập 40

3.2.2 Giao diện trang chủ khách hàng 41

3.2.3 Giao diện tài khoản khách hàng 41

3.2.4 Giao diện trang chủ của Admin 42

3.2.5 Giao diện thêm mới khách hàng 42

3.2.6 Giao diện thêm mới sản phẩm 43

3.2.7 Giao diện thông tin khách hàng của Admin 43

3.2.8 Giao diện sửa thông tin sản phẩm 44

3.3 Triển khai chương trình 45

KẾT LUẬN 58

Trang 8

Hình 1 8 Thư mục Gradle Scripts 8

Hình 1 9 Cấu trúc của file activity_main.xml 9

Hình 2 1 Biểu đồ Usecase tổng quát 16

Hình 2 11 Usecase xem điểm 26

Hình 2 12 Usecase quản lý thông tin cá nhân 27

Hình 2 13 Usecase xem thông tin sản phẩm 28

Hình 2 14 Biểu đồ tuần tự chức năng đăng kí 29

Hình 2 15 Biểu đồ tuần tự chức năng đăng nhập 30

Hình 2 16 Biểu đồ tuần tự chức năng tích điểm 30

Hình 2 17 Biểu đồ tuần tự chức năng đổi điểm 31

Hình 2 18 Biểu đồ tuần tự chức năng thêm mới khách hàng 31

Hình 2 19 Biểu đồ tuần tự chức năng sửa thông tin khách hàng 32

Hình 2 20 Biểu đồ tuần tự chức năng xóa khách hàng 32

Hình 2 21 Biểu đồ tuần tự chức năng thêm sản phẩm mới 33

Hình 2 22 Biểu đồ tuần tự chức năng chỉnh sửa thông tin sản phẩm 33

Hình 2 23 Biểu đồ tuần tự chức năng xóa sản phẩm 34

Hình 2 24 Biểu đồ tuần tự chức năng tìm Kiếm 34

Hình 2 25 Biểu đồ tuần tự chức năng chỉnh sửa thông tin cá nhân 35

Hình 2 26 Biểu đồ tuần tự chức năng đổi mật khẩu 35

Hình 2 27 Sơ đồ phân cấp chức năng 37

Trang 9

Hình 3 2 Giao diện trang chủ khách hàng 41

Hình 3 3 Giao diện tài khoản khách hàng 41

Hình 3 4 Giao diện trang chủ Admin 42

Hình 3 5 Giao diện thêm mới khách hàng 42

Hình 3 6 Giao diện thêm mới sản phẩm 43

Hình 3 7 Giao diện thông tin khách hàng của Admin 43

Hình 3 8 Giao diện sửa thông tin sản phẩm 44

Hình 4 1 Đăng nhập tài khoản khách hàng 45

Hình 4 2 Khách hàng sửa thông tin cá nhân 46

Hình 4 3 Khách hàng đổi mật khẩu 47

Hình 4 4 Đăng xuất tài khoản 48

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2 1 Danh sách các Actor 14

Bảng 2 2 Danh sách các Usecase 15

Bảng 2 3 Bảng chức năng của các yêu cầu 36

Bảng 2 4 Bảng phi chức năng của các yêu cầu 36

Bảng 2 5 Bảng cơ sở dữ liệu Admin 37

Bảng 2 6 Bảng cơ sở dữ liệu khách hàng 37

Bảng 2 7 Bảng cở sở dữ liệu sản phẩm 38

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ số là sự phát triển vượt trội của hàng loạt các loại thiết bị mobile Với chức năng liên lạc gần như thiết yếu đối với cuộc sống của con người thì mobile đã được phổ biến trong xã hội Ngoài ra thiết bị mobile còn có thêm nhiều chức năng nhằm hỗ trợ người dùng trong cuộc sống Nó có thể là một công cụ làm việc như một chiếc máy tính mini, có thể là công cụ giải trí, học tập…

Cùng với sự bùng nổ của smartphone hiện nay, và sự phát triển của các hệ điều hành dành cho điện thoại, điển hình là Android và iOS đã tạo nên một thị trường đa dạng cho xu hướng về các ứng dụng quản lý đặc biệt là kinh doanh phát triển mạnh mẽ Thay vì chúng ta quản lý việc bán hàng theo phương thức thủ công thì chúng ta có thể áp dụng công nghệ 4.0 vào việc quản lý cũng như quảng cáo sản phẩm Từ đó mang lại cho chúng ta lượng doanh thu lớn hơn rất nhiều Con người trong xã hội bây giờ luôn có mục tiêu đi đầu là nhanh tiện lợi, chính vì vậy việc sử dụng công nghệ số là một bước đi đem lại thành tựu lớn cho xã hội

Bởi những ứng dụng học tập trên mobile sẽ gọn nhẹ hơn, dễ dùng và thuận tiện hơn so với trên máy tính Chúng ta có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi, phù hợp với nhu cầu tranh thủ của xu hướng ngày nay Một ứng dụng tích điểm, quản lý khách hàng là cần thiết đối với mỗi cửa hàng tiện lợi hiện nay

Nhận thấy tầm quan trọng đó, em đã quyết định tìm hiểu và thực hiện về đề

tài: “Phát triển ứng dụng tích điểm cho cửa hàng tiện lợi dựa trên nền tảng Android” Trong đề tài, em sẽ trình bày về việc thiết kế ứng dụng trên

Android Studio và demo ứng dụng đó

Trang 12

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Tổng quan về Android Studio

Android là một hệ điều hành dựa trên nền tảng Linux được thiết kế dành cho các thiết bị di động có màn hình cảm ứng như điện thoại thông minh và máy tính bảng

1.1.1 Khái niệm Android Studio

Android Studio là một trong những môi trường phát triển dạng tích hợp dành cho nền tảng Android với các chức năng chính như: Thiết kế các giao diện cho người dùng, thực hiện thay đổi sản phẩm trong thời gian thực, …

Bởi vì đây là một phần mềm hoàn toàn miễn phí nên bạn có thể tải về cũng như cho phép bạn có thể triển khai code thành một ứng dụng trên Android vô cùng dễ dàng

1.1.2 Mục đích:

Android Studio được tạo nên với mục đích chính là để thay thế các phiên bản của plugin android được dùng cho Eclipse thời trước với sự hợp tác của Google và JetBrains

Chức năng quan trọng nhất của Android Studio là cung cấp giao diện giúp người sử dụng có thể tạo được các ứng dụng và xử lý được các công cụ có file phức tạp sau hậu trường Java là ngôn ngữ lập trình được Android Studio sử dụng và được cài sẵn trên các thiết bị

1.1.3 Tính năng:

Vì những đặc điểm đặc trưng về cấu tạo của Android Studio nên trong quá trình soạn thảo mã và công cụ phát triển mạnh mẽ của IntelliJ IDEA thì Android Studio sẽ cung cấp nhiều tính năng giúp bạn tăng hiệu suất trong việc xây dựng ứng dụng Android

Ví dụ tiêu biểu như:

• Một hệ thống xây dựng linh hoạt dựa trên Gradle

• Một trình mô phỏng nhanh và nhiều tính năng

Trang 13

• Một môi trường hợp nhất nơi bạn có thể phát triển cho mọi thiết bị Android

• Tính năng chỉnh sửa trực tiếp để cập nhật các thành phần kết hợp trong trình mô phỏng và thiết bị thực theo thời gian thực

• Mã mẫu và quá trình tích hợp GitHub để giúp bạn xây dựng các tính năng ứng dụng phổ biến cũng như nhập mã mẫu

• Đa dạng khung và công cụ thử nghiệm

• Tích hợp sẵn tính năng hỗ trợ Google Cloud Platform, giúp dễ dàng tích hợp Google Cloud Messaging và App Engine

1.1.4 Ưu điểm của Android Studio

- Được phát triển bởi chính Google, cũng là chủ sở hữu hệ điều hành Android

- Các gói công cụ hỗ trợ được cập nhật đầy đủ và mới nhất

- Giao diện và tính năng dễ làm quen và sử dụng của nó là một điểm cộng lớn

- Tài liệu tham khảo và hướng dẫn rõ ràng và đầy đủ trên trang chủ, cũng như và có vô số diễn đàn dành cho các lập trình viên Android

1.1.5 Nhược điểm của Android Studio

- Vì nó là bộ công cụ tích hợp tất cả, nên nó buộc phải tải toàn bộ những dữ liệu hỗ trợ cho việc phát triển ứng dụng tối ưu nhất Đó là lượng dữ liệu lớn chiếm dụng không ít không gian bộ nhớ lưu trữ máy tính của bạn

- Android Studio là một phần mềm phát triển ứng dụng mà ở đó bạn có thể kiểm tra cách hoạt động của app ngay trên máy tính thông qua trình giả lập của Android Studio Và nó chính là nguyên nhân dẫn tới máy bị giật, nóng hay hao pin trên laptop

Trang 14

1.2 Cấu trúc thư mục Project Android 1.2.1 Cấu trúc chuẩn trên Android Studio

Khi thiết lập môi trường phát triển Android và tạo một ứng dụng bằng Android Studio thì bạn sẽ nhận được cấu trúc thư mục project sẽ giống như hình dưới đây:

Hình 1 1 Cấu trúc chuẩn trên Android Studio

manifests (tệp kê khai): Chứa tệp AndroidManifest.xml

java: Chứa các tệp mã nguồn Java và Kotlin, bao gồm cả mã kiểm thử

JUnit

res: Chứa mọi tài nguyên không phải đoạn mã, chẳng hạn như chuỗi giao

diện người dùng và hình ảnh bitmap

1.2.2 Giải thích ý nghĩa các thư mục

• Thư mục Java

Trang 15

Thư mục này sẽ chứa tất cả các file mã nguồn java (.java ) mà chúng ta sẽ tạo trong quá trình phát triển ứng dụng, bao gồm cả mã JUnit test code

Hình 1 2 Thư mục Java

• Thư mục res (Resourcer)

Đây là một thư mục quan trọng sẽ chứa tất cả các resource không phải code, chẳng hạn như ảnh bitmap, UI strings, XML layouts như hiển thị bên dưới

Hình 1 3 Thư mục Resourcer

Thư mục res (Resources) sẽ chứa một số loại thư mục khác:

- Thư mục Drawable: Nó sẽ chứa các dạng ảnh khác nhau Tốt nhất là nên thêm tất cả các hình ảnh vào thư mục drawable ngoại trừ các biểu tượng ứng dụng / laucher

Trang 16

- Thư mục Layout: Thư mục này sẽ chứa tất cả các file XML layout đã sử dụng để xác định Giao diện người dùng của ứng dụng Sau đây là cấu trúc của thư mục layout

Hình 1 4 Thư mục Resourcer/Layout

- Thư mục Mipmap: Thư mục này sẽ chứa các biểu tượng ứng dụng / laucher được sử dụng để hiển thị trên màn hình chính Các loại biểu tượng sẽ có tỷ trọng khác nhau như hdpi, mdpi, xhdpi, xxhdpi, xxxhdpi, để sử dụng dựa trên kích thước của thiết bị

Sau đây là cấu trúc của thư mục mipmap:

Hình 1 5 Thư mục Resourcer/Mipmap

Trang 17

- Thư mục values: Thư mục này sẽ chứa một số file xml khác nhau, chẳng hạn như strings, colors, styles Sau đây là cấu trúc của thư mục values

Hình 1 6 Thư mục Resourcer/Values

• Thư mục Manifests

Thư mục này sẽ chứa một file Manifest (AndroidManifest.xml) cho ứng dụng Android File manifest này sẽ chứa thông tin về ứng dụng, chẳng hạn như android version, access permissions, metadata, v.v và các component của ứng dụng File manifest sẽ hoạt động như một trung gian giữa hệ điều hành Android và ứng dụng

Sau đây là cấu trúc của thư mục mainfests

Hình 1 7 Thư mục Manifests

Trang 18

• Thư mục Gradle Scripts

Trong Android, Gradle là công cụ build hệ thống và Gradle được tích hợp sẵn vào Android Studio, và được điều khiển một cách tự động thông qua Android

Studio Trong gradle có build.gradle (Project) và build.gradle (Module) được sử

dụng để build các cấu hình áp dụng cho tất cả các module ứng dụng hoặc dành riêng cho một mô-đun ứng dụng

Sau đây là cấu trúc của Gradle Script

Hình 1 8 Thư mục Gradle Scripts

• Sau đây là các file quan trọng cần để triển khai một ứng dụng trong android studio:

- File Android Layout (Activity_main.xml)

Giao diện người dùng của ứng dụng sẽ được thiết kế trong file này và nó sẽ có hai chế độ Design và Text Nó sẽ tồn tại trong thư mục layout Cấu trúc của file activity_main.xml trong chế độ Design như dưới đây:

Trang 19

Hình 1 9 Cấu trúc của file activity_main.xml

Ta có thể sửa đổi file activity_main.xml bằng cách sử dụng các chế độ

Design và Text Nếu chúng ta chuyển sang chế độ Text, file activity_main.xml sẽ

chứa code

- File Android Main Activity (MainActivity.java)

File main activity trong ứng dụng Android là MainActivity.java và nó nằm

trong thư mục java File MainActivity.java sẽ chứa mã java để xử lý tất cả các activity liên quan đến ứng dụng

- File Android Manifest (AndroidManifest.xml)

Nói chung, ứng dụng sẽ chứa nhiều activity và cần xác định tất cả các activity trong file AndroidManifest.xml Trong file manifest, ta cần đề cập đến main activity cho ứng dụng bằng cách sử dụng các thuộc tính MAIN action và

LAUNCHER category trong các intent filters Trong trường hợp nếu ta không đề

cập đến MAIN action và LAUNCHER category cho main activity, biểu tượng ứng dụng sẽ không xuất hiện trong danh sách ứng dụng của màn hình chính

Trang 20

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG 2.1: Khảo sát thực tế

2.1.1: Tình hình kinh doanh hiện nay

Hiện nay, do nhu cầu sử dụng vật chất của con người tăng cao nên nhu cầu mua bán của con người đang rất phát triển Trên khắp thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, sự cạnh tranh về kinh doanh luôn là một vấn đề nóng Dù là bán buôn, bán lẻ thì chúng ta vẫn luôn phải tìm cách để thu hút khách hàng Khách hàng ngày nay ngày càng thông thái, mua hàng dựa trên tiêu chí ngon, bổ, rẻ và bên cạnh đó song song phải có các dịch vụ quyền lợi dành cho khách hàng Để giải quyết vấn đề đó, người kinh doanh cần tìm nguồn hàng uy tín, chất lượng, giá tốt Về phía dịch vụ khách hàng, người bán hàng nên tạo ra các chương trình khuyến mại Để thu hút khách mua hàng nhiều lần thì cửa hàng nên có chính sách tích điểm cho khách sau mỗi lần mua hàng tại cửa hàng Từ đó phát triển ứng dụng tích điểm cho cửa hàng

2.1.2: Phân tích tính năng tích điểm

- Tích điểm cho khách hàng là hình thức quy đổi sau mỗi lần khách đến mua

hàng thành đơn vị điểm của từng cửa hàng Khi đạt mức điểm nhất định khách hàng sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi mà người mua bình thường không có Nhằm gia tăng doanh số bán hàng, tri ân khách hàng rất hiệu quả và đang được nhiều cửa hàng áp dụng thành công

- Tính năng tích điểm đóng vai rất quan trọng, giúp bạn giữ chân khách hàng

và tìm kiếm được khách hàng thân thiết, cùng với đó thẻ tích điểm cũng giúp bạn tăng doanh thu, xây dựng được lòng tin với khách hàng và tạo thêm động lực mua hàng,

2.1.3: Lợi ích của việc tích điểm cho khách hàng

- Giữ chân khách hàng

Giữa 2 cửa hàng đều bán sản phẩm giống nhau, một cửa hàng sử dụng phần mềm tích điểm cho khách và một cửa hàng không có bất kì chương trình tích điểm nào, thì cửa hàng có tích điểm có thể thu hút khách hàng hơn

Trang 21

Những lần mua hàng tiếp theo khách hàng cũng sẽ nhớ đến cửa hàng, doanh nghiệp của bạn nhiều hơn Từ đó, doanh nghiệp của bạn sẽ thúc đẩy việc bán hàng hiệu quả và giúp thu hẹp khoảng cách giữa người bán và người mua

- Tiếp cận khách hàng mới

Sử dụng tính năng tích điểm còn giúp tiếp cận và thu hút thêm khách hàng mới Vì ai cũng muốn được hưởng các chương trình khuyến mãi ưu đãi cũng như những quyền lợi dành riêng cho mình khi sử dụng bất kỳ một dịch vụ nào

Không chỉ giúp bạn tạo ra tập khách hàng thân thiết mà chương trình khuyến mãi tích điểm cũng giúp kéo về nhiều khách hàng mới Nếu chính sách quy đổi của bạn hấp dẫn, tỉ lệ tính điểm cao thì cũng chẳng khác làm mấy so với các tuyệt chuyên giảm giá khác

- Quản lý thông tin khách hàng dễ hơn

Khi bắt đầu tích điểm cho khách, bạn cần xin các thông tin cá nhân của khách hàng như tên, địa chỉ, số điện thoại, để làm tích điểm mới cho khách

Đây sẽ là nguồn dữ liệu quan trọng của bạn, giúp bạn quản lý khách hàng và đồng thời bạn cũng biết được nhóm khách hàng của bạn thuộc đối tượng nào Bên cạnh đó, nếu bạn muốn tiếp cận khách hàng bằng các chương trình tiếp thị thì đây sẽ là giải pháp tối ưu cho bạn

- Xây dựng lòng trung thành và tạo nên khách hàng tiềm năng

Dù hệ thống tính điểm, tỉ lệ quy đổi khác nhau, nhưng nhìn chung loại thẻ nào cũng hoạt động dựa trên nguyên tắc khách phải đến cửa hàng mua hàng nhiều lần

Đây là điều mà các chủ cửa hàng đều mong muốn vì lựa chọn các chi phí để các khách hàng cũ quay lại sẽ rẻ hơn chi phí để thu hút khách hàng mới và tăng doanh thu và lợi nhuận cho cửa hàng gấp nhiều lần Đây sẽ là tuyệt chiêu giúp bạn tìm kiếm những khách hàng trung thành và ổn định cho cửa hàng

- Giúp khách hàng tăng động lực mua hàng

Nếu đặt mình vào địa vị khách hàng, bạn sẽ cảm thấy rất vui khi mỗi lần mua sắm lại được tích một số điểm nhất định, sau vài lần thì số điểm tích lũy đã đủ để đổi được một món quà từ cửa hàng hoặc được giảm giá trực tiếp trên hóa đơn

Trang 22

Khách hàng sẽ hứng thú với việc mua hàng hơn nhờ vào tích điểm Họ sẽ mua nhiều hàng để gia tăng các điểm tích lũy đó và sử dụng các điểm tích lũy khi thấy cần thiết Tâm lý khách hàng đều muốn gia tăng số điểm khi mua sắm để làm tròn số điểm tích lũy và được trừ vào những hóa đơn lần tới Khách hàng sẽ xem số điểm tích lũy như một khoản tiết kiệm của mình Như vậy lợi ích của tích điểm khách hàng là tạo động lực để khách mua thêm hàng Điểm số tích lũy do mua sắm càng cao tỷ lệ thuận với doanh thu của doanh nghiệp

2.1.4: Top 5 ứng dụng tích điểm cho khách hàng hiện nay

Dưới đây là một số ứng dụng phần mềm tích điểm cho khách hàng được nhiều người tin dùng hiện nay

- Phần mềm quản lý bán hàng nhanh: Phần mềm Nhanh.vn là dự án được ra đời vào năm 2011 Vì là phần mềm quản lý bán hàng đa kênh nên Nhanh.vn có ưu điểm khá tiện dụng cho các chủ shop đang bán hàng trên nhiều kênh khác nhau Đặc biệt là phần mềm có tính năng tích lũy điểm cho khách hàng

- Phần mềm quản lý bán hàng Sapo: Một trong những phần mềm quản lý bán hàng đang được khá nhiều khách hàng biết đến chính là Sapo Với nền tảng quản lý và bán hàng tổng thể (Omnichannel) từ online đến offline, trong đó có tính năng tích điểm cho khách hàng

- Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet: KiotViet xuất hiện khá sớm trên thị trường Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet phát triển app tích điểm khách hàng giúp bạn theo dõi và quy đổi điểm thưởng, căn cứ trên số liệu mua hàng của khách hàng

- Phần mềm quản lý bán hàng SUNO.VN: Cũng như các phần mềm tương tự khác, SUNO.vn hoạt động trên nền web Có thể quản lý mọi hoạt động bán hàng thông qua mọi thiết bị thông minh, có tích hợp tính năng tích điểm cho khách hàng

- Phần mềm quản lý bán hàng Tinhtien.net: Tiếp theo là phần mềm quản lý bán hàng Tinhtien.net, có tính năng tích điểm cho khách hàng Để sử dụng chức năng tích lũy điểm trước tiên bạn cần cài đặt chức năng bằng cách vào menu Cài

Trang 23

đặt -> Bán hàng – Kho hàng Trong phần Xuất kho bán hàng bạn cần cài đặt thông số “Thiết lập tích điểm

2.2: Phân tích yêu cầu đề tài

2.2.1: Tóm tắt yêu cầu của hệ thống mà dự án sẽ thực hiện

- Là một ứng dụng với chức năng chính là cộng điểm cho khách hàng sau mỗi lần mua hàng tại cửa hàng theo phần trăm tổng hóa đơn

- Là một ứng dựng online, thường xuyên cập nhật các sản phẩm giảm giá của cửa hàng để thu hút khách hàng

- Khách hàng có thể truy cập vào ứng dụng để xem các chương trình khuyến mại của cửa hàng và xem tổng điểm đang có của mình

- Khách hàng có thể truy cập ứng dụng để thay đổi thông tin cá nhân của

- Thêm mới khách hàng: khi khách hàng tới mua hàng, xin thông tin cần thiết để tạo tài khoản cho khách hàng

- Sửa thông tin khách hàng: Khi khách hàng thay đổi thông tin cá nhân, hỗ trợ khách hàng cập nhật lại thông tin

- Xóa khách hàng: Tùy vào cách quản lý của cửa hàng, có thể sử dụng chức năng xóa tài khoản khách hàng khi cần thiết

- Tìm kiếm khách hàng: Khi tích điểm cho khách hàng, tìm kiếm tài khoản khách hàng thông qua số điện thoại của khách

Trang 24

2.3.2: Chức năng quản lý sản phẩm

- Thêm mới sản phẩm: Thêm mới sản phẩm bằng cách thêm thông tin, tên,

hình ảnh, giá trước và sau giảm, thời gian áp dụng khuyến mại

- Sửa thông tin sản phẩm: Nếu cửa hàng nhập nhầm thông tin có thể chỉnh sửa lại, hoặc trong thời gian khuyến mại nếu muốn thay đổi thời gian, giá tiền có thể chỉnh sửa lại thông tin sản phẩm

- Xóa sản phẩm: Khi sản phẩm khuyến mại hết hoặc hết thời gian khuyến mại, người bán sẽ chủ động xóa sản phẩm đó trên ứng dụng

2.3.3: Chức năng tích điểm

- Cộng trừ điểm cho khách theo cơ chế của của hàng: Dựa vào tổng hóa đơn

rồi cộng điểm cho khách theo cơ chế của cửa hàng Trừ điểm cho khách thì trực tiếp quy ra tiền rồi trừ vào hóa đơn cho khách

2.4: Giao diện của ứng dụng 2.4.1: Giao diện khách hàng

- Giao diện phải bắt mắt, dễ dàng sử dụng

- Màu sắc hài hòa làm nổi bật hình ảnh sản phẩm, font chữ phải thống nhất, tiện lợi khi sử dụng

- Sản phẩm của cửa hàng phải là sản phẩm đang có tại cửa hàng, có thể là sản phẩm mới ra mắt hoặc sản phẩm bán chạy số lượng

2.4.2: Giao diện người quản trị

- Giao diện thân thiện, dễ dàng quản lý dữ liệu

- Phải được bảo vệ bằng user và password riêng của admin

2.5: Phân tích thiết kế với uml - Danh sách các Actor

Bảng 2 1 Danh sách các Actor

1 Người quản trị

Người quản trị là người có toàn quyền tương tác với hệ thống, quyền sử dụng tất cả các chức năng, điều khiển và kiểm soát mọi hoạt động của ứng dụng

Trang 25

2 Người dùng

Người dùng ở đây là những người đăng nhập tài khoản với tư cách khách hàng Người dùng chỉ có một số quyền nhất định đối với ứng dụng

- Danh sách các Usecase

Bảng 2 2 Danh sách các Usecase

1 Đăng nhập Usecase này mô tả chức năng đăng nhập vào hệ thống của người dùng hoặc Admin

2 Đăng kí Usecase này mô tả chức năng đăng kí tài khoản cho

Usecase này mô tả chức năng quản lý thông tin khách hàng như thêm, sửa, xóa khách hàng của Admin

5 Quản lý thông tin sản phẩm

Usecase này mô tả chức năng quản lý thông tin sản phẩm như thêm, sửa, xóa sản phẩm của Admin

6 Tìm kiếm Usecase này mô tả chức năng tìm kiếm khách hàng

Trang 26

2.6: Biểu đồ usecase mức tổng quát 2.6.1: Biểu đồ usecase tổng quát

Hình 2 1 Biểu đồ Usecase tổng quát

2.6.2: Biểu đồ usecase khách hàng

Hình 2 2 Biểu đồ Usecase khách hàng

Trang 27

2.6.3: Biểu đồ usecase Admin

Hình 2 3 Biểu đồ Usecase Admin

2.7: Đặc tả usecase

2.7.1 Đặc tả Usecase đăng nhập (khách hàng)

Hình 2 4.Usecase đăng nhập Tóm tắt

Actor khách hàng là người sử dụng Usecase này Usecase này được sử dụng để thực hiện chức năng đăng nhập vào tài khoản của khách hàng Sau khi đăng nhập vào ứng dụng, lúc đó Người dùng mới có thể thực hiện được các chức năng khác, như là: xem điểm, sửa đổi thông tin cá nhân, thay đổi mật khẩu

Trang 28

(6) Hiển thị thông báo (7) Kết thúc Use Case b Các dòng sự kiện khác

(1) Người dùng nhập sai thông tin đăng nhập

(2) Hệ thống từ chối đăng nhập, hiển thị thông báo và trang đăng nhập (3) Kết thúc Use Case

Các yêu cầu đặc biệt Không có yêu cầu đặc biệt

Trạng thái hệ thống khi bắt đầu thực hiện Use Case Không đòi hỏi bất cứ điều kiện nào trước đó

Trạng thái hệ thống sau khi thực hiện Use Case

* Trường hợp đăng nhập thành công: hệ thống hiển thị trang chủ của hệ thống

Sau khi đăng nhập thành công, Người dùng có thể thực hiện các chức năng tương ứng với quyền đăng nhập của mình

* Trường hợp đăng nhập thất bại: Hệ thống đưa ra thông báo đăng nhập không thành công và vẫn hiển thị trang đăng nhập

2.7.2 Đặc tả Usecase đăng kí tài khoản

Hình 2 5 Usecase đăng kí Tóm tắt

Actor Admin là người sử dụng Use Case này Use Case này được sử dụng để thực hiện chức năng đăng kí tài khoản cho khách hàng Sau khi đăng kí tài khoản, khách hàng có thể đăng nhập vào ứng dụng

Dòng sự kiện

a Dòng sự kiện chính

(1) Admin chọn chức năng thêm tài khoản khách hàng

Trang 29

(3) Admin nhập đầy đủ thông tin tài khoản và thông tin cá nhân (5) Hiển thị thông báo

(6) Kết thúc Use Case b Các dòng sự kiện khác

(1) Admin nhập thiếu thông tin khách hoặc số điện thoại đã tồn tại (2) Hệ thống thông báo lỗi và yêu cầu nhập lại

(3) Kết thúc Use Case

Các yêu cầu đặc biệt

Không có yêu cầu đặc biệt

Trạng thái hệ thống khi bắt đầu thực hiện Use Case Không đòi hỏi bất cứ điều kiện nào trước đó Trạng thái hệ thống sau khi thực hiện Use Case

Trường hợp đăng kí thành công: hệ thống hiển thị thông báo đăng ký thành

Actor Admin là người sử dụng Usecase này Usecase này được sử dụng để thực hiện chức năng thay đổi điểm cho khách hàng Admin thực hiện cộng điểm cho khách hàng sau khi mua hàng

Dòng sự kiện

a Dòng sự kiện chính

(1) Admin truy cập vào tài khoản khách hàng

(2) Trang chủ sẽ mở đến trang chứa thông tin khách hàng

Trang 30

(3) Admin kích vào thêm điểm sau đó trang sẽ hiện ô nhập số điểm

(4) Admin nhập tổng hóa đơn, hệ thống sẽ tự đổi thành điểm theo chiết khấu của cửa hàng

(5) Admin bấm vào lưu

(6) Hệ thống xác nhận thêm điểm, hiển thị thông báo thành công (7) Kết thúc Use Case

b Các dòng sự kiện khác Không có

Các yêu cầu đặc biệt

Không có yêu cầu đặc biệt

Trạng thái hệ thống khi bắt đầu thực hiện Use Case

Không đòi hỏi bất cứ điều kiện nào trước đó

Trạng thái hệ thống sau khi thực hiện Use Case

Điểm của khách hàng sẽ tăng thêm

2.7.4 Đặc tả Usecase đổi điểm

Hình 2 7.Usecase tích điểm Tóm tắt

Actor Admin là người sử dụng Usecase này Usecase này được sử dụng để thực hiện chức năng thay đổi điểm cho khách hàng Admin thực hiện trừ điểm cho khách hàng khi khách hàng muốn quy đổi điểm sang tiền Sau đó giảm tiền trực tiếp vào hóa đơn cho khách hàng

Dòng sự kiện

a Dòng sự kiện chính

(1) Admin truy cập vào tài khoản khách hàng

(2) Trang chủ sẽ mở đến trang chứa thông tin khách hàng

Trang 31

(4) Admin nhập số điểm cần đổi (5) Admin bấm vào đổi

(6) Hệ thống xác nhận đổi điểm, hiển thị thông báo thành công

(1) Admin bấm hủy yêu cầu đổi điểm

(2) Hệ thống trở lại trang tài khoản khách hàng (3) Kết thúc Use Case

Các yêu cầu đặc biệt

Không có yêu cầu đặc biệt

Trạng thái hệ thống khi bắt đầu thực hiện Use Case

Không đòi hỏi bất cứ điều kiện nào trước đó

Trạng thái hệ thống sau khi thực hiện Use Case

Điểm của khách hàng sẽ tăng thêm

2.7.5 Đặc tả Usecase quản lý khách hàng

Hình 2 8 Usecase quản lý khách hàng Tóm tắt

Actor Admin là người sử dụng Usecase này Usecase này được sử dụng để thực hiện chức năng quản lý thông tin khách hàng Admin có thể thêm mới khách hàng, sửa thông tin khách hàng và xóa tài khoản khách hàng

Trang 32

Dòng sự kiện

a Dòng sự kiện chính

(1) Admin chọn chức năng thêm khách hàng

(2) Hệ thống hiển thị trang đăng ký, Admin tiến hàng thêm tài khoản khách hàng mới

(3) Admin truy cập vào tài khoản khách hàng (4) Admin chọn chức năng sửa thông tin

(5) Admin tiến hành sửa thông tin cho khách hàng rồi bấm lưu (6) Hệ thống xác nhận thông tin và lưu lại

(7) Admin bấm giữ vào tài khoản khách hàng (8) Hệ thống thông báo hộp thoại xác nhận xóa (9) Admin đồng ý xóa hoặc hủy yêu cầu xóa

(10) Hệ thống xác nhận thông tin và xóa bỏ tài khoản khách hàng (11) Kết thúc Use Case

b Các dòng sự kiện khác * Dòng sự kiện thứ nhất

(1) Người dùng hủy yêu cầu xóa

(2) Hệ thống hủy việc xóa và hiển thị trang thông tin khách hàng (3) Kết thúc Use Case

* Dòng sự kiện thứ hai

(1) Người dùng nhập thiếu thông tin khách hàng (2) Hệ thống đưa ra thông báo và yêu cầu nhập đủ (3) Kết thúc Use Case

Các yêu cầu đặc biệt

Không có yêu cầu đặc biệt

Trạng thái hệ thống khi bắt đầu thực hiện Use Case

Không đòi hỏi bất cứ điều kiện nào trước đó

Trạng thái hệ thống sau khi thực hiện Use Case

* Trường hợp thêm mới khách hàng: Hệ thống sẽ cập nhật thông tin tài

Trang 33

* Trường hợp sửa thông tin khách hàng: Hệ thống sẽ cập nhật lại thông tin khách hàng sau khi chỉnh sửa

* Trường hợp xóa khách hàng: Hệ thống sẽ xóa vĩnh viễn toàn bộ thông tin của tài khoản đã xóa

2.7.6 Đặc tả Usecase quản lý thông tin sản phẩm

Hình 2 8 Usecase quản lý thông tin tài khoản

Tóm tắt

Actor Admin là người sử dụng Usecase này Usecase này được sử dụng để thực hiện chức năng quản lý thông tin tài khoản Admin thực hiện thêm mới sản phẩm, sửa thông tin sản phẩm và xóa sản phẩm

Dòng sự kiện

a Dòng sự kiện chính

(1) Admin bấm vào thêm sản phẩm mới

(2) Hệ thống mở trang thêm sản phẩm mới, Admin tiến hành nhập thông tin sản phẩm cần thêm

(3) Admin đồng ý thêm sản phẩm mới

(4) Hệ thống xác nhận thông tin và lưu thông tin sản phẩm mới

(5) Admin truy cập trang sản phẩm sau đó chọn sản phẩm cần sửa thông tin 6) Hệ thống mở trang thông tin sản phẩm, Admin tiến hàng thay đổi thông tin

(7) Admin đống ý lưu thông tin

(8) Hệ thống mở xác nhận và cập nhật thông tin sản phẩm

(9) Admin truy cập trang sản phẩm sau đó chọn sản phẩm cần xóa

(10) Hệ thống mở trang thông tin sản phẩm, Admin bấm chọn xóa sản phẩm

Trang 34

(11) Hệ thống thông báo hộp thoại xác nhận xóa sản phẩm hoặc hủy yêu cầu xóa

(12) Hệ thống thông báo hộp thoại xác nhận xóa sản phẩm hoặc hủy yêu cầu xóa

(13) Admin chọn xóa sản phẩm hoặc hủy yêu cầu xóa (14) Hệ thống xác nhận thông tin và thông báo thành công (15) Kết thúc Use Case

b Các dòng sự kiện khác * Dòng sự kiện thứ nhất

(1) Người dùng hủy yêu cầu xóa

(2) Hệ thống hủy việc xóa và hiển thị trang thông tin sản phẩm (3) Kết thúc Use Case

* Dòng sự kiện thứ hai

(1) Người dùng nhập thiếu thông tin sản phẩm (2) Hệ thống đưa ra thông báo và yêu cầu nhập đủ (3) Kết thúc Use Case

Các yêu cầu đặc biệt

Không có yêu cầu đặc biệt

Trạng thái hệ thống khi bắt đầu thực hiện Use Case

Không đòi hỏi bất cứ điều kiện nào trước đó

Trạng thái hệ thống sau khi thực hiện Use Case

* Trường hợp thêm sản phẩm: Hệ thống tiến hành tiếp nhận thông tin và cập

Trang 35

2.7.7 Đặc tả Usecase tìm kiếm

Hình 2 9 Usecase tìm kiếm

Tóm tắt

Actor Admin là người sử dụng Usecase này Usecase này được sử dụng để thực hiện chức năng tìm kiếm tài khoản khách hàng Với chức năng này, Admin có thể tìm kiếm tài khoản khách hàng thông qua số điện thoại của khách

Dòng sự kiện

a Dòng sự kiện chính

(1) Người dùng chọn chức năng tìm kiếm

(2) Người dùng nhập số điện thoại khách hàng cần tìm (4) Hệ thống xác nhận thông tin và thực hiện tìm kiếm (5) Hệ thống trả về thông tin tìm kiếm

(6) Kết thúc Use Case b Các dòng sự kiện khác

(1) Khi số điện thoại tìm kiếm không có trong hệ thống

(2) Hệ thống thông báo lỗi và xuất hiện trang thêm mới khách hàng

(3) Admin chấp nhận thêm mới khách hàng, hệ thống chuyển qua trang thêm mới khách hàng

(4) Kết thúc Use Case

Các yêu cầu đặc biệt

Không có yêu cầu nào đặc biệt

Trạng thái hệ thống khi bắt đầu thực hiện Use Case

Không đòi hỏi bất cứ điều kiện nào trước đó

Trạng thái hệ thống sau khi thực hiện Use Case

* Trường hợp thành công: hệ thống hiển thị thông tin tài khoản khách hàng

Ngày đăng: 27/04/2024, 02:05

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan